7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN

  •  
    TĨNH CAO
     
    Wed, Jun 24 at 1:24 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

     

    Bài 8 - Cầu nguyện: Đavít - Con Người Cầu Nguyện

     

     

    Pope Francis gives his general audience address in the library of the Apostolic Palace, June 24, 2020. Credit: Vatican Media

     

    Xin thân ái chào anh chị em,

    Trong hành trình giáo lý về cầu nguyện, hôm nay chúng ta gặp Vua Đavít. Được Chúa ưu ái ngay từ còn trẻ, chàng được tuyển chọn để thực hiện một sứ vụ đặc thù trong việc đóng vai trò chính yếu của lịch sử dân Chúa, cũng như trong đời sống đức tin của chúng ta. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu được gọi là "con Đavít: một số lần; thật vậy, như chàng, Người đã được hạ sinh ở Bêlem. Theo lời hứa, Đấng Thiên Sai sẽ xuất thân từ giòng dõi Đavít: một vị vua hoàn toàn đẹp lòng Chúa, tuyệt đối tuân phục Chúa Cha, bằng hành động tín trung hiện thực dự án cứu độ của Ngài (xem Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 2579).

    Câu chuyện về Đavít được khởi đầu nơi những ngọn đồi quanh vùng Bêlem, nơi chàng chăn dắt đàn vật của cha chàng là Jesse. Chàng vẫn còn là một đứa con trai, đứa út trong nhiều người anh. Nhiều đến độ khi tiên tri Samuel theo lệnh Chúa đến tìm kiếm vị tân vương, thì cha của chàng dường như quên mất người con trai trẻ nhất của mình (xem 1Samuel 16:1-13). Chàng đã làm việc ở ngoài trời thoáng: chúng ta có thể nghĩ về chàng như là một người bạn của gió thổi, của những âm vang thiên nhiên, của những tia nắng mặt trời. Chàng chỉ có một bạn đồng hành duy nhất để an ủi tâm hồn chàng, đó là cây hạc cầm (harp); và trong những tháng ngày dài sống hiu quạnh, chàng thích chơi nó và hát khen Thiên Chúa. Chàng cũng có thể sử dụng cả súng cao su nữa (slingshot).

    Bởi thế, trước hết Đavít là một mục đồngmột người chăm sóc đàn vật, bênh vực chúng cho khỏi nguy hiểm xẩy ra, cung cấp cho chúng của ăn. Theo ý Chúa, khi Đavít chăm sóc cho dân của mình, thì chàng thực hiện không khác gì lắm. Đó là lý do tại sao hình ảnh mục đồng thường hiện lên trong Thánh Kinh. Ngay Chúa Giêsu cũng đã nhận mình là "vị mục tử nhân lành", với tác hành khác hẳn với thành phần làm thuê; Người hiến mạng sống mình vì chiên, Người hướng dẫn chiên, Người biết tên từng con một (xem Gioan 10:11-18).

     Đavít đã học được nhiều điều từ việc làm trước đó của mình. Bởi vậy, khi tiên tri Nathan khiển trách chàng về tội lỗi nghiêm trọng của chàng (xem 2Samuel 12:1-15), thì Đavít hiểu ngay rằng chàng đã tác hành như một mục tử tồi tệ, chàng đã cưỡng đoạt người khác là người chỉ có một con chiên được họ thương yêu, chàng không còn là một người tôi tớ khiêm tốn nữa, thế nhưng đã trở thành một con người độc tài chuyên chế, một kẻ trộm đi hôi của và cướp bóc người khác.

    Đặc tính thứ hai nơi ơn gọi của Đavít đó là tâm hồn thi ca của chàng. Từ nhận định nhỏ nhoi này, chúng ta có thể suy diễn ra rằng Đavít không phải là một con người thô bỉ, như thường thấy nơi trường hợp của những con người bị sống đơn độc một thời gian lâu dài xa cách với xã hội. Trái lại, chàng là một con người nhạy cảm, thích âm nhạc và ca hát. Cây hạc cầm của chàng luôn kèm theo bên chàng: đôi khi chàng dâng lên Thiên Chúa một bài thánh ca hân hoan (xem 2Samuel 6:16), những lúc khác chàng lại tỏ ra than van, hay xưng thú tội lỗi của chàng (xem Thánh Vịnh 51:3).

    Thế giới hiện lên trước mắt chàng không phải là một cảnh tượng lặng lẽ, ở chỗ khi các sự vật mở ra trước cái nhìn của chàng thì chàng đã thấy được cả một mầu nhiệm cao cả. Chính ở chỗ này đã thoát ra lời cầu nguyện: từ niềm xác tín rằng đời sống không phải là một điều gì đó làm cho chúng ta lạ lùng, mà là một mầu nhiệm ngỡ ngàng gây cảm hứng thi ca, âm nhạc, tri ân, thậm chí than vãn và nguyện cầu nơi chúng ta. Một con người thiếu chiều kích thi ca, nghĩa là, không có thi ca, thì tâm hồn họ u sầu ủ dột. Bởi thế truyền thống cho rằng Đavít là một đại nghệ sĩ ở đằng sau việc sáng tác các Thánh Vịnh. Nhiều Thánh Vịnh ở ngay đầu đã rõ ràng nói đến vị vua Israel này, cũng như đến một số biến cố quí phái trong đời sống của chàng, không nhiều thì ít.

    Thế nên, Đavít có một giấc mơ, đó là trở thành một vị mục tử tốt lành. Đôi khi chàng đã sống trọn công việc này, có những lúc khác thì kém hơn; tuy nhiên, cái quan trọng trong bối cảnh lịch sử cứu độ ở chỗ chàng là một dấu báo về một Đức Vua khác, Đấng chàng chỉ loan báo và là tiền thân.

    Pope Francis at the weekly General Audience

    Nhìn vào Đavít, nghĩ về Đavít. Thánh thiện và tội lỗi, bị bách hại và bách hại, nạn nhân và sát nhân, những gì là phản khắc. Đavít là như thế, là tất cả những thứ ấy hợp lại. Cả chúng ta cũng đã ghi nhận các biến cố thường nghịch nhau; trong thảm kịch của cuộc đời, tất cả mọi người thường lỗi phạm vì tính chất bất nhất. Có một cái cốt tủy vàng son duy nhất dọc suốt cuộc đời của Đavítcống hiến mối liên hết cho tất cả mọi sự đã xẩy ra, đó là việc cầu nguyện của chàng. Đó là tiếng kêu không bao giờ bị tắt lịm. Đavít một vị thánh cầu nguyện: Đavít một tội nhân cầu nguyện; Đavít một kẻ bị bách hại cầu nguyện; Đavít một tên bách hại cầu nguyện. Thậm chí ngay cả Đavít sát nhân cầu nguyện nữa. Đó là cái cốt tủy vàng son trải qua suốt cuộc đời của chàng. Một con người cầu nguyện. Đó là tiếng nói không bao giờ nín thinh. Cho dù nó âm vang niềm hân hoan hay nỗi than van, bao giờ cũng một lời nguyện cầu, chỉ có giai điệu là đổi thay thôi. Sống như thế, Đavít dạy cho chúng ta rằng hãy để cho hết mọi sự tham phần vào việc đối thoại với Thiên Chúa: niềm vui cũng như lỗi tội, yêu thương cũng như sầu khổ, thân tình cũng như yếu bệnh. Hết mọi sự đều có thể trở thành ngôn ngữ thân thưa cùng "Ngài", Đấng luôn lắng nghe chúng ta.

    Đavít, người đã nếm mùi quạnh hiu, thật ra chưa bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc! Trái lại, nó là quyền lực nguyện cầu ở nơi tất cả những ai giành chỗ cho nó trong cuộc sống của mình. Cầu nguyện làm cho anh chị em trở thành cao quí, và Đavít cao quí vì chàng nguyện cầuThế nhưng chàng là một kẻ sát nhân cầu nguyện; chàng thống hối và chàng lấy lại tính chất cao quí nhờ cầu nguyệnCầu nguyện làm cho chúng ta trở nên cao quí. Nó có thể bảo đảm mối liên hệ của nó với Thiên Chúa, Đấng thực sự là Đồng Bạn trong hành trình của hết mọi con người nam nữ, giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời, tốt hay xấu: thế nhưng lúc nào cũng nguyện cầu. Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa. Lạy Chúa, con cảm thấy lo sợ. Xin giúp con lạy Chúa. Xin tha thứ cho con lạy Chúa. Lòng tin tưởng của Đavit mạnh mẽ tới độ khi chàng bị bách hại và phải thoát thân, chàng đã không để ai bênh vực chàng: "Nếu Thiên Chúa của tôi hạ tôi xuống như thế thì Ngài biết việc Ngài đang làm", vì tính chất cao quí của việc cầu nguyện đưa chúng ta vào bàn tay Thiên Chúa. Những bàn tay vì yêu đã bị thương tích: bàn tay vững chắc duy nhất chúng ta có được.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200624_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpgDkXS1uZxtP8uiObUmXBZfHgzk384rpBVFK2N-h_Ycg%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CN12TN-A

  •  
    TĨNH CAO
     
    Sun, Jun 21 at 10:35 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XII Thường Niên Năm A

     

     

    Pope Francis during the Angelus

     

    Lời mời gọi được Chúa Giêsu ngỏ cùng các môn đệ của Người đang vang vọng:

    đừng sợ, hãy hùng mạnh và tin tưởng khi đối diện với các thử thách trong đời sống,

    như Người đã báo trước cho các vị về những nghịch cảnh đang đợi chờ các vị...

    Chúa Giêsu cứ nhấn mạnh với các vị rằng "đừng sợ", "đừng sợ",

    và Chúa Giêsu diễn tả 3 trường hợp khả giác các vị sẽ phải đương đầu.

     

    Pope Francis gives his Angelus address June 8, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

     

    3 khuynh hướng:

    khuynh hướng bọc đường Phúc Âm, giảm thiểu Phúc Âm;

    khuynh hướng bách hại Phúc Âm; và

    khuynh hướng cảm giác Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta.

     

     

    Ân sủng của Thiên Chúa bao giờ cũng mãnh liệt hơn sự dữ

     

      

    Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (xem Mathêu 10:26-33), lời mời gọi được Chúa Giêsu ngỏ cùng các môn đệ của Người đang vang vọng: đừng sợ, hãy hùng mạnh và tin tưởng khi đối diện với các thử thách trong đời sống, như Người đã báo trước cho các vị về những nghịch cảnh đang đợi chờ các vị. Đoạn Phúc Âm hôm nay là một phần trong bài huấn dụ truyền giáo được Vị Sư Phụ dọn mình cho các Tông Đồ lần đầu tiên nghiệm cảm thấy việc loan báo Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu cứ nhấn mạnh với các vị rằng "đừng sợ", "đừng sợ", và Chúa Giêsu diễn tả 3 trường hợp khả giác các vị sẽ phải đương đầu.

    Trước hết và trên hết, trường hợp đầu tiên đó là lòng hận thù của những ai muốn dập tắt Lời Chúa bằng bọc Lời Chúa bằng một lớp đường, bằng việc giảm thiểu Lời Chúa, hay bằng việc bịt miệng những ai muốn loan báo Lời Chúa. Ở trường hợp này, Chúa Giêsu phấn khích các vị Tông Đồ hãy loan truyền sứ điệp cứu độ Người đã ký thác cho các vị. Bấy giờ, Người đã truyền đạt Lời Chúa một cách cẩn trọng, có vẻ như che đậy vụng trộm làm sao ấy, trong một nhóm nhỏ các môn đệ thôi. Thế nhưng các vị cần phải nói về Phúc Âm của Người "giữa ban ngày", tức là một cách cởi mở; và phải loan báo Phúc Âm này "trên mái nhà", tức là công khai như Chúa Giêsu nói.

    Trường hợp khó khăn thứ hai đó là các vị thừa sai của Chúa Kitô sẽ gặp phải mối đe dọa về thể lý, tức là cuộc bách hại trực tiếp nhắm vào bản thân của họ, cho đến độ bị sát hại. Lời tiên báo này của Chúa Giêsu được nên trọn ở hết mọi thời đại: đó là một thực tại đớn đau, nhưng nó lại chứng thực lòng trung thành của những nhân chứng. Ngày nay biết bao nhiêu là Kitô hữu đang bị bách hại trên khắp thế giới! Họ chịu khổ vì Phúc Âm với lòng yêu mến, họ là các vị tử đạo trong thời đại của chúng ta. Chúng ta có thể chắc chắn nói rằng các vị còn nhiều hơn ở các thời trước đây nữa: quá nhiều tử đạo, chỉ vì là Kitô hữu. Chúa Giêsu khuyên dạy các môn đệ này của ngày hôm qua và hôm nay là thành phần đang chịu bách hại, đó là: "đừng sợ những ai sát hại thân xác mà không giết chết được linh hồn" (câu 28). Không được sợ những kẻ tìm cách dập tắt quyền lực truyền bá phúc âm hóa một cách ngạo mạn và bạo lực. Thật vậy, họ không thể làm gì chạm đến linh hồn được, tức là chạm đến mối hiệp nhất của các người môn đệ này với Thiên Chúa: không ai có thể làm mất đi mối hiệp nhất này của thành phần môn đệ, vì đó là tặng ân Chúa ban. Chỉ có nỗi sợ duy nhất người môn đệ cần có đó là bị mất đi ân huệ thần linh này, lòng gắn bó và thân tình với Thiên Chúa ấy, là không sống theo Phúc Âm nữa, vì thế phải chịu cái chết về luân lý gây ra bởi tội lỗi.

    Loại thử thách thứ ba Chúa Giêsu cho biết các Tông Đồ sẽ phải đối diện đó là cảm giác nơi một số môn đệ như bị chính Thiên Chúa bỏ rơi, xa cách và câm nínCả ở đây nữa, Chúa Giêsu cũng khuyên họ đừng sợ, vì cho dù có trải qua những cảm giác ấy cùng với những cạm bẫy khác, đời sống của người môn đệ vẫn vững chắc ở trong bàn tay của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta và chăm sóc chúng ta. Chúng giống như 3 khuynh hướng: khuynh hướng bọc đường Phúc Âm, giảm thiểu Phúc Âm; khuynh hướng bách hại Phúc Âm; và khuynh hướng cảm giác Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta. Ngay cả chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua thử thách này trong vườn cây dầu và trên thập tự giá: "Lạy Cha, sao Cha lại bỏ rơi Con?", Chúa Giêsu than lên. Có những lúc người ta cảm thấy tình trạng khô cằn thiêng liêng này. Chúng ta không được sợ hãi nó. Chúa Cha chăm sóc chúng ta, vì chúng ta có giá trị lớn lao trước nhan Ngài. Quan trọng biết bao tính cương quyết, lòng can trường nơi chứng từ của chúng ta, chứng từ đức tin của chúng ta, ở chỗ "nhìn nhận Chúa Giêsu trước kẻ khác", và tiếp tục hành thiện.

    Chớ gì Mẹ Maria Rất Thánh, mẫu gương của lòng tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa trong giờ phút nghịch cảnh và hiểm nguy, giúp chúng ta đừng bao giờ đầu hàng thất vọng, trái lại, luôn biết tín thác bản thân mình cho Ngài và ân sủng của Ngài, vì ân sủng của Thiên Chúa bao giờ cũng mãnh liệt hơn sự dữ.

    (Sau Kinh Truyền Tin:)

    Anh chị em thân mến,

    Hôm qua, Liên Hiệp Quốc cử hành Ngày Thế Giới Tỵ Nạn. Cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona đã làm nổi bật lên việc cần phải bảo đảm vấn đề bảo vệ thiết yếu cho những người tỵ nạn nữa, để bảo đảm được phẩm giá và an toàn của họ. Tôi mời gọi anh chị em hãy hợp với tôi cầu nguyện cho một cuộc dấn thân mới và có hiệu năng về phần của tất cả chúng ta, đối với việc bảo vệ một cách hiệu quả hết mọi con người, nhất là những ai bị buộc phải thoát nạn gây ra bởi những tình huống nguy hiểm trầm trọng cho họ cùng gia đình của họ.

    Một khía cạnh khác nạn dịch bệnh này khiến chúng ta phải suy nghĩ đó là mối liên hệ giữa con người và môi sinh. Tình trạng đóng cửa đã làm giảm bớt việc phóng uế và đã cho thấy lại vẻ đẹp ở rất nhiều nơi không còn di chuyển và ồn ào. Giờ đây, với các hoạt động trở lại, tất cả chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung này. Tôi xin cám ơn nhiều khởi động "dân gian" đang xuất hiện liên quan đến vấn đề này trên khắp thế giới. Chẳng hạn, ở Roma đây, hôm nay có một sáng kiến giành cho sống Tiber. Thế nhưng cũng có các sáng kiến khác nữa ở những nơi khác! Chớ gì chúng nuôi dưỡng một vai trò công dân đang gia tăng nhận thức về sự công ích thiết yếu này.

    https://zenit.org/articles/pope-at-angelus-encourages-faithful-not-to-fear-adversity/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

    -------------------------------

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC GIẢNG LỄ MÌNH THÁNH

  • TĨNH CAO
    Sun, Jun 14 at 1:40 PM
     
     
     
    ĐTC Phanxicô Giảng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
     
    THÁNH THỂ CHỮA LÀNH KÝ ỨC
     
    image.png
      
    Thật là quan trọng trong việc tưởng nhớ đến sự thiện chúng ta đã lãnh nhận. 
    Nếu chúng ta không nhớ đến nó, chúng ta trở thành kẻ xa lạ với chính bản thân mình, là "kẻ qua đường" của cuộc sống.   
     
    image.png
     
    Thánh Thể không phải chỉ là một tác động tưởng nhớ; mà là một sự kiện, đó là Cuộc Vượt Qua của Chúa trở thành hiện thực một lần nữa cho chúng ta. Trước mắt chúng ta, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu tái diễn trong Thánh Lễ.  
     
    image.png
      Thánh Lễ là một Tưởng Nhớ chữa lành ký ức, ký ức của con tim 
     
     
    "Hãy nhớ lại tất cả đường lối Chúa là Thiên Chúa của các ngươi đã dẫn đưa các ngươi" (Đệ Nhị Luật 8:2). Bài Sách Thánh hôm nay được bắt đầu bằng lệnh truyền này của Moisen: Hãy nhớ! Sau đó một chút Moisen lập lại: "Đừng quên Chúa là Thiên Chúa của các ngươi" (câu 14). Thánh Kinh đã được ban cho chúng ta để chúng ta có thể thắng vượt được tình trạng lãng quên của chúng ta về Thiên Chúa. Điều này quan trọng biết bao khi chúng ta cầu nguyện! Một trong những Thánh Vịnh dạy rằng: "Tôi sẽ nhớ lại những việc của Chúa; vâng, tôi sẽ nhớ những công trình xưa kia của Chúa" (77:11). Thế nhưng, bao gồm tất cả những công trình Chúa đã thực hiện trong cuộc đời của riêng chúng ta nữa.

    Thật là quan trọng trong việc tưởng nhớ đến sự thiện chúng ta đã lãnh nhận. Nếu chúng ta không nhớ đến nó, chúng ta trở thành kẻ xa lạ với chính bản thân mình, là "kẻ qua đường" của cuộc sống. Không có ký ức, chúng ta tự bật gốc khỏi mảnh đất nuôi dưỡng chúng ta, và để cho mình như lá bị gió thổi bay đi. Ngược lại, nếu chúng ta thực sự tưởng nhớ, là chúng ta thắt chặt bản thân mình bằng những sợi giây chắc nhất; chúng ta cảm thấy thuộc về một lịch sử sống động, một cảm nghiệm sống động của một dân nào đó. Ký ức không phải là một cái gì đó riêng tư; nó là con đường liên kết chúng ta với Thiên Chúa cũng như với các người khác. Đó là lý do tại sao theo Thánh Kinh, ký ức về Chúa là những gì cần phải truyền lại từ đời này dến đời kia. Các vị cha ông được lệnh phải kể chuyện cho con cái mình, như chúng ta đọc thấy ở một đoạn tuyệt vời này. "Mai ngày khi con anh (em) hỏi anh (em) rằng: 'Vì sao có các thánh ý, thánh chỉ, quyết định mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, đã truyền cho quý vị?' Anh (em) sẽ trả lời cho con anh (em): 'Chúng ta xưa làm nô lệ cho Pha-ra-ô bên Ai-cập, nhưng ĐỨC CHÚA đã ra tay uy quyền đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập. Trước mắt chúng ta, ĐỨC CHÚA đã thực hiện những điềm thiêng dấu lạ lớn lao và khủng khiếp, phạt Ai-cập, phạt Pha-ra-ô và tất cả triều đình vua ấy" (Đệ Nhị Luật 6:20-22). Các ngươi phải truyền lại ký ức này cho con cái các ngươi.

    Thế nhưng, vấn đề ở đây là: vậy thì trường hợp sợi giây truyền đạt ký ức bị đứt đoạn thì sao? Và làm sao chúng ta có thể nhớ được những gì chúng ta chúng ta chỉ đã nghe thấy thôi, trừ phi chúng ta cũng cảm nghiệm thấy về nó? Thiên Chúa biết đến vấn đề khó khăn này, Ngài biết ký ức của chúng ta yếu kém ra sao, và Ngài đã thực hiện một điều tuyệt vời, đó là Ngài đã lưu lại cho chúng ta một tưởng niệm. Ngài đã không chỉ để lại cho chúng ta lời nói, vì chúng ta dễ quên những gì chúng ta nghe thấy. Ngài không chỉ lưu lại cho chúng ta Thánh Kinh, vì chúng ta dễ quên những gì chúng ta đọc trong Kinh Thánh. Ngài không chỉ để lại cho chúng ta những dấu lạ, vì có thể quân cho dù chúng ta đã nhìn thấy. Ngài đã ban cho chúng ta Lương Thực, vì chúng ta không dễ quên những gì chúng ta được thực sự nếm hưởng. Ngài đã lưu lại cho chúng ta Bánh Ăn, nơi Ngài hiện diện thực sự, sống động và chân thật, với tất cả hương vị yêu thương của Ngài. Khi nhận lấy Ngài, chúng ta có thể nói: "Ngài là Chúa; Ngài nhớ đến tôi!" Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày" (1Corinto 11:24). Hãy làm! Thánh Thể không phải chỉ là một tác động tưởng nhớ; mà là một sự kiện, đó là Cuộc Vượt Qua của Chúa trở thành hiện thực một lần nữa cho chúng ta. Trước mắt chúng ta, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu tái diễn trong Thánh Lễ. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thày: ở chỗ, hãy cùng nhau đến cử hành Thánh Thể như một cộng đồng, như một dân tộc, như một gia đình, để tưởng nhớ đến Thày. Chúng ta không thể làm mà không có Thánh Thể, vì đó là việc tưởng nhớ đến Thiên Chúa. Nó chữa lành ký ức bị thương tt của chúng ta.

    Thánh Thể trước hết chữa lành ký ức bị côi cút của chúng ta. Chúng ta đang sống ở một thời điểm thât là côi cút. Thánh Thể chữa lành ký ức b côi cút. Rất nhiều người có những ký ức hằn vết b hụt hẫng về tình cảm và những thất vọng đắng cay, gây ra bởi những người đáng lẽ phải yêu thương họ, mà lại làm cho cõi lòng họ bị mồ côi. Chúng ta muốn quay trở lại để thay đổi quá khứ nhưng không thể. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể chữa lành những vết thương ấy, bằng việc đặt vào trong ký ức của chúng ta một tình yêu cao cả hơn, đó là tình yêu thương của Ngài. Thánh Thể mang chúng ta đến với tình yêu trung tín của Chúa Cha, một tình yêu chữa lành cảm quan mình ch là những con người mồ côi của chúng ta. Thánh Thể cống hiến cho chúng ta tình yêu ca Chúa Giêsu, một tình yêu đã biến nấm mồ ở đường cùng trở thành một khởi điểm, và cũng có thể biến đổi đời sống của chúng ta như vậy. Thánh Thể làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy tình yêu thương an ủi của Thánh Linh, Đấng không bao giờ bỏ chúng ta lẻ loi một mình và luôn chữa lành các thương tích của chúng ta.

    Bằng Thánh Thể, Chúa cũng chữa lành ký ức tiêu cực của chúng ta, thứ tiêu cực rât thường thấm vào tấm lòng của chúng ta. Chúa chữa lành ký ức tiêu cực này, một ký ức gợi lên những gì sai trái xẩy ra, và lưu lại nơi chúng ta ý niệm tiếc xót khiến chúng ta cảm thấy mình vô dụng, chỉ toàn vấp phạm, chỉ là lầm lỗi. Chúa Giêsu đến để nói với chúng ta rằng không phải thế đâu. Người muốn được gần gữi với chúng ta. Lần nào chúng ta rước lấy Người, Người đều nhắc chúng ta rằng chúng ta là những gì quí báu, chúng ta là khách Người muốn mời tới dự tiệc của Người, là bạn Người muốn dùng bữa với. Chẳng những vì Người quảng dại, mà còn vì Người thật sự phải lòng chúng ta. Người nhìn thấy và yêu thích vẻ đẹp và thiện hảo chúng ta có. Chúa biết rằng sự dữ và tội lỗi không phải là những gì định hình chúng ta; chúng là những thứ bệnh hoạn, những thứ lây nhiễm. Người đến để dùng Thánh Thể chữa lành chúng, một Thánh Thể chất chứa các kháng tố cho ký ức tiêu cực của chúng ta. Với Chúa Giêsu, chúng ta có thể được miễn nhiễm trước tâm trạng buồn thảm. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến các sai phạm của chúng ta, những trục trặc, những vấn đ ở nhà và ở nơi làm việc, nhớ đến những giấc mơ đã không hiện thực. Thế nhưng, tác dụng của chúng sẽ không áp đảo chúng ta, vì Chúa Giêsu hiện diện còn sâu xa hơn nữa, phấn khích chúng ta bằng tình yêu thương của Người. Đó là quyền lực của Thánh Thể, biến đổi chúng ta thành những con người mang Thiên Chúa, mang niềm vui, chứ không phải những gì tiêu cực. Chúng ta là những người đi Lễ có thể hỏi rằng: Đâu là những gì chúng ta mang đến cho thế giới? Nỗi buồn thảm và cay đắng của chúng ta, hay là niềm vui của Chúa? Chúng ta Hiệp Lễ rồi cưu mang phàn nàn trách móc, phê bình chỉ trích và hối tiếc bản thân hay sao? Điều này không cải tiến được gì hết, trong khi niềm vui của Chúa là những gì có thể thay đổi đời sống.

    Sau hết, Thánh Thể chữa lành ký ức khép kín của chúng ta. Những vết thương chúng ta giữ ở trong lòng là những gì tạo ra các vấn đề chẳng những cho chúng ta, mà còn cho cả những người khác nữa. Chúng làm cho chúng ta sợ hãi và nghi ngại. Chúng ta bắt đầu bằng việc khép kín, cuối cùng đi đến chỗ  yếm thế và lãnh đạm. Các vết thương của chúng ta có thể dẫn chúng ta đến chỗ phản ứng với những người khác một cách xa lìa và ngạo mạn, bằng thứ ảo tưởng cho rằng chúng ta có thể làm chủ được tình thế bằng cách ấy. Thế nhưng đó thật sự là ảo tưởng, vì chỉ có tình yêu mới có thể chữa lành sợ hãi tận gốc, và mới giải thoát chúng ta khỏi tâm trạng qui kỷ giam nhốt chúng ta. Đó là những gì Chúa Giêsu làm. Người tiến đến với chúng ta một cách nhẹ nhàng, nơi dáng vẻ tầm thường chẳng vũ trang của Bánh Thánh. Người đến như một Tấm Bánh bẻ ra để phá vỡ những lớp vỏ vị kỷ của chúng ta. Người trao ban chính mình để dạy chúng ta rằng chỉ khi nào chúng ta biết mở lòng mình ra, chúng ta mới có thể được giải phóng cho khỏi các thứ cản ngăn nội tâm của chúng ta, khỏi tình trạng bất toại của tấm lòng.

    Khi hiến mình cho chúng ta nơi tính chất tầm thường của tấm bánh, Chúa cũng mời gọi chúng ta là đừng phung phí cuộc đời của chúng ta trong việc săn tìm chạy theo vô số ảo tưởng mà chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta không thể thiếu chúng, nhưng lại làm cho chúng ta trống rỗng nội tâm. Thánh Thể làm cho chúng ta no thỏa cơn đói những thứ vật chất của chúng ta, và thắp lên ước muốn phục vụ của chúng ta. Thánh Thể nâng chúng ta lên khỏi lối sống thoải mái và ươn lười của chúng ta, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có cái miệng cần được ăn, mà còn có cả đôi tay cần được sử dụng để cho những người khác ăn nữa. Hiện nay thật là khẩn trương trong việc chăm sóc cho những ai đói khát lương thực và đói khát phẩm giá, những ai không có việc làm, và những ai đang phải tranh đấu để tiếp tục tiến lên. Chúng ta cần phải làm điều này một cách thực sự, thực sự như Tấm Bánh Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Cần phải tỏ ra một sự gần gũi đích thực, như các mối giây thực sự của tình đoàn kết. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu đến gần với chúng ta: để chúng ta đừng quay đi khỏi những ai ở chung quanh chúng ta!

    Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cử hành Thánh Lễ của chúng ta: cử hành Việc Tưởng Nhớ chữa lành ký ức của chúng ta. Chớ gì đừng bao giờ chúng ta quên rằng: Thánh Lễ là một Tưởng Nhớ chữa lành ký ức, ký ức của con tim. Thánh Lễ là kho tàng trên hết trong cả Giáo Hội lẫn đời sống chúng ta. Chúng ta cũng hãy tái nhận thức việc tôn thờ Thánh Thể, một việc tôn thờ tiếp tục công việc của Thánh Lễ trong chúng ta. Việc tôn thờ này cũng sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều, vì việc này chữa lành nội tâm chúng ta. Nhất là hiện nay, khi nhu cầu của chúng ta quá lớn lao.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200614_omelia-corpusdomini.html  

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh chuyển dịch và tự ý nhấn mạnh ở những chi tiết được đổi mầu.

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHr5TJ-YdDX-R_teenCHUBLx1B4Ki7vxcWESBiBy3XRvKA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - NGƯỜI NGHÈO

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Tue, Jun 16 at 8:49 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Người Nghèo

     

    Chúa Nhật 33 Thường Niên ngày 15/11/2020

    Năm Thứ 4

     

      "Con hãy giơ tay ra giúp đáp người nghèo khổ"

    (Huấn Ca 7:32)  

     

    Pope Francis has lunch with the poor in the Paul VI Hall

     

    Đề tài năm nay - "Con hãy giơ tay ra giúp đáp người nghèo khổ" -

    bởi thế, là một lời hiệu triệu kêu gọi trách nhiệm và việc dấn thân

    của những con người nam nữ thuộc về gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta.

    Đề tài này phấn khích chúng ta hãy đỡ lấy gánh nặng của những con người yếu kém nhất

     

     

    Chúng ta không thể hạnh phúc vui sướng

    cho đến khi những bàn tày giao rắc chết chóc này

    được biến thành những khí cụ của công lý và hòa bình cho toàn thế giới. 


     

    "Con hãy giơ tay ra giúp đáp người nghèo khổ" (Huấn Ca 7:32). Sự khôn ngoan của tuổi già đã nêu lên những lời này như là một thứ qui luật thánh cần phải theo đuổi trong cuộc đời. Ngày nay, những lời này vẫn còn hợp thời. Chúng gắn ánh nhìn của chúng ta vào những gì là thiết yếu, và thắng vượt những ngãng trở của tính chất dửng dưng lãnh đạm. Nghèo khổ bao giờ cũng xuất hiện dưới những dạng thức khác nhau, và cần chú trọng đến từng trường hợp đặc biệt. Trong tất cả mọi trường hợp này, chúng ta đều có cơ hội gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng tỏ mình ra như đang hiện diện nơi những người anh chị em hèn mọn nhất (xem Matheu 25:40).

    1- Chúng ta hãy mở Sách Huấn Ca Cựu Ước, trong đó chúng ta thấy được những lời lẽ của một vị khôn ngoan sống khoảng 200 năm trước Chúa Kitô. Vị này đã tìm kiếm sự khôn ngoan giúp cho con người nam nữ trở lên tốt hơn, và có thể sáng suốt nhìn vào các vụ việc của cuộc đời. Ông đã thực hiện điều này ở vào lúc dân Do Thái đang bị thử thách nặng, một thời điểm khổ đau, sầu thương và nghèo khổ, vì bị các quyền lực ngoại bang thống trị. Là một con người đầy tin tưởng, bắt nguồn từ các truyền thống của những bậc tiền bối, ý nghĩ đầu tiên của ông là hướng lên Thiên Chúa để van xin Ngài ban ơn khôn ngoan. Chúa đã không chối từ ra tay giúp đáp của Ngài.

    Từ những trang đầu tiên của cuốn sách này, tác giả của nó trình bày lời khuyên của mình liên quan đến nhiều hoàn cảnh cụ thể trong đời sống, trong đó có nghèo khổ. Ông nhấn mạnh rằng, ngay cả giữa cơn gian nan khốn khó, chúng ta cũng cần phải tiếp tục tin tưởng vào Chúa: "Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ. Hãy bám lấy Ngài chứ đừng lìa bỏ, để cuối đời con được cất nhắc lên. Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận, và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn. Vì vàng phải được tôi luyện trong lửa, còn những người sáng giá thì phải được thử trong lò ô nhục. Hãy tin vào Người, thì Người sẽ nâng đỡ con. Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng và trông cậy vào Người. Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy trông đợi lòng lân tuất của Người, đừng lìa xa Người kẻo ngã" (2:2-7).

    2- Từ trang này đến trang khác, chúng ta khám phá thấy một tóm lược khuyên dụ về cách thức tác hành theo chiều hướng của mối liên hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên tạo vật và yêu thương tạo vật, một cách công chính và quan phòng đối với tất cả con cái của Ngài. Tuy nhiên, việc liên lỉ qui chiếu về Thiên Chúa cũng không làm chúng ta bị phân tâm cho khỏi việc cụ thể quan tâm đến nhân loại. Trái lại, cả hai lại liên kết chặt chẽ với nhau.

    Điều này được chứng tỏ rõ ràng ở câu đề tài cho Sứ Điệp năm nay trích dẫn (cf. 7:29-36). Việc cầu nguyện cùng Thiên Chúa và tình đoàn kết với người nghèo khổ là những gì bất khả phân ly. Để thực thi một tác hành thờ phượng đáng Chúa chấp nhận, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng mỗi một người, cho dù là nghèo nàn nhất và đáng khinh nhất, đều được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Từ nhận thức này xuất phát ơn phúc Chúa ban, nhờ lòng quảng đại chúng ta tỏ ra với người nghèo. Thời gian giành cho việc cầu nguyện không bao giờ được trở thành cái cớ để xao lãng tha nhân đang thiếu thốn cần sự giúp đỡ của chúng ta. Thật vậy, chính những gì trái ngược mới đúng, đó là ân phúc của Chúa xuống trên chúng ta, và việc cầu nguyện đạt tới đích điểm của nó khi nó được kèm theo bằng việc phục vụ người nghèo.

    3- Giáo huấn cổ xưa này cũng hợp thời biết bao đối với cả chúng ta nữa! Thật vậy, lời Chúa vượt không gian và thời gian, tôn giáo và văn hóa. Lòng quảng đại trong việc nâng đỡ kẻ yếu đuối, an ủi người sầu khổ, giảm nhẹ khổ đau và phục hồi phẩm giá cho những ai bị tước đoạt, là điều kiện để có được một đời sống nhân loại trọn vẹn. Quyết định chăm sóc người nghèo, chăm sóc nhiều nhu cầu khác nhau của họ, không thể bị điều kiện hóa bới giờ giấc thuận tiện, hay bởi các lợi lộc riêng tư, hoặc bởi những dự án mục vụ và xã hội chẳng liên hệ gì đến ai. Quyền năng của ân sủng Chúa không thể bị kìm kẹp bởi thứ khuynh hướng vị kỷ luôn coi mình là trên hết.

    Việc gắn ánh mắt vào người nghèo là điều khó khăn, thế nhưng lại càng cần hơn bao giờ hết, nếu chúng ta hướng đời sống cá nhân của chúng ta và đời sống xã hội theo chiều hướng thích đáng. Vấn đề ở đây không phải là những lời lẽ hay ho, mà là một cuộc dấn thân cụ thể, được đức ái thần linh tác động. Mỗi năm, vào Ngày Thế Giới Người Nghèo, tôi đều lập lại chân lý căn bản trong đời sống Giáo Hội này, vì người nghèo đang và sẽ luôn mãi ở với chúng ta để giúp chúng ta đón nhận sự hiện diện của Chúa Kitô vào đời sống hằng ngày của chúng ta (xem Gioan 12:8).

    4- Việc gặp gỡ người nghèo và những ai cần thiết là những gì liên tục thách thức chúng ta và buộc chúng ta phải suy nghĩ. Làm sao chúng ta có thể giúp loại trừ, hay ít là làm giảm thiểu tình trạng sống bên lề xã hội và khổ đau? Làm sao chúng ta có thể giúp họ đáp ứng nhu cầu tinh thần của họ? Cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi tham gia vào thứ chia sẻ này, cũng như nhìn nhận rằng nó không thể bị đẩy cho người khác. Để giúp đáp người nghèo, chính chúng ta cần sống cảm nghiệm cái nghèo theo phúc âmChúng ta không thể cảm thấy "an tâm" khi còn bất cứ phần tử nào của gia đình nhân loại bị bỏ lại sau lưng và trong bóng tối. Tiếng kêu thầm lặng của rất nhiều con người nam nữ và trẻ em cần phải được dân Chúa tiên phong đáp ứng, lúc nào cũng thế và ở hết mọi nơi, trong nỗ lực lên tiếng thay cho họ, bảo vệ và nâng đỡ họ chống lại với những gì là giả hình cùng với rất nhiều hứa hẹn chẳng thành tựu gì hết, và mời gọi họ tham phần vào đời sống của cộng động.

    Giáo Hội chắc chắn không thể nào đề ra được những giải quyết toàn diện, nhưng nhờ ơn Chúa Kitô, Giáo Hội có thể cống hiến chứng từ của mình và các cử chỉ bác ái của mình. Giáo Hội đồng thời cũng cảm thấy thúc đẩy phải lên tiếng thay cho những ai thiếu thốn những nhu cầu căn bản sống. Đối với dân Kitô giáo, việc nhắc nhở mọi người về giá trị cao cả của công ích là một quyết tâm quan trọng, được thể hiện nơi các nỗ lực bảo đảm rằng nhân phẩm của bất cứ một ai sẽ bị phạm đến, khi các nhu cầu căn bản của nó bị lãng quên.

    5- Khả năng chìa bàn tay của chúng ta ra cho thấy rằng chúng ta có được một khả năng bẩm sinh để tác hành, bằng những cách thức mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Có bao nhiêu bàn tay chìa ra chúng ta thấy được hằng ngày! Thảm thương thay, càng ngày càng xẩy ra hiện tượng là tốc độ của đời sống cuồng nhiệt đang cuốn hút chúng ta vào một cơn lốc lãnh đạm, đến độ chúng ta không còn biết nhận ra sự thiện được thực hiện âm thầm từng ngày, và với một tấm lòng rất quảng đại ở quanh chúng ta. Chỉ khi nào có một cái gì đó xẩy ra, làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta, thì bấy giờ mắt của chúng ta mới có thể thấy được sự thiện hảo nơi các vị thánh "hàng xóm", nơi "những ai sống giữa chúng ta phản ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa" (Gaudete et Exsultate, 7), mà chẳng hề phô trương gì hết. Những tin xấu tràn ngập các trang báo, các mạng điện toán toàn cầu, và các màn ảnh truyền hình, đến nỗi sự dữ dường như đang chủ trị. Thế nhưng, lại không phải thế. Thật vậy, ác tâm và bạo động, lạm dụng và băng hoại thì tràn lan, nhưng sự sống được đan kết cả với những tác hành trân trọng và quảng đại chẳng những bù lại cho sự dữ, mà còn tác động chúng ta dấn thân hơn nữa, và làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy niềm hy vọng.

    6- Bàn tay chìa ra là một dấu hiệu; một dấu hiệu tỏ ra cho thấy ngay sự gắn bó, liên kết và yêu thương. Trong những tháng này, khi mà toàn thế giới trở thành mồi cho một thứ vi khuẩn gây đau thương và chết chóc, thất vọng và hoang mang, biết bao nhiêu là bàn tay chìa ra chúng ta đã nhìn thấy! Những bàn tay của những vị bác sĩ chăm sóc cho từng bệnh nhân, và đã cố gắng để tìm kiếm việc chữa trị xác đáng. Những bàn tay chìa ra của những người y tá đã làm việc quá giờ, những giờ làm cuối, để coi chừng bệnh nhân. Những bàn tay chìa ra của những quản trị viên đã tìm kiếm phương tiện cứu lấy nhiều sinh mạng bao nhiêu có thể. Những bàn tay chìa ra của những dược sĩ đã liều mình đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của dân chúng. Những bàn tay chìa ra của các vị linh mục cảm thấy xót xa khi ban phép lành. Những bàn tay chìa ra của những tình nguyện viên đã giúp những ai sống trên hè phố và những ai chẳng còn gì để ăn trong nhà. Những bàn tay chìa ra của những con người nam nữ hoạt động để cung cấp những dịch vụ thiết yếu và an ninh. Chúng ta có thể tiếp tục nói về rất nhiều những bàn tay chìa ra khác, tất cả đều làm nên một kinh cầu dài về các công việc thiện hảoNhững bàn tay này đã bất chấp lây nhiễm và sợ hãi để thực hiện việc hỗ trợ và ủi an.

    7- Dịch bệnh này đã bất thình lình xẩy ra, khiến chúng ta không kịp trở tay, gây ra một cảm giác hoang mang quá sức và bất lực. Tuy nhiên, có những bàn tay đã không ngừng vươn tới người nghèo. Điều này đã làm cho tất cả chúng ta càng nhận thức được sự hiện diện của người nghèo giữa chúng ta, cùng với nhu cầu cần giúp đỡ của họ. Các cơ cấu bác ái, các hoạt động tình thương, không thể nào ứng biến tức thời được. Cần tổ chức và huấn luyện liên tục, ở chỗ hiện thực hóa nhu cầu cần đến bàn tay của chúng ta.

    Kinh nghiệm hiện nay đã thách thức nhiều giả tưởng của chúng ta. Chúng ta cảm thấy nghèo hơn và ít tự mãn hơn, vì chúng ta cảm thấy được những giới hạn của chúng ta và những gì ngăn chặn tự do của chúng ta. Tình trạng mất việc, và cơ hội được gần gũi với những người chúng ta yêu thương của chúng ta, cũng như những người thân quen thường xuyên của chúng ta, bỗng chốc đã làm cho chúng ta mở mắt ra nhìn về những chân trời chúng ta trông mong đã tự nhiên có được. Những phương tiện về tinh thần cũng như thể lý của chúng ta đã có vấn đề, và chúng ta cảm thấy bản thân sợ hãi. Trong thinh vắng của ngôi nhà chúng ta ở, chúng ta đã tái khám phá ra tầm quan trọng của những gì là giản dị, và chú trọng tới những gì là thiết yếu. Chúng ta đã tiến đến chỗ nhận thức được chúng ta cần đến một cảm quan mới về tình huynh đệ, để giúp đáp nhau và trân trọng nhau. Hiện nay là lúc tốt đẹp để lấy lại "niềm xác tín là chúng ta cần đến nhau, là chúng ta có một trách nhiệm chung đối với người khác và với thế giới... Chúng ta đã có đủ những gì là vô luân và nhạo báng đạo lý, là thiện hảo, niềm tin và chân tình... Khi mà các nền tảng của đời sống xã hội bị xoi mòn, thì cái chắc chắn phải xẩy ra đó là những cuộc chiến về những lợi lộc tương phản, những hình thức mới về bạo động và sự tàn bạo, cùng với các trở ngại cho việc phát triển của một nền văn hóa chân chính về việc chăm sóc cho môi sinh" (Laudato si', 229). Tóm lại, chỉ khi nào chúng ta biết sống lại cái cảm quan trách nhiệm đối với tha nhân của chúng ta, cũng như đối với hết mọi người, bằng không, những cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, tài chính và chính trị vẫn cứ tiếp tục xẩy ra.

    8- Đề tài năm nay - "Con hãy giơ tay ra giúp đáp người nghèo khổ" - bởi thế, là một lời hiệu triệu kêu gọi trách nhiệm và việc dấn thân của những con người nam nữ thuộc về gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta. Đề tài này phấn khích chúng ta hãy đỡ lấy gánh nặng của những con người yếu kém nhất, theo lời của Thánh Phaolô: "Vì yêu thương mà phục vụ lẫn nhau. Vì toàn thể lề luật được hoàn trọn nơi một điều này, đó là 'Người phải yêu thương tha nhân như chính mình ngươi'... Hãy mang lấy gánh nặng của nhau, nhờ đó mới hoàn tất lề luật của Chúa Kitô" (Galata 5:13-14; 6:2). Vị Tông Đồ này dạy rằng tự do được ban xuống nhờ cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô làm cho chúng ta mỗi người có trách nhiệm phục vụ người khác, nhất là những con người yếu kém nhất. Đây không phải là một sự chọn lựa, mà là một dấu hiệu cho thấy tính chất chân thực của đức tin chúng ta tuyên xưng.

    Đến đây, Sách Huấn Ca lại có thể giúp thêm cho chúng ta. Cuốn Sách này nêu lên những cách thức cụ thể để nâng đỡ những con người dễ bị tổn thương nhất, bằng những hình ảnh gây tác động. Trước hết, Sách Huấn Ca xin chúng ta hãy biết cảm thương những ai đang sầu khổ: "Đừng bỏ qua những ai than khóc" (7:34). Thời gian dịch bệnh này buộc chúng ta phải triệt để cô lập, khiến chúng ta không thể nào nhìn thấy cùng an ủi những bạn người bạn bè và quen thuộc đang thương khóc về sự mất mát những người thân yêu. Vị tác giả sách thánh còn nói: "Đừng rụt rè thăm hỏi ngưòi đau yếu" (7:35). Chúng ta không thể gần gũi với những ai đau khổ, đồng thời chúng ta càng thấy được tính chất mỏng dòn của cuộc sống của chúng ta. Lời Chúa không cho phép chúng ta tự mãn; Lời Chúa liên lỉ thôi thúc chúng ta tác hành yêu thương.

    9- Huấn lệnh "Con hãy giơ tay ra giúp đáp người nghèo khổ" đồng thời còn thách thức cả thái độ của những ai chỉ thích đút tay vào túi, và không biết nhúc nhích trước những hoàn cảnh nghèo khổ mà họ thường can dự vào. Thái độ lãnh đạm và yếm thế là lương thực hằng ngày của họ. Thật là khác biệt với những bàn tay quảng đại chúng ta đã diễn tả! Nếu họ có chìa tay ra là họ chạm đến bàn phím của máy vi tính, để chuyển các số tiền từ nơi này đến nơi khác trên thế giới, làm sao bảo đảm được của cải giầu sang thuộc về một ít kẻ ưu tú, bỏ mặc tình trạng nghèo khổ cùng cực của hằng triệu triệu con người, và cảnh tàn rụi của toàn bộ các dân nước. Có một số bàn tay chìa ra để chống chất thêm tiền bạc, bằng việc buôn bán các thứ vũ khí được những người khác, bao gồm cả thành phần trẻ em, sử dụng để giao rắc chết chóc và nghèo khổ. Có những bàn tay chìa ra để bán các liều lượng chết chóc trong các ngõ hẻm tăm tối, hầu tăng thêm giầu có và sống xa hoa thừa thãi, hay chìa ra đút lót một cách kín đáo để mau chóng chiếm hữu một cách bại hoại. Có những bàn tay chìa ra, phô trương tư cách đáng kính trọng giả tạo của mình, đặt ra các thứ luật lệ mà chính họ chẳng tuân giữ.

    Giữa tất cả những thứ kịch bản này, "thành phần bị loại trừ vẫn đang đợi chờ. Việc duy trì một lối sống loại trừ kẻ khác, hay hăng say theo đuổi lý tưởng vị kỷ đã phát triển một thứ toàn cầu hóa sống dửng dưng lãnh đạm. Hầu hết không biết đến như thế, nên chúng ta tiến đến chỗ không thể cảm thương trước tiếng kêu gào của người nghèo, không thể khóc với nỗi đớn đau của dân chúng, và không cảm thấy cần giúp đáp họ, như thể tất cả những điều này thuộc về trách nhiệm của ai đó, chứ không phải của chúng ta" (Niềm Vui Phúc Âm, 54). Chúng ta không thể hạnh phúc vui sướng cho đến khi những bàn tày giao rắc chết chóc này được biến thành những khí cụ của công lý và hòa bình cho toàn thế giới. 

    10- "Trong hết mọi sự con làm, còn hãy nhớ đến ngày cùng tận của con" (Huấn Ca 7:36). Đó là những lời cuối cùng của đoạn Sách Huấn Ca này. Chúng có thể được hiểu theo hai ý nghĩa. Trước hết, đời sống của chúng ta, không sớm thì muộn, cũng hết. Việc nhớ đến đích điểm chung có thể giúp sống một cuộc đời quan tâm tới những người nghèo hơn chúng ta, hay thiếu cơ hội như chúng ta. Thế nhưng, cũng có đích điểm hay đích nhắm mỗi chúng ta nhắm tới. Điều này có nghĩa là đời sống của chúng ta là một dự phóng và là một tiến trình"Đích điểm" của tất cả hành động của chúng ta có thể chỉ là tình yêu thương. Đó là đích nhắm tối hậu cho cuộc hành trình của chúng ta, và không gì được làm cho chúng ta phân tâm khỏi nó. Tình yêu này là tình yêu của chia sẻ, của dấn thân và của phục vụ, xuất phát từ việc nhận thức được rằng chúng ta đã được yêu trước, và làm bừng lên lòng yêu thương. Chúng ta thấy điều này nơi cách thức con trẻ chào đón nụ cười của mẹ chúng, và chúng cảm thấy được yêu thương bởi đang được sống động. Ngay cả một nụ cười chúng ta có thể chia sẻ với người nghèo cũng là một nguồn yêu thương và một cách thức lan truyền yêu thương. Vậy thì, một bàn tay chìa ra lúc nào cũng có thể được phong phú thêm bằng nụ cười của những ai âm thầm và khiêm tốn giúp đáp, được tác động chỉ bởi niềm vui sống như là một người môn đệ của Chúa Kitô.

    Trong cuộc hành trình hằng ngày gặp gỡ người nghèo, Người Mẹ của Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta. Hơn bất cứ ai khác, Mẹ là Mẹ của Người Nghèo. Trinh Nữ Maria biết rõ những khó khăn và những khổ đau của những ai bị đẩy ra rìa xã hội, vì chính Mẹ đã hạ sinh Con Thiên Chúa ở trong một cái hang. Vì mối đe dọa từ Herode, Mẹ đã thoát sang một xứ sở khác cùng với Thánh Giuse phu quân của mình và người con Giêsu của Mẹ. Trải qua một số tháng năm, Thánh Gia đã sống như những kẻ tị nạn. Chớ gì lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Mẹ Maria, Mẹ của Người Nghèo, liên kết họ là con cái yêu dấu của Mẹ với tất cả những ai phục vụ họ vì danh Chúa Kitô. Và xin cho lời cầu nguyện này giúp cho các bàn tay chìa ra trở thành một cử chỉ ôm ấp tình huynh đệ chung và tái nhận thức.

    Tại Roma, Đền Thờ Thánh Gioan Laterono, ngày 13/6/2020

    Lễ Nhớ Thánh Antôn Padua

    Phanxicô

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/poveri/documents/papa-francesco_20200613_messaggio-iv-giornatamondiale-poveri-2020.html

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Phụ chú của người chuyển dịch:

    Câu Thánh Kinh được trích làm nhan đề trong nguyên bản của sứ điệp trên đây là "Stretch forth your hand to the poor” (Sir 6:7). Nhưng khi người dịch tìm câu Thánh Kinh được lấy làm nhan đề ở Sách Sirach cũng gọi là Sách Huấn Ca này, thì câu 7 ở đoạn 6 lại khác: "Tìm kiếm bạn hữu thì hãy thử xem trước đã, chứ đừng vội tin vào họ". 

    Tuy nhiên, người dịch đã cố gắng dò tim và cuối cùng đã thấy câu Thánh Kinh được lấy làm nhan đề cho sứ điệp này ở cùng Sách Huấn Ca, đoạn 7 và câu 32: "Hãy đưa bàn tay của bạn ra cho người nghèo khổ - Stretch forth your hand to the poor". Thế rồi khi dịch đến đoạn hai của tiết 2, người dịch thấy đã trích lại đúng chỗ  (cf. 7:29-36). Như thế, đoạn trích dẫn ngay dưới câu nhan đề đầu tiên phải nói rằng do lỗi đả tự hơn là từ tác giả.

    Bởi thế, người dịch xin mạn phép đổi câu trích dẫn Thánh Kinh cho đúng với nhan đề, đúng như trong bản văn được người dịch tìm thấy đang khi dịch như vừa đề cập đến trên đây.

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqp%2BhzWryRH1OibHGZ93D41D5qgp3%3DrH55LBk2gUSybdw%40mail.gmail.c
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC- HUẤN TỪ CHÚA BA NGÔI

  • Tinh Cao
    Sun, Jun 7 at 12:54 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi

     

    Pope Francis in St. Peter's Square Feb. 26, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con duy nhất của Ngài" (câu 16).

    Những lời này cho thấy tác động của Ba Ngôi Thần Linh - Cha, Con và Thánh Thần -

    là một dự án yêu thương duy nhất chung cứu độ nhân loại và thế gian;

    đó là dự án cứu độ đối với chúng ta.

     

    Ba Ngôi là Tình Yêu, cùng phục vụ thế gian, một thế giới Ba Ngôi muốn cứu độ và tái tạo.

    Hôm nay, khi nghĩ đến Thiên Chúa Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần, chúng ta nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa!

    Thật là tốt lành khi chúng ta cảm thấy chúng ta được yêu thương.

    "Thiên Chúa yêu thương tôi": đó là niềm cảm thức cho ngày hôm nay. 

    Pope Francis during Angelus

     Lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy tái cảm nghiệm thấy cái say mê trước sự mỹ của Thiên Chúa;

    một sự mỹ, sự thiện và sự thật khôn lường.

    Thế nhưng cũng là sự mỹ, sự thiện và sự thật thấp hèn, gần gũi,

    Đấng đã hóa thân thành nhục thể để tiến vào đời sống của chúng ta, vào lịch sử của chúng ta,

     vào lịch sử của tôi, vào lịch sử của mỗi một người trong chúng ta,

    nhờ đó hết mọi người nam nữ có thể gặp gỡ Ngài và được sự sống đời đời.

     

     

    Xin thân ái chào anh chị em,

    Bài Phúc Âm hôm nay (xem Gioan 3:16-18), Lễ Ba Ngôi Chí Thánh, cho thấy, nơi ngôn từ tổng hợp của Thánh Gioan, mầu nhiệm về tình yêu của Thiên Chúa đối với thế gian là tạo vật của Ngài. Trong cuộc đối thoại ngắn ngủi với Nicodemo, Chúa Giêsu tỏ mình ra như Đấng làm hoàn thành dự án cứu độ của Chúa Cha cho thế gian. Người đã khẳng định rằng: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con duy nhất của Ngài" (câu 16). Những lời này cho thấy tác động của Ba Ngôi Thần Linh - Cha, Con và Thánh Thần - là một dự án yêu thương duy nhất chung cứu độ nhân loại và thế gian; đó là dự án cứu độ đối với chúng ta.

    Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế gian này tốt đẹp, mỹ miều, thế nhưng, sau khi xẩy ra tội lỗi, thế gian bị ghi dấu vết sự dữ và băng hoại. Con người nam nữ chúng ta tất cả đều là tội nhân; bởi thế, Thiên Chúa có thể nhúng tay vào phán xét thế gian, hủy diệt sự dữ và trừng phạt tội nhân. Trái lại, Ngài đã yêu thương thế gian, bất chấp tội lỗi của nó. Thiên Chúa yêu thương từng người chúng ta, cho dù chúng ta lầm lỗi và tách mình chúng ta ra xa cách Ngài. Thiên Chúa Ngôi Cha yêu thương thế gian đến độ, để cứu độ nó, đã cống hiến những gì quí báu nhất của Ngài, đó là Người Con Duy Nhất của Ngài, Đấng hiến mạng sống của mình cho con người, sống lại, về cùng Cha, và cùng với Ngài sai Thánh Linh đến. Bởi vậy, Ba Ngôi là Tình Yêu, cùng phục vụ thế gian, một thế giới Ba Ngôi muốn cứu độ và tái tạo. Hôm nay, khi nghĩ đến Thiên Chúa Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần, chúng ta nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa! Thật là tốt lành khi chúng ta cảm thấy chúng ta được yêu thương. "Thiên Chúa yêu thương tôi": đó là niềm cảm thức cho ngày hôm nay. 

    Khi Chúa Giêsu khẳng định Chúa Cha đã ban Con Một của Ngài, chúng ta tự nhiên nghĩ đến Abraham và việc ông hiến dâng người con trai Isaac của ông, được Sách Khởi Nguyên nói tới (22:1-14): đó là "mức độ vượt mức" nơi tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta cũng nghĩ đến việc Thiên Chúa tỏ mình cho Moisen ra sao: đầy dịu dàng, nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín (xem Xuất Hành 34:6). Cuộc hội ngộ với Vị Thiên Chúa này đã phấn khích Moisen, con người được Sách Xuất Hành thuật lại rằng đã tỏ ra không sợ xen mình vào giữa dân chúng và Chúa khi thân thưa cùng Ngài rằng: Vâng, "đó là một thứ dân cứng cổ; xin hãy tha thứ việc gian ác của chúng con và tội lỗi của chúng con, và hãy nhận chúng con làm gia sản của Ngài" (câu 9). Và Thiên Chúa đã thực hiện điều ấy bằng việc sai Con của Ngài. Chúng ta là những người con nơi Người Con này, nhờ quyền năng của Thánh Linh! Chúng ta là gia sản của Thiên Chúa!

    Anh chị em thân mến, lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy tái cảm nghiệm thấy cái say mê trước sự mỹ của Thiên Chúamột sự mỹ, sự thiện và sự thật khôn lường. Thế nhưng cũng là sự mỹ, sự thiện và sự thật thấp hèn, gần gũi, Đấng đã hóa thân thành nhục thể để tiến vào đời sống của chúng ta, vào lịch sử của chúng ta, vào lịch sử của tôi, vào lịch sử của mỗi một người trong chúng ta, nhờ đó hết mọi người nam nữ có thể gặp gỡ Ngài và được sự sống đời đời. Và đức tin là ở chỗ chấp nhận Thiên Chúa Tình Yêu (God-Love), đón nhận Vị Thiên Chúa Tình Yêu là Đấng đã ban Mình nơi Đức Kitô, Đấng làm cho chúng ta sống động nhờ ở Thánh Linh; chúng ta hãy để cho Ngài làm cho chúng ta được hội ngộ với Ngài và hãy tin tưởng vào Ngài. Đó là đời sống của Kitô hữu. Kính mến, gặp gỡ Thiên Chúa, tìm kiếm Thiên Chúa, thế nhưng Ngài lại là Đấng tìm kiếm chúng ta trước, là Đấng gặp gỡ chúng ta trước.

    Xin Đức Trinh Nữ Maria, nơi cư ngụ của Ba Ngôi, giúp cho chúng ta biết đón nhận tình yêu của Thiên Chúa bằng một con tim cởi mở, một tình yêu làm tràn ngập trong chúng ta niềm vui và làm cho cuộc hành trình của chúng ta trên thế gian này có ý nghĩa, luôn hướng nó đến cùng đích là Nước Trời.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến,

    Tôi xin chào tất cả anh chị em, những anh chị em ở Roma cũng như những anh chị em hành hương: từng cá nhân tín hữu, các gia đình và các cộng Đồng Tôn Giáo. Việc hiện diện của anh chị em ở Quảng Trường này là một dấu hiệu cho thấy ở Ý quốc giai đoạn khắc nghiệt của dịch bệnh đã được khắc phục, cho dù nhu cầu vẫn còn đó - thế nhưng, xin hãy cẩn thận, đừng ca bài chiến thắng quá vội nhé, đừng hát bài ca chiến thắng nghe! - hãy thận trọng tuân giữ những qui định hiện nay, vì chúng ta những qui luật giúp chúng ta tránh được thứ vi khuẩn đang còn xẩy ra này. Tạ ơn Chúa chúng ta đã vượt qua được tâm chấn dữ dội nhất của nó, thế nhưng bao giờ cũng phải theo những điều lệ của những cơ quan có Thẩm quyền. Tuy nhiên, tiếc thay, ở các xứ sở khác - tôi đang nghĩ đến một số trong họ - thứ vi khuẩn này vẫn gây ra quá nhiều nạn nhân. Thứ Sáu vừa rồi, cứ mỗi phút có một người chết ở một xứ sở! Kinh hoàng. Tôi xin bày tỏ lòng gắn bó của tôi với những dân nước ấy, với các bệnh nhân cùng các phần tử gia đình của họ, cũng như với tất cả những ai đang chăm sóc cho họ. Chúng ta hãy gần gũi với họ bằng lời cầu nguyện của chúng ta.

    Tháng Sáu được đặc biệt giành cho Trái Tim Chúa Kitô, một việc tôn sùng qui tụ lại cả những vị đại sư phụ về đàng thiêng liêng cũng như thành phần bình ân trong Dân Chúa. Thật vậy, Trái Tim nhân thần của Chúa Giêsu là một mạch nguồn từ đó chúng ta có thể luôn kín múc được lòng thương xót Chúa, được ơn tha thứ, cùng với những gì êm ái dịu dàng. Chúng ta có thể kín múc những sự này bằng cách lắng đọng trước một đoạn Phúc Âm, cảm thấy được rằng tâm điểm của hết mọi cử chỉ Chúa Giêsu tỏ ra, của hết mọi lời Chúa Giêsu nói ra đều là tình yêu, tình yêu là cốt lõi, tình yêu của Chúa Cha, Đấng đã sai Con của Ngài, tình yêu của Thánh Linh, Đấng ở trong chúng ta. Chúng ta cũng có thể kín múc những sự ấy bằng việc tôn thờ Thánh Thể, nơi mà tình yêu này hiện diện một cách Bí Tích. Để rồi, nhờ đó mà lòng của chúng ta từ từ sẽ trở nên nhẫn nại hơn, quảng đại hơn và nhân hậu hơn, theo gương Trái Tim của Chúa Giêsu. Có một lời nguyện cổ - tôi đã học được từ bà của tôi - như thế này: "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy làm cho lòng của con nên giống như của Chúa". Một lời cầu tuyệt vời: "Xin hãy làm cho lòng con nên giống như của Chúa", một lời nguyện nho nhỏ để cầu nguyện trong tháng này. Giờ đây chúng ta cùng nhau đọc lời cầu này được không? "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy làm cho lòng của con nên giống như của Chúa". Nào, một lần nữa: "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy làm cho lòng của con nên giống như của Chúa".

    Tôi xin chúc tất cả anh chị em một Chúa Nhật vui tươi hạnh phúc. Tôi đã tính nói "một Chúa Nhật vui vẻ và nóng bức", một Chúa Nhật tốt đẹp. Xin đừng quên cầu cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon lành và xin tạm biệt anh chị em.

     

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-feast-of-the-most-holy-trinity-3/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrvVMwR1i6YsUb1GKu5vxjDZFpboN3xUaFCGRHTLB9f_A%40m