7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC - CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH KINH

  •  
    Tinh Cao
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
    Wed, Jan 27 at 9:19 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

     

    Bài 23 Cầu Nguyện bằng Thánh Kinh

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay, tôi muốn tập trung vào việc cầu nguyện chúng ta có thể thực hiện bằng việc bắt đầu với một đoạn Thánh Kinh. Những lời của Sách Thánh không được viết ra để rồi cứ bị giam hãm trên mặt giấy cói, giấy da hay giấy tờ, mà phải được đón nhận bởi con người cầu nguyện, làm cho những lời này nẩy nở trong cõi lòng của mình. Lời Chúa thấm vào tâm can. Giáo Lý khẳng định rằng: "việc cầu nguyện cần phải được kèm theo bởi việc đọc Sách Thánh" - một thứ Sách Thánh không được đọc như là một cuốn tiểu thuyết, mà cần phải được kèm theo bằng việc cầu nguyện - "để trở thành cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người" (khoản 2653). Đó là cách cầu nguyễn thực hiện nơi anh chị em, vì cầu nguyện là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Câu Thánh Kinh ấy được viết ra cho cả tôi nữa, biết bao nhiêu thế kỷ trước đó, để mang lại cho tôi một lời Chúa. Thánh Kinh được viết ra cho hết mọi người chúng ta. Cảm nghiệm này xẩy đến cho tất cả mọi tín hữu, ở chỗ, một đoạn Thánh Kinh, được nghe đi nghe lại nhiều lần, bất ngờ nói với chúng ta vào một lúc nào đó, và soi sáng về một trường hợp tôi đang trải qua. Thế nhưng, hôm đó, tôi cần phải hiện diện ở cuộc hẹn với Lời ấy. Tôi cần phải ở đó, bằng việc lắng nghe Lời ấy.

    Hằng ngày Thiên Chúa băng ngang qua và gieo một hạt giống vào mảnh đất của cuộc đời chúng ta. Chúng ta không biết được hôm nay Ngài gặp được mảnh đất khô cằn, bụi gai hay đất tốt giúp cho hạt giống mọc lên (cf. Mk 4:3-9). Lời chúng ta nghe tác động chúng ta ấy trở nên Lời hằng sống của Thiên Chúa đối với chúng ta lệ thuộc vào chúng ta, vào việc cầu nguyện của chúng ta, vào tấm lòng cởi mở cần có để tiếp cận Thánh Kinh. Thiên Chúa tiếp tục băng ngang qua bằng Thánh Kinh. Ở đây, tôi sẽ trở về với những gì tôi đã nói trong tuần vừa rồi, với những gì Thánh Âu Quốc Tinh đã nói: "Tôi sợ Thiên Chúa khi Người băng ngang qua". Tại sao ngài lại sợ? Ở chỗ ngài không lắng nghe Người. Nghĩa là tôi sẽ không nhận ra rằng Người là Chúa.

     Một thứ nhập thể mới của Lời diễn ra nơi việc cầu nguyện. Và chúng ta là "các nhà tạm", nơi những lời Chúa cần được đón nhận và lưu giữ, để những lời Chúa này có thể viếng thăm thế giới. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải tiếp cận với Thánh Kinh không do bởi một thúc động kín đáo nào đó, không khai thác Thánh Kinh. Tín hữu không trở về với Sách Thánh để tìm cách bênh vực cho quan điểm triết lý và luân lý của họ, mà vì họ hy vọng có được một cuộc hội ngộ; tín hữu biết rằng những lời được viết ra bởi Thánh Linh, và vì thế bởi cùng vị THần Linh này những lời ấy cần phải được đón nhận và thấu hiểu, cho cuộc hội ngộ này xẩy ra. Tôi thấy khó chịu làm sao ấy khi nghe thấy Kitô hữu đọc các câu Thánh Kinh như con vẹt vậy. "Ồ đúng... Ồ Chúa nói rằng... Người muốn điều này điều nọ..." Thế nhưng, anh chị em có gặp gỡ Chúa ở câu ấy chăng? Đó không phải là câu hỏi về trí nhớ: nó là một vấn đề về trí nhờ của một cõi lòng hướng anh chị em về cuộc hội ngộ với Chúa. Lời ấy, câu ấy giúp anh chị em được gặp gỡ Chúa.

    Bởi thế, chúng ta đọc Thánh Kinh vì Thánh Kinh "nói với chúng ta". Đó là một ân sủng để có thể nhận biết mình nơi đoạn này hay nơi nhân vật kia, ở trường hợp này hay hoàn cảnh kia. Thánh Kinh không được viết cho một nhân loại chung chung vậy thôi, mà là cho chúng ta, cho tôi, cho anh chị em, cho những con người nam nữ bằng xương bằng thịt, cho những con người nam nữ có tên gọi và tên họ, như tôi, như anh chị em. Và Lời Chúa, nhờ Thánh Linh đã được thấm nhiễm, khi Lời Chúa được đón nhận bằng một tâm hồn cởi mở, không để cho các thứ cứ còn nguyên như trước, không bao giờ. Một cái gì đó thay đổi. Đó là ân sủng và sức mạnh của Lời Chúa.

    Truyền thống Kitô giáo thì dồi dào về các cảm nghiệm cùng với các suy niệm Sách Thánh khi cầu nguyện. Đặc biệt là phương pháp "Lectio divina" đã được thiết lập; nó bắt nguồn từ giới đan tu, nhưng hiện nay còn được thực hiện bởi các Kitô hữu sinh hoạt ở các giáo xứ của họ. Đó là vấn đề chăm chú đọc một đoạn thánh kinh: đó là Lectio divina, trước hết và trên hết là chăm chú đọc một đoạn Thánh Kinh hay hơn nữa: tôi muốn nói rằng đọc Thánh Kinh theo "chiều hướng" của bản văn, để hiểu được ý nghĩa trong Thánh Kinh và của Thánh Kinh. Sau đó bắt đầu đối thoại với Thánh Kinh, để những lời ấy trở thành nguồn suy niệm và cầu nguyện, ở chỗ, trong khi vẫn căn cứ vào bản văn, tôi bắt đầu tự vấn xem bản văn này "nói với tôi" những gì. Đó là một bước tinh tế, ở chỗ chúng ta không được chiều theo những dẫn giải chủ quan, nhưng chúng ta phải thuộc về đường lối sống động của Truyền Thống là những gì liên kết mỗi người chúng ta với Sách Thánh. Bước cuối cùng của Lectio divina đó là chiêm niệm. Đến đây các lời nói và tư tưởng nhường bước cho lòng yêu mến, như giữa những kẻ yêu nhau đối khi chỉ nhìn nhau trong thinh lặng. Bản văn thánh kinh vẫn còn đó, nhưng chỉ như là một tấm gương soi, như là một ảnh tượng cần được chiêm ngắm. Như vậy mới có chuyện đối thoại.

    Qua việc cầu nguyện, Lời Chúa đến ở với chúng ta và chúng ta ở với Lời Chúa. Lời này tác động những ý hướng tốt lành cùng trợ giúp hành động; Lời ấy cống hiến cho chúng ta sức mạnh và niềm thanh thản, và ngay cả khi Lời ấy thách đố chúng ta, chúng ta cũng cảm thấy an bình. Vào những ngày "dị thường" và bối rối, Lời này bảo toàn tâm can bằng một cái mấu chốt tin tưởng và yêu mến để bảo vệ Lời này khỏi các cuộc tấn công của tên gian ác.

    Bằng cách ấy Lời Chúa đã hóa thành nhục thể - xin cho phép tôi được sử dụng cách diễn tả này - Lời Chúa đã hóa thành nhục thể nơi những ai đón nhận Lời Chúa trong nguyện cầu. Cái trực giác xuất phát nơi một số bản văn cổ đó là Kitô hữu đồng hóa với Lời này một cách trọn vẹn đến độ, giả như tất cả mọi cuốn Thánh Kinh trên thế giới này có bị cháy rụi hết, thì "cái nấm" của Thánh Kinh vẫn còn đó, vì những gì Thánh Kinh in ấn vẫn còn tồn tại nơi đời sống của các thánh nhân. Thật là một diễn tả tuyệt vời.

    Đời sống Kitô hữu đồng thời là một công việc của cả việc thuận phục lẫn sáng tạo. Người Kitô hữu tốt lành cần phải là một người biết thuần phục, thế nhưng họ cũng cần phải sáng tạo nữa. Họ thuần phục khi họ nghe Lời Chúa; họ sáng tạo vì họ có Thánh Linh trong lòng, Đấng điều khiển họ làm thế, dẫn đưa họ tiến lên. Chúa Giêsu, ở cuối một trong những dụ ngôn của mình, đã đưa ra một so sánh như thế này - Người nói: "Hết mọi viên ký lục được huấn luyện cho nước trời thì giống như một gia chủ kia biết lấy ra từ kho tàng của mình - là cõi lòng" cả những cái cũ lẫn những cái mới" (Mt 13:52). Sách Thánh là một kho tàng bất tận. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta biết hằng kín múc lấy hơn nữa từ kho tàng này bằng việc cầu nguyện.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210127_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrNYvgkZ3tXRx0exPTEF_KeC49%3DChsM9u0PGMWZN5PXSA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ CN3TN-B

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Jan 24 at 9:06 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin

     Chúa Nhật III Thường Niên Năm B

     

    A flower rests upon an open Bible

    ĐTC Phanxicô lại tái phát chứng đau thần kinh tọa, nên đã không thể chủ sự Lễ và Giảng Lễ Cử Hành Chúa Nhật Lời Chúa hôm nay và chủ sự Giờ Kinh Chiều cho biến cố đại kết Kitô giáo, nhưng hai cử hành này vẫn diễn tiến như thường, với những vị thay thế ngài, cùng với các bài giảng ngài đã dọn sẵn.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (cf. Mk 1:14-20) cho chúng ta thấy, có thể nói, là "chuyền gậy chỉ huy" từ Thánh Gioan Tẩy Giả sang Chúa Giêsu. Gioan là vị tiền hô của Người, ngài đã dọn chỗ cho Người cùng dọn đường cho Người: giờ đây Chúa Giêsu có thể bắt đầu sứ vụ của người, và loan báo ơn cứu độ bấy giờ đang hiện diện; Người là ơn cứu độ. Việc rao giảng của Người được tóm gọn lại nơi những lời này: "Thời gian đã mãn và Nước Thiên Chúa gần đến; hãy ăn năn hoán cải và tin vào Phúc Âm" (v.15). Thế thôi. Chúa Giêsu đã không sử dụng những từ ngữ nửa vời. Đó là một sứ điệp mời gọi chúng ta hãy suy niệm về hai đề tài thiết yếu đó là thời gian và việc hoán cải.

    Trong bản văn này của Thánh ký Marcô, thời gian được hiểu như là sự kéo dài của lịch sử cứu độ được Thiên Chúa thực hiện; bởi thế, thời gian "đã trọn" đây là thời gian tác động cứu độ đã đạt tới tột đỉnh của mình, tới chỗ hoàn toàn hiện thực của nó, ở chỗ đó là giây phút lịch sử Thiên Chúa đã sai Người Con vào trần gian và vương quốc của Ngài trở nên "sát cận" hơn bao giờ hết. Thời gian cứu độ nên trọn vì Chúa Giêsu đã đến. Tuy nhiên, ơn cứu độ không phải là những gì tự động; mà là một tặng ân yêu thương và vì thế được cống hiến cho tự do của con người. Bao giờ cũng thế, khi chúng ta nói đến yêu thương là chúng ta nói đến tự do: một tình yêu không có tự do sẽ không phải là tình yêu; nó có thể là lợi lộc, là sợ hãi, nhiều điều khác, thế nhưng tình yêu bao giờ cũng tự nguyện, cũng là nhưng không và đòi hỏi một tự do đáp ứng, ở chỗ, nó đòi chúng ta phải hoán cải. Nói cách khác, nó là vấn đề thay đổi tâm thức - đó là việc hoán cải, là thay đổi tâm thức - cũng như thay đổi cuộc đời, ở chỗ, không còn theo các thứ kiểu cách thế gian, mà là của Thiên Chúa, là Chúa Giêsu, là theo Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu đã làm và như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Đó là một thay đổi quyết liệt về nhãn quan và thái độ.

    Thật vậy, tội lỗi, nhất là thứ tội tục hóa là thứ tội giống như không khí, nó thấm nhập vào hết mọi sự, đã dẫn tới một thứ tâm thức có khuynh hướng bám lấy bản thân mình, chống lại người khác cũng như chống lại Thiên Chúa. Đó là những gì kỳ lạ... Đâu là căn tính của anh chị em? Nhiều lần chúng ta nghe thấy rằng căn tính của chúng ta được thể hiện liên quan đến những gì là "đối nghịch". Khó mà bày tỏ căn tính của con người ta theo tinh thần thế gian một cách tích cực và cứu độ được lắm, ở chỗ, nó đối nghịch với bản thân, đối nghịch với người khác và đối nghịch với Thiên Chúa. Bởi vậy mà nó không ngần ngại - thứ tâm thức tội lỗi, tâm thức thế gian - sử dụng những gì là lừa đảo và bạo động. Lừa đảo và bạo động. Chúng ta hãy xem những gì xẩy ra với lừa đảo và bạo động nhé: nào là tham lam, muốn quyền lực hơn là phục vụ, nào là chiến tranh, là khai thác dân chúng... Đó là tâm thức lừa đảo thật sự xuất phát từ nơi cha đẻ của lừa đảo, là tên đại gian ác, là ma quỉ. Hắn là cha đẻ của những gì là gian dối, như Chúa Giêsu đã điểm mặt hắn.

    Sứ điệp của Chúa Giêsu ngược lại với tất cả những điều ấy. Đấng mời gọi chúng ta nhận biết bản thân mình cần đến Thiên Chúa và ân sủng của Ngài; cần có một thái độ quân bình đối với các sự thiện trần gian; cần đón nhận và khiêm hạ đối với tất cả mọi người; cần nhận thức và hiện thực bản thân mình nơi việc gặp gỡ cùng phục vụ người khác. Đối với mỗi người chúng ta, thời gian để có thể chấp nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi: nó là tình trạng kéo dài của cuộc đời chúng ta trên thế gian này. Nó ngắn ngủi thôi. Có lẽ nó dường như dài...Tôi nhớ lại là có lần tôi đã đi ban các phép Bí Tích, làm Phép Xức Dầu cho một bệnh nhân rất tốt lành, một người già rất tốt lành, và vào lúc bấy giờ, trước khi rước Thánh Thể và được Xức Dầu, ông ta đã nói với tôi câu này: "Đời tôi đã vụt bay", như thể ông ta nói rằng tôi cứ nghĩ rằng nó vĩnh cửu chứ, thế nhưng... "đời tôi đã vụt bay". Đó là cách thức chúng ta, cách thức con người già ấy, cảm thấy đời mình qua đi. Ông ta đã khuất mất rồi.

    Lịch sử của cuộc đời chúng ta có hai nhịp sống: một nhịp có thể đo đếm được, được làm nên bởi ngày giờ năm tháng; còn nhịp khác được làm nên bởi những mùa thời gian phát triển của chúng ta như vào đời, thơ ấu, thanh xuân, trưởng thành, lão thành, chết chóc. Mỗi thời, mỗi giai đoạn đều có giá trị riêng của nó, và có thể là một giây phút đặc biệt được gặp gỡ Chúa. Đức tin giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa thiêng liêng của những thời đoạn này: mỗi một thời đoạn này đều chất chứa một tiếng gọi đặc biệt của Chúa, mà chúng ta có thế đáp ứng một cách tích cực hay tiêu cực. Trong bài Phúc Âm, chúng ta thấy cách thức chàng Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan đã đáp ứng, ở chỗ, họ là những con người trưởng thành, họ đã có công ăn việc làm của những con người đánh cá, họ đã có gia đình... Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu đi ngang qua và kêu gọi họ, "họ lập tức bỏ lưới cá mà theo Người" (Mk 1:18).

    Anh chị em thân mến, chúng ta hãy chuyên chú, đừng để Chúa Giêsu băng ngang qua chúng ta mà không đón nhận Người. Thánh Âu Quốc Tinh thường nói: "Con sợ Thiên Chúa khi Ngài băng ngang qua". Sợ cái gì? Không phải là sợ không nhận ra, không trông thấy mà là không đón nhận.

    Xin Trinh Nữ Maria giúp cho chúng ta biết sống hết mọi ngày, hết mọi giây phút như là thời gian cứu độ, thời gian Chúa băng ngang qua và kêu gọi chúng ta theo Người, từng người theo cuộc đời của mình. Và giúp chúng ta biết hoán cải từ tâm thức trần gian, tâm thức của những gì là mơ tưởng như thể các thứ pháo bông, sang tâm thức của yêu thương và phục vụ.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến,

    Chúa Nhật hôm nay được giành cho Lời Chúa. Một trong những tặng ân cao cả của thời đại chúng ta đó là việc tái nhận thức được Thánh Kinh trong đời sống của Giáo Hội ở tất cả mọi cấp độ. Chưa từng có chuyện Thánh Kinh có thể tiếp cận với tất cả mọi người, bằng tất cả mọi thứ ngôn ngữ, và giờ đây lại còn bằng những hình thức thính thị và phương tiện số nữa. Thánh Giêrônimô, vị thánh kỷ niệm 1600 năm qua đời tôi nhắc nhở gần đây, nói rằng ai không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô (cf. In Isaiam Prol.). Ngược lại, Chúa Giêsu, Lời đã hóa thành nhục thể, đã chết đi và đã sống lại, là Đấng mở trí khôn của chúng ta ra để chúng ta hiểu được Thánh Kinh (cf Lk 24:45). Điều này xẩy ra đặc biệt ở nơi Phụng Vụ, thế nhưng còn cả ở những lúc chúng ta cầu nguyện một mình hay trong nhóm, nhất là bằng Phúc Âm cùng với các Thánh Vịnh. Tôi xin cám ơn và phấn khích các giáo xứ về việc dấn thân liên tục cho việc giáo dục lắng nghe Lời Chúa. Chớ gì chúng ta đừng bao giờ thiếu mất niềm vui gieo rắc Phúc Âm! Tôi xin được lập lại là chúng ta nên có thói quen, một thói quen lúc nào cũng mang theo một cuốn Phúc Âm nhỏ trong túi, trong xách tay, để có thể đọc trong ngày, ít là 3-4 câu. Phúc Âm phải luôn ở với chúng ta.

    Chiều ngày mai, ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thành, chúng ta sẽ cử hành Giờ Kinh Chiều Lễ Thánh Phaolô Trở Lại, để kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, cùng với các vị đại diện các Giáo Hội khác và các Cộng Đồng Giáo Hội. Tôi mời gọi anh chị em hãy liên kết một cách thiêng liêng vào lời cầu nguyện của chúng ta.

    Hôm nay cũng là lễ nhớ Thánh Phanxicô Salêsiô, vị thánh quan thày của các phóng viên báo chí. Hôm qua, Sứ Điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới đã được ban hành, với nhan đề "Hãy đến mà xem. Truyền thông bằng việc gặp gỡ dân chúng ở nơi chốn và cách thức của họ". Tôi tha thiết xin tất cả thành phần phóng viên báo chí và các nhà truyền thông "hãy đến mà xem", ngay cả nơi mà không ai muốn đến, và làm chứng cho chân lý.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210124.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpvDF19W9yWkjGb83XpAbCJ8SjtfVHJ17mUH5ZjSUbv2w%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐH Y PELL

ĐHY George Pell ĐHY George Pell  

ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican

Đức Hồng y George Pell nghênh việc đưa phụ nữ tham gia vào hội đồng kinh tế của Vatican, bởi vì những người nữ “sáng suốt” sẽ giúp những người nam “cảm tính” làm điều đúng đắn liên quan đến tài chính của Giáo hội.
 

Ngọc Yến - Vatican News

Phát biểu tại hội thảo trên web ngày 14/01/2021 về đề tài “Tạo một văn hóa minh bạch trong Giáo hội Công giáo”, Đức Hồng y nói đến việc làm thế nào để có được sự minh bạch về tài chính ở Vatican cũng như nơi các giáo phận và dòng tu Công giáo. Theo Đức Hồng y, bước đầu tiên cần thiết để thay đổi là cần có những người có năng lực phụ trách các vấn đề tài chính, hướng đến một văn hóa có trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn.

Đức Hồng y ca ngợi sự đóng góp của giáo dân, ở mọi cấp độ, từ giáo phận, đến tổng giáo phận và đến Roma. Ngài nói: “Tôi rất cảm kích khi thấy nhiều người có năng lực sẵn sàng cống hiến cách nhưng không thời gian của họ cho Giáo hội. Chúng ta cần các nhà lãnh đạo là giáo dân ở đó, những người hiểu biết những điều cơ bản về quản lý tiền bạc, những người có thể đặt câu hỏi đúng và tìm ra câu trả lời chính xác”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế ca ngợi sáu nữ giáo dân được Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào Hội đồng Kinh tế Vatican, cơ quan giám sát tài chính của Vatican và công việc của Ban Thư ký Kinh tế trong tháng 8/2020. Ngài nói họ là những phụ nữ có năng lực cao với nền tảng chuyên môn tuyệt vời, và hy vọng những phụ nữ này với đầu óc sáng suốt sẽ giúp những người nam “cảm tính” làm điều đúng đắn liên quan đến tài chính của Giáo hội.

Đức Hồng y cũng khuyến khích các giáo phận đừng chờ đợi Vatican luôn dẫn đầu trong việc ban hành cải cách tài chính. “Chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ ở Vatican và tôi đồng ý rằng Vatican nên đi đầu – Đức Thánh Cha biết điều đó và đang cố gắng thực hiện. Nhưng cũng giống như bất kỳ tổ chức nào, không phải lúc nào bạn cũng có thể làm cho mọi thứ diễn ra nhanh chóng như bạn muốn”, Đức Hồng y nói

18 tháng một 2021, 13:34
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - TIN YÊU LỜI KHUYÊN CÁC THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Thu, Jan 21 at 1:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    NĂM MỚI THÊM TIN YÊU HY VỌNG

     NHỜ LỜI KHUYÊN CỦA CÁC VỊ THÁNH

     

    Những vị thánh thiện này giúp ta nhìn mọi sự cách toàn diện.

    Nếu theo dõi tin tức từ năm 2020, bạn sẽ thấy có rất nhiều từ ngữ tiêu cực lặp đi lặp lại, chẳng hạn như “không chắc chắn”, “khó khăn”, “lo lắng” và “căng thẳng”… - vô số những từ đúc kết cho một năm, mà chúng ta sẽ rất vui nếu chúng không còn xuất hiện nữa!

     

    Tuy nhiên, khi Covid-19 vẫn còn đang tiếp tục hoành hành thì không thể nói trước được điều gì về Năm Mới.

     

    May mắn thay, vẻ đẹp thực sự của đức tin chính là chúng ta dựa vào Chúa, để Ngài dẫn ta trong một cuộc lữ hành trần thế không hề chắc chắn – cho dù có đại dịch hay không. Chúng ta trao phó cuộc đời trong tay Chúa và biết rằng cuối cùng Ngài sẽ dẫn ta về quê Trời với Ngài.

     

    Vì thế, để khởi đầu Năm Mới 2021 với niềm tin yêu hy vọng không ngừng, chúng ta hãy tìm kiếm những lời khôn ngoan của các vị Thánh - trong đó có nhiều vị đã phải đau khổ nhiều khi ở trần gian - và hãy vững tin rằng, trong những “thời điểm không bền vững” này, tình yêu của Cha trên trời luôn vững bền.

     

    “Hãy tin tưởng đặt mọi nỗi bận tâm về tương lai vào tay Chúa. Hãy để Chúa hướng dẫn bạn như trẻ nhỏ.” - Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá.

     

    NEW-YEAR-QUOTES-1.jpg


    “Âu lo là điều tệ hại nhất cho linh hồn, ngoại trừ tội lỗi. Thiên Chúa ra lệnh cho bạn cầu nguyện, nhưng Ngài ngăn cấm bạn lo âu.” - Thánh Phanxicô Salêsiô.

     

     NEW-YEAR-QUOTES-2.jpg
     

    “Đừng phí sức lực cho những thứ sinh ra lo lắng, bồn chồn và khổ não. Chỉ có một điều cần thiết: Hãy nâng tâm hồn lên và yêu mến Chúa!” - Thánh Padre Pio.

     
    NEW-YEAR-QUOTES-3.jpg

     

    “Đức tin là tin những điều bạn không thấy, phần thưởng của đức tin là được thấy những điều bạn tin.” - Thánh Augustinô thành Hippô.

     

     NEW-YEAR-QUOTES-4.jpg
     

    “Hãy sống trong niềm tin và hy vọng, dù rằng ở trong bóng tối, vì trong bóng tối này, Thiên Chúa bảo vệ linh hồn bạn. Hãy phó thác mọi sự cho Chúa vì bạn thuộc về Ngài và Ngài sẽ không quên bạn. Đừng nghĩ rằng Ngài đang để bạn phải xoay xở một mình, điều đó là sai về Ngài.” - Thánh Gioan Thánh Giá.

     
    NEW-YEAR-QUOTES-5.jpg

     

    “Không có điều gì vĩ đại từng đạt được mà không có sự chịu đựng lâu dài.” - Thánh Catarina thành Siena.


    NEW-YEAR-QUOTES-6.jpg

     

    “Đừng lo lắng về tương lai. Hãy đặt mọi sự trong tay Chúa vì Ngài sẽ hằng chăm sóc bạn.” - Thánh Gioan Lasan.


    NEW-YEAR-QUOTES-7.jpg

     

    “Nào có ai khác ngoại trừ Thiên Chúa có thể cho bạn sự bình an ? Thế gian này có bao giờ thực sự làm cho trái tim ta được thỏa mãn?.” - Thánh Giêrađô Maiella.


    NEW-YEAR-QUOTES-8.jpg

     

    “Hãy hướng mắt nhìn lên Chúa và trao phó mọi việc cho Ngài. Đó là tất cả những gì bạn phải lo lắng.” - Thánh Jane Frances de Chantal.

     
    NEW-YEAR-QUOTES-9.jpg

     

    “Bí quyết của hạnh phúc là sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và tạ ơn Chúa vì những gì Thiên Chúa tốt lành hằng ban cho ta mỗi ngày.” - Thánh Gianna Beretta Molla.


    NEW-YEAR-QUOTES-10.jpg

     

    “Nếu như Thiên Chúa để bạn phải chịu nhiều đau khổ, thì đó là dấu Ngài đã có những chương trình lớn lao dành cho bạn, và chắc chắn Ngài muốn biến đổi bạn thành một vị Thánh.” - Thánh Ignatio thành Loyola.


    NEW-YEAR-QUOTES-11.jpg

     

    “Sống với Chúa Kitô là một cuộc phiêu lưu kỳ diệu.” - Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

     

    NEW-YEAR-QUOTES-12.jpg


    Cerith Gardiner (Aleteia)

    Maria Ngọc Tỷ chuyển ngữ

    (tgpsaigon.net 06.01.2021)

     

     

 

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - PHỤ NỮ TRONG GIÁO HỘIHÔM NAY

Một phụ nữ đọc Sách Thánh trong Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành Một phụ nữ đọc Sách Thánh trong Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành  (Vatican Media)

Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới

Có nhiều phản ứng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha sửa đổi giáo luật để có thể chính thức trao ban tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới, nhưng cũng có những người “thất vọng” vì thấy phụ nữ vẫn chưa được lãnh nhận các thừa tác vụ thuộc thánh chức.
 

Giuse Trần Đức Anh, OP

 Cách đây 6 ngày, 11/1/2021, Đức Thánh Cha đã ban hành tự sắc “Spiritus Domini” (Thần Trí của Chúa), thay đổi khoản giáo luật số 230,1 để phụ nữ có thể chính thức lãnh nhận thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ, là những tác vụ họ đã thi hành trong thực tế từ lâu.

 Nội dung Tự Sắc

 Khoản Giáo Luật 230,1 cho đến nay qui định rằng: “Các giáo dân thuộc nam giới có đủ tuổi và điều kiện do nghị định của Hội Đồng Giám Mục ấn định, có thể lãnh tác vụ đọc sách hoặc giúp lễ, qua một nghi lễ phụng vụ đã qui định. Tuy nhiên việc trao tác vụ này không cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương”.

 Nay, trong Tự Sắc “Thần Trí của Chúa”, Đức Thánh Cha thay đổi khoản này như sau:

 “Các giáo dân có đủ tuổi và điều kiện do nghị định của Hội Đồng Giám Mục ấn định, có thể lãnh nhận một cách bền vững - qua nghi lễ phụng vụ đã được thiết định - các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ; tuy nhiên việc trao tác vụ này không cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương”.

 Đức Thánh Cha viết thêm rằng: “Tôi cũng truyền thay đổi các qui định khác hiện hành, khi nói về khoản giáo luật này.

 “Điều được quyết định qua Tông Thư tự sắc này, tôi truyền nó có hiệu lực vững chắc và vững bền, bất kỳ những gì trái ngược với nó, dù là đáng được nhắc đến, và quyết định này được công bố qua báo “Quan sát viên Roma” và bắt đầu có hiệu lực cùng ngày, rồi được đăng công báo chính thức của Tông Tòa”.

 Trong văn kiện này, Đức Thánh Cha cho biết ngài đã muốn chấp nhận những đề nghị được đưa ra trong nhiều Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đây là những thừa tác vụ giáo dân, hoàn toàn khác biệt với thừa tác vụ thánh chức.

 Cùng với Tự Sắc này, Đức Thánh Cha gửi một thư cho Đức Hồng Y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, qua đó ngài giải thích những lý do thần học khiến ngài đi tới quyết định thay đổi, đặc biệt là sự cấp thiết phải tái khám phá sự đồng trách nhiệm của tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa trong Giáo Hội, và đặc biệt là sứ mạng của hàng giáo dân.

 Các phản ứng

 Nói chung, các phản ứng được biết từ các nơi đều chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha về điều đã được nói đến từ lâu và trong thực tế các phụ nữ đã thi hành các tác vụ này.

 - Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của giáo phận Bamberg bên Đức, cũng là một nhà giáo luật, nhận định rằng việc cho phép chính thức phụ nữ thi hành đọc sách và giúp lễ là “một bước tiến nhỏ” trong hướng đi đúng, không phân biệt nam nữ trong giáo dân.  

- Tại Áo, từ Đức Hồng Y Schoenborn, Tổng Giám Mục giáo phận thủ đô Vienne, cho đến phong trào phụ nữ Công Giáo, đều chào mừng Tự Sắc mới của Đức Thánh Cha. Phong trào này gọi Tự Sắc là “một tia hy vọng”. Bà Angelika Ritter-Grepl, Chủ tịch Phong trào, gọi đây là một bước tiến lớn đi tới sự bình đẳng nam nữ trong Giáo Hội. Quyết định của Đức Giáo Hoàng nuôi dưỡng hy vọng sẽ thêm có những suy nghĩ theo chiều hướng thánh chức cho phụ nữ, chỉ dẫn hướng đi tương lai và cho thấy cần phải có sự dấn thân trường kỳ để thay đổi, như ngài đã thực hiện qua Thượng Hội Đồng Giám Mục về miền Amazon. (KAP 12-1-2021)

- Các Bề trên Tổng quyền dòng nữ

 Nhưng đáng lưu ý hơn là thông cáo ngày 13/1/2021 của Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nữ: Các Bề trên cám ơn Đức Thánh Cha và tất cả những người đã góp phần vào việc nghiên cứu để có một bước tiến này về sự tham gia của nữ giới vào thừa tác vụ của Giáo Hội, đồng thời gọi đây là “một dấu chỉ và là sự đáp lại năng động vốn là đặc tính của bản chất Giáo Hội, năng động này chính là của Chúa Thánh Linh, Đấng liên tục kêu gọi Giáo Hội trong sự vâng theo mặc khải và thực tại”.

 Các nữ Bề trên Tổng quyền cũng nhận xét rằng “trong nhiều vị trí, phụ nữ, đặc biệt những người nữ thánh hiến, theo chỉ dẫn của các Giám Mục, đang thi hành nhiều thừa tác vụ mục vụ, đáp lại nhu cầu loan báo Tin Mừng. Vì vậy, Tự Sắc của Đức Thánh Cha, với đặc tính hoàn vũ, là một sự khẳng định con đường của Giáo Hội, trong việc nhìn nhận sự phục vụ của bao nhiêu phụ nữ đã và đang chăm sóc việc phục vụ Lời Chúa và Bàn Thánh”. (Vatican News 13-1-2021)

 Không thấy các nữ Bề Trên Tổng quyền nhắc đến chức phó tế phụ nữ, một vấn đề đã được các Bề trên nêu lên trong buổi Đức Thánh Cha tiếp kiến 900 nữ Bề Trên Tổng quyền ngày 12/5/2016 và ngài ứng khẩu loan báo sẽ lập một Ủy ban nghiên cứu vấn đề này. Nhưng Ủy ban không đi tới kết luận chung nên ngày 8/4/2020, Đức Thánh Cha lại lập một Ủy ban mới để nghiên cứu, tuy nhiên cho đến nay chưa thấy có kết quả nào được công bố.

 Những phản ứng không hài lòng

 - Trong số những người “thất vọng” vì Tự Sắc của Đức Thánh Cha, có nữ ký giả Lucetta Scaraffia, cũng là một nhà sử học, 73 tuổi (1948), đã từng xa lìa đức tin và đấu tranh trong phong trào nữ quyền, nhưng sau đó trở lại. Bà viết cho nhiều báo Công Giáo và từng phụ trách phụ trương “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” (Donne Chiesa Mondo) từ 2011 cho đến khi bị loại ra ngoài vào năm 2019. Phản ứng về Tự Sắc mới của Đức Thánh Cha, bà viết một bài ngắn với tựa đề:

 “Khép cửa đối với phụ nữ muốn làm linh mục: Đức Giáo Hoàng chẳng làm gì cho chúng tôi”. Bà than rằng trong Tự Sắc Đức Thánh Cha Phanxicô lấy lại lập trường của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: Giáo Hội không có năng quyền truyền chức linh mục cho phụ nữ. Bà cho rằng: “Đức Giáo Hoàng đã khơi lên nhiều hy vọng trong chúng tôi, nhưng rồi ngài làm cho chúng tôi thất vọng. Vatican không mở ra con đường nào cho phụ nữ làm linh mục. Đây thật  là một sự thất vọng. Không phụ nữ nào vui mừng vì Tự Sắc này. Làm như vậy cũng là khép kín cửa đối với vấn đề phó tế phụ nữ…”.

 Theo bà Scaraffia, việc Đức Giáo Hoàng cho phép trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho phụ nữ có nghĩa là Giám Mục kiểm soát, và trong thực tế, phụ nữ được hàng giáo phẩm chọn lựa trong khi cho đến nay họ được tự do hơn. Đức Giáo Hoàng làm nảy sinh bao nhiêu hy vọng nơi chúng tôi, tôi là người đầu tiên, nhưng không làm gì đáng kể cho phụ nữ.” (www.informazione.it 13/1/2021)

 - Nữ ký giả Franca Giansoldati của báo Il Messaggero (Người Sứ Giả), ở Roma, viết một bài với tựa đề: “Tiến bộ nửa chừng của Đức Giáo Hoàng: phụ nữ giúp lẽ bàn thờ nhưng không làm lễ”. Bà nhận xét rằng: “Chắc chắn là các nữ thần học gia Đức, Mỹ, Áo và Pháp thất vọng vì từ bao năm họ tranh đấu cho sự bình đẳng trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng chỉ loại bỏ chữ “nam giới” trong khoản giáo luật 320, triệt 1. Nhưng dầu sao đó cũng là một bước tiến, cho dù phụ nữ vẫn không được làm phó tế và linh mục.” (Il Messaggero 12/1/2021)

 Phe hữu

 Từ phía cánh hữu cũng có người không hài lòng, như trang mạng “Nuova Bussola quotidiana” (Địa bàn mới hằng ngày, 12/1/2021). Mạng này tỏ ra dè dặt và cho rằng giờ đây, với Tự Sắc mới của Đức Thánh Cha, chức phó tế bị lâm nguy. Các thừa tác vụ ấy qua bao thế kỷ vẫn luôn được ban cho nam giới mà thôi vì, cũng như các chức nhỏ trước đây, nó xuất phát từ chức phó tế. Và thế là chức thánh này, vì không còn liên hệ với truyền thống nữa, có thể bị tấn công. Trang mạng có đoạn viết: “Phải chăng Tự Sắc là một khúc xương được ném ra để tạm thời xoa dịu cơn đói đối với chức linh mục phụ nữ của những mục tử người Đức hoặc Nam Mỹ? Hay là, đây là một bước tiến theo nguyên tắc cửa sổ của Overton, để đi tới chức phó tế phụ nữ, rồi nhảy thêm một bước tiến về điều đang bị cấm là chức linh mục?”

 Báo này lấy làm tiếc vì sự hủy bỏ các chức nhỏ đã bắt đầu với Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 với Tự Sắc “Ministera quaedam”, và biến thành một thừa tác vụ chứ không còn là chức thánh nữa.

 Linh mục hồi tục cũng đòi sửa giáo luật

 Sau cùng có những linh mục đã ra lấy vợ, “thừa thắng” vì Tự Sắc mới của Đức Thánh Cha. Họ cho rằng ngài đã thay đổi giáo luật có lợi cho phụ nữ, thì ngài cũng có thể thay đổi giáo luật để nhận cho họ trở lại làm linh mục. Sự độc thân của các thừa tác viên phụng tụ là tiêu biểu của Công Giáo chứ không xuất phát từ Kinh Thánh, trái lại là do các quyết định của Giáo Hội qua các thế kỷ, đặc biệt với Công đồng chung Trento hồi thế kỷ 16. Giáo luật hiện hành khoản số 277,1 qui định “giáo sĩ phải tiết dục hoàn hảo và vĩnh viễn vì Nước Trời, vì thế họ phải sống độc thân là một hồng ân đặc biệt của Thiện Chúa, qua đó các thừa tác viên thánh chức có thể dễ dàng gắn bó với Chúa Kitô hơn với con tim không chia sẻ và có thể tự do hơn phục vụ Thiên Chúa và con người”. Chính khoản giáo luật này bị các cựu linh mục lập gia đình yêu cầu thay đổi để họ được tái làm việc mục vụ như linh mục.

17 tháng một 2021, 06:33