7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ CN18TN-B

  •  
    Tinh Cao

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XVIII Thường Niên Năm B

     

     

    Thân mến chào anh chị em,

    Cảnh tượng đầu tiên của bài Phúc Âm cho phụng vụ hôm nay (Jn 6,24-35) cho chúng ta thấy có mấy chiếc  thuyền đang di chuyển về phía thành Capernaum: đám đông đang đi tìm kiếm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đó là một điều thật tốt lành, tuy nhiên bài Phúc Âm lại dạy chúng ta rằng việc tìm kiếm Thiên Chúa vẫn chưa đủchúng ta cũng cần phải hỏi tại sao chúng ta đang tìm kiếm Ngài nữa. Thật vậy, Chúa Giêsu phán rằng: "Các người tìm kiếm Tôi, không phải là vì các người đã thấy dấu lạ, mà vì các người đã được ăn bánh no nê" (v.26). Thật vậy, dân chúng đã chứng kiến thấy phép lạ các ổ bánh tăng bội, nhưng họ đã không nắm bắt được ý nghĩa của cử chỉ ấy: họ đã dừng lại ở cái bề ngoài của phép lạ này, họ đã đọng lại ở thứ bánh vật chất: chỉ ở chỗ đó thôi, chứ không tiến xa hơn, tiến vào chính ý nghĩa của phép lạ này.

    Bởi vậy, vấn nạn đầu tiên chúng ta cần tự hỏi mình rằng: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là động lực thúc đẩy cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần nhận thức được điều này, vì giữa nhiều chước cám dỗ chúng ta gặp phải trong đời, giữa nhiều chước cám dỗ có một thứ chúng ta có thể gọi là khuynh hướng ngẫu tượngNó là một khuynh hướng thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa cho việc sử dụng riêng tư của mình, để giải quyết các thứ vấn đề của chúng ta, để tạ ơn Ngài về những gì chúng ta không thể tự mình đạt được, cho thiện ích của chúng ta. Thế nhưng, như thế thì đức tin vẫn có tính cách nông nổi hời hợt, thậm chí, tôi có thể nói như thể này, đức tin vẫn có tính cách lóa mắt, ở chỗ, chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để chúng ta hưởng thụ, rồi quên mất Ngài khi chúng ta thỏa mãn. Ở tâm điểm của thứ đức tin non nớt này không phải là Thiên Chúa mà là các nhu cầu của chúng ta. Tôi nghĩ đến các thứ thiện ích lợi lộc của chúng ta, đến nhiều điều... Cần phải trình bày các nhu cầu của chúng ta cho tấm lòng của Thiên Chúa, thế nhưng Chúa, Đấng tác động vượt lên trên các thứ mong mỏi của chúng ta, Đấng muốn sống với chúng ta trước hết trong mối liên hệ yêu thương. Mà tình yêu chân thực là những gì vô tư, những gì nhưng không: người ta không yêu thương để nhận được một đáp trả ưu ái nào đó! Đó là thứ tình yêu vụ lợi; và trong cuộc sống chúng ta rất thường được tác động theo tính vụ lợi.

    Vấn đề thứ hai đó là đám đông xin Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta: "Chúng tôi cần phải làm gì để được gọi là làm các công việc của Thiên Chúa?" (v.28). Dường như dân chúng, bị Chúa Giêsu khiển trách, thì nói rằng: "Thế thì chúng tôi làm thế nào để thanh tẩy việc chúng tôi tìm kiếm Thiên Chúa đây chứ? Làm sao chúng tôi có thể đi từ một thứ đức tin ma thuật, chỉ nghĩ đến các nhu cầu riêng tư của chúng tôi, đến một đức tin đẹp lòng Thiên Chúa chứ?" Và Chúa Giêsu đã tỏ cho họ thấy cách thức ra sao, ở chỗ, Người trả lời rằng công việc của Thiên Chúa đó là hãy đón nhận Đấng mà Cha đã sai, tức là đón nhận chính Bản Thân Chúa Giêsu. Đó không phải là việc thêm thật vào các thứ thực hành về đạo giáo, hay tuân giữ những chỉ thị đặc biệt nào nữa; mà chỉ là việc đón nhận Chúa Giêsu thôi, là tiếp nhận Người vào cuộc sống của chúng ta, là sống truyện tình với Chúa GiêsuChính Người là Đấng sẽ thanh tẩy đức tin của chúng ta. Chúng ta không thể nào tự mình làm điều này được đâu. Thế nhưng Chúa muốn một mối liên hệ yêu thương với chúng ta: trước những gì chúng ta lãnh nhận và thực hiện thì hãy yêu mến Người. Đó là mối liên hệ vượt lên trên thứ lý lẽ của lợi lộc và tính toán.

    Điều này áp dụng cho Thiên Chúa, thế nhưng nó cũng áp dụng cho cả các mối liên hệ loài người và xã hội của chúng ta nữa, khi chúng ta trước hết và trên hết tìm kiếm những gì thỏa mãn các nhu cầu của chúng ta, thì chúng ta liều mình sử dụng con người ta và khai thác các tình huống cho đích điểm riêng tư của chúng ta thôi. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã từng nghe thấy một ai đó bị cho rằng: "Thế nhưng hắn lạm dụng con người ta rồi quên mất họ"? (biệt chú riêng của người dịch, có nghĩa là "vắt chanh bỏ vỏ" theo ngôn ngữ Viêt Nam). Sử dụng người ta để chiếm đoạt cho bản thân mình là một điều xấu. Một xã hội tập trung vào lợi lộc hơn là con người ta là một xã hội không phát sinh sự sống. Lời mời gọi của Phúc Âm là như thế này: thay vì chỉ quan tâm đến thứ bánh vật chất nuôi dưỡng chúng ta, thì chúng ta hãy đón nhận Chúa Giêsu như là bánh sự sống, và khi bắt đầu từ mối liên hệ của chúng ta với Người thì hãy học biết yêu thương nhau. Một cách vô tư không tính toán. Tình yêu là những gì được ban tặng một cách nhưng không, không tính toán, không lạm dụng con người ta, vô tư, quảng đại, hào hiệp.

    Giờ đây chúng ta hãy cầu cùng Đức Thánh Trinh Nữ, Mẹ đã sống truyện tình tuyệt vời nhất với Thiên Chúa, để xin Mẹ ban cho chúng ta ơn biết cởi mở bản thân mình ra để gặp gỡ Người Con của Mẹ. 

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210801.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ CN17TN-B

  •  
    Tinh Cao
     

    ĐTC PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B

     

     

    Thân mến chào anh chị em,

     

    Bài Phúc Âm cho phụng vụ Chúa Nhật tuần này trình thuật lại một tình tiết lẫy lừng về sự kiện tăng bội bánh và cá Chúa Giêsu thực hiện để nuôi chừng 5 ngàn người đến nghe Người (cf Jn 6:1-15). Cách thức cho thấy phép lạ này xẩy ra thật hay, đó là Chúa Giêsu không tạo nên bánh và cá từ hư không, không, trái lại Người sử dụng những gì các môn đệ mang lại cho Người. Một người trong họ nói: "Ở đây có một bé trái có 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá. Thế nhưng bấy nhiêu ấy có thấm gì với con số quá nhiêu người như vậy?" (v.9). Thật là ít ỏi, như chẳng là gì, nhưng lại đủ cho Chúa Giêsu.

     

    Giờ đây chúng ta hãy đặt mình vào trường hợp của bé trai này. Các môn đệ xin em chia sẻ tất cả những gì em có để ăn. Nó như thể là một đề nghị vô lý, hay đúng hơn, là một đề nghị bất chính. Tại sao lại lấy đi của một con người, chỉ là một em bé, những gì em đã mang đi từ nhà của em và có quyền giữ lấy cho em chứ? Tại sao lại lấy đi từ một người những gì đàng nào cũng không đủ nuôi hết mọi người chứ? Nói theo kiểu loài người thì thật là phi lý. Thế nhưng đối với Thiên Chúa lại không phải thế. Ngược lại, nhờ tặng ân nhỏ bé được tự nguyện trao tặng có tính cách dũng cảm ấy, Chúa Giêsu đã có thể nuôi hết mọi người. Đó là cả một bài học đối với chúng ta. Bài học này dạy chúng ta rằng Chúa có thể làm nhiều với một chút chúng ta dâng cho Ngài. Chúng ta cần tự vấn hằng ngày rằng: "Hôm nay tôi mang lại cho Chúa Giêsu điều gì?" Người có thể làm nhiều với một trong những lời cầu nguyện của chúng ta, với một cử chỉ bác ái giành cho người khác, ngay cả với những đau khổ của chúng ta được dâng cho lòng thương xót của Người. Những điều nhỏ mọn của chúng ta dâng cho Chúa Giêsu thì Người làm nên các phép lạ. Đó là cách thức Thiên Chúa yêu thích tác hành: Ngài thực hiện những việc lớn lao cao cả, bắt đầu từ những điều nhỏ bé hèn mọn, những gì được tự ý hiến dâng.

     

    Tất cả những nhân vật chính trong Thánh Kinh - từ Abraham đến Mẹ Maria, tới bé trai hôm nay - đều cho thấy thứ lý lẽ nhỏ mọn và cống hiến này. Thứ lý lẽ nhỏ mọn và trao tặng. Thứ lý lẽ trao tặng này rất khác với thứ lý lẽ trao tặng của chúng ta. Chúng ta cố gắng tích lũy và gia tăng những gì chúng ta có, thế nhưng Chúa Giêsu xin chúng ta hãy cống hiến, hãy giảm thiểu. Chúng ta lại thích thêm vào, chúng ta thích cộng lên; Chúa Giêsu lại thích trừ đi, bỏ đi một cái gì đó để cho người khác. Chúng ta muốn tăng bội cho bản thân mình; Chúa Giêsu lại chấp nhận nó khi chúng ta chia sẻ với người khác, khi chúng ta biết chia sẻ. Thật là hay ở trình thuật hóa bánh ra nhiều ở trong các phúc âm, động từ "tăng bội" chưa bao giờ xuất hiện: chưa. Trái lại, những động từ được sử dụng có ý nghĩa trái nghịch, như "bẻ ra", "trao ban", "phân phát" (cf. v. 11; Mt 14:19; Mk 6:41; Lk 9:16). Thế nhưng động từ "tăng bội" không được sử dụng. Phép lạ thực sự, như Chúa Giêsu nói, không phải là tăng bội những gì làm phát sinh phù du và quyền lực, nhưng là việc chia sẻ làm gia tăng tình yêu thương và để cho Thiên Chúa có thể thực hiện những việc lạ lùng. Chúng ta hãy cố gắng chia sẻ hơn nữa: chúng ta hãy cố gắng thực hiện đường lối Chúa Giêsu dạy cho chúng ta.

     

    Ngay đến ngày nay, việc tăng bội các sản vật vẫn không thể nào giải quyết được các vấn đề mà lại không biết chia sẻ công bằng. Chúng ta nhớ đến thảm trạng đói ăn, một thảm trạng đặc biệt ảnh hưởng đến những con người bé mọn. Thống kê chính thức cho thấy hằng ngày trên thế giới có khoảng 7 ngàn trẻ em đưới 5 tuổi bị chết vì thiếu ănvì các em không có những gì cần thiết để sống. Trước những cái ác hại như thế, Chúa Giêsu cũng ngỏ lời mời gọi chúng ta, một lời mời gọi tương tự như lời mời gọi được bé trai trong Phúc Âm đón nhận, một em trai vô danh mà nơi em chúng ta lại thấy được bản thân chúng ta: "Hãy can đảm, hãy cống hiến những gì nho nhỏ con có, tài năng của con, của cải sở hữu của con, làm cho chúng trở thành thuận lợi cho Chúa Giêsu cũng như cho anh chị em của con. Đừng sợ, chẳng có gì bị mất đâu, vì nếu con biết chia sẻ đi thì Thiên Chúa sẽ tăng bội lên. Hãy bỏ đi tính chất bình dị sai lầm của cái cảm giác thiếu thốn mà hãy biết phó thác bản thân con. Hãy tin vào tình yêu thương, hãy tin vào quyền năng của việc phục vụ, hãy tin vào sức mạnh của việc cho không biếu không".

     

    Xin Trinh Nữ Maria, Vị đã thưa "xin vâng" với dự án chưa từng có của Thiên Chúa, giúp chúng ta biết mở lòng mình ra trước những lời mời gọi của Chúa, và trước những nhu cầu của người khác.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210725.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN12TN-B

  •  
    Tinh Cao
     
     

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B

     

    Thân ái chào anh chị em,

    Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (Mk 6:1-6) nói với chúng ta về tình trạng bất tin tưởng của những người đồng hương với Chúa Giêsu. Sau khi rao giảng ở các làng mạc khác của xứ Galilêa, Chúa Giêsu đã trở về Nazarét, nơi Người đã khôn lớn với Mẹ Maria và Bõ Giuse; và vào ngày hưu lễ, Người bắt đầu giảng trong hội đường. Nhiều người lắng nghe Người xì xèo với nhau rằng: Bởi đâu hắnlại khôn ngoan như thể nhỉ? Hắn chẳng phải là con bác thợ mộc và bà Maria, những người dân làng quá quen thuộc của chúng ta hay sao?" (vv.1-3). Đối lại với phản ứng này, Chúa Giêsu đã khẳng định sự thật đã từng trở thành một lời nói khôn ngoan phổ thông, đó là "một vị tiên tri không được trân trọng ở quê hương xứ sở của mình, nơi họ hàng của mình và nơi gia đình của mình" (v.4). Chúng ta đã từng nói điều này nhiều lần...

    Chúng ta hãy suy nghĩ về thái độ của những người đồng hương với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói rằng họ đã quen biết Chúa Giêsu, nhưng họ đã không nhận biết Người. Đó là những gì khác biệt giữa quen biết và nhận biết. Thật vậy, tính chất khác biệt này giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể hiểu biết những điều khác nhau về một con người nào đó, có được một ý nghĩ nào đó về người ấy, dựa vào những gì người khác nói về người ấy, chúng ta có lẽ còn gặp được người ấy hết lúc này đến lúc khác trong khu xóm của mình; thế nhưng, tất cả những điều ấy vẫn chưa đủ. Đó mới là một thứ kiến thức thôi, theo tôi, mới là những gì bình thường, nông cạn, những gì chưa có tính chất nhận biết về cái đặc thù của con người đó. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ này, đó là chúng ta nghĩ chúng ta biết nhiều về một người nào đó, một con người thậm chí tệ hại, chúng ta sử dụng những nhãn hiệu này nọ để gán ghép cho họ, và nhốt họ vào trong những gì là thành kiến của chúng ta. Những người đồng hương của Chúa Giêsu đã quen biết Người 30 năm trời vẫn cứ như thế, nên họ cứ tưởng họ đã biết hết mọi sự! "Vậy thì thằng nhỏ này không phải là đứa bé chúng ta đã từng thấy khôn lớn, người con trai của bác thợ mộc và bà Maria hay sao? Những điều này từ đâu mà có chứ?" Tâm trạng bất tin tưởng này... thực sự cho thấy họ chưa bao giờ nhận biết được Chúa Giêsu thực sự là ai. Họ vẫn ở tầm mức ngoại diện, và chối bỏ những gì là mới mẻ về Chúa Giêsu.

    Ở đây chúng ta đụng tới cái then chốt thực sự của vấn đề này, đó là chúng ta để cho tính chất thuận lợi của thói quen và tính chất độc đoán của thành kiến chi phối làm chủ, khó cởi mở trước những gì là mới mẻ và để cho mình cảm thấy lạ lùng bỡ ngỡ. Chúng ta cai trị bằng những thái độ, với những thành kiến... Nó thường xẩy ra trong đời sống khi chúng ta tìm kiếm thấy những gì từ cảm nghiệm của chúng ta, thậm chí tìm kiếm nơi con người ta chỉ thấy những gì đối nghịch với những ý tưởng và đường lối suy nghĩ của chúng ta, để không bao giờ cố gắng thay đổi. Điều này thậm chí xẩy ra với cả Thiên Chúa nữa, và ngay cả với thành phần tín hữu chúng ta nữa, chúng ta là thành phần cứ nghĩ rằng chúng ta hiểu biết Chúa Giêsu, chúng ta đã quá biết về Người, và chỉ cần lập đi lập lại những điều bao giờ cũng giống nhau là đủ. Như thế vẫn chưa đủ với Thiên Chúa. Thế nhưng, nếu không cởi mở với những gì là mới mẻ, nhất là - xin anh chị em nghe cho kỹ đây - cởi mở trước những gì là lạ lùng của Thiên Chúa, không biết ngỡ ngàng bàng hoàng, thì đức tin trở thành một thứ kinh cầu buồn chán, dần dần trở thành nhạt nhẽo vô nghĩa như một thói quen, một thứ thói quen xã hội.

    Tôi vừa nói đến chữ bàng hoàng ngỡ ngàng. Bàng hoàng ngỡ ngàng là gì? Bàng hoàng ngỡ ngàng xẩy ra khi chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa: "Tôi đã gặp Chúa". Thế nhưng chúng ta đọc thấy trong Phúc Âm đó là nhiều lần một con người gặp gỡ được Chúa Giêsu và nhận biết Người thì họ đã cảm thấy bàng hoàng ngỡ ngàng. Phần chúng ta, chúng ta cần phải theo đuổi con đường này, đó là nhờ được gặp gỡ Thiên Chúa mà cảm thấy bàng hoàng ngỡ ngàng. Nó như là một thứ bảo chứng thư chứng tỏ việc gặp gỡ ấy là những gì thực sự xẩy ra chứ không phải là những quen thuộc.

    Sau hết, đâu là lý do tại sao những người đồng hương của Chúa Giêsu đã không nhận biết và tìn vào Người? Tại sao? Đâu là lý do? Chúng ta có thể nói vắn tắt rằng họ không chấp nhận cái đê hèn của việc Nhập Thể. Họ đã không hiểu biết mầu nhiệm Nhập Thể này, họ lại còn không chấp nhận mầu nhiệm ấy: họ đã không biết được nó. Họ đã không biết được lý do và họ đã nghĩ nó là những gì là đê hèn khi tính chất bao la cao cả của Thiên Chúa lại được tỏ ra ở những gì là bé mọn nơi xác thịt, khi Người Con Thiên Chúa lại trở thành người con của một bác thợ mộc, khi thần linh lại phải ẩn kín nơi loài người, khi Thiên Chúa lại có dung nhan hình hài ngôn ngữ, hành vi cử chỉ của một con người tầm thường. Đó là một thứ đê hèn: việc nhập thể của Thiên Chúa, tính chất cự thể của Người, 'đời sống hàng ngày' của Người. Thiên Chúa đã trở thành cụ thể nơi một con người, Con Người Giêsu Nazarét, Người đã trở thành một kẻ đồng hành tiến bước, Người đã biến mình làm một với chúng ta. Chúng ta có thể nói với Chúa Giêsu rằng "Chúa là một người trong chúng con". Thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời! Chỉ vì một người trong chúng ta hiểu biết chúng ta, hỗ trợ chúng ta, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta rất nhiều. Một vị chúa trừu tượng, xa cách thực sự thì thoải mái hơn, vị chúa không dính dáng gì đến những tình huống nào hết, và chấp nhận một thứ đức tin xa vời với đời sống, với các vấn đề, với xã hội. Hay chúng ta thậm chí còn muốn tin vào một vị chúa 'gây ra những tác dụng đặc biệt', vị chỉ thực hiện những gì là phi thường và bao giờ cũng gây ra những cảm xúc mạnh. Anh chị em ơi, Thiên Chúa lại đích thân nhập thể: Vị Thiên Chúa khiêm hạ, Vị Thiên Chúa dịu dàng, Vị Thiên Chúa ẩn thân, Ngài cận kề gần gũi chúng ta, sống với những gì là bình thường của cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

    Bởi thế, những gì xẩy ra cho những người đồng hương của Chúa Giêsu cũng xẩy ra cho chúng ta nữa, khi chúng ta có nguy cơ không nhận biết Người khi Người băng ngang qua chúng ta. Tôi xin lập lại một câu nói tuyệt vời của Thánh Âu Quốc Tinh: "Tôi cảm thấy sợ hãi Thiên Chúa, sợ Chúa, khi Người băng ngang qua". Thế nhưng, hỡi Thánh Âu Quốc Tinh, tại sao ngài lại sợ chứ? "Tôi sợ rằng tôi không nhận ra Người, tôi sợ rằng khi Chúa băng ngang qua: Timeo Dominum transenuntem. Chúng ta không nhận ra Người, chúng ta bị Người làm cho ghê sợ, chúng ta nghĩ tưởng theo cõi lòng của chúng ta về thực tại này.

    Giờ đầy, trong nguyện cầu, chúng ta hãy xin với Đức Mẹ, Vị đã đón nhận mầu nhiệm của Thiên Chúa nơi đời sống hằng ngày của Mẹ ở Nazarét, cho có được một đôi mắt và tấm lòng thoát khỏi những gì là thành kiến, và có được một cặp mắt mở ra để được bàng hoàng ngỡ ngàng: "Lạy Chúa xin cho chúng con được gặp gỡ Chúa!" và khi chúng ta gặp gỡ Chúa thì xẩy ra tâm trạng bàng hoàng ngỡ ngàng này. Chúng ta gặp gỡ Người một cách bình thường: bằng đôi mắt mở ra trước những gì là lạ lùng của Thiên Chúa, trước sự hiện diện thấp hèn và kín đáo của Người nơi cuộc sống hằng ngày.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210704.html

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THÂN KHÌ - ĐTC - HUẤN TỪ CN15TN-B

  •  
    Tinh Cao
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B

     

    2021.07.11 Angelus

     

    Thân mến chào anh chị em,

    Tôi lấy làm vui khi có thể giữ được buổi Kinh Truyền Tin Chúa Nhật này, mặc dù từ bệnh việc Đa Khoa "Gemelli" đây. Tôi cám ơn tất cả anh chị em: tôi đã cảm thấy được sự gần gũi của anh chị em và việc nâng đỡ nguyện cầu của anh chị em. Tận đáy lòng tôi xin cám ơn anh chị em!

    Đoạn Phúc Âm chúng ta đọc hôm nay trong phụng vụ thuật lại rằng các môn đệ của Chúa Giêsu, được Người sai đi, "đã xức dầu cho nhiều người bệnh và đã chữa lành họ" (Marco 6:13). Thứ "dầu" này cũng làm cho chúng ta nghĩ đến Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, bí tích mang lại niềm an ủi cho tinh thần lẫn thể xác. Thế nhưng, thứ "dầu" này còn là việc lắng nghe, việc cận kề, việc chăm sóc, việc dịu dàng của những ai chăm sóc cho bệnh nhân nữanó giống như việc chăm sóc làm cho anh chị em cảm thấy khá hơn, xoa dịu nổi đớn đau của anh chị em và giúp anh chị em cảm thấy vui tươi phấn khởi. Tất cả chúng ta, hết mọi người, dù sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều cần đến "việc xức dầu" của sự gần gũi cận kề và niềm dịu dàng êm ái này, và tất cả chúng ta đều có thể cống hiến chúng cho ai đó, bằng việc viếng thăm, bằng một điện đàm, bằng bàn tay chìa ra cho ai đang cần đến chúng ta.

    Chúng ta hãy nhớ rằng, theo tiêu chuẩn của cuộc chung thẩm - Mathêu 25 - một trong những điều chúng ta được chất vấn đó là chúng ta có gần gũi cận kề với bệnh nhân hay chăng.

    Trong những ngày nằm trong nhà thương này, tôi đã cảm nghiệm thấy một lần nữa tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe quan trọng biết bao, những gì mà mọi người đều có thể tiếp cận, như ở Ý quốc cũng như ở các xứ sở khác. Việc chăm sóc sức khỏe miễn phí, bảo đảm dịch vụ tốt, mọi người đều có thể tiếp cận. Không được làm mất đi cái phúc lợi quí báu này. Cần phải gìn giữ nó! Để được như vậy thì hết mọi người cần phải dấn thân, vì nó giúp cho hết mọi người và cần có việc đóng góp của hết mọi người. Trong Giáo Hội có những lúc xẩy ra chuyện một số cơ cấu tổ chúc chăm sóc sức khỏe, vì không khéo điều hành, nên không được khá về kinh tế, đã nghĩ đến việc bán nó đi. Thế nhưng, ơn gọi này ở nơi Giáo Hội không phải là có tiền; mà là cống hiến dịch vụ, mà dịch vụ thì bao giờ cũng cung cấp miễn phí. Đừng quên điều ấy, đó là hãy giữ lấy những cơ cấu tổ chức miễn phí.

    Tôi xin bày tỏ lòng cảm kích của tôi cùng với lời phấn khích của tôi với các vị bác sĩ và tất cả mọi nhân viên y tế cũng như các nhân viên khác của bệnh viện này hay bệnh viện khác. Họ rất chịu khó làm việc! Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi bệnh nhân. Ở đây có một số thân hữu, một số trẻ em... Tại sao trẻ em lại bị khổ đau? Tại sao trẻ em phải chịu khổ đau là vấn đề chạm đến tâm can chúng ta. Xin hãy hỗ trợ các em bằng lời cầu nguyện, và cầu cho tất cả những ai đang yếu đau, nhất là những ai đang ở trong tình trạng khốn khó nhất: chớ gì không ai bị lẻ loi một mình, chớ gì hết mọi người đều nhận được việc xức dầu của sự lắng nghe, gần gũi, dịu dàng và chăm sóc. Chúng ta hãy xin điều này nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, Sinh Lực của Bệnh Nhân.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ngoài một số nhắc nhở về thời điểm và vụ ám sát tổng thống Haiti, ngài đề cập đến vị thánh quan trọng được Giáo Hội kính nhớ vào chính Chúa Nhật 11/7:)

    Hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Thánh Biển Đức, Viện Phụ và Quan Thày của Âu Châu. Chúng ta hãy ôm lấy vị Thánh bảo hộ của chúng ta đây! Chúng ta hãy cống hiến những lời nguyện chúc tốt đẹp đến những con người nam nữ đan sĩ Biển Đức trên khắp thế giới. Và cả những lời chúc tốt đẹp nhất cho Âu Châu nữa, để nó được hiệp nhất bởi những thứ giá trị nền tảng của nó.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210711.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

    Xin mời nghe truyện Thánh Biển Đức ở những cái links dưới đây:

     ThanhBenedict.mp3 

     https://youtu.be/ECDkOPHn_Tc

     

    --
    td5/CAKivYHq1nE9mb2kSHUQeGZmoQ8sHjxGJ-rtWXc8-i1-e8GMmTA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - SAO ANH EM NHÁT THẾ ?

  •  
    Tinh Cao
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật XII Thường Niên Năm B

     

    "SAO NHÁT THẾ ? ANH EM VẪN CHƯA CÓ LÒNG TIN SAO ? (MAC-CÔ 4, 40)

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Phụng vụ hôm nay kể lại cho chúng ta tình tiết về việc Chúa Giêsu dẹp yên bão tố (Mk 4:35-41). Con thuyền chở các môn đệ đang băng ngang qua biển hồ thì bị sóng gió tấn công, khiến cho các vị sợ mình bị chìm xuống. Chúa Giêsu cũng ở với các vị trên con thuyền này, thế nhưng Người ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Đầy sợ hãi, các môn đệ liền la lên với Người rằng: "Thày ơi, chúng con sắp nguy đến nơi rồi mà Thày không quan tâm đến sao? (câu. 38).

     

    Cả chúng ta nữa, khi bị các cuộc thử thánh tấn công, đã rất thường kêu lên cùng Chúa rằng: "Tại sao Chúa cứ im lìm như thế mà chẳng làm gì cho con hết vậy?" Nhất là lúc chúng ta dường như chìm xuống, bởi lòng yêu thích hay dự án nào đó của chúng ta vốn tràn đầy hy vọng bị tiêu tan; hay lúc chúng ta bị tấn công bởi những đợt sóng lo âu dữ dội; hoặc khi chúng ta cảm thấy mình bị chết chìm trong các thứ vấn đề, hay bị lênh đênh lạc loài giữa biển đời, không còn biết đâu là phương hướng, là bến bờ nữa. Thậm chí ở vào những lúc chúng ta cảm thấy không còn nghị lực để tiến lên, vì chúng ta không có công ăn việc làm, hay được bác sĩ cho biết về một chứng bệnh bất ngờ nào đó khiến chúng ta lo sợ cho sức khỏe của mình, hoặc sức khỏe của thân nhân chúng ta. Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy chúng ta đang ở trong một cơn bão tố; chúng ta cảm thấy chúng ta hầu như bị kiệt quệ.

     

    Trong những trường hợp này hay những trường hợp khác, chúng ta cũng cảm thấy ngột ngạt bởi sợ hãi, và như các môn đệ, chúng ta có nguy cơ đánh mất đi những gì là quan trọng nhất. Thật vậy, trên thuyến, cho dù là ngủ đó, Chúa Giêsu cũng đang ở đó mà, và Người chia sẻ với những ai thuộc về Người tất cả những gì đang xấy ra. Việc Người ngủ, một đàng khiến chúng ta ngỡ ngàng, nhưng đàng khác nó trở thành thử thách đối với chúng ta. Chúa hiện diện ở đó; thật vậy, có thể nói Người chờ đợi chúng ta gắn bó với Người, kêu cầu Người, đặt Người làm tâm điểm của những gì chúng ta đang trải qua. Giấc ngủ của Người khiến chúng ta bừng tỉnh. Vì là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu không phải ở chỗ tin rằng Thiên Chúa hiện diện, Thiên Chúa ở đó là đủ, mà chúng ta còn cần phải đặt mình ở đó với Ngài nữa; chúng ta cũng cần phải lên tiếng với Ngài nữa. Hãy nghe điều này: chúng ta cần phải kêu lên cùng Ngài. Nhiều lần cầu nguyện là một tiếng kêu: "Chúa ơi, xin cứu con!" Tôi đang theo dõi chương trình "Theo hình ảnh của Ngài" hôm nay, Ngày Dân Tỵ Nạn, nhiều người ở trong những chiếc thuyền lớn, và vào lúc bị đắm chìm thì kêu lên: "Xin cứu chúng tôi!". Trong đời sống của chúng ta cũng xẩy ra tương tự như vậy: "Chúa ơi, xin cứu con!", và cầu nguyện trở thành một tiếng kêu la.

     

    Hôm nay chúng ta hãy tự vấn xem: đâu là những ngọn gió đang tấn công cuộc đời của tôi? Đâu là những cơn sóng cản trở hải trình của tôi, gây nguy hiểm cho đời sống thiêng liêng của tôi, đời sống gia đình của tôi, ngay cả đời sống đồng bóng của tôi? Chúng ta hãy thưa cùng Chúa Giêsu tất cả những điều ấy; chúng ta hãy nói với với Người hết tất cả mọi sự. Người muốn thế; Người muốn chúng ta nắm chặt lấy Người để nương náu cho khỏi những cơn sóng đời ngoài ý muốn. Bài Phúc Âm trình thuật rằng các môn đệ đến với Chúa Giêsu, đã đánh thức Người dậy và nói cùng Người (cf. v.38). Đó là khởi điểm cho đức tin của chúng ta, ở chỗ, nhìn nhận rằng chúng ta tự mình không thể cứ lênh đênh trôi nổi; chúng ta cần Chúa Giêsu như thành phần lái tầu cần đến ánh sao để thấy được đường đi. Đức tin bắt đầu từ việc tin rằng chúng ta không đủ cho bản thân chúng ta, từ việc chúng ta cảm thấy cần đến Thiên Chúa. Khi chúng ta biết chế ngự khuynh hướng khép kín, khi chúng ta thắng vượt được tính chất đạo giáo sai lầm không muốn làm phiền đến Thiên Chúa, khi chúng ta kêu lên cùng Ngài, thì Ngài có thể thực hiện những sự lạ lùng nơi chúng ta. Đó là quyền lực dịu dàng và phi thường của cầu nguyện làm nên phép lạ.

     

    Khi được các môn đệ kêu xin, Chúa Giêsu đã dẹp yên sóng gió. Rồi Người đã hỏi các vị một câu, một câu hỏi cũng liên quan cả đến chúng ta nữa, đó là: "Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin hay sao?" (v.40). Các môn đệ đã sợ đến cuống lên, vì các vị chỉ tập trung vào sóng gió hơn là nhìn vào Chúa Giêsu. Nên nỗi sợ hãi khiến chúng ta nhìn vào các thứ vấn đề khó khăn, những vấn đề rùng rợn mà chẳng nhìn vào Chúa, Đấng nhiều lần như ngủ vậy. Chúng ta cũng như thế đó: biết bao nhiêu lần chúng ta cứ dính chặt lấy các vấn đề hơn là chạy đến với Chúa để bày tỏ các quan tâm của chúng ta cùng Người!

     

       Biết bao nhiêu lần chúng ta để Chúa ở trong một góc xó nào đó, ở đáy con tầu cuộc đời chúng ta, chỉ đánh thức Người khi chúng ta cần đến Người mà thôi! Hôm nay, chúng ta hãy xin ơn có được một đức tin không bao giờ ngừng tìm kiếm Chúa, không mệt mỏi gõ cửa lòng Người. Xin Trinh Nữ Maria, vị mà trong cuộc đời của mình, không bao giờ thôi tin tưởng vào Thiên Chúa, giúp tái bừng lên trong chúng ta cái nhu cầu căn bản này là hằng ngày biết phó mình cho Chúa.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210620.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    .