7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -

  •  
    Tinh Cao
    Thu, Oct 7 at 5:33 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Thư Galata

     

     Bài 10: Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta

     

    Thân ái chào anh chị em,

     

    Hôm nay chúng ta lại tiếp tục suy niệm về Thư Galata, trong đó Thánh Phaolô đã viết những lời bất hủ về tình trạng tự do Kitô giáo. Đâu là tự do Kitô giáo? Hôm nay, chúng ta sẽ suy

    niệm về đề tài này, đề tài tự do Kitô giáo.

     

    Tự do là kho tàng thực sự trân quí chỉ khi nào nó bị mất đi. Đối với nhiều người trong chúng ta, thành phần quen sử dụng tự do, nó thường trở thành như những gì là chiếm hữu hơn là

    một tặng ân và là gia sản cần phải được bảo trì. Biết bao nhiêu là lầm lần chung quanh vấn đề tự do này, và biết bao nhiêu là những quan niệm khác nhau đã chạm trán đụng độ nhau

    qua các thế kỷ!

     

    Trong trường hợp của giáo đoàn Galata, vị Tông đồ này không thể chấp nhận sự kiện Kitô hữu, sau khi đã nhận biết và chấp nhận sự thật về Chúa Kitô, lại để cho mình bị thu hút bởi

    những giả tưởng lừa đảo, đang từ tự do thành ra nô lệ: từ sự hiện diện thanh thoát của Chúa Giêsu trở thành nô lệ tội lỗi, trở thành duy luật vân vân. Ngay cả ngày nay, chủ nghĩa duy

    luật là một trong những vấn đề của chúng ta đối với rất nhiều Kitô hữu, thành phần bám víu lấy những gì là duy luật, những gì là ngụy biện. Bởi thế nên Thánh Phaolô đã kêu mời Kitô

    hữu hãy vững vàng trong tình trạng tự do họ đã lãnh nhận nơi Phép Rửa, không để mình lại bị gánh vác "cái ách nô lệ" (Gal 5:1) một lần nữa. Ngài đã có lý để tỏ ra ganh tị cho thứ

    quyền tự do này. Ngài biết rằng "có một số người anh em lầm lạc" - đó là điều ngài gọi họ - đã len lỏi vào cộng đồng này để "do thám" - đó là những gì ngài nói - quyền tự do mà chúng

    ta có được trong Chúa Giêsu Kitô, để họ nhờ đó đem chúng ta đến chỗ làm nô lệ" (Gal 24) - tức là bị tụt hậu. Và Thánh Phaolô không thể chấp nhận được như thế. Có một thứ loan

    truyền loại trừ quyền tự do trong Chúa Kitô chưa bao giờ có tính chất phúc âm. Tôi có thể là một người theo phái Pelagian (biệt chú của người dịch: một người theo giáo phái không

    công nhận nguyên tội và tiền định, và chủ trương nhân cho sơ tính bản thiện và quyền tự do của con người), hay Jansenist (biệt chú của người dịch: một người theo giáo phái chấp

    nhận nguyên tội, tình trạng băng hoại của con người, nhu cầu cần ân sủng và tiền định), hoặc một cái gì đó tương tự, nhưng không có tính chất phúc âm. Anh chị em có thể không

    bao giờ nhân danh Chúa Giêsu để bắt buộc; anh chị em không thể nhân danh Chúa Giêsu, Đấng giải phóng chúng ta, để biến ai đó trở thành nô lệ. Tự do là một tặng ân được ban cho

    chúng ta nơi Phép Rửa.

     

    Thế nhưng, trên hết, giáo huấn của Thánh Phaolô về quyền tự do là những gì tích cực. Vị Tông đồ này nếu lên giáo huấn của Chúa Giêsu chúng ta đã gặp thấy trong Phúc Âm Thánh

    Gioan nữa: "Nếu quí vị tiếp tục ở trong lời của tôi, thì quí vị thực sự là môn đệ của tôi, và quí vị sẽ nhận biết sự thật, rồi sự thật sẽ giải phóng quí vị" (8:31-32). Bởi thế, tiếng gọi này

    trước hết đó là hãy ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn mạch chân lý, Đấng giải phóng chúng ta. Bởi thế, tình trạng tự do của Kitô giáo là những gì được đặt nền tảng trên hai trụ cột, trước

    hết là ân sủng của Chúa Giêsu; sau nữa là sự thật được Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta và là chính Bản Thân Người.

     

    Trước hết, nó là một tặng ân Chúa ban. Tự do mà Kitô hữu giáo đoàn Galata đã lãnh nhận - và chúng ta cũng giồng như họ nơi phép rửa của chúng ta - là hoa trái từ cuộc tử nạn và

    phục sinh của Chúa Giêsu. Vị Tông đồ này tập trung tất cả việc loan báo của ngài về Chúa Kitô, Đấng đã giải phóng ngài khỏi những xiềng xích từ cuộc đời quá khứ của ngài: chị duy từ

    nơi Người mới phát sinh các hoa trái của đời sống mới theo tác động của Thần Linh. Thật vậy, tự do đích thật nhất, cái tư do thoát khỏi tình trạng làm nô lệ cho tội lỗi, xuất phát từ

    Thánh Giá Chúa Kitô. Chúng ta được thoát khỏi tình trạng làm tôi cho tội lỗi bởi Thánh Giá của Chúa Kitô. Ngay ở đó, nơi Chúa Giêsu đã để cho bản thân mình bị đóng đanh, biến

    Người thành một kẻ nô lệ, Thiên Chúa đã đặt để nguồn mạch tự do cho con người. Điều này không thôi khiến chúng ta lạ lùng bỡ ngỡ, ở chỗ, chính ở nơi chúng ta bị tước đoạt tất cả tự

    do, tức là sự chết, lại có thể trở thành nguồn mạch tự do. Thế nhưng, đó lại là mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa! Không dễ gì mà hiểu được, mà cần được sống. Chính Chúa Giêsu

    đã công bố khi Người phán rằng: "Chính vì vậy mà Cha yêu Tôi, vì tôi thí mạng sống mình, để rồi lấy nó lại. Không ai lấy nó được khỏi Tôi, nhưng Tôi tự bỏ nó đi thôi. Tôi có quyền bỏ

    nó đi, và có quyền lấy lại" (Jn 10:17-18). Chúa Giêsu chiếm lấy quyền tự do trọn vẹn này bằng việc hiến thân chịu chết; Người biết rằng chỉ có như thế Người mới chiếm lấy sự sống

    cho hết mọi người thôi.

     

    Chúng ta biết Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm bản thân về mầu nhiệm yêu thương này. Vì thế mà ngài nói cùng Kitô hữu Galata, khi sử dụng một diễn tả cực mãnh liệt rằng: "Tôi đã bị

    đóng đinh với Chúa Kitô" (Gal 2:19). Nơi tác động hiệp nhất tối hậu với Chúa như thế, ngài đã biết rằng ngài đã lãnh nhận được tặng ân cao cả nhất đời ngài, đó là được tự do. Thật

    vậy, trên Thánh Giá, ngài đã đóng đanh "xác thịt của mình cùng với những đam mê và các ước muốn của nó" (5:24). Chúng ta hiểu được đức tin mãnh liệt biết bao tràn ngập vị

    Tông đồ này, mối thân tình với Chúa Giêsu lớn lao là chừng nào. Về phần mình chúng ta biết được đó là những gì chúng ta thiếu hụt thì chứng từ của vị Tông đồ này lại phấn

    khích chúng ta tiến bộ trong cuộc sống tự do này. Kitô hữu là thành phần tự do, phải sống tự do, và được kêu gọi đừng trở về với tình trạng của một kẻ làm nô lệ cho những thứ chỉ thị

    và những gì là xa lạ.

     

    Trụ cột thứ hai của tự do là chân lý. Cả ở trong trường hợp này nữa, cần phải nhớ rằng chân lý của đức tin không phải là một thứ lý thuyết trừu tượng, mà là thực tại về Chúa Kitô sống

    động, Đấng chạm đến ý nghĩa hằng ngày và toàn bộ của cuộc sống bản thân. Biết bao nhiêu là con người chưa bao giờ được học, thậm chí chưa biết đọc biết viết, nhưng lại là những

    người hiểu được sứ điệp của Chúa Kitô rõ ràng, những con người có được thứ tự do làm cho họ thanh thoát. Chính đức khôn ngoan của Chúa Kitô đã nhập vào họ nhờ Thánh Linh nơi

    phép rửa. Biết bao nhiêu người chúng ta thấy sống sự sống của Chúa Kitô hơn các thần học gia, chẳng hạn, đang cống hiến một chứng từ cao cả về quyền tự do của Phúc Âm. Tự do

    làm cho chúng ta được thanh thoát đến độ nó biến đổi đời sống của một con người và hướng nó đến chỗ thiện hảo. Để được tự do, chúng ta chẳng những cần biết mình ở lãnh vực

    tâm lý, nhưng nhất là cần phải sống chân lý nơi bản thân mình ở một cấp độ sâu xa hơn - và ở đó, ở nơi cõi lòng của chúng ta, hãy cởi mở cho ân sủng của Chúa Kitô.

     

    Chân lý cần phải làm cho chúng ta bị lũng đoạn - chúng ta hãy trở về với ngôn ngữ cực mạnh Kitô giáo là không ngừng nghỉ. Chúng ta biết rằng có những Kitô hữu không bao giờ sống

    không ngừng nghỉ: đời sống của họ bao giờ cũng thế, không có một chuyển động nào trong cõi lòng của họ, họ thiếu mất tính cách không ngừng nghỉ. Tại sao? Vì tình trạng không

     ngừng nghỉ là một dấu hiệu Thánh Linh đang hoạt động trong chúng ta, và tự do là một thứ tự do chủ động, xuất phát từ ân sủng của Thánh Linh. Đó là lý do tại sao tôi nói tự do cần phải

    làm cho chúng ta lũng đoạn, nó cần phải liên tục vấn nạn chúng ta, để chúng ta có thể luôn chìm đắm sâu hơn vào những gì chúng ta thực sự là. Như thế, chúng ta mới khám phá ra

    rằng hành trình chân lý và tự do này là một hành trình nhiệt liệt kéo dài suốt cả cuộc đời. Việc tiếp tục sống tự do đó à sống nhiệt tình, là một cuộc sống đối chọi; nhưng không phải là

    không có thể. Can đảm lên, chúng ta hãy thực hiện việc tiến bộ về vấn đề này, rất cần cho chúng ta. Và nó là một hành trình Tình yêu xuất phát từ Thánh Giá dẫn dắt và nâng đỡ chúng

    ta: một Tình Yêu cho chúng ta thấy sự thật và ban cho chúng ta tự do. Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc. Tự do làm cho chúng ta thanh thoát, làm cho chúng ta hần hoan, làm cho

    chúng ta hạnh phúc.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20211006_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐT CHA -THƯ GALATA

  •  
    Tinh Cao
    Thu, Sep 30 at 6:46 AM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Sau hai tuần lễ bị ngăn trở về chuyến tông du 34 của mình, ĐTC Phanxicô đã tạm dựng loạt bài Giáo Lý về Thư Galata của Thánh Phaolô.
    Hôm qua, Thứ Tư 29/9/2021, ngài đã trở lại với loạt bài rất cần thiết và quan trọng cho đời sống đạo của chúng Kitô hữu và riêng tín hữu Công giáo chúng ta.
    Có thể tóm gọn nội dung của bài giáo lý về Thư Galata , bài 9: Đời Sống Đức Tin ở câu kết thúc bài giáo lý như sau:
    "Chúng ta cần phải làm cho sự công chính ấy tác hiệu bằng các việc làm của chúng ta"  
     
    Giờ đây, xin mời Cộng đồng Dân Chúa cùng nhau theo dõi ở 1 trong 3 cái links để đọc (doc.), để nghe (mp3) và để vừa nghe vừa xem (youtube) sau đây:
     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh
     
     

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - THƯ GALATA

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Sep 1 at 5:10 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Thư Galata - Bài 7 - Những Người Galata Khờ Dại

      

    Xin chào anh chị em,

    Chúng ta sẽ tiếp tục việc dẫn giải của Thư Galata được Thánh Phaolô gửi Kitô hữu giáo đoàn Galata. Đây không phải là một điều gì mới mẻ, tức là việc dẫn giải này, nó không phải là cái gì đó của tôi: những gì TA đang học hỏi là những gì Thánh Phaolô nói hết sức xung khắc với Kitô hữu Galata.

    Nó cũng là Lời Chúa nữa, vì nó thuộc về Thánh Kinh. Chúng không phải là những gì được ai tạo ra: không. Nó là những gì đã xẩy ra vào thời đó và còn có thể tái diễn nữa. Đấy chỉ là một bài giáo lý về Lời Chúa được diễn tả trong Thư Thánh Phaolô gửi cho Giáo đoàn Galata; ngoài ra không còn gì khác. Cần phải nhớ như thế. Trong các bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy cách thức Thánh Phaolô tỏ cho những Kitô hữu tiên khởi ở Galata mối nguy hiểm khi họ lìa bỏ đường lối họ đã bắt đầu hành trình bằng việc đón nhận Phúc Âm. Thật vậy, mối nguy cơ là ở chỗ chiều theo khuynh hướng hình thức, một trong những khuynh hướng dẫn đến chỗ giả hình, thái độ chúng ta đã nói đến ở những lúc khác. Việc chiều theo hình thức và chối bỏ phẩm vị mới mẻ mà họ đã lãnh nhận, phẩm vị của những ai được Chúa Kitô cứu chuộc. Đoạn thư chúng ta vừa nghe là đoạn bắt đầu phần hai của bức Thư này. Cho đến lúc này thì Thánh Phaolô đã nói về đời sống của ngài và ơn gọi của ngài: về cách thức ơn Chúa đã biến đổi cuộc sống của ngài, khiến ngài hoàn toàn dấn thân cho việc phục vụ phúc âm hóa. Đến đây, ngài trực tiếp thách thức những Kitô hữu Galata: ngài đưa cho họ những chọn lựa của họ và tình trạng bấy giờ của họ, những gì có thể vô hiệu hóa cảm nghiệm về ân sủng họ đã sống.

    Những từ ngữ được Vị Tông đồ này sử dụng để ngỏ cùng Kitô hữu Galata thật sự là không lịch sự gì hết, như chúng ta đã nghe thấy. Ở các Thư khác, chúng ta dễ dàng thấy được những lời bày tỏ như "Chư huynh" hay "các bạn thân mến"; ở đây lại không, vì ngài cảm thấy giận dữ. Ngài nói chung chung về Kitô hữu Galata, và không ít hơn 2 lần ngài cho họ là "khờ dại", một lời lẽ không được lịch sự. Khờ dại, cù lần, có thể mang nhiều ý nghĩa... Ngài nói thế không phải vì họ thiếu thông minh, mà vì, hầu như không ý thức, họ đang có nguy cơ mất đi đức tin nơi Chúa Kitô mà họ đã lãnh nhận hết sức nhiệt tâmHọ khờ dại vì họ không ý thức thấy rằng mối nguy hiểm ở đây là mối nguy hiểm bị mất đi kho tàng quí giá, mất đi vẻ đẹp, nơi tính chất mới mẻ của Chúa Kitô. Nỗi ngỡ ngàng và phiền muộn của vị Tông đồ này là những gì hiển nhiên. Cảm thấy đắng cay chua xót, ngài đã gợi lên cho những Kitô hữu này ký ức về việc loan báo ban đầu của ngài, được ngài cống hiến cho họ cái khả thể đạt tới một thứ tự do mới mẻ, bất ngờ có được cho tới lúc ấy.

    Vị Tông đồ này đặt vấn đề với Kitô hữu Galata, chủ ý làm cho họ bừng tỉnh lương tâm của họ: đó là lý do tại sao nó lại thật mãnh liệt như thế. Chúng là những vấn đề có tính cách hùng biện, vì Kitô hữu Galata ý thức rõ được rằng việc họ tin tưởng vào Chúa Kitô là hoa trái của ân sủng họ nhận được nhờ việc rao giảng Phúc Âm. Ngài đưa họ về lại khởi điểm của ơn gọi Kitô hữu. Lời mà họ đã nghe từ Thánh Phaolô đều tập trung vào tình yêu của Thiên Chúa, hoàn toàn được tỏ hiện nơi cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô không tìm thấy được một bày tỏ nào thuyết phục hơn những gì ngài có lẽ đã lập đi lập lại cho họ một số lần trong việc ngài rao giảng rằng: "Không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Sự sống tôi hiện sống trong xác thịt đây là tôi sống niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến Mình cho tôi" (Galata 2:20). Thánh Phaolô không muốn biết gì khác ngoài Chúa Kito tử giá (cf. 1Cor 2:2). Kitô hữu Galata cần phải nhìn vào biến cố này, đừng để mình bị phân tâm bởi những thứ rao truyền khác. Tóm lại - ý muốn của Thánh Phaolô là thúc bách các Kitô hữu hãy nhận thức được những gì đang nguy biến ở chỗ họ để mình bị thu hút bởi những tiếng nói của thành phần muốn dẫn họ tới một thứ đạo giáo chỉ biết tuân giữ các chỉ thị một cách thận trọng. Vì họ, thành phần rao giảng mới mẻ đã đến Galata, đã thuyết phục họ phải quay đầu trở lại với các luật lệ những người này đã tuân giữ và hoàn trọn trước khi Chúa Kitô xuất hiện, Đấng nhưng không ban ơn cứu độ.

    Ngoài ra, những Kitô hữu Galata đã hiểu rất rõ những gì vị Tông đồ này muốn nói tới. Họ thật sự đã cảm nghiệm được tác động của Thánh Linh nơi cộng đồng của họ, ở chỗ, như nơi các cộng đồng khác, dức bác ái và các đặc sủng khác nhau đã tỏ hiện cả giữa họ nữa. Khi bị thử thách, họ cần phải đáp lại để những gì họ đã nghiệm thấy trở thành hoa trái về tính chất mới mẻ của Thần Linh. Bởi thế, khởi điểm việc họ chấp nhận đức tin là việc khởi động của Thiên Chúa, chứ không phải bởi con người. Thánh Thần đã là tác nhân nơi cảm nghiệm của họ; vậy việc đẩy Thánh Linh vào hậu trường để ưu tiên cho c ác việc làm của họ - tức là việc hoàn trọn các chỉ thị của Lề Luật - sẽ là những gì liều lĩnh dại dột. Tính chất thánh đức là những gì xuất phát từ Thánh Linh và là việc cứu chuộc nhưng không của Chúa Giêsu: chúng ta được công chính hóa là như vậy.

    Như thế, Thánh Phaolô mời gọi cả chúng ta nữa hãy suy nghĩ xem chúng ta đang sống đức tin của chúng ta ra sao? Tình yêu của Chúa Kitô, Đấng tử giá và phục sinh, vẫn là tâm điểm của đời sống chúng ta hằng ngày như nguồn mạch cứu độ hay chăng, hay chúng ta cảm thấy hài lòng về một vài hình thức đạo nghĩa để xoa dịu lương tâm của chúng ta? Chúng ta đang sống đức tin của chúng ta ra sao? Chúng ta có gắn bó với kho tàng quí báu, với vẻ đẹp nơi tính chất mới mẻ của Chúa Kitô, hay chúng ta thích một cái gì đó thu hút chúng ta trong chốc lát nhưng rồi lưu lại trong chúng ta những gì là trống rỗng? Những gì là phù du thường hay gõ cửa trong những ngày sống của chúng ta, nhưng nó lại là một thứ ảo tưởng u buồn, khiến chúng ta nông nổi chiều theo và ngăn trở chúng ta khỏi nhận thức được những gì là thực sự đáng sống.

    Anh chị em ơi, tuy nhiên, chúng ta hãy tin tưởng rằng ngay cả khi chúng ta bị cám dỗ quay đi thì Thiên Chúa vẫn tiếp tục ban các tặng ân của Ngài. Qua giòng lịch sử, thậm chí ngay cả hôm nay đây, những sự việc xẩy ra giống như những gì đã xẩy ra cho Kitô hữu Galata. Ngay cả hôm nay đây, người ta hô hào chúng ta rằng: "Không, thánh đức là ở nơi các thứ chỉ thị này, nơi những điều kia, các bạn cần phải làm điều này điều nọ", và đề ra một thứ đạo nghĩa có tính cách uyển chuyển, một tính chất uyển chuyển lấy đi khỏi chúng ta cái tự do theo Thần Linh được ơn cứu chuộc của Chúa Kitô ban cho chúng ta. Hãy coi chứng tính cách cứng cỏi họ đề ra cho anh chị em: hãy cẩn thận. Vì ở đằng sau hết những gì là uyển chuyển đều có một cái gì xấu xa tệ hại, không xuất phát từ Thần Linh Chúa. Đó là lý do bức Thư này sẽ giúp chúng ta không nghe theo thánh phần có vẻ bảo thủ này đề ra để làm cho chúng ta thoái hóa đời sống thiêng liêng của chúng ta, và sẽ giúp chúng ta tiến bước  theo ơn gọi vượt qua của Chúa Giêsu.

     Đó là những gì vị Tông đồ này lập lại cho Kitô hữu Galata, khi ngài nhắc nhở họ rằng Chúa Cha "ban Thần Linh cho anh em và thực hiện các phép lạ giữa anh em" (3:5). Ngài nói ở thời hiện tại, ngài không nói "Chúa Cha đã ban cho anh em Thần Linh", đoạn 3, câu 5, không, ngài nói "đang ban"; ngài không nói "đã thực hiện" mà là "đang thực hiện". Vì, bất chấp tất cả mọi khó khăn chúng ta có thể gây ra cho tác động của mình, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta, trái lại còn ở với chúng ta bằng tình yêu nhân hậu của Ngài. Ngài như một người cha hằng ngày ngong ngóng đứa con của mình trở về: tình yêu thương này của Chúa Cha không bao giờ biết mỏi mệt về chúng ta.

    Chúng ta hãy xin ơn khôn ngoan luôn nhận thức được thực tại này, và hãy tránh xa thành phần bảo thủ đề ra một đời sống khắc khổ có tính cách nhân tạo, đẩy xa khỏi cuộc phục sinh của Chúa Kitô. Việc khổ hạnh thì cần thiết đấy, nhưng khổ hạnh một cách khôn ngoan chứ không phải một cách nhân tạo.

     https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210901_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    DTCPhanxico.ThuGalata-7.mp3  

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN25TN=B

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Sep 19 at 6:40 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm B

      

    Thân mến chào anh chị em,

    Bài Phúc Âm của Phụng vụ hôm nay (Mk 9:30-37) thuật lại rằng, trên đường đi Jerusalem, các môn đệ của Chúa Giêsu đang bàn luận "với nhau xem ai là người lớn nhất" (v.34). Bởi vậy mà Chúa Giêsu đã nói thẳng với các vị những lời nhức nhối vẫn còn hiệu năng cho tới ngày nay:

    "Nếu ai muốn làm đầu thì phải làm người thấp hèn nhất tất cả và làm đầy tớ của mọi người" (v.35). Nếu các con muốn làm đầu, các con cần phải ở vào chỗ cuối cùng và phục vụ hết mọi người. Bằng câu nói nẩy lửa này, Chúa muốn tung ra một thứ đảo ngược: Người lật đổ các tiêu chuẩn về những gì thực sự là chính yếu. Giá trị của con người không lệ thuộc vào vai trò của họ nữa, vào công việc họ làm, vào tiền bạc họ có trong ngân hàng. Không, không, không, nó không lệ thuộc vào những thứ ấy. Tính cách cao cả và thành đạt trước mắt của Thiên Chúa được đánh giá một cách khác hẳn: chúng được đánh giá bằng việc phục vụ. Không phải vào những gì ai đó có được, mà là vào những gì họ cho đi

    Anh chị em có muốn làm đầu hay chăng? Thì hãy phục vụ nhé. Như thế mới được.

    Ngày nay, chữ "phục vụ" được sử dụng có vẻ nhàm chán một chút. Thế nhưng nó có một ý nghĩa chính xác và cụ thể trong Phúc Âm. Phục vụ không phải là một thứ bày tỏ lịch sự, mà là tác hành như Chúa Giêsu, Đấng đã tóm gọn đời sống của mình bằng mấy chữ là Người đã đến "không phải để được phục vụ mà là để hầu hạ" (Mk 10:45).

    Đó là những gì Chúa đã nói. Bởi thế, nếu chúng ta muốn theo Chúa Giêsu, chúng ta cần phải theo đường lối chính Người đã vạch vẽ là đường lối phục vụ. Việc trung thành của chúng ta với Chúa lệ thuộc vào việc chúng ta sẵn sàng phục vụ. Chúng ta biết được làm như thế thì phải trả giá, bởi "hương vị thập giá của nó"Thế nhưng, khi mà việc chúng ta chăm sóc và trở nên thuận lợi cho người khác gia tăng, thì nội tâm của chúng ta trở nên tự do thanh thoát hơn, chúng ta trở nên giống như Chúa Giêsu hơn. Chúng ta càng phục vụ, chúng ta càng nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhất là khi chúng ta phục vụ những ai không thể đáp đền, thành phần nghèo khổ, tỏ ra gắn bó với những khó khăn cùng nhu cầu của họ một cách dịu dàng cảm thương: để rồi ngược lại, chúng ta khám phá thấy được tình yêu thương và vòng tay ôm ấp của Thiên Chúa ở đó.

    Sau khi đã nói về tính chất chính yếu của việc phục vụ, Chúa Giêsu còn làm một điều để minh họa cho thấy nữa. Chúng ta đã thấy rằng các hành động của Chúa Giêsu còn mạnh mẽ hơn cả những lời Người nói. Vậy đâu là hành động này? Người đem một em nhỏ mà đặt em vào giữa các môn đệ, ngay tại trung tâm điểm, vào một vị thế quan trọng nhất (v.36). Trong Phúc Âm, con trẻ không tiêu biểu cho tình trạng vô tội cho bằng tính chất bé mọn. Vì như con trẻ, những con người nhỏ bé này lệ thuộc vào người khác, vào người lớn, chúng cần được đón nhận. Chúa Giêsu đã ôm lấy những con trẻ ấy mà nói rằng những ai đón nhận một con người bé nhỏ nào, đón nhận một con trẻ, là đón nhận Người (v.37). Những ai cần phải được phục vụ trên hết là những người cần được đón nhận mà không có gì đền đáp. Phục vụ những ai cần được đón nhận và không thể đáp đền. Khi đón nhận những ai sống ở bên lề xã hội, những con người bị bỏ rơi quên lãng là chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, vì Người đang ở đó. Để rồi nơi con người bé nhỏ này, nơi con người nghèo khổ chúng ta phục vụ, chúng ta cũng nhận được vòng tay ôm ấp dịu dàng của Thiên Chúa.

    Anh chị em thân mến, được Phúc Âm thách thức, chúng ta hãy tự hỏi xem: là người theo Chúa Giêsu, tôi có chú ý tới những ai bị bỏ rơi hay chăng? Hay tôi lại tìm kiếm những gì là thoả mãn cá nhân mình, như các vị môn đệ hôm ấy? Tôi có cho rằng đời sống có tính cách đối chọi cạnh tranh để chiếm đoạt, bất chấp cái giá người khác phải trả, hay tôi tin rằng làm đầu tức là phục vụ? Một cách cụ thể hơn là tôi có cống hiến thời gian cho "một con người bé nhỏ", cho một ai đó không thể nào đền đáp cho tôi hay chăng? Tôi có quan tâm về một ai đó không thể trả lại cho tôi bất cứ sự gì chăng, hay chỉ quan tâm tới những người thân nhân và thân hữu của tôi thôi? Đó là những câu hỏi chúng ta phải tự vấn.

    Xin Trinh Nữ Maria, người tôi tớ khiêm hèn của Chúa, giúp chúng ta hiểu được rằng phục vụ không phải là làm cho chúng ta thụt xuống, mà là giúp chúng ta tăng trưởng. Và cho đi thì phúc hơn là nhận lãnh (cf Acts 20:35).

    (Sau Kinh Truyền Tin, trong số các điều ngỏ cùng cộng đồng dân Chúa bấy giờ, ĐTC nhắc đến Đức Mẹ La Salette như sau:)

    Tôi đang nghĩ đến những ai đang qui tụ lại ở Đền Thánh La Salette ở Pháp, nhân dịp kỷ niệm 175 năm biến cố hiện ra của Đức Mẹ châu lệ với hai con trẻ. Những giọt nước mắt của Mẹ Maria làm cho chúng ta nghĩ đến những giọt nước mắt của Giêsu thương thành Jerusalem và nỗi thống khổ của Người trong Vườn Nhiệt: những giọt nước mắt ấy là phản ảnh nỗi đớn đau của Chúa Kitô phải chịu vì tội lỗi của chúng ta và là một lời kêu gọi luôn hiện đại là hãy phó thác bản thân chúng ta cho lòng thương xót Chúa.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210919.html

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ CN21TN-B

  •  
    Tinh Cao

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm B

     

    Thân mến chào anh chị em,

    Bài Phúc Âm cho phụng vụ hôm nay (Jn 6:60-69) cho chúng ta thấy phản ứng của đám đông, và của những người môn đệ, với bài nói của Chúa Giêsu sau phép lạ những ổ bánh được tăng bội. Chúa Giêsu đã mời gọi họ hãy suy diễn cái dấu chỉ ấy và hãy tin vào Người, Đấng là bánh thực sự từ trời xuống, thứ bánh sự sống; và Người đã mạc khải cho biết rằng thứ bánh Người sẽ ban cho ấy chính là mình của Người và máu của Người. Đó là những lời lẽ nghe có vẻ ngang ngược khó nghe đối với con người ta, đến độ, vào lúc ấy, như Phúc Âm cho biết, nhiều môn đệ của Người đã bỏ đi; tức là họ không theo vị Thày này nữa (vv.60,66). Bấy giờ Chúa Giêsu mới hỏi 12 Vị: "Các con cũng có muốn ra đi hay chăng?", nên Phêrô, thay cho cả nhóm, khẳng định các vị quyết ở lại với Người: "Lạy Thày, chúng con còn biết theo ai đây? Thày mới có những lời sự sống đời đời; chúng con đã tin và đã nhận biết rằng Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Gioan 6:68-69). Đó là một lời tuyên xưng đức tin tuyệt vời.

    Chúng ta hãy vắn tắt nhìn vào thái độ của những ai rút lui, không còn theo Chúa Giêsu nữa. Việc bất tin tưởng này từ đâu mà có vậy? Đâu là lý do cho việc tẩy chay này?

    Những lời lẽ của Chúa Giêsu đã làm bùng lên một tệ hại cả thể: Người đã nói rằng Thiên Chúa đã quyết định tỏ mình ra và hoàn thành ơn cứu độ bằng tính chất yếu hèn của xác thịt loài người. Đó là mầu nhiệm nhập thể. Việc Thiên Chúa nhập thể là những gì quái gở, gây trở ngại cho những con người ấy - thế nhưng, thường cũng cho cả chúng ta nữa. Thật vậy, Chúa Giêsu khẳng định rằng thứ bánh cứu độ thực sự, thứ bánh truyền đạt sự sống đời đời, là chính thịt của Người; vì thế, để được hiệp thông với Thiên Chúa, trước khi tuân giữ luật lệ hay chu toàn các chỉ thị của đạo giáo, cần phải sống mối liên hệ thực sự và cụ thể với Người đã. Bởi ơn cứu độ từ Người mà có, nơi việc nhập thể của Người. Tức là người ta không được theo đuổi Thiên Chúa một cách mơ màng, tưởng tượng ra những gì là lớn lao cao cả quyền thế, nhưng Ngài cần phải được nhận biết nơi nhân tính của Chúa Giêsu, để rồi, nơi cả nhân tính của anh chị em chúng ta gặp gỡ trên đường đời. Thiên Chúa đã biến mình thành xác thịt. Và khi chúng ta nói điều ấy, theo Kinh Tin Kính, vào Ngày Lễ Giáng Sinh, hay vào Lễ Truyền Tin, chúng ta quí gối xuống thờ lạy mầu nhiệm nhập thể. Thiên Chúa đã biến mình thành thịt và máu; Ngài đã hạ mình xuống tới độ trở thành một con người như chúng ta. Ngài đã khiêm hạ tới độ gánh váo vào thân những đau khổ và tội lỗi của chúng ta, và vì thế Ngài xin chúng ta đừng tìm kiếm Ngài ở bên ngoài đời sống và lịch sử, mà nơi mối liên hệ với Chúa Kitô cũng như với anh chị em của chúng ta. Tìm kiếm Ngài trong đời, nơi lịch sử, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Anh chị em thân mến, con đường dẫn đến cuộc gặp gỡ Thiên Chúa là ở mối liên hệ với Chúa Kitô cũng như với anh chị em của chúng ta.

    Ngay cả đến hôm nay đây, việc Thiên Chúa mạc khải nơi nhân tính của Chúa Giêsu vẫn có thể gây ra tệ hại và không dễ gì chấp nhận đâu. Đó là những gì Thánh Phaolô gọi là "cái điên rồ" của Phúc Âm trước mắt những ai tìm kiếm các phép lạ hay những gì là khôn ngoan trần thế (cf.1Cor 1:18-25). "Tính chất quái gở tệ hại" này được tiêu biểu rõ ràng nơi bí tích Thánh Thể: trước mắt thế gian thì có nghĩa lý gì khi quì gối trước một miếng bánh chứ? Tại sao trên đời này lại có những người cần phải được chuyên cần nuôi dưỡng bằng thứ bánh này chứ? Thế gian cảm thấy thật là quái gở.

    Trước việc làm kỳ diệu của Chúa Giêsu, Đấng đã sử dụng 5 ổ bánh và 2 con cá để nuôi hàng ngàn người, thì hết mọi người đều tung hô Người và muốn tôn vinh Người làm Vua. Thế nhưng, khi Người dẫn giải cho họ biết rằng cử chỉ ấy là dấu chỉ về sự hy sinh của Người, tức là về việc Người hiến ban mạng sống của Người, hiến ban thịt và máu của Người, và những ai muốn theo Người thì phải nên giống Người, nên giống như nhân tính của Người, được dâng hiến cho Thiên Chúa và người khác, thì bấy giờ là xong, vị Giêsu này không còn được yêu thích nữa, nhân vật Giêsu này đã khiến chúng ta hoảng lên. Trái lại, chúng ta lại cần phải lo rằng nếu Người không làm cho chúng ta hoảng lên, khi chúng ta đã có thể hạ thấp sứ điệp của Người xuống! Chúng ta hãy xin ơn biết để bản thân mình được khơi động lên và hoán cải trước "những lời sự sống đời đời" của Người. Xin Rất Thánh Maria, vị đã cưu mang Người Con Giêsu của Mẹ nơi xác thịt và đã liên kết bản thân Mẹ với hy tế của Người, giúp chúng ta luôn làm chứng cho đức tin của chúng ta trong cuộc sống thực hữu của chúng ta.  

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210822.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --