ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm B
Thân ái chào anh chị em
Bài Phúc Âm của Phụng vụ hôm nay (Mk 10:35-45) thuật lại rằng 2 môn đệ Giacôbê và Gioan đã xin Chúa cho một ngày kia được ngồi bên Người trong vinh quang, như thể hai vị là "các tể tướng / thủ tướng", hay giống như vậy.
Thế nhưng các môn đệ khác khi nghe thấy thế thì cảm thấy phẫn nộ. Bấy giờ Chúa Giêsu nhẫn nại dạy cho các vị một giáo huấn quan trọng. Đó là như thế này: vinh quang thực sự không phải là ở chỗ được nổi lên trên những người khác, mà nơi trải nghiệm cùng một phép rửa là thập tự giá như Người là Đức Giêsu sẽ trải qua chẳng bao lâu nữa ở Giêrusalem. Điều này nghĩa là gì? Chữ "phép tửa" nghĩa là "trầm mình", ở chỗ, bằng cuộc Khổ Nạn của mình, Chúa Giêsu đã tự trầm mình vào chỗ chết, để hiến tặng sự sống của mình mà cứu lấy chúng ta.
Bởi thế, vinh quang của Người, vinh quang của Thiên Chúa, đó là tình yêu trở thành phục vụ, chứ không phải quyền lực tìm cách thống trị. Không, không phải là quyền lực tìm cách thống trị! Nhưng là tình yêu trở nên phục vụ. Bởi vậy Chúa Giêsu đã kết thúc những gì Người nói cùng các môn đệ của Người, cũng như với chúng ta, rằng "Ai muốn làm lớn trong các con thì phải làm đầy tớ của các con" (v.43). Để làm lớn, anh chị em cần phải theo con đường phục vụ, phục vụ những người khác.
Chúng ta đang chạm trán đương đầu với hai thứ lý lẽ khác nhau, đó là lý lẽ các môn đệ muốn vươn lên và Chúa Giêsu thì lại muốn trầm Mình xuống. Chúng ta hãy bỏ ít phút ra với hai động từ này. Trước hết là vươn lên. Động từ này cho thấy rằng ý hệ trần tục mà chúng ta luôn chiều theo đó là cảm nghiệm mọi sự, bao gồm cả các mối liên hệ, để nuôi dưỡng tham vọng của chúng ta, để leo lên bậc thang thành công, để chiếm được các vị thế quan trọng.
Việc tìm cầu thứ thế giá riêng tư này có thể trở thành một thứ tâm bệnh, giả trang bằng các ý hướng tốt: chẳng hạn, ở đằng sau những gì là thiện hảo chúng ta làm và rao giảng, chúng ta thường tìm kiếm bản thân mình thôi và tỏ mình ra, tức là chúng ta giành đi trước và trèo cao, chúng ta thấy được nó ngay trong Giáo Hội... Biết bao nhiêu lần, Kitô hữu chúng ta - thành phần cần phải làm đầy tớ - cố gắng trèo cao, giành đi trước. Bởi thế chúng ta cần phải thẩm định những ý hướng thật sự trong lòng mình, mà tự vấn xem: "Tại sao tôi đang thi hành công việc này, trách nhiệm nọ? Có phải là phục vụ hay là muốn được biết đến, ca ngợi và khen tặng?"
Chúa Giêsu đã phản nghịch lại thứ lý lẽ trần tục này bằng lý lẽ của Người, ở chỗ, thay vị nâng mình lên trên người khác thì bước xuống phục vụ họ; thay vì chồi mình lên trên người khác thì dìm mình vào đời sống của họ. Tôi đã theo dõi chương trình truyền hình A Sua Immagine cho thấy việc phục được cơ quan Caritas thực hiện để không còn ai bị đói khát, biết quan tâm đến tình trạng đói khổ của người khác, biết quan tâm đến các nhu cầu của họ. Đúng thế, rất nhiều người đang thiếu thốn, và sau dịch bệnh lại còn nhiều hơn nữa. Hãy tìm cách hạ mình xuống phục vụ hơn là trèo cao lên đỉnh vinh quang của mình.
Đây là động từ thứ hai, đó là chìm xuống. Chúa Giêsu xin chúng ta hãy trầm mình xuống. Nhưng chúng ta cần phải dìm mình xuống như thế nào đây? Đó là tỏ ra cảm thương những cuộc sống của những ai chúng ta gặp gỡ. Chúng ta hãy quan tâm tình trạng đói khổ: thế nhưng chúng ta có thương cảm nghĩ đến tình trạng đói khổ của rất ư là nhiều người hay chăng? Khi chúng ta ngồi trước bữa ăn, một bữa ăn chúng ta được hưởng là ân sủng của Chúa, thì có những người không đủ của ăn suốt cả tháng trời.
Chúng ta hãy nghĩ về điều này. Việc chúng ta thương cảm dìm mình xuống, tỏ ra biết cảm thương, không phải là một thứ thống kê ở trong tự điển bách khóa... Không! Họ là con người. Tôi có biết cảm thương con người ta hay chăng? Hãy biết cảm thương những cuộc sống của những ai chúng ta gặp gỡ, như Chúa Giêsu đã thương cảm tôi, thương cảm anh chị em, thương cảm tất cả chúng ta, Người cảm thương đến gần với chúng ta. Chúng ta hãy nhìn vào Vị Chúa Bị Đóng Đanh, hoàn toàm trầm mình vào trong lịch sử thương tích của chúng ta, và chúng ta sẽ khám phá ra đường lối thực hiện mọi sự.
Chúng ta thấy rằng Người đã không cứ ở trên trời nhìn xuống chúng ta từ đó, mà là đã hạ mình xuống rửa chân cho chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu và yêu thương là khiêm hạ, không nâng mình lên, nhưng tuôn xuống như mưa rơi xuống đất để sinh hoa kết trái sự sống. Thế nhưng làm sao chúng ta có thể thực hiện theo cùng một đường hướng của Chúa Giêsu, từ chỗ nâng mình lên tới chỗ trầm mình xuống, từ tâm thức thế giá, thứ thế giá theo trần tục, đến tâm thức phục vụ, thứ phục vụ của Kitô giáo?
Việc dấn thân là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Mà còn chính sự khó khăn nữa, nhưng không phải là không có thể, vì chúng ta được mạnh sức từ bên trong nâng đỡ chúng ta. Đó là sức mạnh của Phép Rửa, của việc trầm mình vào Chúa Giêsu mà tất cả chúng ta đã lãnh nhận nhờ ân sủng hướng dẫn chúng ta, tác động chúng ta theo Người, thay vì tìm kiếm các thứ lợi lộc của chúng ta, mà là đặt mình vào việc phục vụ người khác.
Đó là một ân sủng, một thứ lửa được Thần Linh thắp lên trong chúng ta cần phải được nung nấu. Hôm nay, chúng ta hãy xin Thánh Linh hãy canh tân ân sủng Thánh Thẩy nơi chúng ta, việc trầm mình vào Chúa Giêsu, vào đường lối hiện hữu của Người, trở nên như các người tôi tớ hơn nữa, trở nên như thành phần tôi tớ như Người đã tỏ ra với chúng ta vậy.
Chúng ta hãy cầu cùng Đức Mẹ: Mẹ - cho dù cao cả nhất - Mẹ vẫn không tìm cách chồi lên, mà là tôi tớ khiêm hạ của Chúa và hoàn toàn trầm mình vào việc phục vụ chúng ta để giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu.
https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20211017.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu