Gặp Gỡ Chúa Kitô Trong Thánh Thần

GẶP GỠ ĐỨC KITO - QUÝ VÂN VŨ


  • Vicky Vu - Mon, Jan 30 at 8:27 PM
     
     GẶP GỠ ĐỨC GIÊ-SU TRONG THÁNH THẦN

    Chúa Giê-su yêu quý của chúng ta là Đấng khao khát sự tương giao với chúng ta qua những bửa ăn thân mật, Ngài phán: 

    “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta” (Khải Huyền 3:20). 

    Trong nhà những gia đình tín hữu  Việt Nam vào khoảng thập niên 60 (1960) có trang trí một khẩu hiệu mà tôi rất thích:

     “Đức Chúa Trời là Chủ nhà nầy, là Đấng Vô hình dự mỗi bửa ăn, là Đấng Yên lặng nghe mọi lời nói”.

      Bửa ăn của một gia đình hạnh phúc là bửa ăn có sự hiện diện của Chúa. Cho nên, qua bửa ăn đó chúng ta cảm tạ ơn phước Chúa ban, như sức khỏe, công ăn việc làm, và nhu cầu vật chất cho gia đình chúng ta.

    Trong bửa ăn, chúng ta cũng phải cảm ơn những người nấu ăn cho chúng ta như bà, như  mẹ, hoặc vợ hay con. . . Chúng ta đừng chê bai hay cằn nhằn khi thức ăn không được vừa miệng. Tôi luôn luôn nhìn thấy nụ cười nở trên đôi môi “nhà tôi” mỗi khi tôi hay các con khen “thức ăn hôm nay ngon quá!” 

    Thực tình mà nói, những mệt nhọc vất vả của người nội trợ sẽ tan biến mất đi, khi những thành viên khác trong gia đình đón nhận sự phục vụ bửa ăn với lòng biết ơn.

    Hội Thánh Đầu tiên là một gương mẫu cho chúng ta về tổ chức những tiệc thông công trong sinh hoạt Hội thánh. Sách Công vụ Các Sứ đồ 2:44-47 bày tỏ các đặc điểm của bửa tiệc toát lên tình yêu thương nầy như sau:

    a)     Hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung: Các Tín hữu cùng mang đến các thức ăn và cùng dùng chung với nhau. Khi có tấm lòng hiệp nhất thì sẽ có hành động chia sẽ lẫn nhau.

    b)     Phân phát cho nhau tùy sự cần dùng: Quan tâm đến nhu cầu của nhau, và đáp ứng nhu cầu ấy. Hội thánh phân phát tùy theo sự cần dùng của từng người, như nam phụ lão ấu. . . ai ai cũng có phần.

    c)     Dùng bửa chung cách vui vẻ thật thà: Đây là tinh thần của bửa tiệc. Mục đích của bửa ăn chung với nhau là mọi người nhận được sự vui vẻ thật thà! Làm sao đạt được mục đích ấy?

    --------------------------------------


GẶP GỠ ĐỨC KITO - MƠ NGUYỄN - CN4TN-A

 

  •  
    Mo Nguyen
     

           

     

                                                                   FOURTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                                                                                                                     29 January 2023

                                                                                                                          BREAKING OPEN THE WORD

                                                                                                     WORKING FOR GOD’S KINGDOM (Matthew 5: 1-12)

    There is a consistency between the Old Testament reading and the Gospel of today in that they speak of the qualities that should mark the life of faith in the face of difficulty – integrity – humility, truthfulness, and steadfastness. There is a call to hope that despite the presence of obstacles, misunderstanding, and sometimes rejection, God still has the power to intervene in our world. For the people in exile, it was no easy matter to continue to believe that God would intervene to re-establish the faithful in their own land. Would it have been any easier for the people of Jesus’ time to hear the words of the beatitudes that proclaimed comfort for mourners, or a sumptuous banquet for those who were starving? There is a fundamental challenge that underlies both these readings: do we really believe that God’s kingdom can be established in our midst? Secondly, are we prepared to work to bring that kingdom into reality?

    While the Christians of Corinth felt they were living in that reality Paul knew that while there was division the process of conversion still had a long way to go. Paul was convinced that there is no place for competition or envy. He had already used the example of Jesus’ humble death to show them that jealousy is misplaced in the Christian community since Jesus displayed his power in humble service. He now goes one step further reminding the Corinthians that their own humble origin is a sign that God’s call is best received with humble gratitude.

    CHRISTOPHER MONAGAN CP

                                              The Beatitudes (Matthew 5:3-10) - [Lyric Video] - The Bible Song:

                                      The Beatitudes (Matthew 5:3-10) - [Lyric Video] - The Bible Song - Bing video

      FOURTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A                                                                                      Tám Mối Phúc Thật:

                                                                                                                (40) Tám Mối Phúc Thật - YouTube

     

     

     

     
     
     
     

 

GẶP GỠ ĐỨC KITO - MƠ NGUYỄN - THỨ SÁU

 

 

GẶP GỠ ĐỨC GIÊ-SU - SỨ ĐIỆP MÁNG CỎ

 
  • SỨ ĐIỆP CỦA MÁNG CỎ...
    LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA 2023
    Nội dung Tin Mừng của ngày lễ Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa cho biết, sau
    khi các mục đồng nhận được tin từ các thiên thầLn, họ đến viếng hang Bêlem và
    gặp thấy "Đức Maria, thánh Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ" (Lc 2, 16).
    Chúa Trời làm người không ngự trong đền đài, lại nằm trong máng cỏ.
    Hình ảnh thực tế của sự nghèo hèn đó lại có thể là câu trả lời hùng hồn xác nhận
    lời của thiên thần.
    Máng cỏ. Tưởng chỉ là hèn hạ, lại có thể cho các mục đồng, cũng là những
    con người bị xem là hèn hạ của thế giới loài người, tìm thấy, gặp gỡ, tôn thờ
    Đấng Cứu Thế, đồng thời dâng niềm tin của mình cho Ngài.
    Máng cỏ. Vật dụng thường ngày của các mục đồng. Họ không lạ gì với
    chúng. Không có chúng, họ thiếu phương tiện chăm sóc đàn vật. Không có
    chúng, có thể sẽ khiến đàn vật ốm đói.
    Máng cỏ. Với các mục đồng, xưa nay đã khá quan trọng cho việc chăn
    nuôi. Nhưng chắc chắn, dù có nằm mơ, có giỏi tưởng tượng, các mục đồng nói
    riêng, cả loài người nói chung, không ai có thể nghĩ ra nổi, sẽ có một ngày, Đức
    Chúa Trời đặt mình vào đó như một trẻ thơ!
    Máng cỏ. Nơi mà Đấng là Chúa Trời, Đấng mà dù vũ trụ hay thiên đàng
    không chứa nổi, lại chỉ cần một máng cỏ giữa chốn nghèo nàn, không còn có thể
    có chốn nào nghèo hơn, lại có thể chất chứa.
    Máng cỏ. Tưởng chừng chỉ là vật dụng chứa thức ăn nuôi gia cầm, bỗng
    dưng lại mang sứ mạng cao cả khó có thể hình dung: NÓ KHÔNG CHỈ DIỄN
    TẢ TÌNH YÊU VƯỢT TRÊN CHÍNH NÓ MÀ CÒN DIỄN TẢ TÌNH YÊU
    KHÔNG GIỚI HẠN CỦA CHÍNH ĐẤNG LÀ TÌNH YÊU.
    Máng cỏ. Nơi có mùi nước miếng của loài gia cầm, nơi có mùi thơm ngai
    ngái của cỏ đồng hoa nội, nơi có chứa chút tình của người chăn và đoàn vật nuôi
    dành cho nhau, giờ đây lại CHỨA ĐỰNG SỰ DIỄN TẢ MẠNH MẼ TÌNH
    YÊU CỦA TRỜI CAO DÀNH CHO TRẦN THẾ.
    Máng cỏ. Sao nhiệm mầu quá đỗi. Tưởng chỉ là thứ tầm thường. Tưởng chỉ
    là thứ có thể quăng lăn lóc đâu đó trong góc chuồng vật, trong tận cùng của sân
    sau khu nhà, trong chốn âm u của một mảnh vườn nào đó..., bỗng dưng trở nên
    vỹ đại đến vậy: NÓ LÀ NGAI, HAY ÍT NỮA THÌ CŨNG LÀ GIƯỜNG CỦA
    CHÚA TRỜI BUỔI ĐẦU LÀM NGƯỜI.
    Chính nơi hình hài một trẻ thơ nằm trong máng cỏ, Chúa trở nên gần gũi
    đến vô cùng với kiếp sống và sự sống của mỗi chúng ta. Chúa chạm đến trái tim
    chúng ta bằng sự cảm thông đến mức trở nên nhỏ bé, đến mức trở nên yếu đuối,
    đến mức trở nên tầm thường, để chúng ta nắm lấy một bầu yêu của trái tim Chúa
    mà rót vào tim mình, mang tim đã chứa tình yêu của Chúa nơi mình đi ra và làm
    tuôn chảy trên mọi ngã của đời sống.
  • Đó là niềm vui, là tin mừng cho chúng ta, cho những ai thấy mình thấp
    kém; những ai đói khổ, bệnh tật, lầm than, đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn.
    Đó là những ai bị loại trừ, bị bỏ rơi; những ai đang bị quên lãng trong cô
    đơn, mồ côi, túng bấn, lam lũ, tù đày.
    Đó là những ai đang mất quê hương, mất tự do sống, hoặc phải đối diện với
    những cái chết tấn công bất cứ giây phút nào khi phải dập dền trên sóng nước
    đang tìm đường vượt khỏi hải phận của quốc gia mình để vươn tới tự do, vươn
    tới con đường sống khác...
    Đó là những ai đang bị cướp mất không chỉ vai trò chánh trị, tiếng nói công
    lý, quyền bênh vực cho lẽ sống, cho nhân quyền, mà còn bị cướp mất chủ quyền,
    cướp mất quyền làm người, cướp mất quyền được sống như mọi người, cướp
    mất vai trò của đức tin, thậm chí bị xóa luôn cả nền văn hóa...
    Tuy nhiên, nội dung Tin Mừng của ngày lễ Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa,
    ngoài hình ảnh các mục đồng nhận biết Hài Nhi trong máng cỏ, còn có hình ảnh
    Mẹ Thiên Chúa âm thầm cầu nguyện, âm thầm sống nội tâm: "Còn bà Maria thì
    hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2, 19).
    Đang khi chứng kiến cảnh đau lòng nhất: Con mình sinh ra trong nơi nghèo
    khó không còn có chỗ nào nghèo khó hơn, Đức Mẹ chọn một lối hành xử trưởng
    thành nhất. Đức Mẹ âm thầm cầu nguyện, âm thầm suy gẫm, âm thầm kết hợp
    với Thiên Chúa, âm thầm lần tìm thánh ý Thiên Chúa giữa hoàn cảnh mà nhiều
    người, nếu rơi vào, có thể phàn nàn, trách móc Thiên Chúa.
    Vì thế, trong ngày lễ Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa, mẹ của Đấng là chính sự
    Bình An, và ngày Quốc tế Hòa bình, đọc lại sứ điệp từ máng cỏ để chúng ta học
    lấy bài học của Đức Mẹ mà cầu nguyện không ngừng cho quốc gia mình, cho
    mọi anh chị em xung quanh và trên khắp thế giới. Chúng ta cũng cầu xin cho
    mình luôn biết nội tâm hóa mọi chiều kích của đời sống như Đức Mẹ.
    Hãy làm như Mẹ Thiên Chúa đã làm, đó là tìm thánh ý Chúa trong mọi
    hoàn cảnh, nhất là những khi bế tắc nhất, đen tối nhất, thảm bại nhất.
    Ngày đầu năm mới, chúng ta chạy đến đặt mình dưới sự che chở của Mẹ
    Thiên Chúa cũng là Mẹ của chúng ta.
    Xin Đức Mẹ dạy chúng ta biết tìm thánh ý Chúa suốt đời mình.
    Xin Đức Mẹ củng cố nơi chúng ta đức tin mạnh vào Chúa như chính Đức
    Mẹ, để chúng ta có thể vượt qua mọi thác lũ của đời sống.
    Nhất là những lúc chúng ta không còn biết giải quyết những khó khăn ập
    đến bằng cách nào, thì hãy dựa vào thái độ vững vàng trong đức tin của Đức Mẹ
    mà tín thác cho Chúa những hoàn cảnh, những con người, những đường lối,
    những cách thức quyết định và giải quyết của mình hay của tập thể, hay của cả
    một chủ trương mà mình phải hoặc anh chị em của mình phải đón nhận và bị chi
    phối bởi những chủ trương ấy...
    Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG