7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

 

  •  
    BBT CGVN
     
    Fri, Oct 16 at 8:26 PM
     
     


    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

    HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

    THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

     

    HDGMVN.png

     

    Anh chị em thân mến,

    1. Trong Tông Hiến Venerabilium Nostrorum, ngày 24 tháng 11 năm 1960, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Năm nay 2020, chúng ta kỷ niệm 60 năm sự kiện đáng nhớ này. Chúng tôi vui mừng được gặp gỡ nhau trong Hội Nghị thường niên, tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào thân ái đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa và mong muốn chia sẻ cùng anh chị em vài tâm tình về đời sống và sứ mệnh Giáo Hội.

    2. Trong Tông Thư Jam in Pontificatus (1961), Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: "Từ nay hầu hết các giáo phận ở Việt Nam sẽ do các Giám Mục bản quốc quản trị. Sự kiện đó minh chứng cách hùng hồn sự trưởng thành và khả năng của hàng giáo sĩ bản xứ nay đã đông đúc và được huấn luyện đầy đủ". Tại thời điểm đó, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 (một triệu rưỡi) người Công Giáo thuộc 17 giáo phận, ngày nay trên toàn quốc, có khoảng 7.000.000 (7 triệu) trong 27 giáo phận. Đây là dấu hiệu sự trưởng thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, mặc dù việc loan báo Tin Mừng vẫn còn nhiều giới hạn. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa là nguồn mọi ân phúc, và tri ân các bậc tiền nhân về di sản cao quý các ngài để lại bằng mồ hôi và nước mắt, đôi khi bằng cả máu đào minh chứng niềm tin. Tâm tình tri ân đích thật không chỉ mời gọi chúng ta đón nhận mà còn phải sống, khai triển và chuyển tải di sản các ngài để lại, cách riêng là sự hiệp thông trong Giáo Hội và sứ mệnh làm muối cho đời, ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-16).

    3. Từ khi thiết lập Hàng Giáo Phẩm tới nay, dù phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn luôn duy trì sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, cũng như giữ gìn sự hiệp thông trong Giáo Hội tại quê nhà. Mỗi người chúng ta cần ý thức đóng góp phần mình vào việc xây dựng sự hiệp thông đó như thánh Phaolô kêu gọi: "Xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (Pl 2,2-4).

    Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi cũng rất quan tâm đến những lệch lạc trong đời sống đức tin nơi một vài phong trào đạo đức, có thể do thiếu hiểu biết giáo lý, hoặc do những bất cập trong các hoạt động mục vụ tại một số giáo xứ. Vì thế, xin anh em linh mục, với đức ái mục tử, hãy nỗ lực đồng hành với anh chị em trong các giáo xứ nhằm giúp họ trở thành những môn đệ và tông đồ thực thụ của Đức Giêsu, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống của tất cả mọi người (x. Ga 14,6).

    4. Hiệp thông trong Giáo Hội là để "cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống" (Kinh Đức Mẹ La Vang). Thật vậy, "vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô" (Hiến chế Mục Vụ, 1). Với tinh thần đó, trong những ngày này, chúng tôi kêu gọi anh chị em tích cực tham gia vào việc cứu trợ nạn nhân bão lụt tại miền Trung. Đồng thời, để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát, chúng ta hãy tuân thủ những quy định về y tế và góp phần với toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường sống lành mạnh.

    5. Để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống, chúng tôi cũng muốn lưu ý anh chị em về việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Trong thế giới ngày nay, các phương tiện truyền thông hiện đại là khí cụ hữu hiệu đế mở rộng tâm trí, kết nối yêu thương và gia tăng tình liên đới. Đáng tiếc là có nhiều người sử dụng các phương tiện truyền thông để gây chia rẽ hơn là hiệp nhất, gieo rắc hận thù hơn là tình yêu, cổ vũ lầm lạc hơn là chân lý. Là người Công Giáo, chúng ta phải sử dụng các phương tiện truyền thông để phục vụ chân lý, tình yêu và hiệp nhất để đóng góp cho sự phát triển toàn diện của con người. Mới đây, ngày 10 tháng 10 năm 2020, tại vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assisi, Carlo Acutis (1991-2006) được tuyên phong Chân Phước. Ngài là mẫu gương tiêu biểu cho chúng ta trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em đồng loại.

    6. Thế giới kỹ thuật số cũng là "ngôi nhà" thân thương của người trẻ. Giáo Hội luôn quan tâm đến người trẻ, vì thế Giáo Hội Việt Nam dành ba năm 2019-2022 để tập trung vào mục vụ giới trẻ. Chủ đề mục vụ của năm 2021 tới đây là "Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình". Gia đình là nơi người trẻ tập sống tương quan căn bản với Thiên Chúa trong cầu nguyện, tương quan hiếu thảo với cha mẹ, và tương quan huynh đệ với anh chị em trong nhà. Gia đình cũng là nơi người trẻ học tập những đức tính nhân bản như trung thực, quảng đại, phục vụ, tinh thần trách nhiệm. Ước mong các bạn trẻ cùng với cha mẹ mình vun đắp gia đình thành ngôi nhà cầu nguyện, mái ấm yêu thương và nơi đào tạo con người trưởng thành toàn diện.

    Chúng ta đang sống trong tháng Mân côi, xin Đức Mẹ Mân côi giúp chúng ta biết noi gương Mẹ thưa "Vâng" với Lời Chúa và trở thành sứ giả loan báo Tin Mừng cho người khác, bằng đời sống chan chứa yêu thương và dấn thân phục vụ.

    Làm tại Trung tâm mục vụ TGP. Sài Gòn - TP. HCM,
            Ngày 15 tháng 10 năm 2020

    Chủ tịch HĐGMVN
            đã ký
            TGM. Giuse Nguyễn Chí Linh
           Tổng Giáo phận Huế

    Tổng thư ký HĐGMVN

    đã ký
            Gm. Phêrô Nguyễn văn Khảm
           Giáo phận Mỹ Tho

     

     

     

     

    ////////////

    Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

    Trong số những người thân của chúng ta

    Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

    Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

    Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

    Xin chân thành cám ơn

    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   

    www.conggiaovietnam.net 

    //////////// 

           

     

    --
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC- CN29TN-A

  •  
    Tinh Cao
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm A

     

     

     

    image.png
     

    Những người đối thoại với Chúa Giêsu bấy giờ quyết chắc một điều là không có chọn lực nào khác cho vấn nạn được họ đặt ra:

    một là "có" hai là "không", thế thôi.

    Họ đã chờ đợi, chính vì họ họ nắm chắc việc họ đầy Chúa Giêsu đến chân tường bằng vấn nạn ấy, và làm cho Người bị sập bẫy của họ

     

    Pope Francis gives the Angelus address Aug. 30, 2020. Credit: Vatican Media.

     Người nhắc nhở rằng mỗi người đều mang nơi bản thân một hình ảnh khác - được chúng ta ấp ủ trong lòng, trong linh hồn -

    đó là hình ảnh Thiên Chúa, và vì thế mà mỗi một người nặng nợ sự hiện hữu của mình, sự sống của mình đối với Ngài và chỉ một mình Ngài thôi.

     

      

    image.png
     

    Hết mọi người chúng ta, bởi Phép Rửa, được kêu gọi để trở thành một sự hiện diện sống động trong xã hội...

    trong việc góp phần của mình vào công cuộc kiến tạo nên một nền văn minh yêu thương trong công lý và tình huynh đệ.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Bài Phúc Âm hôm nay (xem Mathêu 22:15-21) cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đối đầu với những gì là giả hình nơi thành phần đối phương của Người. Mở đầu họ tỏ lời ca tụng nhiều điều về Người - sau đó họ đặt một vấn đề quỉ quyệt để đẩy Người vào chỗ rắc rối, mà làm cho Người mất uy tín trước mặt dân chúng. Họ hỏi Người rằng: "Việc trả thuế cho Cesa có hợp pháp hay chăng?" (câu 17), tức là nộp thuế cho vị hoàng đế Roma. Vào thời ấy, ở Palestine, vì cả các lý do chính trị nữa, không dễ gì mà chịu đựng nổi quyền thống trị của Đế Quốc Roma - phản ứng này cũng dễ hiểu thôi, vì họ là những kẻ xâm chiếm.

    Đối với dân chúng thì việc tôn thờ vị hoàng đế, mà hình ảnh của ông ta được in ấn trên đồng bạc cắc, là những gì xỉ nhục cho vị Thiên Chúa của Israel. Những người đối thoại với Chúa Giêsu bấy giờ quyết chắc một điều là không có chọn lực nào khác cho vấn nạn được họ đặt ra: một là "có" hai là "không", thế thôiHọ đã chờ đợi, chính vì họ họ nắm chắc việc họ đầy Chúa Giêsu đến chân tường bằng vấn nạn ấy, và làm cho Người bị sập bẫy của họ. Thế nhưng, Người biết được ý đồ gian ác của họ và tránh khỏi cái bẫy sập ấy. Người muốn họ cho Người xem đồng bạc cắc, đồng bạc cắc để đóng thuế, rồi cầm lấy nó mà hỏi hình ảnh được in ấn trên đồng bạc cắc này là của ai. Câu trả lời đó là của Cesa, tức là của vị Hoàng đế. Bấy giờ Chúa Giêsu trả lời rằng: "Như thế thì những gì của Cesa thì hãy trả cho Cesa, còn những gì của Thiên Chúa thì hãy trả về cho Thiên Chúa" (câu 21).

    Với câu trả lời này, Chúa Giêsu đã phỗng tay trên. Bao giờ Chúa Giêsu cũng làm chủ tình hình. Một đàng, Người công nhận rằng cần phải trả cho Cesa - đối với tất cả chúng ta nữa, đều phải trả thuế - vì hình ảnh trên đồng bạc cắc là của ông ta; thế nhưng trên hết Người nhắc nhở rằng mỗi người đều mang nơi bản thân một hình ảnh khác - được chúng ta ấp ủ trong lòng, trong linh hồn - đó là hình ảnh Thiên Chúa, và vì thế mà mỗi một người nặng nợ sự hiện hữu của mình, sự sống của mình đối với Ngài và chỉ một mình Ngài thôi.

    Trong câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta chẳng những thấy được cái tiêu chuẩn để phân biệt giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo; những hướng dẫn rõ ràng xuất phát từ sứ vụ của tất cả mọi tín hữu ở mọi thời đại, ngay cả chúng ta hiện nay. Việc trả thuế là nhiệm vụ của người công dân, để tuân hợp với các luật lệ chính đáng của chính quyền. Đồng thời, cũng cần phải khẳng định quyền tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống con người cũng như trong lịch sử nữa, bằng việc tôn trọng quyền lợi của Thiên Chúa đối với tất cả những gì thuộc về Ngài.

    Do đó, sứ vụ của Giáo Hội cũng như của Kitô hữu đó là nói về Thiên Chúa và làm chứng cho Ngài trước những con người nam nữ của thời đại chúng ta. Hết mọi người chúng ta, bởi Phép Rửa, được kêu gọi để trở thành một sự hiện diện sống động trong xã hội, một sự hiện diện sống động được tác động bởi Phúc Âm cũng như bởi sinh lực Thánh Linh. Đó là vấn đề khiêm hạ dấn thân, đồng thời cũng can đảm dấn thân, trong việc góp phần của mình vào công cuộc kiến tạo nên một nền văn minh yêu thương trong công lý và tình huynh đệ.

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp cho tất cả chúng ta được thoát khỏi tất cả những gì là giả hình và trở thành những người công dân chân thành và xây dựng. Xin Mẹ nâng đỡ thành phần môn đệ Chúa Giêsu chúng ta trong sứ vụ làm chứng rằng Thiên Chúa là tâm điểm và là ý nghĩa của cuộc đời.

    (Sau huấn từ truyền tin, ĐTC nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến,

    Hôm nay, chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo, theo đề tài: "Này con đây, xin hãy sai con. Những thợ đệt tình huynh đệ". Tuyệt vời thay chữ "những người thợ dệt": hết mọi Kitô hữu được kêu gọi trở thành một người thợ dệt của tình huynh đệ. Nhất là các vị thừa sai và các vị truyền giáo - các linh mục, tu sĩ nam nữ, và giáo dân -, những con người gieo vãi Phúc Âm trong cánh đồng lớn rộng của thế giới này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cung cấp cho họ những nâng đỡ cụ thể của chúng ta. Theo chiều hướng ấy, tôi xin cám ơn Chúa về việc giải phóng hằng trông đợi cho Cha Pier Luigi Maccalli... - chúng ta hãy vỗ tay chào mừng ngài! - vị bị bắt cóc 2 năm trước đây ở Niger. Chúng ta đồng thời cũng hân hoan nữa vì 3 con tin khác cùng được thả ra với ngài. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các nhà truyền giáo cùng các giáo lý viên, cũng như cho những ai bị bách hại hay bị bắt cóc ở các phần đất khác nhau trên thế giới.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201018.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC HUẤN TỪ CN28TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Oct 11 at 9:35 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm A

     

    image.png

     

    Bằng trình thuật về Dụ ngôn Tiệc cưới trong đoạn Phúc Âm hôm nay (cf. Mt 22:1-14),

    Chúa Giêsu nói lên dự án Thiên Chúa đã phác họa ra cho nhân loại.

     

    image.png

    Đó là cách thức phản ứng của Thiên Chúa:

    khi Ngài bị loại trừ, thay vì bỏ cuộc, Ngài lại bắt đầu lại và muốn mời gọi tất cả những ai ở ngoài đường phố, không trừ một ai.

    Không ai bị loại trừ khỏi nhà của Thiên Chúa. 

    Pope Francis waves from his window overlooking St. Peter’s Square during an Angelus address. Credit: Vatican Media.

    Việc chấp nhận lời mời gọi chưa đủ để theo Chúa; người ta cần phải hướng tới một hành trình hoán cải, cuộc hành trình thay đổi tâm can nữa.

    Tấm áo thương xót, được Thiên Chúa không ngừng cống hiến cho chúng ta, là tặng ân nhưng không của tình yêu Ngài; nó chính là ân sủng.

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Bằng trình thuật về Dụ ngôn Tiệc cưới trong đoạn Phúc Âm hôm nay (cf. Mt 22:1-14), Chúa Giêsu nói lên dự án Thiên Chúa đã phác họa ra cho nhân loại. Vị vua "thiết đãi tiệc cưới cho con mình (câu 2) là hình ảnh Chúa Cha, Đấng sửa soạn cho toàn thể gia đình nhân loại một niềm vui tuyệt vời yêu thương, cùng mối hiệp thông với Người Con duy nhất của Ngài. Hai lần vị vua này sai các đầy tớ đi mời gọi các khách được mời, nhưng đều bị họ từ chối; họ không muốn thứ tiệc này, vì họ có lo đến những thứ khác: ruộng vườn và buôn bán. Chúng ta cũng rất thường coi những thích thú cùng với các thứ vật chất trước Chúa là Đấng mời gọi chúng ta - mà Ngài mới gọi chúng ta đền dự một bữa tiệc. Tuy nhiên, vị vua trong dụ ngôn này không muốn phòng tiệc trống rỗng, vì ông muốn cống hiến các kho tàng nơi vương quốc của Ngài. Bởi vậy ông đã nói với các đầy tớ của ông rằng: "Thôi thì các ngươi hãy ra khắp đường phố mà mời đến tiệc cưới bao nhiêu người các người thấy" (câu 9). Đó là cách thức phản ứng của Thiên Chúa: khi Ngài bị loại trừ, thay vì bỏ cuộc, Ngài lại bắt đầu lại và muốn mời gọi tất cả những ai ở ngoài đường phố, không trừ một ai. Không ai bị loại trừ khỏi nhà của Thiên Chúa. 

    Từ ngữ chính yếu được Thánh ký Mathêu sử dụng liên quan đến các cùng tận của các con đường, hay những tận điểm của các đường phố và các con đường dẫn đến vùng làng mạc, bên ngoài vùng dân cư, những nơi cuộc sống bấp bênh bất ổn. Vị vua trong dụ ngôn sai các đầy tớ của mình đến với chính thứ nhân loại ở ngoài đường phố này, tin tưởng tìm thấy những con người muốn đến dự bữa tiệc cưới. Vậy là phòng tiệc tràn đầy "thành phần bị loại trừ", những ai "ở bên ngoài" dường như không bao giờ xứng đáng để tham dự một bữa tiệc, một bữa tiệc cưới. Thật vậy, vị chủ tiệc này, vị vua ấy, bảo các sứ giả rằng: "Hãy mời gọi hết mọi người, cả tốt lẫn xầu. Hết mọi người!". Thiên Chúa thậm chí mời gọi cả những ai xấu nữa. "Không, tôi là kẻ xấu xa; tôi đã làm nhiều điều bậy bạ..." Ngài mới gọi anh chị em: "Hãy đến, cứ đến, cứ đến!" Chúa Giêsu đã dùng bữa với thành phần thu thuế, những con người tội lỗi trước mặt công chúng; họ thật là xấu xa. Thiên Chúa không sợ những thứ tâm trí bị tổn thương bởi nhiều thứ hung ác tàn bạo của chúng ta, vì Ngài yêu thương chúng ta; Ngài mời gọi chúng ta. Giáo Hội được kêu gọi để vươn tới những đường phố thường nhật, tức là tới những vùng sâu vùng xa về địa lý cũng như về cuộc sống, những nơi chốn ở ngoài lề xã hội, các tình trạng của những ai cắm lều sinh sống và là những thành phần dư thừa vô vọng của đời sống nhân loại. Đó là không phải là vấn đề ổn định thoải mái, cùng với những đường lối quen thuộc trong việc truyền bá phúc âm hóa và chứng từ đức ái, mà là mở cửa lòng của chúng ta cũng như cộng động của chúng ta ra cho hết mọi người, vì Phúc Âm không chỉ giành riêng cho một thiểu số ứu tú. Thậm chí cả những ai sống bên lề xã hội, những ai bị xã hội loại trừ tẩy chay và khinh khi miệt thị, đều được Thiên Chúa coi là xứng đáng với tình yêu thương của Ngài. Ngài dọn bữa tiệc cho hết mọi người: chính nhân cũng như tội nhân, kẻ tốt cũng như kẻ xấu, trí thức cũng như thất học.

    Tối hôm qua, tôi đã có thể gọi điện thoại cho một vị linh mục lão thành Ý quốc, một vị thừa sai ở Ba Tây từ khi còn trẻ, nhưng luôn hoạt động với thành phần bị loại trừ, với người nghèo. Ngài đang sống bình an tuổi già của ngài: ngài đã thiêu rụi cuộc đời của mình cho người nghèo. Đó là Giáo Hội Mẹ của chúng ta; đó là vị sứ giả của Thiên Chúa ra đi đến các giao lộ.

    Tuy nhiên, Chúa vẫn đặt một điều kiện, đó là mặc chiếc áo cưới. Chúng ta hãy trở lại với bài dụ ngôn. Khi phòng tiệc đầy rồi thì vị vua đến chào mừng các vị khách cuối cùng, thế nhưng ông thấy một người trong họ không mặc áo cưới, một thứ áo choàng cụt tay nhỏ mà mỗi vị khách nhận được như quà tặng ở cửa vào. Dân chúng đã đến như họ đã ăn mặc, như họ đã có thể phục sức; họ không trang sức kiểu tham dự hội hè. Thế nhưng, ở cửa vào, họ được cống hiến cho một chiếc áo choàng nhỏ, một tặng ân. Con người ấy, vì loại trừ tặng ân nhưng không này, đã tự loại trừ bản thân mình: vị vua chỉ còn biết tống anh ta ra ngoài. Con người này đã chấp nhận lời mời gọi, nhưng rồi đã cho rằng nó chẳng có nghĩa lý gì với mình: anh ta là một con người tự mãn; anh ta không muốn thay đổi hay để cho Chúa đổi thay anh taChiếc áo cưới - tấm áo choàng nhỏ này - biểu hiệu cho lòng thương xót Thiên Chúa nhưng không cống hiến cho chúng ta, tức là ân sủng của Ngài. Không có ân sủng, chúng ta không thể tiến bước trong đời sống Kitô hữu. Tất cả là hồng ân. Việc chấp nhận lời mời gọi chưa đủ để theo Chúa; người ta cần phải hướng tới một hành trình hoán cải, cuộc hành trình thay đổi tâm can nữa. Tấm áo thương xót, được Thiên Chúa không ngừng cống hiến cho chúng ta, là tặng ân nhưng không của tình yêu Ngài; nó chính là ân sủng. Nó đòi phải được đón nhận một cách ngỡ ngàng và hân hoan: "Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa đã ban cho con tặng ân này".

    Xin Đức Maria Rất Thánh giúp chúng ta noi gương bắt chước thành phần đầy tớ trong dụ ngôn của Phúc Âm, bằng việc ra khỏi những thứ khung cảnh sống của chúng ta cùng với các thứ quan niệm thiện cận của chúng ta, để loan báo cho hết mọi người rằng Chúa mời gọi chúng ta đến dự tiệc của Ngài, để cống hiến cho chúng ta ơn cứu độ của Ngài, cống hiến cho chúng ta tặng ân của Ngài.

    (Sau Kinh Truyền Tin, trong số các điều khác, như hỏa hoạn khắp nơi, hay ngưng bắn, hoặc tân chân phước v.v., ngài nói đến ý chỉ của ngài trong Tháng 10/2020 như sau:)

    Anh chị em thân mến,

    Tôi xin nhắc lại ý cầu nguyện tôi giành cho Thánh Mười này, đó là: "Chúng ta hãy cầu cho tín hữu giáo dân, nhất là nữ giới, bởi phép rửa đã lãnh nhận, biết tham gia hơn nữa vào các lãnh vực hữu trách trong Giáo Hội". Vì không ai trong chúng ta được rửa tội mà là linh mục hay giám mục: tất cả chúng ta được rửa tôi như là một giáo dân, nam cũng như nữ. Giáo dân đóng vai chính của Giáo Hội. Ngày nay cần mở rộng chỗ cho sự hiện diện của nữ giới một cách sống động hơn nữa trong Giáo Hội, và cho một sự hiện diện của một nữ giáo dân, nhưng theo chiều kích của nữ giới, vì nói chung phụ nữ bị loại ra ngoài. Chúng ta cần phải cổ võ việc hội nhập của nữ giới vào những vị trí có những quyết định quan trọng. Chúng ta hãy cầu nguyện, để, bởi phép rửa, thành phần giáo dân, nhất là nữ giới, được tham phần hơn nữa vào những cơ cấu trách nhiệm trong Giáo Hội, mà không dính liền với chủ nghĩa giáo sĩ trị, làm hủy hoại đặc sủng giáo dân, cũng như làm mờ nhật dung nhan của Mẹ Hội Thánh.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201011.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

 

ĐỜI SỐNG TRONG THẦN KHÍ - LỜI GỌI FATIMA 13-10-1917

  •  
    phung phung chuyển
     
     
    Mon, Oct 12 at 5:18 PM
     
     
     
    Ngày 13 tháng 10 kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần cuối với phép lạ mặt trời quay tại Fatima.
    Xin chia sẻ nhạc cảnh "Lời Gọi Fatima"
    Kính,
    Phạm Trung
     
     
    2/From: suyniemhangngay1

    FATIMA NĂM 1917

    Mặt Trời Quay, Một Phép Lạ Vĩ Đại Chưa Từng Xảy Ra Và Không Ai Có Thể Chối Cãi Được!

    Chắc hẳn khi nhắc đến tên Fatima, các bạn đã nghe nói đến phép lạ mặt trời quay?

    Nhưng các bạn có biết rằng qua cách thức phép lạ xảy ra, thì đây hẳn là một phép lạ vĩ đại nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử Giáo Hội?  Hay: Phải chăng đây là một chuyện thêm thắt và bịa đặt thái quá?

    Hy vọng qua những dòng sau đây, các bạn sẽ có được sự nhận định chính xác hơn.

    Để mọi người tin

    Vào ngày 13.10.1917, tại ngọn đồi Cova da Iria ở Fatima, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã hiện ra lần thứ sáu với ba trẻ chăn chiên: Lucia (10 tuổi), Francisco (7 tuổi) và Jacinta (6 tuổi).

    Nhưng nhiều người cho rằng việc Đức Mẹ hiện ra chỉ là trò hề, do ba đứa trẻ nhà quê bịa đặt ra để gạt gẫm người khác, hay do thủ đoạn của những người lớn đứng phía sau giật dây để nhắm tới một mục đích chính trị hay kinh tế nào đó.

    Chính bà mẹ Lucia cũng hoàn toàn nghi ngờ, đến nỗi bà còn đánh đập con gái mình vì cho rằng Lucia nói dối.

    Để đánh tan sự nghi ngờ và bất tín của thiên hạ, nhất là để mọi người tin nhận biến cố Fatima là sự thật, trong lần hiện ra vào ngày 13.07.1917, Vị Thiên Nữ đã hứa là vào ngày 13.10.1917, sẽ có một phép lạ vĩ đại xảy ra trước sự chứng kiến của mọi người.

    Lời hứa này còn được Vị Thiên Nữ nhắc lại vào ngày 19.08.1917 và vào ngày 13.09.1917.

    Vâng, trong lần hiện ra vào ngày 13.09.1917, sự thông báo của Vị Thiên Nữ về một phép lạ vĩ đại sẽ xảy ra vào ngày 13 tháng 10 tới, cũng được ba trẻ nói cho mọi người hay.  Vì thế, đúng vào ngày đó, đã có khoảng từ 50 đến 70.000 người đã tấp nập đổ xô về Fatima, trong số họ, gồm có đủ mọi hạng người, từ các tín hữu, những người tò mò cho đến cả những người nghi ngờ chống đối.

    Nhiều phóng viên của những tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha cũng đều có mặt trong lần hiện ra hôm đó.  Nhưng có lẽ những phóng viên này chỉ muốn đến để soạn sửa cho bản tin ăn khách sẽ được đăng ở trang nhất trên các tờ báo của họ trong số ra ngày mai với tít lớn: “Sự thất bại ê chề của hiện tượng Fatima,” hay: “Nhân loại văn minh của thế kỷ XX vẫn còn bị những chuyện hoang đường lừa đảo” kèm theo những bài bình luận đầy giọng mỉa mai châm biếm tôn giáo, nếu như phép lạ đã được loan báo trước, không xảy ra.  Nhưng vào ngày 13.10.1917, mọi sự đã xảy ra hoàn toàn khác với ý nghĩ của những nhà báo này: Phép lạ cả thể đã thực sự xảy ra; mặt trời đã quay cuồng trước sự chứng kiến của tất cả mọi người có mặt hôm đó.

     

    Một vị giáo sư là chứng nhân hiện tượng lạ lùng hôm đó

     

    Ở đây, chúng ta hãy nghe tiến sĩ José Maria Proença de Almeida Garrett, giáo sư môn khoa học tự nhiên đại học Coimbra, kể lại những gì ông đã quan sát thấy ở Fatima hôm đó.  Vì ông là một giáo sư, nên lời tường trình của ông rất khả tín và gây được sự chú ý của mọi người:

    “Hôm đó, tôi đến nơi vào giữa trưa.  Cơn mưa tầm tã từ buổi sáng sớm chẳng những không ngớt, mà bây giờ còn bị những trận gió dữ dội thổi ào tới tấp như muốn làm tràn ngập cả cảnh vật.  (…) Lúc đó vào khoảng 2 giờ chiều.  Trong vài giây lát trước đó, mặt trời còn bị che khuất sau đám mây dày đặc, bỗng chốc nó chiếu sáng qua đám mây.  Mọi cặp mắt đều hướng nhìn về phía mặt trời như bị một sức mạnh nam châm vô hình nào đó cuốn hút vậy.  Chính tôi cũng nhìn thẳng vào mặt trời.  Nó trông giống như một cái đĩa sáng rực rỡ, chói lọi, nhưng không làm lóa mắt.  (…) Nhưng mặt trời vào lúc bấy giờ không làm lóa mặt, không giống như khi chúng ta nhìn nó bị che khuất sau một đám mây.  Không, bầu trời lúc bấy giờ hoàn toàn trong sáng, chứ không hề có một vẩn mây nào che khuất mặt trời cả; nó xuất hiện rõ ràng giữa bầu trời.  Cái đĩa sáng chói đầy mầu sắc rực rỡ đó không đứng yên, nhưng chuyển động rất nhanh.  Và đó không phải là những tia sáng lung linh phát ra từ các ngôi sao.  Cái đĩa lửa quay tròn với một tốc độ nhanh khủng khiếp, khiến từ đám đông những người có mặt hôm đó, bỗng chốc vang lên những tiếng kêu la sợ hãi thất thanh.  Mặt trời cứ tiếp tục quay tròn như thế cùng với tốc độ nhanh khủng khiếp tương tự, đồng thời nó tách ra khỏi không trung và tiến đến gần mặt đất với mầu đỏ máu, mọi cảnh vật như đang sắp sửa bị nghiền nát dưới độ quay nhanh khủng khiếp của vòng lửa không lồ.  (…) Tất cả những hiện tượng này, tôi đã bình tĩnh quan sát và trình bày ra đây sự nhận xét khách quan của mình, chứ không do bất cứ sự xúc động nào chi phối cả.  Tôi cũng hoàn toàn chờ đợi sự nhận xét và quan điểm của kẻ khác.”[1]

     

    Phải chăng đám đông bị thôi miên?

    Hàng chục ngàn người đều đổ nhìn về phía mặt trời đang quay lộn kỳ lạ.  Về phép lạ mặt trời quay, có lẽ sẽ có người cắt nghĩa ngay rằng vì đã được báo từ trước, và đám đông đã đến Fatima với một tâm trạng quá nóng lòng hồi hộp chờ đợi.  Vì thế, khi có một hiện tượng bất bình thường nào đó nơi mặt trời xảy ra, họ đã vội cho là phép lạ, và rồi sự công nhận đó cứ lan tỏa ra nhanh trong đám đông một cách vô ý thức như một dòng điện vậy, tương tự như phản ứng của các khán giả ngồi xem đá banh trong một sân vận động khi có cầu thủ đá thủng lưới đối phương.

    Nhưng sự cắt nghĩa đó sẽ hoàn toàn trở nên buồn cười và không thể đứng vững được khi sự kiện cụ thể xảy ra trong thực tế, đó là người ta có thể quan sát và nhìn thấy được phép lạ mặt trời quay trong chu vi rộng 1550 cây số vuông.

    Rất nhiều nhân chứng đã từ xa chứng kiến được phép lạ mặt trời, lại là những người vô tín ngưỡng, những người đã từng phê bình và cười chê những khách đến Fatima hôm đó như những kẻ “nhẹ dạ cả tin.”  Trong số những người quan sát được phép lạ mặt trời từ xa, chứ không có mặt tại Fatima, đã cho ý kiến như sau:

    Linh mục Joaquim Lourenco, hiện là nhà giáo luật học của giáo phận Leiria, nhưng vào lúc xảy ra phép lạ, hãy còn là một học trò và cùng người anh và các bạn bè của ngài đang có mặt tại làng Alburitel, cách Fatima vào khoảng 54  km.  Tất cả đều tưởng ngày tận thế đã đến.

    Cha Lourenco tường thuật lại như sau: “Tôi nghĩ rằng tôi không đủ khả năng để diễn tả lại những gì chính tôi đã chứng kiến xưa kia.  Tôi nhìn như dán mắt vào mặt trời để quan sát: Mặt trời có màu nhợt, đến nỗi tôi có thể nhìn thẳng vào nó mà không bị đau mắt chút nào cả.  Mặt trời vào lúc bấy giờ trông tựa như một quả bóng bằng tuyết, quay chung quanh cái trục của mình, và bỗng chốc nó như rơi ra khỏi bầu trời, quay lượn ngoằn ngoèo và tiến sát gần mặt đất với vẻ đầy đe dọa.  Vì quá sợ hãi, tôi đã chạy nấp vào phía sau người lớn đang đứng khóc lóc vì tưởng rằng thế giới trong giây lát nữa sẽ bị chấm tận.  Bên ngoài ngôi trường làng của chúng tôi, có một đám đông đang tụ họp lại; còn đám học trò chúng tôi thì xô nhau chạy ra khỏi lớp học và đi xuống đường.  Khi phép lạ bắt đầu xảy ra thì chúng tôi nghe thấy tiếng kêu la của những người đang đứng đầy ngoài đường phía trước cổng trường, đàn ông cũng như đàn bà…

    Lúc bấy giờ có một người vô thần, mà cả buổi sáng hôm đó cứ rêu rao lên tiếng chê bai cười nhạo những người tới Fatima là “những kẻ ngu ngốc,” cốt chỉ để xem một đứa bé gái nhà quê.  Nhưng trong suốt lúc xảy ra phép lạ thì ông ta đứng đờ ra như một người bị bất toại cả thân mình và chỉ đưa mắt cắm chặt vào mặt trời.  Ông ta bắt đầu run rẩy cả mình mẩy lẫn chân tay, rồi quỳ xuống trên bùn lầy và giơ hai tay lên trời cầu xin Chúa tha thứ cho mình.”[2]

    Một hiện tượng không thể cắt nghĩa được

    Qua sự trình bày của tất cả mọi nhân chứng có mắt hôm đó khi xảy ra phép lạ mặt trời quay, người ta có thể nói được rằng phép lạ cả thể đó có bốn đặc điểm khác nhau:

    1.  Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào một vật sáng chói lọi, mà họ cho là mặt trời, chứ họ không cần phải đeo kính râm hay bất cứ phương tiện bảo vệ mắt nào cả.

    2.  Vừng sáng chói lọi đó đã tỏa ra những tia sáng mầu sắc rực rỡ xuống trên mặt đất, đến nỗi mọi cảnh vật đều bị nhuộm mầu hết.

    3.  Vừng sáng chói lọi rực rỡ đó rơi xuống trên đám đông.

    4.  Chỉ trong vòng mấy phút mà cả vùng đất Fatima đang bùn lầy dơ bẩn, bỗng chốc trở thành khô cứng, và áo quần của đám đông trên dưới 60 ngàn người từng bị cơn mưa cả buổi sáng làm ướt đẫm, cũng hoàn toàn khô ráo bình thường.

    Đúng vậy, chỉ trong vòng khoảng 10 phút đồng hồ mà cả mặt đất lầy lội cũng như quần áo ướt át của đám đông bỗng chốc khô ráo hoàn toàn.  Đó quả là một điều đã minh nhiên nói lên rằng ngoài phép lạ siêu nhiên ra, không thể tìm ra được lời giải thích theo phương diện tự nhiên được.

    Nỗi lo lắng của Mẹ Maria cho con cái loài người

    Nếu thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã từng ước ao là khi được về trên trời, thánh nữ sẽ trở thành tình yêu đầy sáng tạo để cứu giúp mọi người, thì nay Fatima và nhất là phép lạ mặt trời quay, là một bằng chứng hùng hồn của tình yêu đầy sáng tạo của Mẹ Maria đối với con cái loài người chúng ta, dĩ nhiên, trên hết là bằng chứng của tình yêu Thiên Chúa.

    Bởi vậy, chúng ta hãy nghiêm chỉnh đón nhận dấu chỉ của sự lo lắng của Mẹ Thiên Chúa; đúng như lời chị Lucia đã cảnh báo: “Fatima luôn luôn mang tính cách thời sự cao điểm của nó.”  Bởi vì, đối với Thiên Chúa, thời giờ là vô tận; nhưng đối với phàm nhân chúng ta, thời giờ luôn có giới hạn của nó.  Và giới hạn đó không ai biết được dài ngắn, lâu mau.  Vì chưa bao giờ có ai biết được mình sẽ được sinh ra lúc nào, và cũng rất ít ai biết được mình sẽ chết lúc nào.  Ngày tận cùng của mỗi người sẽ xảy đến một cách bất chợt, không ngờ trước được, tương tự như một kẻ trộm vậy (x.  Mt 24,37-44).  Do đó, Đức Giêsu đã căn dặn chúng ta: “Các con phải canh chừng, phải tỉnh thức, vì các con không biết khi nào thời ấy đến!” (Mc 13,33).

    Nhưng dĩ nhiên, sự tỉnh thức và canh chừng mà Chúa nói đây, không có nghĩa là sự ngồi chờ cách thụ động, vô vi; nhưng là một sự tỉnh thức đầy sáng tạo, nghĩa là một sự tỉnh thức chờ đợi đầy tính năng động mà Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta tại Fatima cách đây đúng 90 năm về trước.  Đó là:

    • Mỗi người phải ăn năn sám hối và cải thiện cuộc sống cá nhân của mình;

    • Hằng ngày hãy siêng năng và sốt sắng lần hạt Mân Côi;

    • Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, như Chúa muốn.

    Nếu được thế, thế giới sẽ được hòa bình, nhiều dân tộc sẽ tránh khỏi cảnh bị diệt vong và nhiều linh hồn sẽ không bị trầm luân trong hỏa ngục đời đời.

    LM Nguyễn Hữu Thy

    Nguồn: vietboston.com

    Xin xem thêm:  SỨ ĐIỆP FATIMA http://suyniemhangngay.net/201 6/10/10/su-diep-fatima/


     

    [1] Trích trong: Fonseca, “Maria spricht zur Welt”, Fatimas Geheimnis und weltgeschichtliche Sendung, Prof. Dr. L.Gonzaga da Fonseca. Paulusverlag Freiburg Schweiz, 98/99.

    [2] Trích trong: “Meet the Witnesses”, John Haffert, World Apostolate of Fatima, 64.   

    Download all attachments as a zip file
    •  
      FATIMA NĂM 1917.docx
      549.1kB
    • image001.jpg
      106.8kB
    • image002.jpg
      205.6kB

ĐỜI SỐNG TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN-

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Oct 8 at 12:50 AM
     
     
     
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

     

    Bài 9 Cầu Nguyện - Elia: Sống Đời Cầu Nguyện

     

     

     

     

     

    image.png

     

    Hôm nay chúng ta hãy trở lại loạt bài giáo lý về cầu nguyện,

    đã bị gián đoạn bởi loạt bài giáo lý về việc chăm sóc cho thiên nhiên vạn vật...

    Chúng ta hãy gặp gỡ một trong những nhân vật có sức thúc bách nhất trong toàn bộ Thánh Kinh, đó là tiên tri Elia

     

     

    image.png

     

    Thánh Kinh trình bày Elia như là một con người có đức tin kết tinh:

    chính tên của ngài có nghĩa "Giavê là Thiên Chúa", chất chứa những gì bí ẩn nơi sứ vụ của ngài...

    Biểu hiệu của ngài là lửa, hình ảnh về quyền năng thanh tẩy của Thiên Chúa.

     

    Pope Francis delivers his general audience address in the Paul VI Audience Hall at the Vatican, Oct. 7, 2020.

     Dung nhan của Thiên Chúa được ngài nhắm tới khi ngài bước đi.

    Ngài tiến đến tột đỉnh nơi cảm nghiệm phi thường ấy,

    khi Thiên Chúa tỏ mình ra cho tiên tri Elia ở trên núi

      

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Hôm nay chúng ta hãy trở lại loạt bài giáo lý về cầu nguyện, đã bị gián đoạn bởi loạt bài giáo lý về việc chăm sóc cho thiên nhiên vạn vật, và giờ đây chúng ta tái tấu; và chúng ta hãy gặp gỡ một trong những nhân vật có sức thúc bách nhất trong toàn bộ Thánh Kinh, đó là tiên tri Elia. Ngài vượt cả ra ngoài thời điểm hạn hẹp của mình nữa, và chúng ta còn có thể thấy sự hiện diện của ngài nơi một số tình tiết ở Phúc Âm. Ngài đã cùng Moisen hiện ra với Chúa Giêsu vào lúc Biến Hình (cf. Mt 17:30). Chính Chúa Giêsu ám chỉ về ngài khi khen tặng chứng từ của Thánh Gioan Tẩy Giả (cf Mt 17:10-13).

     

    Trong Thánh Kinh, Elia đột nhiên xuất hiện, một cách bí ẩn, từ một ngôi làng nhỏ hoàn toàn hẻo lánh (cf. 1 Kings 17:1); để rồi cuối cùng ngài ra khỏi khấu trường trước ánh mắt của người môn đệ Elisa, trên một cỗ xe ngựa bốc lửa đưa ngài về trời (cf. 2 Kings 2:11-12). Bởi thế, ngài là một con người không có nguồn gốc rõ ràng, nhất là lại chẳng có kết thúc, được cất về trời: vì thế mà việc ngài trở lại như một vị tiền hô đã được mong đợi trước khi Đấng Thiên Sai đến. Bởi vậy mà dân chúng đã trông đợi việc Elia trở lại.

    Thánh Kinh trình bày Elia như là một con người có đức tin kết tinhchính tên của ngài có nghĩa "Giavê là Thiên Chúa"chất chứa những gì bí ẩn nơi sứ vụ của ngài. Ngài sẽ cứ tên của ngài mà sống cho đến hết cuộc đời của ngài: một con người nguyên tuyền, không một tí thỏa hiệp nào. Biểu hiệu của ngài là lửa, hình ảnh về quyền năng thanh tẩy của Thiên Chúa. Ngài là người đầu tiên bị thử thách, và ngài cứ vẫn trung kiên. Ngài là mẫu gương cho tất cả mọi con người sống niềm tin, dù có trải qua cám dỗ và khổ đau vẫn không thôi sống lý tưởng đời mình.

    Việc cầu nguyện là sinh lực liên lỉ nuôi dưỡng cuộc sống của ngài. Vì thế mà ngài là một trong những nhân vật thân thương nhất đối với truyền thống đan tu, đến độ một số đã nhận ngài là cha thiêng liêng của đời sống tận hiến cho Thiên Chúa. Elia là con người của Thiên Chúa, vị đóng vai bênh vực thượng quyền của Đấng Tối Cao. Tuy nhiên, ngài cũng bị vẫn còn những yếu đuối mỏng dòn của mình. Khó lòng mà nói cảm nghiệm nào hữu ích nhất đối với ngài sau đây: việc đánh bại các tay tiên tri giả trên Núi Carmêlô (cf. 1 Kings 18:20-40), hay tâm trạng bối rối ngài cảm thấy ngài "chẳng hơn gì các vị cha ông của mình" (see 1 Kings 19:4). Trong tâm hồn của những con gười cầu nguyện thì cảm quan về tình trạng yến hèn của họ thì quí hơn những lúc họ cảm thấy hỉ hoan, khi đời sống của họ là một chuỗi vinh thắng và thành công. Điều ấy luôn xẩy ra trong việc cầu nguyện: có những lúc chúng ta cảm thấy lâng lâng, thậm chí đầy phấn khởi, khi cầu nguyện, và có những lúc cầu nguyện lại đớn đau, khô cằn, thách đố. Cầu nguyện là như thế đó: hãy để mình được Thiên Chúa ôm ấp, và cũng hãy để cho mình bị tấn công bởi những tình huống khó chịu, thậm chí bởi các thứ cám dỗ. Đó là một thực tại được nhắc đến trong nhiều ơn gọi thánh kinh, ngay cả trong Tân Ước nữa; chẳng hạn như trường hợp của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Đời sống của hai vị này cũng như thế nữa: có những lúc hoan hỉ và cũng có những lúc xuống tinh thần, những lúc khổ đau.

    Elia là một con người sống đời chiêm niệm, đồng thời cũng sống đời hoạt động nữa, bận rộn với các thứ biến cố xẩy ra trong thời của ngài, có khả năng đối đầu với vua chúa hoàng hậu sau khi họ sát hại Nabốt để chiếm vườn nho của ông này (cf. 1 Kings 21:1-24). Chúng ta cần biết bao có những tín hữu, những Kitô hữu nhiệt thành, có tấm lòng can đảm của tiên tri Elia trước những con người tác hành có trách nhiệm về hành chính, khi dám lên tiếng nói rằng "Không được làm điều ấy! Điều ấy là sát nhân!" Chúng ta cần đến tinh thần của tiên tri Elia. Ngài chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng không được có vấn đề nửa vời trong đời sống của những ai cầu nguyệnmột con người đứng trước nhan Chúa và tiến đến với những người anh chị em được Chúa sai đến. Cầu nguyện không phải chỉ là việc khóa mình lại với Chúa để làm cho linh hồn mình hiện lên mỹ miều: không, đó không phải là cầu nguyện, đó là ngụy cầu nguyện. Cầu nguyện là một cuộc đối diện với Thiên Chúa, để mình được Ngài sai đi phục vụ anh chị em của mìnhChứng cớ của việc nguyện cầu đó là tình yêu thực sự đối với tha nhân. Và ngược lại: thành phần tín hữu hoạt động trên thế giới sau khi đã trầm lắng và nguyện cầu; bằng không, hành động của họ là những gì bốc đồng, nó chẳng có ý thức gì, nó dục tốc bất đạt. Thành phần tín hữu tác hành như vậy là họ thực hiện rất nhiều thứ bất chính, bởi họ không cầu nguyện cùng Chúa trước, để nhận thức được những gì họ cần phải làm.

    Các trang Thánh Kinh cho thấy rằng đức tin của tiên tri Elia cũng có tiến bộ, ở chỗ ngài đã phát triển trong việc nguyện cầu, ngài hoàn hảo nó từng chút một. Dung nhan của Thiên Chúa được ngài nhắm tới khi ngài bước đi. Ngài tiến đến tột đỉnh nơi cảm nghiệm phi thường ấy, khi Thiên Chúa tỏ mình ra cho tiên tri Elia ở trên núi (cf. 1 Kings 19:9-13). Thiên Chúa đã tỏ mình ra không phải ở nơi bão tố, không phải ở nơi động đất hay ở nơi lửa thiêu, mà là ở nơi "một âm thanh thì thào nho nhỏ" (v.12). Hay đúng hơn, có bản dịch diễn tả rõ về cảm nghiệm ấy như thế này: ở nơi một luồng âm vang thinh lặng. Đó là cách Thiên Chúa tỏ mình ra cho Elia. Chính nhờ cái dấu hiệu bé mọn này mà Thiên Chúa thông truyền với tiên tri Elia, một con người vào lúc ấy là một vị tiên tri trốn ẩn bất an. Thiên Chúa đã đến để gặp gỡ một con người mệt mỏi, một con người nghĩ rằng mình thua ở hết mọi chiến tuyến, và với luồng gió thoảng nhẹ ấy, bằng luồng âm vang thinh lặng ấy, Thiên Chúa trả lại cho cõi lòng này tình trạng trầm lắng và bình an. 

    Đó là câu chuyện về Elia, nhưng nó như thể viết ra cho tất cả chúng ta nữa. Có những buổi tối, chúng ta có thể cảm thấy mình vô dụng và cô độc. Thế rồi lời cầu nguyện xẩy ra và gõ vào cửa lòng của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể thu lượm được một góc nào đó nơi chiếc áo khoác của tiên tri Elia, như người môn đệ Elisa của ngài được một nửa tấm áo ấy. Ngay cả khi chúng ta làm một điều gì đó sai trái, hay chúng ta cảm thấy mình bị đe dọa và kinh hãi, khi chúng ta quay về với Thiên Chúa trong nguyện cầu, chúng ta sẽ lấy lại được tình trạng thanh thản và an bình như là một phép lạ vậy. Đó là những gì chúng ta thấy được ở nơi gương của tiên tri Elia.

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Biệt chúBài giáo lý về cầu nguyện hôm nay là bài thứ 9 trong loạt bài ĐTC Phanxicô đã bắt đầu hướng dẫn cộng đồng dân Chúa từ ngày mùng 6 tháng 5/2020, cho tới cuối tháng 6 là bài thứ 8 về Moisen cầu nguyện, chưa hết loạt bài này, thì sau tháng hè của ngài là tháng 7/2020, bắt đầu vào đầu tháng 8, ngài cảm thấy cần phải hướng dẫn một loạt bài giáo lý khác khẩn thiết hơn: 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội, cho tới hết tháng 9, 2 tháng liền, để rồi sang đầu Tháng 10/2020, ngài trở lại loạt bài giáo lý về cầu nguyện, với bài thứ 9 về tiên tri Elia cầu nguyện.

     

    --