7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRNG THẦN KHÍ - ĐTC -GIÁO LÝ CHỮA LÀNH XÃ HỘI

 

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Sep 30 at 8:04 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội

     Bài 9: Vi Khuẩn Con Người, Kinh Tế, Xã Hội - Chữa Trị: Cảm Nhận Thực Tại Tạo Vật

     

    image.png
     

    Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm,

    chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ,

    bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật.

    Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa.

     

    Pope Francis arrives for his general audience in the San Damaso Courtyard at the Vatican Sept. 30, 2020. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

     Chúng ta cần chiêm ngưỡng và cảm nhận được vẻ đẹp của hết mọi con người cũng như của hết mọi thụ tạo.

    Chúng ta đã được thụ thai trong cung lòng của Thiên Chúa. "Mỗi một người chúng ta là hoa trái của tâm tưởng Thiên Chúa.

    Từng người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, từng người chúng ta đều cần thiết"

     

    image.png

     

     

    Để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị

    chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọng, 

    mà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa

    Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội,

    bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, 

    bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm, chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ, bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật. Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa. Chúng ta đã duyệt qua những con đường về nhân phẩm, về tình đoàn kết và về tính cách bổ trợ, những con đường thiết yếu để phát động nhân phẩm và công ích. Là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta đã đề ra việc theo bước chân của Người, quan tâm đến người nghèo, xét lại việc sử dụng các sản vật về thể lý, và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Giữa cơn dịch bệnh đang bủa vây chúng ta, chúng ta bám lấy các nguyên tắc nơi giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, để mình được hướng dẫn bởi đức tin, đức cậy và đức mến. Ở nơi đây, chúng ta mới thấy được những gì trợ giúp vững chắc để trở thành những con người biến đổi biết mơ mộng lớn lao, những con người không bị ngăn chặn bởi tính chất bần tiện hèn hạ chỉ gây ra chia rẽ và đớn đau, mà là những con người phấn khích thế hệ này cho một thế giới mới tốt đẹp hơn.

    Tôi hy vọng cuộc hành trình này sẽ không chấm dứt với loạt bài giáo lý này của tôi, mà hơn thế nữa, chúng ta có thể tiếp tục cùng nhau tiến bước, "gắn mắt vào Chúa Giêsu" (Do Thái 12:2), như chúng ta đã nghe thấy vào lúc mở đầu hôm nay; ánh mắt của chúng ta gắn chặt vào Chúa Giêsu, Đấng cứu độ và chữa lành thế giới. Như Phúc Âm đã cho chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã chữa lành cho người mắc đủ mọi thứ bệnh (see Mt 9:35), Người phục quang cho người mù lòa, cho người câm nói được, làm người điếc nghe thấy. Khi Người chữa trị các bệnh nạn tật nguyện về thể lý, Người cũng chữa lành cả tinh thần con người, bằng việc thứ tha tội lỗi của họ, vì Chúa Giêsu bao giờ cũng thứ tha, cũng như chữa lành "các nỗi đớn đau của xã hội", bằng việc bao gồm cả những ai bị tẩy chay loại trừ (see Catechism of the Catholic Church, 1421). Chúa Giêsu, Đấng canh tân và hòa giải hết mọi thụ tạo (see 2 Cor 5.17; Col 1:19-20), cống hiến cho chúng ta những tặng ân cần thiết để yêu thương và chữa lành, khi Người biết cách phải làm sao (see Lk 10:1-9; Jn  15:9-17), để chăm sóc tất cả mọi người, không phân biệt một ai bất kể chủng tộc, ngôn ngữ hay quốc tịch.

     Để những điều ấy thật sự xẩy ra, chúng ta cần chiêm ngưỡng và cảm nhận được vẻ đẹp của hết mọi con người cũng như của hết mọi thụ tạoChúng ta đã được thụ thai trong cung lòng của Thiên Chúa (see Eph 1:3-5). "Mỗi một người chúng ta là hoa trái của tâm tưởng Thiên Chúa. Từng người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, từng người chúng ta đều cần thiết" (Benedict XVI, Homily for the beginning of the Petrine ministry 24 April 2005; see Encyclical Laudato si’, 65). Nhận biết sự thật này và tỏ lòng tri ân cảm tạ về các mối liên kết thân mật nơi tình hiệp thông hoàn vũ của chúng ta với tất cả mọi người và tất cả mọi thụ tạo, là những gì làm sinh động "việc quảng đại chăm sóc, đầy hiền dịu" (ibid, 220). Nó cũng giúp chúng ta nhận biết Chúa Kitô hiện diện nơi những người anh chị em nghèo khổ và khổ đau của chúng ta, để gặp gỡ họ và lắng nghe tiếng kêu của họ, cũng như tiếng kêu của trái đất đang vang vọng tiếng kêu ấy (see ibid, 49).

    Được thôi thúc trong lòng bởi những tiếng kêu này, những tiếng kêu đòi chúng ta phải chuyển hướng (see ibid, 53), phải thay đổi, chúng ta mới có thể góp phần vào việc phục hồi các mối liên hệ với các tặng ân của chúng ta cũng như các năng lực của chúng ta (cf ibid., 19). Chúng ta mới có thể tái sinh xã hội, chứ không trở lại với những gì vốn được gọi là "bình thường", một thứ bình thường ốm yếu, thứ ốm yếu đã có trước dịch bệnh hiện nay: dịch bệnh hiện nay chỉ làm cho nó rõ ràng hơn thôi! "Giờ đây chúng ta trở lại bình thường": không, không được, vì thứ bình thường này là những gì bệnh hoạn bởi bất công, bởi bất bình đẳng và bởi thoái hóa môi sinh. Thứ bình thường chúng ta được kêu gọi là thứ bình thường của Vương Quốc Thiên Chúa, nơi "kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại và người nghèo được rao giảng tin mừng" (Mt 11:5). Không ai lại ngu dại theo đường lối khác. Đó là những gì chúng ta cần làm để thay đổi. Nơi cái bình thường của Vương Quốc Thiên Chúa, tất cả đều có bánh ăn mà còn dư nữa, việc tổ chức về xã hội được dựa vào việc đóng góp, chia sẻ và phân phát, chứ không phải chiếm hữu, loại trừ và tích lũy (see Mt 14:13-21).

     Cử chỉ giúp cho một xã hội, một gia đình, một làng xóm, hay một thành phố, tất cả những cơ cấu này, có thể tiến bộ đó là hiến bản thân mình, là cống hiến, không phải ở chỗ bố thí, mà là cống hiến với tất cả tấm lòng. Cử chỉ này tách lìa chúng ta khỏi tính vị kỷ và ham ước chiếm hữu. Thế nhưng, đường lối Kitô giáo trong việc thực hiện như thế không phải là máy móc, mà là nhân bản. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể thoát ra được cuộc khủng hoảng, đã được dịch bệnh hiện nay làm cho nổi bật này một cách máy móc, bằng những dụng cụ mới - những dụng cụ này rất quan trọng, chúng giúp chúng ta có thể tiến tới, và chúng ta không được sợ chúng - nhưng hãy biết rằng những phương tiện khôn khéo nhất, có thể làm được nhiều điều ấy, vẫn không thể làm một điều, đó là tính chất dịu hiềnTính chất dịu hiền chính là dấu hiệu hiện diện của Chúa Giêsu. Khi tiến đến với những người khác để cùng nhau bước đi, để chữa lành, để giúp đáp, để hy hiến bản thân mình cho kẻ khác.

    Bởi vậy mà tính chất bình thường của Vương Quốc Thiên Chúa cần phải có bánh cho hết mọi người, việc tổ chức về xã hội được dựa vào vấn đề đóng góp, chia sẻ và phân phát, chứ không phải chiếm hữu, loại trừ và tích lũy. Vì vào lúc kết thúc cuộc đời, chúng ta sẽ không mang được bất cứ sự gì đi với chúng ta sang cuộc sống khác!

    Một thứ vi khuẩn nhỏ bé đang tiếp tục gây ra các vết thương sâu đậm và đang phơi bày ra tất cả những gì là mềm yếu dễ bị tổn thương của chúng ta về cả thế lý, xã hội và tâm linh. Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục: hằng triệu triệu con trẻ không thể đến trường, và cứ thế mà liệt kê. Những thứ bất công này một là những gì tự nhiên xẩy ra, hai là những gì bất khả tránh. Chúng là công việc của con người, chúng xuất phát từ một thứ mẫu thức phát triển xa rời các thứ giá trị sâu xa nhất. Tình trạng hoang phí lương thực: bằng những thứ hoang phí này người ta có thể nuôi được những người khác. Điều này đã khiến cho nhiều người mất hy vọng và càng gia tăng tình trạng bất ổn và đau thương. Đó là lý do tại sao, để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọngmà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa. Không được giấu diếm chúng hay sơn phết chúng để không còn thấy được chúng nữa. Chúng ta thực sự không thể mong đợi một mẫu thức kinh tế nhắm tới việc phát triển một cách bất công và bất khả vững chắc để giải quyết các thứ vấn đề trục trặc của chúng ta. Vấn đề ở đây là không thể, như đã không thể và vẫn sẽ không thể xẩy ra, bất chấp có một số tiên trỉ giả cứ tiếp tục hứa hẹn "nhỏ giọt / trickle-down" chẳng bao giờ xẩy ra (“Trickle-down effect” in English, “derrame” in Spanish - see Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, 54"một số người vẫn tiếp tục bênh vực cho các thứ thuyết nhỏ giọt / trickle-down theories chủ trương rằng việc tăng trưởng về kinh tế được kích thích bởi vấn đề tự do mậu dịch sẽ chắc chắn thành đạt trong việc mang lại sự công bằng và sự bao gồm hơn nữa trên thế giới - người dịch trích nguyên văn câu ở đoạn 54 của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm cho rõ hơn.) Chính anh chị em đã nghe được thuyết cái ly, đó là thứ lý thuyết chủ trương rằng cái ly cần phải đầy, thì mức tràn đầy của nó mới trào xuống cho người nghèo và các người khác, nhờ đó họ mới giầu có được. Nhưng vẫn đang xẩy ra hiện tượng đó là cái ly bắt đầu đầy lên, và khi nó gần càng tăng lên, tăng lên, tăng lên, mà chẳng bao giờ trào ra hết. Chúng ta cần phải thận trọng.

    Chúng ta cần phải khẩn trương hoạt động để tạo nên các chính sách tốt đẹp, phác họa ra những guồng máy tổ chức xã hội tặng thưởng cho việc tham phần, việc chăm sóc và lòng quảng đại, hơn là thái độ lãnh đạm, khai thác và các thứ lợi ích riêng biệt. Chúng ta cần phải đi tiên phong một cách hiền dịu. Một xã hội công bằng và quân bình là một xã hội lành mạnh hơn. Một xã hội được tham phần - khi thành phần "hèn mọn nhất" được lưu tâm như kẻ cả - thì củng cố kiên cường mối hiệp thông. Một xã hội mà ở đó tính cách đa dạng được trân trọng thì càng đề kháng với bất cứ loại vi khuẩn nào.

    Chúng ta hãy đặt hành trình chữa lành này dưới sự chở che bảo hộ của Trinh Nữ Maria, Đức Bà Sinh Lực của chúng ta. Xin Mẹ, Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu trong bụng dạ của mình, giúp chúng ta biết tin tưởng. Được Thánh Linh tác động, chúng ta có thể cùng nhau hoạt động cho Vương Quốc của Thiên Chúa, được Chúa Kitô khai trương trên thế giới này bằng việc đến ở giữa chúng ta. Đó là Vương quốc ánh sáng giữa tối tăm, Vương quốc của công lý giữa rất nhiều thứ vi phạm tổn thương, Vương quốc của niềm vui giữa rất nhiều đớn đau, Vương quốc của việc chữa lành và của ơn cứu độ giữa bệnh hoạn và chết chóc, Vương quốc của hiền dịu giữa những hận thù ghen ghét. Xin Thiên Chúa giúp chúng ta biết "mau lan tỏa" đức ái, và "toàn cầu hóa" đức cậy, bằng ánh sáng đức tin.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200930_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Tóm Tắt Bài Giáo Lý hôm nay:

    1- Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm, chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ, bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật. Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa.

    2- Chúng ta cần chiêm ngưỡng và cảm nhận được vẻ đẹp của hết mọi con người cũng như của hết mọi thụ tạo. Chúng ta đã được thụ thai trong cung lòng của Thiên Chúa. "Mỗi một người chúng ta là hoa trái của tâm tưởng Thiên Chúa. Từng người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, từng người chúng ta đều cần thiết"

    3- Nhận biết sự thật này... giúp chúng ta nhận biết Chúa Kitô hiện diện nơi những người anh chị em nghèo khổ và khổ đau của chúng ta, để gặp gỡ họ và lắng nghe tiếng kêu của họ, cũng như tiếng kêu của trái đất đang vang vọng tiếng kêu ấy.

    4- Những tiếng kêu đòi chúng ta phải chuyển hướng, phải thay đổi, chúng ta mới có thể góp phần vào việc phục hồi các mối liên hệ với các tặng ân của chúng ta cũng như các năng lực của chúng ta. Chúng ta mới có thể tái sinh xã hội, chứ không trở lại với những gì vốn được gọi là "bình thường", một thứ bình thường ốm yếu, thứ ốm yếu đã có trước dịch bệnh hiện nay: dịch bệnh hiện nay chỉ làm cho nó rõ ràng hơn thôi... thứ bình thường này là những gì bệnh hoạn bởi bất công, bởi bất bình đẳng và bởi thoái hóa môi sinh.

    5- Một thứ vi khuẩn nhỏ bé đang tiếp tục gây ra các vết thương sâu đậm và đang phơi bày ra tất cả những gì là mềm yếu dễ bị tổn thương của chúng ta về cả thế lý, xã hội và tâm linh. Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục...

    6- Để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọngmà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa... Chúng ta thực sự không thể mong đợi một mẫu thức kinh tế nhắm tới việc phát triển một cách bất công và bất khả vững chắc để giải quyết các thứ vấn đề trục trặc của chúng ta... bất chấp có một số tiên tri giả cứ tiếp tục hứa hẹn "nhỏ giọt / trickle-down" chẳng bao giờ xẩy ra... Chính anh chị em đã nghe được thuyết cái ly...

    7- Được Thánh Linh tác động, chúng ta có thể cùng nhau hoạt động cho Vương Quốc của Thiên Chúa, được Chúa Kitô khai trương trên thế giới này bằng việc đến ở giữa chúng ta. Đó là Vương quốc ánh sáng giữa tối tăm, Vương quốc của công lý giữa rất nhiều thứ vi phạm tổn thương, Vương quốc của niềm vui giữa rất nhiều đớn đau, Vương quốc của việc chữa lành và của ơn cứu độ giữa bệnh hoạn và chết chóc, Vương quốc của hiền dịu giữa những hận thù ghen ghét.

     

    Xin chân thành cám ơn quí độc giả đã tiếp tục theo dõi các bài dịch giáo lý của ĐTC, nhất là loạt bài giáo lý ngoại thường cho thời điểm khẩn trương hiện nay.

    Nếu cần xem lại toàn bộ Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội hiếm quí và cần thiết này, bao gồm cả audio mp3 cho từng bài, xin bấm vào cái link sau đây:

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Thời Dịch Bệnh Toàn Cầu 2020  

     

     

     

     

     

     

     

    --

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ CN26TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Sep 27 at 9:13 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm A

     

     

     

    image.png

     

    Việc vâng lời không phải ở chỗ thưa "vâng" hay "không", mà là luôn hành động...

    Chúa Giêsu muốn vượt ra ngoài một thứ tôn giáo được hiểu như là một thứ thực hành có tính cách bề ngoài và theo thói quen tập tục, không tác dụng gì tới đời sống và thái độ của con người ta, một thứ tôn giáo nông nổi, thuần "nghi thức", theo nghĩa xấu của từ ngữ này.

     

    Pope Francis greets pilgrims at his Angelus address Aug. 30, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

     

    Chúa Giêsu không nói rằng những người thu thuế và gái điếm là gương mẫu sống, mà như thể "được Ân Sủng ưu ái".

    Tôi muốn nhấn mạnh đến chữ "ân sủng". Ân Sủng.

    Vì việc hoán cải bao giờ cũng là một ân sủng. Một thứ ân sủng được Thiên Chúa ban cho bất cứ ai cởi mở và trở về với Ngài.

     

     

    image.png

     

    Người anh gây ấn tượng nhất, không phải vì anh ta nói" không" với cha của mình,

    mà là vì "cái không" của anh ta đã được anh ta hoán thành "có", anh ta đã thống hối.

    Thiên Chúa nhẫn nại với từng người chúng ta: Ngài không mệt mỏi, Ngài không bỏ sau khi xẩy ra "cái không" của chúng ta;

    Ngài để chúng ta được tự do, ngay cả việc chúng ta tách mình khỏi Ngài và gây ra các thứ lầm lỗi.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Ở đất nước của tôi, chúng tôi nói rằng "gương mặt tươi trong bầu khí xấu". Với "gương mặt tươi" này tôi xin chào anh chị em!

    Bằng việc giảng dạy của mình về Vương Quốc của Thiên Chúa, Chúa Giêsu chống lại tính chất tôn giáo không bao gồm đời sống con người, một tính chất tôn giáo không chất vấn lương tâm và trách nhiệm trước những gì là lành dữ. Điều này cũng được chứng tỏ ở dụ ngôn hai người con trong Phúc Âm Thánh Mathêu (cf.21:28-32). Để đáp lời mời gọi của người cha đi làm vườn nho, người con thứ nhất bốc đồng đáp lại "không, con không đi", rồi sau đó hối hận mà đi; trái lại, người con thứ hai liền trả lời rằng "vâng, thưa bố" mà thực sự lại không làm thế, không đi. Việc vâng lời không phải ở chỗ thưa "vâng" hay "không", mà là luôn hành động, là vun sới vườn nho, là làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến, là hành thiện. Bằng thí dụ đơn giản này, Chúa Giêsu muốn vượt ra ngoài một thứ tôn giáo được hiểu như là một thứ thực hành có tính cách bề ngoài và theo thói quen tập tục, không tác dụng gì tới đời sống và thái độ của con người ta, một thứ tôn giáo nông nổi, thuần "nghi thức", theo nghĩa xấu của từ ngữ này.

    Những tay phô trương nơi tính chất tôn giáo "mặt tiền" bị Chúa Giêsu tẩy chay này, ở vào thời đó là "các trưởng tế và các vị kỳ lão" (Mt 21:23), thành phần, theo lời khiển trách của Chúa, sẽ bị qua mặt trong Vương Quốc của Thiên Chúa bởi "những người thu thuế và gái điếm" (xem câu 31). Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Những người thu thuế, tức là các tội nhân, và những thứ gái điếm vào Vương Quốc của Thiên Chúa trước các ngươi". Chúng ta không được căn cứ vào lời khẳng định này mà nghĩ về những ai không tuân theo các giới luật của Thiên Chúa, những ai không tuân giữ luân lý, rằng tốt lắm, "thế thì những ai đi Nhà Thờ đều tệ hơn chúng ta". Không, đó không phải là giáo huấn của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không nói rằng những người thu thuế và gái điếm là gương mẫu sống, mà như thể "được Ân Sủng ưu ái"Tôi muốn nhấn mạnh đến chữ "ân sủng". Ân Sủng. Vì việc hoán cải bao giờ cũng là một ân sủng. Một thứ ân sủng được Thiên Chúa ban cho bất cứ ai cởi mở và trở về với Ngài. Thật vậy, những con người này, khi lắng nghe giáo huấn của Ngài, đã tỏ ra thống hối và thay đổi cuộc đời. Chúng ta hãy nghĩ đến Mathêu chẳng hạn. Thánh Mathêu, nhân vật đã là một tên thu thuế, một tay phản bội quê hương của mình.

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, người anh đầu gây ấn tượng nhất, không phải vì anh ta nói" không" với cha của mình, mà là vì "cái không" của anh ta đã được anh ta hoán thành "có", anh ta đã thống hối. Thiên Chúa nhẫn nại với từng người chúng ta: Ngài không mệt mỏi, Ngài không bỏ sau khi xẩy ra "cái không" của chúng ta; Ngài để chúng ta được tự do, ngay cả việc chúng ta tách mình khỏi Ngài và gây ra các thứ lầm lỗi. Việc nghĩ đến sự nhẫn nại của Thiên Chúa thật là tuyệt vời! Chúa bao giờ cũng đợi chờ chúng ta; Ngài luôn ở bên chúng ta để giúp đỡ chúng ta; thế nhưng, Ngài tôn trọng tự do của chúng ta. Ngài nóng lòng chờ đợi tiếng "vâng" của chúng ta, để lại đón nhận chúng ta vào vòng tay thân phụ của Ngài, và làm cho chúng ta tràn đầy lòng thương xót vô biên bất tận của Ngài. Niềm tin vào Thiên Chúa đòi chúng ta hằng ngày phải cải cách việc chúng ta chọn lựa sự lành hơn là sự dữ, chọn chân lý hơn là những gì giả dối, chọn yêu thương tha nhân hơn là vị kỷ. Những ai biết biến cải việc chọn lựa này, sau khi trải quả tội lỗi, sẽ được ở những vị trí đầu trong Nước Trời, nơi cảm thấy vui mừng vì một tội nhân hoán cải hơn là chín mươi chín kẻ công chính không cần hoán cải (xem Lk 15:7).

    Thế nhưng, việc hoán cải, việc thay đổi cõi lòng, là một tiến trình, một tiến trình thanh tẩy chúng ta khỏi những thứ cứng cỏi nông cạn về luân lý. Có những lúc nó là một tiến trình đớn đau, vì không có con đường nên thánh nào mà lại không có một hy sinh nào đó, và không xẩy ra trận chiến thiêng liêng. Chiến đấu cho sự thiện; chiến đấu để không sa chước cám dỗ; thực hiện những gì chúng ta có thể về phần của chúng ta, để tiến tới chỗ sống trong an bình và niềm vui của các Mối Phúc Thật. Đoạn Phúc Âm hôm nay đặt ra vấn đề về lối sống nơi cuộc đời Kitô hữu, một lối sống không được làm nên bởi những thứ mơ mộng và những cảm hứng tuyệt vời, mà là những quyết tâm cụ thể, để luôn cởi mở bản thân của mình hơn trước ý muốn của thiên Chúa cũng như trước tình yêu thương với anh chị em của chúng ta. Thế nhưng, quyết tâm này, cho dù là quyết tâm cụ thể nhỏ mọn nhất, cũng không thể thực hiện được nếu thiếu ân sủng. Hoán cải là một ân sủng chúng ta luôn phải xin Chúa: "Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biết cải tiến. Xin ban cho con ơn trở thành một Kitô hữu tốt lành".

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta biết dễ dậy trước tác động của Thánh Linh. Ngài là Đấng làm tan ra những gì là cứng cỏi của cõi lòng, và giúp cho cõi lòng biết ăn năn thống hối, nhờ đó chúng ta chiếm được sự sống và ơn cứu độ như Chúa Giêsu hứa ban.

      

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200927.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC -GIÁO LÝ CHỮA LÀNH XÃ HỘI

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Sep 16 at 1:32 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội

     

     Bài 7: Vi Khuẩn Khai Thác Tạo Vật - Chữa Trị: Ngắm Nhìn Chăm Sóc Thiên Nhiên

     

    image.png

     

    Để thoát khỏi một thứ dịch bệnh, chúng ta cần phải lưu ý đến nhau và chăm sóc cho nhau...

    Chúng ta cũng cần phải trải dài việc chăm sóc này với cả ngôi nhà chung của chúng ta nữa...

    Tất cả mọi hình thức của sự sống đều được tương liên với nhauvà sức khỏe của chúng ta

    đều lệ thuộc vào sức khỏe của hệ sinh thái được Thiên Chúa tạo dựng nên và ủy thác cho chúng ta chăm sóc

    Pope Francis arrives for his general audience in the San Damaso courtyard at the Vatican, Sept. 16, 2020. Credit: Vatican Media. Other photos: Daniel Ibañez/CNA.

    Kháng tố tốt nhất để chống lại việc lạm dụng này nơi ngôi nhà chung của chúng ta đó là việc ngắm nhìn ...

    Đâu là kháng tố chống lại thứ bệnh hoạn không chịu chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta? Đó là việc ngắm nhìn....

    Không biết ngắm nhìn thì rất dễ rơi vào một thứ chủ nghĩa nhân trung bất cân bằng và ngạo mạn,

    "cái tôi" là tâm điểm của hết mọi sự, gán cho vai trò làm người của chúng ta một tầm quan trọng quá độ,

    biến chúng ta trở thành những tay cai trị tuyệt đối trên tất cả mọi tạo vật khác.

     

    image.png

    Khi chúng ta ngắm nhìn, chúng ta khám phá ra

    nơi những người khác cũng như nơi thiên nhiên một cái gì đó còn cao cả hơn là những gì lợi ích của chúng nữa...

     Việc ngắm nhìn xuất phát từ bên trong, bằng việc nhìn nhận chúng ta thuộc về thiên nhiên tạo vật...

    Những ai ngắm nhìn như thế mới cảm được những gì là bàng hoàng ngỡ ngàng,

    chẳng những nơi những gì họ nhìn thấy, mà còn vì họ cảm thấy họ thuộc về tổng thể mỹ miều đẹp đẽ ấy;

    và họ đồng thời cũng cảm thấy mình được kêu gọi để canh giữ nó và bảo vệ nó

     

    Xin chào Anh chị em thân mến,

    Để thoát khỏi một thứ dịch bệnh, chúng ta cần phải lưu ý đến nhau và chăm sóc cho nhau. Lưu ý đến nhau và chăm sóc cho nhau. Chúng ta cần phải hỗ trợ những ai chăm sóc cho những người yếu kém nhất, những bệnh nhân và lão nhân. À, đang có một khuynh hướng tẩy chay người già, khuynh hướng bỏ rơi họ. Đó là những gì xấu xa. Những ai chăm sóc cần được chúng ta hỗ trợ đó - được tiếng Tây Ban Nha "cuidadores" gọi rõ là nhân viên chăm sóc, những người chăm sóc cho bệnh nhân - đóng một vai trò thiết yếu trong xã hội ngày nay, bất chấp sự kiện xẩy ra là họ thường không được nhìn nhận và bù đắp một cách xứng đáng. Việc chăm sóc là một qui luật vàng cho bản chất làm người của chúng ta, để cống hiến những gì là khỏe mạnh và niềm hy vọng (cf. Encyclical Laudato Si’ [LS], 70). Việc chăm sóc cho những ai bị bệnh, những ai cần thiết, những ai bị loại trừ: đó là một kho tàng phong phú của con người cũng như của Kitô giáo.

    Chúng ta cũng cần phải trải dài việc chăm sóc này với cả ngôi nhà chung của chúng ta nữavới trái đất này cũng như với hết mọi thụ tạoTất cả mọi hình thức của sự sống đều được tương liên với nhau (see ibid 137-138), và sức khỏe của chúng ta đều lệ thuộc vào sức khỏe của hệ sinh thái được Thiên Chúa tạo dựng nên và ủy thác cho chúng ta chăm sóc (see Gen 2:15). Nếu lạm dụng chúng, thì đó là một trọng tội gây thiệt hại cho chúng ta và tác hại đến chúng ta, khiến chúng ta bị bệnh (cf. LS 8; 66). Kháng tố tốt nhất để chống lại việc lạm dụng này nơi ngôi nhà chung của chúng ta đó là việc ngắm nhìn (see ibid 85; 214). Nhưng rồi thì sao? Không có một loại chủng ngừa nào cho vấn đề này à, cho việc chăm sóc ngôi nhà chung, để nó không bị loại trừ? Đâu là kháng tố chống lại thứ bệnh hoạn không chịu chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta? Đó là việc ngắm nhìn. "Nếu có ai đó không biết dừng lại mà ca ngợi một cái gì đó mỹ miều đẹp đẽ, chúng ta cũng chẳng lấy gì làm lạ khi họ không ngần ngại đối xử với hết mọi sự như là một thứ đồ vật (object) được sử dụng và lạm dụng thôi" (ibid., 215). Liên quan cả đến việc sử dụng các sự vật (things) và loại trừ chúng nữa. Tuy nhiên, ngôi nhà chung của chúng ta, thiên nhiên tạo vật, không phải chỉ là một "nguồn lợi". Các loài tạo vật tự chúng có một giá trị nội tại, và mỗi một tạo vật "phản ảnh theo cách thế riêng của mình một tia sáng khôn ngoan và thiện hảo vô cùng của Thiên Chúa" (Catechism of the Catholic Church, 339). Cần phải nhận thức được giá trị ấy và tia sáng thần linh ấy, và để nhận thức được như thế, chúng ta cần phải biết lắng đọng, chúng ta cần phải biết lắng nghe, và chúng ta cần phải biết chiêm ngắm. Việc chiêm ngắm cũng chữa lành linh hồn nữa.

     Không biết ngắm nhìn thì rất dễ rơi vào một thứ chủ nghĩa nhân trung bất cân bằng và ngạo mạn, "cái tôi" là tâm điểm của hết mọi sự, gán cho vai trò làm người của chúng ta một tầm quan trọng quá độ, biến chúng ta trở thành những tay cai trị tuyệt đối trên tất cả mọi tạo vật khác. Chính việc dẫn giải sai lầm gây ra bởi những gì giải thích lệnh lạc về các bản văn thánh kinh nơi việc tạo dựng đã dẫn đến tình trạng khai thác bóc lột trái đất này, cho đến độ khiến nó bị chết ngạt. Việc khai thác bóc lột tạo vật: đó là một thứ tội. Chúng ta tin rằng chúng ta đóng vai chính yếu, bằng việc chiếm chỗ của Thiên Chúa, để chúng ta hủy hoại đi tình trạng hòa hợp của thiên nhiên tạo vật, tình trạng hòa hợp của dự án Thiên Chúa. Chúng ta đã trở nên những con thú ăn thịt sống (predators), quên rằng ơn gọi của chúng ta chỉ là những quản trị viên của sự sống thôi. Dĩ nhiên, chúng ta có thể và cần phải canh tác trái đất này để sống còn và để phát triển. Thế nhưng việc canh tác không đồng nghĩa với việc khai thác bóc lột, và bao giờ cũng phải kèm theo việc chăm sóc nữa, đó là vun sới và bảo vệ, là canh tác và chăm sóc... Đó là sứ vụ của chúng ta (cf Gen 2:15). Chúng ta không thể mong được tiếp tục phát triển về lãnh vực vật chất, mà không chăm sóc cho ngôi nhà chung là nơi đón nhận chúng ta. Các người anh chị em nghèo khổ nhất của chúng ta và mẹ trái đất của chúng ta đang than van về tình trạng thiệt hại và bất công gây ra bởi chúng ta, và đòi chúng ta cần phải thay đổi. Nó đòi chúng ta một cuộc hoán cải, một thứ đổi thay về đường lối; đòi chúng ta chăm sóc cho cả trái đất nữa, cho cả tạo vật nữa.

    Bởi thế, cần phải tái khám phá ra chiều kích ngắm nhìn, tức là, chiều kích nhìn vào trái đất này, vào tạo vật như là một tặng ân, chứ không phải như là một cái gì đó để khai thác bóc lột kiếm lợi: không. Khi chúng ta ngắm nhìn, chúng ta khám phá ra nơi những người khác cũng như nơi thiên nhiên một cái gì đó còn cao cả hơn là những gì lợi ích của chúng nữa. Đó là tâm điểm của vấn đề, ở chỗ, việc ngắm nhìn vượt ra ngoài tính chất hữu dụng của một cái gì đó. Việc ngắm nhìn vẻ đẹp đẽ mỹ miều không có nghĩa là khai thác nó, đó không phải là việc ngắm nhìn. Việc ngắm nhìn là những gì thanh thoát. Chúng ta khám phá thấy giá trị nội tại của các sự vật thiên phú của chúng. Như nhiều vị bậc thày về đàng thiêng liêng đã dạy chúng ta rằng, trời, đất, biển khơi, cùng hết mọi tạo vật đều có khả năng hình tượng này, hay khả năng huyền nhiệm mang chúng ta về lại với Đấng Hóa Công, cũng như với mối hiệp thông thiên nhiên tạo vật. Chẳng hạn như Thánh Ignatiô Loyola, ở vào cuối cuộc Linh Thao, mời gọi chúng ta hãy thực hiện "việc ngắm nhìn để tiến đến chỗ yêu mến", tức là, hãy coi cách thức Thiên Chúa nhìn vào các tạo vật của Ngài ra sao, và hân hoan với chúng như thế nào; khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi các tạo vật của Ngài, và yêu mến cùng chăm sóc chúng một cách thanh thoát và ưu ái.

    Việc ngắm nhìn, một việc dẫn chúng ta đến thái độ chăm sóc, không phải là vấn đề nhìn vào thiên nhiên tạo vật từ bên ngoài, như thể chúng ta không được chìm ngập trong nó vậy. Thế nhưng, chúng ta ở trong thiên nhiên tạo vật, chúng ta thuộc về thiên nhiên tạo vật. Đúng hơn, việc ngắm nhìn xuất phát từ bên trong, bằng việc nhìn nhận chúng ta thuộc về thiên nhiên tạo vật, bằng cách làm cho chúng ta trở thành những nhân vật chính, chứ không phải là thành phần bàng quan của một thực tại bất định hình chỉ để khai thác bóc lột. Những ai ngắm nhìn như thế mới cảm được những gì là bàng hoàng ngỡ ngàng, chẳng những nơi những gì họ nhìn thấy, mà còn vì họ cảm thấy họ thuộc về tổng thể mỹ miều đẹp đẽ ấy; và họ đồng thời cũng cảm thấy mình được kêu gọi để canh giữ nó và bảo vệ nó. Còn một điều nữa chúng ta không được quên, đó là những ai không thể ngắm nhìn thiên nhiên và tạo vật, cũng không thể ngắm nhìn con người ta nơi những gì là giá trị thật sự của họ. Những ai sống là để khai thác bóc lột thiên nhiên rồi cũng khai thác bóc lột con người ta và đối xử với họ như thành phần nô lệ thôi. Đó là qui luật phổ quát. Nếu bạn không thể ngắm nhìn thiên nhiên, thì bạn rất khó lòng mà ngắm nhìn con người ta được, ngắm nhìn vẻ đẹp của con người ta là anh chị em của bạn. Tất cả chúng ta.

    Những ai biết ngắm nhìn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạt động để thay đổi những gì gây ra tình trạng suy thoái và thiệt hại cho sức khỏe. Họ sẽ nỗ lực hướng dẫn và phát triển sản xuất mới cùng với các thói quen tiêu thụ, nỗ lực góp phần vào một khuôn mẫu mới của một thứ phát triển kinh tế bảo đảm việc tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta, cũng như tôn trọng con người ta. Việc chiêm ngắm bằng hành động đó là một điều tốt đẹp! Mỗi một người chúng ta cần phải trở thành một bảo quản viên cho môi sinh, cho việc tinh sạch của môi sinh, tìm cách hòa hợp kiến thức cha ông của các nền văn hóa đã kéo dài qua bao nhiêu là thiên kỷ với kiến thức kỹ thuật mới, nhờ đó lối sống của chúng ta mới luôn là những gì xác thực.

    Sau hết, việc ngắm nhìn và chăm sóc là 2 thái độ cho thấy cách thức đứng đắn và cân bằng mối liên hệ của chúng ta là tạo vật với thiên nhiên tạo vật.

    Thường xẩy ra là mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên tạo vật dường như là một mối liên hệ giữa các thù địch với nhau, ở chỗ hủy hoại thiên nhiên tạo vật cho lợi ích của chúng ta. Khai thác bóc lột thiên nhiên tạo vật cho lợi ích của chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng việc này sẽ phải trả một giá đắt; chúng ta đừng quên câu ngạn ngữ Tây Ban Nha: "Thiên Chúa luôn tha thứ; chúng ta đôi khi tha thứ; thiên nhiên không bao giờ thứ tha". Hôm nay, tôi đọc thấy trong một tờ nhật báo về hai tảng băng lớn ở Antarctica (Nam Cực), gần Biển Amundsen: chúng gần chìm xuống rồi. Kinh hoàng sẽ xẩy ra vì mực nước biển sẽ dâng cao, và sẽ gây ra rất ư là nhiều khốn khó cùng với các nhiều tai hại. Tại sao thế? Vì tình trạng hâm nóng toàn cầu, vì không chăm sóc môi sinh, vì không chăm sóc ngôi nhà chung.

    Ngược lại, nếu mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên tạo vật có tính cách - tôi muốn sử dụng từ ngữ - "huynh đệ": một kiểu nói về nhân vật; một mối liên hệ "huynh đệ" với thiên nhiên tạo vật, chúng ta sẽ trở nên thành phẩn bảo quản ngôi nhà chung này, những bảo quản viên cho sự sống và bảo quản viên cho niềm hy vọng. Chúng ta sẽ canh giữ gia sản Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta để các thế hệ tương lai cũng được hoan hưởng nó nữa. Có thể ai đó sẽ nói rằng: "Thế nhưng tôi có thể vượt qua được những gì như thế". Tuy nhiên, vấn đề không phải là bạn làm cách nào để vượt qua hôm nay đây - như được một thần học gia người Đức là Bonhoeffer, một người anh em Tin Lành, một con người tốt lành đã nói - vấn đề không phải là bạn làm cách nào để vượt qua hôm nay; vấn đề ở chỗ đâu sẽ là cái di sản lưu lại, là sự sống cho các thế hệ tương lai? Chúng ta hãy nghĩ đến con cái của chúng ta, cháu chắt của chúng ta: chúng ta sẽ lưu lại những gì cho chúng nếu chúng ta khai thác bóc lột thiên nhiên tạo vật?

    Chúng ta hãy bảo vệ đường lối làm "các bảo quản viên" cho ngôi nhà chung của chúng ta, những bảo quản viên cho sự sống cũng là các bảo quản viên cho niềm hy vọng. Các bảo quản viên ấy bảo toàn cái gia sản Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta (cho con người, cho tất cả mọi người), để các thế hệ tương lai cũng được hoan hưởng nó. Tôi đặc biệt nghĩ đến các dân tộc bản xứ, những con người mà tất cả chúng ta đều phải biết ơn - đồng thời cũng ăn năn thống hối, chỉnh sửa lại sự dữ chúng ta đã gây ra cho họ. Thế nhưng, tôi cũng nghĩ đến những phong trào, đến các hiệp hội, đến các nhóm dân chúng, đang dấn thân bảo vệ lãnh địa cùng với các giá trị về tự nhiên cũng như về văn hóa của những thổ dân ấy. Những thực tại có tính cách xã hội này không phải bao giờ cũng được cảm nhận, đôi khi họ còn bị ngăn cản nữa; vì họ không kiếm chác tiền bạc; mà thực ra họ góp phần vào một cuộc cách mạng ôn hòa, chúng ta có thể gọi là "cuộc cách mạng của việc chăm sóc". Việc ngắm nhìn để chăm sóc, việc ngắm nhìn để bảo vệ, bảo vệ bản thân chúng ta, bảo vệ thiên nhiên tạo vật, bảo vệ con cái của chúng ta cùng với cháu chắt của chúng ta, và bảo vệ tương lai. Việc ngắm nhìn để chăm sóc và để bảo vệ, để lưu lại di sản cho thế hệ tương lai.

    Công việc này không được bán cái cho những ai khác: đó là công việc của hết mọi con người. Mỗi một người chúng ta có thể và cần phải trở thành "một bảo quản viên của ngôi nhà chung", có khả năng chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa vì các loài tạo vật của Ngài, và khả năng ngắm nhìn thiên nhiên tạo vật cùng bảo vệ chúng. Xin cám ơn anh chị em. 

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200916_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

     

    ----------------------------------------------
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC -CHÚA VƯƠN RA NGOÀI

  •  
    Tinh Cao
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm A

      

    image.png
     

    Ngài không cứ bưng bít trong thế giới của Ngài, mà là "ra ngoài":

    Thiên Chúa luôn luôn ra ngoài, tìm kiếm chúng ta;

    Ngài không khép kín - Thiên Chúa vươn ra.

    Ngài tiếp tục tìm kiếm con người ta, vì Ngài không muốn bất cứ ai bị loại trừ khỏi dự án yêu thương của Ngài.

     

    Pope Francis gives the Angelus address Sept. 13, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Giáo Hội cần phải trở nên như Thiên Chúa, ở chỗ, luôn vươn ra;

    và khi Giáo Hội không vươn ra, là Giáo Hội trở nên bệnh hoạn, với nhiều sự dữ xẩy ra trong Giáo Hội...

    Thà Giáo Hội bị tai nạn vì đi ra ngoài để loan báo Phúc Âm, còn hơn là một Giáo Hội bị bệnh hoạn vì cứ ru rú ở một chỗ.

      

    image.png
     

    Ngài không nhìn đến thời gian và đến các thành quả,

    mà là đến tính chất sẵn sàng, đến lòng quảng đại chúng ta dấn thân phục vụ Ngài.

    Đường lối tác hành của Ngài còn hơn là công bằng nữa,

    theo chiều hướng vượt ra ngoài công lý và được thể hiện nơi Ân Sủng. Tất cả đều là Hồng Ân.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Trang Phúc Âm hôm nay (see Mt 20:1-6) thuật lại dụ ngôn về các người thợ được chủ vườn nho kêu gọi làm việc trong ngày. Qua đoạn trình thuật này, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy đường lối lạ lùng no8i tác hành của Thiên Chúa, được tiêu biểu nơi hai thái độ của người chủ vườn nho, đó là việc kêu gọi và việc bù đắp.

     

    Trước hết là việc kêu gọi. Năm lần người chủ vườn nho ra ngoài kêu gọi thợ đến làm việc cho mình: vào 6 giờ sáng, 9 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều và 5 giờ chiều. Hình ảnh về người chủ vườn nho này, người ra ngoài nhiều lần để tìm các thợ công nhật đến làm vườn nho của mình, là một hình ảnh cảm động. Vị chủ vườn nho này là tiêu biểu cho Thiên Chúa, Đấng kêu gọi hết mọi người và kêu gọi hết mọi lúc, vào bất cứ giờ giấc nào. Ngay cả hôm nay đây, Thiên Chúa vẫn tác hành theo đường lối này: Ngài tiếp tục kêu gọi bất cứ ai, vào bất cứ giờ giấc nào, mời gọi họ làm việc trong Vương Quốc của Ngài. Đó là kiểu cách của Thiên Chúa, một kiểu cách mà về phần mình, chúng ta được kêu gọi để lãnh nhận và bắt chước. Ngài không cứ bưng bít trong thế giới của Ngài, mà là "ra ngoài": Thiên Chúa luôn luôn ra ngoài, tìm kiếm chúng ta; Ngài không khép kín - Thiên Chúa vươn ra. Ngài tiếp tục tìm kiếm con người ta, vì Ngài không muốn bất cứ ai bị loại trừ khỏi dự án yêu thương của Ngài.

    Các cộng đồng của chúng ta cũng được kêu gọi ra ngoài đi đến những "biên cương bờ cõi" khác nhau, để ở đó, chúng ta có thể cống hiến cho hết mọi người lời cứu độ đã được Chúa Giêsu mang đến. Nghĩa là hãy hướng về các chân trời trong đời, để cống hiến niềm hy vọng cho những ai ở nơi những vùng đời bên lề xa xôi hẻo lánh, những con người chưa cảm thấy, hay đã bị mất đi, sức mạnh và ánh sáng khi được gặp gỡ Chúa Kitô. Giáo Hội cần phải trở nên như Thiên Chúa, ở chỗ, luôn vươn ra; và khi Giáo Hội không vươn ra, là Giáo Hội trở nên bệnh hoạn, với nhiều sự dữ xẩy ra trong Giáo Hội. Mà tại sao lại xẩy ra các thứ bệnh hoạn này trong Giáo Hội chứ? Vì Giáo Hội không vươn ra. Đúng thế, khi ai đó đi đâu ra ngoài thì có nguy cơ bị tai nạn. Thế nhưng, thà Giáo Hội bị tai nạn vì đi ra ngoài để loan báo Phúc Âm, còn hơn là một Giáo Hội bị bệnh hoạn vì cứ ru rú ở một chỗ. Thiên Chúa luôn vươn ra, vì Ngài là Cha, vì Người yêu thương. Giáo Hội cần phải làm theo như thế: luôn vươn ra.

    Thái độ thứ hai của vị chủ vườn nho, tiêu biểu cho thái độ của Thiên Chúa, đó là cách thức Ngài  đắp cho các người thợ. Thiên Chúa đã trả thù lao ra sao? Vị chủ nhân đồng ý trả "một đồng" (v.2) cho những người thợ đầu tiên được ông thuê vào buổi sáng. Còn những ai ông thuê mướn sau đó, họ nói rằng: "Tôi sẽ trả cho các anh đâu ra đó" (v.4). Cuối ngày, vị chủ vườn nho muốn mọi người được trả bằng nhau, tức là một đồng. Những người được thuê từ ban sáng nổi giận và phàn nàn trách móc chủ vườn nho, nhưng ông vẫn cứ muốn trả công tối đa ấy cho hết mọi người, ngay cả những người đến làm cuối cùng (vv.8-15). Thiên Chúa bao giờ cũng trả công tối đa: Ngài không trả lưng chừng. Ngài trả cho hết mọi sự. Như thế thì cần phải hiểu rằng Chúa Giêsu không nói về việc làm và công lương chính đáng - đó là vấn đề khác - mà là về Vương Quốc của Thiên Chúa và lòng lành của Cha trên trời, Đấng liên tục ra ngoài mời gọi, và Ngài trả lương tối đa cho hết mọi người.

    Thật vậy, Thiên Chúa tác hành như thế đó, ở chỗ Ngài không nhìn đến thời gian và đến các thành quả, mà là đến tính chất sẵn sàng, đến lòng quảng đại chúng ta dấn thân phục vụ NgàiĐường lối tác hành của Ngài còn hơn là công bằng nữa, theo chiều hướng vượt ra ngoài công lý và được thể hiện nơi Ân Sủng. Tất cả đều là Hồng Ân. Ơn cứu độ của chúng ta là Hồng Ân. Sự thánh thiện của chúng ta là Hồng Ân. Khi ban cho chúng ta Hồng Ân là Ngài đổ xuống trên chúng ta còn hơn là những gì chúng ta lập công nữa kià. Như thế, những ai lập luận theo lý lẽ trần gian, tức là lý lẽ về công lênh lập được, bởi những gì là cao cả của mình, thì từ trên đầu thành cuối rốt. "Thế nhưng, tôi đã làm việc nhiều mà, tôi đã thực hiện nhiều điều trong Giáo Hội, tôi đã giúp đỡ rất nhiều, mà họ lại trả cho tôi giống y như con người đến làm cuối cùng này...". Chúng ta có nhớ con người nào được phong thánh đầu tiên trong Giáo Hội hay chăng, đó là Người Trộm Lành. Anh ta "đã trộm" được Thiên Đàng ở vào giây phút cuối cùng của đời anh ta: đó là Hồng Ân. Đó là những gì về Thiên Chúa, ngay cả với chúng ta nữa. Trái lại, những ai chỉ nghĩ về công lênh của mình thì thất vọng; những ai khiêm tốn phó mình cho lòng thương xót của Chúa Cha, thì từ cuối rốt - như Người Trộm Lành - sẽ nên trên hết (see v.16).

    Xin Đức Maria Rất Thánh giúp cho chúng ta hằng ngày cảm thấy niềm vui và ơn được Thiên Chúa kêu gọi đến làm việc cho Ngài, nơi cánh đồng của Ngài là thế giới này, nơi Vườn Nho của Ngài là Giáo Hội đây. Để tất cả những gì bù đắp của chúng ta chỉ là tình yêu của Ngài, là tình thân với Chúa Giêsu.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200920.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - GIÁO LÝ CHỮA LÀNH

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Sep 9 at 2:17 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội

     

    Bài 6: Vi Khuẩn Lợi Lộc Phe Đảng - Chữa Trị: Yêu Thương Tìm Kiếm Công Ích

     

    2020.09.09 Udienza Generale

     

    Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua đây là do dịch bệnh đang ảnh hưởng đến hết mọi người;

    chúng ta sẽ thoát khỏi nó tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau tìm kiếm công ích;

    bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó một cách tệ hơn.

    Tiếc thay, chúng ta lại thấy các thứ khuynh hướng lợi lộc phe đảng đang xuất hiện

     

     

    Đáp ứng của Kitô giáo cho thứ dịch bệnh này, cũng như cho cuộc khủng hoảng về kinh tế xã hội do nó gây ra ấy,

    được dựa trên tình yêu thương, nhất là tình yêu của Thiên Chúa là Đấng luôn đi trước chúng ta...

    ... trong yêu thương, cũng như trong các vấn đề giải quyết.

    Ngài yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện, và khi chúng ta đón nhận tình yêu thần linh này,

    thì chúng ta cũng có thể đáp ứng được tương tự như thế.

     

    Pope Francis pictured at his general audience in the San Damaso Courtyard at the Vatican Sept. 9, 2020. Credits: Daniel Ibáñez/CNA.

     

    Tình yêu thì bao gồm hết mọi sự... thứ tình yêu quyết liệt cho việc phát triển của nhân loại,

    cũng như để đương đầu với bất cứ thứ khủng hoảng nào...

    Không có cảm hứng yêu thương này thì thứ văn hóa vị kỷ, lạnh lùng lãnh đạm, thải trừ sẽ thắng thế

    - đó là thứ văn hóa loại trừ đi hết mọi sự tôi không thích, những ai tôi không thể nào yêu được,

    hoặc những ai đối với tôi dường như không còn hữu dụng trong xã hội nữa

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua đây là do dịch bệnh đang ảnh hưởng đến hết mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau tìm kiếm công ích; bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó một cách tệ hơn. Tiếc thay, chúng ta lại thấy các thứ khuynh hướng lợi lộc phe đảng đang xuất hiện. Chẳng hạn, có một số muốn giành lấy các giải quyết khả dĩ cho bản thân mình thôi, như trong trường hợp các thứ thuốc chủng ngừa, để sau đó đem bán chúng cho người khác. Một số lại lợi dụng tình hình để xui bẩy chia rẽ, bằng việc tìm kiếm các thứ thuận lợi về kinh tế hay chính trị, gây ra hay càng làm trầm trọng thêm các tình hình xung khắc. Có những người lại không lưu tâm gì đến tình trạng khổ đau của người khác, nhìn thấy rồi bỏ qua (see Lk 10:30-32). Họ là thành phần sùng mộ Philatô, phủi tay trước tình trạng khổ đau của kẻ khác.

    Đáp ứng của Kitô giáo cho thứ dịch bệnh này, cũng như cho cuộc khủng hoảng về kinh tế xã hội do nó gây ra ấy, được dựa trên tình yêu thương, nhất là tình yêu của Thiên Chúa là Đấng luôn đi trước chúng ta (see 1Jn 4:19). Ngài yêu thương chúng ta trước, Ngài bao giờ cũng đi trước chúng ta trong yêu thương, cũng như trong các vấn đề giải quyết. Ngài yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện, và khi chúng ta đón nhận tình yêu thần linh này, thì chúng ta cũng có thể đáp ứng được tương tự như thế. Tôi yêu thương chẳng những ai thương yêu tôi - gia đình của tôi, bạn bè thân hữu của tôi, nhóm của tôi -, nhưng tôi cũng phải thương yêu những ai không yêu thương tôi nữa, thương yêu những ai không biết tôi, hay là những kẻ xa lạ đối với tôi, ngay cả những ai khiến tôi phải khổ đau, hay những ai tôi coi là kẻ thù của tôi (see Mt 5:44). Đó là sự khôn ngoan của Kitô giáo, đó mới là những gì Chúa Giêsu đã tác hành. Tột điểm của sự thánh thiện, chúng ta cứ nói như thế đi, là yêu thương thù địch của mình, những gì không phải là dễ đâu, không dễ đâu. Thật sự là việc yêu thương hết mọi người, bao gồm cả kẻ thù, là những gì khó khăn - tôi dám nói nó thậm chí là một nghệ thuật! Thế nhưng, nghệ thuật có thể được học hỏi và cải tiến. Tình yêu chân thật làm cho chúng ta trở nên phong phú, chứ không luôn bành trướng, và tình yêu thương chân thật chẳng những không bành trướng mà còn bao gồm nữa. Thứ tình yêu thương này tỏ ra chăm sóc, chữa lành và làm lành. Biết bao nhiêu lần một cử chỉ yêu chiều còn tốt hơn là nhiều cuộc tranh cãi, một cử chỉ yêu chiều, chẳng hạn như tha thứ thay vì tranh luận với nhau để tự vệ. Nó là thứ tình yêu bao gồm có sức chữa lành.

    Vậy, tình yêu không bị giới hạn vào mối liên hệ giữa hai ba người với nhau, hay giữa bạn bè hoặc gia đình với nhau, mà vươn ra ngoài những giới hạn ấy nữa. Nó bao gồm cả những mối liên hệ về dân sự và chính trị (see Catechism of the Catholic Church [CCC], 1907-1912), cả mối liên hệ với thiên nhiên nữa (see Encyclical Laudato Si’ [LS], 231). Tình yêu thì bao gồm hết mọi sự. Vì chúng ta là những hữu thể có tính cách xã hội và chính trị, mà một trong những diễn tả hay nhất về tình yêu đặc biệt có tính cách xã hội và chính trị, thứ tình yêu quyết liệt cho việc phát triển của nhân loại, cũng như để đương đầu với bất cứ thứ khủng hoảng nào (ibid 131). Chúng ta biết rằng nó là những gì làm cho gia đình và tình thân hữu triển nở; thế nhưng cũng cần phải nhớ rằng nó cũng làm cho cả các mối liên hệ về xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị đâm bông nữa, giúp chúng ta có thể kiến tạo nên "một nền văn minh yêu thương", như Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI thường nói (Message for the X World Day of Peace, 1 January 1977AAS 68 - 1976, 709), và cả Thánh Gioan Phaolô II nữa. Không có cảm hứng yêu thương này thì thứ văn hóa vị kỷ, lạnh lùng lãnh đạm, thải trừ sẽ thắng thế - đó là thứ văn hóa loại trừ đi hết mọi sự tôi không thích, những ai tôi không thể nào yêu được, hoặc những ai đối với tôi dường như không còn hữu dụng trong xã hội nữa. Hôm nay, ở ngay ngõ vào, một cặp vợ chồng đã nói với tôi rằng: "Xin cầu nguyện cho chúng con, vì chúng con có một người con trai bị tật nguyền". Tôi hỏi: "Cháu mấy tuổi rồi?" "Cháu hơi lớn tuổi?" "Vậy anh chị làm gì?" "Chúng con hỗ trợ cháu, giúp cháu". Tất cả đời sống làm cha mẹ của họ giành cho người con trai bị tật nguyền này. Đó là tình yêu. Các kẻ thù, các chính trị gia đối phương, theo ý của chúng ta, dường như là các chính trị gia "bị tật nguyền", về xã hội, thế nhưng họ chỉ dường như  thế thôi. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới biết được họ có thực sự như vậy hay chăng. Dầu sao chúng ta vẫn cần phải yêu thương họ, chúng ta cần phải đối thoại, chúng ta cần phải kiến tạo nền văn minh yêu thương này, nền văn mình hiệp nhất toàn thể nhân loại về chính trị và xã hội. Bằng không, các thứ chiến tranh, chia rẽ, ghen hờn, ngay cả chiến tranh xẩy ra ở trong các gia đình nữa: vì tình yêu thương bao gồm có tính cách xã hội, có tính cách gia đình, có tính cách chính trị ... nó là tình yêu thương thấm nhuần hết mọi sự.

    Vi khuẩn corona đang cho chúng ta thấy rằng sự thiện đích thực của từng người là một thứ công ích, chứ không phải là sự thiện có tính cách cá nhân, và ngược lại, công ích là sự thiện thực sự cho con người (see CCC, 1905-1906). Nếu một người chỉ tìm kiếm sự thiện riêng của mình thì con người ấy là một con người vị kỷ. Trái lại, một con người tử tế hơn, cao thượng hơn, là ở chỗ thiện ích riêng của họ hướng về hết mọi người, thiện ích ấy được chia sẻ với mọi người. Sức khỏe, chẳng những là một sự thiện cá nhân mà còn là một sự thiên chung nữa. Một xã hội lành mạnh là một xã hội chăm lo cho sức khỏe của hết mọi người, của tất cả mọi người.

    Một thứ vi khuẩn không biết gì về các thứ rào cản, các thứ ranh giới, hay các thứ phân biệt về văn hóa hoặc chính trị, là thứ vi khuẩn cần phải đương đầu bằng một tình yêu thương vắng chướng vật, vô biên giới hay bất phân biệt. Tình yêu thương này có thể làm phát sinh ra các cấu trúc xã hội phấn khich chúng ta chia sẻ hơn là đối chọi, giúp cho chúng ta có thể bao gồm thành phần mềm yếu dễ bị tổn thương nhất, chứ không tẩy chay loại trừ họ, giúp cho chúng ta thể hiện những gì tốt đẹp nhất nơi bản tính của nhân loại chứ không phải là những gì tệ hại nhất. Tình yêu thương chân thật không chấp nhận thứ văn hóa thải trừ, nó không hề biết đến thứ văn hóa này. Thật vậy, khi chúng ta yêu thương và làm phát sinh ra tính chất sáng tạo, khi chúng ta làm phát sinh ra lòng tin tưởng và tình đoàn kết, thì đó là những khởi động cụ thể cổ võ cho công ích [See Saint John Paul II, Encyclical Sollicitudo rei socialis, 38.] Điều này có giá trị ở cả cấp độ các cộng đồng nhỏ nhất cũng như lớn nhất, cũng như ở cấp độ quốc tế. Những gì được thực hiện trong gia đình, những gì được thực hiện nơi hàng xóm láng giềng, những gì được thực hiện nơi thôn làng, những gì được thực hiện nơi các thành phố lớn và có tính cách quốc tế thì đều như nhau, đều cùng là một hạt giống mỗi ngày một tăng trướng và sinh hoa trái. Nếu trong gia đình của mình, nơi làng xóm của mình, anh chị em để xẩy ra tình trạng đố kỵ, đối chọi, thì cuối cùng sẽ bùng nổ chiến tranh. Trái lại, nếu anh chị em khởi sự bằng yêu thương, bắt đầu chia sẻ yêu thương, tha thứ, thì sẽ có được tình yêu thương và lòng tha thứ đối với hết mọi người. 

    Trái lại, nếu những vấn đề giải quyết dịch bệnh này mang dấu vết vị kỷ, cho dù là bởi con người ta, bởi thương trường hay bởi quốc gia, chúng ta có lẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona này, nhưng chắc chắn chúng ta KHÔNG thoát khỏi cuộc khủng hoảng về nhân bản và xã hội được làm sáng tỏ và nổi bật lên ấy bởi thứ vi khuẩn này. Vì thế hãy cẩn thận đừng xây nhà trên cát (see Mt 7:21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, bao gồm, công chính và an bình, chúng ta cần phải thực hiện như thế trên nền đá của công ích (ibid. 10). Công ích là một tảng đá. Đó là công việc của hết mọi người, không phải của một thiểu số chuyên viên. Thánh Toma Aquinas thường nói rằng việc cổ võ công ích là nhiệm vụ của công lý nơi từng công dân. Hết mọi công dân đều có trách nhiệm đối với công ích. Đối với Kitô hữu, nó còn là một sứ vụ. Như Thánh Ignatio đã dạy, việc hướng các nỗ lực hằng ngày của chúng ta về công ích là đường lối thực hiện vì và cho vinh quang của Thiên Chúa.