7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ = THỨ BẢY PHỤC SINH

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Fri, Apr 2 at 11:30 PM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Ý NGHĨA NGÀY THỨ BẢY TUẦN THÁNH ️
    Ngày thứ bảy Tuần Thánh, Giáo Hội ở bên mộ Chúa để suy ngắm cuộc tử nạn của Chúa Kitô, việc Ngài xuống mồ, biểu hiệu tính cách phổ quát của ơn cứu rỗi của Ngài, và chờ mong Chúa sống lại, qua việc cầu nguyện và ăn chay. Có thể cử hành giờ Kinh sách và Kinh sáng như sáng thứ sáu Tuần thánh.
    Hôm nay chỉ cho rước lễ như của ăn đàng mà thôi. Không cử hành lễ cưới và các bí tích khác trừ bí tích giải tội vá xức dầu bệnh nhân.
    Trong nhà thờ có thể để cho tín hữu kính viếng ảnh Chúa chịu nạn, ảnh Chúa bị chôn trong mồ, ảnh Đức Mẹ sầu bi.
    Chiều đến Giáo Hội cử hành canh thức vọng đón chờ Chúa Kitô sống lại. Đây là buổi Canh thức chính yếu, là mẹ các buổi canh thức khác. Giáo Hội chờ Chúa sống lại và cử hanh các bí tích khai tâm kitô giáo (Rửa tội, Thêm sức và Thánh thể). Buổi canh thức vọng phục sinh cũng mang tính cách cánh chung, vì Giáo Hội chờ ngày Chúa sẽ đến trong vinh quang.
    Buổi Canh thức vọng phục sinh cử hành vào giờ đêm bắt đầu và phải kết thúc trước hừng đông ngày Chúa nhật. Không được cử hành vào giờ chiều, như vẫn cử hành thánh lễ Chúa nhật vào chiều thứ bảy.
    Cơ cấu Canh thức vọng phục sinh gồm có Công bố phục sinh, phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ các bí tích khai tâm kitô giáo, và phụng vụ Thánh Thể.
    Các dấu hiệu được dùng trong buổi cử hành này, cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh: nến phục sinh phải là một cây nến mới cho mỗi năm, và bằng sáp. Tránh những hình thức giả tạo. Rồi việc làm phép lửa mới, rước nến phục sinh cũng cần thực hiện theo Sách lễ Rôma, thế nào để cho thấy biểu hiệu Chúa Kitô sống lại là ánh sáng trần gian.
    Thày phó tế hay một ca viên khác công bố tin mừng phục sinh với sự trang trọng và làm cho mọi người nhận ra ý nghĩa siêu nhiên của đêm canh thức này. Khi một ca viên không phải là pho tế công bố Bài Tin mừng phục sinh, thì không xin phép lành của linh mục chủ sự.
    Các bài sách thánh trích từ Cựu ước (7) Tân ước (1) và bài Phúc âm, để giáo huấn tín hữu và dự tòng về biến cố vượt qua của Chúa Kitô, việc cứu rỗi con người, giao ước mới, tạo vật mới, đời sống mới của những người được tái sinh trong Chúa Kitô. Vì lý do mục vụ có thể bớt các bài đọc sách thánh này, nhưng phải đọc ít là 3 bài Cựu ước (sách luật và Ngôn sứ) và hai bài Tân ước, nhưng không bao giờ được bỏ đoạn 14 của sách Xuất hành. Các thánh vịnh đáp ca được chọn để suy niệm các bài sách thánh, vì thế phải hát các thánh vịnh này và không được thay thế bằng các bài hát khác. Các linh mục có thể nói mấy lời dẫn giải trước các bài sách thánh, nhưng không nên quá dài dòng, thay thế cho chính lời Chúa. Sau các bài đọc cựu ước, tới Kinh Vinh danh. Có thể kéo chuông nếu có tục lệ này.
    Phần thứ ba của Nghi lễ canh thức vọng phục sinh là cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo. Nếu không có dự tòng là người lớn, thì ít ra có việc rửa tội cho trẻ con. Trước khi làm phép rửa tội, linh mục làm phép nước để dùng rửa tội và rảy trên giáo hữu trong đêm vọng này và trong cả Mùa phục sinh. Nếu không có nghi lễ rửa tội, thì cũng có thể làm phép nước, rồi rảy nước thánh cho tín hữu cùng với việc tuyên lại lời hứa rửa tội. Khi tuyên lại các lời hứa rửa tội, mọi người đứng, cầm nến cháy và trả lời các câu hỏi của linh mục. Sau đó linh mục rảy nước thánh trên cộng đoàn.
    Thánh lễ cử hành cách trang nghiêm, sốt sắng và không vội vã, sợ rằng buổi lễ kéo dài quá. Việc rước lễ có ý nghĩa đặc biệt trong canh thức vọng phục sinh vì để tín hữu kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô và sự sống lại của Ngài.
    Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn K
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

 

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ LỄ LÁ

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Mar 28 at 9:50 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô Giảng và Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Lá

     

    Palm Sunday Mass in Saint Peter's Basilica

     

    Mỗi năm phụng vụ như thế này làm cho chúng ta ngỡ ngàng, ở chỗ, chúng ta băng qua từ niềm vui nghênh đón Chúa Giêsu khi Người tiến vào Jerusalem đến nỗi buồn khi thấy Người bị lên án tử và bị đóng đanh. Cái cảm quan bàng hoàng nội tâm này sẽ ở mãi với chúng ta suốt Tuần Thánh. Chúng ta hãy suy nghĩ về nó một cách sâu xa hơn.

    Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã khiến chúng ta cảm thấy lạ lùng rồi. Dân của Người đã long trọng nghênh đón Người, nhưng Người tiến vào Jerusalem trên một con ngựa con. Dân của Người đang trông mong một vị giải thoát quyền lực vào Lễ Vượt Qua, nhưng Người lại đến để làm cho Lễ Vượt Qua được nên trọn bằng việc tự hy hiến bản thân mình. Dân của Người đang hy vọng chiến thắng quân Roma bằng gươm giáo, nhưng Chúa Giêsu lại đến để cử hành cuộc chiến thắng của Thiên Chúa bằng cây thập tự giá. Những gì đã xẩy ra cho những ai, trong thời gian có mấy ngày thôi, đi từ việc reo vang "Hoan hô" đến la hò "Đóng đang hắn"? Sao lạ vậy? Họ đang theo đuổi một ý nghĩ về Đấng Thiên Sai hơn là chính Đấng Thiên Sai. Họ ca ngợi Chúa Giêsu, nhưng họ không để cho Người làm cho họ cảm thấy ngỡ ngàng. Cảm giác ngỡ ngàng không giống như việc ca tụng. Việc ca tụng có thể là những gì trần tục, vì nó chiều theo xu hướng và lòng mong đợi của nó. Cảm giác ngỡ ngàng, trái lại, vẫn cứ hướng về người khác và những gì là mởi mẻ ở nơi người ấy. Ngay cả đến hôm nay đây, có nhiều người ca ngợi Chúa Giêsu: Người đã nói những điều tuyệt vời; Người đầy những yêu thương và tha thứ; tấm gương của Người đã làm thay đổi lịch sử,... v.v. Họ ngợi khen Người, nhưng đời sống của họ lại chẳng đổi thay gì. Ca tụng Chúa Giêsu chưa đủ. Chúng ta cần phải theo chân của Người nữa, còn phải để mình được Người thử thách; còn phải vượt qua từ ngợi khen đến ngỡ ngàng nữa.

    Đâu là những gì lạ lùng nhất về Chúa và Cuộc Vượt Qua của Người? Đó là sự kiện Người chiếm đoạt vinh quang bằng nhục nhã. Người chiến thắng bằng việc chấp nhận khổ đau và chết chóc, những điều mà chúng ta, trong việc theo đuổi được ca tụng và thành công, muốn tránh né. Chúa Giêsu - như Thánh Phaolô nói với chúng ta - "đã hư không hóa bản thân mình... Người đã tự hạ" (Phil 2:7-8). Điều lạ lùng là ở chỗ khi thấy Đấng Quyền Năng trở thành như không. Khi thấy Ngôi Lời là Đấng biết hết tất cả mọi sự lại dạy chúng ta phải câm nín từ trên cây thập tự giá. Khi thấy vua các vua đã lên ngôi ở trên một cái cây phơi thân. Khi thấy Vị Thiên Chúa của vũ trụ này bị lột trần trụi và đội vương miện gai góc thay vì vinh hiển. Khi thấy Đấng là chính sự thiện bị xỉ nhục và đánh đập. Tại sao lại xẩy ra tất cả những gì là ô nhục này chứ? Lạy Chúa, tại sao Chúa lại muốn chịu đựng tất cả những sự ấy chứ?

    Chúa Giêsu đã thực hiện tất cả những sự ấy vì chúng ta, để dò xét những gì là thẳm sâu nơi cảm nghiêm của con người chúng ta, toàn thể cuộc sống của chúng ta, tất cả mọi sự dữ của chúng ta. Để đến gần với chúng ta và không bỏ rơi chúng ta trong tình trạng khổ đau của chúng ta và chết chóc của chúng ta. Để cứu chuộc chúng ta, để cứu độ chúng ta. Chúa Giêsu được nâng lên cao trên cây thập tự giá để xuống vực thẳm khổ đau của chúng ta. Người đã cảm nghiệm thấy những nỗi buồn sầu nhất của chúng ta: tình trạng bị thất bại, bị mất hết tất cả, bị bạn bè phản bội, thậm chí bị Thiên Chúa ruồng bỏ. Nhờ cảm nghiệm thấy nơi xác thịt những đối chọi và xung khác của chúng ta, Người đã cứu chuộc và biến đổi chúng. Tình yêu thương của Người đến gần với tình trạng hèn yếu của chúng ta; tình Người yêu thương chạm đến chính những gì chúng ta cảm thấy hổ ngươi nhất. Thế nhưng, giờ đây, chúng ta biết rằng chúng ta không còn lẻ loi nữa, vì Thiên Chúa ở bên chúng ta trong hết mọi cơn khốn khó, trong hết mọi nỗi sợ hãi; không có một sự dữ nào, không có một tội lỗi nào sẽ là phán quyết cuối cùng. Thiên Chúa chiến thắng, thế nhưng cành dừa vinh thắng cần phải băng qua cây gỗ thập tự giá. Vì cành dừa này và thập giá ấy bất khả phân ly.

    Chúng ta hãy xin ơn biết lạ lùng bỡ ngỡ. Đời sống Kitô hữu nào không biết ngỡ ngàng thì trở thành buồn tẻ và ảm đạm. Chúng ta nói như thế nào về niềm vui được gặp gỡ Chúa Giêsu, trừ khi hằng ngày chúng ta cảm thấy bàng hoàng và ngỡ ngàng trước tình yêu thương của Người, một tình yêu ban ơn tha thứ cho chúng ta và cơ hội để bắt đầu lại? Khi đức tin không còn cảm thấy ngỡ ngàng thì đức tin trở nên ù lì, ở chỗ đức tin bị mù tối không thấy được những kỳ công của ân sủng; đức tin không còn nếm hưởng Bánh sự sống và nghe Lời Chúa; đức tin không còn thấy được vẻ đẹp của những người anh chị em mình và tặng ân tạo vật. Đức tin chỉ còn ẩn náu nơi những gì là duy luật, những gì là chủ nghĩa giáo sĩ trị và nơi tất cả những gì bị Chúa Giêsu lên án trong đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu (biệt chú của người dịch: tức những gì là giả hình như thành phần biệt phái và luật sĩ).

    Trong Tuần Thánh này, chúng ta hãy hướng ánh mắt lên cây thập tự giá, để được ơn ngỡ ngàng. Như Thánh Phanxicô Assisi đã chiêm ngắm vị Chúa tử giá, ngài đã tỏ ra lạ lùng khi thấy anh em dòng của ngài không khóc. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta vẫn có thể được tình yêu Thiên Chúa gây xúc động chăng? Chúng ta đã bị mất đi khả năng được Ngài làm cho ngỡ ngàng hay chăng? Tại sao vậy? Có thể là vì đức tin của chúng ta đã trở lên cù lần bởi thói quen. Có thể chúng ta vẫn còn bị sập bẫy nơi những nỗi xót xa ân hận của chúng ta và chúng ta để mình bị què quặt bởi những thất vọng của chúng ta. Có thể chúng ta đã mất hết lòng tin tưởng hay thậm chí cảm thấy mình chẳng còn cái thớ gì nữa. Nhưng có lẽ, ở đằng sau tất cả những cái "có thể" này là sự kiện chúng ta không cởi mở trước tặng ân Thần Linh là Đấng ban cho chúng ta ơn ngỡ ngàng.

    Chúng ta hãy bắt đầu lại từ cảm quan ngỡ ngàng. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên cây thập tự giá mà thưa cùng Người rằng: "Lạy Chúa, Chúa yêu thương chúng con biết bao! Con là những gì quí báu đối với Chúa biết bao!" Chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu làm cho chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng, nhờ đó chúng ta có thể bắt đầu sống một lần nữa, vì tính chất cao cả của đời sống không phải ở chỗ những chiếm hữu và thăng tiến, mà là ở chỗ nhận biết rằng chúng ta được yêu thương. Đó là những gì cao cả của đời sống, ở chỗ khám phá ra rằng chúng ta được yêu thương. Tính chất cao cả của đời sống thực sự là ở nơi vẻ đẹp của tình yêu. Nơi Chúa Giêsu tử giá, chúng ta thấy Thiên Chúa bị nhục nhằn, thấy Đấng Quyền Năng bị chối bỏ và tẩy chay. Với ơn được ngỡ ngàng, chúng ta nhận thức được rằng khi chúng ta nghênh đón những con người bị chối bỏ và bị tẩy chay, khi chúng ta đến gần với những ai bị đời bạc đãi, là chúng ta đang kính mến Chúa Giêsu vậy. Vì Người ở những nơi đó, ở nơi những con người hèn mọn nhất trong những người anh chị em của chúng ta, ở nơi những con người bị hất hủi và bị loại trừ, ở nơi những người bị lên án bởi thứ văn hóa tự công chính hóa của chúng ta.

    Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy, ngay sau cái chết của Chúa Giêsu, một hình ảnh rạng ngời của những gì là lạ lùng. Đó là cảnh tượng về viên đại đội trưởng, khi thấy Chúa Giêsu đã chết, thì nói: "Người này thực là Con Thiên Chúa" (Mk 15:39). Anh ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu thương. Anh ta đã thấy Chúa Giêsu chết ra sao? Anh ta đã thấy Người chết vì yêu thương, và điều này đã khiến anh ta bàng hoàng. Chúa Giêsu đã vô cùng khổ đau, thế nhưng Người vẫn không ngừng yêu thương. Đó là những gì cần phải bàng hoàng trước Thiên Chúa, Đấng thậm chí có thể lấp đầy chết chóc bằng yêu thương. Nơi tình yêu nhưng không và chưa từng thấy ấy, viên đại đội trưởng dân ngoại đã gặp được Thiên Chúa. Những lời của viên sĩ quan này - Người này thật sự là Con Thiên Chúa! - "niêm ấn" đoạn Phúc Âm Khổ Nạn này. Các Phúc Âm nói với chúng ta rằng nhiều người khác trước viên sĩ quan này đã từng khen ngợi Chúa Giêsu về các phép lạ cùng với những việc kỳ diệu của Người, và đã nhìn nhận rằng Người là Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã làm cho họ phải câm nín đi, bởi vì họ có nguy cơ chỉ dừng lại ở tầm mức ca ngợi trần tục theo ý nghĩ về một Vị Thiên Chúa cần phải được tôn thờ và kính sợ trước quyền năng và quyền lực của Ngài. Bấy giờ không còn như thế nữa, vì ở dưới chân cây thập tự giá không thể nào nhầm lẫn được nữa, ở chỗ, Thiên Chúa đã tỏ mình ta và cai trị chỉ bằng quyền năng yêu thương bị giải giới và bất vũ trang

    Anh chị em thân mến, hôm nay Thiên Chúa tiếp tục làm cho lòng trí chúng ta đầy những ngỡ ngàng. Chúng ta hãy tràn đầy ngỡ ngàng khi chúng ta ngước mắt lên Vị Chúa tử giá. Chớ gì cả chúng ta nữa cũng nói rằng: "Chúa thật là Con Thiên Chúa. Chúa là Thiên Chúa của con".

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2021/documents/papa-francesco_20210328_omelia-palme.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    Pope Francis during his Palm Sunday Mass and Angelus

     

    Huấn Từ Truyền Tin

     

    Anh chị em thân mến

    Chúng ta đã bắt đầu Tuần Thánh. Vì lần thứ hai chúng ta sẽ sống Tuần Thánh này trong bối cảnh dịch bệnh. Năm ngoái chúng ta còn cảm thấy kinh hoàng hơn nữa; năm nay chúng ta lại càng bị thử thách hơn. Tình trạng khủng hoảng kinh tế đã trở nên trầm trọng.

    Trong tình trạng lịch sử và xã hội này, Thiên Chúa đang làm gì đây? Người vác cây thập tự giá. Chúa Giêsu đang vác thập tự giá, tức là, Người đang nhận lấy sự dữ gây ra bởi tình trạng này, sự dữ về thể lý và về tâm lý - và nhất là sự dữ về tinh thần - vì Tên Gian Ác đang lợi dụng khủng hoảng để gieo rắc những gì là ngờ vực, thất vọng và bất hòa.

    Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải làm gì đây? Đấng tỏ cho chúng ta biết phải làm gì là Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, vị cũng là người môn đệ tiên khởi. Mẹ đã theo Con Mẹ. Mẹ đã nhận lấy phần khổ đau, tăm tối và khủng hoảng của mình, và Mẹ đã trải qua cuộc khổ nạn này bằng ngọn đèn đức tin cháy sáng trong lòng của Mẹ. Với ơn Chúa, cả chúng ta nữa cũng có thể thực hiện cuộc hành trình ấy. Dọc theo con đường thánh giá hằng ngày này, chúng ta gặp thấy những khôn mặt của nhiều anh chị em đang khốn khó: chớ gì chúng ta đừng tạt qua, chúng ta hãy để cho lòng của chúng ta động lòng thương, và hãy tiến đến gần họ. Khi chuyện xẩy ra, như Simeon, chúng ta có thể nghĩ rằng: "Tại sao lại là tôi chứ?" Nhưng rồi chúng ta sẽ khám phá ra được một tặng ân đánh động chúng ta mà không do công lênh gì của chúng ta.

    Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi nạn nhân của bạo lực, nhất là các nạn nhân bị tấn công sáng hôm nay ở Indonesia, trước Vương Cung Thánh Đường Makassar.

    Xin Đức Mẹ luôn đi trước chúng ta trên hành trình đức tin giúp chúng ta.

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210328.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpAqn0DueKOqgK2YwNCgRUPXnQY_ndChtQnSn655aVfWA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Mar 17 at 6:20 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

     

    Bài 27: Cầu Nguyện liên hệ với Chúa Ba Ngôi - phần 2

     

    Pope Francis at his general audience address in the library of the Apostolic Palace March 17, 2021 / Vatican Media

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay chúng ta sẽ hoàn tất bài giáo lý về cầu nguyện như là một mối liên hệ với Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là với Thánh Linh.

    Tặng ân đầu tiên của hết mọi cuộc sống Kitô hữu đó là Thánh Linh. Đây không phải là một trong các thứ tặng ân, mà thật sự là Tặng Ân chính yếu. Thần Linh là tặng ân Chúa Giêsu đã hứa ban cho chúng ta. Không thể nào liên hệ với Chúa Kitô và với Chúa Cha mà lại không có Thần Linhvì Thần Linh hướng lòng chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa và kéo nó vào "vòng xoáy" yêu thương là chính cõi lòng của Thiên Chúa. Chúng ta không chỉ là những người khách và những kẻ lữ hành trong cuộc hành trình trên mặt đất này; chúng ta cũng là những người khách và những kẻ lữ hành của Ba Ngôi. Chúng ta giống như Abraham, vị có hôm đã được gặp gỡ Thiên Chúa, khi đón tiếp ba vị lữ khách ở lều trú của ông. Nếu chúng ta có thể thực sự kêu cầu Thiên Chúa, gọi Ngài là "Bố - Ba / Abba - Daddy", chính là do Thánh Linh ở trong chúng ta; Ngài là Đấng biến đổi chúng ta sâu xa tự bên trong, và làm cho chúng ta cảm nghiệm thấy niềm cảm xúc hân hoan được Thiên Chúa yêu thương như những người con cái thực sự của Ngài. Tất cả mọi hoạt động thiêng liêng ở bên trong chúng ta hướng về Thiên Chúa đều được thực hiện bởi Thánh Linh là tặng ân ấy. Ngài hoạt động trong chúng ta để đưa đời sống Kitô hữu hướng về Chúa Cha, với Chúa Giêsu. 

    Về khía cạnh này, Sách Giáo Lý viết: "Mỗi khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện cùng Chúa Giêsu thì chính Thánh Linh lôi kéo chúng ta đến việc cầu nguyện này bằng ân sủng trước đó của Ngài. Vì Ngài dạy chúng ta cầu nguyện bằng việc gợi nhớ đến Chúa Kitô thì chúng ta lại không thể cầu cùng Thần Linh nữa hay sao? Đó là lý do tại sao Giáo Hội mời gọi chúng ta kêu cầu cùng Thánh Linh hằng ngày, nhất là vào lúc khởi đầu và kết thúc hết mọi hoạt động quan trọng" (khoản 2670). Đó là hoạt động của Thần Linh trong chúng ta. Ngài "nhắc nhở" chúng ta về Chúa Giêsu và làm cho Người hiện diện với chúng ta - chúng ta có thể nói rằng Ngài là ký ức về Ba Ngôi của chúng ta, Ngài là ký ức của Thiên Chúa trong chúng ta - và Ngài làm cho Chúa Giêsu hiện diện, nhờ đó Người không bị biến thành một nhân vật trong quá khứ: tức là, Thần Linh làm cho Chúa Giêsu hiện thực nơi tâm thức của chúng ta. Nếu Chúa Kitô chỉ xa vời về thời gian, thì chúng ta sẽ lẻ loi cô độc và lạc mất trên thế gian này. Đúng thế, chúng ta sẽ nhớ Chúa Giêsu, có đó, xa vời nhưng chính Thần Linh đưa Người trở lại hôm nay đây, hiện tại, lúc này đây, trong tâm can của chúng ta. Thế nhưng, tất cả mọi sự trở nên sống động nơi Thần Linh, ở chỗ Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa Kitô ở mọi lúc và mọi nơi. Việc có thể gặp gỡ Chúa Kitô, không phải chỉ như là một nhân vật lịch sử, được mở ra. Không, Ngài lôi kéo Chúa Kitô đến với cõi lòng của chúng ta, chính Vị Thần Linh này làm cho chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu. Người không xa cách, Vị Thần Linh này ở với chúng ta: Chúa Giêsu vẫn dạy dỗ thành phần môn đệ của Người bằng việc biến đổi cõi lòng của họ, như Người đã làm nơi Thánh Phêrô, nơi Thánh Phaolô, nơi Thánh Maria Mai Đệ Liên, nơi tất cả các tông đồ. Thế nhưng, tại sao Chúa Giêsu lại hiện diện? Vì chính Thần Linh mang Người đến với chúng ta.

    Đó là kinh nghiệm của rất nhiều con người cầu nguyện: những con người nam nữ được Thánh Linh hình thành theo "tầm mức" của Chúa Kitô, về lòng thương xót, về việc phục vụ, về việc nguyện cầu, về giáo lý ... Đó là một ơn ban để có thể gặp gỡ dân chúng như thế này: anh chị em nhận ra rằng có một sự sống khác sinh động trong họ, cách thức họ nhìn "trổi vượt". Chúng ta có thể nghĩ đến chẳng những các vị đan sĩ và ẩn sĩ; họ cũng có thể là thành phần dân chúng bình thường, những con người đã gắn bó lâu dài với việc đối thoại cùng Thiên Chúa, đôi khi còn xẩy ra cả một tình trạng đối chọi nội tâm thanh tẩy đức tin của họ. Những chứng nhân khiêm hạ này đã tìm kiếm Thiên Chúa nơi Phúc Âm, nơi việc lãnh nhận và tôn thờ Thánh Thể, nơi gương mặt của một người anh chị em bị khốn khó, và họ bảo toàn sự hiện diện của Người như một ngọn lửa mật thiết.

    Công việc đầu tiên của Kitô hữu chính là việc giữ cho ngọn lửa được Chúa Giêsu mang xuống thế gian này cháy sáng (see Lk 12:49), và ngọn lửa này là gì? Chính là tình yêu, Tình Yêu của Thiên Chúa, là Thánh Linh. Không có ngọn lửa Thần Linh này, thì những lời tiên tri ngôn sứ của Ngài bị tắt lịm, nỗi buồn đẩy lui niềm vui, thói quen thay thế tình yêu, và phục vụ trở thành nô lệ. Hình ảnh của ngọn đèn cháy sáng bên Nhà Tạm, nơi giữ Thánh Thể, hiện lên. Ngay cả khi nhà thờ không có người và màn đêm buông xuống, thậm chí khi nhà thờ đóng cửa, thì ngọn đèn này vẫn loe loét, và tiếp tục cháy sáng; không ai thấy nó, nhưng nó vẫn cháy sáng trước nhan Chúa. Đó là cách Vị Thần Linh này ở nơi tấm lòng của chúng ta, luôn hiện diện như cây đèn ấy vậy.

    Chúng ta đọc lại Sách Giáo Lý: "Thánh Linh, Đấng mà việc xức dầu của Ngài thấm nhiễm vào toàn thể hữu thể của chúng ta, là Vị Sư Phụ nội tâm của việc cầu nguyện Kitô giáo. Ngài là một thủ công viên của truyền thống sống động về cầu nguyện. Thật ra có bao nhiêu người cầu nguyện thì có bấy nhiêu cách thức cầu nguyện, nhưng chỉ có cùng một Vị Thần Linh tác động trong tất cả mọi người và với tất cả mọi người. Chính ở nơi mối hiệp thông của Thánh Linh mà lời cầu nguyện của Kitô hữu là lời cầu trong Giáo Hội" (khoản 2672). Rất thường xẩy ra chuyện chúng ta không cầu nguyện, chúng ta không cảm thấy thích cầu nguyện, hay nhiều lần chúng ta cầu nguyện như con vẹt, bằng miệng lưỡi chứ lòng của chúng ta chẳng thấy đâu khi chúng ta cầu nguyện. Đó là giây phút chúng ta cần phải xin Thần Linh: "Lạy Chúa Thánh Thần, hãy đến, xin hãy đến sưởi ấm cõi lòng của chúng con. Xin hãy đến dạy chúng con cầu nguyện, dạy chúng con nhìn lên Chúa Cha, nhìn lên Chúa Con. Xin hãy dạy con đường nẻo đức tin. Xin hãy dạy con biết yêu thương, nhất là xin hãy dạy con có được một thái độ hy vọng". Nghĩa là liên tục kêu xin cùng Thần Linh, để Ngài hiện diện trong cuộc đời của chúng ta.

    Bởi thế mà chính Thần Linh là Đấng viết lên lịch sử Giáo Hội và thế giới. Chúng ta là những cuốn sách mở ra, sẵn sàng cho ngòi bút của Ngài. Nơi mỗi một người chúng ta, Vị Thần Linh này sáng tác những hoạt động độc đáo, vì không bao giờ có chuyện Kitô hữu này lại hoàn toàn đồng nhất với Kitô hữu khác. Trong cánh đồng thánh đức bao la, Vị Thiên Chúa duy nhất, Ba Ngôi của Tình Yêu, để cho các chứng nhân khác nhau nở ra: tất cả đều bình đẳng về giá trị, nhưng độc đáo về vẻ đẹp, được Thần Linh muốn thực hiện nơi mỗi một người được trở nên con cái Thiên Chúa bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Đừng quên, Vị Thần Linh hiện diện, Ngài hiện diện trong chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe Thần Linh, chúng ta hãy kêu cầu cùng Thần Linh - Ngài là tặng ân, là quà tặng Thiên Chua ban cho chúng ta - và thân thưa cùng Ngài rằng: "Lạy Chúa Thánh Thần, con không biết được dung nhan của Chúa - chúng ta không biết được dung nhan này - nhưng con biết rằng Chúa là sức mạnh, Chúa là ánh sáng, Chúa có thể làm cho con tiến bước, và dạy con biết cách cầu nguyện. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến". Đó là một lời nguyện cầu tuyệt vời: "Xin Chúa Thánh Thần hãy đến".

    (Sau bài giáo lý:)

    Một lần nữa, với nỗi buồn lớn lao, tôi cảm thấy khẩn thiết đề cập tới tình trạng thảm thương ở Myanmar, nơi mà nhiều người, nhất là giời trẻ, bị mất mạng sống của họ để cống hiến niềm hy vọng cho xứ sở. Tôi cũng quì xuống các đường phố ở Myanmar mà xin rằng: Hãy chấm dứt bạo lực! Tôi cũng giang cánh tay ra mà xin rằng: Xin hãy đối thoại với nhau!

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210317_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN5MC-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Mar 22 at 2:09 AM
     
     
     
     
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay Năm B

     

    Sunday Angelus

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Vào Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Chay này, phụng vụ công bố bài Phúc Âm được Thánh Gioan nói đến một tình tiết xẩy ra vào những ngày cuối đời của Chúa Kitô, trước cuộc Khổ Nạn không bao lâu (cf. Jn 12:20-33). Trong khi Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt Qua thì có mấy người Hy Lạp, tò mò về những gì Người đã làm, đã ngỏ ý muốn gặp Người. Họ đến tìm tông đồ Philiphê mà nói cùng ngài rằng: "Chúng tôi muốn gặp Chúa Giêsu" (v.21). "Chúng tôi muốn gặp Chúa Kitô". Chúng ta hãy nhớ lấy điều này: ""Chúng tôi muốn gặp Chúa Giêsu", Philiphê nói với Anrê, rồi cả hai cùng nhau đến trình cùng Thày của mình. Nơi lời yêu cầu này của những người Hy Lạp ấy, chúng ta có thể thoáng thấy lời yêu cầu của nhiều con người nam nữ, ở hết mọi nơi và mọi thời, đặt ra cho Giáo Hội cũng như cho từng người chúng ta rằng: "Chúng tôi muốn gặp Chúa Kitô".

    Vậy Chúa Giêsu đã đáp lại lời yêu cầu này ra sao? Bằng cách làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Người phán: "Đã đến giờ Con Người được hiển vinh... Hạt lúa miến rơi xuống đất mà không mục nát đi thì nó vẫn chỉ là một cái hạt vậy thôi; nó có bị mục nát đi thì mới sinh nhiều hoa trái" (vv.23-24). Những lời này dường như chẳng có đáp lại lời yêu cầu của các người Hy Lạp. Thật ra, những lời ấy còn vượt trên lời yêu cầu ấy nữa. Thật vậy, Chúa Giêsu muốn tỏ ra rằng đối với hết mọi con người nam nữ muốn gặp Người, Người là hạt giống kín đáo sẵn sàng mục nát đi để sinh nhiều hoa trái. Người như thể nói rằng: nếu quí vị muốn biết Tôi, nếu quí vị muốn hiểu Tôi, thì hãy nhìn vào hạt lúa miến đang chết đi trong lòng đầt, tức là hãy nhìn vào thập tự giá.

    Chúng ta nghĩ đến dấu Thánh Giá, một dấu Thánh Giá mà qua các thế kỷ đã trở thành biểu hiệu trên hết của Kitô hữu. Ngay cả ngày nay, những ai muốn "gặp Chúa Giêsu", có thể từ các xứ sở và các nền văn hóa Kitô giáo không được biết tới cho lắm, thì họ gặp cái gì đầu tiên? Dấu hiệu phổ thông nhất họ gặp là gì? Tượng Chuộc Tội, Cây Thánh Giá. Ở các ngôi nhà thờ, ở tại các ngôi nhà của Kitô hữu, thậm chí được đeo trên người của họ. Điều quan trọng ở đây là dấu hiệu này cần phải hợp với Phúc Âm, đó là thập giá chỉ có thể biểu hiệu lòng yêu thương, việc phục vụ, không ngần ngại ban tặng bản thân mình: Chỉ như thế thập giá mới thực sự là "cây sự sống", một sự sống dồi dào sung mãn.

    Hôm nay đây nữa, nhiều người, thường không lên tiếng như thế, cũng ngầm muốn "thấy Chúa Giêsu", muốn gặp Người, muốn biết Người. Đó là lý do tại sao chúng ta hiểu được trách nhiệm cao cả của Kitô hữu chúng ta cũng như của cộng đồng chúng ta. Chúng ta cũng cần phải đáp ứng bằng chứng từ của một đời sống dấn thân phục vụ, một cuộc sống phản ảnh kiểu cách của Thiên Chúa - gần gũi, thương cảm và dịu dàng - cùng dấn thân phục vụNghĩa là gieo rắc hạt giống yêu thương, không phải bằng những ngôn từ thoáng qua mà bằng những mẫu gương cụ thể, giản dị và can đảm, không phải bằng những việc lên án về lý thuyết, mà là bằng các cử chỉ yêu thương. Thế rồi, với ơn ban của mình, Chúa làm cho chúng ta sinh hoa trái, ngay cả khi mảnh đất chúng ta gieo hạt giống yêu thương nào đó có khô cằn bởi các thứ hiểu lầm, khó khăn hay bách hại, hoặc bởi những yêu sách duy luật hay bởi thứ lý đoán biên bản. Đó là những mảnh đất cằn cỗi. Chính vì thế mà trong các cơn thử thách và trong tình trạng lẻ loi cô độc, trong lúc hạt giống mục nát đi lại là lúc sự sống bừng nở, trổ sinh trái chín đúng mùa. Chính trong tình trạng đan kết giữa sự chết và sự sống này mà chúng ta mới cảm nghiệm thấy được niềm vui và hoa trái thực sự của tình yêu thương, là những gì bao giờ cũng, tôi xin lập lại, được ban tặng theo kiểu cách của Thiên Chúa đó là gần gũi, cảm thương và êm ái dịu dàng.

     Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, bước đi một cách vững vàng và hân hoan trên con đường phục vụ, để tình yêu của Chúa Kitô được chiều tỏa nơi mỗi thái độ của chúng ta và càng ngày càng trở thành lối sống hằng ngày của chúng ta.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210321.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN4MC-B

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Mar 14 at 8:46 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B

     

    Pope Francis greets the faithful in St. Peter's Square

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Vào Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay này, phụng vụ Thánh Thể bắt đầu với lời mời gọi: "Hãy vui lên hỡi Giêrusalem..." (cf. Is 66:10). Đâu là lý do cho niềm vui này? Đâu là niềm vui này ngay giữa Mùa Chay đây? Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa "đã quá yêu thương thế gian đến ban Người Con duy nhất của Ngài, để ai tin vào Người thì không phải chết nhưng được sự sống đời đời" (Jn 3:16). Sứ điệp hân hoan này là tâm điểm của đức tin Kitô giáo: tình yêu thương của Thiên Chúa đã lên đến tột đỉnh của mình nơi tặng ân Người Con được ban tặng cho nhân loại yếu hèn và tội lỗi. Ngài đã ban cho chúng ta Con của Ngài, ban cho chúng ta, ban cho tất cả chúng ta.

    Đó là những gì xẩy ra nơi cuộc đàm đạo về đêm giữa Chúa Giêsu và Nicôđêmô, một cuộc đàm đạo chất chứa sứ điệp hân hoan này (cf Jn 3:14-21). Nicôđêmô, như hết mọi phần tử khác trong dân Israel, đã đợi chờ Đấng Thiên Sai, đồng hóa Người như là một con người mãnh lực sẽ uy quyền thống trị trần gian này. Trái lại, Chúa Giêsu đã làm cho niềm trông đợi này bị khủng hoảng khi cho thấy bản thân của Người ở 3 chiều kích: chiều kích là một Con Người bị treo lên trên thập tự giá; chiều kích là Người Con Thiên Chúa được sai xuống thế gian để cứu chuộc; và chiều kích là ánh sáng phân biệt thành phần theo đuổi sự thật ra khỏi thành phần theo đuổi gian dối. Chúng ta hãy nhìn vào 3 khía cạnh này: Con Người, Con Thiên Chúa và ánh sáng.

    Trước hết Chúa Giêsu cho thấy bản thân Người là Con Người (vv. 14-15). Bản văn ám chỉ đến câu chuyện về con rắn đồng (cf. Dân Số 21:4-9), một con rắn đồng mà, theo ý muốn của Thiên Chúa, được Moisen treo lên ở trong sa mạc, khi dân chúng bị tấn công bởi những con rắn độc; bất cứ ai bị chúng cắn mà nhìn lên con rắn đồng này thì được chữa lành. Cũng thế, Chúa Giêsu đã bị treo lên thập tự giá để bất cứ ai tin vào Người đều được chữa lành khỏi tội lỗi mà được sống.

    Khía cạnh thứ hai là khía cạnh về Người Con Thiên Chúa (vv 16-18). Thiên Chúa Cha yêu thương con người nam nữ đến độ "cống hiến" Con của Ngài, ở chỗ Ngài đã ban Người nơi việc nhập thể và đã tặng Người khi trao nộp Người cho tử thần. Mục đích của việc Thiên Chúa ban tặng này đó là sự sống đời đời của con người: Thiên Chúa thật sự đã sai Con của Ngài vào trần gian không phải để lên án trần gian mà là để trần gian có thể được cứu độ bởi Chúa Giêsu. Sứ vụ của Chúa Giêsu là sứ vụ cứu độ, cứu độ hết tất cả mọi người.

    Danh xưng thứ ba được Chúa Giêsu qui cho bản thân mình là "ánh sáng" (vv 19-21). Phúc Âm viết: "Ánh sáng đã đến trong thế gian, nhưng con người đã yêu tối tăm hơn ánh sáng" (v.19). Việc Chúa Giêsu đến trong thế gian gây ra một chọn lựa, đó là ai chọn tăm tối thì phải đối diện với phán quyết luận phạt, còn ai chọn ánh sáng sẽ nhận được phán quyết cứu độ. Phán quyết bao giờ cũng là hậu quả của việc tự do chọn lựa của hết mọi người: ai làm ác thì tìm kiếm bóng tối, sự dữ luôn là những gì ẩn khuất, che đậy. Bất cứ ai tìm kiếm sự thật, tức là hành thiện, thì đến với thứ ánh sáng làm sáng tỏ đường đi nước bước của cuộc đời. Ai bước đi trong ánh sáng, ai tiến tới ánh sáng, thì chẳng làm gì khác ngoài những việc lành mà thôi. Ánh sáng dẫn chúng ta tới các việc lành. Đó là những gì chúng ta được kêu gọi dấn thân thực hiện hơn nữa trong Mùa Chay này: hãy đón nhận ánh sáng soi trong lương tâm của chúng ta, hãy mở lòng chúng ta ra cho tình yêu thương vô cùng của Thiên Chúa, cho lòng thương xót tràn đầy dịu dàng và thiện hảo, cho ơn tha thứ của Ngài. Đừng quên rằng Thiên Chúa bao giờ cũng tha thứ, luôn luôn thứ tha, nếu chúng ta khiêm tốn xin ơn tha thứ. Chỉ cần xin được thứ tha là Ngài tha thứ. Nhờ vậy chúng ta mới có được niềm vui chân thực và mới có thể hân hoan trong ơn tha thứ của Thiên Chúa là những gì tái sinh và ban sự sống.

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta đừng sợ để mình bị Chúa Giêsu "gây khủng hoảng". Đó là một thứ khủng hoảng lành mạnh, cho việc phục hồi của chúng ta; nhờ đó niềm vui của chúng ta được trọn vẹn.

    (Sau Kinh Truyền Tin:)

    Anh chị em thân mến,

    Mười năm trước đây đã bắt đầu cuộc xung đột đẫm máu ở Syria, một cuộc xung đột đã gây ra một trong những thảm họa nhân đạo trầm trọng nhất thời đại của chúng ta, với vô số chết chóc và thương tích, với hàng triệu người di cư, hàng ngàn ngàn người mất tích, với những hủy hoại, với đủ mọi thứ bạo lực cùng với những khổ đau gây ra cho toàn dân, đặc biệt cho thành phần dễ bị tổn thương nhất như trẻ em, nữ giới và người già. Tôi xin lập lại lời kêu gọi thân thành thiết tha của tôi với các phe phái trong cuộc xung đột này, để họ tỏ ra các dấu hiệu thiện chí, nhờ đó lóe lên một tia hy vọng cho dân chúng đã bị kiệt quệ này. Tôi cũng hy vọng có được một cuộc dấn thân quyết liệt và mới mẻ, xây dựng và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, để một khi hạ khí giới xuống chúng ta khâu vá lại cơ cấu xã hội cùng bắt đầu tái thiết cùng phục hồi kinh tế. Tất cả chúng ta hãy cầu cùng Chúa cho dân nước Syria yêu dấu và thống khổ này không bị quên lãng, và cho việc liên kết của chúng ta là những gì phục hồi niềm hy vọng. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho dân nước Syria yêu dấu và thống khổ này. Kính mừng Maria ......

    Thứ Sáu tới đây, 19/3, Lễ Trọng kính Thánh Giuse, Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương sẽ được khai mạc: một năm đặc biệt cho việc gia tăng tình yêu thương trong gia đình. Tôi kêu gọi canh tân và sáng tạo việc đẩy mạnh về mục vụ để cả Giáo Hội lẫn xã hội đều tập trung chú trọng đến gia đình. Tôi cầu xin cho hết mọi gia đình đều cảm thấy nơi căn nhà của mình sự hiện diện sống động của Thánh Gia Nazarét, nhờ đó các cộng đồng gia đình nhỏ bé này được tràn đầy tình yêu chân thành và quảng đại, một nguồn vui ngay cả trong các cuộc thử thách và khó khăn.

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210314.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --