16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - LM LEO NUI

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đừng để cuộc đời của chúng ta bị chi phối bởi lời nói của người khác.
Ngạn ngữ có câu:
“Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn”, ý chỉ đến cả vàng cũng chẳng thể thuần khiết thì con người nào có ai hoàn hảo.
 
Sống trên đời việc có thể vừa lòng tất cả mọi người dường như là một điều không thể. Bên cạnh bạn sẽ có người yêu mến, có người ghét bỏ, có người khen ngợi lại có người không tiếc lời chê bai.
 
Chỉ cần nhớ, miệng là của người khác, thị phi là chuyện trong thiên hạ, dù có cố gắ…
See more
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

2 comments

 
 
Hãy Tỉnh Thức
Hay quá cha ơi
 

 

  •  
    • Reply
    • See Translation
    • 1d
     
  •  

 

Thanh Le
Thưa Cha:
“Người sống sai với ta, trong lòng luôn thấy thẹn,
Ta sống đúng với người, lòng cảm thấy an nhiên “! …
See more
 
 

 

SỐNG TỈNH THỨC - THINH LẶNG BIỂU LỘ SỰ KHÔN NGOAN

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     


     
    MẪU GƯƠNG THÁNH GIUSE
    THINH LẶNG BIỂU LỘ SỰ KHÔN NGOAN
    Lm Giuse Hoàng Kim Toan
    Thánh Giuse không nói một lời nào vì tiếng nói của thinh lặng tuyệt vời khi được diễn tả: thinh lặng để lắng nghe; lắng nghe để học hỏi cho biết; biết thế nào để phụng sự. Một xâu chuỗi sự khôn ngoan của thinh lặng, lòng nhân ái của Thánh Giuse được bày tỏ qua lời không tiếng này.
    Thinh lặng để lắng nghe.
    Lòng nhân ái thì không cần lời nói mà là hành động kín đáo. Trình thuật Thánh Kinh diễn tả Thánh Giuse được sứ thần báo mộng cho biết Đức Maria mang thai, “thai nhi bởi quyền năng Chúa Thánh Thần”. Việc âm thầm của Thánh Giuse bày tỏ một ước nguyện muốn lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và của Đức Maria trong sự kiện Maria có thai.
    Để lắng nghe tiếng nhau, cần có thinh lặng để lắng lòng lại giữa những xao động, giữa những ồn ào của đố kỵ, của ghen ghét, của dư luận. Đó là sự bình tâm cần thiết của việc nghe. Trong việc lắng để nghe tiếng Chúa nói cũng vậy. Thường khi con người nghe những điều trái ý, hoặc khác với điều mong muốn, con người thường hay nổi nóng, dễ mất kiểm soát được chính mình, hoặc làm to sự việc.
    Lắng cũng có nghĩa để lòng an tĩnh, sự an tĩnh để nghe thôi cũng đã đủ để làm vơi đi những đau khổ từ nơi người khác đang muốn thổ lộ. Biết lắng nghe bằng cả tâm hồn là biểu lộ sự cảm thông sâu xa, muốn hiệp thông chia sẻ thân tình với trăn trở của người khác khi đối thoại. Muốn lãnh nhận ý muốn từ nơi Thiên Chúa để thi hành bằng cả nghị lực, trí khôn, tâm hồn. Thánh Giuse đêm về trong thinh lặng, ngài cũng lắng nghe, nghe điều Chúa nói qua sứ thần: “đón nhận Maria”, “đưa hài nhi sang Ai Cập”, “trở về Nazareth”, “lạc mất – tìm con”. Những
    Lắng nghe để thấu hiểu.
    Sự nhận biết của của người với người khác chỉ đích thực khi biết lắng nghe. Lòng nhân ái cũng thể hiện qua cách biết lắng nghe, bởi vì khát vọng sâu xa của con người là muốn được ai đó thấu hiểu để tôn trọng và giá trị sự hiện diện của họ. Khi thấu hiểu nhau về những hoàn cảnh đưa đẩy, con người dễ dàng thông cảm sẻ chia cho nhau những bất hạnh hay những tật nguyền trong đời.
    Đức Maria mang thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Thấu hiểu nhau là kết quả của đời sống cầu nguyện như Thánh Kinh trình thuật về Mẹ Maria “Suy đi nghĩ lại”, Thánh Giuse gặp gỡ sứ thần Chúa trong giấc mộng, mau mắn hiểu được sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử cứu độ.
    Hiểu biết Thiên Chúa là nguồn cội của việc thấu hiểu nhau. Trong gia đình nếu có điều bất hòa giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau, không thấu hiểu nhau, còn nghi vấn, còn chưa cảm thông và chia sẻ thật sự, cũng hãy bắt đầu cầu nguyện với nhau và với Chúa. Điều này sẽ khai mở một chiều sâu của đời sống hiểu nhau và chia sẻ cùng nhau thật sự. Thánh Augustine cầu nguyện: “Xin cho con biết Chúa, để con biết con”.
    Thấu hiểu để phụng sự.
    Theo lời Kinh Hòa Bình “phụng sự Chúa trong mọi người” đó là con đường kiến tạo hiệp nhất và hòa bình, thánh Phanxico Assisi đê nghị. Trong cuốn sách “phụng sự để dẫn đầu” của tác giả James M. Strock, dẫn giải có ba năng lượng lớn nhất để phụng sự: Lý Trí – Tình yêu – Dũng cảm, và để thực hiện cần trả lời bốn câu hỏi: “Bạn đang phục vụ ai? Làm thế nào bạn có thể phục vụ tốt nhất? Đóng góp của bạn có phải là duy nhất không? Mỗi ngày bạn có hoàn thiện hơn không?
    Phụng sự tha nhân không là một việc thi hành cho có, nhưng thực ra đó là một vai trò rất đặc biệt để trở thành một nhà lãnh đạo (CEO) hoặc nói cách khác là một con người thi hành sứ vụ yêu thương thực sự.
    Một người cha – mẹ dẫn dắt gia đình với cách thức hết lòng – hết trí khôn – hết cả năng lực nơi mình, là người cha – mẹ “mến Chúa hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn”. Điều răn thứ nhất cũng là điều răn cụ thể mỗi ngày trong đời sống khi thi hành sứ vụ của mình để hoàn thiện và nên thánh.
    Thánh Giuse và Đức Maria trong đời sống phụng sự cũng đã hết lòng – hết sức – hết cả trí khôn để thực hiện sứ vụ của mình. Khám phá trong các tường thuật về đời sống của các ngài nơi sách Thánh Kinh có thể thấy những từ diễn tả về lý trí – trái tim và năng lực: Suy đi nghĩ lại – Xin vâng – mau mắn thi hành – vội vã lên đường…
    Thinh Lặng biểu lộ sự khôn ngoan, biết lắng nghe và thực hành điều công chính để nên thánh mỗi ngày trong đời sống. Theo gương Thánh Giuse học hỏi trong thinh lặng để lắng nghe nhau và lắng nghe Chúa, biết Chúa để biết con, cuối cùng phụng sự Chúa nơi anh chị em với tất cả khả năng Chúa ban cho.
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
       

    Tổng hội Mân Côi CN Việt Nam - Tổng Đoàn Hiệp Sĩ Mân Côi - MẪU GƯƠNG THÁ...

    MẪU GƯƠNG THÁNH GIUSE THINH LẶNG BIỂU LỘ SỰ KHÔN NGOAN Lm Giuse Hoàng Kim Toan Thánh Giuse không nói một lời...

     
     
     
    2222
     
    3 lượt chia sẻ
     
    Chia sẻ
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CN3MV-A - TĨNH CAO

 

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     

    Cùng với Mẹ Giáo hội, chúng ta tiếp tục cử hành Mầu nhiệm Chúa Kitô về sự sống thần linh trong Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh.

    Tuần lễ 11-17/12/2022 tới đây là thời điểm phụng niên Tuần III Mùa Vọng Chu kỳ Năm A cho Chúa Nhật và Năm chẵn cho ngày trong tuần.

     

    Hiệp với Giáo hội, chúng ta cử hành PVLC Mùa Vọng Chúa Nhật III Năm A đầu tuần, với mạc khải của Thiên Chúa về sự sống thần linh, liên quan đến một Đấng cao trọng hơn đến sau Tiền hô Gioan Tẩy giả, Đấng "cứu độ chúng con" (Đáp ca).

     

    Từ đó, chúng ta tiếp tục cử hành toàn bộ PVLC, kèm theo bài chia sẻ, từng ngày trong tuần, bao gồm cả phụng vụ chư thánh theo ngày, ở những cái links mp3 và youtube tùy nghi sau đây. 

     

    Xin đa tạ những tâm hồn khao khát Lời Chúa đã tham dự PVLC hàng tuần nơi đây, đã liên tục đón nhận cùng sử dụng và còn tiếp tay phổ biến PVLC hằng tuần này nữa.

     

    bé tĩnh

     

     

    Mùa Vọng Tuần 3 Năm A 2022  

    MV.CNIII-A.mp3

    ThanhGiaoHoangDamasoI.mp3 / https://youtu.be/ESF4TkR2zTc (11/12 - Chúa Nhật)

     

    MV.III-2.mp3 

    MV.III-3.mp3

    ThanhLuciaDongTrinhTuDao.mp3 https://youtu.be/qD2pbQk_bNY (13/11 - Thứ Ba)

     

    MV.III-4.mp3

     LeThanhGioanThanhGia.mp3 / ThanhGioanThanhGia.mp3 / https://youtu.be/nRYNH1u1M-0 (14/11 - Thứ Tư)

     

    MV.III-5.mp3

    MVTuanIII-Thu6.mp3  

    (Thứ Bảy ngày 17 bắt đầu vào Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh sẽ được gửi sau chung với cả tuần này)

     

    --

 

SỐNG TỈNH THỨC - SẴN SÀNG CHỜ CHÚA ĐẾN

  •  
    Chi Tran  - LEYEN
     
     
     
     


     
    Tỉnh thức sãn sàng đón Chúa đến
     
    Một vị đan tu tên là Mésique, bất trung với ơn gọi, ông đã sống một cuộc đời không mấy tốt đẹp trong nhiều năm. Đột nhiên ông bị bệnh nặng. Thiên Chúa cho ông rơi vào tình trạng hôn mê trong một tiếng đồng hồ. Khi tỉnh dậy ông không nói gì về những điều đã cảm thấy trong thời gian một tiếng đống hồ ấy.
    Ông xin người ta cho ông ở một mình trong một căn phòng xây kín, và ông đã ở đó suốt 12 năm trời. Hàng ngày, qua một cửa sổ nhỏ người ta đem đến cho ông một chút bánh mì và nước uống. Một hôm người ta tưởng ông đã chết nên đập phòng đi vào thì thấy ông đang hấp hối. Trước mặt các tu sĩ đang vây quanh, ông nói với họ những lời cuối cùng trước khi ra đi :
    – Anh em thân mến của tôi, người nào luôn khắc ghi vào tâm khảm ý tưởng về sự chết, người đó sẽ không bao giờ phạm tội.
    Nói thế rồi, ông tắt thở, để lại cho một người một ấn tượng sâu đậm. (Góp nhặt)
    Khởi đầu năm Phụng vụ mới bằng mùa Vọng, nhưng mùa vọng lại đề cập ngay đến sự chết, phải chăng sự chết là khởi đầu cho một gặp gỡ để mở lối vào cuộc sống mới. Nhưng muốn bước vào cuộc sống mới ấy, con người phải sống tỉnh thức, và trong tư thế sẵn sàng bằng đời sống cầu nguyện như người đan sĩ đã tỉnh ngộ để sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
    Chờ đợi trong hy vọng
    Hai tiếng “Chờ đợi, Hy vọng”. Là Hy vọng, trông đợi, chờ mong cái gì ? Chờ mong một ai đó sẽ đến và tin tưởng người đó chắc chắn sẽ đến. Đó là Chờ mong Chúa Giêsu giáng sinh.
    Như vậy, Mùa Vọng là mùa nhắc lại thời gian nhân loại chờ đợi Đấng Cứu Thế đến cứu chuộc, và cũng nói lên nỗi chờ đợi của Giáo Hội hôm nay : đợi Đức Kitô đến lần thứ hai khi lịch sử kết thúc để phán xét nhân loại. Với mỗi người, Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong cuộc đời của mình, khi Chúa đến gọi chúng ta về với Ngài.
    Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc đến những sự kiện lạ lùng sẽ xảy ra, như dấu chỉ báo trước ngày Chúa đến. Ngày Chúa quang lâm, tức là ngày Chúa trở lại trần gian, ngày phán xét chung. Ngày ấy không ai biết khi nào xảy ra, chỉ một mình Thiên Chúa biết mà thôi, một mình Ngài quyết định khi nào Ngài trở lại, và chỉ khi nào ngày ấy xảy ra thì người ta mới biết. Kinh thánh ví ngày đó như kẻ trộm ban đêm, có bao giờ kẻ trộm lại báo trước ngày nó đến ăn trộm đâu. Cũng vậy, ngày Chúa đến hoàn toàn bất ngờ.
    Tin Mừng hôm nay mặc dầu đề cập tới ngày tận thế nhưng cũng nhắc nhở chúng ta suy nghĩ về ngày tận số của mình, tức là về ngày chết của chính chúng ta. Chết là cái mốc cuối cùng mà bất cứ ai đã sinh ra ở đời này, trước sau gì chúng ta cũng phải bước tới định mức đó. Vì thế chúng ta phải nghĩ tới nó, chúng ta phải tính toán, phải nghĩ tới ngày chết của mình. Chính khi nghĩ tới sự chết, nó sẽ giúp chúng ta nhận thức được cuộc sống nơi trần gian này thật vắn vỏi. Thật vậy, cuộc đời con người sánh với thời gian đã chẳng là gì, nhưng nếu sánh với sự sống vĩnh cửu lại càng mong manh hơn biết bao. Cuộc đời không những mau qua mà còn kèm theo tính cách bất ngờ nữa, không ai biết được khi nào mình chết, ngày giờ chết là bất ngờ, nên Chúa dạy chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng.
    Tỉnh thức, sẵn sàng.
    Giờ Chúa đến thật bất ngờ, vì thế, thái độ của người khôn ngoan là phải sẵn sàng, để có thể đón Chúa đến trong cuộc đời. Thái độ của người sẵn sàng chờ mong Chúa đến là người biết đón nhận ơn Chúa mỗi ngày, là người biết làm chủ bản thân mình để có thể thắng vượt được sự ươn lười, sao lãng bổn phận của mình. Họ sẽ không để cho những dục vọng, sự ham mê chè chén, thói hư tật xấu lôi kéo, những cám dỗ của danh vọng, quyền lực, tiền tài chi phối. Và như vậy, khi Chúa đến họ sẽ vững vàng, hiên ngang “chúng con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi chúng con đã gần đến”.
    Sự sẵn sàng, tỉnh thức còn giúp chúng ta tránh được những thảm họa do tai ương, do những thay đổi, chuyển mình của thế giới vật chất như một báo hiệu ngày Chúa trở lại trong vinh quang của Ngài, những gì tạm bợ sẽ qua đi để nhường chỗ cho những gì vĩnh cửu, những con người đã trung thành với đường lối Chúa, đã luôn sống trong tỉnh thức chờ đợi, họ sẽ không sợ hãi, vì biết rằng giờ cứu rỗi đã đến.
    Tỉnh thức, sẵn sàng còn là thái độ sáng suốt của đời sống tâm linh, được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, vì chính khi chúng ta kết hiệp với Chúa, sống trong ơn nghĩa Chúa, tâm hồn luôn bình an, sự bình an mà thế gian không thể ban tặng. Chính bình an này là bảo đảm để chúng ta có thể đón nhận mọi thay đổi, mọi biến chuyển mà không nao núng, sợi hãi, vì tin rằng Chúa chính là nơi náu ẩn an toàn. “Chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con người”.
    Như vậy, khi đã sống trong thái độ sẵn sàng, tỉnh thức thì giờ của Con Người đến lúc nào, khi nào chúng ta cũng luôn sẵn sàng đáp trả và đón nhận Ngài đến trong cuộc đời, với tất cả thái độ tri ân, cảm tạ, vì chúng ta cũng đang “kiên vững trên đường thánh thiện, không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa”.
    Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm ra một thành phố cổ xưa đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng ngàn năm, do núi phun lửa làm cho nham thạch bất ngờ ập xuống thành phố. Rất nhiều người đã bị chôn vùi trong lớp nham thạch nóng bỏng và chết lập tức. Nhiều xác chết đã được đào thấy bị chết khi đang ở trong những tư thế khác nhau: Có người chết khi đang ngủ trên giường, người khác chết khi đang ngồi bàn ăn. Đặc biệt người ta đào được xác của một người lính bị chết trong tư thế đang đứng gác và đang cầm một cây giáo dài trên tay.
    Như người lính chiến lúc nào cũng sẵn sàng để chiến đấu, canh phòng cẩn mật cho toàn dân được bình an, chống lại sự phá rối của kẻ xấu, âm mưu của kẻ thù. Trong mùa vọng này, chúng ta cũng được mời gọi hãy tỉnh thức, sẵn sàng và cầm lấy khí giới của ánh sáng là đức tin, là lòng mến được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện để có thể chu toàn được trách nhiệm được trao phó, như vậy chúng ta mới xứng đáng đón chờ Chúa đến trong mùa Giáng Sinh năm nay, và trong cuộc đời của chúng ta.
    gpbaria
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Log in or sign up to view

    See posts, photos and more on Facebook.

     
     
     
    55
     
    2 lượt chia sẻ
     
    Chia sẻ
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - GIỮ MÌNH SACH TỘI

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     
    LÀM SAO GIỮ MÌNH SẠCH TỘI.
    I. Đừng chơi với lửa.
    Xác thịt ta, kẻ thù nguy-hiểm hơn cả, chúng ta chống trả bằng cách nào?
    Trước tiên, bằng lời cầu-nguyện mà chúng ta đã nói ở các đoạn trên. Thứ đến, bằng cách tránh các dịp tội, mà chúng ta thử bàn đến hôm nay. Thánh Bernadinô Sienna nói: “Những lời khuyên dạy quan trọng nhất của Chúa và cũng là nền móng đạo thánh Chúa, đó là những lời khuyên dạy bỏ các dịp tội.”
    Lần kia, một tên quỷ bị trục-xuất ra khỏi một người bị quỷ ám, đã thú nhận rằng, tất cả các bài giảng mà nó gớm ghét nhất là những bài nói về việc từ bỏ các dịp tội. Ma quỷ reo cười thích thú đối với những tội-nhân chỉ thề-hứa, chỉ quyết-tâm mà không bỏ các dịp hiểm nghèo phạm tội.
    Các dịp tội, cách riêng các dịp tội về xác thịt, như tấm bảng che phủ lên mặt, làm cho ta không còn nhìn thấy chẳng những các quyết-tâm, mà cả ánh sáng đã thâu nhận được, cũng như các chân-lý đời đời. Tóm lại, chúng làm cho ta quên hết tất cả tối-tăm bao phủ.
    Nguyên-cớ sa ngã xưa kia của tổ-tông chúng ta cũng vì không tránh dịp tội. Bà Evà biết rõ khi nói với con rắn: “Thiên-Chúa cấm chúng tôi không được ăn những quả ấy, và cũng đừng sờ đến chúng.” (Khởi-nguyên 3 : 3)
    Nhưng nói xong, đáng lẽ bỏ đi ngay (đào vi thượng sách), bà nấn ná ở lại đối-thoại với con rắn, nhìn quả cấm, rồi văn vê trong tay và sau cùng nghe theo lời rắn độc ăn quả cấm và đưa cho ông Adong cùng ăn: “Ai liều mình vào dịp hiểm-nghèo sẽ chết trong hiểm-nghèo.” (Ecclus 3 :27)
    Thánh Phê-rô ghi nhận rằng ma quỷ “gầm thét kiếm mồi để ăn thịt”.
    Thánh Xy-pri-a-nô tự hỏi ma quỷ làm gì để vào lại một linh hồn mà nó vừa ra khỏi? Nó vừa đi vừa tìm kiếm cơ-hội: “Nó nhìn ngắm cẩn thận xem chỗ nào sơ hở nhất để vào theo lối đó.”
    Nếu người nào khinh thường lui tới những nơi có các dịp hiểm nghèo, địch-thù sẽ nắm lấy cơ-hội thuận lợi nhất để giết chết họ.
    Hơn nữa, Ap-bô Ghe-Ric (Abbot Guerric) quan sát nhận thấy rằng Lazarô sống lại tay chân còn buộc dây. Nếu không cởi dây, ông ta sẽ chết, và ông không thể sống trói buộc như thế. Ngài có ý nói những ai ra khỏi đống bùn dơ tội-lỗi, nhưng vẫn buộc chặt vào dịp tội, sẽ chết theo dịp tội đó. Những ai muốn được cứu-rỗi, chẳng những phải bỏ tội, mà phải bỏ luôn cả các dịp tội, như bạn xấu, nơi đàng-điếm tội-lỗi v.v…
    II. Mưu chước ma quỷ.
    Có thể bạn nói, tôi đã thay đổi cuộc sống; Tôi không còn ý-tưởng xấu nào với người đó, và tôi đâu còn bị cám dỗ nữa.
    Xin trả lời bạn: Ở Phi-châu có một loại gấu hay đuổi bắt loại khỉ để ăn thịt. Một khi thấy gấu tới, loại khỉ đó thoát thân bằng cách trèo lên những cây cao chót vót. Hỏng mất mồi, gấu làm sao đây? Nó nằm xoài dưới gốc cây, giả vờ chết. Tưởng gấu chết thật, loài khỉ nghĩ rằng còn gì nguy-hiểm nữa đâu, nên lò-mò tuột xuống. Liếc nhìn thấy loài khỉ đang từ từ tuột xuống ngang tầm tay, gấu ta đột nhiên nhảy dậy, vồ lấy khỉ và cấu xé ăn thịt.
    Bạn ạ, ma quỷ cũng vậy, nó giả vờ để yên không cám-dỗ, cứ để bạn lui tới như không có chuyện gì nguy-hiểm cả. Nhưng nó chờ một cơ-hội nào thuận tiện nhất, cám-dỗ bạn và bạn lại sa vào cạm-bẫy của nó. Biết bao linh hồn đã đọc kinh, cầu-nguyện, rước Thánh-Thể và người đời kể như các vị Thánh, thế nhưng những linh hồn này đã xem thường các dịp hiểm-nghèo tội-lỗi, nên đã thành con mồi cho ma quỷ!
    III. Xác thịt yếu đuối.
    Sách kể chuyện một bà thánh thiện đã lớn tuổi, tình nguyện làm một công-tác đạo đức, là chôn xác các vị tử-đạo. Một lần kia, bà tình cờ tìm thấy một vị chưa chết, nên đem về nhà bà săn sóc, vị này bình phục. Sau đó việc gì đã xẩy đến? Trong một cơ-hội thuận tiện nhất, hai người có thể kể như hai vị thánh, đã mất ơn Chúa, sau đó mất luôn cả đức tin.
    Tiên tri Isaia đã kêu lên: “Hãy hô to, mọi xác phàm đều là cỏ.” (I-sai-a 40 : 6)
    Suy tư câu đó,Thánh Cờ-ry-sô-tôm nêu lên: Để lửa giữa rơm, rơm không cháy sao ? “Để một ngọn nến thắp sáng giữa đống cỏ khô, ai dám đoan chắc đống cỏ không cháy!”
    Thánh Xi-pơ-ri-a-nô cũng không nói khác hơn: “Để lửa bao bọc tứ bề mà không cháy được ư?”.
    Cùng một ý-tưởng đó, vua Salômon nói: “Người ta có thể bước trên than hồng mà chân không bị phỏng ư?” (Cách-ngôn 6 : 28)
    Cũng vậy, ai liều mình sống trong dịp tội, lại không vấp ngã sao?
    Chúng ta hãy: “Chạy trốn tội-lỗi như trốn rắn độc.” (Ecclus 21 :2)
    Theo Gu-an-phờ-rit: “Không phải đừng đụng đến rắn, mà đừng đến gần.”
    IV. Dứt khoát bỏ ngay dịp tội.
    Nhưng bạn lại nói rằng nhà đó, bạn hữu đó có lợi cho tôi. Nếu “nhà người bạn gái đó là đường đi âm- phủ.” (Cách-ngôn 7 : 27)
    Bạn không kịp lánh xa để được cứu-rỗi ư? Chúa phán: “Nếu mắt phải con nên dịp tội cho con, thì hãy khoét và ném nó đi.” (Mat-thêu 5 : 29)
    Chúa có ý bảo không gì khác hơn là phải lánh xa dịp tội.
    Thánh Phan-xi-cô At-xi-di nói rằng ma quỷ cám-dỗ những người lành khác hơn các kẻ dữ. Trước tiên nó dùng sợi tóc, rồi dùng sợi chỉ, sau nữa dùng dây nhỏ, sau cùng dây thừng trói buộc các người lành. Thánh nhân có ý nói rằng nó xúi dục các kẻ lành trước tiên phạm những lỗi lầm nhỏ. Một khi đã chiều theo ý nó, nó sẽ cám-dỗ ngày càng vi phạm những điều lỗi lớn hơn và sau cùng là tội trọng. Cách riêng là những thói xấu về xác-thịt, chúng ta phải dứt khoát tránh ngay những dịp gần và những dịp xa.
    V. Các phương -dược thần -diệu.
    Để giữ mình khỏi phạm tội, chẳng những phải quyết tâm, phải tránh xa các dịp tội, mà còn phải năng xưng-tội và lãnh các phép Bí-Tích. Nhà năng quét dọn không bị dơ. Năng xưng-tội chẳng những sạch tội, mà còn được thêm sức mạnh chống trả chước cám-dỗ.
    Phép Mình-Thánh tăng cường sự sống thiêng-liêng: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì được sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày tận thế.” (Gio-an 6,54).
    Ai năng rước Mình và Máu Chúa sẽ được hứa ban sự sống đời đời. Công-đồng Tờ-ri-đen-ti-nô (Trent) gọi phép Mình-Thánh là “Thuốc chữa khỏi những lỗi phạm hằng ngày, và giữ mình khỏi tội trọng.”
    Phương-thế thần-diệu khác để giữ mình sạch tội là đọc và suy-gẫm sách thiêng-liêng: “Hãy năng nhớ đến các sự sau, thì bạn sẽ không bao giờ phạm tội.” (Ecclus 7 : 40)
    Những ai ghi nhớ luôn trong trí những chân-lý đời đời về sự chết, sự phán-xét và cảnh đời đời sẽ không sa ngã phạm tội. Nhờ các giờ suy-gẫm, Chúa soi sáng chúng ta: “Họ đến với Người và được chiếu soi.” (Thánh Vịnh 33 : 6)
    Ngài nói với chúng ta và làm cho chúng ta hiểu được những gì nên làm mà những gì nên tránh. Hơn nữa, sự suy-gẫm là lò đốt nóng tình yêu Chúa: “Trong giờ suy-gẫm, lửa đốt cháy trong tôi.” (Thánh Vịnh 39 - 4)
    Để giữ gìn ơn Thánh, điều cần thiết là phải năng cầu-nguyện, vì ai không cầu-nguyện sẽ hư mất đời đời.
    Điều cần thiết để giữ gìn ơn Thánh là sắp đặt đời sống theo một chương-trình thánh-thiện. Sáng sớm, vừa thức dậy, người Kitô-hữu cảm-tạ Chúa, yêu mến Chúa, dâng lên Chúa những quyết-tâm, xin Chúa giúp để giữ mình sạch tội trong ngày. Sau đó, dâng Thánh-Lễ. Trong ngày nên có những giờ thiêng-liêng, viếng Mình-Thánh v.v..
    Tối đến, nên lần chuỗi, tĩnh tâm. Quan trọng hơn cả là xin Chúa đức Nhẫn-nại, nên nhớ kêu Danh Thánh Chúa và Đức Mẹ những lúc bị cám-dỗ.
    Nếu thi hành các điều ghi trên, bạn hy vọng chắc chắn sẽ được rỗi, bằng không bạn phải hư mất đời đời.
    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG.
    Lạy Đấng Cứu-Chuộc con, con cám ơn Chúa cho ánh sáng chiếu dõi trên con, để con hiểu biết và cứu linh-hồn con khỏi chết đời đời. Con thề hứa sẽ kiên-nhẫn dùng ánh sáng Chúa cho. Con biết rằng Chúa muốn cứu con, và con lại rất ước ao được cứu-rỗi.
    Lạy Chúa, con không dại dột chống lại lòng thương yêu của Chúa nữa. Nhờ tình yêu vô biên của Chúa, nên Chúa đã chịu đựng con cho đến ngày nay. Chúa mời gọi con gởi gấm tình yêu của con vào Chúa và con không còn ước mong gì hơn.
    Lạy Đấng tốt lành vô biên, con yêu Chúa. Vì công-nghiệp của Chúa Cứu-Thế, con không bao giờ dám quay lưng lại với Chúa nữa. Con thà chết chẳng thà phạm tội.
    Lạy Mẹ Maria, Mẹ là kho tàng ơn Thánh Chúa, xin Mẹ cứu giúp con Vì công-nghiệp của Chúa Cứu-Thế, nhờ lời Mẹ bầu-cử, con hy-vọng sẽ được phần rỗi đời đời.
    Tác giả: Thánh An-Phong-Xô Li-go-ri
    (Phêrô Bùi-Đắc-Hữu, dịch)
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
       

    Tổng hội Mân Côi CN Việt Nam - Tổng Đoàn Hiệp Sĩ Mân Côi - LÀM SAO GIỮ M...

    LÀM SAO GIỮ MÌNH SẠCH TỘI. I. Đừng chơi với lửa. Xác thịt ta, kẻ thù nguy-hiểm hơn cả, chúng ta chống trả bằn...

     
     
     
    99
     
    4 lượt chia sẻ
     
    Chia sẻ