16. Sống Tình Thức

SỰ THÁNH THIỆN CÓ LÀM BẠN SỢ HÃI KHÔNG?


Hầu như lúc nào cũng vậy, những chữ “ông thánh, bà thánh” hoặc “thánh thiện” khiến chúng ta bối rối. Tại sao vậy? Thực vậy, chúng ta sợ hãi sự thánh thiện cũng nhiều như sợ hãi những căn bệnh tồi tệ nhất, vì chúng ta liên tưởng đến những bức tượng bằng thạch cao của các vị tử đạo, vốn dĩ xem ra không bao giờ có vẻ khỏe mạnh...Nói một cách dễ hiểu, nhiều loại sợ hãi khác nhau khiến chúng ta không thể trở nên thánh thiện. Dưới đây là mười cách chữa trị nỗi sợ hãi, và đi cùng với mỗi cách chữa trị, là một vị thánh để chúng ta xem xét và bắt chước.

Con người hiện nay cũng hơi giống chàng thanh niên giàu có trong dụ ngôn: không có gì xấu xa, thậm chí còn có lòng vị tha cao cả. Họ ít nhiều tuân giữ các điều răn. Nhưng một ngày kia, khi Chúa Giêsu gọi họ và nói: “Hãy theo Ta”, thì giống như người thanh niên này, họ chần chừ…

Theo Đức Hồng Y Danneels, một nhân vật tiêu biểu của Giáo hội Bỉ, chúng ta sợ sự thánh thiện vì sợ bị chế giễu. Bởi vì “những kẻ hành quyết thực sự, ngày nay, không phải là những kẻ xé xác hay chặt đầu. Họ là những kẻ giễu cợt sự thánh thiện, chẳng hạn họ nói: “Sự thánh thiện là chuyện cổ xưa rồi, chỉ là chuyện ngây ngô thôi!”

Thực sự chính nỗi sợ hãi đã cản trở người ta trở thành một vị thánh, một nỗi sợ hãi che giấu dưới những chiếc mặt nạ khác nhau. Giống như chiếc mặt nạ che dấu nỗi sợ hãi bị coi là lố bịch là chiếc mặt nạ che dấu sợ hãi trước sự phán xét của người khác - những người nói liều rằng chúng ta là những kẻ ngây ngô hoặc lạc hậu. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi này để nhờ đó xây dựng sự thánh thiện trong tương lai?

Dưới đây là mười biện pháp khắc phục nỗi sợ hãi dưới nhiều khuôn mặt. Và, cùng với mỗi biện pháp là một cách chữa trị độc đáo, một vị thánh nam hoặc nữ, để chúng ta xem xét và bắt chước. Nếu chúng ta không chữa trị bằng những gương mẫu như thế, thì niềm hy vọng giảm đi nhiều.

Sợ những gì vô hình

Chúng ta sợ thế giới vô hình mà Kinh Thánh và Tin Mừng nói đến. Nỗi sợ này chủ yếu xuất phát từ nỗi sợ tự tạo ra ảo ảnh cho chính mình: Chúng ta sợ bị mắc bẫy. Phương thuốc của ngôn sứ Êlia: nhà vô địch của sự vô hình là vị ngôn sứ Êlia. Ngôn sứ Êlia phục vụ Chúa và liều lĩnh mọi sự vì Chúa, mặc dù vị ngôn sứ chưa bao giờ nhìn thấy Chúa. Vị ngôn sứ chấp nhận rủi ro to lớn trên Núi Carmel khi đối phó các tư tế của thần Baal. Vị ngôn sứ không có được thị kiến gì cả, nhưng ông xây bàn thờ của mình, đặt củi lên bàn thờ và đặt con bò lên trên đó, và không có gì trong tay, ông cầu xin Chúa gửi lửa đến thiêu rụi của lễ. Và ngọn lửa đã đến. Êlia là ngôn sứ của sự chiêm niệm và quen thuộc với điều vô hình.

Sợ phải cho đi hoàn toàn

Đó là nỗi sợ có liên quan và hợp lý với đức tin của một con người. Chúng ta muốn tin đôi chút, đến một mức độ nào thôi, nhưng không quá nhiều. Chúng ta muốn giữ lại một phần nào đó. Tuy nhiên, không có gì mâu thuẫn hơn là tin mà giữ lại một phần nào đó, bởi vì đức tin thì tuyệt đối không có mức độ. Cách chữa của Thánh Phanxicô Assisi:

Ngài hiểu Tin mừng theo mặt chữ. Ngài không thêm gì trong phần chú thích ở cuối trang: Ngài không diễn giải, Ngài đi tới cùng. Đứng trước thánh giá của San Damiano, Ngài nghe thấy những lời của Chúa Giêsu nói với Ngài: "Hãy đi xây dựng lại Giáo Hội của Ta". Ngài trèo lên mái nhà và bắt đầu sửa chữa mái nhà. Tuy nhiên, sau này khi Ngài thấy rằng việc xây dựng Giáo hội không có nghĩa là sửa chữa mái của một tòa nhà, mà vấn đề là xây dựng lại toàn bộ Giáo hội, sau đó Ngài đã thành lập dòng khất sĩ của mình.

Sợ phải sống bác ái trọn vẹn

Ngay khi chúng ta dấn thân vào con đường phục vụ người khác, người khác sẽ ăn thịt chúng ta. Vì sợ bị ăn thịt, chúng ta đặt ra những giới hạn nhất định: chúng ta yêu mến Thiên Chúa và con người, nhưng đến một mức nào đó, không hết lòng... Cách chữa trị của Cha Kolbe: Cha là một bác sĩ đích thực cho căn bệnh này. Ngài đứng xếp hàng cùng các tù nhân trong trại Auschwitz. Khi tên cảnh sát nói: “Chúng tôi sẽ hành quyết người kia,” và chỉ tay vào một người đàn ông trong hàng, và người đàn ông đó bắt đầu khóc lóc vì ông ta là một người có gia đình, Cha Kolbe thế chỗ. Ngài vào boongke và hy sinh chết thay cho người bạn đồng hành bất hạnh của mình. Ngài đã không dừng lại nửa chừng trong việc sống tình bác ái.

Sợ làm theo Lời Chúa

Thường khi đọc Kinh Thánh, chúng ta chiêm ngưỡng Lời Chúa từ xa: “Thật là đẹp đẽ, nhưng không thể thực hành được”. Tóm lại, chúng ta sợ hiểu Lời Chúa theo mặt chữ. Biện pháp khắc phục của Edith Stein: Edith Stein, người Do Thái, đã vượt qua một ngưỡng cửa khó khăn. Cô ấy đã vượt ra ngoài tôn giáo của cha ông mình, điều mà cô ấy rất gắn bó. Cô nhận ra rằng Giao Ước Thứ Nhất đã được ứng nghiệm trong Tân Ước cùng với Chúa Giêsu. Điều đó đòi hỏi một thứ suy nghĩ khôn nguôi. Đức tin vào Lời Chúa Giêsu và sự mới mẻ của đức tin không phải là điều dễ dàng đối với một người phụ nữ Do Thái, nhưng cô không sợ Tin Mừng được hiểu theo nghĩa đen.

Sợ sự đơn giản của các nghi thức và các bí tích

Các bí tích vô cùng đơn giản. Hơn nữa, các tác động cùa bí tích không quan sát được. Kết quả của các bi tích là không thể kiểm chứng: hiệu quả đó được gọi là ân sủng. Tuy nhiên, trong thời đại chuộng hiệu quả, chúng ta sợ rằng những nghi thức này chỉ là những cử chỉ tượng trưng đơn thuần. Cách chữa trị của Cha xứ Ars: ngài không bao giờ giảng thuyết một cách lạ thường. Đơn giản là ngài chỉ đọc một văn bản được viết trước. Thật ra, không nên tìm kiếm nơi ngài những lời nói, mà là tìm kiếm các bí tích... Ngài chỉ làm điều này thôi: cử hành Thánh Lễ và giải tội từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya. Một ngày nọ, ngài muốn trốn khỏi Ars vì đã chịu đựng quá đủ. Nhưng ngài tự nhủ: “Không được! Mình phải quay lại thôi, vì nếu tôi rời bỏ giáo xứ, bí tích sẽ mất, Thiên Chúa cũng đi mất”.

Sợ sự dễ đổ vỡ trong lòng

Đó là nỗi sợ hãi về sự dễ đổ vỡ của nội tâm và của đạo đức của chính chúng ta. Đó là một sự bất lực nào đó, một tiếng nói nho nhỏ gợi ý rằng: “Tôi không có khả năng trở thành một vị thánh.” Cách chữa trị của Thánh Têrêsa thành Lisieux: khi ở trong nhà dòng Cát Minh thành Lisieux, Thánh Têrêsa nghe kể chuyện các thánh tử đạo, thánh nữ đã tự nhủ: “Tôi không bao giờ làm được điều đó. Không thể được!”. Và chính lúc đó chị kết thúc suy tư của mình: “Không phải tôi tự mình làm điều này; tôi phải để choChúa làm việc nơi tôi. Tôi càng yếu đuối, Chúa càng yêu tôi. Dù tôi có phạm mọi tội lỗi của thế gian, Ngài cũng sẽ yêu tôi nhiều hơn nữa”. Con đường nhỏ bé của Thánh Têrêsa thành Lisieux là liều thuốc duy nhất chống lại nỗi sợ hãi về sự dễ đổ vỡ của chúng ta. Thánh nữ biết làm thế nào để có được lòng tin.

Sợ yêu mến Giáo hội

Nỗi sợ yêu mến Giáo hội, có lẽ là nỗi sợ quan trọng và dễ thấy nhất hiện nay. Nhiều người tách mình ra khỏi Giáo hội khi nói rằng “Tôi ủng hộ Chúa Kitô nhưng không ủng hộ Giáo hội”. Cách chữa trị của Thánh Catarina thành Siena: là một cô gái giản dị quê mùa ở miền bắc nước Ý, Catarina hầu như không biết đọc và viết, nhưng cô có một tình yêu vô song đối với Giáo hội. Trong những bức thư của mình, cô nói thẳng thắn một cách kịch liệt với Đức Giáo Hoàng - lúc đó đã rời bỏ Rôma. Catarina đã viết cho Đức Giáo Hoàng một số lá thư, nói với Đức Giáo Hoàng: “Chỗ của Ngài không phải ở Avignon, chỗ của Ngài là ở Rôma”. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng trở lại Rôma. Trong những tháng cuối đời, Catarina đến cầu nguyện mỗi ngày trên bậc thềm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Sợ nói và nói thẳng thắn

Giống như các tông đồ thúc thủ trong Nhà Tiệc Ly trước Lễ Hiện Xuống, chúng ta cũng sống trong sự chờ đợi và do dự, tự nhủ: “Tôi sẽ nói, khi nào họ muốn lắng nghe…” Điều chúng ta thiếu, đó là parrèsia của Thánh Phaolô, tức là nói thẳng ra, điều này mở miệng lưỡi chúng ta ra, làm cho chúng ta dám loan báo đức tin. Cách chữa trị của Thánh Phaolô: ngài không ngại nói. Trên hết, ông không sợ bị từ chối. Khi người ta không đồng ý hoặc không trả lời, ngài xách túi của mình lên, ngài đi đến một thành phố khác và lại bắt đầu nói. Không có một cha sở nào, một linh mục coi xứ nào thay đổi giáo xứ thường xuyên như Thánh Phaolô. Không phải vì giám mục của ngài bổ nhiệm ngài đi nơi khác, mà vì ngài bị đuổi đi.

Sợ tuyên xưng đức tin “công khai”

Chúng ta sợ đức tin để lại hậu quả, tác động đến cuộc sống hàng ngày. Khi đức tin ngày càng bị đẩy xuống lãnh vực đời sống riêng tư. Chúng ta không nói về đức tin. Cách chữa trị của Thánh Thomas More: Thánh bổn mạng của các chính trị gia và các nguyên thủ quốc gia, ngài không ngại thể hiện đức tin của mình trước mặt nhà Vua nước Anh. Ngài đã phải trả giá bằng mạng sống của mình! Chẳng phải ngài đã nói điều sau đây: “Khi người ta tin, khi người ta là Kitô hữu, không phải bất luận thứ luật lệ nào người ta cũng phải tuân theo. Luật pháp cho rằng chính nó là tự trị, nhưng điều đó không đúng. Luật bất công không phải là luật.”

Sợ lựa chọn và quyết định

Chúng ta vô cùng sợ hãi bước đi, lựa chọn, quyết định... Chúng ta chần chừ mãi vì “bạn không bao giờ biết được chuyện gì xẩy ra!” Tại sao? Để không mất mạng sống. Thế mà Chúa Giêsu lại nói, “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” Cách chữa trị của Thánh Charles de Foucauld: Trong nhiều năm, ngài đã do dự trở thành một Kitô hữu cho đến ngày, tại nhà thờ Thánh Augustinô, ở Paris, Cha Huvelin nói với ngài: “Ông do dự như vậy là đủ rồi, hãy quỳ xuống và tuyên xưng đi.”  Và Charles đã hoán cải. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng phải hối thúc mọi người như vậy. Để làm điều đó, bạn cần phải là Cha Huvelin. Nhưng điều quan trọng: tại một thời điểm nhất định, Charles đã vượt qua sự do dự thường xuyên của mình, một sự nghi ngờ mà ngài cũng như chúng ta vẫn thường gặp.

 

Tác giả: Marzena Devoud, fr.aleteia.org.

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung.

 

 

 

 

TÌNH TRẠNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỰ TỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG

“Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, trên thực tế con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê. [1]

Trên đây là tài liệu trích dẫn và được phổ biến trên báo điện tử Tuổi Trẻ, ngày 4 tháng 5 năm 2022. Ngoài ra, cũng theo những tài liệu được phổ biến của báo điện tử Kinh Tế & Đô Thị, ngày 27 tháng 3 năm 2022 thì: 

Theo số liệu của điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên ở Việt Nam lần thứ 2 (do Bộ Y Tế, Tổng Cục Thống Kê, WHO tổ chức năm 2000) trên 10.000 thanh thiếu niên, thực hiện tại 63 tỉnh thành có tới 409 người (4,1%) có ý định tự tử. Thống kê khác của Trung Tâm Phòng Chống Khủng Hoảng Tâm Lý (PCP), ở Việt Nam thanh thiếu niên thuộc độ tuổi từ 15 – 24 là nhóm tuổi có ý định tự sát cao hơn cả, và tỷ lệ nữ giới có ý định tự sát cao gấp hai lần so với nam giới. 

So sánh với thống kê toàn thế giới, báo này viết: Theo báo cáo của Quĩ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hàng năm, trên thế giới có trên 800.000 người chết vì tự tử, và con số toan tự tử còn cao hơn thế. Các nước thu nhập thấp và trung bình (LMICS) đặc biệt có nguy cơ về tự tử chiếm 75% số vụ tự tử trên toàn cầu năm 2012, trong đó các nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 40% tổng số vụ tự tử (WHO, 2016). Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với nhóm tuổi từ 15 đến 29 trên thế giới trong năm 2012 (sau tai nạn giao thông). Trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. [2] 

Phổ biến trên Vietnamnet global ngày 19 tháng 2 năm 2018, Unicef (United Nations Children’s Fund) cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc đáp ứng việc phát triển nhân quyền và giúp đỡ mở mang trẻ em trên toàn thế giới, sau cuộc khảo cứu các thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 11-14 tại bốn thành phố/tỉnh là Hànội, HCMC, Điện Biên và Hà Giang, đã cho biết 8-29% các thanh thiếu niên có những vấn đề về sức khỏe tâm thần, từ nhẹ đến trầm trọng. 2-3% đã tự tử. Xác suất này tuy thấp so với trung bình toàn thế giới là 9%. Tuy nhiên, con số này đang tăng. [3]

 

NGUYÊN NHÂN 

Lý do Tâm thần 

Trầm cảm được cho là nguyên nhân chính đưa đến những cái chết của giới trẻ. Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt Nam gần đây, tỷ lệ bị trầm cảm là 26,3%, có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, lập kế hoạch tự tử là 4,6% và cố gắng tự tử là 5,8%. Ngoài trầm cảm, những hội chứng tâm thần khác như tâm thần phân liệt, hoang tưởng, ảo tưởng cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử của giới trẻ. [4]

 

Ảnh hưởng gia đình

Vẫn theo báo điện tử Kinh Tế & Đô Thị, song song với những ảnh hưởng về tâm sinh lý là ảnh hưởng tiêu cực về gia đình như gia đình bất an, xào xáo, cha mẹ ly hôn, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, thiếu trách nhiệm hoặc bỏ bê con cái. Thiếu sự quan tâm, săn sóc và giao tiếp giữa con cái và cha mẹ. Những đối xử bất công, thiếu nhân văn và nhân bản giữa con ông, con tôi, con chúng ta. Bị lạm dụng, xúc phạm, hành hạ về tinh thần, thể xác, và tâm lý. Bị cha mẹ bỏ rơi, coi thường, mắng chửi. Bị đối xử bất công, phân biệt giữa con trai, con gái, anh, chị, em với nhau. Bị cha mẹ cưỡng bức về tình cảm, ép hôn hoặc ngăn cản tình cảm..   

 

Bạn bè và Xã hội

Truyền thông hiện nay tràn ngập những phương tiện như YouTube, facebook, truyền thanh, truyền hình, internet, các báo điện tử và những ứng dụng trí khôn nhân tạo đang cung cấp, phổ biến các thông tin sai lạc về những tệ trạng xã hội như tự tử, chết êm dịu, hoặc hướng dẫn tìm những cảm giác mạnh… Từ đó dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc về cái chết.

Cùng với sức ép của xã hội là ảnh hưởng và sức ép của bạn bè, của việc tham gia các nhóm kín trên mạng, và sử dụng chất nghiện như rượu hoặc ma túy.  

 

Áp lực học đường 

Tại Việt Nam, áp lực học đường cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra các vụ tử vong của giới trẻ. Chương trình học tại trường, học kèm đã chiếm hầu hết thời gian làm cho trẻ cảm thấy luôn căng thẳng, mệt mỏi, tự ty, mặc cảm trước những thất bại trong học tập, thi cử. Ngoài ra tệ nạn bắt nạt ở trường, bị trêu chọc hoặc bị cô lập. 

Tình trạng bị bắt nạt tại các trường ở Việt Nam tăng trong thập niên vừa qua đã được báo cáo qua đường dây nóng cho Bộ Săn Sóc và Bảo Vệ Trẻ Em (the Department of Child Care and Protection). Kết quả khảo cứu ở hai trường tại Hải Phòng cũng cho thấy gần 57% học sinh được tham khảo đã bị bắt nạt. [5] 

Hiện nay, trên thực tế ở Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tại các trường chưa được quan tâm, chú trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ở Việt Nam tư vấn học đường vẫn còn thiếu các cơ sở tư vấn tâm lý. Hệ thống này không có tại các trường học hoặc  ở từng khu vực, cộng đồng dân cư. Các chương trình tư vấn trực tuyến với mục đích ngăn ngừa tự sát cho trẻ vị thành niên người trẻ cũng còn thiếu. [6]

 

Cá nhân

Nguyên nhân của việc hình thành ý nghĩ tự tử và hành vi tự tử, vẫn theo tài liệu trích dẫn từ báo điện tử Kinh Tế & Đô Thị, chủ yếu ảnh hưởng đến các em gái, bao gồm: thất bại trong chuyện tình cảm, thất tình, tình phụ, thường là bị bạn trai bỏ rơi.   

Đối với các em trai, nguyên nhân cũng bao gồm thất bại trong việc đáp ứng những kỳ vọng của xã hội về vai trò và hành vi chuẩn mực của một người nam giới, chẳng hạn sự thành đạt và địa vị tương lai, trong đó có khả năng làm người trụ cột trong một gia đình.

Tóm lại, những lý do cá nhân dễ đưa đến tự tử của tuổi trẻ chính là khó khăn về sức khỏe thể lý, tâm lý, tâm thần, khả năng trí tuệ, những thất bại trong tình yêu, thua kém trong việc học hành, thiếu quan hệ bạn bè, hoặc bị lạm dụng tình dục...

 

NHỮNG DẤU HIỆU 

NIH (National Institute of Mental Health) cho hay những dấu hiệu báo trước của những người đang có tư tưởng hoặc ý định tự tử, đó là: Tự rút lui hay cô lập, tách biệt khỏi bạn bè. Nói những lời tạ từ, tạm biệt, chào biệt. Cho đi những kỷ vật, vật dụng quý và quan trọng. Hoặc có những lời trăn trối, di chúc. Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác mang tính cách nguy hiểm như lái xe bạt mạng. Thay đổi đột ngột về thái độ và lối sống. Ăn uống hoặc ngủ nghỉ bất thường, thí dụ, ăn nhiều, ngủ nhiều, hoặc ăn ít hay ngủ ít… [7]

 

HÌNH THỨC TỰ TỬ

Phương tiện phổ biến nhất được trẻ em dưới 15 tại Việt Nam là nhảy từ các tòa nhà cao tầng, lao vào dòng xe cộ, cắt cổ tay, hoặc treo cổ. [8] Tương tự như kết quả khảo cứu của NIH là những cách mà tuổi trẻ dùng để tự tử đó là treo cổ, nhẩy lầu, lao ra đường rầy xe lửa (cả hai phái), dùng thuốc (nữ), và dùng súng (nam). So sánh với người lớn, lao ra đường rầy xe lửa được cả hai phái trẻ nam và nữ dùng nhiều. Trong khi nhẩy lầu được trẻ nam dùng nhiều hơn. [9]

 

PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG

Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia Á Châu, hệ thống ngăn ngừa hoặc giúp đỡ về tự tử vẫn chưa được phổ biến, mặc dù tự tử là một trong 10 lý do dẫn đến cái chết ở Việt Nam trong năm 2002.[10]

Theo Tạp Chí Khải Dẫn Á Châu Thái Bình Dương (Journal of Asia Pacific Counseling) nhận định, hệ thống khải dẫn hay tư vấn tâm lý chuyên môn hay chuyên nghiệp tại các trường ở Việt Nam vẫn chưa có. Các trường ở đây không chú tâm đến những xung đột hoặc vấn nạn về sức khỏe tâm thần của học sinh. [11]

Xã hội không có hệ thống phòng ngừa và hỗ trợ. Học đường không quan tâm và cũng không có những chương trình trợ giúp. Hệ thống tư vấn hay những dịch vụ tâm lý tư nhân tuy có nhưng đắt đỏ và cũng chưa phổ thông hoặc thừa nhận tại Việt Nam. Như vậy, bổn phận chính còn lại thuộc về phụ huynh và nền giáo dục gia đình. 

Ngoài khả năng đưa con đi khám hoặc chữa trị chuyên khoa ngay khi nghi ngờ trẻ có vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý hoặc tâm thần như buồn giận, cáu gắt, căng thẳng, lo lắng, hốt hoảng, nóng nảy, mất tập trung, tự kỷ, trầm cảm, tâm thần phân liệt, ảo tưởng hoặc ảo giác. Những hội chứng tâm bệnh lý kể cả tư tưởng tự tử phải được chữa trị bằng cả hai phương pháp: thuốc và tâm lý.

Còn lại cha mẹ phải dành nhiều thời giờ với con cái. Quan tâm đến những dấu hiệu tâm lý bất thường của chúng. Lắng nghe, tìm hiểu và chia sẻ những khó khăn về mặt tâm sinh lý ở tuổi dậy thì, thời gian tiền phát triển. Để ý đến việc học hành, bạn bè, và những cám dỗ, tệ nạn xã hội có thể ảnh hưởng đến các con. Tình thương, nâng đỡ, khuyến khích, an ủi và quan tâm của cha mẹ là liều thuốc hữu hiệu nhất chữa trị những tư tưởng tiêu cực và bất mãn muốn tìm đến cái chết của con cái. Muốn được như vậy, căn bản nhất vẫn là một bầu khí đạo đức, hạnh phúc, thương yêu và an toàn của gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau.  

 ___________

 

Tài liệu tham khảo:

1.https://tuoitre.vn/dung-chi-danh-gia-kha-nang-tu-tu-cua-nguoi-tre-20220504194520589.htm

2.https://kinhtedothi.vn/nguoi-tre-muon-tu-tu-nhung-nguyen-nhan-khong-ai-ngo-toi.html

3.https://vietnamnet.vn/en/8-29-of-youth-have-mental-health-problems-2-3-commit-suicide-report-E195614.html

4.https://kinhtedothi.vn/nguoi-tre-muon-tu-tu-nhung-nguyen-nhan-khong-ai-ngo-toi.html

5.https://www.google.com/search?client=firefox-b-1-d&q=Bulling+in+schools+in+Vietnam

6.https://kinhtedothi.vn/nguoi-tre-muon-tu-tu-nhung-nguyen-nhan-khong-ai-ngo-toi.html

7.https://www.nimh.nih.gov/health/publications/warning-signs-of-suicide

8.https://tuoitre.vn/dung-chi-danh-gia-kha-nang-tu-tu-cua-nguoi-tre-20220504194520589.htm

9.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22130898/

10.https://academic.oup.com/book/24371/chapter-abstract/187277838?redirectedFrom=fulltext

11.http://japconline.org/journal/article.php?code=75194

 

Tác giả:  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

SỐNG TỈNH THỨC - CÁ BỤI CUỘC ĐỜI

Lời bài hát Cát bụi cuộc đời

Ca khúc Cát bụi cuộc đời một nhạc phẩm mang tới nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giai điệu và lời bài hát Cát bụi cuộc đời do nhạc sĩ Hà Sơn sáng tác.

Bài hát đã mang tới những cảm xúc thực sự lắng đọng cho khán giả nghe nhạc, được rất nhiều các nghệ sĩ thể hiện thành công trong đó phải kể đến ca sĩ Triệu Mỹ Ngân, Huỳnh Nguyễn Công Bằng, Khanh Bình, Đạt Võ, Cát Tuyền, Phú Lê. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi MV và lời bài hát Cát bụi cuộc đời.

MV Cát Bụi Cuộc Đời - Phú Lê (OST Chạm Mặt Giang Hồ)

 

Lời bài hát Cát bụi cuộc đời - Phú Lê

Này bạn thân ơi số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian
Dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó
Mai xa kiếp con người về với cát bụi mờ thì cũng đều đôi tay trắng.

Đời là phù du ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau
Hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có
Không ganh ghét hận thù
Chẳng gian dối lọc lừa vì kiếp người sẽ vội qua.

[ĐK:]
Người ơi hãy nhớ ta là cát bụi
Sẽ về cát bụi thì cũng đừng toan tính thiệt hơn
Đời như giấc mơ được mất ta đâu ngờ
Hỏi ai có bao giờ không trở về cát bụi đâu.

Cuộc đời là bao hãy mến thương nhau với bằng tất cả con tim
Để rồi một mai khi ta lìa xa nhân thế
Không lo lắng ưu buồn, chẳng nuối tiếc muộn phiền
Chuyện thế sự nơi trần gian.

  • 9.972 lượt xem
👨 Trịnh Thị Thanh Cập nhật: 18/03/2019
----------------------------------

SUY TƯ TẢN MẠN

Thưa quý vị và các bạn, thời sự nóng hổi hiện nay không phải là bất động sản, giá vàng, hay giá xe, già nhà, mà là một “nhà sư” khổ hạnh đầu trần, chân đất, áo vá tả tơi.

Nhà sư , thì có gì mà nổi danh, nổi hạnh, nổi tiếng, đến độ người dân bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ công việc mà đi theo cách ngưỡng mộ, có khi cuồng nhiệt.

Như vậy, nhìn chung, cảm nhận, có một vài thiển ý nhận thấy.

Thứ nhất : Lòng người dân, tức tâm của họ đang khao khát tâm linh. Không ai nhìn thấy Phật, nhưng, được nghe, được dạy, và được hiểu, Phật là một con người buông bỏ trần tục. Thoát ra kiếp nhân sinh, phàm tục, để đi tìm một phương pháp thay đổi sự sống nới trần thế.

Phật là một con người học sĩ, có thể nói cao thâm, có đức độ, từ đó Phật có tấm lòng từ bi. Phật , không phải là một “cái tên”, mà là một danh xưng có nghĩa là : ” khác thế nhân”.

Thế nhân bon chen, thì Phật buông bỏ, thế nhân hận thù, thì Phật không chấp, theo nghĩa tiếng Phạn PHẬT là KHÁC NGƯỜI, NGƯỢC ĐỜI, là như vậy. Nhưng, Phật có tên là TẤT ĐẠT ĐA, con vua Nước Phạn, bây giờ là Srilanka và mẹ là Hoàng Hậu Maza. Như vậy, Phật là thái tử, người sẽ kế ngôi vua.

Phật ra đời cách đây 2.568 năm rồi, từ một đất Nước xa xôi được truyền qua Trung Quốc, rồi Việt Nam bằng hai ngã đường, Bắc ,Nam mà hiện nay người ta gọi là Bắc Tông và Nam Tông.

Giáo lý của Phật không nghiêm khắc, không bắt buộc mà là “tùy duyên”.dù kinh phật cũng thiên hình, vạn trạng, một khối đồ sộ, nhưng , khó ai học hết.

Đạo Phật đề cao lòng từ bi, không đề cao kỷ luật. Người theo Phật, thì phải học Phật.gọi là Phật sĩ. Nhưng, đa phần là theo thầy học đạo, không có trường lớp. sau nầy, người ta mới thành lập trường phật giáo khoảng 60 năm trở lại đây.

Vâng, một chút tim hiểu sơ lược như vậy, để biết tại sao, sư Thích Minh Tuệ không tự nhận mình là tu sĩ, là nhà  sư, là thầy, mà chỉ là : ” Con đang tu học”. Thật ra, sư đi theo hạnh tu đầu tiên của Phật là “HẠNH ĐẦU ĐÀ”. Hạnh nầy Đức Phật cũng học theo nguyên thủy là của Đạo Bà La Môn, một giáo phái tu, lấy khổ hạnh làm đầu. Vì, ngay thời của Đức Phật, Nước Ấn Độ, Srilanka có nhiều giáo phái , nhiều pháp môn tu, không riêng gì Đạo Phật.

Nhưng, hạnh tu Đầu Đà thích hợp với suy nghĩ, suy tư, và tư tưởng muốn tìm đường để thay đổi cuộc sống thế nhân. Vì thế, Đức Phật đã chọn tu theo hạnh nầy, trong vòng cũng 06 năm thôi. Sau đó, ngài không duy trì và truyền bá pháp môn tu nầy là duy nhất, vì ngài nhận thấy quá khắc nghiệt với người tu. Nhưng, thật ra mau đạt chánh quả,( theo giáo lý của Đạo Phật.).

Đức Phật được thế nhân ngưỡng mộ và yêu mến, vì ngài đi ngược thế gian, thế gian thù hận, do chấp ngã, thì ngài buông bỏ, vô chấp, vô ngã. Vì, sự từ bi của ngài đối với thế nhân, mà chúng sinh cảm động, ngưỡng mộ, yêu mến và kính trọng…

Sư Minh Tuệ không phải là người đầu tiên và cuối cùng tu theo hạnh Đầu Đà nầy. Nhưng, tại Việt Nam quá hiếm, thì điều gì hiếm là QUÝ.

Đến độ, những bậc tu hành lâu năm cũng cảm thấy bị hụt hẫng khi pháp môn nầy hồi sinh, trỗi dậy bởi một thanh niên chưa tu tập theo quy pháp của họ. Như thể, thình lình có chiếc gai nhọn châm vào bàn chân của họ, mặc nhiên họ cảm thấy thốn, họ phải la lên…

Điều nầy cho thấy Phật Pháp nhiệm mầu, hay: “hữu xạ, tự nhiên hương”. hạy: “giọt nước tràn ly”.

Đức Phật là bậc chân tu, nhưng, ngài là thế nhân cũng như bao vị hành giả khác từ các Nước Ấn Độ, Srilanka… Không được Thiên Chúa mặc khải, vì thế, Đức phật là bậc thế nhân giác ngộ, tự giác, rồi tha giác. Chính sự tha giác nầy, ngài được yêu mến, kính trọng, sung bái, truyền bá sang các Nước Châu Á, nay lan sang các Nước Châu Âu.

Tha giác là một” hạnh nguyện “ trao ban, hay cho đi cái mình có để chúng sinh được  hoan lạc, an bình… Vì  thế, sư Thích Minh Tuệ, dù có nhiều người “có quyền” cho rằng thầy chưa phải tu sĩ phật giáo tu trong bất kỳ ngôi chùa nào. Nhưng, vô hình trung, người ta xác nhận đường tu của thầy Minh Tuệ , theo gót Đức Phật , vì sư Minh Tuệ thường nói:” Con mong muốn cho người khác hơn mình, hạnh phúc hơn mình, giỏi giang hơn mình… Con chỉ là người học tập theo lời phật dạy, không phải sư thầy gì cả”.

Vâng, một sự khẳng khái tự xác nhận mình là như thế, theo thiển ý của con là một bậc thánh rồi. Vì, thánh là đi ngược lại với thế gian…

Mặc nhiên mọi so sánh đều là khập khiểng, sư Minh Tuệ không thể nào bằng Phật, vì “tôi tớ không thể hơn chủ, trò không thể hơn thầy, nhưng, “Tôi tớ giống như chủ và trò giống như thầy thì quá hạnh phúc rồi”

Kinh mong sao, một bậc hiền sĩ, phật sĩ như thầy minh Tuệ đáng được yêu mến, kính trọng dù là Đức Tin bởi tôn giáo nào. Theo con, Công giáo là Đức Tin công chính, thì Ki-tô hữu là người Tin vào điều công chính, mặc nhiên yêu mến sự công chính của bất cứ ai thực thi được. Nếu như người ta không cho phép gọi sư Minh tuệ là :”Tu sĩ phật giáo”, thì con vẫn gọi thầy là:”PHẬT SĨ”. Tức người học phật . Xin cầu chúc thầy hoan lạc và đạt được điều minh chính như thầy đang cố gắng ./. Amen

28/05/2024 Cuối Tháng Hoa Kinh Đức Mẹ 2024

P.A Bước Theo

Nguồn: daobinh.com (Đạo Binh Đức Mẹ)

SỐNG TỈNH THỨC - NGÀY MAI VÀ NGÀY MAI

  •  
    Kim Vu
    <image002.jpg>
    NGÀY MAI VÀ NGÀY MAI

     

    Trong Tự thú của Thánh Augustinô, ngài mô tả việc trở lại đạo của ngài liên quan đến hai khoảnh khắc ân sủng riêng biệt, khoảnh khắc đầu tiên thuyết phục ngài về mặt trí tuệ, Kitô giáo là đúng, và khoảnh khắc thứ hai giúp ngài sống theo những gì ngài tin.  

    Phải mất gần chín năm trôi qua giữa hai lần trở lại này và trong chín năm này, ngài đã có lời cầu nguyện nổi tiếng: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con thành người tín hữu Kitô tốt và khiết tịnh – nhưng chưa phải bây giờ.

     

    Thật lạ lùng, Thánh Ephraim người Syria (306-373), một người cùng thời với ngài cũng viết lời cầu nguyện tương tự: Hỡi người yêu dấu của tôi, mỗi ngày tôi làm sai rồi tôi lại ăn năn.  Trong một giờ tôi xây và giờ sau đó tôi phá những gì tôi đã xây.  Buổi tối, tôi nói, ngày mai tôi sẽ ăn năn, nhưng khi sáng mai đến, tôi vui vẻ lãng phí một ngày.  Rồi đến tối, một lần nữa tôi nói, tôi sẽ thức suốt đêm và tôi sẽ xin Chúa thương xót tội lỗi của tôi.  Nhưng khi đêm đến, tôi lại ngủ say.

     

    Điều mà Thánh Augustinô và Thánh Ephraim mô tả là rõ ràng (không phải không có chút hài hước), một trong những khó khăn chúng ta thực sự gặp trong cuộc đấu tranh để lớn lên trong đức tin và trong sự trưởng thành của con người, là thói quen để cuộc đời qua đi khi nói: “Đúng, tôi cần phải làm tốt hơn.  Tôi cần phải chịu đựng và cố gắng khắc phục những thói quen xấu của mình, nhưng chưa phải bây giờ!”

     

    Và thật an ủi khi chúng ta biết đã có những thánh đấu tranh vất vả trong nhiều năm với sự tầm thường, lười biếng, với thói hư tật xấu trong nhiều năm, họ cũng nhún vai chịu thua như chúng ta: “Ngày mai, tôi sẽ bắt đầu một khởi đầu mới!”  Trong vài năm, một trong những câu nói của Thánh Augustinô là, “ngày mai và ngày mai!”

     

    “Đúng, phải thay đổi, nhưng chưa!”  Điều này nói lên con người của chúng ta như thế nào?  Tôi muốn là người tốt, là người tín hữu Kitô tốt.  Tôi muốn sống theo đức tin nhiều hơn, bớt lười biếng, bớt ích kỷ, độ lượng với người khác hơn, chiêm niệm hơn, bớt giận dữ, bớt cay đắng, hoang tưởng và phán xét người khác.  Tôi muốn dừng việc ngồi lê đôi mách và vu khống.  Tôi muốn đóng góp nhiều hơn vào công lý.  Tôi muốn có một đời sống cầu nguyện tốt hơn.  Tôi muốn dành thời gian cho mọi việc, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thưởng thức hương hoa, lái xe chậm hơn, kiên nhẫn hơn và ít vội vã hơn.  Tôi có một số tật xấu cần phải thay đổi, tâm hồn tôi vẫn còn cay đắng, tôi đã lỗi lầm quá nhiều thứ, tôi thật sự cần phải thay đổi, nhưng chưa phải lúc này.

     

    Trước tiên, tôi phải giải quyết một mối quan hệ cụ thể, tôi lớn lên, thay đổi công việc, kết hôn, nghỉ ngơi, có được sức khỏe, học xong, có thì giờ đi nghỉ hè vì rất cần thiết, để một số vết thương lành lại, để con cái tự lập, nghỉ hưu, dọn đến một giáo xứ mới, và thoát khỏi tình trạng này – sau đó tôi sẽ nghiêm túc xem lại việc thay đổi những chuyện xấu này.  Lạy Chúa, xin làm cho con trở nên người trưởng thành hơn và là một tín hữu Kitô, nhưng chưa phải lúc này!

     

    Cuối cùng, đó không phải là lời cầu nguyện tốt.  Thánh Augustinô nói với chúng ta, trong nhiều năm, khi đọc lời cầu nguyện này, ngài đã hợp lý hóa sự tầm thường của mình.  Tuy nhiên, một trận đại hồng thủy bắt đầu dấy lên trong tâm hồn ngài.  Chúa đã vô cùng kiên nhẫn với chúng ta, nhưng sự kiên nhẫn của chúng ta với chính mình cuối cùng cũng cạn kiệt và đến một lúc nào đó, chúng ta không thể tiếp tục như trước nữa.

     

    Trong quyển 8 của bộ sách Tự thú, Thánh Augustinô kể, một ngày nọ, khi đang ngồi trong vườn, ngài bị choáng vì sự thiếu trưởng thành và tầm thường của mình và “một cơn bão to lớn ập đến trong tôi, tôi bật khóc sướt mướt…  Tôi gieo mình xuống gốc cây vả và để cho nước mắt tuôn trào… tôi khóc trong nỗi đau khổ: ‘Cho đến lúc nào tôi vẫn còn nói ngày mai, ngày mai đây.  Tại sao không phải bây giờ?’” Khi ngài đứng lên, cuộc đời ngài đã thay đổi; ngài không còn chấm dứt lời cầu nguyện với câu “nhưng chưa” dù là manh nha trong đầu.

     

    Chúng ta tất cả đều có một số thói quen nào đó trong cuộc sống mà chúng ta biết là xấu, nhưng vì nhiều lý do (lười biếng, nghiện ngập, thiếu sức mạnh tinh thần, mệt mỏi, tức giận, hoang tưởng, ghen tuông, bị áp lực của gia đình, của bạn bè) chúng ta không chịu ngưng.  Chúng ta cảm nhận sự tầm thường của mình, nhưng tự an ủi, cho rằng mọi người (trừ các thánh) thường tự bào chữa, nói ra hoặc không nói ra trong lời cầu nguyện của họ: “Đúng, thưa Chúa, nhưng chưa phải lúc này!”

     

    Thật vậy, trong lời cầu nguyện này có một an ủi xác đáng, nó nhận ra một điều gì đó quan trọng bên trong sự hiểu biết và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.  Tôi ngờ rằng Chúa đối phó với những lỗi lầm của chúng ta tốt hơn là chúng ta đối phó với lỗi lầm của mình và những người khác đối phó với chúng ta.  Tuy nhiên, giống như Thánh Augustinô, ngay cả khi chúng ta nói, “ngày mai và ngày mai”, một cơn bão vẫn tiếp tục dấy lên trong lòng chúng ta, sớm hay muộn, sự tầm thường của chính chúng ta sẽ làm cho chúng ta phát điên lên để nói: “Tại sao không phải bây giờ?”

     

    Khi tác giả Thánh vịnh viết: “Hãy hát lên một bài ca mới”, chúng ta tự hỏi, bài ca cũ là gì?  Đó là lời cầu nguyện kết thúc, Đúng, lạy Chúa, nhưng chưa phải bây giờ!

     

    Rev. Ron Rolheiser, OMI

     

     

    --