7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC HUẤN TỪ TRUYỀN TIN

 

  •  
    TĨNH CAO
     
    Sun, Apr 25 at 8:39 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật IV Phục Sinh Năm B

     

    Pope during his Regina Coeli prayer

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Vào Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh này, được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bài Phúc Âm (Jn 10:11-18) cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là vị mục tử thực sự, Đấng bênh vực, nhận biết và yêu thương chiên của mình.

    "Kẻ chăn thuê" thì ngược lại với Vị Mục Tử Nhân Lành này, thành phần không chăm sóc cho chiên, vì chúng không phải là chiên của họ. Hắn làm việc chỉ để lĩnh lương và chẳng quan tâm gì đến việc bênh vực chiên, ở chỗ, khi sói đến hắn liền tẩu thoát, bỏ mặc chiên (vv 12-13). Trái lại, là vị mục tử chân thực, Chúa Giêsu hằng bênh vực chúng ta và cứu chúng ta khỏi rất nhiều tình trạng khó khăn, tình trạng nguy hiểm bằng ánh sáng lời của Người, cũng như bằng sức mạnh của việc Người hiện diện mà chúng ta luôn cảm thấy, nếu chúng ta hằng ngày biết lắng nghe.

    Khía cạnh thứ hai đó là Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, nhận biết - nếu khía cạnh thứ nhất là Người bênh vực thì khía cạnh thứ hai đó là Người nhận biết chiên của Người (v.14). Thật là tuyệt vời và an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giêsu nhận biết chúng ta từng người một, rằng chúng ta không phải là những gì vô danh đối với Người, rằng tên gọi của chúng ta được Người biết đến! Không, đối với Người, chúng ta không phải là "một đống", "một đám đông". Chúng ta là những cá thể độc đáo, mỗi người đều có chuyện đời riêng biệt, Người biết đến chuyện đời riêng tư của chúng ta, từng người theo giá trị của họ, vì họ chẳng những đã được dựng nên mà còn được Chúa Kitô cứu chuộc nữa. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu nhận biết tôi! Từng người chúng ta đều có thể nói rằng Chúa Giêsu nhận biết tôi! Đúng là như thế đó: Người biết chúng ta không giống ai khác. Chỉ duy một mình Người mới biết được những gì ở trong lòng của chúng ta, những ý định của chúng ta, những cảm thức sâu kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu biết những ưu điểm cùng với các yếu điểm của chúng tavà lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc cho chúng ta, chữa lành các vết thương lầm lỗi của chúng ta bằng lòng thương xót chan chứa của Người. Nơi Người hoàn toàn ứng nghiệm hình ảnh được các vị tiên tri cống hiến về vị mục tử của dân Chúa, ở chỗ, Chúa Giêsu quan tâm đến chiên của Người, Người qui tụ chúng lại, Người băng bó các thương tích của chúng, Người chữa lành các thứ yếu bệnh của chúng. Chúng ta có thể đọc thấy các điều ấy trong Sách Tiên Tri Êzekiên (34:11-16).

    Bởi thế, Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu bênh vực, nhận biết, nhất là yêu thương chiên của Người. Đó là lý do tại sao Người hiến mạng sống của Người cho chúng (Jn 10:15). Tình yêu thương chiên của mình, yêu thương từng người chúng ta, là những gì đưa Người đến chỗ chết trên thập tự giá. Vì đó là ý muốn của Chúa Cha - ở chỗ không một ai phải bị hư mất. Tình yêu thương của Chúa Giêsu không phải là thứ tình yêu chọn lựa; tình yêu này bao gồm hết tất cả mọi người. Chính Bản Thân Người nhắc nhở chúng ta về điều này ở bài Phúc Âm hôm nay, khi Người nói rằng: "Tôi còn chiên khác nữa, chưa thuộc về đàn này; Tôi cần phải mang chúng về nữa, và chúng sẽ nghe tiếng của Tôi. Để rồi sẽ chỉ có một đàn chiên, một chủ chiên" (10:16). Những lời này chứng thực về mối quan tâm đại đồng của Người: Người là vị mục tử của hết mọi người. Chúa Giêsu muốn hết mọi người đều có thể nhận được tình yêu của Chúa Cha và gặp gỡ Thiên Chúa.

    Giáo Hội được kêu gọi thực hiện sứ vụ này của Chúa Kitô. Ngoài những ai tham phần vào các cộng đồng của chúng ta, còn đa số, còn nhiều người, nhận được tình yêu thương của Chúa Cha và gặp được Thiên Chúa chỉ ở một thời điểm đặc biệt nào đó hay chẳng bao giờ xẩy ra. Thế nhưng điều này không ám chỉ họ không phải là con cái của Thiên Chúa, ở chỗ, Chúa Cha đã trao phó hết mọi người cho Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu, và Người đã hiến mạng sống của Người cho hết mọi người.

    Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu bênh vực, nhận biết và yêu thương chúng ta. Xin Mẹ Marai Rất Thánh giúp chúng ta là người đầu tiên đón nhận và đi theo Vị Chủ Chiên Nhân Lành này, tham dự vào niềm vui với sứ vụ của Người.

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương, là vị mục tử của Giáo Hội Công giáo, vị giáo hoàng thương xót Phanxicô cũng đã tỏ ra "mối quan tâm đại đồng của ngài vế việc lên tiếng "bênh vực, nhận biết và yêu thương" nhất là đối với các nạn nhân thời cuộc hiện nay, bao gồm cả những gì liên quan đến chính Chúa Nhật hôm nay, như sau:)

    Anh chị em thân mến,

    .....

    Tôi cũng cận kề với các nạn nhân của vụ hỏa hoạn xẩy ra tại nhà thương chăm sóc cho các bệnh nhân Covid ở Baghdad (Iraq). Cho tới nay đã có 82 người bị thiệt mạng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả họ.

    Tôi thú thật là tôi cực kỳ buồn đau về thảm nạn đã xẩy ra một lần nữa ở Địa Trung Hải. Có 130 di dân đã bị chết trên biển cả. Họ là người. Họ là những con người đã kêu cứu vô cọng suốt hai ngày liền - mà chẳng được ai cứu giúp hết. Anh chị em ơi, tất cả chúng ta hãy tự vấn mình về thảm nạn xẩy ra không biết bao nhiêu lần rồi. Đó là một giây phút hổ thẹn. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người anh chị em này, cũng như cho tất cả những ai đang tiếp tục bị chết đi ở những cuộc vượt thoát thê thảm ấy. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những ai có thể giúp đáp nhưng lại muốn nhìn đi chỗ khác. Chúng ta hãy âm thầm cầu nguyện cho họ...

    Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, với đề tài là Thánh Giuse: Giấc Mơ về Ơn Gọi. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa để Người tiếp tục làm gia tăng trong Giáo Hội những con người, vì kính mến Người, hiến mình cho việc loan báo Phúc Âm cùng việc phục vụ anh chị em của mình. Đặc biệt là ngày hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tri ân cảm tạ cho 9 vị linh mục tôi đã truyền chức sớm mai trong Đền Thờ Thánh Phêrô - tôi không biết có họ ở đây hay chăng - và chúng ta hãy xin Chúa sai các thợ gặt tốt lành đến làm vườn nho của Người, và xin Người gia tăng ơn gọi cho đời sống thánh hiến.

    ..... 

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_regina-caeli_20210425.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpbzGWBaC6WEwuR2z7mNxBToBj9wCNAg0vHQngfS2MM0Q%40mail.gmail.com.
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - DTC HUẤN TỪ

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Apr 25 at 8:42 AM
     
     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Vào Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh này, được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bài Phúc Âm (Jn 10:11-18) cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là vị mục tử thực sự, Đấng bênh vực, nhận biết và yêu thương chiên của mình.

    "Kẻ chăn thuê" thì ngược lại với Vị Mục Tử Nhân Lành này, thành phần không chăm sóc cho chiên, vì chúng không phải là chiên của họ. Hắn làm việc chỉ để lĩnh lương và chẳng quan tâm gì đến việc bênh vực chiên, ở chỗ, khi sói đến hắn liền tẩu thoát, bỏ mặc chiên (vv 12-13). Trái lại, là vị mục tử chân thực, Chúa Giêsu hằng bênh vực chúng ta và cứu chúng ta khỏi rất nhiều tình trạng khó khăn, tình trạng nguy hiểm bằng ánh sáng lời của Người, cũng như bằng sức mạnh của việc Người hiện diện mà chúng ta luôn cảm thấy, nếu chúng ta hằng ngày biết lắng nghe.

    Khía cạnh thứ hai đó là Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, nhận biết - nếu khía cạnh thứ nhất là Người bênh vực thì khía cạnh thứ hai đó là Người nhận biết chiên của Người (v.14). Thật là tuyệt vời và an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giêsu nhận biết chúng ta từng người một, rằng chúng ta không phải là những gì vô danh đối với Người, rằng tên gọi của chúng ta được Người biết đến! Không, đối với Người, chúng ta không phải là "một đống", "một đám đông". Chúng ta là những cá thể độc đáo, mỗi người đều có chuyện đời riêng biệt, Người biết đến chuyện đời riêng tư của chúng ta, từng người theo giá trị của họ, vì họ chẳng những đã được dựng nên mà còn được Chúa Kitô cứu chuộc nữa. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu nhận biết tôi! Từng người chúng ta đều có thể nói rằng Chúa Giêsu nhận biết tôi! Đúng là như thế đó: Người biết chúng ta không giống ai khác. Chỉ duy một mình Người mới biết được những gì ở trong lòng của chúng ta, những ý định của chúng ta, những cảm thức sâu kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu biết những ưu điểm cùng với các yếu điểm của chúng tavà lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc cho chúng ta, chữa lành các vết thương lầm lỗi của chúng ta bằng lòng thương xót chan chứa của Người. Nơi Người hoàn toàn ứng nghiệm hình ảnh được các vị tiên tri cống hiến về vị mục tử của dân Chúa, ở chỗ, Chúa Giêsu quan tâm đến chiên của Người, Người qui tụ chúng lại, Người băng bó các thương tích của chúng, Người chữa lành các thứ yếu bệnh của chúng. Chúng ta có thể đọc thấy các điều ấy trong Sách Tiên Tri Êzekiên (34:11-16).

    Bởi thế, Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu bênh vực, nhận biết, nhất là yêu thương chiên của Người. Đó là lý do tại sao Người hiến mạng sống của Người cho chúng (Jn 10:15). Tình yêu thương chiên của mình, yêu thương từng người chúng ta, là những gì đưa Người đến chỗ chết trên thập tự giá. Vì đó là ý muốn của Chúa Cha - ở chỗ không một ai phải bị hư mất. Tình yêu thương của Chúa Giêsu không phải là thứ tình yêu chọn lựa; tình yêu này bao gồm hết tất cả mọi người. Chính Bản Thân Người nhắc nhở chúng ta về điều này ở bài Phúc Âm hôm nay, khi Người nói rằng: "Tôi còn chiên khác nữa, chưa thuộc về đàn này; Tôi cần phải mang chúng về nữa, và chúng sẽ nghe tiếng của Tôi. Để rồi sẽ chỉ có một đàn chiên, một chủ chiên" (10:16). Những lời này chứng thực về mối quan tâm đại đồng của Người: Người là vị mục tử của hết mọi người. Chúa Giêsu muốn hết mọi người đều có thể nhận được tình yêu của Chúa Cha và gặp gỡ Thiên Chúa.

    Giáo Hội được kêu gọi thực hiện sứ vụ này của Chúa Kitô. Ngoài những ai tham phần vào các cộng đồng của chúng ta, còn đa số, còn nhiều người, nhận được tình yêu thương của Chúa Cha và gặp được Thiên Chúa chỉ ở một thời điểm đặc biệt nào đó hay chẳng bao giờ xẩy ra. Thế nhưng điều này không ám chỉ họ không phải là con cái của Thiên Chúa, ở chỗ, Chúa Cha đã trao phó hết mọi người cho Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu, và Người đã hiến mạng sống của Người cho hết mọi người.

    Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu bênh vực, nhận biết và yêu thương chúng ta. Xin Mẹ Marai Rất Thánh giúp chúng ta là người đầu tiên đón nhận và đi theo Vị Chủ Chiên Nhân Lành này, tham dự vào niềm vui với sứ vụ của Người.

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương, là vị mục tử của Giáo Hội Công giáo, vị giáo hoàng thương xót Phanxicô cũng đã tỏ ra "mối quan tâm đại đồng của ngài vế việc lên tiếng "bênh vực, nhận biết và yêu thương" nhất là đối với các nạn nhân thời cuộc hiện nay, bao gồm cả những gì liên quan đến chính Chúa Nhật hôm nay, như sau:)

    Anh chị em thân mến,

    .....

    Tôi cũng cận kề với các nạn nhân của vụ hỏa hoạn xẩy ra tại nhà thương chăm sóc cho các bệnh nhân Covid ở Baghdad (Iraq). Cho tới nay đã có 82 người bị thiệt mạng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả họ.

    Tôi thú thật là tôi cực kỳ buồn đau về thảm nạn đã xẩy ra một lần nữa ở Địa Trung Hải. Có 130 di dân đã bị chết trên biển cả. Họ là người. Họ là những con người đã kêu cứu vô cọng suốt hai ngày liền - mà chẳng được ai cứu giúp hết. Anh chị em ơi, tất cả chúng ta hãy tự vấn mình về thảm nạn xẩy ra không biết bao nhiêu lần rồi. Đó là một giây phút hổ thẹn. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người anh chị em này, cũng như cho tất cả những ai đang tiếp tục bị chết đi ở những cuộc vượt thoát thê thảm ấy. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những ai có thể giúp đáp nhưng lại muốn nhìn đi chỗ khác. Chúng ta hãy âm thầm cầu nguyện cho họ...

    Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, với đề tài là Thánh Giuse: Giấc Mơ về Ơn Gọi. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa để Người tiếp tục làm gia tăng trong Giáo Hội những con người, vì kính mến Người, hiến mình cho việc loan báo Phúc Âm cùng việc phục vụ anh chị em của mình. Đặc biệt là ngày hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tri ân cảm tạ cho 9 vị linh mục tôi đã truyền chức sớm mai trong Đền Thờ Thánh Phêrô - tôi không biết có họ ở đây hay chăng - và chúng ta hãy xin Chúa sai các thợ gặt tốt lành đến làm vườn nho của Người, và xin Người gia tăng ơn gọi cho đời sống thánh hiến.

    ..... 

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_regina-caeli_20210425.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpdpWMrfhWq8vydZnmxB3H70bitjHLj-Ve6x8uiYGK%2B_g%40mail.gmail.com.
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - GIÁO LÝ CẦU NGUYỆN 30

  •  
    Tinh Cao  - ĐTC -
     
    Wed, Apr 14 at 6:35 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện 

    Bài 30: Cầu Nguyện nơi Học Đường Giáo Hội

      

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Giáo Hội là một đại học đường về cầu nguyện. Nhiều người trong chúng ta đã học được cách thức bập bẹ những kinh nguyện đầu tiên trên đùi của cha mẹ hay ông bà của chúng ta. Có lẽ chúng ta cảm thấy vui với hồi niệm về ba má của chúng ta, những người dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những giây phút hồi tưởng này thường là những giây phút mà cha mẹ của chúng ta nghe thấy một điều kín mật nào đó và có thể cống hiến cho chúng ta lời khuyên nhủ theo Phúc Âm. Thế rồi khi lớn lên, chúng ta lại có được những cuộc gặp gỡ khác, với những chứng nhân và thày cô khác dạy chúng ta cầu nguyện (see Catechism of the Catholic Church, 2686-2687). Thật là tốt đẹp để tưởng nhớ.

    Đời sống của một giáo xứ và của hết mọi cộng đồng Kitô giáo được đánh dấu bằng những giây phút phụng vụ và những giây phút cầu nguyện cộng đồng. Chúng ta nhận thức được rằng tặng ân chúng ta đã nhận được một cách đơn giản thuở ấu thơ là một gia sản lớn lao, một di sản phong phú, và cảm nghiệm cầu nguyện này đáng được sâu đậm mỗi ngày một hơn (see ibid., 2688). Tấm áo đức tin không được vo hòn đóng cục mà là triển phát cùng với chúng ta; nó không được cứng ngắc mà là gia tăng, thậm chí qua cả những lúc khủng hoảng và phục sinh. Thực sự là không thể nào tăng trưởng nếu không có những giây phút khủng hoảng, vì khủng hoảng làm anh chị em tăng trưởng. Việc trải nghiệm khủng hoảng là cách thức cần thiết để tăng trưởng. Hơi thở của đức tin là cầu nguyện - chẳng những cầu nguyện tư riêng mà còn cầu nguyện với anh chị em của chúng ta, cũng như với một cộng đồng đã hỗ trợ và nâng đỡ chúng ta, với những người biết chúng ta, với những người chúng ta xin cầu nguyện cho chúng ta.

     Chính vì lý do này mà các cộng đồng cũng như các nhóm tập trung cầu nguyện cũng triển nở trong Giáo Hội. Một số Kitô hữu thậm chí cảm thấy được kêu gọi coi cầu nguyện là hoạt động chính cho ngày sống của họ. Có những đan tu viện, những công tu viện, những ẩn tu viện trong Giáo Hội là nơi những ngưòi tận hiến cho Thiên Chúa sống. Chúng thường trở thành trung tâm của ánh sáng thiêng liêng. Chúng là những trung tâm của cộng đồng cầu nguyện rạng ngời linh đạo. Chúng là những ốc đảo nho nhỏ, ở đó diễn ra việc cầu nguyện với nhau, và là nơi hằng ngày kiến tạo nên mối hiệp thông huynh đệ. Chúng là những tế bào sống còn chẳng những cho mô sợi Giáo Hội mà còn cho chính xã hội nữa. Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến vai trò đời sống đan tu đã thủ vai trong việc hạ sinh và tăng trưởng của nền văn minh Âu Châu, và cả những nền văn hóa khác nữa. Cầu nguyện và làm việc trong cộng đồng là những gì giữ cho thế giới này tiến phát. Nó là một động lực!

    Hết mọi sự ở trong Giáo Hội đều bắt nguồn từ cầu nguyện, và hết mọi sự phát triển nhờ cầu nguyện. Khi kẻ thù, Tên Gian Ác, muốn chiến đấu với Giáo Hội, thì trước hết bằng cách cố gắng làm cạn khô những bể nước của Giáo Hội, ngăn cản đến với những bể nước này bằng cầu nguyện. Chẳng hạn chúng ta thấy xẩy ra điều này ở một số nhóm hội bằng lòng với việc canh tân tiến bước của Giáo Hội, với những thay đổi trong đời sống của Giáo Hội cũng như của tất cả mọi cơ cấu tổ chức, đó là một thứ phương tiện truyền thông loan tin cho hết mọi người... Thế nhưng cầu nguyện thì chẳng thấy đâu, chẳng có cầu nguyện gì. Chúng ta cần thay đổi điều này; chúng ta cần làm cho quyết định này khó một chút... Thế nhưng dự thảo là những gì đáng chú trọng. Nó đáng chú trọng! Chỉ bằng bàn luận, chỉ qua phương tiện truyền thông. Vậy thì cầu nguyện để đâu? Cầu nguyện là yếu tố mở cửa ra cho Thánh Linh, Đấng tác động sự tiến bộ. Những đổi thay trong Giáo Hội mà thiếu cầu nguyện thì không phải là những thay đổi do Giáo Hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm hội. Khi Kẻ Thù - như tôi đã nói - muốn chiến đấu với Giáo Hội, hắn chiến đấu trước hết bằng việc làm cạn khô các bể nước của Giáo Hội, ngăn chặn việc cầu nguyện, và biến những thứ này thành các dự thảo khác. Nếu ngưng việc cầu nguyện một chút thì dường như hết mọi sự vẫn có thể tiến triển như nó vẫn luôn như thế - không, mà bị ù lí chứ? - thế nhưng, sau một thời gian ngắn, Giáo Hội nhận ra rằng Giáo Hội đã trở thành như là một cái vỏ trống rỗng, đã bị mất đi những thứ chất chứa của mình, không còn sở hữu mạch nguồn sưởi ấm và yêu thương của mình.

    Những con người nam nữ thánh đức không sống một cuộc đời dễ dàng hơn những người khác. Thậm chí họ thực sự có những vấn để cần phải giải quyết, hơn thế nữa, họ còn thường trở thành đối tượng chống đối nữa. Thế nhưng, sức mạnh của họ là cầu nguyện. Họ luôn kín múc từ "giếng nước" bất khả cạn khô của Mẹ Giáo Hội. Bằng việc cầu nguyện, họ nung nấu ngọn lửa đức tin của họ, một đức tin như dầu được dùng cho đèn sáng. Vì thế họ tiến bước bằng đức tin và đức cậy. Các vị thánh, thường bị cho là thấp hèn trước mặt thế gian, thực sự là những con người duy trì thế giới này, không phải bằng những thứ khí giới tiền bạc hay quyền lực, khí giới của các thứ truyền thông - vân vân - mà bằng thứ khí giới cầu nguyện.

    Trong Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu đã đặt một câu hỏi thảm thiết luôn làm cho chúng ta suy nghĩ, đó là "Khi Con Người đến thì không biết Người có còn thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?" (18:8), hay là Người sẽ chỉ thấy toàn là những cơ cấu, như những nhóm thầu khoán của đức tin, thấy mọi sự được tổ chức tốt đẹp, thấy những con người làm việc bác ái, làm được nhiều điều, hay Người thấy đức tin? "Khi Con Người đến thì không biết Người có còn thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?" Câu hỏi này ở cuối dụ ngôn cho thấy nhu cầu cần kiên trì cầu nguyện không mệt mỏi (see vv. 1-8). Bởi thế, chúng ta có thể kết luận rằng cây đèn đức tin sẽ luôn được cháy sáng trên thế gian này bao lâu còn thứ dầu cầu nguyện. Cầu nguyện giúp đức tin tiến bước và dẫn dắt đời sống của chúng ta - yếu hèn, tội lỗi - tiến lên, thế nhưng cầu nguyện dẫn dắt cuộc đời của chúng ta tiến lên một cách an toàn. Vấn đề Kitô hữu chúng ta cần tự vấn đó là: Tôi có cầu nguyện hay chăng? Chúng ta có cầu nguyện hay chăng? Tôi cầu nguyện như thế nào? Như con vẹt hay bằng tấm lòng? Tôi cầu nguyện ra sao? Tôi có cầu nguyện hay không khi tin rằng tôi ở trong Giáo Hội và tôi cầu nguyện với Giáo Hội? Hay tôi cầu nguyện một chút theo những ý nghĩ của tôi, rồi biến những ý nghĩ ấy thành lời cầu nguyện? Đó là thứ cầu nguyện dân ngoại, không phải Kitô giáo. Tôi xin lập lại: Chúng ta có thể kết luận rằng cây đèn đức tin sẽ luôn cháy sáng trên trái đất này bao lâu còn dầu cầu nguyện.

    Đó là công việc thiết yếu của Giáo Hội: là cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Là truyền dạt cây đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ đời nọ đến đời kia. Cây đèn đức tin chiếu sáng điều chỉnh lại những điều đúng như chúng là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu cầu nguyện. Bằng không nó bị tắt lịm. Không có ánh sáng của cây đèn này, chúng ta sẽ không thể thấy được đường lối truyền bá phúc âm hóa, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể thấy được đường đi nước bước để tin tưởng một cách tốt đẹp; chúng ta sẽ không thể thấy được khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần họ và phục vụ họ; chúng ta sẽ không thể chiếu soi căn phòng chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có đức tin hết mọi sự sẽ sụp đổ; và không cầu nguyện đức tin bị tắt lịm. Đức tin và cầu nguyện là những gì đi với nhau. Không có chọn lựa nào khác. Vì thế, Giáo Hội, như nhà và học đường của hiệp thông, là nhà và học đường của đức tin và cầu nguyện.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210414_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqR4vfsSSNLtPPBdWt-fpmfzvzZD7LpS0qhH9kbtp4vrg%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN

  •  
    BBT CGVN
     
    Sat, Apr 17 at 2:35 AM
     
     

     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

     

     

     

     

     

    HDGMVN.jpg

     

     

    HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
    Hội Nghị Thường Niên kỳ I/ 2021
    (12/4/2021 – 16/4/2021)

    BIÊN BẢN

     

    Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên kỳ I/ 2021, tại Tòa Giám mục Nha Trang, từ chiều thứ Hai ngày 12/4/2021 đến thứ Sáu ngày 16/4/2021, với sự tham dự của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và đông đủ tất cả các thành viên của Hội Đồng Giám Mục.

    Trong dịp này, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam đã gửi thư chúc mừng Hội nghị, đồng thời trình bày về ý nghĩa Thông điệp “Fratelli Tutti” và chuyến Tông du của Đức Thánh Cha tại Iraq. Trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, Đức Tổng Giám mục nhắc lại lời của Đức Thánh Cha, mời gọi Hội Đồng Giám Mục tìm ra những phương thế mục vụ thích hợp và hăng say làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa trong hoàn cảnh hiện nay.

    Hội Đồng Giám Mục đã gửi thư chúc mừng Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli mới được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tân Sứ thần Tòa thánh tại Ấn Độ. Hội Đồng Giám Mục cũng chúc mừng Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc; Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn làm Giám quản Tông tòa giáo phận Hà Tĩnh; đồng thời tri ân quý Đức cha đã mãn nhiệm.

    Trong Hội nghị lần này, Hội Đồng Giám Mục đã nghe tường trình từ các Ủy ban trực thuộc và đưa ra một số quyết định.

     

    I. Tường trình của các Ủy ban

    -  Ủy ban Loan báo Tin Mừng đã và sẽ tổ chức những cuộc gặp gỡ theo miền (Bắc, Trung, Nam) để trao đổi và khích lệ công việc loan báo Tin Mừng, đặc biệt sẽ cùng giáo phận Long Xuyên tổ chức cuộc gặp gỡ toàn quốc để hội thảo về đề tài: “Loan báo Tin Mừng theo phương pháp kể chuyện Chúa Giêsu”.

    - Ủy ban Phụng tự đang chờ Bộ Phụng tự chuẩn y Sách Lễ Rôma và Sách Các Bài Đọc.

    - Ủy ban Công lý và Hòa bình đã và đang tổ chức nhiều cuộc họp để thống nhất đường hướng hoạt động trong 4 năm tới với các chủ đề trong Học thuyết xã hội của Giáo hội: môi trường, hòa bình - đối thoại, công lý – công bằng và nhân quyền. Ủy ban cũng tái phục hồi trang web để phục vụ độc giả xa gần (www.ubclhb.com ).

    - Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas vừa qua đã đón nhận rất nhiều sự trợ giúp của cộng đồng dân Chúa, trong nước cũng như hải ngoại, và đã kịp thời chuyển tới các vùng dịch bệnh Covid-19 và các địa phương bị lũ lụt. Việc làm này đã để lại nhiều ấn tượng rất tốt đẹp trong cộng đồng xã hội.

    - Ủy ban Tu sĩ trình bày những khó khăn trong việc thực hiện các chỉ thị mới đây của Bộ Đời sống Thánh hiến, liên quan đến các dòng tu có chung một linh đạo. Hội Đồng Giám Mục sẽ trình bày việc này với Tòa Thánh để xin hướng dẫn.

    - Ủy ban Giáo dân đã và sẽ tổ chức các cuộc hội thảo về Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các Đoàn thể Công giáo tiến hành.

    - Hội Đồng Giám Mục trao toàn bộ thư viện của Giáo hoàng Học viện Piô X cho Học viện Công giáo quản lý và sử dụng, nhằm bảo tồn và phục vụ việc nghiên cứu thần học.

     

    II. Một số quyết định

    - Trong Năm kính thánh Giuse (08/12/2020 – 08/12/2021), tất cả các giáo xứ trong các giáo phận dành ngày thứ Tư hằng tuần để dâng Thánh lễ và làm việc đạo đức kính thánh Giuse, xin Ngài gìn giữ Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội tại Việt Nam

    - Ủy thác cho Ban Thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam việc nghiên cứu đề án gửi nhân sự du học về các ngành chuyên môn.

    - Trao cho Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên việc tìm hiểu về khả thể thiết lập cơ sở chính của Học viện Công giáo Việt Nam tại Tổng Giáo phận Hà Nội.

    - Tiến hành thủ tục xin phong chân phước và hiển thánh cho Đức cha François Pallu và Đức cha Pierre Lambert de la Motte. Chấp thuận cho Đức cha Giáo phận Đà Lạt xúc tiến hồ sơ xin phong chân phước và hiển thánh cho Đức cha Jean Cassaigne.

    - Trao cho Tiểu ban Giáo luật soạn thảo “Bản hướng dẫn việc phong chức linh mục cho tu sĩ thuộc dòng Giáo phận”.

    - Xúc tiến việc xin phép thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng giáo sĩ Việt Nam” tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

    - Ấn định Hội nghị thường niên kỳ II/2021 sẽ được tổ chức tại Tòa Giám mục Thái Bình, từ ngày 11/10/2021 đến 15/10/2021.

    Hội Nghị kết thúc trong niềm vui cùng với Giáo phận Nha Trang cử hành Thánh lễ Tạ ơn, nhân kỷ niệm 350 năm Đức cha Pierre Lambert de la Motte đặt chân tới vùng đất Nha Trang, và kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang.

    Tòa Giám mục Nha Trang, ngày 16/4/2021

    Tổng thư ký
    Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

    (đã ký)

    + Phêrô Nguyễn Văn Khảm
    Giám mục giáo phận Mỹ Tho 

     

      ******


    www.conggiaovietnam.net 

    ////////////

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "JI_CGVN" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ji_cgvn/CAP1Mbr3vZ4Hujo7zPFCi2y_dYgb6wZzy-BRJcHQfA8AJmNmFMw%40mail.gmail.com.
     
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - NHÀ CHÚA CHA LÀ ĐIỂM NÓNG -

  •  

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

     

     

    Bai06_JPG.jpg

     

     

        

    TẠI SAO “NHÀ CHÚA CHA” LÀ ĐIỂM NÓNG?

     Chuỗi Suy Tư Thần Học 02 (Hiện Tượng “NCC”) – Bài 05

    Tác giả: Jorathe Nắng Tím

    Nguồn: https://tinmungduongpho.com/

     

    TMĐP- Phần những người Kitô hữu, chúng ta phải làm gì khi đứng trước điểm nóng có thể tạo thành đám cháy?

    Xin lưu ý: Kính mời theo dõi những bài viết khác chia sẻ về hiện tượng "Nhà Chúa Cha tại Bảo Lộc, nay đã lập thêm nhà khác tại Virginia Hoa Kỳ":

    ĐỘC CHIÊU  “ĐÁNH LẬN CON ĐEN” CỦA MA QUỶ | Chuỗi Suy Tư Thần Học 02 (Hiện Tượng “NCC”)-Bài 04

    https://youtu.be/SuUZ9ewEQ0s

    https://tinmungduongpho.com/doc-chieu-danh-lan-con-den-cua-ma-quy-suy-tu-than-hoc/   

    MẸ CHÚA CHA là ai ? | Chuỗi Suy Tư Thần Học 02 (Hiện tượng "NCC") - Bài 03

    https://youtu.be/tXIQkknuEho

    https://tinmungduongpho.com/me-chua-cha-la-ai-nha-chua-cha-bao-loc-suy-tu-than-hoc/

    Từ trừ quỷ đến nuôi quỷ  | Chuỗi Suy Tư Thần Học 02 (Hiện tượng "NCC") - Bài 02

    https://youtu.be/cTXFAJweVcw

    https://tinmungduongpho.com/tu-tru-quy-den-nuoi-quy-suy-tu-than-hoc/

    Chia sẻ về hiện tượng Đức Mẹ nhập hồn  | Chuỗi Suy Tư Thần Học 02 (Hiện tượng "NCC") - Bài 01

    https://youtu.be/6iF3STvhiJM

    https://tinmungduongpho.com/chia-se-ve-hien-tuong-duc-me-nhap-hon-suy-tu-than-hoc/

    Một vài chia sẻ trước hiện tượng "Nhà Chúa Cha" ở Bảo Lộc  | Chuỗi Suy Tư Thần Học 01 (Hiện tượng "NCC") - Bài 01

    https://www.youtube.com/watch?v=fWeR3Au_K7k&t=352s

    https://tinmungduongpho.blogspot.com/2021/01/mot-vai-chia-se-truoc-hien-tuong-nha.html

    ***

     

    TẠI SAO “NHÀ CHÚA CHA” LÀ ĐIỂM NÓNG?

     

    Khi phân tích những vấn đề của “Nhà Chúa Cha”, người viết luôn tự nhủ mình phải “sống theo sự thật và trong tình bác ái” (Ep 4,15) như thánh Phaolô đã căn dặn, vì mục đích của việc trình bầy chân lý đức tin không nhằm đưa đến chia rẽ,  nhưng tìm về hiệp nhất, vì tất cả “chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với người khác như những bộ phận của thân thể” (Rm 12,5); không nhằm xét đoán “để tránh gây cớ cho anh em mình phải vấp hay phải ngã” (Rm 14,13), vì không ai được “xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến” (1 Cr 4,5),  nhưng “theo đuổi những gì đem lại bình an và những gì xây dựng cho nhau” (Rm 14,19); cũng không nhằm tẩy chay, cô lập, loại trừ bất cứ người nào, dù người đó hoàn toàn  đi ngược đường lối của giáo lý đức tin, và bất tuân phục Huấn Quyền, nhưng “đón nhận nhau” như Đức Kitô đã đón nhận mọi người (x. Rm 15,7), vì không phải những người anh em đang bị ma quỷ cám dỗ, lôi kéo, quậy phá mà chúng ta chống, nhưng cùng với những anh em này, chúng ta chống lại ma quỷ, bằng cùng nhau “tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người… để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao” ( Ep 6,10-12).

    Và để  tất cả “chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ.” (Ep 4,15-16), chúng ta phải cư xử với nhau  như “những người  được Thiên Chúa tuyển lựa, thánh hiến và yêu thương” với “lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại, chịu đựng, và tha thứ cho nhau” (x. Cl 3,12-13). Riêng với những vị có trách nhiệm giáo huấn, “người ấy phải lấy lòng hiền hoà mà giáo dục những kẻ chống đối: biết đâu Thiên Chúa lại chẳng ban cho họ ơn sám hối để nhận biết chân lý, và họ sẽ tỉnh ngộ, thoát khỏi cạm bẫy của ma quỷ đã dùng để bắt giữ họ và khiến họ làm theo ý nó?” (2 Tm 2,25-26).

     

    1.jpg

     

    Với tinh thần của người Kitô hữu nói trên, chúng ta mới có thể cùng nhau tìm xem đâu là nguyên nhân đã biến “Nhà Chúa Cha” thành điểm nóng, mà không làm tổn thương những anh chị em đang sống dưới mái nhà ấy, vì trong mọi trường hợp, họ vẫn luôn là anh em của chúng ta, nên chúng ta không được phép  quy kết, chụp mũ họ là quỷ, hoặc  người của quỷ, cánh tay nối dài của quỷ, con cái ma quỷ, vì chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền phán xét, vì chỉ một mình Ngài thấu suốt tâm can mỗi người.

     

    Nhà Chúa Cha là điểm nóng vì mức độ leo thang trong hoạt động không phù hợp với giáo lý đức tin công giáo:

    Hoạt động lúc đầu của Nhà Chúa Cha chỉ là chữa bệnh, trừ quỷ. Hầu như mọi người biết đến Nhà Chúa Cha qua hoạt động trừ quỷ, chữa bệnh này.

    Tâm lý bình thường thì ai cũng muốn mình và người thân khỏi bệnh, nhất là những bệnh mà y khoa không tìm ra nguyên nhân, hoặc tái đi tái lại mà không hy vọng chữa hết, nên chuyện đi tìm nơi trị bệnh, kiếm thầy chữa bệnh, “vái tứ phương để gặp thầy gặp thuốc” là chuyện không có gì phải ầm ĩ. Ngay cả chữa bằng cách nào, trị theo kiểu nào cũng không là vấn đề cần quan tâm đối với người bệnh,  miễn sao hết bệnh. Đó cũng là lý do nhiều người tự xưng mình là “thần y”, hoặc xưng là “thầy trừ tà, trừ quỷ”, và cũng là lý do nhiều con bệnh rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang”.

    Nhà Chúa Cha thì hoàn toàn khác, vì ở đây, bệnh nhân được mời gọi đi vào sinh hoạt đạo đức bằng dự lễ mỗi ngày, ăn chay trường, cầu nguyện liên lỷ, sống tự hạ,  và tha thứ như điều kiện để được chữa lành bệnh thân xác, vì bệnh được coi là hậu quả của việc ma quỷ đang hiện diện và quậy phá  đương sự, nên bệnh chỉ hết, khi ma quỷ bị trục xuất ra khỏi người bệnh.

    Nếu hoạt động ở Nhà Chúa Cha chỉ có thế, nghiã là chỉ thuần túy trừ quỷ, trừ tà thì có thể  vấn đề không trở nên trầm trọng đến nỗi Đấng Bản Quyền giáo phận phải mạnh tay can thiệp, vì công việc trừ quỷ, sau một thời gian quan sát và phân định, Giám Mục giáo phận có thể hợp pháp hoá cách này cách khác, theo sự khôn ngoan của ngài, vì dù gì đi nữa, mục đích chính vẫn là duy trì “hiệp nhất, hiệp thông”  trong Giáo Hội, để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn mà  Bản Quyền giáo phận luôn nhắm tới, và cố gắng thực hiện.

    Nhưng vấn đề trở nên nhiêu khê, khi hoạt động của Nhà Chúa Cha đã không dừng ở việc trừ quỷ, trừ tà, nhưng leo thang một cách mau chóng và quyết liệt bằng những hoạt động thuộc phạm vi giáo lý đức tin, khi qủa quyết: Chúa Cha nhập cuộc với chương trình cứu thế mới của riêng Ngài, khi chọn một người và qua con người này, Chúa Cha trực tiếp mặc khải từ những việc bình thường trong ứng xử, và sinh hoạt hằng ngày, như phải trả lời thư của  đức cha giáo phận thế nào, phải chăm sóc em bé thuộc diện “thai thánh” làm sao, có cần phải gỡ xuống các clip làm chứng theo lệnh của Giám Mục không… đến những mặc khải quan trọng gây hoang mang trong cộng đồng dân Chúa,  và có thể làm đảo lộn toàn bộ Giáo Lý Đức Tin của Hội Thánh công giáo, có nguy cơ dẫn đến ly giáo như “không cần phải vâng phục Đấng Bản Quyền”, “Đức Maria là Mẹ của Chúa Cha”, “Đức Mẹ chọn chị Toàn và nhập vào chị để nói với nhân loại những điều Chúa Cha muốn, do chỉ thị trực tiếp của Chúa Cha, và tác động của Chúa Thánh Thần”, hoặc “Nhà Chúa Cha là nơi duy nhất Chúa Cha chọn đến ngự,  chị Thiên Thương là người duy nhất Chúa Cha chọn để viết ra những mặc khải mới cho thời đại mới, và thánh ý của Ngài cho từng người, từng công việc”.

    Vấn đề sở dĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng mà hậu quả sẽ không nhỏ đối với đức tin của cộng đồng Dân Chúa, là vì hoạt động của Nhà Chúa Cha không còn được khoanh vùng, đóng khung, và giới hạn  ở việc trừ quỷ, nhưng đã đi qúa xa, vượt qúa những gì Giáo Lý Đức Tin cho phép, khi tự cho mình quyền nhận mặc khải mới,  quyền cắt nghiã và quảng bá mặc khải mới. Nói tóm lại, những bước chân của Nhà Chúa Cha đang lún sâu trong tiến trình ly giáo, tách khỏi Giáo Hội công giáo bằng  những việc làm hoàn toàn đi ngược Giáo Lý Đức Tin tông truyền.

     

    2.jpg

     

    “Nhà Chúa Cha ” là điểm nóng vì quy tụ được nhiều thành phần trong Giáo Hội:

    Có nhiều nhóm tự đặt mình ra ngoài Giáo Hội, khi không tuân phục Đấng Bản Quyền và tự động quảng bá những điều sai lạc, trái với giáo lý của Giáo Hội, nhưng những nhóm này không mấy được biết tới, và thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn, và rất èo uột, vì  thành viên của những nhóm này hầu như chỉ  là giáo dân.

    Khác với những nhóm này, “Nhà Chúa Cha” thu hút sự chú ý của rất nhiều người, lôi kéo cảm tình và ủng hộ của số đông đáng kể trong nước cũng như ngoài nước, vì có sự tham gia của nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, là thành phần ưu tú, đươc tuyển chọn, được thánh hiến, có kiến thức thần học, đạo đức, đáng tin cậy, từng giữ vai trò chủ chăn, lãnh đạo, hướng dẫn cộng đoàn.

    Với người giáo dân, ở đâu có linh mục, tu sĩ hiện diện; hoạt động nào có linh mục, tu sĩ tham gia điều hành, cộng tác, ở đó có Giáo Hội, và an toàn của chân lý đức tin, vì với nhiều người: Cha là Chúa, Cha nói là Chúa nói, ý Cha là ý Chúa, nên không bận tâm suy nghĩ, cũng chẳng phải nặng lòng đắn do, nếu ở đó có cha, có sơ, có thầy; nếu việc đó có cha, sơ, thầy đang dấn thân thực hiện, vì các ngài không biết thì ai biết bây giờ, các ngài không thấy rõ thì ai thấy rõ đây.

    Vấn đề còn lại là công tác quảng bá, lan toả sứ điệp, đường lối, và các phương tiện truyền thông đại chúng được khai thác, tận dụng. Chúng ta đừng quên: ở thời đại công nghệ thông tin cực kỳ tân tiến này, con người không chỉ lười biếng di chuyển, mà còn lười biếng suy nghĩ nữa, nên người ta chỉ dễ dàng đón nhận những gì đến tận phòng ngủ, vào tận giường, kề tận tai, ngay trước mắt. Vì thế, việc truyền giáo của chúng ta cũng phải thích nghi với con người thời đại, khi biết xử dụng những phương tiện của thời đại để loan báo Tin Mừng đến  mọi người, mọi nhà. Và điểm này, Nhà Chúa Cha biết tận dụng.

     

    “Nhà Chúa Cha ” là điểm nóng, vì gồm nhiều thành viên có khả năng, cá tính và nhiệt huyết:

     

     

    3.jpg

     

    Không thể chối cãi một sự thật, đó là đa số thành viên Nhà Chúa Cha đều là những người có khả năng về nhiều lãnh vực, và là những người có cá tính mạnh và đầy nhiệt huyết. Nhờ những tính cách này, anh chị em tuy khác nhau ở tuổi tác, địa vị xã hội cũng như chức vụ trong Giáo Hội, và hoàn cảnh sinh hoạt đời thưòng đã làm nên  một nhóm gắn bó chặt chẽ, có cùng đường lối, chọn lựa. Chẳng hạn như khi được Giám Mục, hay Bề Trên nhà dòng yêu cầu tháo gỡ các clip làm chứng xuống , thì hầu như tất cả đã đồng lòng từ chối đề nghị này, và giữ vững lập trường chung.

    Thực vậy, những yếu tố nhân loại này đóng góp không ít vào sự thành công của Nhà Chúa Cha, và với đà phát triển hiện nay, với những con người hội nhiều điều kiện thuận lợi, không lâu sẽ mọc lên đó đây nhiều Nhà Chúa Cha khác, như vừa khai trương Nhà Chúa Cha thứ hai ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

     

     

    4.jpg

     

    Đứng trước  hiện tượng Nhà Chúa Cha được xem như điểm nóng, chúng ta thấy có nhiều nhận định khác nhau từ nhiều phía: người ủng hộ thì cho rằng “Nhà Chúa Cha” đích thực là công trình của Thiên Chúa. Những người này hầu hết không quan tâm đến những vấn đề thuộc tín lý, nhưng hài lòng vì Nhà Chúa Cha đang làm một công việc, mà từ xưa đến nay chưa bao giờ xẩy ra, cũng chưa ai dám làm, đó là trở thành “Tiếng Nói Sự Thật”  công khai đối đầu với tiếng nói của Giáo Quyền mà từ bao đời vẫn mãi chỉ là tiếng nói “độc thoại, độc quyền, độc đóan”;  hài lòng vì nhờ có “Nhà Chúa Cha ”, công trình của Chúa Cha, Tiếng Nói  của Sự Thật mới được cất lên, mới có cơ hội bật ra từ cửa miệng những người giáo dân “thấp cổ bé miệng” mà chưa bao giờ được tích cực hướng dẫn, khuyến khích, nâng đỡ  bởi những người thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ.

     Bên cạnh những người ủng hộ là những người đả kích, lên án. Tất nhiên những người này xem “Nhà Chúa Cha” là nhà của ma quỷ, là tổ quỷ và nặng lời nguyền rủa những ai đến cư ngụ và làm việc trong nhà này.

    Đứng giữa hai nhóm người này là nhóm có khuynh hướng bàng quan, nhưng thực dụng: bàng quan vì tận thâm tâm, vấn đề tín lý hoàn toàn được coi nhẹ, vì những Giáo Lý Đức Tin không giữ một vai trò nào trong đời sống của họ. Nhưng thực dụng, khi cho rằng phải có Nhà Chúa Cha, phải có lực lượng đối kháng, giữ vai trò phản biện, phê bình, thì Giáo Hội  mới canh tân, đổi mới, cũng như phải có người chê xấu, ta mới chăm chút diện mạo.

     

    Phần chúng ta, những người Kitô hữu, chúng ta phải làm gì khi đứng trước điểm nóng có thể tạo thành đám cháy?

    Một tâm hồn sôi sục căm tức? Không. Một trái tim vô cảm, không quan tâm ? Không. Một cõi lòng trống vắng, như  thửa đất hoang để thú dữ tha hồ tung hoành? Không.

    Bởi điều chúng ta phải làm chính là điều thánh Phaolô đã căn dặn tín hữu Philipphê trong thư của ngài: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu… Và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em” (Pl 4,6-7.9).

    Chính trong Đức Giêsu Kitô, với ơn Bình An của Ngài, tất cả chúng ta sẽ hiệp thông, hiệp nhất với nhau, dù hiện nay chúng ta đang đứng ở những vị trí khác nhau, có khi đối nghịch nhau trước “điểm nóng”, miễn là tất cả chúng ta đều biết “đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều chúng ta thỉnh nguyện ”.

    Xin Đức Maria là trạng sư thần thế trước mặt Thiên Chúa Ba Ngôi thương cầu bầu cho Giáo Hội và  chúng con !

    Jorathe Nắng Tím

    ***** 

    Thông báo chung từ Tin Mừng Đường Phố: Với mục đích Loan Báo Tin Mừng, tác giả Jorathe Nắng Tím và Tin Mừng Đường Phố chân thành cám ơn sự chia sẻ rộng rãi của Quý bạn, nhưng không đồng ý và không chịu trách nhiệm về những việc “làm lại” hoặc “thay đổi” nội dung cũng như hình ảnh của những clip gốc lấy từ nguồn Tin Mừng