7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC PHANXICO

  •  
    BBT CGVN


    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

     

    Chuyên mục:

    “CHUYỆN MỖI TUẦN”

    “Hãy tin vào điều tốt”

    Lời Chúc Tết Nhâm Dần

    Của Đức Thánh Cha Phanxicô

     

     
     

     

     

    Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
    Giáo phận Nha Trang

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3od2uwX

     

    Lời khuyên nhẹ nhàng này là từ huấn dụ của Đức Thánh Cha trước kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật IV /TN/ ngày 30/1/2022… và cũng là ngày 29/Tết – nghĩa là chúng ta còn ở trong chút thời gian ngắn ngủi còn lại của Năm Tân Sửu trước khi cùng nhau bước qua Năm Mới Nhâm Dần…

    Thế nhưng lời khuyên này lại được rút ra từ một sự kiện không mấy vui mà Tin Mừng thánh sử Luca ghi lại… Sự kiện không vui ấy là Chúa Giêsu trở về quê hương Nazareth, nơi  “chôn nhau cắt rốn” của mình… Ngày sabat, Ngài vào hội đường – nghĩa là Nhà Thờ Giáo Xứ Nazareth – và với tiếng tăm của Ngài, người ta mời Ngài công bố Lời Chúa cũng như có đôi ba chia sẻ… mà ngày nay chúng ta gọi là “Giảng”… Ngài công bố một trích đoạn trong sách tiên tri Isaia nói về sứ vụ của Đấng Cứu Thế… và kết thúc: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe (Lc 4, 21- 30)… Khán thính giả trầm trồ và tán thành những lời ân sủng từ miệng Ngài nói ra, nhưng họ lại rơi ngay vào não trạng tội nghiệp của người trần gian… với câu hỏi rất trần tục về gia thế: Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”… Thánh sử Matthêu còn ghi chú thêm về nghề mộc của Ông Giuse và nhắc đến tên Bà Maria – Mẹ Chúa - và cũng chỉ là một phụ nữ nghèo giữa những người nghèo khác trong thôn, trong xóm (Mt 13, 53 – 58)…

     

     

     

    Thái độ ấy của bà con cô bác trong Nhà Thờ Xứ hôm ấy đã buộc Chúa Giêsu phải đưa ra một nhận định và đã trở thành một thành ngữ: Không có ngôn sứ nào được tiếp đón nơi quê hương mình (c. 24)…

    Và Đức Thánh Cha chia sẻ: Chúa biết người dân của mình, biết lòng của họ, biết những rủi ro Ngài có thể gặp… và Ngài đã nghĩ đến việc bị từ chối”…

    Thế nhưng… không chùn chân, không ngại ngần, không do dự, Ngài vẫn vào Nhà Thờ và vẫn công bố Lời Chúa, vẫn rao giảng sự thật… Đơn giản bởi vì Chúa không dừngkhông thể dừng yêu thương chúng ta Vả lại… biết đâu giữa khối người nặng nề não trạng trần tục ấy… vẫn không ít những người – dù không lên tiếng – nhưng vẫn rất mực khâm phục trong lòng, vẫn đón nhận Lời và để cho Lời hoạt động hầu có được một đời sống tốt hơn – kể cả những lúc bị dìm, bị coi thường, bị phê phán oan uổng…

     

     

     

    Người viết có một sự thích thú là thích chọc cười những người quanh mình… và – trong những trường hợp có xích mích – thì cũng tìm cách nói một câu gì đó để mọi người có thể cười… và mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn… Hình như anh em quanh mình biết được sự thích thú ấy… nên lỡ mà có lần nào đó có lời nào không được hài lòng… thì anh em cũng không để bụng, ngược lại cười xòa…vì “lão ta là như thế !”… Xin cám ơn lắm lắm những anh em đã từng – và vẫn còn – chung sống với người viết…

    Đức Thánh Cha dạy rằng: “Chúa Giêsu yêu cầu bạn đón nhận Ngài trong thực tại hằng ngày mà bạn đang sống: trong Giáo Hội ngày nay như nó là, trong những người gần gũi với bạn mỗi ngày, trong sự cụ thể của người nghèo khổ, trong những vấn đề của gia đình bạn, của cha mẹ, con cái, ông bà… Hãy đón nhận Thiên Chúa ở đó...

    Và Ngài cảnh giác: “Có thể là sau nhiều năm là tín hữu, chúng ta nghĩ mình biết rõ về Chúa, với những ý nghĩa, những nhận định của mình… Có nguy hiểm là chúng ta quen thuộc quá với Chúa Giêsu, trở nên đóng kín vào giây phút Ngài gõ cửa để nói với chúng ta một điều mới mẻ, để muốn gặp gỡ chúng ta… Chúng ta phải đi ra khỏi cái tôi này”, ra khỏi việc bám chặt vào những quan điểm của chúng ta… Chúa yêu cầu một tâm hồn rộng mở và một trái tim đơn sơ. Khi một người có tâm trí cởi mở, một trái tim đơn sơ… thì có khả năng ngạc nhiên… Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên và đây là điều tuyệt vời của việc gặp gỡ Chúa Giêsu…

     

     

     

    Để kết thúc, Đức Thánh Cha xin với Mẹ Maria – mẫu gương khiêm nhường và sẵn sàng – để Mẹ chỉ cho chúng ta cách thế để đón nhận Chúa Giêsu…

    Thánh Lễ Tân Niên Nhâm Dần năm nay… trúng phiên người viết chủ tế và suy niệm… Người viết chọn bộ Các Bài Đọc sau đây, bởi người viết tìm thấy ở đấy những hình ảnh đẹp và những lời khuyên hay: - hình ảnh đẹp về “đời sống chung” được tiên tri Isaia vẽ ra thật là tuyệt: sói ở với chiên con – beo nằm bên dê nhỏ - bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau – bò cái kết thân với gấu cái – bé thơ bò chơi bên hang rắn lục và  thọc tay vào hang rắn hổ mang (Is. 11,1-9); - lời khuyên hay: - hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau; - phải có lòng bác ái; - xin ơn bình an của Chúa Kitô điều khiển tâm hồn anh em (Cl 3, 12-17); - Yêu mến Thầy… thì giữ Lời Thầy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy, Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em (Ga 14, 23-27)… Tất cả là để trong Năm Mới này chúng ta sống tiêu đề đoạn viết hôm nay: Hãy tin vào điều tốt…”

    Nhân dịp Năm Mới, Đức Thánh Cha cũng có lời chúc:

    Ngày 1/2/2022 – tức Mùng Một Tết Nhâm Dần – khắp vùng Viễn Đông, cũng như nhiều nơi trên thế giới, sẽ mừng Tết Nguyên Đán… Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chào thân ái và cầu chúc trong Năm Mới mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống bình an – an lành

    Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

    Hẹn gặp lại

     

     ******

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC VỚI ĐẠI KẾT

  •  
    Tinh Cao
    Tue, Jan 25 at 8:55 PM
     
     ĐỨC THÁNH CHA GIẢNG VỀ ĐẠI KẾT
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Bài giảng kết thúc Tuần Đại Kết Kitô Giáo hôm nay, 25/1/2022, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại,
    lại là bài giảng về 3 Nhà Đạo Sĩ Đông Phương - thế mới lạ chứ!
     
    Tuy nhiên, khi chúng ta theo dõi trọn vẹn bài giảng của ngài, chúng ta mới thấy được tính cách thâm thúy tuyệt vời mới lạ
    được ngài chia sẻ để hướng dẫn chúng ta , thành phần mang danh Kitô hữu, thuộc GH Công giáo, GH Chính thống, Anh giáo hay Tin lành,
    có thể khám phá ra và theo đuổi theo gương của 3 Nhà Đạo Sĩ Đông Phương này, chẳng hạn như ở những điểm chính yếu sau đây:
     
    1-  "Truyền thống thường mô tả các v với những y phục khác nhau, đại diện cho các dân tộc khác nhau. Nơi họ chúng ta có thể thấy phản chiếu sự đa dạng của chúng ta, những truyền thống và kinh nghiệm Kitô giáo khác nhau, nhưng cả sự hiệp nhất của chúng ta, nảy sinh từ cùng một mong muốn: hướng lên Trời và cùng nhau bước đi trên mặt đất". 
     
    2-   "Các Đạo sĩ tìm thấy Chúa Giêsu không chỉ nhờ vào ngôi sao, khi đó đã biến mất; họ cần Lời Chúa. Các Ki-tô hữu chúng ta cũng không thể đến được với Chúa nếu không có Lời sống động và hiệu quả của Người (xem Kh 4,12). Nó đã được ban cho toàn thể Dân Chúa, để được mọi người cùng nhau đón nhận, cầu nguyện và suy niệm. Do đó, chúng ta hãy đến gần Chúa Giê-su qua Lời của Người, nhưng chúng ta cũng hãy đến gần anh em của mình qua Lời của Chúa Giê-su". 
     
    3-   "Các Đạo sĩ thực sự nhắc nhở chúng ta rằng để thờ phượng, cần phải thực hiện một bước: trước tiên phải cúi mình. Đây là cách để chúng ta cúi xuống, gạt bỏ sang một bên sự kiêu ngạo của chúng ta, chỉ để lại Chúa ở trung tâm. Đã bao nhiêu lần lòng kiêu hãnh là trở ngại thực sự cho sự hiệp thông!" 
     
    4-   "Tại Bê-lem, sau khi phủ phục thờ lạy, các đạo sĩ mở kho tàng của họ và vàng, nhũ hương và mộc dược xuất hiện (xem câu 11). Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, chỉ sau khi cùng nhau cầu nguyện, chỉ trước mặt Thiên Chúa, dưới ánh sáng của Người, chúng ta mới thực sự nhận ra những kho báu mà mỗi người sở hữu. Nhưng chúng là báu vật thuộc về tất cả mọi người, được dâng tặng và chia sẻ". 
     
    5-   "Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón nhận những chỉ dẫn của các Đạo sĩ cho cuộc hành trình của chúng ta; và chúng ta hãy làm như họ, những người đã trở về nhà “bằng một con đường khác” (Mt 2,12). Đúng vậy, giống như Sao-lô trước khi gặp gỡ Đức Ki-tô, chúng ta cần phải thay đổi cách sống của mình, đảo ngược hướng đi của thói quen và đường lối của mình để tìm ra con đường mà Chúa chỉ cho chúng ta, con đường khiêm nhường, tình huynh đệ và thờ phượng".   
     
     

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

 

  • ĐẠO BINH ĐỨC MẸ
     

    VƯƠNG QUỐC ÁNH SÁNG

    “Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Ngài, không có một chút bóng tối nào!”.

    Một nhóm du khách đến thăm một ngôi làng đẹp như tranh vẽ, họ đi qua một ông già ngồi bên hàng dậu. Khá khách sáo, một người hỏi, “Có nhân vật vĩ đại nào sinh ra từ ngôi làng này không?”. Ông già trả lời, “Không, chỉ có trẻ sơ sinh!”. Leonard Ravenhill nhận định, “Một câu hỏi rỗng tuếch được đáp lại bằng một câu trả lời sâu sắc! Không có anh hùng tức thì, dù ở thế giới này hay trong ‘Vương Quốc Ánh Sáng’ của Chúa. Sự trưởng thành cần có thời gian, học hỏi và thanh luyện!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay cũng nói đến “trẻ sơ sinh”, nói đến “Vương Quốc” như câu chuyện của Leonard Ravenhill khi Giáo Hội mừng kính các thánh Anh Hài. Tuy nhiên, Lời Chúa còn cho thấy có đến hai vương quốc đối nghịch, ‘Vương Quốc Ánh Sáng’ và vương quốc bóng tối. Qua bài đọc thứ nhất, Gioan nói, “Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Ngài, không có một chút bóng tối nào!”.

    “Thiên Chúa là ánh sáng!”, một định nghĩa đầy ấn tượng. Chỗ khác, ấn tượng hơn, Gioan viết, “Thiên Chúa là tình yêu!”. Thiên Chúa là ánh sáng của tình yêu; trong Ngài, không vương một chút tối tăm, vốn liên quan đến sự vắng mặt của tình yêu. Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để chứng tỏ Ngài là ánh sáng của tình yêu. Vì thế, lễ Giáng Sinh được gọi là Lễ Ánh Sáng; qua đó, tình yêu Thiên Chúa ngời sáng trong một kiếp người, Con Chúa mặc lấy xác phàm. Thật là thích đáng và ý nghĩa khi ánh sáng được thắp lên rực rỡ huy hoàng khắp nơi trong ngày Giáng Sinh.

    tiếp >> http://daobinh.com/cac-thanh-2/vuong-quoc-anh-sang.htm



 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

KITÔ HỮU CHỊU CÙNG MỘT PHÉP RỬA NHƯ CHÚA GIÊSU

 

“Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.” (Gioan 3: 5) 

I/ Chịu phép rửa để làm chứng.

Chúa Kitô khi bước vào sứ vụ công khai, Ngài đã mở đầu những tháng ngày thi hành sứ vụ đó bằng cách để cho thánh Gioan Tẩy giả thực hiện phép rửa trên Ngài, như được thuật lại trong Tin Mừng thánh Máccô:

Hồi ấy, Chúa Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan. Vừa lên khỏi nước, Ngài liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” (Máccô 1:9-11).

Trong sách Tin mừng theo thánh Máccô, cũng như trong sách Tin mừng theo thánh Gioan, người ta không tìm thấy những trình thuật về thời thơ ấu, vể máng cỏ, về thánh gia, về các vị vua hiền sĩ. Tuy nhiên, giống như cuộc hiển linh mà thánh Mátthêu nói với chúng ta: cuộc tỏ mình ra cho Ba Vị Hiền Sĩ Phương Đông, đại diện cho tất cả những người dân ngoại, không phải Dân Riêng của Thiên Chúa, thì thánh Máccô cũng nói với chúng ta về một cuộc hiển linh khác.

Cuộc  hiển linh theo thánh Máccô chính là việc Chúa Kitô chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả, là việc Thiên Chúa tỏ mình ra, là sự mạc khải rằng nơi con người của Chúa Giêsu, toàn thể sự sống Ba Ngôi được thể hiện: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Chúa Cha xác nhận Con Ngài trong Thánh Thần. Thiên Chúa tỏ mình ra qua sự nhập thể của Chúa Con, Đấng chịu phép rửa bởi ân huệ của Chúa Thánh Thần, là Đấng sau đó sẽ được ban cho tất cả những ai sẽ lãnh nhận phép thánh tẩy trong Chúa Con. 

II/ Sự tuyển chọn.

Phép rửa, giống như phép cắt bì trong Cựu ước, là dấu hiệu của Giao ước, của sự tuyển chọn. Tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa, tất cả mọi người đều được kêu gọi để được cứu độ, nhưng trong lịch sử thánh, trong tiến trình của Mặc Khải, một số người được tuyển chọn, được chọn để thực hiện một sứ mệnh cụ thể. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương nhưng một số người có phần dành riêng cho mình, một phần đặc biệt giống Chúa Kitô, tư tế, tiên tri và vua. Trong Chúa Giêsu Kitô, tất cả những người được tuyển chọn này đều được làm phép rửa trong nước, Thánh Thần và máu, như thư thứ nhất của Gioan nói cho chúng ta biết “Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật. Có ba chứng nhân: Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một điều” (1 Gioan 5, 6-8).

Nước, thần khí và máu là ba dấu chỉ của sự khai tâm Kitô giáo: nước trong phép rửa tội, Thánh Thần trong phép thêm sức, máu trong phép Thánh Thể. Ba dấu chỉ này là dấu hiệu của sự tuyển chọn, sự lựa chọn cụ thể của Thiên Chúa để hình thành nên thân mình của Chúa Kitô là Giáo hội. Sự lựa chọn này, cũng như trong Cựu Ước, không phải là kết quả của bất cứ công lao đặc biệt hay những năng khiếu phi thường nào, đó hoàn toàn chỉ là ân ban và sự cho không. Sự tuyển chọn đó vẫn là một mầu nhiệm thâm sâu và không khơi dậy bất cứ niềm tự hào nào từ phía chúng ta, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1215 viết:

Bí tích Thánh Tẩy là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa…Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng. mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban cho cả những người có lỗi. Dìm xuống,vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa” (Thánh Ghêgôriô Nadien, Bài giảng 40, 3-4).”

III/ Được tuyển chọn để làm đầy tớ.

Để tránh mọi sự kiêu ngạo, danh hiệu được trao cho những người được tuyển chọn này là danh hiệu đầy tớ. Trong Cựu Ước, Môsê, Nôê, Đavít, Ábraham được gọi là tôi tớ. Đây là danh xưng vinh dự của các ngài. Chúng ta cũng được kêu gọi trở thành tôi tớ qua phép rửa của chúng ta, cũng như chính Chúa Kitô đã trở thành tôi tớ. Đây là ý nghĩa của việc rửa chân trong sách Tin Mừng Gioan “Vậy nếu Ta là Thầy, là Chúa, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau. Ta đã nêu gương cho các ngươi, ngõ hầu như Ta đã làm cho các ngươi thế nào, thì các ngươi cũng làm như vậy. “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Tôi tớ không lớn hơn chủ,kẻ được sai không lớn hơn người sai nó” (Gioan 13: 14-16). Sự tuyển chọn này không làm cho chúng ta vượt trội hơn những người khác, mà ngược lại, mời gọi chúng ta hãy biến mình trở thành những người sau chót, nhỏ bé nhất, những đầy tớ của anh em chúng ta, giống như hình ảnh của Đức Kitô, là người phục vụ:Tôi đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”  (Mc 10:45) và: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Mt 23,12).

Thánh Phaolô nói: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Ngài là Hội Thánh. Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là tôi phải rao giảng lời của Ngài cho trọn vẹn, rao giảng mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa” (Cl 1:24-26).

IV/ Việc làm chứng.

Và sự phục vụ, mà chúng ta phải đáp ứng trước tiên, như Thánh Gioan nói với chúng ta, là sự phục vụ cho việc làm chứng – μαρτυρ trong tiếng Hy Lạp, cũng là tử đạo – martyr: “Khi Ðấng Bầu Chữa đến, Ðấng Ta sẽ gởi đến từ nơi Cha, Thần khí sự thật, từ Cha xuất ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta. Và các ngươi cũng làm chứng, vì từ ban đầu các ngươi hằng ở với Ta.” (Gioan 15: 26-27). Isaia cho chúng ta biết rằng Lời của Thiên Chúa đến thế gian để làm cho nó sinh hoa kết trái và sinh ra hạt giống “Vì cũng như mưa với tuyết từ trời sa xuống, tất không lùi lại về trời, nếu đã không thấm nhuận đất đai, nếu không làm cho đất sinh sản, nảy chồi, và cho người gieo có giống, cùng bánh cho người ta ăn. Cũng vậy, lời của Ta, một khi đã xuất từ miệng Ta, sẽ không về lại với Ta, hư luống, nếu không thực hiện điều Ta đã muốn, nếu không đạt được sự Ta sai làm.” (Isaia 55: 10-11). Rao giảng Lời là việc làm chứng về đức tin của những người đã được rửa tội. Việc làm chứng này là của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ngay cả trước khi thành lời nói. Theo tiếng Hy Lạp μαρτυρ – nhân chứng, chính là người tử đạo – martyr. Vị tử đạo trong Giáo hội không hẳn là người đổ máu chính mình, trừ khi bị bắt buộc chọn lựa một trong hai: hoặc Chúa Kitô, hoặc một giá trị trần thế nào đó như sự sống, danh vọng, tiền của, tình cảm…, lại càng không làm đổ máu người khác, mà thực sự là người hiến mạng sống mình cho người khác bằng những cung cách sống và phục vụ đa dạng, phong phú khác nhau. Phép rửa là một cuộc tuyển chọn, nhưng là một cuộc tuyển chọn cam kết suốt đời phục vụ con người. Phép rửa này sai chúng ta đi phục vụ, mà sự phục vụ cao quý trên hết chính là loan báo cho toàn thế giới Tin Vui Mừng rằng mọi người đều là con yêu dấu của Chúa Cha, là Đấng qua Người Con Yêu Dấu của Ngài, là Chúa Giêsu Kitô, luôn luôn tìm kiếm những con chiên lạc “Các con nghĩ sao? Nếu ai có một trăm con chiên mà lạc mất một con, thì người đó lại không bỏ chín mươi chín con trên núi, để đi tìm con chiên lạc sao? Nếu người đó tìm được, thì quả thật, Thầy bảo các con, người đó sẽ vui mừng vì con chiên đó hơn chín mươi chín con chiên không thất lạc. Cũng vậy, Cha các con ở trên trời không muốn để một trong những kẻ bé nhỏ này phải hư đi” (Mátthêu 18: 12-14), và những đứa con hoang đàng, để trao lại cho họ quyền làm con, ban lại sự sống và niềm hạnh phúc đích thực: “Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. ..Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Luca 15:  20-24). Phép rửa này sai chúng ta đi công bố rằng chính trong nhân loại mà Thiên Chúa tìm thấy niềm vui của Ngài.

Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nói rõ:

Sau khi chấp nhận ban phép rửa cho Chúa Giêsu giữa những kẻ tội lỗi (Lc 3,21; Mt 3,14-15), Gioan Tẩy giả đã thấy và giới thiệu Ngài: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”(Ga 1,29) (Ga 1,36). Như vậy ông cho thấy rằng Chúa Giêsu vừa là Người Tôi Tớ đau khổ, im lặng chịu dẫn đến lò sát sinh (Isaia 53,7) (Giêrêmia 11,19) và gánh tội lỗi muôn dân (Isaia 53,12), vừa là Chiên Vượt Qua biểu tượng cho việc Israel được cứu chuộc trong cuộc Vượt Qua lần đầu (Xuất hành 12,3-14) ( Ga 19,36; 1Cr 5,7). Toàn bộ cuộc đời của Chúa Kitô diễn tả sứ mạng của Ngài “hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc10,45)” (GLGHCG, số 608).

GLGHCG, số 1273 còn nói rõ hơn:

Được tháp nhập vào Hội Thánh nhờ bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu đã được ấn tích thánh hiến để họ thi hành việc phụng tự Kitô giáo (Lumen Gentium 11). Ấn tín rửa tội vừa cho họ khả năng vừa đòi buộc họ phụng sự Thiên Chúa, bằng cách tham dự tích cực vào phụng vụ của Hội Thánh và thực thi chức vụ tư tế cộng đồng bằng đời sống thánh thiện và đức mến năng động để làm chứng cho Chúa (LG 10). 

Cuộc tuyển chọn như vậy không phải là hồi kết, nhưng nó là khúc mở đầu dành cho người khác. Đó là sứ mạng sai chúng ta đi vào thế giới để mang Tin mừng về sự cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người. Thiên Chúa ban cho tất cả những người đã chịu phép rửa ân sủng của Ngài để họ sống trọn vẹn sự tuyển chọn này, sự tuyển chọn mà họ đã nhận nơi phép rửa được Chúa Kitô truyền lại cho các Tông đồ “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.” (Máccô 16: 15-16).

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã thanh tẩy chúng con bằng nước, máu và Thánh Thần, xin tiếp tục thanh tẩy chúng con, để chúng con luôn được đầy tràn sự sống thần linh của Chúa. Xin cho chúng con, một khi đã trở thành con cái đích thực của Chúa trong chân lý và tình yêu thương, được trở nên những con người phục vụ, mang Tin Mừng Cứu Độ của Chúa đến cho mọi người chung quanh. Amen.

 

Phêrô Phạm Văn Trung

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa C

Video Player
 
00:00
 
31:19
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐẤNG CỨU TINH CỦA NGƯỜI KHIÊM HẠ

ĐẤNG CỨU TINH CỦA NHỮNG NGƯỜI KHIÊM HẠ

“Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét” (Luca 1: 39)

I/ Kế hoạch tình thương cứu độ của Thiên Chúa.

Hai người phụ nữ chào nhau: một già, một trẻ; và cùng nhau, họ đúc kết toàn bộ lịch sử thánh: đằng sau bà Êlisabét già nua là bóng tối của hàng thế kỷ chuẩn bị lâu dài, và phía trước là Đức Maria, rạng rỡ, không vết nhăn, loan báo Dân mới của Thiên Chúa sẽ được Chúa Giêsu thiết lập. Họ có điểm chung là niềm hy vọng và tình thương của người mẹ, là những thứ giúp con người trọn vẹn của họ đi vào kế hoạch của Thiên Chúa. Bà Êlisabét hiếm muộn, còn Cô Maria quyết định sống đồng trinh. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Thiên Chúa tỏ mình ra là người dễ bị tổn thương như vậy, khi so sánh với Thiên Chúa trong Cựu Ước, là “Yahweh Sabaoth – Chúa các đạo binh” (Isaia 6: 2-3), từ này xuất hiện 279 lần trong Cựu ước. “Dân sai người đi Silô; từ đó họ mang về Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa các Đạo Binh, Đấng ngự trên các thần hộ giá” (1 Samuel 4:4). Thiên Chúa các đạo binh là “Trang Chiến Binh hùng mạnh” như trong sách Xuất hành mô tả:

“Xa mã Pharaô, Ngài xô xuống lòng biển,
tướng dũng với binh hùng chết chìm trong Biển Sậy.
Vực thẳm vùi lấp chúng, chúng chìm xuống nước sâu
chẳng khác nào hòn đá.

Lạy Chúa, tay hữu Ngài đã biểu dương sức mạnh.
Tay hữu Ngài, lạy Chúa, đã nghiền nát địch quân.
Lấy dũng lực oai hùng, Chúa quật ngã đối phương;
Ngài nổi cơn thịnh nộ, thiêu chúng cháy như rơm.”
(Xuất Hành 15: 3-7).

Thiên Chúa sẽ cứu dân Israel bằng cánh tay quyền lực: “Chính Ta đã làm nên cõi đất, con người và súc vật trên mặt đất, nhờ sức mạnh lớn lao và cánh tay uy quyền của Ta” (Giêrêmia 27: 5), đánh bại các kẻ thù ghét hãm hại dân Ngài, “Vì khi Thiên Chúa các đạo binh đã quyết định, ai có thể cản ngăn, cánh tay Người đã giơ ra, ai có thể làm cho rút lại?” (Isaia 14:27). Thế mà giờ đây, Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài qua hai người phụ nữ không ai biết tới, bất lực và yếu đuối. Chính từ hai người phụ nữ này mà Thiên Chúa đã cho hạ sinh hai người con, một con trẻ được chính người cha của mình, là Dacaria, nói đến trong bài ca “Benedictus – Chúc Tụng” bất hủ: “Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Ngài.” (Lc 1, 76) và được chính Chúa Giêsu ca tụng là “Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” (Mt 11: 9-11). Còn trẻ kia được nhà tiên tri vĩ đại Isaia tiên báo 750 năm trước đó: “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Ngài gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Ngài là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình.” (Isaia 9: 5). Cũng vị tư tế Dacaria, cha của Gioan Tẩy Giả, được đầy Thánh Thần, đã ví trẻ thơ này như là Vầng Đông, trong Bài Ca Benedictus đó: “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an” (Lc 1,78-79). Thực ra chính Thiên Chúa đã lên kế hoạch cứu độ loài người, qua trẻ thơ này, ngay từ buổi đầu tiên, khi hai ông bà nguyên tổ chọn cách sống bất tuân và bất cần Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa phán: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” ( St 3, 15). Trẻ thơ này chính là Ngôi Lời Thiên Chúa: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Ngài vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Ngài, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Ngài là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (Gioan 1: 1-4). Tác giả Tin Mừng thứ tư cũng đã suy niệm và viết tiếp: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người… Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Ngài, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Ngài, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Ông Gioan làm chứng về Ngài, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Ngài đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” (Gioan 1: 9-15).

II/ Những tâm hồn khiêm hạ đón nhận Thiên Chúa.

Hai người phụ nữ khiêm hạ, chỉ biết cậy dựa vào Thiên Chúa, đã được Ngài tuyển chọn vào công trình cứu độ của Ngài: “Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Luca 1: 40-43). Bà Êlisabét không biết gì về mầu nhiệm của Mẹ Maria! Bây giờ bà đang đứng trước mầu nhiệm đó. Bây giờ bà biết rằng Mẹ Maria là Nữ tử Sion, là người mang trong mình Con của Cha Vĩnh Cửu, Đấng Cứu Độ của bà.

Chính nhờ Lời Chúa mà chúng ta, cũng như bà Êlisabét, tiến tới đón nhận Chúa Giêsu trong máng cỏ cõi lòng của mình. Như xưa máng cỏ khiêm tốn hang bò lừa Bêlem đón nhận và tỏ hiện trẻ thơ Giêsu, thì nay máng cỏ cõi lòng hèn kém của chúng ta đón nhận Bí tích Thánh Thể được Chúa Kitô cử hành và trao ban. Trẻ thơ Giêsu vốn là Ngôi Lời trong mầu nhiệm thẳm sâu của Thiên Chúa đã lên tiếng khi xưa với trần thế, qua tiếng ca của các thiên thần:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”
(Luca 2: 14).

Thì nay Chúa Kitô cầm lấy bánh và rượu trần gian để làm nên sự hiện diện thường xuyên và mãi mãi của Ngài giữa con cái loài người, và trao ban chính Mình và Máu của Ngài để phàm nhân trở nên giống Thiên Chúa, như Thánh Gioan Kim Khầu nói: “Con Thiên Chúa đã trở nên con của loài người để làm cho con người trở nên con Thiên Chúa.” Trong thư thứ 2 của mình, thánh Phêrô coi đó là món quà quý giá lớn lao: “Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Ngài đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…” (2 Phêrô 1: 4). Tình thương của Thiên Chúa dành cho loài người không bao giờ vắng mặt, như ĐTC Bênêđictô XVI nói: “Người luôn luôn tìm đến chúng ta – qua những con người mà Ngài soi sáng; qua Lời của Ngài, trong các bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể”. [1]

Ơn cứu độ của chúng ta không phải chỉ là một biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, mà còn là một sự bày tỏ vinh quang của Ngài. Chính khi Thiên Chúa biểu lộ tình thương của Ngài cho loài người, qua mầu nhiệm Nhập thể khi xưa và mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay, thì Ngài đang tỏ lộ vinh quang từ muôn thuở của Ngài cho họ. Chính khi chúng ta đáp lại tình thương của Thiên Chúa, chúng ta đang làm vinh danh Ngài, là điều mà chúng ta cần phải khát khao thực hiện: “Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển” (Mt 6:9). Mà tình yêu nơi Thiên Chúa thì vô cùng vô tận, bởi chính “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:16), thì vinh quang của Ngài sẽ không bao giờ vơi bớt. Nếu chúng ta muốn vui hưởng vinh quang bất diệt của Thiên Chúa, không có một lựa chọn nào khác là chúng ta yêu mến Ngài “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn” (Mt 22: 37) bởi vì Thiên Chúa mãi muôn đời xứng với vinh quang:

“Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ,
Đấng vinh hiển uy quyền!…
Đức Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng
đã lên ngôi hiển trị.
Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ
dâng Chúa lời tôn vinh.”
(Khải Huyền 9: 1,6).

Vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện khi Mẹ Maria, đang cưu mang Con Đấng Tối Cao, cất tiếng chào bà Êlisabét: thai nhi, vốn được cầu khẩn bởi hai bậc cha mẹ cao niên hiếm muộn, bỗng nhảy mừng trong cung lòng son sẻ của bà Êlisabét. Bấy giờ, bà Êlisabét được tràn đầy Chúa Thánh Thần và cất tiếng ngợi ca rằng: “Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (Luca 1: 44-45). Hai bà mẹ khiêm nhường mặt đối mặt khắc ghi cuộc gặp gỡ thánh thiêng vô hình của hai trẻ thơ.

Chúa Giêsu khoác cho mẹ Ngài phẩm giá Mẹ Thiên Chúa, một phẩm giá được Giáo hội mừng trọng thể bẩy ngày sau Lễ Giáng Sinh, ngày bắt đầu một Năm Mới, một khoảng thời gian mới của nhân sinh, nhưng vẫn là thời gian Thiên Chúa cứu độ qua Người Con của Ngài theo thần tính, cũng là Người Con của Mẹ Maria theo nhân tính. Chúa Giêsu cũng khoác cho mẹ Ngài phẩm giá Nữ Vương, một phẩm giá được Giáo hội mừng kính bẩy ngày sau Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Với tư cách là Mẹ của Con Thiên Chúa và Mẹ của Đấng Cứu Độ, Mẹ Maria cũng tham dự vào địa vị của Người Con của Mẹ là Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Mẹ dự phần trong cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên tội lỗi, trên sự chết, trên Satan, và Mẹ cũng chính là Đấng Chiến Thắng nhờ vào chiến thắng của Con Mẹ trên những quyền lực chống lại Thiên Chúa.

Còn Gioan thức tỉnh mẹ mình về những mầu nhiệm của Thiên Chúa, cũng là để thông báo với trần thế và với mỗi người con được người phụ nữ sinh ra rằng sự bất hạnh của người phụ nữ đầu tiên của nhân loại, bà tổ Eva, đã bị vượt qua, đã trở thành hậu cảnh dĩ vãng, đã trở thành “O Felix culpa”. Ngày nay Giáo hội hân hoan xướng lên “Ôi, Tội Hồng Phúc” trong đêm Phục Sinh, trong ánh sáng linh thiêng huy hoàng, thành lời ca mừng chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô, là niềm vui của nhân loại được giải thoát khỏi ách nguyên tội, như bài ca Exultet – Mừng Vui Lên diễn tả: “Tội Ađam quả là cần thiết, tội được xóa bỏ nhờ cái chết của Chúa Kitô. Ôi, tội đã hóa thành hồng phúc, nhờ tội chúng con mới có được Đấng Cứu Tinh cao cả dường này!”

Cuộc đối thoại đầu tiên về niềm hy vọng của trần thế là của hai người phụ nữ mang thai, là hình ảnh của niềm mong đợi và hạnh phúc. Chính Thiên Chúa muốn có và tạo nên cuộc đối thoại ấy. Ngôi Ba Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, Đấng đầu tiên bao trùm Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Luca 1: 35), cũng bao bọc bà Êlisabét: “Và bà được đầy tràn Thánh Thần” (Luca 1: 41). Giáo hội, giống như Mẹ Maria, mang trong mình mầu nhiệm của Chúa Giêsu, trao ban mầu nhiệm đó cho trần thế qua các bí tích, giống như Mẹ Maria biếu tặng mẩu nhiệm Nhập Thể cho bà Êlisabét. Đối với Giáo Hội mầu nhiệm đó là Quà tặng thực sự của Thiên Chúa , một Ân Huệ mà Giáo Hội luôn sống trong đó. Nhờ Bí tích Rửa tội, Mẹ Hội Thánh sinh ra những con cái mới của Thiên Chúa. Nhờ bí tích Thánh Thể, Mẹ Hội Thánh ban cho những con cái ấy Mình và Máu Chúa Giêsu, mầu nhiệm sự sống của Chúa Kitô Phục sinh.

III/ Phúc cho những ai tin nhận và tuân giữ Lời Chúa.

Mối phúc của Đức Maria bắt nguồn từ đức tin: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với em” (Luca1: 44-45). Chúa Giêsu sẽ công bố điều đó một cách long trọng khi một người phụ nữ cất tiếng nói với Ngài: “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” (Luca 11: 27). Ngài đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Luca 11: 28). Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu sẽ ban phúc cho những ai đón nhận và tuân giữ Lời của Chúa! Thiên Chúa qua Thần sứ Gabriel mặc khải cho Mẹ Maria ơn phúc mà Mẹ chưa từng nghĩ tới: “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Ngài. Ngài sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Ngài sẽ vô cùng vô tận.” (Luca 1: 31-33). Mẹ không mảy may nghi ngờ quyền năng của Thiên Chúa , không như vị tư tế Dacaria khi nghe báo tin mình sẽ có con nối dõi trong tuổi già: “Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gioan…” (Luca 1: 13) ông đã đặt vấn đề với thiên sứ “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi ” (Luca 1: 18). Chính vì yếu tin nên Dacaria phải lãnh chịu lời phán xử của Thiên Chúa: “Tôi là Gabriel, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. Và này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi” (Luca 1: 19-20). Còn Mẹ Maria, Mẹ tin vào Lời Thiên Chúa, Mẹ chỉ xin Sứ thần chỉ bảo cho biết việc thụ thai sẽ xẩy ra bằng cách nào, vì Mẹ đã khấn hứa sống đời khiết trinh: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng” (Luca 1: 34). Chính vì thế “Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Luca 1: 35-37). Mẹ liền thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Luca 1:38).

Và sau khi đón nhận “đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng” (Luca 1: 28), Mẹ Maria tỏ lộ Chúa Giêsu, trao tặng Ngài cho bà Êlisabét, như Lời Chúa hôm nay mặc khải cho chúng ta biết: “Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét” (Luca 1: 39) . Chính Mẹ là người mang mầu nhiệm về Thiên Chúa hằng sống đến với thế trần. Khi Thiên Chúa mặc khải cho Mẹ Maria mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thì Ngài cũng mạc khải cho Mẹ mầu nhiệm về Ngôi Con trong ngôi vị con người. Khi Chúa Thánh Thần bao phủ Mẹ bằng bóng của Ngài, Đức Maria khám phá ra mình là con gái bé bỏng của Chúa Cha, và Mẹ sẽ cưu mang Người Con của Chúa Cha. Mẹ phát hiện ra Người Con duy nhất của Chúa Cha được ban tặng cho Mẹ trở thành người con bé bỏng của chính mình. Đó không phải là ý niệm, nhưng trước nhất đó là một cảm nghiệm, dù chúng ta vẫn cần phải suy niệm về những “sự việc – sự kiện” này để đi vào mầu nhiệm Giáng sinh. Mẹ Maria mang trong mình mầu nhiệm kép, đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể, và Mẹ đã dẫn đưa người chị họ của mình là Êlidabét vào mầu nhiệm đó. Bây giờ mỗi người chúng ta có thể tham dự vào việc chiêm ngắm mầu nhiệm kép này: Ngôi Lời Nhập Thể – Thiên Chúa Làm Người. [2]

Chương đầu tiên của sách Gioan cho chúng ta biết rằng Ngôi Lời đã đến với người nhà của Ngài và người nhà của Ngài đã không đón nhận Ngài: “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” (Gioan 1: 9). Dù cũng có một số người ngoại lệ được tái sinh bất ngờ, đón nhận Thiên Chúa và trở thành con cái của Thiên Chúa nhưng nhân vật hôm nay trong Kinh thánh thì lại vượt ra khỏi điểm xuất phát bình thường của con người: đó là Mẹ Maria. Mẹ đúc kết và trổi vượt hơn tất cả những người đã đón nhận Thiên Chúa. Bằng cách đón nhận Thiên Chúa, trong tin tưởng, yêu mến và phó thác, tất cả một cách trọn vẹn, Mẹ vừa trở nên con Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa, vừa trở thành mẹ của Con Thiên Chúa theo nhân tính. Đây là hiệu quả của niềm tin vào Thiên Chúa ở mức độ cao nhất, của Đức tin Kitô giáo.

IV/ Cùng Mẹ Maria hát bài Magnificat.

Những gì Mẹ Maria sống tròn đầy, chúng ta cũng sống như thế theo tầm mức của chúng ta: đức tin của chúng ta giúp chúng ta đón nhận Thiên Chúa và qua đức tin, chúng ta đem Thiên Chúa vào trần thế, chúng ta để cho Ngài tiếp cận với nhân giới của chúng ta. Vì vậy, Thiên Chúa đặt mình trong tay loài người và chúng ta biết điều đó sẽ đi đến đâu. Mẹ Maria là Con gái của Thiên Chúa, mẹ của Chúa Kitô, vốn là Thiên Chúa, là Đấng tự làm cho mình nên rất nhỏ bé. Mẹ Maria vốn dĩ đã sống tinh thần thơ bé thì nay Mẹ lại càng tự nguyện trở nên nhỏ bé hơn trong kế hoạch của Thiên Chúa, một kế hoạch lớn lao nức lòng trời đất. Mẹ cảm biết niềm hân hoan của sự thành toàn đang dần được hoàn thành nơi trần thế, qua Mẹ: Mẹ là nhân tính thành toàn, được nâng lên hàng đầu bởi vì Mẹ đã tự biến mình thành nữ tỳ trong đức tin khiêm hạ của Mẹ.

Đây là những gì bài ca Magnificat – Ngợi khen nhắc lại với chúng ta.

“Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Ngài đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Ngài thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Ngài.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Israel, tôi tớ của Ngài,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Ngài nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Abraham
và cho con cháu đến muôn đời.”
(Luca 1: 46-65)

Bài ca Magnificat là những gì xảy ra cho Mẹ Maria và cũng là những gì sẽ xảy ra cho tất cả những người khiêm hạ, cho tất cả những người đón nhậnThiên Chúa cách đơn sơ thành tâm, cho tất cả những người đói khát sự công chính. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng những gì xảy ra với Mẹ Maria là hình ảnh báo trước những gì sẽ xảy ra với tất cả chúng ta nếu chúng ta biết nói “Xin vâng” với Thiên Chúa. Magnificat vừa là một bài ca cá nhân vừa là bài ca của Hội Thánh. Magnificat là một cầu nối giữa Cựu và Tân Ước, giữa Israel và Hội Thánh, như Mẹ Maria là đỉnh cao của Giao ước giữa Thiên Chúa với dân riêng của Ngài và khai mở một dân mới. Đây là bài ca của dân mới, tức Hội Thánh, được cất lên trên môi miệng của Mẹ Maria và qua đó con cái của Hội Thánh, cũng là con cái của Mẹ, hợp tiếng của mình với tiếng của Mẹ Chúa Giêsu, không ngừng lặp lại trong dòng thời gian, vì Mẹ là hình ảnh của nhân loại thành toàn. [3]

Xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, dạy cho chúng ta sự thinh lặng của cõi lòng để chiêm ngắm Kế hoạch Tình Thương Cứu Độ mà Thiên Chúa mong muốn qua Ngôi Lời Nhập Thể.
Chúng ta cầu xin ơn đổi mới trong đức tin, niềm trông cậy và lòng mến của chúng ta, để nhờ Mẹ Maria, chúng ta đến cùng Con của Mẹ là Chúa Kitô Giêsu, và nhờ Chúa Kitô Giêsu, chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha là nguồn sự sống, nguồn ánh sáng và Ơn Cứu Độ muôn đời.

Phêrô Phạm Văn Trung biên tập.
Chú thích:
[1] Đức Bênêđictô, Thông điệp Deus caritas est, 25.12.2005, số 17.
[2] pere-gibert-adam.org
[3] croire.la-croix.com

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật IV Mùa Vọng C

Video Player
 
00:00
 
52:03
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục