Anh Cả bị bắt ngày lần 2 ngày 2/7/1987, sau ngày 16/5/1987 là ngày các cơ sở của dòng bị phong tỏa, và sau khi bị xét xử độc đoán đã bị ngục tù lần 2, tù chung thân từ ngày 18/5/1987.
Hình trái: Theo giấy mời của chính quyền địa phương ngày 15/5/1987, 9 giờ sáng ngày 18/5/1987, Anh Cả được anh Lê Đình Lãm chở ra Quận Thủ Đức
Hình phải: Sáng ngày 16/5/1987, Anh Cả xem lại Nghị quyết về Tôn giáo của Nhà nước.
Anh Cả và 21 anh em dòng trước vành móng ngựa ở Tòa Án Sài Gòn ngày 30/10/1987
Anh Hinh ở giữa, cháu anh Matthêô M. Đặng Kim Mô (LK II), người trung gian giữa ae ĐC và trại tù, người thứ 3 là anh Gioan M. Bùi Chu Tràng (LK II).
2 tuần 1 lần anh em dòng được đến trại tù K3 thăm Anh Cả - từ trại tù anh đáng tiến tới phòng khách (hình trên)
Anh Niên (LK VII - hình trên và hình dưới), người trước 1975 vẫn là tái xế cho Anh Cả, cùng một số anh em dòng bất ngờ đến thăm Anh Cả ngoài dự tính
Anh Cả trở về trại tù trong mưa gió (hình trái); hết giờ thăm nuôi, Anh Cả trở vào trại tù (hình phải)
Ngục tù mùng 3 Tết Kỷ Tị ngày 6/2/1989
Ngày 22/5/1990, Anh Cả cắt bánh tạ ơn Chúa mừng 53 năm thụ phong linh mục.
Trong phòng khách của trại tù Z30A cách ngã 3 Ông Đồn (Long Khánh) khoảng 4 km, và cách Thủ Đức 100 km,
nơi Anh Cả Đaminh M. Trần Đình Thủ và mấy AE bị giam giữ (trại tù tỏ ra dễ dãi với phía ĐC nên 2 tuần AE được đến thăm Anh Cả & AE 1 lần).
Một dịp Tết nọ có ít AE ĐC với hơn 100 giáo dân đến thăm Anh Cả, họ đưa 1 tràng pháo dài đến đốt mừng Xuân Mới.
Trong hình trên đây: Anh Bonifasio M. Hoàng Thiện Giản LK III ngồi dựa lưng vào tường song cửa, ngay bên Anh Cả (đang chống tay dưới cằm),
Anh Bênađô M. Bùi Khải Hoàn LK I, thay Anh Cả Sáng Lập Dòng Trinh Vương, ngồi bên trái Anh Cả.
Đối diện với Anh Cả là Lm Augustinô M. Nguyễn Hiến Tân LK II, đại diện Anh Cả coi sóc AE tại hồ cá (khu Khiết Tâm) và AE đang phiêu bạt do đại nạn 1987.
Ngày 24 Tết Nhâm Thân 1992, Anh Bùi Khải Hoàn dẫn phái đoàn Trinh Vương vào thăm cùng chúc mừng tết Anh Cả (hình trái);
Ngày 14 tháng 12/1992, Anh Cả dùng bữa với phai đoàn các chị Trinh Vương (hình phải)
21 anh em cũng bị kết án tù cùng ngày với Anh Cả, nhưng bị ngục tù ở những nơi khác nhau.
Hình trái: Trong chế độ hà khắc hai anh tật nguyền chống nạng là Hà (LK 4) và Giản (LK 3) cũng không được miễn trừ;
Hình phải: Anh Mai Hữu Nghị (Lớp khấn III, Tổng Phụ Tá 4) đang kéo xe nông sản từ rẫy về Trại tù Xuân Phước (A 20)
Hình trái: 3 anh (từ trái) Lâm (LK 9A), Thiện (LK1) và Anh Đích (LK8) trong Trại tù B5 Biên Hòa; Hình phải: Anh Lm Liên (LK V) và Anh Hà (LK IV) tật nguyền trở về Trại tù K3
Trong khi đó, chung anh em dòng, riêng quí anh trẻ, tản mác khắp nơi, sống rải rác và lén lút âm thầm kín đáo, thành từng tổ hầm trú Đồng Công
Hình trái: Anh Lm Nguyễn Hiến Tân đến thăm các tổ của anh em; Hình phải: Aa. Nghị và Thức ở Trại tù Xuân Phước Tuy Hòa năm 1993 được anh em dòng thăm nuôi bằng Honda vượt qua 600 cây số
Từ ngày đại nạn của dòng anh em dòng trốn chạy nhưng vẫn hợp sức vô rừng kiếm cây (hình trái) xây tổ (hình giữa) ... như tổ tiền tập (hình phải)
Anh em cố gắng tự lực mưu sinh với nhau bao nhiêu và những gì có thể, tu như kiểu Thánh Charles de Faucould (hình trái);
Sau vụ lúa, anh em Đội XII6 đáng luống chuẩn bị trồng khoai lang (hình phải)
Anh Quan hái cà phê cho chủ rẫy anh đang trọ nhờ, sau này đỡ hơn anh về Sài gòn đạp xích lô, hay có một số còn hành ghế quét vôi, quét sơn cho Dòng Saint Paul Sài Gòn (hình trái);
Tổ của Anh Thu hành nghề sản xuất tượng ảnh (hình giữa);
và mặc dù sống thầm lặng chui rúc nhưng anh em vẫn theo dõi tình hình qua báo chí (hình phải)
Lạ lùng thay, trong chính thời thế anh em dòng đang tản mác khắp nơi, sống chui rúc, thế mà trong rẫy sâu vẫn có nhiều chí nguyện sinh Đồng Công, nơi quí anh Lm thay nhau đến dâng lễ Chúa Nhật
Đọc bài này, chi tiết cuối cùng trong bài viết khiến cho độc giả giật mình, vì không ngờ 1 vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng như Anh Cả mà lại thèm thuồng miếng ăn hay tranh giành miếng ăn tầm thưòng khi thấy mình không có. Nhưng, với một vị linh mục từng nổi tiếng trong giới Công giáo là "Cha Thánh Thủ" từ ngoài Bắc, vì ngài đã sống đời khổ hạnh, ăn uống kham khổ, thì miếng ăn này đâu có là gì, nhất là lại là món quà từ Lễ Phật Đản nữa. Tuy nhiên, xét cho cùng thì đây là một tuyệt chiêu về hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn, ở chỗ, lợi dụng mình chưa có quà, Anh Cả đã đích thân đến chúc mừng vị hòa thượng và tỏ ra trân trọng món quà mừng Lễ Phật Đản, giáo tổ của vị này.
Ở đây chúng ta nên chú ý thêm 1 điều này nữa đó là Anh Cả không phải chỉ được giáo dân Công giáo kính mến, thành phần bình dân tầm thường quí trọng, mà ở đây, được một vị hòa thượng Phật giáo trí thức nổi tiếng kính nể. Thật vậy, Hòa thượng Thích Đức Nhuận là một bậc trí giả, ở chỗ vừa là giáo sư triết học Phương Đông của đại học Vạn Hạnh, như trường hợp của học giả giảng sư Công giáo Nhân tử Nguyễn Văn Thọ, vừa là chủ bút của của nguyệt san Vạn Hạnh và Hóa Đạo, cũng là chánh thư ký viện Tăng Thống Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (từ 1967 đến 1973). Năm 1985, vị hòa thượng này đã bị chính quyền mới kết án âm mưu, tổ chức chống cách mạng, như trường hợp của Cha Thủ năm 1987, do đó 2 vị có cùng thời gian được gặp gỡ và làm bạn với nhau. Ngài ngồi tù 9 năm, và về chùa Giác Minh tĩnh tu vào năm 1993, cùng năm Cha Thủ không được ở tù nữa, bất ngờ về với anh em dòng ở Thủ Đức ngày 18/5.
Sở dĩ có mối liên hệ nẩy sinh giữa Cha Trần Đình Thủ, là vì 2 vị đều có cùng một chí hướng và tâm huyết. Trong khi Cha Thủ yêu quê hương dân nước và liên lỉ cầu nguyện để dân nước của mình "thoát nạn cộng sản vô thần", thì vị hòa thượng này cũng công khai chống lại thảm nạn vô tổ quốc và phi nhân bản sau quốc biến 1975. Năm 1977, vị hòa thượng này đã bất khuất tung chưởng (vì thế bị tù): “Nạn nước không từ ngoài tới, mà bi thảm thay, lại do chính con người Việt Nam, mất linh hồn, chối bỏ dân tộc, từ chối giá trị làm người, cam tâm làm tôi tớ cho ngoại bang... xô đẩy đồng bào đất nước ta vào cuộc chiến tranh lửa đạn, một cuộc chiến tranh tàn bạo, nhơ bẩn, phi lý, chỉ nhằm phục vụ ý thức hệ và quyền lợi của khối Quốc tế Vô Sản… Hiện đồng bào mọi giới đang phải nép mình sống cuộc đời tù ngục, mất hết tự do kể cả thứ tự do tối thiểu cần có dành cho con người là quyền cư trú, đi lại, làm ăn sinh sống cũng đã bị nhà nước ngụy quyền cộng sản hạn chế, ngăn cấm.”
Chính vị hòa thượng viết bài về Cha Trần Đình Thủ và hòa thượng Thích Đức Nhuận trên đây còn bày tỏ cảm nhận của mình về chung anh em tù nhân Đồng Công, đặc biệt là Anh Linh mục Liên (LK 5 sau này bị tâm thần), cũng ở Trại tù Xuân Lộc Đồng Nai đối với bản thân ngài cũng như đối với chung các tù nhân khác như sau: