7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC HUẤN TỪ GIÁNG SINH

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Dec 22 at 6:35 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Diễn Từ Chúc Mừng Giáng Sinh Giáo Triều Roma 

     

    tại Sảnh Đường Benediction vào Thứ Hai 21/12/2020

     

    Pope Francis meets with members of the Roman Curia

     

    Dẫn nhập

    Theo người tuyển dịch này thì:

    Về nội dung, trong bài chúc mừng Giáng Sinh Giáo Triều Roma ngày Thứ Hai 21/12/2020 này, ĐTC Phanxicô muốn nhấn mạnh đến tình trạng khủng hoảng bất khả tránh, như đại dịch covid-19 hiện nay, nhưng nếu biết lợi dụng, thì nó sẽ như trường hợp của hạt lúa miến không thể nào không  mục nát mới có thể sinh muôn vàn hoa trái, một trường hợp khủng hoảng (crisis), có tính cách khách quan, khác hẳn với trường hợp xung khắc (conflict), như rượu cũ với bình mới, như vải cũ với áo mới, hay như lúa tốt với cỏ lùng trong ruộng, có tính cách chủ quan, thì bao giờ cũng gây ra hậu quả tiêu cực và tai hại.

    Về hình thức, bài nói gồm có 10 đoạn, nhưng chính yếu là nửa phần sau, từ đoạn 6 đến hết đoạn 10. Bởi thế, chỉ xin được tuyển dịch bài nói đa số những lời của ngài ở 5 đoạn cuối, với một số câu tiêu biểu và quan trọng ở 5 đoạn trên.

     

    1- Việc hạ sinh của Chúa Giêsu Nazarét là mầu nhiệm của một cuộc hạ sinh nhắc nhở chúng ta rằng "con người, mặc dù cần phải chết, được sinh ra không phải để chết, mà là để bắt đầu" [1] ....

    2- Khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập Thể, trước con trẻ nằm trong máng cỏ (cf. Lk 2:16), nhưng chiêm ngưỡng cả Mầu Nhiệm Vượt Qua, trước Đấng tử giá nữa, chúng ta mới thấy được vị trị thích đáng của chúng ta là ở chỗ chẳng phòng thủ, khiêm tốn và không tự phụ...

    3- Đây là một Giáng Sinh của dịch bệnh, của cuộc khủng hoảng về sức khỏe, về kinh tế, về xã hội và thậm chí về cả giáo hội nữa, một cuộc khủng hoảng đang hoành hành toàn thế giới bất kể ở đâu. Cuộc khủng hoảng này không còn là một chuyện bàn luận và thẩm định chung nữa; mà là một thực tại ai cũng cảm thấy. Dịch bệnh này đã là một thời điểm thử thách và thử nghiệm, thế nhưng nó cũng là một cơ hội quan trọng để hoán cải và lấy lại thực chất... 

    4- Theo sự quan phòng thần linh thì vào chính thời điểm khó khăn này mà tôi đã có thể viết bức Thông Điệp Fratelli Tutti về đề tài tình huynh đệ và mối thân hữu xã hội.... "Tôi ước mong rằng, trong thời đại của chúng ta đây, bằng việc nhìn nhận phẩm giá của từng người, chúng ta có thể góp phần vào việc tái sinh một khát vọng toàn cầu về tình huynh đệ... Vậy chúng ta hãy mơ tưởng, như là một gia đình nhân loại duy nhất, như là thành phần đồng lữ hành có cùng một xác thịt, như con cái của cùng một trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta, mỗi người chúng ta mang lại cho tất cả anh chị em những gì là phong phú từ niềm tin cùng với các xác tín của mình, bằng tiếng nói của mỗi người chúng ta" (đoạn 8).

    5- Cuộc khủng hoảng về dịch bệnh này là thời điểm thích hợp để vắn tắt suy tư về ý nghĩa của một cuộc khủng hoảng, những suy tư có thể giúp ích cho tất cả chúng ta. Một cuộc khủng hoảng xẩy ra là những gì ảnh hưởng đến hết mọi người và hết mọi thứ. Các cuộc khủng hoảng hiện nay ở khắp nơi, cũng như ở hết mọi thời đại lịch sử, bao gồm các thứ ý hệ, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, môi sinh và tôn giáo. Khủng hoảng là giây phút cần thiết trong lịch sử của cá nhân cũng như xã hội. Nó xẩy ra như là một biến cố ngoại thường luôn gây ra một cảm giác rối loạn, lo âu, lúng túng và bất định trước những quyết định cần phải thực hiện. Chúng ta thấy điều này nơi nguyên ngữ của động từ Krino: khủng hoảng là một thứ sàng lúa ra khỏi trấu sau mùa gặt. Chính Thánh Kinh cũng đầy giẫy những người "bị sàng lọc", "người bị khủng hoảng", thành phần nhờ bởi chính cuộc khủng hoảng ấy đã đóng vai trò của mình trong lịch sử cứu độ. Abraham... Moisen... Elia... Gioan Tẩy Giả... Phaolô Tarsus... Cuộc khủng hoảng ấn tượng nhất là cuộc khủng hoảng của Chúa Giêsu...

    6- Thưa anh chị em, việc suy tư về khủng hoảng này cảnh báo chúng ta khi chúng ta hấp tấp phán xét Giáo Hội về các cuộc khủng hoảng gây ra bởi những gương mù gương xấu trong quá khứ và hiện tại...

    Thiên Chúa tiếp tục làm cho các hạt giống của vương quốc Ngài phát triển ở giữa chúng ta. Ở Giáo triều đây, có nhiều người âm thầm làm chứng bằng hoạt động thầm lặng khiêm tốn của mình, không có chuyện xì xèo, không tự đắc, trung tín, chân thành và chuyên nghiệp. Rất nhiều anh chị em như thế đó, xin cám ơn anh chị em. Thời đại của chúng ta có những vấn đề của nó, nhưng nó cũng cho thấy một chứng từ sống động về sự kiện Chúa không bao giờ ruồng bỏ dân Ngài. Chỉ có duy một khác biệt đó là các thứ vấn đề này nọ luôn cấp thời xuất hiện trên báo chí; bao giờ cũng thế, trong khi đó các dấu hiệu hy vọng chỉ may ra được biết đến một cách muộn màng.

    Những ai không nhìn vào một cuộc khủng hoảng theo Phúc Âm thì chỉ thực hiện một thứ mổ xẻ thi thể người chết vậy thôi. Họ thấy cuộc khủng hoảng ấy, nhưng không thấy niềm hy vọng và ánh sáng từ Phúc Âm. Chúng ta bị bấn loạn trước các cuộc khủng hoảng không phải chỉ vì chúng ta đã quên nhìn vào chúng theo Phúc Âm dạy, mà vì chúng ta đã quên rằng Phúc Âm là yếu tố đầu tiên đẩy chúng ta đến chỗ khủng hoảng [4]. Nếu chúng ta có thể phục hồi được lòng can đảm và khiêm hạ để chân nhận rằng thời điểm khủng hoảng là thời điểm của Thần Linh, cho dù chúng ta có phải đối diện với những cảm nghiệm tối tăm, hèn yếu, mỏng dòn, mâu thuẫn và lạc loài, chúng ta sẽ không còn cảm thấy chới với nữa. Trái lại, chúng ta vẫn cứ tin tưởng rằng các thứ sắp sửa được mặc lấy một bộ diện mới, chỉ xuất phát từ cảm nghiệm về một ân sủng kín đáo nào đó. "Vì vàng phải được tôi luyện trong lửa, còn những người sáng giá thì phải được thử trong lò ô nhục" (Huần Ca 2:5).

    7- Sau hết, tôi tha thiết xin anh chị em đừng lẫn lộn khủng hoảng (crisis) với xung khắc (conflict): Chúng là 2 điều khác nhau. Khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực, trong khi đó xung khắc bao giờ cũng gây ra bất hòa và đối chọi, một thứ đối kháng thực sự bất khả hòa giải phân loại kẻ khác thành bạn bè yêu thương và thù địch đối chọi. Trong trường hợp xung khắc ấy thì chỉ có một bên là thắng cuộc.

    Vấn đề xung khắc bao giờ cũng cố gắng phân biệt phe "lầm lỗi" để mà khinh chê và bêu xấu, với phe "chính trực" để mà bênh vực, như cách thức khêu gợi cái cảm quan (thường có tính cách ma thuật) rằng chúng tôi chẳng có liên hệ gì đến chuyện này chuyện nọ hết. Tình trạng mất mát đi cái cảm quan thuộc về nhau của chúng ta khiến tạo nên hay củng cố những thái độ ưu đẳng với "những bọn này lũ kia", là những gì cổ võ những thứ tâm thức hẹp hòi và bè phái, làm suy yếu đi tính chất đại đồng nơi sứ vụ của chúng ta. "Giữa cuộc xung khắc, chúng ta bị mất đi cái cảm quan của chúng ta về mối hiệp nhất sâu xa của thực tại" (Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 226).

    Khi Giáo Hội được thấy theo chiều hướng xung khắc - bên phải với bên trái, cấp tiến với bảo thủ Giáo Hội sẽ bị phân mảnh và phân cực, bị làm méo mó và bội phản với bản chất đích thực của Giáo Hội. Trái lại, Giáo Hội là một thân mình bị khủng hoảng liên tục, chính vì Giáo Hội sống động. Giáo Hội không bao giờ trở thành một thân mình bị xung khắc, với kẻ thắng người thua, vì như thế thì Giáo Hội sẽ gây ra hoang mang sợ hãi, trở nên càng cứng cỏi hơn và càng kém đoàn tính hơn, và áp đặt một thứ đồng dạng khác hẳn với sự phong phú và đa dạng được Thần Linh tuôn đổ xuống trên Giáo Hội của Ngài.

    Tính chất mới mẻ xuất phát từ khủng hoảng theo Thần Linh không bao giờ là một thứ mới mẻ phản lại với những gì là cổ xưa, mà là một thứ mới mẻ xuất phát từ cái cổ xưa và làm cho cái cổ xưa ấy tiếp tục sinh hoa kết trái. Chúa Giêsu đã cắt nghĩa tiền trình này bằng một hình ảnh đơn sơ mà rõ ràng, đó là: "Hạt lúa miến rơi xuống đất không mục nát đi thì nó vẫn chỉ là một thứ hạt vậy thôi; nhưng nếu nó có bị mục nát đi thì mới sinh nhiều hoa trái" (Jn 12:24). Tình trạng thối đi của hạt giống có tính cách mâu thuẫn, ở chỗ, nó vừa là tận cùng lại vừa là khởi điểm của một cái gì mới mẻ. Nó có thể được gọi vừa "chết và rữa" vừa "sinh và nở", vì cả hai là một. Chúng ta thấy được cái tận cùng, đồng thời ở nơi cái tận cùng ấy lại là một khởi điểm mới đang hình thành.

    Theo chiều hướng ấy, tâm trạng chúng ta không muốn chấp nhận khủng hoảng và để cho mình được Thần Linh dẫn dắt ở vào những lúc thử thách là những gì kìm kẹp chúng ta trong trơ trụi và cằn cỗi, hay thậm chí trong xung khắc. Bằng việc che chắn mình cho khỏi bị khủng hoảng là chúng ta cản trở tác động ân sủng của Thiên Chúa là những gì tỏ hiện nơi chúng ta và qua chúng ta... Tất cả những gì là sự dữ, là sai trái, là yếu hèn và thiếu lành mạnh đều trở thành một nhắc nhở mãnh liệt về nhu cầu chúng ta cần phải chết đi cho lối sống, cho cách suy nghĩ và tác hành không phản ảnh Phúc Âm. Chỉ bằng việc chết đi cho một tâm thức nào đó chúng ta mới có thể dọn chỗ cho tính chất mới mẻ được Thần Linh liên tục làm bừng lên trong lòng Giáo Hội. Các Giáo Phụ đã quá biết về điều này, và các vị gọi đó là "metanoia / hoán cải".

    8- Hết mọi cuộc khủng hoảng đều chất chứa một đòi hỏi chính đáng là canh tân đổi mới và tiến bước. Nếu chúng ta thực sự mong muốn đổi mới, cho dù chúng ta cần phải can đảm tỏ ra hoàn toàn cởi mở. Chúng ta cần phải không còn nhìn vào việc canh tân của Giáo Hội như là việc lấy vải vá vào chiếc áo cũ, hay chỉ là việc soạn thảo một Tông Hiến mới. Việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn.

    Nó không thể nào là vấn đề vá chỗ này lấp chỗ kia, vì Giáo Hội không phải là một mảnh nào đó nơi y phục của Chúa Kitô, mà là Thân Mình của Người, một Thân Mình bao gồm toàn thể lịch sử (cf. 1 Cor 12:27). Chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay đổi mới Thân Mình của Chúa Kitô - "Chúa Giêsu Kitô vẫn là một hôm qua, hôm nay và muôn đời" (Heb 13:8) - thế nhưng, chúng ta được kêu gọi để mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới, nhờ đó mới làm sáng tỏ rằng ân huệ chúng ta có được là từ Chúa, chứ không phải từ chúng ta. Thật vậy, "chúng ta dựng kho tàng này trong những bình sành, để chứng tỏ rằng, quyền năng siêu việt là những gì thuộc về Thiên Chúa chứ không phải chúng ta" (2Cor 4:7). Giáo Hội bao giờ cũng là một bình sành, qúi báu nơi những gì bình sành này chứa đựng, chứ không phải ở bề ngoài của nó... Những ngày này dường như hiển nhiên cho thấy rằng thứ đất sét mà chúng ta được tạo dựng nên đang bị sứt mẻ, hư hại và tan vỡ. Chúng ta lại càng phải nỗ lực hơn nữa, kẻo tính chất mềm yếu của chúng ta biến thành một trở ngại cho việc rao giảng Phúc Âm, hơn là một chứng từ cho tình yêu vô biên mà Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót đã yêu thương chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta (cf Eph 2:4). Nếu chúng ta ngăn chặn Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót nơi đời sống của chúng ta, thì đời sống của chúng ta sẽ là những gì giả dối, những gì sai lạc.

    Trong những lúc khủng hoảng, Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta về các nỗ lực xuất phát từ cuộc khủng hoảng này, mang mầu sắc u ám ngay từ đầu. Nếu ai "xé một miếng vải từ tấm áo mới mà vá vào chiếc áo cũ", thì hậu quả đã rõ đó là họ sẽ xé toạc tấm áo mới ra, vì "miếng vải từ tấm áo mới không hợp với tấm áo cũ". Cũng thế, "không ai lại lấy rượu mới mà đổ vào bầu cũ; nếu họ làm thế thì rượu mới sẽ làm vỡ bầu da và rượu tuôn ra, và bầu da sẽ bị hư hoại. Rượu mới cần phải đổ vào bầu da mới" (Lk 5:36-38).

    Ngoài ra, đường lối chính đáng này cũng là cách thức của thành phần "ký lục được huấn luyện cho nước trời", thành phần "như một gia chủ biết lợi dụng những cái cũ mới trong kho tàng của mình" (Mt 13:52). Kho tàng này là Truyền Thống, một truyền thống được Đức Benedict XVI nhắc lại "là giòng sông lưu chuyển liên kết chúng ta với những gì là cội nguồn, một giòng sông lưu chuyển làm cho những gì là cội nguồn hằng được hiện tại hóa, một giòng sông cả dẫn chúng ta đến cửa vĩnh hằng" (Catechesis, 26 April 2006). Tôi nghĩ đến câu nói của một đại nhạc sĩ người Đức: "Truyền Thống là những gì bảo đảm của tương lai, chứ không phải là một thứ bảo tàng viện, một thứ hộp đựng tro cốt". "Cái cũ" ấy là chân lý và ân sủng chúng ta đã được sở hữu. "Cái mới" ấy là những khía cạnh khác của chân lý mà chúng ta dần dần hiểu được... Ngoài ra, không có ân sủng của Thánh Linh, chúng ta thậm chí có thể mường tượng ra một Giáo Hội "đoàn tính", thay vì được tác động bởi mối hiệp thông bởi sự hiện diện của Thần Linh, lại tiến đến chỗ được coi như là một thứ cộng đồng dân chủ khác, được làm nên bởi thành phần đa số và thành phần thiểu số. Chẳng hạn như là một quốc hội, đó không phải là đoàn tính. Chỉ có sự hiện diện của Thánh Linh mới tạo nên được những gì khác biệt thôi.

    9- Chúng ta cần phải làm gì khi xẩy ra một cuộc khủng hoảng? Trước hết, hãy chấp nhận nó như là một thời điểm của ân sủng được ban cho chúng ta để nhận thức được ý muốn của Thiên Chúa giành cho từng người chúng ta cũng như cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta cần phải chấp nhận quan niệm thật nghịch lý đó là "khi tôi yếu đuối là lúc tôi dũng mãnh" (2 Cor 12:10)...

    Chúng ta không còn giải pháp nào khác cho các thứ vấn đề chúng ta đang trải qua hơn là giải pháp thiết tha cầu nguyện hơn, đồng thời làm tất cả những gì có thể bằng một lòng tin tưởng hơn nữa. Cầu nguyện sẽ giúp cho chúng ta có thể "hy vọng khi không còn hy vọng" (cf. Rom 4:18).

    10- Anh chị em thân mến, chúng ta hãy giữ tâm hồn thật bình an và thanh thản, với tất cả nhận thức rằng tất cả chúng ta, khởi đi từ bản thân tôi, chỉ là "những đầy tớ bất xứng" (Lk 17:10), thành phần được Chúa đoái thương. Vì thế, chúng ta cần phải thôi sống xung khắc, và lại cảm thấy chúng ta đang cùng nhau hành trình, sẵn sàng chấp nhận khủng hoảng. Các cuộc hành trình bao giờ cũng bao gồm các động từ chuyển động. Cuộc khủng hoảng tự nó là một thứ chuyển động, thuộc về cuộc hành trình của chúng ta. Mặt khác, khủng hoảng là một lối mòn giả dối dẫn chúng ta đến chỗ sai lạc, bất định, lạc hướng và bị tầu hỏa nhập ma; nó là một thứ phung phí nghị lực và là một cơ hội cho sự dữ. Sự dữ đầu tiên được xung khắc dẫn chúng ta tới, và chúng ta cần phải tránh né, đó là thói xì xèo nọ kia. Chúng ta hãy lưu ý đến nó! Việc nói về thói xì xèo không phải là nỗi ám ảnh của tôi; mà là để vạch mặt chỉ tên một thứ sự dữ đã lọt vào Giáo Triều này. Ở Dinh Thự này có nhiều cửa ra vào và cửa sổ, và nó đột nhập khiến chúng ta trở thành quen thói. Thói xì xèo kìm kẹp chúng ta lại trong một tình trạng miệt mài trầm mặc khó chịu, buồn thảm và ngột ngạt. Nó biến khủng hoảng thành xung khắc. Phúc Âm dạy chúng ta rằng thành phần mục đồng đã tin vào sứ điệp của thiên thần và đã lên đường đến với Chúa Giêsu (cf. Lk 2:15-16). Trái lại, Hêrôđê đóng lòng mình lại trước câu chuyện được các Vị Đạo Sĩ kể và biến cõi lòng khép kín ấy thành những gì là đảo điên và bạo lực (cf. Mt 2:1-16).

    Mỗi người trong chúng ta, bất kể vị trí của chúng ta trong Giáo Hội, cần phải tự vấn xem tôi có muốn theo Chúa Giêsu bằng tấm lòng đơn thành của các mục đồng, hay bằng thái độ phòng thủ của Hêrôđê, có muốn theo Người giữa những cơn khủng hoảng hay giữ lấy Người ở những gì là xung khắc.

    Xin cho tôi được xin riêng tất cả anh chị em, những người cùng tôi phục vụ Phúc Âm, món quà Giáng Sinh từ việc quảng đại và hết lòng hợp tác của anh chị em trong việc loan báo Tin Mừng, trên hết, cho người nghèo (cf. Mt 11:5). Chúng ta hãy nhớ rằng chỉ có họ mới biết được Thiên Chúa là Đấng đón nhận người nghèo, Đấng hạ mình xuống còn ở cả bên dưới cái khốn cùng của họ nữa, mà lại là Đấng được sai đến từ trên cao. Chúng ta không thấy được dung nhan Thiên Chúa, thế nhưng chúng ta có thể cảm nghiệm thấy dung nhan này, bằng việc Ngài hướng mặt về phía chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta tỏ ra tôn trọng tha nhân của chúng ta, tôn trọng những người kêu đến chúng ta trong cơn thiếu thốn của họ [5]. Vì người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Tôi nghĩ đến những gì được vị giám mục thánh người Ba Tây thường nói, đó là: "Khi tôi tỏ ra quan tâm đến người nghèo thì họ gọi tôi là thánh; thế nhưng khi nào tôi cứ đặt vấn đề tại sao tình trạng quá nghèo khổ cứ còn đó thì họ cho tôi là cộng sản".

    Chớ gì đừng có ai cố ý cản trở hoạt động mà Chúa đang hoàn thành vào lúc này đây, và chúng ta hãy xin ơn biết phục vụ một cách khiêm tốn, để Người có thể lớn lên còn chúng ta thì nhỏ lại (cf. Jn 3:30).

    Tôi gửi đến từng người trong anh chị em cũng như tất cả anh chị em, cùng gia đình và bạn hữu của anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi. Xin cám ơn anh chị em, cám ơn anh chị em về công việc của anh chị em, cám ơn anh chị em rất nhiều. Và xin làm ơn tiếp tục cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể can đảm tồn tại trong cơn khủng hoảng. Chúc Mừng Giáng Sinh! Cám ơn anh chị em.

    (ĐTC ban phép lành)


    [1] The Human Condition, Chicago, University of Chicago Press, 1958, p. 246.

    [2] Ibid., p. 247.

    [3] Address at the Ecumenical and Interreligious Meeting with Young People, Skopje, North Macedonia (7 May 2019): L’Osservatore Romano, 9 May 2019, p. 9.

    [4] “Many of his disciples, when they heard it, said, ‘This is a hard saying; who can listen to it?’ But Jesus, knowing in himself that his disciples murmured at it, said to them, ‘Do you take offense at this?’” (Jn 6:60-61). Yet it was only on the basis of that crisis that a profession of faith could spring up: “Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life” (Jn 6:68).

    [5] Cf. E. LEVINAS, Totalité et infini, Paris, 2000, 76.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2020/december/documents/papa-francesco_20201221_curia-romana.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --


 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2021

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Dec 21 at 1:28 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2021

     

    Thứ Văn Hóa Chăm Sóc Như Là Một Đường Lối Dẫn Đến Hòa Bình

     

    Pope Francis at a peace ceremony in Rome on Oct. 20, 2020

    Lời chúc tốt đẹp nhất tôi xin gửi đến tất cả mọi người đó là

    chúng ta có được một năm mới sẽ là một cơ hội nhân loại có thể

    tiến triển trên con đường của tình huynh đệ, của công lý và của hòa bình

    giữa những cá nhân với nhau, giữa các cộng đồng với nhau, giữa chư dân và chư quốc trên thế giới.

    Năm 2020 là năm đã bị hằn vết bởi cuộc khủng hoảng về thể lực,

    gây ra từ thứ đại dịch Covid-19 hàng loạt, một cuộc khủng hoảng đã trở thành một hiện tượng toàn cầu

    vượt ra ngoài hết mọi biên cương bờ cõi, làm trầm trọng sâu nặng hơn nữa các cuộc khủng hoảng liên quan khác,

    như khủng hoảng về khí hậu, khủng hoảng về lương thực, khủng hoảng về kinh tế và khủng hoảng về di dân.

    Pope Francis, pictured on Oct. 15, 2014. Credit: Mazur/catholicnews.org.uk.

    Con người bao giờ cũng biểu hiệu cho những gì là liên hệ, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân;

    nó chấp nhận tính cách bao gồm, chứ không phải loại trừ,

    chấp nhận phẩm giá đặc thù và bất khả vi phạm chứ không phải khai thác".

    Mỗi một con người tự mình là đích điểm,

    không bao giờ chỉ là một thứ phương tiện, chỉ được thẩm định bằng sự ích lợi của họ...

    Các thứ nhân quyền đều xuất phát từ phẩm giá này, các nhiệm vu làm người cũng thế

    Ở vào một thời điểm như thế này, khi mà còn thuyền của nhân loại,

    đang bị bão tố bởi những cuộc khủng hoảng hiện nay xô lấn ngả nghiêng,

    đang cố gắng chống chọi để tiến tới một chân trời bình lặng hơn và thanh thản hơn,

    thì "cái bánh lái" về phẩm giá của con người, và "cái địa bàn" về các nguyên tắc xã hội căn bản

    có thể giúp chúng ta cùng nhau có thể lèo lái một cách an toàn.

      

    1- Vào lúc rạng đông của một tân niên, tôi muốn gửi những lời chào mừng thân ái đến các vị Thủ Lãnh Quốc Gia và Chính Quyền, đến các vị lãnh đạo các Cơ Quan Quốc Tế, đến các vị lãnh đạo tinh thần cùng tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau, cũng như đến những người nam nữ thiện tâm. Lời chúc tốt đẹp nhất tôi xin gửi đến tất cả mọi người đó là chúng ta có được một năm mới sẽ là một cơ hội nhân loại có thể tiến triển trên con đường của tình huynh đệ, của công lý và của hòa bình giữa những cá nhân với nhau, giữa các cộng đồng với nhau, giữa chư dân và chư quốc trên thế giới.

    Năm 2020 là năm đã bị hằn vết bởi cuộc khủng hoảng về thể lực, gây ra từ thứ đại dịch Covid-19 hàng loạt, một cuộc khủng hoảng đã trở thành một hiện tượng toàn cầu vượt ra ngoài hết mọi biên cương bờ cõi, làm trầm trọng sâu nặng hơn nữa các cuộc khủng hoảng liên quan khác, như khủng hoảng về khí hậu, khủng hoảng về lương thực, khủng hoảng về kinh tế và khủng hoảng về di dân. Tôi đặc biệt nghĩ đến tất cả những ai bị mất đi các phần tử trong gia đình hay những người thân yêu, cũng như tất cả những ai bị mất việc làm. Tôi cũng nghĩ đến cả các y sĩ và y tá, các dược sĩ, các nghiên cứu gia, những tình nguyện viên, các vị tuyên úy và nhân viên trong các bệnh viện cùng các trung tâm y tế. Họ đã và đang thực hiện những hy sinh cao cả để hiện diện bên bệnh nhân, hầu giảm bớt những đớn đau của bệnh nhân và cứu sống bệnh nhân; thật vậy, nhiều người trong họ đã chết trong khi hành sự. Để tỏ lòng tôn kính họ, tôi xin lập lại lời kêu gọi của tôi với các vị lãnh đạo về chính trị và cơ quan tư nhân, đó là hãy hết sức bảo đảm vấn đề được tiếp cận với việc chủng ngừa Covid-19, cũng như với các thứ kỹ thuật thiết yếu cần thiết để chăm sóc người bệnh, người nghèo và những ai dễ bị tổn thương nhất [1]

    Đáng buồn thay khi phải nói rằng, song song với tất cả những chứng từ yêu thương và đoàn kết ấy, chúng ta đồng thời cũng thấy được nổi lên ở nhiều hình thức khác nhau chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chủng tộc và bài ngoại, kéo theo các thứ chiến tranh và xung đột chỉ gây ra chết chóc và hủy hoại thôi.

    Những biến cố này, và những biến cố khác, đã trở nên đặc điểm cho đường đi nước bước của nhân loại ở cái năm đang qua đi này đã dạy cho chúng ta tầm quan trọng cần phải chăm lo cho nhau, cũng như cho thiên nhiên tạo vật, bằng các nỗ lực của chúng ta để xây dựng một xã hội huynh đệ hơn. Đó là lý do tại sao tôi đã chọn làm nhan đề cho Sứ Điệp năm nay, Thứ Văn Hóa Chăm Sóc Như Là Một Đường Lối Dẫn Đến Hòa Bình. Một thứ văn hóa như là một đường lối để đối chọi với thứ văn hóa dửng dưng lãnh đạm, văn hóa sa thải và đối đầu với nhau là những gì quá thịnh hành trong thời điểm của chúng ta đây.

    2- Vị Thiên Chúa Hóa Công là nguồn mạch cho ơn gọi chăm sóc của loài người chúng ta.

    Nhiều truyền thống tôn giáo có những trình thuật về nguồn gốc của nhân loại, cùng với mối liên hệ của nhân loại với Đấng Hóa Công, với thiên nhiên và với những người đồng loại nam nữ của họ. Trong Thánh Kinh, Sách Sáng Thế Ký cho thấy, ngay từ những trang đầu tiên của mình, tầm quan trọng của việc chăm sóc hay bảo vệ trong dự án của Thiên Chúa đối với loài người. Sáng Thế Ký nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa con người ('adam) và trái đất ('adamah), và giữa chúng ta là anh chị em với nhau. Theo trình thuật Thánh Kinh này thì Thiên Chúa ủy thác khu vườn "được trồng ở Eden" (cf. Gen 2:8) vào bàn tay chăm sóc của Adam, "để canh tác và trông coi" (Gen 2:15). Điều này bao gồm cả việc làm cho trái đất sinh sôi nẩy nở, đồng thời bảo vệ nó và duy trì khả năng hỗ trợ sự sống của nó [2]. Các động từ "canh tác" và "trông coi" là những động từ diễn tả mối liên hệ của Adam với ngôi nhà khu vườn của mình, nhưng cũng cho thấy niềm tin tưởng của Thiên Chúa muốn đặt chàng làm chủ và canh giữ toàn thể thiên nhiên tạo vật.

    Chuyện sinh thành của Cain và Abel là những gì mở màn cho lịch sử anh chị em trong gia đình, ở mối liên hệ được nhận thức - ngay cả bởi Cain, cho dù một cách lầm lẫn - theo nghĩa bảo vệ hay "canh giữ". Sau khi giết Abel em mình, Cain đã đáp lại câu hạch hỏi của Thiên Chúa rằng: "Tôi đâu phải là người canh giữ em tôi?" (Gen 4:9) [3] Cain, như tất cả chúng ta, được kêu gọi để "canh giữ anh chị em mình". "Những câu truyện cổ xưa này, đầy tính cách biểu hiệu, minh chứng niềm xác tín chúng ta chia sẻ hôm nay đây, đó là hết mọi sự đều được liên kết với nhau, và việc chăm sóc chân thực đối với đời sống của chúng ta, cũng như đối với mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên, là những gì bất khả phân ly với tình huynh đệ, với công lý và với lòng trung thành với người khác" [4].

    3- Thiên Chúa Hóa Công, Một Mô Phạm của Việc Chăm Sóc

    Thánh Kinh cho thấy Thiên Chúa chẳng những là Đấng Hóa Công, mà còn là một Đấng chăm sóc cho các loài tạo vật của Ngài nữa, nhất là cho Adam, Eva cùng miêu duệ của họ. Bất chấp có bị nguyền rủa bởi tội ác gây ra, Cain vẫn được Vị Hóa Công này ghi dấu bảo vệ để mạng sống của hắn được an toàn (cf Gen 4:15). Cho dù có khắng định về phẩm giá bất khả vi phạm của con người, được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, thì việc ghi dấu này cũng là một dấu hiệu cho thấy dự án của Thiên Chúa trong việc bảo trì mối hòa hợp nơi thiên nhiên tạo vật của Ngài, vì "bình an và bạo lực bất khả chung sống" [5].

    Việc chăm sóc cho thiên nhiên tạo vật là tâm điểm của cơ cấu Ngày Hưu Lễ, một ngày mà, ngoài việc tôn thờ thần linh trước hết, còn nhắm đến chỗ phục hồi cơ cấu xã hội cùng với mối quan tâm đối với người nghèo (cf. Gen 1:1-3; Lev 25:4). Việc mừng Năm Thánh cứ mỗi bảy năm hưu một lần đã cống hiến một thứ xả hơi cho đất đai, cho thành phần nô lệ cũng như cho những ai nợ nần. Trong năm hồng phúc ấy, những ai thiếu thốn nhất đều được chăm sóc và được cống hiến cho một cơ hội mới trong đời, nhờ đó không có tình trạng nghèo khổ trong dân chúng nữa (cf. Deut 15:4).

    Theo truyền thống các tiên tri, việc nhận thức thánh kinh về sự công chính được thể hiện tốt nhất nơi một cộng đồng biết đối xử với các phần tử yếu kém nhất của nó. Đặc biệt là Tiên Tri Amos (cf 2:6-8;8) và Tiên Tri Isaia (cf.58), nhất trí đòi hỏi công lý cho người nghèo, thành phần, vì tính chất mỏng dòn dễ bị tổn thương và bất lực của mình, kêu lên cùng Thiên Chúa là Đấng canh chừng họ và đáp ứng họ (cf. Ps 34:7; 113:7-8).

    4- Việc chăm sóc nơi thừa tác vụ của Chúa Giêsu

    Đời sống và thừa tác vụ của Chúa Giêsu là những gì tiêu biểu cho mạc khải tối cao về tình yêu thương của Thiên Chúa giành cho nhân loại (cf. Jn 3:16). Ở trong hội đường Nazarét, Chúa Giêsu đã tỏ mình ra là Đấng được Chúa thánh hiến, và "đươc sai đi để rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, để loan báo sự giải thoát cho những ai bị giam cầm đầy ải, và phục quang cho kẻ mù lòa, để giải phóng cho những ai bị áp bức" (Lk 4:18). Những hành động thiên sai ngôn sứ này, cùng với năm Thánh, là chứng từ hùng hồn cho sứ vụ Người đã lãnh nhận từ Cha. Theo lòng cảm thương của mình, Người đã đến gần với thành phần bệnh nhân, cả thể lý lẫn tinh thần, và chữa lành cho họ; Người đã tha thứ cho các tội nhân và đã ban cho họ sự sống mới. Chúa Giêsu là Vị Mục Tử Nhân Lành chăm sóc cho chiên của Người (cf. Jn 10:11-18; Ezek 34:1-31). Người là Vị Mục Tử Nhân Lành cúi mình xuống giúp đỡ người bị thương tích, băng bó các vết thương của người này và chăm sóc cho người ấy (cf. Lk 10:30-37).

    Tột đỉnh sứ vụ của mình, Chúa Giêsu đã cống hiến một chứng từ tối hậu về việc chăm sóc của Người đối với chúng ta, bằng việc hiến mình trên thập tự giá để giải thoát chúng ta khỏi bị làm nô lệ cho tội lỗi và tử thần. Bằng việc hy hiến sự sống của mình ấy, Người đã mở ra cho chúng ta con đường yêu thương. Người nói với từng người chúng ta rằng: "Hãy theo Thày; hãy đi mà làm như thế" (cf Lk 10:37).

    5- Một thứ chăm sóc nơi đời sống của thành phần môn đệ Chúa Giêsu

    Các việc xót thương về tinh thần và thể lý là tâm điểm đức ái được Giáo Hội sơ khai thực hiện. Thế hệ Kitô hữu đầu tiên đã biết chia sẻ những gì họ có, nhờ đó không ai trong họ bị thiếu thốn (cf. Acts 4:34-35). Họ đã cố gắng làm cho cộng đồng của họ trở thành một ngôi nhà đón nhận, biết quan tâm đến hết mọi nhu cầu của con người, và sẵn sàng chăm sóc cho những ai thiếu thốn nhất. Một tập tục đã được hình thành trong việc thực hiện các thứ đóng góp tự nguyện để nuôi người nghèo, an táng kẻ chết và chăm sóc cho những trẻ mồ côi, cho những ai già lão, và cho những nạn nhân bị thảm họa như các vị đắm tầu. Vào những thời gian sau đó, khi mà lòng quảng đại của Kitô hữu đã bị mất đi tình sốt sắng ban đầu, thì một số vị Giáo Phụ đã nhấn mạnh rằng của cải theo ý muốn của Thiên Chúa là để cho công ích. Đối với Thánh Amrôsiô thì: "thiên nhiên đã cung cấp tất cả mọi sự cho việc sử dụng chung của tất cả mọi người... và vì thế đã làm phát xuất quyền lợi chung đối với tất cả mọi người, thế nhưng lòng tham đã biến nó thành một thứ quyền lợi cho chỉ một thiểu số nào đó thôi" [6]. Sau các cuộc bách hại ở các thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội đã sử dụng quyền tự do mới được của mình để tác động xã hội cùng với nền văn hóa của xã hội. "Các nhu cầu của các thời đại đã phát động các nỗ lực mới trong việc phục vụ của đức ái Kitô giáo. Lịch sử ghi nhận vô vàn trường hợp về các việc xót thương cụ thể... Hoạt động của Giáo Hội nơi người nghèo tiến đến chỗ được tổ chức đâu vào đó. Đã có nhiều cơ cấu nâng đỡ hết mọi nhu cầu của con người, như các bệnh viện, những nhà cho người nghèo, các viện cô nhi, những nhà nuôi trẻ bị bỏ rơi, những nơi cư trú cho khách lữ hành..." [7]

    6- Các nguyên tắc nơi giáo huấn về xã hội của Giáo Hội là cứ điểm cho thứ văn hóa chăm sóc.

    Thừa tác vụ diakonia từ nguyên thủy của Giáo Hội này, được phong phú hóa bởi các Giáo Phụ, và được nẩy nở qua các thế kỷ, bởi đức ái chủ động của nhiều chứng nhân đức tin rạng ngời, đã trở nên hồn sống nơi giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Giáo Huấn này được cống hiến cho tất cả mọi người thiện tâm như là một gia sản của các nguyên tắc quí báu, các tiêu chuẩn và những khuyến nghị có thể được sử dụng như một bản "văn phạm" về việc chăm sóc, bao gồm việc dấn thân cổ võ phẩm giá của từng người, tình đoàn kết với người nghèo và dễ bị tổn thương, việc theo đuổi công ích và việc quan tâm bảo vệ thiên nhiên tạo vật.

    Việc chăm sóc để cổ võ phẩm giá và quyền lợi của từng người

    "Chính quan niệm về con người, được bắt nguồn và khai triển nơi Kitô giáo, đang duy trì việc theo đuổi một thứ phát triển toàn vẹn con người. Con người bao giờ cũng biểu hiệu cho những gì là liên hệ, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân; nó chấp nhận tính cách bao gồm, chứ không phải loại trừ, chấp nhận phẩm giá đặc thù và bất khả vi phạm chứ không phải khai thác" [8]. Mỗi một con người tự mình là đích điểm, không bao giờ chỉ là một thứ phương tiện, chỉ được thẩm định bằng sự ích lợi của họ. Con người được dựng nên để chúng sống trong gia đình, cộng đồng và xã hội, tất cả đều bình đẳng về phẩm giá. Các thứ nhân quyền đều xuất phát từ phẩm giá này, các nhiệm vu làm người cũng thế, như trách nhiệm đón nhận và hỗ trợ người nghèo, bệnh nhân, những ai bị loại trừ, hết mọi người trong số "tha nhân của chúng ta, gần hay xa về không gian và thời gian" [9].

    Việc chăm sóc cho công ích

    Hết mọi khía cạnh về đời sống xã hội, chính trị và kinh tế chiếm được đích điểm trọn vẹn nhất của nó khi biết phục vụ công ích, nói cách khác, "tổng số tất cả mọi điều kiện xã hội giúp cho người ta, dù là chung nhóm hay cá nhân, có thể đạt tới tầm vóc viên trọn của mình hoàn toàn hơn và dễ dàng hơn" [10]. Vì thế mà các dự án và dự phóng của chúng ta bao giờ cũng phải lưu ý tới các tác dụng của chúng nơi toàn thể gia đình nhân loại, và quan tâm tới các hậu quả của chúng đối với các thể hệ hiện tại cũng như tương lai. Dịch bệnh Covid-19 đã cho chúng ta thấy sự thật này và tính chất thời sự của sự kiện ấy. Trong việc đối diện với dịch bệnh này, "chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta cùng ở trên một con thuyền, tất cả chúng ta đều mỏng dòn và mất định hướng, thế nhưng đồng thời lại quan trọng và cần thiết, tất cả chúng ta được kêu gọi để cùng chèo chống với nhau" [11], vì "không ai tự mình đạt được ơn cứu độ" [12], và không có một quốc gia nào có thể bảo đảm công ích của dân số mình nều cứ cô lập [13].

    Việc chăm sóc bằng tình đoàn kết

    Tình đoàn kết thể hiện một cách cụ thể tình yêu thương của chúng ta đối với người khác, chứ không phải như là một thứ cảm tình mơ hồ mà là "một quyết tâm mãnh liệt và kiên trì dấn thân cho công ích; tức là cho thiện ích của tất cả mọi người cũng như của từng cá nhân, vì tất cả chúng ta thực sự có trách nhiệm với tất cả mọi người" [14]. Tình đoàn kết giúp chúng ta trân trọng người khác - dù là cá nhân, hay, bao rộng hơn, dù là các dân tộc hay các quốc gia - còn hơn chỉ như là những thứ thuần thống kê, hoặc như phương tiện được sử dụng rồi sau đó loại trừ đi khi không còn ích lợi nữamà như tha nhân của chúng ta, như những người bạn đồng hành với chúng ta, được kêu gọi như chúng ta để tham dự vào bàn tiệc sự sống là nơi tất cả đều được Thiên Chúa mời gọi ngang bằng với nhau.

    Việc chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên tạo vật

    Thông Điệp Laudato Si' hoàn toàn nhận thức được rằng tất cả mọi tạo vật đều tương liên với nhau. Thông điệp này cũng nhấn mạnh đến việc chúng ta cần phải lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, và đồng thời tiếng kêu của thiên nhiên tạo vật. Việc liên lỉ và chăm chú lắng nghe, ngược lại, dẫn tới việc thực sự chăm sóc trái đất này, ngôi nhà chung của chúng ta, cũng như chăm sóc cho anh chị em thiếu thốn của chúng ta. Ở đây, một lần nữa, tôi xin nêu lên là "thứ cảm quan sâu xa hiệp thông với phần còn lại của thiên nhiên không thể nào chân thực. nếu cõi lòng của chúng ta hụt hẫng tính chất dịu dàng, cảm thương và quan tâm đến đồng loại của chúng ta" [15]. "Bình an, công lý và việc chăm sóc cho thiên nhiên vạn vật là 3 vấn đề liên hệ mật thiết với nhau, bất khả phân ly đến độ nếu chỉ thực hiện từng vấn đề một thì chúng ta rơi vào tình trạng giản lược hóa rồi vậy" [16].

    7- Một địa bàn chỉ hướng đi chung

    Ở vào một thời điểm bị thống trị bởi nền văn hóa rác thải, đối diện với những thứ bất quân bình gia tăng cả trong nội bộ các nước lẫn giữa các nước với nhau [17], tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo chính quyền và những ai lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các vị lãnh đạo thương trường, các khoa học gia, các chuyên viên truyền thông và các nhà giáo dục, hãy nhận lấy những nguyên tắc này làm "địa bàn", nhờ đó cò thể vạch ra một hướng đi chung và bảo đảm "một tương lai nhân bản hơn" [18] trong tiến trình toàn cầu hóa. Điều này giúp chúng ta có thể trân trọng giá trị cùng phẩm vị của hết mọi người, cùng nhau hoạt động trong tình đoàn kết cho công ích. và nâng đỡ những ai đang trải qua nghèo khổ, bệnh nạn, làm tôi, các cuộc xung đột võ trang và kỳ thị. Tôi xin hết mọi người hãy cầm lấy trong tay cái địa bàn này, và trở thành một chứng nhân ngôn sứ của nền văn hóa chăm sóc, cố gắng thắng vượt nhiều tình trạng bất bình đẳng về xã hội hiện tại. Điều này chỉ có thể xẩy ra bằng một cuộc tham gia bao rộng và ý nghĩa về phần của nữ giới, trong gia đình cũng như nơi hết mọi lãnh vực xã hội, chính trị và tổ chức.

    Cái địa bàn về những nguyên tắc xã hội ấy, rất cần thiết cho việc tăng tiến của thứ văn hóa chăm sóc, cũng hướng đến cả nhu cầu đối với những mối liên hệ giữa các quốc gia được tác động bởi tình huynh đệ, bởi sự tương kính, bởi tình đoàn kết và bởi việc tuân thủ luật lệ quốc tế. Về vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn nhận nhu cầu bênh vực và cổ võ các thứ nhân quyền căn bản là những gì bất khả tương nhượng, phổ quát và bất khả phân ly [19].

    Cũng thế, cần phải tôn trọng luật lệ nhân đạo, nhất là vào lúc này đây, khi các cuộc xung đột và chiến tranh tiếp tục không ngừng nghỉ. Thảm thương thay, nhiều miền và nhiều cộng đồng không còn có thể nhớ được có thời họ đã được sống an toàn và an bình. Nhiều thành phố đã trở thành tâm chấn bất an toàn: thành phần công dân tranh đấu để bảo tồn tập tục bình thường của họ trước các cuộc tấn công xả láng bởi những trận bùng nổ, bởi pháo đốt cũng như bởi các thứ vũ khí nhỏ. Trẻ em không thể học hành. Những con người nam nữ không thể làm việc để giúp gia đình mình. Tình trạng đói khổ đang lan tràn ở những nơi trước đây vẫn chẳng được biết đến. Dân chúng bị bắt buộc phải chạy loạn, bỏ lại sau lưng chẳng những nhà cửa của họ, mà còn lịch sử gia đình họ cùng với các thứ cội nguồn văn hóa của họ nữa.

    Vẫn biết rằng có nhiều nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột này, nhưng hậu quả bao giờ cũng giống như nhau, đó là bị hủy hoại và khủng hoảng về nhân đạo. Chúng ta cần dừng lại và tự vấn xem cái gì đã khiến cho thế giới của chúng ta coi chuyện xung đột là những gì bình thường, và làm sao để cõi lòng của chúng ta có thể biết hoán cải, cùng với việc đổi thay cách thức suy nghĩ của chúng ta, để hoạt động cho hòa bình đích thực trong tình đoàn kết và huynh đệ.

    Biết bao nhiêu là tài lực đã tiêu dùng vào vấn đề vũ trang, nhất là các thứ vũ khí nguyên tử [20], những tài lực có thể được sử dụng cho những ưu tiên quan trọng hơn, như cho việc bảo đảm tình trạng an toàn của các cá nhân, cho việc bảo vệ hòa bình cùng phát triển toàn diện con người, cho việc chiến đấu với tình trạng nghèo khổ, cũng như cho việc dự phòng chăm sóc sức khỏe. Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cùng với tình trạng thay đổi khí hậu lại càng làm cho tất cả những thách đố khó khăn ấy càng trở nên hiện tỏ hơn thôi. Can đảm biết bao cho một quyết định "thiết lập một 'Quĩ Toàn Cầu' bằng tiền bạc sử dụng cho các thứ vũ khí cùng với những tiêu tốn quân sự khác, để vĩnh viễn loại trừ đi tình trạng nghèo khổ và góp phần vào việc phát triển các xứ sở nghèo nàn nhất"! [21]

    8- Giáo dục hướng dẫn về văn hóa chăm cóc

    Việc cổ võ một thứ văn hóa chăm sóc cần phải có một tiến trình giáo dục. "Cái địa bàn" về các nguyên tắc xã hội có thể trở nên hữu dụng và khả tín nơi một số lãnh vực tương liên khác nhau. Tôi xin trưng ra một số thí dụ sau đây:

    - Giáo dục dân chúng chăm sóc bắt đầu ở trong gia đình, tế bào tự nhiên và nồng cốt của xã hội, nơi chúng ta học biết cách sống và liên hệ với người khác bằng tinh thần tương kính. Tuy nhiên gia đình cần phải được tăng thêm quyền lực để thi hành công việc sống còn và bất khả châm chước này.

    - Cùng với gia đình là các học đường và đại học đường - và, ở một khía cạnh nào đó, cả lãnh vực truyền thông nữa - cũng có trách nhiệm giáo dục [22]. Họ được kêu gọi truyền đạt cả một bộ giá trị xuất phát từ việc nhìn nhận phẩm giá của từng người, của từng cộng đồng tiếng nói, sắc tộc và tôn giáo, và từng dân tộc, cũng như các quyền lợi cốt yếu được nhìn nhận. Việc giáo dục là một trong những trụ cột cho một xã hội công chính hơn và huynh đệ hơn.

    - Các tôn giáo nói chung, và các vị lãnh đạo tôn giáo nói riêng, có thể đóng một vai trò bất khả châm chước trong việc truyền đạt cho các tín đồ của mình, cũng như cho chung xã hội, những thứ giá trị về tình đoàn kết, về thái độ tôn trọng những khác biệt, và quan tâm đến những anh chị em thiếu thốn cần giúp đỡ của mình. Đến đây tôi nghĩ đến những lời được Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói vào năm 1969 cho Quốc Hội Uganda: "Đừng sợ Giáo Hội; Giáo Hội tôn trọng anh chị em, Giáo Hội giáo dục những người công dân chân thành và trung tín cho anh chị em, Giáo Hội không phát động những gì là kình địch và chia rẽ, Giáo Hội tìm cách phát động thứ tự do lành mạnh, công lý xã hội và bình an. Nếu Giáo Hội có một ưu tiên nào đó thì giành cho người nghèo, cho việc giáo dục những con người nhỏ bé và dân chúng, cho việc chăm sóc những ai khổ đau và bị bỏ rơi" [23]

    - Một lần nữa, tôi khuyến khích tất cả những ai tham gia vào việc dấn thân phục vụ quần chúng và ở trong các cơ quan quốc tế, cả trong chính quyền lẫn ngoài chính quyền, cùng tất cả những ai, một cách nào đó, tham phần vào những lãnh vực giáo dục và nghiên cứu, hoạt động cho đích nhắm là "một thứ giáo dục cởi mở hơn lẫn bao hàm hơn, ở chỗ nhẫn nại lắng nghe, đối thoại xây dựng và hiểu biết nhau hơn" [24]. Tôi hy vọng rằng lời kêu gọi này, được thực hiện theo chiều hướng của Hiệp Ước Toàn Cầu về Giáo Dục, sẽ được rộng rãi công nhận và chấp nhận.

    9- Không có vấn đề hòa bình mà lại thiếu mất nền văn hóa chăm sóc

    Thế nên, nền văn hóa chăm sóc cần đến một dấn thân chung, quyết tâm ủng hộ và quyết tâm bao gồm để bảo vệ và cổ võ phẩm giá và thiện ích của tất cả mọi người, một thái độ sẵn sàng tỏ ra chăm sóc và cảm thương, sẵn sàng hoạt động cho việc hòa giải và chữa lành, cũng như cho việc phát triển sự tương kính cùng tương nhận lẫn nhau. Có thế văn hóa chăm sóc mới tiêu biểu cho một đường lối đặc biệt dẫn đến hòa bình. "Ở nhiều phần đất trên thế giới, cần có những đường lối hòa bình để chữa lành các vết thương trước mắt. Cũng cần có những con người xây dựng hòa bình, những con người nam nữ sẵn sàng hoạt động một cách kiên trì và sáng tạo để khởi động những tiến trình chữa lành và gặp gỡ mới" [25].

    Ở vào một thời điểm như thế này, khi mà còn thuyền của nhân loại, đang bị bão tố bởi những cuộc khủng hoảng hiện nay xô lấn ngả nghiêng, đang cố gắng chống chọi để tiến tới một chân trời bình lặng hơn và thanh thản hơn, thì "cái bánh lái" về phẩm giá của con người, và "cái địa bàn" về các nguyên tắc xã hội căn bản có thể giúp chúng ta cùng nhau có thể lèo lái một cách an toàn. Là Kitô hữu, chúng ta cần phải luôn nhìn lên Đức Mẹ là Sao Biển và là Mẹ của Niềm Hy Vọng. Chớ gì chúng ta cùng nhau tiến tới một chân trời mới của yêu thương và bình an, của tình huynh đệ và đoàn kết, của sự tương trợ và tương nhận nhau. Chớ gì chúng ta không bao giờ chiều theo khunh hướng coi thường bỏ quên người khác, nhất là những ai cần nhất, và theo khuynh hướng nhìn đi chỗ khác [26]; trái lại, chớ gì hằng ngày chúng ta nỗ lực, một cách cụ thể và thực tế, "hình thành một cộng đồng làm nên bởi những người anh chị em biết chấp nhận nhau và chăm sóc cho nhau" [27].

    Vatican ngày 8/12/2020

    Phanxicô

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/messages/peace/documents/papa-francesco_20201208_messaggio-54giornatamondiale-pace2021.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

     

    Các Phụ Chú được trích dẫn trong Sứ Điệp:

    [1] Cf. Video Message to the Seventy-fifth Meeting of the General Assembly of the United Nations, 25 September 2020.

    [2] Cf. Encyclical Letter Laudato Si’ (24 May 2015), 67.

    [3] Cf. “Fraternity, the Foundation and Pathway to Peace”Message for the 2014 World Day of Peace (8 December 2013), 2.

    [4] Encyclical Letter Laudato Si’ (24 May 2015), 70.

    [5] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, No. 488.

    [6] De Officiis, 1, 28, 132: PL 16, 67.

    [7] K. BIHLMEYER-H. TÜCHLE, Church History, vol. 1, Westminster, The Newman Press, 1958, pp. 373, 374.

    [8] Address to Participants in the Conference organized by the Dicastery for Promoting Integral Human Development to mark the Fiftieth Anniversary of the Encyclical Populorum Progressio (4 April 2017).

    [9] Message for the Twenty-second Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change (COP22), 10 November 2016. Cf. INTERDICASTERIAL ROUNDTABLE OF THE HOLY SEE ON INTEGRAL ECOLOGY, Journeying Towards Care for Our Common Home: Five Years after Laudato Si’, Libreria Editrice Vaticana, 31 May 2020.

    [10] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 26.

    [11] Extraordinary Moment of Prayer in Time of Epidemic, 27 March 2020.

    [12] Ibid.

    [13] Cf. Encyclical Letter Fratelli Tutti (3 October 2020), 8153.

    [14] SAINT JOHN PAUL II, Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis (30 December 1987), 38.

    [15] Encyclical Letter Laudato Si’ (24 May 2015), 91.

    [16] EPISCOPAL CONFERENCE OF THE DOMINICAN REPUBLIC, Pastoral Letter Sobre la relación del hombre con la naturaleza (21 January 1987); cf. Encyclical Letter Laudato Si’ (24 May 2015), 92.

    [17] Cf. Encyclical Letter Fratelli Tutti (3 October 2020), 125.

    [18] Ibid., 29.

    [19] Cf. Message to Participants in the International Conference “Human Rights in the Contemporary World: Achievements, Omissions, Negations”, Rome, 10-11 December 2018.

    [20] Cf. Message to the United Nations Conference to Negotiate a Legally Binding Instrument to Prohibit Nuclear Weapons, Leading Towards their Total Elimination, 23 March 2017.

    [21] Video Message for the 2020 World Food Day (16 October 2020).

    [22] Cf. BENEDICT XVI, “Educating Young People in Justice and Peace”, Message for the 2012 World Day of Peace, (8 December 2011), 2; “Overcome Indifference and Win Peace”, Message for the 2016 World Day of Peace, (8 December 2015), 6.

    [23] Address to the Parliament of UgandaKampala, 1 August 1969.

    [24] Message for the Launch of the Global Compact on Education, 12 September 2019.

    [25] Encyclical Letter Fratelli Tutti (3 October 2020), 225.

    [26] Cf. ibid., 64.

    [27] Ibid., 96; cf. “Fraternity, the Foundation and Pathway to Peace”Message for the 2014 World Day of Peace (8 December 2013), 1.

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -LÒNG THƯƠNG XOT CHÚA LỚN HƠN...

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Dec 18 at 11:41 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Lòng thưong xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta


    Lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

    Chúng ta tất cả đều cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa giải thoát khỏi sự dữ, tội lỗi và cái chết. Dù chúng ta có lỗi phạm gì đi nữa, thì lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

    ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với ĐTC sáng thứ tư hôm qua.  ĐTC đã kết thúc các suy tư về lòng thương xót trong Cựu Ước với thánh vịnh 51, là lời cầu sám hối xưng thú lỗi lầm và xin tha tội, trong đó người cầu nguyện để cho tình yêu của Chúa thanh tẩy và trở thành một thụ tạo mới, có khả năng vâng lời, có tinh thần vững mạnh và chúc tụng chân thành.

    Tựa đề do truyền thống do thái cổ xưa đặt cho thánh vịnh ám chỉ vua Đavít và tội nhà vua phạm với bà Betsabea,vợ ông Urigia người Híttít. Chúng ta biết rõ chuyện của vua Đavít, được Thiên Chúa kều gọi chăn dắt và hướng dẫn dân trên các con đường tuân phục Lề Luật của Chúa, nhưng nhà vua đã phản bội sứ mệnh của mình, và sau khi đã phạm tội ngoại tình với bà Betsabea, ông đã sát hại chồng bà. Thật là tội xấu xa! Ngôn sứ Nathan đã vén mở tội của vua và giúp vua nhận ra lỗi lầm. Đây là lúc giao hoà với Thiên Chúa trong việc xưng thú tội lỗi của mình. Chính ở đây vua Đavít đã khiêm tốn và cao cả! ĐTC nói:

    Ai cầu nguyện với Thánh vịnh này được mời gọi có cùng các tâm tình sám hối và tin tưởng nơi Thiên Chúa mà vua Đavít đã có khi ông nhìn lại mình,  và tuy là vua, ông đã hạ mình xuống mà không sợ xưng thú tội lỗi và cho Chúa thấy sự bần cùng của ông, nhưng xác tín về lòng thương xót của Ngài. Và điều vua đã làm không phải là một tội nhỏ, một lời nói dối nhỏ: ông đã là một kẻ ngoại tình và giết người!

    Thánh vịnh bắt đầu với các lời khẩn nài sau đây:

    “ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,

     tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51,3-4).

    Lời khẩn nài hướng tới Thiên Chúa của lòng thương xót, để được thúc đẩy bởi một tình yêu lớn lao như tình yêu của một người cha người mẹ, Ngài thương xót, nghĩa là ban ơn thánh, cho thấy ân huệ của Ngài với lòng tốt và sự cảm thông. Đó là một lời kêu than đau đớn lên Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể giải thoát con người khỏi tội lỗi. Nhiều hình ảnh rất linh động được sử dụng: xoá bỏ, rửa sạch con, làm cho con được tinh tuyền. Trong lời cầu này nhu cầu đích thật của con người được biểu lộ: điều duy nhất mà chúng ta thật sự cần có trong cuộc sống đó là được tha thứ, được giải thoát khỏi sự dữ và các hậu quả chết chóc của nó. Rất tiếc cuộc sống khiến cho chúng ta kinh nghiệm biết bao lần các tình trạng này; và còn hơn thế nữa trong các tình trạng đó chúng ta phải tín thác nơi lòng thương xót. ĐTC nhấn mạnh lòng thương xót Chúa như sau:

    Chúng ta đừng quên điều này: Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta! “Thưa cha, con không biết nói sao, con đã phạm biết bao nhiêu tội, mà là những tội nặng!” Thiên Chúa cáo cả hơn tất cả những tội mà chúng ta có thể phạm. Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có cùng nhau nói lên điểu này không? Tất cả cùng nhau: “Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!” Một lần nữa: “Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!” Một lần nữa: “Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!” Và tình yêu của Ngài là một dại dương trong đó chúng ta có thể dìm mình mà không sợ hãi bị chìm nghỉm: đối với Thiên Chúa tha thứ có nghĩa là trao ban cho chúng ta sự chắc chắn rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Bất cứ gì chúng ta có thể trách cứ chính mình, Ngài vẫn luôn luôn cao cả hơn tất cả (Gr 3,20), bởi vì Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta.

    Trong nghĩa này ai cầu nguyện với Thánh vịnh này tìm kiếm sự tha thứ, xưng thú tội lỗi mình, nhưng khi thừa nhận nó họ cử hành công lý và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thế rồi ông còn xin ơn thánh và lòng thương xót nữa. Tác giả thánh vịnh tín thác nơi lòng lành của Thiên Chúa, ông biết rằng ơn tha thứ của Chúa vô cùng hữu hiệu, bởi vì nó tạo ra điều nó nói. Nó không che dấu tội lỗi nhưng huỷ diện và xóa bỏ tội lỗi; Ngài xóa bỏ tận gốc rễ, không phải như người ta làm trong tiệm giặt, khi chúng ta đem quần áo tới và họ tẩy các vết bẩn. Không! Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi chúng ta tận gốc rễ, xóa bỏ tât cả! Vì thế người sám hối lại trở nên trong trắng, mọi vết nhơ bị loại bỏ và giờ đây họ trắng hơn tuyết không bị ô nhiễm. Tất cả chúng ta là những người tội lỗi. Điều này đúng có phải không? Nếu có ai trong anh chị em không cảm thấy mình là người tội lỗi, thì giơ tay lên… Không có ai hết! Tất cả chúng ta đều tội lỗi.

    ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta những kẻ tội lỗi, với ơn tha thứ, chúng ta trở nên các thụ tạo mới, tràn đầy thần khí và niềm vui. Giờ đây một thực tại mới bắt đầu cho chúng ta: một con tim mới, một tinh thần mới, một cuộc sống mới. Chúng ta những người tội lỗi đã được tha thứ, chúng ta đã đón nhận ơn thánh Chúa, chúng ta cũng có thể dậy cho người khác đừng phạm tội nữa. “Nhưng mà thưa cha, con yếu đuối, con ngã, con ngã”. “Nhưng nếu bạn ngã,  thì hãy đứng lên! Đứng lên!”. Khi một đứa bé ngã, nó làm gì?” Nó giơ tay cho mẹ cho cha để kéo nó đứng lên. Chúng ta cũng hãy làm như thế! Nếu bạn ngã vì yếu đuối trong tội lỗi thì hãy giơ tay lên: Chúa cầm lấy nó và sẽ giúp bạn đứng lên. Đó là phẩm giá sự tha thứ của Thiên  Chúa! Phẩm giá trao ban cho chúng ta sự tha thứ của Thiên Chúa là phẩm giá đứng lên, luôn luôn đứng lên, bởi vì Ngài đã tạo dựng người nam và người nữ để họ đứng thẳng.

    Tác giả thánh vịnh nói: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một

    tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ… Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.” ( Tv 51,12.15).

    Và ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, ơn tha thứ của Thiên Chúa là điều mà chúng ta tất cả cần đến và là dấu chỉ lớn lao nhất lòng thương xót của Ngài. Một ơn mà mỗi một người tội lỗi được tha thứ được mời gọi chia sẻ với mọi anh chị em mình gặp gỡ. Tất cả những ai mà Chúa đặt để bên cạnh chúng ta, các người thân trong gia đình, bạn bè, bạn cùng làm việc, tín hữu giáo xứ… tất cả như chúng ta đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật là đẹp được tha thứ, nhưng bạn, nếu bạn muốn được tha thứ,  thì đến lượt mình cũng hãy thứ tha. Hãy thứ tha!

    Xin Chúa cho chúng ta, qua lời bầu cử của mẹ Maria, Mẹ của lòng thương xót, là các chứng nhân của sự tha thứ, thanh tẩy con tim và biến đổi cuộc sống.

    Hôm qua đã có rất nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục giáo phận hướng dẫn về Roma mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót. ĐTC đã chào các nhóm đến từ Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Luxembourg, Anh quốc, Ai Len, Na Uy, Đức, trong đó có nhóm tín hữu giáo phận Regensburg do ĐC Rudolf Vordeholzer hướng dẫn, và các tín hữu  Hoà Lan trong đó có nhóm các đại chủng sinh giáo phận Rolduc, do ĐC Franz Wiertz hướng dẫn. ĐTC cũng chào các đoàn hành hương Nigeria, Australia, Indonesia, Pakistan và Hoa Kỳ.

    Trong các đoàn hành hương Tây Ban Nha có nhóm tín hữu giáo phận Barbastro-Monzón do ĐC Angel Javier Perez Pueyo hướng dẫn, và đoàn hành hương giáo phận León do ĐC Julián López Martín hướng dẫn.

    Ngài cũng chào các đoàn hành hương Croat, Bosni Erzegovina, đặc biệt nhóm các liinh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân tổng giáo phận Rijeka do ĐC Ivan Devčić hướng dẫn,  cũng như các đoàn hành hương Ba Lan.

    Ngài chúc mừng lễ Phục Sinh tất cả và cầu mong chuyến hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót củng cố niềm tin và lòng trung thành của mọi người với Chúa Kitô, để ai nấy tươi vui làm chứng cho lòng thương xót Chúa trong môi trường cuộc sống thường ngày.

    Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC chào nhóm các tân Phó tế Dòng Tên mới được truyền chức chiều thứ ba vừa qua, trong đó có thầy Agostino Nguyễn Thái Hiệp, cũng nhu các bề trên và thân nhân; các nhóm bạn trẻ đến từ nhiều giáo xứ các giáo phận Milano, Cremona, Ravenna- Cervia, Bari; các nữ tu dòng Phan Sinh thừa sai kết thúc Tổng tu nghị. Ngài cầu chúc chuyền hành hương Roma đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng.

    Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC xin mọi người nhìn lên Chúa phục sinh, Đấng đã chiến thắng cái chết để hiểu giá trị cuộc sống và khổ đau như dịp quý báu của ơn cứu độ.

    Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

    Linh Tiến Khải


     
     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC HUẤN TỪ - CN4MV-B

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Dec 20 at 8:46 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Vọng

     

     

    image.png

    Mẹ Maria không nói: "Nếu nó cần phải xẩy ra cho tôi thì cứ để nó xẩy ra..., nếu không còn cách nào khác nữa..."

    Mẹ có thể yêu cầu có thêm một chút thời gian nữa để suy nghĩ đã,

    hay thậm chí yêu cầu được dẫn giải thêm về những gì xẩy ra; Mẹ cũng có thể đặt ra một số điều kiện nào đó...

    Trái lại, Mẹ không câu giờ, Mẹ không bắt Thiên Chúa phải đợi chờ, Mẹ đã không trì trệ.

    Pope Francis, seen through the Vatican’s Christmas tree, delivers an Angelus address. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

    Vậy thì cái "vâng" chúng ta có thể thưa là gì?

    Thay vì phàn nàn than trách trong những lúc khó khăn này

    liên quan đến những gì dịch bệnh hiên nay đang ngăn cản chúng ta làm cái này cái kia,

    thì chúng ta hãy làm một điều gì đó cho ai đó ít may may hơn,

    ở chỗ đừng có quá nhiều quà tặng cho bản thân mình và bạn bè của chúng ta,

    mà là cho một ai đó đang cần không được ai nghĩ tới!

    Chúa Giêsu mới là những gì quan trọng.

    Chủ nghĩa hưởng thụ không hề có ở nơi máng cỏ Bêlem: mà là nghèo khó, yêu thương...

    nếu việc hạ sinh của Chúa Giêsu không chạm đến đời sống của chúng ta ... thì nó vụt qua chúng ta một cách uổng phí.

      

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Vào Chúa Nhật Thứ Tư cũng là cuối cùng của Mùa Vọng này, Phúc Âm nêu lên cho chúng ta một lần nữa trình thuật về biến cố Truyền Tin. "Vui lên", vị thiên thần nói cùng Mẹ Maria như vậy, "trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, và trinh nữ sẽ gọi Người là Giêsu" (Lk 1:28,31). Lời chào này dường như là một loan báo thuần niềm vui, nhằm làm cho vị Trinh Nữ ấy cảm thấy hạnh phúc. Trong só những người phụ nữ thời ấy, ai mà chẳng mơ làm mẹ của Đấng Thiên Sai chứ? Thế nhưng, cùng với niềm vui, những lời lẽ ấy báo trước cho Mẹ Maria một thử thách cả thể lớn lao? Tại sao? Vì vào lúc ấy Mẹ đã được "đính hôn" (câu 27); Mẹ chưa thành hôn. Mẹ đã được đính hôn với Thánh Giuse. Ở vào trường hợp như thế, Luật Moisen đã qui định không có vấn đề liên hệ hay sống chung. Vì thế, nếu có con trai, thì Mẹ Maria đã phạm Luật, và hình phạt kinh khủng cho người phụ nữ là bị ném đá (see Dt 22:20-21). Chắc chắn sứ điệp thần linh này làm cho lòng của Mẹ Maria tràn đầy ánh sáng và sức mạnh; nhưng Mẹ cảm thấy mình phải đối diện với một quyết định quan trọng, đó là thưa "vâng" cùng Thiên Chúa, đánh liều tất cả, ngay cả mạng sống của Mẹ, hay từ chối lời mời này để tiếp tục sống cái đời thường của mình.

    Mẹ phải làm gì? Mẹ đáp lại như thế này: "Xin hãy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền(Lk 1:38). Thế nhưng, theo ngôn từ được phúc Âm ghi nhận chỉ đơn giản là "xin hãy thực hiện". Lời diễn tả này cho thấy một ước muốn mãnh liệt, nó nói lên ý muốn về một điều gì đó xẩy ra. Nói cách khác, Mẹ Maria không nói: "Nếu nó cần phải xẩy ra cho tôi thì cứ để nó xẩy ra..., nếu không còn cách nào khác nữa..." Không phải là một thứ thoái lui. Không, Mẹ không thể hiện một thứ chấp nhận yếu ớt và chịu vậy, mà tỏ ra một ước muốn mãnh liệt, một ước muốn mau mắn. Mẹ không tỏ ra thụ động, mà là chủ động. Mẹ không mặc kệ Thiên Chúa mà là gắn bó với Thiên Chúa. Mẹ là một người nữ kính mến sẵn sàng phục vụ Chúa của mình một cách hoàn toàn và lập tức. Mẹ có thể yêu cầu có thêm một chút thời gian nữa để suy nghĩ đã, hay thậm chí yêu cầu được dẫn giải thêm về những gì xẩy ra; Mẹ cũng có thể đặt ra một số điều kiện nào đó... Trái lại, Mẹ không câu giờ, Mẹ không bắt Thiên Chúa phải đợi chờ, Mẹ đã không trì trệ.

    Biết bao nhiêu lần - giờ đây chúng ta hãy nghĩ về bản thân mình - biết bao nhiêu lần đời sống của chúng ta được làm nên bởi những thứ trì hoãn, thậm chí cả nơi đời sống thiêng liêng nữa! Chẳng hạn, tôi biết rằng cầu nguyện thì tốt cho tôi đấy, nhưng hôm nay tôi không có giờ... ngày mai đi... khi nói "ngày mai, ngày mai, ngày mai" là chúng ta trì hoãn các sự việc rồi vậy: ngày mai tôi sẽ làm. Tôi biết rằng cần phải giúp đỡ ai đó, đúng thế, tôi cần phải làm như vậy: ngày mai tôi sẽ làm. Hôm nay, trước ngưỡng cửa của Lễ Giáng Sinh, Mẹ Maria mời gọi chúng ta đừng trì hoãn mà là thưa "vâng". "Tôi phải cầu nguyện!" "Vâng", tôi sẽ tìm cách cầu nguyện". "Tôi phải giúp đáp người khác ư? Vâng". Tôi sẽ làm điều ấy như thế nào? Thì tôi làm như vậy. Không đưa đẩy. Cái "vâng" nào cũng phải trả một cái giá nào đó, cái "vâng" nào cũng có giá hết, thế nhưng bao giờ những cái giá phải trả cũng ít hơn là những cái "vâng" can trường và tức thời Mẹ phải trả, vì lời "xin hãy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền" đã mang lại cho chúng ta ơn cứu độ.

    Vậy thì cái "vâng" chúng ta có thể thưa là gì? Thay vì phàn nàn than trách trong những lúc khó khăn này liên quan đến những gì dịch bệnh hiên nay đang ngăn cản chúng ta làm cái này cái kia, thì chúng ta hãy làm một điều gì đó cho ai đó ít may may hơn, ở chỗ đừng có quá nhiều quà tặng cho bản thân mình và bạn bè của chúng ta, mà là cho một ai đó đang cần không được ai nghĩ tới! Và xin cống hiến một lời khuyên khác nữa, đó là, để Chúa Giêsu được hạ sinh nơi chúng ta, chúng ta hãy dọn lòng mình, hãy cầu nguyện, chứ đừng để mình bị cuốn hút bởi chủ nghĩa hưởng thụ. "Ồ tôi cần phải mua các thứ quà tặng, tôi cần phải mua cái này cái kia". Cứ quay cuồng làm đủ mọi thứ chuyện này chuyện nọ. Chúa Giêsu mới là những gì quan trọng. Chủ nghĩa hưởng thụ không hề có ở nơi máng cỏ Bêlem: mà là nghèo khó, yêu thương. Chúng ta hãy dọn lòng mình trở nên như cung lòng của Mẹ Maria, ở chỗ tránh lánh sự dữ, biết nghênh đón, sẵn sàng chấp nhận Thiên Chúa.

    "Xin hãy thực hiện nơi tôi những điều ngài truyền". Đó là lời sau cùng của Đức Trinh Nữ cho Chúa Nhật cuối Mùa Vọng này, và nó là lời mời gọi hãy thực hiện một bước tiến đến với Lễ Giáng Sinh một cách đích thực. Vì nếu việc hạ sinh của Chúa Giêsu không chạm đến đời sống của chúng ta - của tôi, của anh chị em, của chúng ta, của hết mọi người - nếu nó không chạm đến đời sống của chúng ta, thì nó vụt qua chúng ta một cách uổng phí. Giờ đây, khi nguyện Kinh Truyền Tin, cả chúng ta nữa cũng sẽ thưa "xin hãy thực hiện nơi tôi những lời ngài truyền": Xin Đức Mẹ giúp chúng ta biết thân thưa lời này với cả cuộc đời của chúng ta, bằng việc chúng ta tiến bước trong những ngày cuối cùng này để dọn mình một cách đàng hoàng để mừng Lễ Giáng Sinh.  

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201220.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    After the Angelus, the Holy Father continued:

    Dear brothers and sisters, the coronavirus pandemic has caused particular distress to maritime workers. Many of them - an estimated 400,000 worldwide - are stranded on ships, beyond the terms of their contracts, and are unable to return home. I ask the Virgin Mary, Stella Maris, to comfort these people and all those in difficult situations, and I urge governments to do all they can to enable them to return to their loved ones.

    This year the organisers had the good idea of holding the “100 Nativity Scenes” exhibition under the Colonnade. There are many Nativity displays which are really a catechesis of the faith of the people of God. I invite you to visit the Nativity scenes under the Colonnade, to understand how people try to show how Jesus was born through art. The cribs under the Colonnade are a great catechesis of our faith.

    I greet all of you, Romans and pilgrims from various countries, families, parish groups, associations and individual faithful. May Christmas, now close at hand, be for each of us an occasion of inner renewal, of prayer, of conversion, of steps forward in faith and of fraternity among ourselves. Let us look around us, let us look especially at those who are in need: the brother who suffers, wherever he may be, is one of us. He is Jesus in the manger: the one who suffers is Jesus. Let us think a little about this. Let Christmas be closeness to Jesus, in this brother and sister. There, in the brother in need, is the Nativity to which we must go in solidarity. This is the living nativity scene: the nativity scene where we truly meet the Redeemer in the people in need. Let us therefore journey towards the holy night and await the fulfilment of the mystery of Salvation.

    And I wish everyone a blessed Sunday. Please do not forget to pray for me.

    Enjoy your lunch, and goodbye!

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrtjT0GrriG%3Dcu%2B-dY7XxoyviysLUKHHFjc8xOnY4OEEg%40mail.g
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC GIÁO LÝ CẦU NGUYỆN 19

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Dec 17 at 6:42 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

    Bài 19 Cầu Nguyện Chuyển Cầu

      

    image.png

    Những ai cầu nguyện thì không bao giờ lãng quên thế giới này.

    Nếu cầu nguyện mà không bao gồm cả niềm vui nỗi buồn, hy vọng và lo âu của nhân loại,

    thì nó trở thành một hoạt động "trang trí", một cách thức tác hành nông nổi, kịch cỡm và hiu quạnh.

    Pope Francis at his general audience address in the library of the Apostolic Palace Dec. 16, 2020. Credit: Vatican Media.

    Trong nguyện cầu, Thiên Chúa "nhận lấy chúng ta, chúc phúc cho chúng ta, đoạn bẻ chúng ta ra và trao ban chúng ta đi",

    để làm cho cơn đói khổ của hết mọi người được no thỏa.

    Hết mọi Kitô hữu được kêu gọi để trở nên tấm bánh trong bàn tay của Thiên Chúa, được bẻ ra và chia sẻ.

     

    image.png

    Những con người ấy cầu nguyện cho toàn thế giới, ôm lấy những sầu thương và tội lỗi của thế giới trên đôi vai của mình.

    Họ cầu nguyện cho mỗi người và mọi người: họ giống như những "antennas" của Thiên Chúa trên thế giới này...

    Khi cầu nguyện là chúng ta có cùng tần số với lòng thương xót Chúa;

    ở chỗ thương xót tội lỗi của chúng ta, thương xót bản thân của chúng ta,

    nhưng cũng thương xót tất cả những ai xin chúng ta cầu nguyện,

    những ai chúng ta muốn cầu nguyện theo tần số của cõi lòng Thiên Chúa.

      

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Những ai cầu nguyện thì không bao giờ lãng quên thế giới này. Nếu cầu nguyện mà không bao gồm cả niềm vui nỗi buồn, hy vọng và lo âu của nhân loại, thì nó trở thành một hoạt động "trang trí", một cách thức tác hành nông nổi, kịch cỡm và hiu quạnh. Tất cả chúng ta đều cần đến tính chất nội tâm, ở chỗ thu mình vào một không gian và thời gian giành riêng cho mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là chúng ta tránh né thực tại. Trong nguyện cầu, Thiên Chúa "nhận lấy chúng ta, chúc phúc cho chúng ta, đoạn bẻ chúng ta ra và trao ban chúng ta đi", để làm cho cơn đói khổ của hết mọi người được no thỏa. Hết mọi Kitô hữu được kêu gọi để trở nên tấm bánh trong bàn tay của Thiên Chúa, được bẻ ra và chia sẻ. Tức nó là một thứ cầu nguyện cụ thể, chứ không phải là một thứ thoát ly.

    Bởi vậy, những con người nam nữ cầu nguyện tìm kiếm những nơi cô tịch và lặng lẽ không phải để khỏi bị phiền toái, mà là để nghe tiếng của Chúa tốt hơn. Đôi khi họ hoàn toàn thu mình cho khỏi thế gian, kín đáo trong phòng riêng của mình, như Chúa Giêsu khuyên dạy (Mt.6:6). Thế nhưng, bất cứ ở đâu, bao giờ họ cũng mở rộng cửa lòng của họ ra: mở cửa cho những ai không biết cầu nguyện; cho những ai không cầu nguyện gì hết nhưng lại ấp ủ trong lòng một tiếng kêu ngột ngạt, một thỉnh nguyện thầm kín; cho những ai lầm lỡ và lầm đường lạc lối... Bất cứ ai gõ cửa của con người cầu nguyện đều thấy được một cõi lòng thương cảm không loại trừ một ai. Cầu nguyện xuất phát từ cõi lòng của chúng ta cũng như từ tiếng nói của chúng ta, đồng thời cũng là cõi lòng và tiếng nói thay cho rất nhiều người không biết phải cầu nguyện ra sao, hay những ai không muốn cầu nguyện, hay những kẻ không thể cầu nguyện: chúng ta là cõi lòng và là tiếng nói của những con người ấy, dâng lên Chúa Giêsu, dâng lên Chúa Cha, như là thành phần cầu thay nguyện giúp vậy.

    Ở nơi cô tịch quạnh hiu của những ai nguyện cầu, dù cảnh tịch hiu này có lâu dài, hay chỉ nửa tiếng đồng hồ, để cầu nguyện, thì họ tách mình khỏi hết mọi sự và mọi người là để tìm gặp hết mọi sự và hết mọi người trong Thiên Chúa. Những con người ấy cầu nguyện cho toàn thế giới, ôm lấy những sầu thương và tội lỗi của thế giới trên đôi vai của mình. Họ cầu nguyện cho mỗi người và mọi người: họ giống như những "antennas" (tiếng Việt phiên âm là ăng-ten, nghĩa là trạm bắt sóng) của Thiên Chúa trên thế giới nàyNgười cầu nguyện nhìn thấy dung nhan của Chúa Kitô nơi hết mọi người đến gõ cửa lòng mình, nơi hết mọi người đã bị mất đi ý nghĩa của các sự vật. Trong Sách Giáo Lý chúng ta đọc thấy rằng: "việc chuyển cầu - kêu xin thay người khác (...) mang đặc tính của một tâm can cùng tần số với lòng thương xót Chúa". Thật là tuyệt vời. Khi cầu nguyện là chúng ta có cùng tần số với lòng thương xót Chúa; ở chỗ thương xót tội lỗi của chúng ta, thương xót bản thân của chúng ta, nhưng cũng thương xót tất cả những ai xin chúng ta cầu nguyện, những ai chúng ta muốn cầu nguyện theo tần số của cõi lòng Thiên Chúa.

    Đó thực sự là cầu nguyện, ở chỗ có cùng tần số với lòng thương xót Chúa, với cõi lòng từ bi nhân hậu của Ngài. "Trong thời đại của Giáo Hội, việc chuyển cầu của Kitô hữu là những gì tham dự vào việc chuyển cầu của Chúa Giêsu, như là một thể hiện mầu nhiệm các thánh cùng thông công" (Giáo Lý số 2635). Vấn đề tham dự vào việc chuyển cầu của Chúa Kitô nghĩa là gì? Khi chúng ta chuyển cầu cho ai hay cầu nguyện cho người nào đó là bởi vì Chúa Kitô là Đấng Cầu Bầu ở trước Chúa Cha, Người cầu cho chúng ta, Người cầu nguyện bằng cách tỏ cho Chúa Cha thấy các thương tích nơi tay của Người, vì Chúa Giêsu hiện diện một cách thể lý trước Chúa Cha nơi thân xác của Người. Chúa Giêsu là Đấng Cầu Bầu của chúng ta và việc cầu nguyện cần phải giống như Chúa Giêsu một chút, ở chỗ chuyển cầu trong Chúa Giêsu trước Chúa Cha, cho những người khác. Đó là những gì rất đẹp đẽ.

    Tâm can con người hướng về cầu nguyện. Nó là những gì thuần con người. Những ai không yêu thương anh chị em mình thì chẳng biết thế nào là nghiêm chỉnh cầu nguyện. Có người nói rằng: người ta không thể cầu nguyện khi ngập ứ hận thù ghen ghét; người ta không thể cầu nguyện khi chìm sâu vào tâm trạng lạnh lùng lãnh đạm. Lời cầu nguyện chỉ được dâng lên bằng tinh thần yêu thương. Những ai không yêu thương thì chỉ giả bộ nguyện cầu vậy thôi, họ tin rằng họ đang cầu nguyện, nhưng họ lại chẳng cầu nguyện gì vì thiếu mất thứ tinh thần thích đáng đó là tình yêu thương. Trong Giáo Hội, những ai quen với nỗi sầu thương và niềm vui của người khác thì còn đào sâu hơn cả những viên điều tra "các guống máy chính yếu" trên thế giới này. Chính vì thế mới cần có cảm nghiệm nhân loại ở nơi hết mọi lời cầu nguyện, bất chấp lỗi lầm vấp phạm của con người, những con người lầm lỡ vẫn không được loại trừ hay tẩy chay.  

    Khi các tín hữu, được Thánh Linh tác động, cầu cho các tội nhân, thì không có vấn đề chọn lựa, không còn vấn đề phán xét hay lên án nữa, mà là việc họ cầu nguyện cho hết mọi người. Họ cầu nguyện cho chính bản thân họ. Lúc ây, họ ý thức rằng họ chẳng khác với những ai họ cầu nguyện cho. Họ nhận thức rằng họ là những tội nhân giữa các tội nhân, nên họ cầu cho hết mọi người. Bài học từ dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế bao giờ cũng còn đó và luôn có giá trị (see Lk 18:9-14): chúng ta không hơn bất cứ ai, chúng ta tất cả đều là anh chị em mang tính chất mỏng dòn, khổ đau và là tội nhân nói chung. Bởi thế, lời cầu nguyện chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa là lời cầu như thế này: "Lạy Chúa, không ai là công chính trước nhan Ngài" (see Ps 143:2), đó là những gì được một trong những Thánh Vịnh nói: "Lạy Chúa, không ai là người sống công chính trước nhan Ngài, chẳng một ai trong chúng con: tất cả chúng con đều là tội nhân - tất cả chúng con đều mắc nợ, mỗi người đều có một món nợ kếch sù phải thanh toán; không ai là vô tội trước nhan Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!" Với tinh thần này, cầu nguyện mới trổ sinh hoa trái, vì chúng ta hạ mình trước Thiên Chúa mà cầu cho hết mọi người. Trái lại, người biệt phái cầu nguyện một cách ngạo mạn: "Tôi tạ ơn Ngài, lạy Chúa, vì tôi không như kẻ khác, những kẻ tội lỗi: tôi là một con người công chính, luôn luôn là như thế...". Đó không phải là cầu nguyện: mà là ngắm mình trong gương soi, chứ không nhìn vào thực tại của mình, không. Nó như thể nhìn vào bản thân mình được trang điểm trong gương soi theo cái kiêu hãnh của mình.

    Thế giới tiếp tục tri ân cảm tạ những con người cầu nguyện, thành phần chuyển cầu, và là những người hầu như chẳng được biết tới... thế nhưng lại được Thiên Chúa biết! Có nhiều Kitô hữu vô danh, vào những thời bách hại, đã lập lại những lời của Chúa là: "Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết những việc họ làm" (Luca 23:34).

    Vị Mục Tử Nhân Lành vẫn trung thành, ngay cả trước khi dân Ngài nhận thức được tội lỗi của họ, ở chỗ, Vị Mục Tử Nhân Lành này tiếp tục là một Người Cha, bất kể cả khi con cái của Ngài lìa xa Ngài và ruồng bỏ Ngài. Ngài kiên trì phục vụ như một vị mục tử, ngay cả với những ai đã vấy máu Ngài; Ngài không khép kín lòng mình lại trước cả những ai đã hành khổ Ngài.

    Giáo Hội, nơi tất cả mọi phần tử của mình, có sứ vụ thực hiện việc cầu nguyện chuyển cầu này, ở chỗ chuyển cầu cho những người khác. Đặc biệt là đối với những ai có trách nhiệm như cha mẹ, thày cô, các vị thừa tác viên thánh chức, các vị bề trên của các cộng đồng... Như Abraham và Moisen, có những lúc họ cần phải "bênh vực" thành phần dân được trao phó cho họ trước Thiên Chúa. Thực vậy, chúng ta đang nói về việc bảo vệ bao che dân, bằng ánh mắt và cõi lòng của Thiên Chúa, bằng cùng một lòng cảm thương và niềm êm ái dịu dàng bất khả chống cưỡng của Ngài. Hãy dịu dàng cầu nguyện cho những người khác.

    Hỡi anh chị em, tất cả chúng ta là những chiếc lá ở trên cùng một cây: mỗi một chiếc lá rụng xuống đều nhắc nhở chúng ta về lòng thương cao cả cần phải được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu cho kẻ khác. Vậy chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Nó sẽ mang lại thiện ích cho cả chúng ta lẫn cho hết mọi người. Xin cám ơn anh chị em.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201216_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --