CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    Đỗ Thị Kim Loan
    Mon, May 16 at 9:08 AM
     
     

     

    TÍN THÁC VÀO GIÊSU

     

     

     

     

     

    Tutor Wse 8/5/2022: Hôm qua Chúa Nhật IV Phục Sinh, tôi nhận thấy rất rất nhiều nơi gọi cụm từ "Chúa Chiên Lành". Cụm từ này dùng đã khá lâu nhưng tôi nghĩ trong thời đại này, cần truyền giáo cho lương dân dễ hiểu thì cụm từ này rất hạn chế, nếu không muốn nói là sai lạc!

    "Chúa Chiên Lành" nếu hiểu theo ngữ cảnh Công Giáo cũng rất sai. Chủ thể ở đây là Chúa, và công việc là chăn chiên, và danh hiệu là tốt lành. Do đó, "Chúa Chiên Lành" bị thiếu mất động từ.

    Người ngoại đạo khi nghe sẽ hiểu theo cách khác [Chúa] đang [chiên/rán] cái [Lành] (rất sai). Trong tiếng Anh họ viết rất rõ "Good Shepherd" (Người Mục Tử Nhân Lành). Tại sao mình không viết cho đầy đủ là "Chúa Chăn Chiên Nhân Lành" hoặc câu hay nhất là "Người Mục Tử Nhân Lành" (sát nghĩa tiếng Anh)?

    Ta thường nghe Truyền Giáo gồm có truyền giáo trực tiếp (đi loan báo Tin Mừng cho người chưa tin)

    Vậy các người hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28:19) (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn) tiêu biểu là Thánh Phanxicô Xavier.

    Và truyền giáo gián tiếp (cầu nguyện, hy sinh, đóng góp công của) tiêu biểu là Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu.

    "Mùa màng nhiều, thợ gặt ít! Vậy các ngươi hãy xin Chủ mùa sai thợ gặt đồng lúa của Người". (Mt 9:37-38) Truyền giáo có đối tượng chính, quan trọng nhất, ưu tiên số một là lương dân (gọi như vậy thì Công Giáo là không lương thiện sao?) hay người ngoại đạo (Đạo là con đường Giêsu cứu độ cho mọi người, không ai sống trên đời mà không phải đi trên đường và có thể ở ngoài đạo, tức là không được nhận ơn cứu chuộc của Giêsu cả, chỉ có những người chưa tin Giêsu thôi).

    Truyền Đạo ở Việt Nam còn phải vượt qua một chướng ngại rất lớn là từ ngữ Đạo quen dùng trong Công Giáo có khi:

     

    1./- Chưa sát với Tin Mừng. 

    Thí dụ: Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần (angelos) Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét (Lc 1:26) Tháng thứ sáu, thiên thần (angelos) Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilê, tên là Nazaret (Lc 1:26) (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn) Angelos từ Hy Lạp xuất hiện 176 lần trong Tân Ước, có nghĩa là người đưa tin của Chúa Trời. 使 sứ, từ Hán Việt, động từ là sai khiến, danh từ là người đưa tin, sứ giả. thần, từ Hán Việt, là Trời sinh ra muôn loài. Gọi là Thiên Thần thì mất đi nhiệm vụ chính của angelos là sứ giả của Chúa Trời. Gọi là Sứ Thần thì đặt angelos ngang hàng với Chúa Trời.

    Tất cả 6 bản dịch Tin Lành có từ 1928 đến 2011 đều thống nhất gọi angelos là Thiên Sứ. Đến tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê (Lc 1:26) (BD Tin Lành)
    Câu này trong bản tiếng Hoa tại Website của Vatican viết:

    天使加俾額爾奉天主差遣
    Thiên Sứ Gia-tỉ-ngạch (Gabriel) nhĩ phụng Thiên Chủ sai khiến.

    Thiên Sứ có phần sát nghĩa với Angelos hơn là Thiên Thần, Thần Sứ, Sứ Thần.

    Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ (apostolōn): đứng đầu là ông Si-môn (Mt 10:2)

    Apostolos, từ Hy Lạp, xuất hiện 80 lần có nghĩa là người đưa tin, sứ giả được giao nhiệm vụ làm đại diện, đặc biệt được Giêsu sai đi loan báo Tin Mừng.

    tông, từ Hán Việt, có nghĩa là tổ tiên, họ hàng, gốc rễ, các nhánh trong Phật Giáo như Bắc Tông, Nam Tông, Thiền Tông. tông (động từ) có nghĩa tôn sùng, tôn kính.

    Gọi là Tông Đồ trong Công Giáo nhấn mạnh đến Tông Truyền, nhưng chỉ có nghĩa là Đồ Đệ mà thiếu nghĩa người đưa tin, sứ giả của Giêsu. Tất cả 6 bản dịch Tin Lành có từ 1928 đến 2011 đều thống nhất gọi Apostolos là Sứ Đồ.

     

    2./- Chưa thích hợp với ĐỜI.

    Ngôn ngữ Việt có từ 4 ngàn năm nay, trước khi có Quốc Ngữ dùng mẫu tự Latinh vào thế kỷ 17 do công đóng góp lớn của cha Alexandre de Rhodes, tổ tiên ta phải dùng Hán Tự và chữ Nôm để viết. Thờ là từ Nôm thuần túy có 3 cách viết:

    · Mượn chữ từ của chữ Hán có nghĩa là miếu thờ, đền thờ, nghĩa Nôm là Nhà Thờ Tổ Tiên của dòng họ, không phải Nhà Thờ của Công Giáo.

    · Ghép hai chữ Hán là sự, công việc, và dư, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) thành chữ Nôm THỜ, có nghĩa là thờ cha mẹ.

    · Ghép 3 chữ Hán là thị, mách bảo, dĩ, thôi, và dư, ta thành chữ Nôm 𫀟 có nghĩa thờ cúng.

    Như vậy tổ tiên ta hiểu THỜ là thờ ông bà, thờ cha mẹ, thờ cúng ông bà cha mẹ.

    Đến khi Đạo Giêsu được loan báo đến Việt Nam, thoạt đầu việc Thờ Đức Chúa Trời không gây nên dị ứng gì với tổ tiên chưa tin Đạo, nhưng khi họ thấy tổ tiên tin Đạo bỏ việc thờ cúng ông bà, mà chỉ thờ Chúa Trời thôi thì họ mới nổi giận và đi đến việc bách hại Đạo.

    Cũng một từ THỜ này vẫn còn gây tranh cãi Đạo Đời cho tới tận ngày nay.

    Đáng lẽ ra, khi Đạo Giêsu là người đến sau khi văn hóa dân tộc đã hình thành thì ta cứ chấp nhận từ THỜ CÚNG ÔNG BÀ của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Còn để diễn tả việc phục lạy, bái lạy, thờ phượng Giêsu chưa hề có trong ngôn ngữ Việt Nam: Thấy Ngài, họ phục lạy (prosekynēsan) Ngài, nhưng có kẻ hoài nghi. (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn)

    Khi thấy Người, các ông bái lạy (prosekynēsan), nhưng có mấy ông lại hoài nghi (Mt 28:17) Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng (proskynountas) trong thần khí và sự thật. (Ga 4:24)
    Proskuneó (động từ) có nghĩa tôi quỳ gối xuống để tôn kính ai (I go down on my knees to, do obeisance to, worship). Dịch là Phục Lạy, Bái Lạy là rất chính xác.

    Đáng lẽ chúng ta phải tìm một từ khác không đụng hàng với văn hóa Việt Nam. Ngày nay cứ nói tới THỜ là giữa Đạo và Đời luôn xung khắc. Người Công Giáo luôn phải thanh minh là chỉ THỜ CHÚA, không THỜ ÔNG BÀ, chỉ tôn kính ông bà thôi. Giữa Công Giáo và Tin Lành cũng hiểu lầm nhau. Người Công Giáo không THỜ ĐỨC MẸ, chỉ kính Đức Mẹ thôi. Chỉ vì một chữ THỜ mà thôi, mà 500 năm qua cuộc chiến tâm linh vẫn chưa ngã ngũ (tâm linh cũng là từ đồng âm dị nghĩa giữa Đạo và Đời).

    Phục Lạy, Bái Lạy chỉ là hình thức bề ngoài. Giêsu có cần điều đó không?

    Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta (Mc 7:6) Giêsu cần ta phải làm gì?

    Trước khi làm một dấu lạ nào, Giêsu thường đòi hỏi lòng tin vào Người.

    Khi Đức Giê-su về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng tôi tin.” (Mt 9:28)

    “Tin vào Thầy” xuất hiện trong Tin Mừng Gioan đến 21 lần.

    Lời Giêsu Phục Sinh nói ra với Tô-ma cũng là dành cho mọi người ngày nay:

    Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin (Ga 20:17)

    Ngoài đòi hỏi phải tin, Giêsu còn muốn người đã tin phải đi theo Người.

    Hãy theo Thầy xuất hiện 29 lần trong 4 Phúc Âm.

    Ai hầu hạ Ta, thì hãy theo Ta, và Ta ở đâu, kẻ hầu hạ Ta cũng sẽ ở đó. Mà ai hầu hạ Ta, thì Cha Ta sẽ tôn trọng nó! (Ga 12:26)

    TIN VÀO + ĐI THEO = TÍN THÁC.

    tín: Tin theo tuyệt đối.

    thác: Giao phó cho tuyệt đối.

    Tín Thác là Tin tuyệt đối, làm theo, phó thác tuyệt đối vào Giêsu.

    Tín Thác vào Giêsu là Phục Lạy Chúa Trời trong Tinh Thần và Chân Lý.

    Ngày 22/02/1931, tại tu viện Plock, Ba Lan, Thánh nữ Faustina đã được Chúa Giêsu hiện ra trong một thị kiến. Nhật ký Thánh nữ ghi: “Ðêm đó, tôi được nhìn thấy Chúa Giêsu hiện ra. Người mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Ngài đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng lạt. Thánh nữ nhìn thẳng vào Chúa không chớp mắt trong thinh lặng, lòng tràn ngập lòng kính sợ, nhưng cũng đầy niềm vui khôn tả. Chúa phán: “Con hãy vẽ một bức hình, theo những gì con trông thấy đây, với

    lời ghi chú:

    GIÊSU, CON TÍN THÁC VÀO CHÚA

    (gốc tiếng Ba Lan là Jezu, Ufam Tobie, ta thường thấy bản dịch ra tiếng Anh là Jesus, I trust in you)

     

    ==========================