14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

XIN NHỮNG ƠN GÌ VÀO LỄ GIÁNG SINH?

Theo phong tục, các tín hữu thường xin các ơn vào dịp Giáng sinh như họ vẫn làm vào mỗi dịp lễ của Kitô giáo. Ơn lành bệnh, ơn hoán cải, phép lạ và những ơn khác nhận được trong bí mật của cõi lòng… với điều kiện là muốn xin những ơn ấy!


Ơn đầu tiên để xin trong lễ Giáng sinh có thể là ơn hoán cải. P.RAZZO / CIRIC[/caption]

Đời sống nội tâm

Tại mỗi bữa tiệc, Albane, 27 tuổi, chuẩn bị tâm hồn và suy ngẫm về những ơn mà cô có thể xin: “Trong Mùa Vọng, hoặc Mùa Chay, tôi tự hỏi bản thân mình sẽ cần gì, về thể chất và tinh thần, để tiến bước trong đời sống và đức tin. Và tôi đưa tất cả những điều này vào lời cầu nguyện của tôi trong lễ đêm Phục Sinh hoặc trong thánh lễ Giáng sinh!”

Một thói quen mà không phải cô ấy là người duy nhất vốn có, rất nhiều ngày lễ của Kitô giáo là lý do để tạ ơn, và đặc biệt là Giáng sinh! Vào năm 1886, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã xin ơn hoán cải cho mình trong Thánh Lễ Nửa Đêm, khi cô mới 13 tuổi:

Ngài đã khiến tôi trở thành ngư phủ của các linh hồn, tôi cảm thấy một ước muốn lớn lao làm hết sức để hoán cải tội nhân, một khát khao mà tôi chưa bao giờ cảm thấy mạnh mẽ như vậy… Nói cách khác, tôi cảm thấy lòng yêu thương tràn vào trái tim tôi, nhu cầu quên mình để làm vui lòng và nhờ đó tôi được hạnh phúc!… ” Ân sủng của việc tìm thấy hạnh phúc và được hạnh phúc là món quà đầu tiên mà các tín hữu có thể xin trong đêm giáng sinh này. 

Xin ơn hoán cải vào lễ Giáng Sinh

Món quà thứ hai cần xin là ơn hoán cải. Cũng lễ Giáng sinh năm 1886 đó đã chứng kiến ​​sự sinh ra hai Kitô hữu mới. Sau khi hoán cải tại Nhà thờ Thánh Augustinô ở Paris, Charles de Foucauld, hiện được tôn phong chân phước, đã nhìn thấy quang cảnh Chúa giáng sinh hoàn toàn mới mẻ, và đặc biệt cảm thấy Chúa đã trở thành người cho các Kitô hữu.

Cùng lúc đó, Paul Claudel, nhà thơ và nhà văn, ngồi sau hàng cột trong Nhà thờ Đức Bà Paris trong giờ kinh chiều, đột nhiên cảm thấy rằng mình tin vào Thiên Chúa. Hai số phận này mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin cho chính mình được hoán cải và xin cho những người họ yêu thương cũng được hoán cải.

“Đúng là mỗi dịp Giáng sinh, tôi lại cầu nguyện để đào sâu đức tin của mình trong việc cầu nguyện”, cụ Jean-Michel, 78 tuổi, bộc bạch. “Mặc dù tôi cầu nguyện bằng lời kinh này mỗi ngày, nhưng đặc biệt là vào dịp lễ Giáng sinh, tôi đọc thuộc lòng lời cầu nguyện này, “Lạy Chúa, xin gia tăng đức tin cho con.” Đó chính lời cầu nguyện chớp nhoáng đó nói chuyện với tôi vào ngày này khi Chúa Giêsu trở thành con người ”.

Bởi vì ơn đức tin này là hoàn toàn dành riêng cho đêm Giáng sinh! “Đêm ánh sáng” cho Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trong đó những ước muốn lớn nhất được hoàn thành và những mong đợi lớn nhất đã được giải quyết: “Ngay lập tức, công việc mà tôi đã không thể làm trong 10 năm, Chúa Giêsu đã làm được, Ngài bằng lòng với thiện chí của tôi, điều không bao giờ làm tôi thất vọng.” Và phải chăng để chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, thì chính xác là bạn phải có thiện chí và khát khao lớn lao này để nhận được nhiều ân sủng khác nhau chứ?

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ,

theo famillechretienne.fr.

ngày 21/12/2021.

 

 

Món Qùa Giáng Sinh

Một ngày cuối tháng 11 năm 1994, bà Allyson Moring bỗng ngã bệnh nặng và được đưa vào Bệnh Viện. Người ta khám phá bà bị bệnh trùng nhiễm huyết ở giai đoạn cuối cùng. Vị bác sĩ nói nhỏ với ông Danny Moring:

- Ông nên báo cho thân nhân biết, vì có lẽ bà nhà sẽ không sống đến ngày mai.

Kinh hãi, ông Danny lái xe về nhà gặp hai con. Ông vào phòng đứa con gái đầu lòng, Elizabeth. Ông âu yếm hôn trên trán con để đánh thức con dậy. Cô bé hỏi ngay: “Mẹ đâu rồi?” Nước mắt lưng tròng, ông Danny trả lời: “Mẹ đang ở nhà thương”. Giọng con bé trở nên run run: “Mẹ sắp chết hả Ba?” Ông Danny nói: “Rất có thể con à. Nhưng chúng ta cùng nhau cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ”.

Khi trở lại nhà thương, ông Danny thấy nhạc phụ - ông Allen Harrelll, một bác sĩ chuyên về bệnh trẻ em - đang đứng cạnh giường vợ. Khi mẹ và các em vợ có mặt đầy đủ trong phòng, Danny và bác sĩ Harrell, mỗi người cầm lấy tay Allyson. Cha Timothy Watters, Linh Mục chánh xứ của họ đạo cũng hiện diện. Allyson hé mở đôi mắt và trông thấy Cha Sở. Bác sĩ Harrell cúi xuống, cân nhắc từng lời, âu yếm nói với con gái:
- Allyson con à, con đang bệnh rất nặng. Toàn thể gia đình sẽ can đảm hơn nếu cha Watters ban cho con các Bí Tích sau cùng.
Allyson lo lắng hỏi:
- Vậy con sắp chết hả Ba?
Bác sĩ Harrell đáp:
- Con à, các Bí Tích sau cùng ban cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục chiến đấu.

Allyson nhắm mắt lại. Nước mắt ràn rụa chảy ra. Cha Watters đọc lời nguyện và ban Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân cho Allyson.

.. Allyson Moring điều khiển ca đoàn trường trung học Charleston, thuộc bang Nam Carolina, Hoa Kỳ. Ca đoàn gồm 50 ca viên, tuổi từ 14 đến 17. Ca đoàn đã ráo riết tập dượt để trình diễn Thánh Ca Giáng Sinh tại nhà thờ giáo xứ vào ngày 8-12-1994, lễ trọng kính Đức MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đặc biệt nữ ca trưởng Allyson mang tham vọng trình diễn bài cuối cùng ALLELUIAtrong bản trường ca bất hủ ĐẤNG MESSIA của nhạc sĩ nổi danh người Đức, Georg Friedrich Haendel (1685-1759). Bản ALLELUIA là kiệc tác nhưng trình bày bản này quả là thách đố lớn đối với ca đoàn trẻ tuổi trường trung học Charleston. Dầu vậy nữ ca trưởng Allyson Moring cương quyết thực hiện cho bằng được giấc mộng!

Giờ đây thình lình Allyson rơi vào cảnh thập tử nhất sinh. Allyson bị hôn mê hoàn toàn. Tin nữ ca trưởng đã lãnh nhận Bí Tích Sau Cùng, được đồn nhanh tới tai các ca viên trẻ tuổi. Mọi người hốt hoảng lo lắng. Bỗng một ý nghĩ nảy sinh nơi ca viên Jessica Boulware. Bằng mọi giá, phải cứu ca trưởng thoát chết và để buổi trình diễn Thánh Ca Giáng Sinh được thực hiện như chương trình dự định. Jessica đề nghị với các bạn đưa cuộn băng đã thu thử buổi trình diễn Thánh Ca Giáng Sinh đến cho ca trưởng Allyson nghe.

Ông Danny đút cuộn băng vào máy. Những bản Thánh Ca Giáng Sinh với tiếng hát trẻ trung đều nhịp vang lên trong phòng bệnh. Khi đến bài ALLELUIA, bà Allyson gần như nhếch môi mĩm cười khiến ông Danny tràn đầy hy vọng. Từ đó, khi ngồi bên giường vợ, ông Danny liên tục cho vợ nghe đi nghe lại băng Thánh Ca Giáng Sinh.

Trong khi ấy các ca viên đã đề cử Katherine, 17 tuổi, thay thế Allyson điều khiển buổi trình diễn Thánh Ca. Ban đầu Katherine quyết liệt từ chối. Rồi nghĩ lại cô tự nhủ: “Mình phải làm vì ca trưởng Allyson”.

Sau cùng, 8-12, ngày chờ mong và hồi hộp nhất đã đến. Nhà thờ thành phố Charleston chật ních thính giả đến nghe trình diễn Thánh Ca. Mọi người biết rõ các ca viên đã cố gắng vượt mức để thực hiện giấc mộng của vị ca trưởng nhiệt huyết, Allyson Moring.

Trong phòng mặc áo, ca đoàn dợt lại lần cuối cùng. Xong, Katherine cất tiếng nói: “Bây giờ, tôi xin đề nghị với các bạn cùng cầu nguyện cho bà Allyson Moring, ca trưởng của chúng ta. Sau đó, chúng ta cố gắng hết mình để bà được hãnh diện vì chúng ta”.

Các ca viên lần lượt tiến ra cung thánh, vừa đi vừa hát bài “Đêm Thánh Vô Cùng”. Khi tất cả cùng đứng nơi bục cao, đèn trong nhà thờ bật sáng. Trước khi bắt đầu, Katherine nói: “Chúng con xin dành riêng buổi trình diễn Thánh Ca Giáng Sinh hôm nay cho bà Moring và cầu chúc bà sớm bình phục”. Và buổi trình diễn đã thành công rực rỡ, ngoài mức tưởng tượng và chờ mong của mọi người.

Sau ngày 8-12, sức khoẻ bà Allyson Moring từ từ hồi phục. Ngày 25-12-1994, đúng 17 ngày sau buổi trình diễn Thánh Ca, bà xuất viện trở lại gia đình mừng lễ Giáng Sinh với chồng và hai đứa con. Cuộc khỏi bệnh đúng là phép lạ. Khi các ca viên đến chúc mừng, bà nói với họ:

- Cơn bệnh dạy tôi bài học quý giá về hiệu quả của âm nhạc và của lời cầu nguyện cũng như về lòng tin tưởng nơi tài năng diệu kỳ của giới trẻ ..

(“Reader's Digest Sélection”, Décember/1995, trang 89-96).

 

Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt

CẢM NGHIÊM TÌNH CHÚA YÊU CON - QUÝ VÂN VŨ

  •  
    Quyvan Vu
     

    CHÚA GIÊ-XU TIẾP NGƯỜI BỊ BỎ

    “Đức Chúa Giê-xu phán cùng họ rằng: Không phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, song là người đau ốm. Ta không phải đến để gọi kẻ công bình hối cải, song gọi kẻ có tội.”  Lu-ca 5:31-32

    Đã bao giờ bạn cảm thấy bị chối bỏ, bị xã hội khước từ, mất hết tất cả; ở địa vị thấp kém, bị tổn thương và bế tắc chưa? Chắn hẳn khi rơi vào tình trạng này, chúng ta sẽ tự hỏi liệu mình có thể tìm đến ai khi bị đau đớn? 

    Liệu chúng ta có thể đến gần ai khi bị ruồng rẫy, xa lánh?

    Một người mù, tên là Ba-ti-mê, ở thành Giê-ri-cô đã ở trong hoàn cảnh như vậy. Ông là một kẻ ăn xin nhơ nhuốc ; bị ruồng bỏ, bị coi thường. Ngày này qua tháng khác khổ sở ngồi xin ở bên đường, ngửa trông sự thương hại và bố thí của những người khác…

    …Cho đến một ngày Chúa Giê-xu bước vào thành! Vì đã nghe nói ấy là Đức Chúa Giê-xu, người Na-xa-rét, người vùng la lớn mà rằng: Hỡi Đức Chúa Giê-xu, con vua Đa-vít, xin thương tôi cùng!” – Mác 10:47

    Bỏ qua sự mặc cảm của một kẻ bị xã hội khinh dể; bỏ ngoài tai tất cả những lời quở trách, mắng nhiếc từ đám đông, Ba-ti-mê đã dám vùng dậy, la lớn tiếng mà cầu xin sự thương xót của Chúa Giê-xu. Và Ngài đã dừng lại!

    Chúa Giê-xu đã dừng công việc của mình lại, bỏ qua đám đông đang vây lấy Ngài mà đến cùng người mù đó và phán rằng: “Người muốn Ta làm chi cho ngươi?” (Mác 10:51).

    Việc Chúa Giê-xu phán hỏi Ba-ti-mê không phải vì Ngài không biết người này cần gì. Nhưng vì Ngài muốn lắng nghe lời thỉnh cầu của ông. Ngài đã kiên nhẫn lắng nghe lời cầu xin của một người thấp hèn, mù lòa, bị cả xã hội khước từ và NGÀI ĐÁP LỜI.

    Cầu Nguyện:Chúa Giê-xu ơi, dù con là ai, dù những thử thách con đang phải đối mặt là gì, con quyết định đặt hết mọi sự dưới chân Chúa ngày hôm nay. Thì giờ này, con đặt trọn vẹn niềm tin và hy vọng của con nơi Chúa là Đấng duy nhất làm thỏa được cơn khát của linh hồn con, ngoài Chúa ra, con chẳng làm chi được (Gioan 15:5)Con tìm thấy giá trị thực sự của mình ở trong Ngài.

    -----------------------------------------