7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-CN34T-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Nov 22 at 8:47 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXIV-A Lễ Chúa Kitô Vua

      

    image.png
     

    Dụ ngôn cả thể kết thúc phụng niên này là dụ ngôn mở ra cho thấy mầu nhiệm Chúa Kitô, toàn thể năm phụng vụ.

    Người là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng tận của lịch sử;

    và phụng vụ hôm nay tập trung vào "Omega", tức là vào đích điểm cuối cùng.

    Ý nghĩa của lịch sử được hiểu bằng việc ý thức được cái tột đỉnh này đó là đích điểm cũng chính là tận cùng

     

    Pope Francis waves during the Angelus Nov. 15, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã đồng hóa Bản Thân mình

    chẳng những với vị mục tử vương chủ, mà còn với con chiên lạc nữa,

    chúng ta có thể nói về một thứ căn tính lưỡng diện: là vị mục tử vương chủ, đồng thời cũng là Giêsu với chiên:

    tức là, Người đồng hóa mình Bản Thân mình với hèn mọn nhất và bần cùng nhất trong thành phần anh chị em của Người.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Trọng Kính Chúa Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ. Dụ ngôn cả thể kết thúc phụng niên này là dụ ngôn mở ra cho thấy mầu nhiệm Chúa Kitô, toàn thể năm phụng vụ. Người là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng tận của lịch sử; và phụng vụ hôm nay tập trung vào "Omega", tức là vào đích điểm cuối cùng. Ý nghĩa của lịch sử được hiểu bằng việc ý thức được cái tột đỉnh này đó là đích điểm cũng chính là tận cùng. Chính vì thế mà Thánh Mathêu kết thúc bằng bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (25:31-46), đặt bài nói của Người về việc chung thẩm vào tận điểm của đời sống trần gian của Người: Người là Đấng bị con người ta sắp sửa lên án, thực sự lại là vị thẩm phán tối caoNơi cuộc tử nạn và phục sinh của mình, Chúa Giêsu sẽ tỏ mình ra là Chúa Tể của Lịch Sử, là Vua của Vũ Trụ, là Thẩm Phán của tất cả mọi sự. Thế nhưng, cái ngược ngạo Kitô giáo là ở chỗ Vị Thẩm Phán này đã không trang phục mũ áo vương giả một cách uy nghi lẫm liệt, mà là một vị mục tử rất hiền lành và thương xót.

    Thật vậy, trong dụ ngôn chúng thẩm này, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh của một vị mục tử, Người lấy lại những hình ảnh ấy từ tiên tri Êzêkiên, vị đã nói về việc Thiên Chúa nhúng tay vào can thiệp cho dân của Ngài chống lại thành phần mục tử xấu xa gian ác của dân Israel (see 34:1-10). Họ là thành phần mục tử khai thác hung dữ, dung dưỡng bản thân mình hơn là đàn chiên; bởi thế, chính Thiên Chúa đã hứa sẽ đích thân chăm sóc đàn chiên của Ngài, bênh vực chúng cho khỏi những gì là bất công và bị lạm dụng. Lời hứa này Thiên Chúa đã thực hiện cho dân của Ngài, được hoàn tất nơi Chúa Giêsu Kitô mục tử: Chính Người là vị mục tử nhân lành. Chính Người đã tự xưng: "Tôi là vị mục tử nhân lành" (Jn 10:11,14).

    Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã đồng hóa Bản Thân mình chẳng những với vị mục tử vương chủ, mà còn với con chiên lạc nữa, chúng ta có thể nói về một thứ căn tính lưỡng diện: là vị mục tử vương chủ, đồng thời cũng là Giêsu với chiên: tức là, Người đồng hóa mình Bản Thân mình với hèn mọn nhất và bần cùng nhất trong thành phần anh chị em của Người. Như thế là Người ấn định tiêu chuẩn phán quyết: một tiêu chuẩn sẽ được căn cứ vào tình yêu thương cụ thể được cống hiến cho hay chối từ với những con người ấy, vì chính Người, vị thẩm phán, hiện diện nơi từng người trong họ. Người là vị thẩm phán. Người là Thiên Chúa và là Con Người, thế nhưng Người cũng là một người nghèo. Người ẩn thân và hiện diện nơi con người của thành phần nghèo khổ được Người đề cập tới ngoài kia. Chúa Giêsu phán: "Thật vậy, Ta cho các người biết, khi các người làm (hay không làm) cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta, là các người làm (hay không làm) cho Ta" (vv.40,45). Chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu thương. Phán xét sẽ về tình yêu thương, chứ không phải về những cảm xúc, không: chúng ta sẽ bị phán xét về các công việc, về lòng cảm thương tỏ ra gần gũi và ưu ái giúp đáp. Tôi đã tỏ ra gần gũi với Chúa Giêsu nơi những con người bệnh nạn, nghèo khổ, đau khổ, ngục tù, những con người đói khát công lý hay chăng? Chúng ta có tỏ ra gần gũi với Chúa Giêsu hiện diện ở đó hay chăng? Đó là câu hỏi được đặt ra hôm nay vậy.

    Bởi thế, vào ngày cùng tháng tận, Chúa sẽ xem xét đàn chiên, và Người sẽ làm như thế, chẳng những theo quan điểm của vị mục tử, mà còn theo quan điểm của con chiên nữa, thành phần được Người đồng hóa với bản thân mình. Và Người sẽ hỏi chúng ta rằng: "Các con có hơi giống một vị mục tử như Ta hay chăng?" Các con có tỏ ra là vị mục tử đối với Ta là Đấng hiện diện nơi những con người nghèo khổ cần giúp đỡ, hay các con lại tỏ ra dửng dưng lãnh đạm?" Anh chị em ơi, chúng ta hãy nhìn vào cái lý lẽ của thái độ dửng dưng lãnh đạm, thứ lý lẽ của những ai nghĩ ngay trong đầu. Bằng việc nhìn đi chỗ khác khi chúng ta thấy xẩy ra chuyện. Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn Người Samarita Nhân Lành. Con người đáng thương, bị bọn cướp giật đánh trọng thương, quăng nằm trên đất, nửa sống nửa chết, lẻ loi cô độc. Vị tư tế đi ngang qua thấy thế liền bỏ đi. Vị này đã nhìn đi chỗ khác. Một thày Levi cũng đi ngang qua đấy, đã thấy và rồi nhìn đi chỗ khác. Tôi, trước những người anh chị em nghèo khổ thiếu thốn cần giúp đỡ, tôi có tỏ ra dửng dưng lãnh đạm như vị tư tế này, như thày Levi kia, nhìn đi chỗ khác hay chăng? Tôi sẽ bị phán xét về điều ấy, ở chỗ, cách thức tỏ ra tôi đã gần gũi ra sao, tỏ ra tôi đã nhìn như thế nào về một Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những con người nghèo khổ thiếu thốn cần giúp đỡ. Lý lẽ là như thế đó, không phải là tôi nói, mà là Chúa Giêsu đã nói. "Những gì các người làm cho người này, người kia, người nọ, là các người làm cho Ta. Và những gì các người không làm cho người này, người kia, người nọ, là các người không làm cho Ta, vì Ta hiện diện ở đó". Xin Chúa Giêsu dạy cho chúng ta thứ lý lẽ này, thứ lý lẽ gần gũi, cận kề với Người, bằng lòng yêu thương, tỏ ra với con người đau khổ nhất.

     Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria dạy cho chúng ta biết cai trị bằng phục vụ. Đức Mẹ, Đấng đã mông triệu về Trời, đã lãnh nhận triều thiên vương giả nơi Con của Mẹ, vì Mẹ đã trung tín theo Người - Mẹ là đệ nhất môn đệ - đã theo đuổi đường lối Yêu Thương. Chúng ta hãy học cùng Mẹ tiến vào Vương Quốc của Thiên Chúa ngay vào lúc này đây, qua ngưỡng cửa khiêm tốn và quảng đại phục vụ. Chúng ta hãy trở về nhà với gia đình chỉ cần bằng một câu này thôi: "Ta đã hiện diện ở đó. Cám ơn các người, hay các người đã quên Ta". 

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201122.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HOMELESS 2020 -NGHÈO

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Nov 16 at 1:26 PM
     
     
    Để sống động hơn nữa và thực tế hơn nữa những lời giáo huấn của ĐTC Phanxicô trong Bài Giảng của ngài cho Chúa Nhật XXXIII-A Thường Niên, Ngày Thế Giới Người Nghèo 15/11/2020 hôm qua, xin đính kèm

    sau đây là một số hình ảnh mới chụp được trong chuyến tặng quà thương xót hôm qua, 15/11/2020, Ngày Thế Giới Người Nghèo 2020, kèm theo cả cái link youtube về sinh hoạt tặng quà vào ngày này Năm 2019.

     

    20201115_153546.jpg

    Chúng ta  có được một kho tàng to lớn, không phải nơi những gì chúng ta có mà là nơi những gì chúng ta là...

    Lý do chúng ta có được các tặng ân là để chúng ta có thể trở thành tặng ân cho người khác

    (ĐTC Phanxicô: Bài Giảng Lễ CN XXXIII-A Ngày Thế Giới Người Nghèo 15-12-2020: câu trên đây và những câu dưới đây)

     

    20201115_153848.jpg
     

    Lòng trung tín đối với Thiên Chúa nghĩa là để đời mình lơ lửng treo lên,

    để những dự án đã được cẩn thận sắp xếp của mình bị lũng đoạn bởi nhu cầu phục vụ của mình.

     

    20201115_153856.jpg
     
    chúng ta quá thường nhìn vào cuộc đời của mình chúng ta chỉ thấy mình thiếu hụt, 
    và chúng ta than van về những gì chúng ta thiếu thốn. 
    Rồi chúng ta có khung hướng "giá mà..!" 
     
    20201115_153842.jpg
     
    Giá mà tôi có công việc ấy, 
    giá mà tôi có cái nhà ấy, 
    giá mà tôi có tiền bạc và thành đạt,
     giá mà tôi không có vấn đề này hay vấn đề kia, 
    giá mà tôi khá giả hơn những người chung quanh tôi...!    
     
    20201115_153451.jpg
     
    những lời - giá mà! - ảo tưởng ấy ngăn cản chúng ta 
    thấy được tất cả những gì là thiện hảo chung quanh chúng ta. 
    Chúng khiến chúng ta quên đi các nén bạc chúng ta có.   
    Anh chị em có thể không có cái đó, nhưng anh chị em lại có cái này
    và "cái giá mà" làm cho chúng ta quên như thế.  
     
    20201115_153731.jpg
     

    Ai là "nhà băng" có thể cung cấp cho chúng ta số lời dài hạn đây? Họ là thành phần nghèo khổ...

    Người nghèo bảo đảm cho chúng ta một lợi tức vĩnh hằng.

     

     

    https://youtu.be/I1RMfcvdzIE 

    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC DUẤN TỪ CN33TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Nov 15 at 8:57 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXIII Thường Niên Năm A

     

    Pope Francis delivers his Angelus address overlooking St. Peter’s Square Nov. 15, 2020. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

     

    Dụ ngôn này áp dụng cho hết mọi người, thế nhưng đặc biệt cho Kitô hữu.

    Cả ngày hôm nay nữa, nó là một vấn đề rất hợp thời, ở chỗ hôm nay là Ngày Thế Giới Người Nghèo,

    ngày Giáo Hội nói với Kitô hữu rằng: "Hãy chìa tay ra cho người nghèo.

      

    image.png
     

    Có những lúc chúng ta nghĩ rằng là Kitô hữu nghĩa là đừng gây ra tai họa.

    Không phải đừng tác hại là tốt. Nhưng không hành thiện lại không tốt...

    Này, anh chị em ơi, người nghèo chính là tâm điểm của Phúc Âm đấy;

    chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta nói về người nghèo; chính Chúa Giêsu đã đến với người nghèo.

     

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Vào Chúa Nhật áp Chúa Nhật cuối phụng niên này, Phúc Âm cho chúng ta thấy một Dụ Ngôn quá quen về các Nén Bạc (cf. Mt 25:14-30). Đó là những gì Người nói liên quan đến ngày cùng tháng tận, những lời Người nói ngay trước cuộc khổ nạn của Người, cái chết và cuộc phục sinh của Người. Dụ ngôn này diễn tả về một người giầu có cần phải đi xa, và vì vắng nhà lâu nên đã trao tài sản của mình cho 3 người đầy tớ: người thứ nhất 5 nén bạc; người thứ hai 2 nén; người thứ ba 1 nén. Chúa Giêsu nói rõ là việc phân chia này được thực hiện "cho từng người theo khả năng của họ" (v.15). Chúa cũng làm như thế với tất cả chúng ta: Người biết rõ chúng ta; Người biết chúng ta không phải ai cũng bằng nhau, và không muốn ưu tiên cho ai mà lại tác hại đến người khác, nhưng trao phó một số lượng cho từng người theo khả năng của họ.

    Trong thời gian vắng nhà này của chủ, hai người đầy tớ đầu tỏ ra rất bận rộn, cho đến độ đã làm gấp đôi được số lượng đã trao phó cho họ. Còn người đầy tớ thứ ba lại không thế, đem chôn giấu nén bạc xuống một cái lỗ: để tránh nguy cơ, hắn để nó ở đó cho khỏi bị trộm cắp, nhưng không làm cho nó sinh lợi gì hết. Khi người chủ trở về, ông gọi các đầy tớ đến để thanh toán công việc. Hai người đầy tớ đầu cho thấy hoa trái tốt đẹp từ nỗ lực của họ; họ đã làm việc và người chủ khen tặng họ, bù đắp cho họ và mời họ dự tiệc của Người, vào niềm vui với Người. Phần người thứ ba, khi biết rằng mình lầm lỗi, liền bắt đầu tự biện minh rằng: "Thưa chủ, tôi đã biết rằng ông là một con người hà khắc keo kiệt, gặt nơi ông không gieo, và thu nơi không vãi; bởi thế tôi cảm thấy lo sợ, nên đã đem chôn nén bạc của ông xuống đất. Đây của ông xin trả lại cho ông" (vv.24-25). Hắn bênh vực tính lười biếng của mình bằng việc cáo buộc chủ của mình là người "hà khắc keo kiệt". Đó là một thái độ chúng ta cũng có nữa: chúng ta tự vệ, nhiều lần, bằng việc cáo buộc người khác. Nhưng họ lại không có lỗi gì, chúng ta mới có lỗi; chúng ta mới sai lầm. Người đầy tớ này cáo buộc những người khác, hắn cáo buộc người chủ để tự biện minh. Chúng ta cũng thế, nhiều lần đã làm y như vậy. Bởi thế người chủ mới khiển trách hắn: ông gọi tên đầy tớ này là "gian ác và biếng nhác" (v.26); nén bạc của hắn bị tước đi và hắn bị tống ra bên ngoài nhà.

    Dụ ngôn này áp dụng cho hết mọi người, thế nhưng đặc biệt cho Kitô hữu. Cả ngày hôm nay nữa, nó là một vấn đề rất hợp thời, ở chỗ hôm nay là Ngày Thế Giới Người Nghèo, ngày Giáo Hội nói với Kitô hữu rằng: "Hãy chìa tay ra cho người nghèo. Hãy thò tay ra cho người nghèoAnh chị em không sống một mình trên đời này, vì có những con người cần đến anh chị em. Đừng vị kỷ; hãy chìa tay ra cho người nghèo. Tất cả những gì chúng ta có do Thiên Chúa ban đều là một thứ 'gia sản' với tư cách là nhân loại, một kho tàng của loài người, bất cứ là gì". Là thành phần môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta cũng lãnh nhận đức tin, Phúc Âm, Thánh Linh, các Bí Tích, cùng với nhiều thứ khác nữa. Những tặng ân này cần phải được sử dụng để làm lành, để hành thiện trên đời này, để phục vụ Thiên Chúa cũng như anh chị em của chúng ta. Hôm nay Giáo Hội muốn nói với anh chị em, Giáo Hội muốn nói với chúng ta rằng: "Hãy sử dụng những gì Thiên Chúa đã ban cho anh chị em và hãy nhìn đến người nghèo. Kìa có rất là nhiều người trong họ; ngay cả ở trong thành phố của chúng ta, ở trung tâm phố phường của chúng ta, có rất nhiều người. Hãy hành thiện!".

    Có những lúc chúng ta nghĩ rằng là Kitô hữu nghĩa là đừng gây ra tai họa. Không phải đừng tác hại là tốt. Nhưng không hành thiện lại không tốt. Chúng ta cần phải làm tốt, phải ra khỏi bản thân mình mà nhìn, nhìn đến những ai cần hơn chúng ta. Có rất nhiều người đói, ngay cả trong lòng thành phố của chúng ta; và nhiều lần chúng ta chiều theo lý lẽ của thái độ dửng dưng lãnh đạm: con người nghèo đó, nhưng chúng ta lại nhìn đi chỗ khác. Hãy thò bàn tay của anh chị em ra cho người nghèo: đó là Chúa Kitô. Có một số người nói rằng: "Những vị linh mục này, những vị giám mục kia cứ nói về người nghèo, người nghèo... Chúng tôi muốn các vị nói với chúng tôi về sự sống đời đời!". Này, anh chị em ơi, người nghèo chính là tâm điểm của Phúc Âm đấy; chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta nói về người nghèo; chính Chúa Giêsu đã đến với người nghèo. Hãy thò bàn tay của anh chị em ra cho người nghèo. Anh chị em đã lãnh nhận nhiều thứ, mà anh chị em lại để cho người anh em của mình, người chị em của mình chết vì đói hay sao?

    Anh chị em thân mến, chớ gì một một người nói trong lòng mình những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay đây; hãy lập lại trong lòng mình rằng: "Hãy chìa bàn tay của con ra cho người nghèo". Và Chúa Giêsu nói với chúng ta một điều khác nữa: "Các con biết rằng Ta là một người nghèo. Ta là người nghèo".

    Trinh Nữ Maria đã lãnh nhận một đại tặng ân, đó là chính Chúa Giêsu, nhưng Mẹ đã không giữ Người cho bản thân Mẹ; Mẹ đã cống hiến Người cho thế giới, cho dân của Người. Chúng ta hãy học cùng Mẹ biết chìa bàn tay ra cho người nghèo.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201115.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh t

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC- THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Nov 16 at 9:16 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giảng Lễ Chúa Nhật XXX-A về Ngày Thế Giới Người Nghèo

     

    image.png
     

    Chúng ta  có được một kho tàng to lớn, không phải nơi những gì chúng ta có mà là nơi những gì chúng ta là...

    Lý do chúng ta có được các tặng ân là để chúng ta có thể trở thành tặng ân cho người khác.

     

    Pope Francis prays during Mass in St. Peter’s Basilica on the fourth World Day of the Poor on Nov. 15, 2020. Credit: Vatican Media.

    Lòng trung tín đối với Thiên Chúa nghĩa là để đời mình lơ lửng treo lên,

    để những dự án đã được cẩn thận sắp xếp của mình bị lũng đoạn bởi nhu cầu phục vụ của mình.

      

    image.png
     

    Ai là "nhà băng" có thể cung cấp cho chúng ta số lời dài hạn đây? Họ là thành phần nghèo khổ...

    Người nghèo bảo đảm cho chúng ta một lợi tức vĩnh hằng.

     

    Dụ ngôn chúng ta vừa nghe có phần mở, phần thân và phần kết, cho thấy khởi điểm ban đầu, trung điểm tiến hành và tận điểm kết thúc cuộc sống của chúng ta.

    Phần mởHết mọi sự được mở đầu là một sự thiện cao cả. Người chủ không giữ lấy cho mình cái giầu sang của mình, mà ban phát nó cho các người đầy tớ của ông; 5 nén cho người này, hai nén cho người kia, một nén cho người thứ ba, "tùy theo khả năng của họ" (Mt 25:15). Nếu tính ra thì một nén tương đương với lợi tức cho khoảng làm việc 20 năm: đó là một giá trị khổng lồ, đủ sống cho cả một cuộc đời. Đó là khởi điểm. Đối với chúng ta cũng thế, hết mọi sự đều được bắt đầu nhờ bởi ân sủng của Chúa - hết mọi sự bao giờ cũng được bắt đầu nhờ bởi ân sủng của Chúa, Đấng là một Người Cha và đã ban cho chúng ta rất nhiều sự tốt lành, trao phó cho chúng ta mỗi người những nén bạc khác nhau. Chúng ta  có được một kho tàng to lớn, không phải nơi những gì chúng ta có mà là nơi những gì chúng ta là: sự sống chúng ta đã lãnh nhận, sự thiện ở nơi chúng ta, vẻ đẹp bất khả xóa mờ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, bằng cách dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Ngài... Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta trở nên quí báu trước nhan Ngài, mỗi một người chúng ta đều vô giá và đặc thù trong lịch sử! Đó là cách Thiên Chúa nhìn đến chúng ta, cách Thiên Chúa cảm thấy về chúng ta.

    Chúng ta cần nhớ đến điều ấy. Bao giờ cũng thế, chúng ta quá thường nhìn vào cuộc đời của mình chúng ta chỉ thấy mình thiếu hụt, và chúng ta than van về những gì chúng ta thiếu thốn. Rồi chúng ta có khung hướng "giá mà..!" Giá mà tôi có công việc ấy, giá mà tôi có cái nhà ấy, giá mà tôi có tiền bạc và thành đạt, giá mà tôi không có vấn đề này hay vấn đề kia, giá mà tôi khá giả hơn những người chung quanh tôi...! Thế nhưng, những lời - giá mà! - ảo tưởng ấy là những gì ngăn cản chúng ta thấy được tất cả những gì là thiện hảo chung quang chúng ta. Chúng khiến chúng ta quên đi các nén bạc chúng ta có. Anh chị em có thể không có cái đó, nhưng anh chị em lại có cái này, và "cái giá mà" làm cho chúng ta quên như thế. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã cống hiến những nén bạc ấy cho chúng ta, vì Ngài biết rằng mỗi người chúng ta, và Ngài biết các khả năng của chúng ta. Ngài trao phó cho chúng ta, cho dù chúng ta hèn yếu. Thiên Chúa thậm chí tin tưởng vào người đầy tớ sẽ đem giấu nén bạc của hắn đi, hy vọng rằng bất chấp nỗi sợ hãi của hắn, hắn vẫn biết sử dụng một cách tốt đẹp những gì hắn nhận được. Tóm lại, Chúa xin chúng ta hãy thực hiện tốt đa giây phút hiện tại, đừng hoài niệm quá khứ, nhưng hãy nhẫn nại đợi chờ Ngài trở lại. Cái nhung nhớ ấy ghê tởm biết bao, cái nhung nhớ như thể một thứ tính chất đen đủi đầu độc linh hồn của chúng ta, và làm cho chúng ta lúc nào cũng nhìn lại đằng sau, bao giờ cũng nhìn vào các kẻ khác, chứ không bao giờ nhìn vào bàn tay của mình, hay nhìn vào những cơ hội hoạt động được Chúa ban cho chúng ta, không bao giờ nhìn vào tình trạng của bản thân mình... thậm chí không nhìn vào tình trạng bần cùng của mình nữa.

    Tình trạng này mang chúng ta đến phần thân của dụ ngôn, đó là hoạt động của các người đầy tớ là việc phục vụPhục vụ cũng là việc của chúng ta nữa; nó làm cho các nén bạc sinh hoa kết trái, và giúp cho đời sống chúng ta có ý nghĩa. Những ai không sống để phục vụ, phục vụ chút ít trên đời này. Chúng ta cần phải lập lại điều này, và lập lại thường xuyên, đó là những ai không sống để phục vụ, phục vụ chút ít trên đời này. Chúng ta cần phải lập lại điều này, và lập lại thường xuyên, đó là những ai không sống để phục vụ, phục vụ chút ít trên đời này. Thế nhưng đâu là loại phục vụ chúng ta đang nói đến ở đây? Trong Phúc Âm, các người đầy tớ tốt lành là những người dám liềuHọ không sợ hãi cũng không quá cẩn trọng, họ không dính chặt với những gì họ có, nhưng biết sử dụng cách tốt đẹp. Vì nếu sự thiện không được đầu tư thì nó bị mất đi, và tính chất cao cả của đời sống chúng ta không được cân đo bằng việc chúng ta phục vụ bao nhiêu, mà bằng hoa trái chúng ta sinh lợi. Biết bao nhiêu là người sống một cuộc đời chỉ biết tích lũy những gì sở hữu được, chỉ quan tâm đến đời sống tốt đẹp chứ không phải là sự thiện họ có thể làmThế nhưng, trống rỗng biết bao cho một cuộc sống chỉ tập trung vào các nhu cầu của chúng ta, và nhắm mắt làm ngơ trước các nhu cầu của người khácLý do chúng ta có được các tặng ân là để chúng ta có thể trở thành tặng ân cho người khác. Anh chị em ơi, đến đây chúng ta cần phải tự vấn xem: tôi có chỉ theo đuổi các nhu cầu riêng của mình, hay tôi có thể nhìn đến các nhu cầu của người khác, đến những ai đang thiếu thốn cần giúp đỡ? Đôi tay của tôi có mở ra hay chăng, hay là chúng đang nắm lại?

    Vấn đề quan trọng ở đây là có 4 lần tất cả những người đầy tớ đầu tư các nén bạc của mình, thành phần dám liều, được gọi là "trung tín" (vv.21,23). Đối với Phúc Âm thì việc trung thành không bao giờ lại thoát được tính chất dám liều. "Thế nhưng, thưa cha, làm Kitô hữu phải chăng mang ý nghĩa dám liều?" - "Đúng thế, con yêu, hãy dám liều. Nếu con không dám liều, con sẽ đi đến chỗ giống như người đầy tớ thứ ba: đó là đem chôn các khả năng của con, những phong phú của con về tinh thần và vật chất, hết mọi sự". Hãy dám liều: không có vấn đề trung tín nếu không dám liều. Lòng trung tín đối với Thiên Chúa nghĩa là để đời mình lơ lửng treo lên, để những dự án đã được cẩn thận sắp xếp của mình bị lũng đoạn bởi nhu cầu phục vụ của mình. "Thế nhưng tôi có các dự án của mình, mà nếu tôi cần phải phục vụ..." Hãy để cho các dự án của anh chị em bị đảo lộn, hãy đi phục vụ. Thật là buồn khi thấy Kitô hữu chơi trò thủ thế, chỉ muốn tuân thủ các thứ qui luật cùng vâng phục những giới răn. Những Kitô hữu "vừa phải" này không bao giờ vượt biên hết, không bao giờ, vì họ sợ liều. Những con người ấy, xin cho phép tôi sử dụng hình ảnh này, những con người chăm lo cho bản thân mình để tránh khỏi phải liều bắt đầu trong đời sống của họ một tiến trình cằn cỗi hóa linh hồn của họ, và họ tiến tới chỗ như những thứ xác ướpViệc tuân theo các qui luật vẫn chưa đủ; lòng trung thành với Chúa Giêsu không phải chỉ ở chỗ không gây ra lỗi lầm, một chủ trương hoàn toàn sai. Đó là những gì người đầy tớ lưỡi lĩnh trong dụ ngôn đã nghĩ: vì thiếu tính chất chủ động và óc sáng tạo, hắn chiều theo nỗi sợ hãi không cần thiết, và đã đem chôn nén bạc đã nhận được. Người chủ thực sự đã gọi hắn là "gian ác" (v.26). Thế mà hắn có làm gì sai đâu! Nhưng hắn cũng chẳng làm điều tốt. Hắn đã ưa phạm tội bằng việc bỏ qua hơn là dám liều gây ra một lầm lỗi. Hắn đã tỏ ra không trung tín với Thiên Chúa, Đấng ban phát nhưng không, và hắn còn xúc phạm hơn thế nữa, bằng cách trả lại tặng ân hắn đã lãnh nhận. "Ông đã trao cho tôi nén bạc này, và tôi trả nó về cho ông đây", ngoài ra chẳng còn gì nữa. Về phần mình, Chúa xin chúng ta phải tỏ ra quảng đại, phải khống chế sợ hãi bằng lòng can đảm của tình yêu thương, thắng vượt cái tính chất thụ động biến thành đồng lõa. Hôm nay đây, vào những lúc bất định này, vào những lúc bất ổn đây, chúng ta đừng hoang phí cuộc đời của mình ở chỗ chỉ nghĩ đến bản thân chúng ta, tỏ ra lãnh đạm dửng dưng với những người khác, hay đánh lừa mình với ý nghĩ rằng: "yên ổn và an toàn!" (1Thess 5:3). Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tại và hãy tránh lánh tính chất lây nhiễm của những gì là lạnh lùng lãnh đạm.

    Vậy thì chúng ta phục vụ ra sao, như Chúa muốn chúng ta phục vụ? Người chủ bảo người đầy tớ bất trung rằng: "Ngươi cần phải đầu tư tiền bạc của ta trong nhà băng, để khi ta trở về ta nhận được những gì lợi lộc từ những gì của ta" (v.27). Ai là "nhà băng" có thể cung cấp cho chúng ta số lời dài hạn đây? Họ là thành phần nghèo khổ. Đừng quên nhé: người nghèo ở ngay tâm điểm của Phúc Âm; chúng ta không thể hiểu được Phúc Âm mà không có người nghèo đâu. Người nghèo giống như chính Chúa Giêsu, Đấng, cho dù giầu có, đã tự hóa ra như không, biến mình thành nghèo khó, thậm chí nhận lấy tội lỗi vào bản thân mình là loại bần cùng tồi tệ nhất. Người nghèo bảo đảm cho chúng ta một lợi tức vĩnh hằng. Ngay cả hiện nay họ cũng giúp chúng ta trở nên giầu có về tình yêu thương, giá trị còn trọng đại cao quí hơn cả các thứ ngọc ngà châu báu. Chúng ta được dạy bảo bắt chước người phụ nữ biết "mở tay mình ra cho người nghèo" (Prov 31:20): đó là kho tàng lớn lao của người phụ nữ này. Hãy chìa tay của anh chị em ra cho người nghèo, thay vì đòi hỏi những gì anh chị em thiếu hụt. Như thế anh chị em mới tăng bội các nén bạc anh chị em đã lãnh nhận.

    Sắp tới Mùa Giáng Sinh, mùa lễ hội. Biết bao nhiêu lần chúng ta nghe người ta đặt vấn đề: "Tôi có thể mua những gì đây? Đâu là những gì tôi muốn có nữa? Tôi cần phải đi mua sắm". Chúng ta hãy sử dụng những lời khác như thế này: "Tôi có thể trao tặng những người khác cái gì đây?", để trở nên như Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình và đã được hạ sinh trong máng cỏ".

    Giờ đây chúng ta đến phần kết của dụ ngôn. Một số người sẽ là thành phần giầu có, trong khi những người khác, thành phần đã có nhiều và đã hoang phí cuộc đời của mình, sẽ trở nên nghèo (cf.v.29). Thế rồi, vào cuối đời của mình, sự thật sẽ được tỏ hiện. Cái giả tạo của thế giới này sẽ bị tàn phai, cùng với chủ trương của nó là sự thành đạt, quyền lực và tiền bạc là những gì làm cho đời sống có ý nghĩa, thì lòng yêu thương - thứ tình yêu chúng ta đã ban tặng - mới cho thấy là kho tàng thực sự. Những thứ kia sẽ sụp đổ, còn lòng yêu thương sẽ vươn lên. Một đại Giáo Phụ của Giáo Hội đã viết: "Đối với cuộc đời này, khi đến lúc chết và sân khấu cuộc đời trở nên trống vắng, khi mà tất cả mọi sự lột bỏ những thứ mặt nạ giầu có hay bần cùng để ra đi, thì khi bị phán xét chỉ ở nơi việc làm của họ, họ sẽ được nhìn thấy những gì họ làm: một số thực sự giầu có, những người khác thì nghèo nàn" (SAINT JOHN CHRYSOSTOM, Homilies on the Poor Man Lazarus, II, 3). Nếu chúng ta không muốn sống đời nghèo khó, chúng ta hãy xin ơn để thấy được Chúa Giêsu nơi người nghèo, để phục vụ Chúa Giêsu nơi người nghèo.

    Tôi xin cám ơn tất cả những người đầy tớ tín trung của Thiên Chúa ấy, thành phần âm thầm sống như vậy, trong việc phục vụ những người khác. Tôi nghĩ đến trường hợp, chẳng hạn, của Cha Roberto Malgasini. Vị linh mục này không chú trọng vào lý thuyết; ngài chỉ thấy Chúa Giêsu nơi người nghèo và cảm thấy đời sống có ý nghĩa trong việc phục vụ họ thôi. Ngài đã lau khô những giọt nước mắt của họ bằng thái độ dịu dàng của ngài, nhân danh Thiên Chúa là Đấng ủi an. Mở đầu ngày sống của ngài là việc cầu nguyện, để nhận lãnh các tặng ân của Thiên Chúa; tâm điểm của ngày ngài sống là việc bác ái, để làm cho tình yêu ngài đã lãnh nhận sinh hoa kết trái; đoạn cuối ngày sống của ngài là việc ngài minh chứng cho Phúc Âm. Con người này đã nhận thức được rằng ngài cần phải chìa bàn tay của ngài ra cho tất cả mọi con người nghèo khổ mà ngài hằng ngày gặp gỡ, vì ngài đã thấy được Chúa Giêsu nơi từng người trong họ. Anh chị em ơi, chúng ta hãy xin ơn trở thành Kitô hữu không phải bằng lời nói mà là việc làm. Để sinh hoa trái như Chúa Giêsu mong muốn. Chớ gì được như vậy.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20201115_omelia-giornatamondiale-poveri.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Sun, Nov 8 at 3:15 PM
     
     

    Ngày 09 tháng 11

    CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LA-TÊ-RA-NÔ

    Thánh đường La-tê-ra-nô là vương cung thánh đường của đức giáo hoàng. Thánh đường này được hoàng đế Con-tan-ti-nô xây dựng năm 320. Vì thế, đây là thánh đường đầu tiên và danh dự, được mệnh danh “là đầu và là mẹ của mọi thánh đường”. Ngày lễ này nhắc ta nhớ rằng thừa tác vụ của đức giáo hoàng, người kế vị thánh Phê-rô, là nguyên nhân và nền tảng hữu hình cho sự hợp nhất trong Dân Thiên Chúa.

     

    image.png

    Thánh thi (Phụng Vụ Giờ Kinh Sáng ngày 9/11)

    Từ thành thánh trên trời gửi xuống
    Đá góc tường gầy dựng thiên cơ,
    Ấy là chính Đức Ki-tô,
    Xây Nhà Giáo Hội thiên thu vững vàng.

    Thành thánh được Thiên Hoàng yêu chuộng,
    Hằng tụng ca hợp xướng nhịp nhàng,
    Ba Ngôi Một Chúa cao sang,
    Lời hô tiếng hát trổi vang không ngừng.

    Xin Chúa Cả đoái thương ngự xuống
    Điện thờ này, theo lượng khoan nhân,
    Nghe lời khấn nguyện nài van,
    Nơi đây tuôn đổ muôn vàn tình yêu.

    Cũng nơi đây mọi điều mong ước,
    Chúng con trông sẽ được toại nguyền,
    Mai vào cõi phúc vô biên,
    Cùng chư thần thánh nghỉ yên muôn đời.

    Xin bái chúc ngàn lời vinh dự
    Dâng Ngôi Cha, Thánh Tử, Thánh Linh,
    Hoạ theo nhã nhạc thiên đình,
    Trần gian hợp tiếng tôn vinh hát mừng.

     

    Lời cầu (Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Mai ngày 9/11)

    Cùng với Đức Ki-tô, chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha cho Giáo Hội :

    Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.

    Đây đền thờ xây trên nền đá tảng là Đức Ki-tô, đây dân thánh đặt niềm tin vào Người,

    Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.

    Đây vườn nho Cha đã trồng và luôn săn sóc, đây dân thánh đem quả trường sinh cho nhân loại,

    Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.

    Đây đoàn chiên được quy tụ dưới quyền người Mục Tử duy nhất, đây dân thánh để ý nghe tiếng Người,

    Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.

    Đây mảnh đất Cha đã gieo Lời hằng sống, đây dân thánh như lúa vàng Cha thu lượm vào kho,

    Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.

    Đây thành đô Thiên Chúa, thành Giê-ru-sa-lem trên trời, đây dân thánh được mời dự tiệc cưới Con Chiên,

    Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.

     

    image.png

     

    Trong những thế kỷ đầu, Hội thánh luôn bị bách hại nên không xây dựng được ngôi Thánh đường nào. Các cuộc lễ và cầu nguyện đều tổ chức trong các nhà tư hoặc trong các hang toại đạo, trên mộ các thánh tử đạo.

     

    Mãi đến năm 324, Đức Giáo Hoàng Synvếttrô mới cung hiến cung điện Latêranô làm Đại Thánh Đường dâng kính Chúa Cứu Thế. Thánh đường này được gọi là “Latêrano”, là tên của gia đình Hoàng Hậu Fausta, người đã dâng hiến đền thờ và dinh thự của bà cho Đức Giáo Hoàng vào thế kỷ thứ IV. Cung điện này do hoàng đế Côngtăntin nhường cho ngài làm nơi cư ngụ. Và ngài đã trú ngụ tại đây cho đến thế kỷ 14 mới dời về Vaticăn. Đây là ngôi Thánh Đường cổ kính nhất, được gọi là “Mẹ và Đầu của tất cả mọi Thánh đường trên thế giới”.

    Thánh Đường Latêranô được gọi là Mẹ tất cả các Thánh Đường vì là Thánh Đường đầu tiên được chính quyền công nhận trong đế quốc Lamã, và cũng vì đây là Vương Cung Thánh Đường của giáo phận Rôma, có ngai tòa của Đức Giáo Hoàng.

    Để kỷ niệm ngày cung hiến Đại Thánh Đường này, Hội thánh tổ chức mừng lễ hôm nay. Ngày lễ này đáng chúng ta mầng kính, vì nó nhắc mọi người nhớ thánh đường là nhà cầu nguyện, là nhà của Thiên Chúa, là nơi Thánh và đáng kính sợ, là hình ảnh Giêrusalem trên trời và là cửa Thiên đàng. Tất cả các đồ dùng nơi đây đều được thánh hiến: Giếng Rửa tội là nơi chúng ta được tái sinh làm con Chúa, tòa cáo giải là nơi chúng ta được lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, tòa giảng giúp chúng ta nghe Lời Chúa, bàn thờ nơi dâng hiến Chiên Thiên Chúa là Đấng xóa bỏ tội lỗi thế gian, nhà tạm là nơi Vua muôn vua ẩn mình… Kể cả những viên gạch xây dựng đền thờ cũng nhắc chúng ta nhớ tâm hồn mỗi người là những viên đá sống động của ngôi thánh đường thiêng liêng, như lời thánh Xêdariô nói: “Anh em rất thân mến, hôm nay nhờ ơn Chúa, chúng ta hân hoan cử hành ngày giáp năm của đền thờ này. Nhưng chính chúng ta phải là đền thờ đích thực và sống động của Thiên Chúa. Dĩ nhiên dân Kitô hữu có lý để lấy lòng tin mà tôn kính ngày trọng đại của Mẹ Hội thánh, vì họ biết nhờ Mẹ Hội thánh họ đã được tái sinh một cách thiêng liêng. Bởi vì khi sinh ra lần thứ nhất, chúng ta đã là đối tượng cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, còn nhờ cuộc tái sinh, chúng ta đã được trở nên đối tượng của lòng Người thương xót. Quả thế, lần sinh ra thứ nhất đưa tới sự chết, còn cuộc tái sinh gọi ta về sự sống thật…”

    “Vì vậy anh em rất thân mến, nếu chúng ta muốn hân hoan cử hành ngày kỷ niệm cung hiến Đền thờ, chúng ta không được dùng những việc xấu xa phá đổ đền thờ sống động của Thiên Chúa nơi chúng ta. Nói thế là để mọi người hiểu rằng: Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta muốn thấy nhà thờ đó thế nào, thì ta cũng phải sửa soạn tâm hồn ta như thế”.

    “Bạn muốn thấy Thánh đường sạch sẽ ư ? Đừng làm linh hồn bạn nhơ nhớp vì dơ bẩn tội lỗi. Bạn muốn thấy Thánh đường trong sáng ư ? Thì Thiên Chúa cũng muốn bạn đừng để tâm hồn tối tăm, nhưng hãy làm như lời Chúa nói, để ánh sáng việc lành chiếu sáng trong tâm hồn chúng ta, và Đấng ngự trên trời sẽ được hiển vinh. Bạn muốn vào nhà thờ thế nào, thì Thiên Chúa cũng muốn vào linh hồn bạn như thế, đúng như lời Người đã hứa: và Ta sẽ ở với chúng và đi lại với chúng”.

    Ngày nay, đền thờ Latêranô vẫn vút cao, vẫn đứng sững như muốn nói với mọi người Thiên Chúa luôn yêu thương dân người. Ngày nay, vẫn có đoàn đoàn lớp người tới dự Thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Hàng năm, ngày thứ năm Tuần Thánh Ðức Thánh Cha vẫn tới cử hành lễ với hàng linh mục Rôma, với các Hồng y, Giám mục và ngài diễn tả lại hành động, cử chỉ của Chúa Giêsu xưa nơi nhà tiệc ly là Rửa chân cho các Tông đồ.

     

    Bài đọc 2

    image.png

    Nhờ bí tích Thánh Tẩy,
    tất cả chúng ta được trở nên đền thờ của Thiên Chúa

    (Phụng Vụ Giờ Kinh Sách ngày 9/11)

    Trích bài giảng của thánh Xê-da-ri-ô, giám mục Ác-lơ.

    Anh em thân mến, hôm nay nhờ lòng khoan nhân của Đức Ki-tô, chúng ta hân hoan mừng rỡ cử hành ngày kỷ niệm khánh thành ngôi đền thờ này. Nhưng chính chúng ta phải là đền thờ đích thực và sống động của Thiên Chúa. Dân Ki-tô hữu quả có lý khi trung thành mừng kính ngày trọng đại của Mẹ Hội Thánh, vì họ biết nhờ Mẹ Hội Thánh mà họ được tái sinh vào cuộc sống thiêng liêng. Bởi vì khi sinh ra lần đầu, chúng ta là những kẻ đáng hứng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, nhưng lần sau, chúng ta đã được trở nên những kẻ được Người xót thương. Lần sinh thứ nhất dẫn chúng ta đến cõi chết, còn lần sinh thứ hai lại đưa chúng ta về cõi sống.

    Thưa anh em, trước khi được thanh tẩy, mọi người chúng ta là miếu thờ ma quỷ, nhưng sau khi được thanh tẩy, chúng ta thành đền thờ của Đức Ki-tô. Nếu chúng ta để tâm suy nghĩ nhiều hơn về ơn cứu độ linh hồn, chúng ta sẽ biết chúng ta là đền thờ đích thực và sống động của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ ngự trong những đền do tay con người làm ra, cũng không chỉ ngự trong những ngôi đền bằng gỗ bằng đá, nhưng đặc biệt Người ngự trong linh hồn đã được dựng nên giống hình ảnh Người và do chính tay Người xây lên. Vì thế, thánh Phao-lô tông đồ đã nói : Đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em.

    Và vì khi Đức Ki-tô đến, Người trục xuất ma quỷ ra khỏi lòng chúng ta để chuẩn bị ngôi đền thờ cho chính Người trong chúng ta, nên với sự trợ giúp của Người, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, để nơi chúng ta, Người không còn phải chịu sỉ nhục vì các việc làm xấu xa của chúng ta nữa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì sỉ nhục Đức Ki-tô. Như tôi đã nói : trước khi Đức Ki-tô cứu chuộc chúng ta, chúng ta là đền đài của ma quỷ, về sau chúng ta lại được nên ngôi nhà của Thiên Chúa : chính Thiên Chúa đã đoái thương làm cho chúng ta trở thành ngôi nhà cho Người ngự.

    Vì thế, thưa anh em, nếu chúng ta muốn hân hoan mừng ngày cung hiến đền thờ, chúng ta không được dùng những hành động xấu xa để phá huỷ đền thờ sống động của Thiên Chúa nơi chúng ta. Sở dĩ tôi nói như vậy là để ai nấy có thể hiểu rằng : mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta muốn thấy nhà thờ đó thế nào, thì chúng ta cũng phải chuẩn bị chính tâm hồn chúng ta như thế.

    Bạn muốn thấy ngôi thánh đường sạch sẽ ư ? Bạn đừng làm cho linh hồn bạn ra ô uế vì những nhơ bẩn của tội lỗi. Nếu bạn muốn ngôi thánh đường rực sáng, thì Thiên Chúa cũng muốn bạn không được để cho linh hồn ra tối tăm, nhưng lời Chúa nói phải được thực hiện : ấy là ánh sáng của các việc lành chiếu sáng trong chúng ta và như thế, Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời, được tôn vinh. Bạn muốn vào ngôi thánh đường kia như thế nào, thì Thiên Chúa cũng muốn vào linh hồn bạn như thế, theo lời Người đã hứa : Ta sẽ ngự giữa họ và sẽ đi đi lại lại giữa họ.

     

    Lời cầu (Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Chiều ngày 9/11)

    Đấng cứu độ chúng ta đã hy sinh mạng sống mình, để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác bốn phương về một nhà, vậy ta hãy dâng lên Người lời tha thiết nguyện xin :

    Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.

    Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã xây Hội Thánh trên tảng đá vững bền, - xin củng cố lòng tin của Hội Thánh.

    Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.

    Từ cạnh sườn Chúa, máu và nước đã chảy ra để trở nên nguồn ơn thánh hoá, - xin cho Hội Thánh được đổi mới không ngừng.

    Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.

    Chúa hiện diện giữa những ai tụ họp vì danh Chúa, - xin nhậm lời Hội Thánh đang đồng tâm nhất trí nguyện cầu.

    Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.

    Chúa ngự trị với Chúa Cha trong tâm hồn những ai yêu mến Chúa, - xin làm cho tình thương của Hội Thánh ngày thêm hoàn hảo.

    Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.

    Chúa không khước từ một ai biết chạy đến cùng Chúa, - xin đón nhận tất cả mọi người quá cố vào nhà Cha trên trời.

    Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.

     

    Lời nguyện 

    Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho dân Chúa được gọi là Hội Thánh, xin nhìn đến chúng con đang tụ họp nơi đây nhân danh Chúa mà ban cho chúng con biết kính thờ, yêu mến và phụng sự Chúa cho phải đạo, hầu đạt tới phúc lộc quê trời Chúa hứa ban. Chúng con cầu xin

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    --