7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -CHÚA BA NGÔI

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC -THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>Unsubscribe
    To:tinh cao
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Sun, May 31 at 1:24 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ 

     HUẤN TỪ LẠY NỮ VƯƠNG ĐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

     

    Pope Francis delivers his Regina Coeli address overlooking St. Peter’s Square May 31, 2020. Credit: Vatican Media.

    "Bình an cho các con" không phải chỉ là một lời chào vậy thôi, mà còn là những gì bày tỏ việc thứ tha nữa,

    đối với thành phần môn đệ thật ra đã bỏ rơi Người. Đó là những lời hòa giải và thứ tha.

    Cả chúng ta nữa, khi chúng ta chúc bình an cho người khác, là chúng ta tỏ ra tha thứ cho họ, và xin họ thứ tha cho chúng ta đó.

    Khi tha thứ cho các môn đệ và qui tụ các vị lại với mình, Chúa Giêsu biến các vị thành một Giáo Hội,

    Giáo Hội của Người, một cộng đồng hòa giải và sẵn sàng cho sứ vụ truyền giáo

    Khi một cộng đồng không biết hòa giải, thì không thể nào sẵn sàng truyền giáo được:

    cộng đồng này chỉ sẵn sàng tranh luận nội bộ, sẵn sàng tranh cãi nội bộ thôi.

    Pope Francis leads the Regina Coeli on Sunday

    Thánh Thần là lửa thiêu rụi tội lỗi và kiến tạo nên những con người nam nữ mới;

    Ngài là ngọn lửa yêu thương được các môn đệ sử dụng để có thể "thắp lửa" thế giới này,

    thứ yêu thương dịu dàng thiên về những con người bé mọn, nghèo khổ, bị loại trừ...

    Chúng ta đã lãnh nhận các tặng ân của Thánh Thần nơi Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức:

    ơn khôn ngoan, thông hiểu, huấn dụ, đại đảm, nhận thức, thảo hiếu và kính sợ Chúa.

     

    Xin thân ái chào anh chị em.

    Hôm nay, chúng ta trở lại với Quảng Trường được mở ra đây; thật là vui!

    Hôm nay, chúng ta cử hành mừng đại lễ Hiện Xuống, nhớ lại sự kiện Thánh Linh được tuôn trào xuống trên cộng đồng tiên khởi của Giáo Hội. Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 20:19-23) đưa chúng ta về lại với tối Phục Sinh, và cho chúng ta thấy Chúa Giêsu phục sinh hiện ra ở Căn Tiệc Ly, nơi các môn đệ ẩn náu. Các vị đã cảm thấy sợ hãi. "Chúa Giêsu đã đến và đứng giữa các vị mà phán: 'Bình an cho các con' (câu 19)". Những lời đầu tiên này của Đấng Phục Sinh: "Bình an cho các con" không phải chỉ là một lời chào vậy thôi, mà còn là những gì bày tỏ việc thứ tha nữa, đối với thành phần môn đệ thật ra đã bỏ rơi Người. Đó là những lời hòa giải và thứ tha. Cả chúng ta nữa, khi chúng ta chúc bình an cho người khác, là chúng ta tỏ ra tha thứ cho họ, và xin họ thứ tha cho chúng ta đó. Thật vậy, Chúa Giêsu ban bình an của Người cho thành phần môn đệ đang sợ hãi này, những con người cảm thấy khó mà tin được những gì các vị đã chứng kiến thấy, tức là ngôi mộ trống, và đã coi nhẹ chứng từ của Maria Mai-Đệ-Liên, cũng như của các phụ nữ khác. Chúa Giêsu tha thứ cho các vị. Người luôn thứ tha, và Người ban bình an của Người cho các bạn hữu của Người. Đừng quên rằng: Chúa Giêsu không ngừng tha thứ. Chúng ta mới là những người cảm thấy mệt mỏi xin thứ tha thôi.

    Khi tha thứ cho các môn đệ và qui tụ các vị lại với mình, Chúa Giêsu biến các vị thành một Giáo Hội, Giáo Hội của Người, một cộng đồng hòa giải và sẵn sàng cho sứ vụ truyền giáo - hòa giải và sẵn sàng truyền giáo. Khi một cộng đồng không biết hòa giải, thì không thể nào sẵn sàng truyền giáo được: cộng đồng này chỉ sẵn sàng tranh luận nội bộ, sẵn sàng tranh cãi nội bộ thôi. Việc gặp gỡ Vị Chúa Phục Sinh đã hoàn toàn đảo lộn cuộc sống của các Tông Đồ, và biến các vị thành những chứng nhân can trường. Thật vậy, ngay sau đó Người liền phán: "Như Cha đã sai Thày thế nào, Thày cũng sai các con như vậy" (câu 21). Những lời này làm cho chúng ta hiểu rằng các vị Tông Đồ được mời gọi kéo dài chính sứ vụ truyền giáo được Chúa Cha ủy thác cho Chúa Giêsu. "Thày sai các con đi: nó không phải là thời gian khóa kín khép chặt, hay thời gian tiếc nuối, tiếc nuối 'những giây phút tốt đẹp', những giây phút được ở với Thày". Niềm vui Phục Sinh là niềm vui cao cả, nhưng nó cũng là một niềm vui đắt giá, không được giữ lấy cho bản thân mình, mà phải được trao ban. Trong các Chúa Nhật của Mùa Phục Sinh, chúng ta đã từng nghe đoạn Phúc Âm này, rồi tới đoạn gặp gỡ những người môn đệ về Emmau, tới đoạn Vị Chủ Chiên Nhân Lành, đến bài từ biệt và lời hứa ban Thánh Linh - tất cả đều để củng cố niềm tin cho các môn đệ, cả niềm tin của chúng ta nữa, nhắm đến sứ vụ truyền giáo.

    Thật thế, chính là để tác động sứ vụ truyền giáo. Chúa Giêsu ban Thần Linh của Người cho các Tông Đồ. Phúc Âm viết: "Người đã thở hơi trên các vị mà nói cùng các vị rằng: 'các con hãy nhận lấy Thánh Linh'" (câu 22). Thánh Thần là lửa thiêu rụi tội lỗi và kiến tạo nên những con người nam nữ mới; Ngài là ngọn lửa yêu thương được các môn đệ sử dụng để có thể "thắp lửa" thế giới này, thứ yêu thương dịu dàng thiên về những con người bé mọn, nghèo khổ, bị loại trừ... Chúng ta đã lãnh nhận các tặng ân của Thánh Thần nơi Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức: ơn khôn ngoan, thông hiểu, huấn dụ, đại đảm, nhận thức, thảo hiếu và kính sợ Chúa. Tặng ân cuối cùng này, ơn kính sợ Chúa, thật sự ngược lại với nỗi lo sợ trước đó đã khiến các môn đệ bị tê liệt: chính tình yêu của Chúa, chính niềm tin tưởng vào lòng thương xót của Người và sự thiện hảo của Người, chính niềm tin tưởng này mới có thể chuyển động theo chiều hướng Ngài mong muốn, mà không hề thiếu vắng sự hiện diện của Người và sự nâng đỡ của Người.

    Lễ Hiện Xuống là dịp làm mới lại nhận thức về sự hiện diện sống động của Thánh Thần là Đấng ngự trong chúng ta. Ngài cũng ban cho chúng ta lòng can đảm để chúng ta có thể vươn ra khỏi các bức tường bao che của "căn tiệc ly", của phái nhóm, mà không để chúng ta bị hư hỏng nơi cuộc sống vắng lặng, hay cuộc đời khóa mình vào các thứ thói quen cằn cỗi. Giờ đây chúng ta hãy nghĩ đến Mẹ Maria. Mẹ đã ở đó với các vị Tông Đồ, khi Thánh Linh hiện đến, đóng vai trò chính yêu trong Cộng Đồng tiên khởi của cảm nghiệm tuyệt vời biến cố Hiện Xuống này. Chúng ta hãy cầu cùng Mẹ để có được một tinh thần truyền giáo nhiệt thành đối với Giáo Hội.

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương, ngài nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến,

    Thượng Nghị Giám Mục về Vùng Amazon đã kết thúc 7 tháng trước đây. Hôm nay, lễ Hiện Xuống, chúng ta cầu xin cùng Chúa Thánh Thần để Ngài ban ánh sáng và sức mạnh cho Giáo Hội cũng như cho xã hội ở Amazon, nơi đang bị thử thánh khắc nghiệt bởi dịch bệnh này. Nhiều người đã bị lây nhiễm và chết đi, đặc biệt là thành phần dễ bị tổn thương, ở cả các thổ dân nữa. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của Amazon, tôi nguyện cầu cho người nghèo khổ và những ai bất lực ở Vùng Đất yêu quí này, mà còn cho cả những người ấy trên toàn thế giới, và xin kêu gọi đừng để một ai bị hụt hẫng trong việc được chăm sóc sức khỏe. Hãy chăm sóc dân chúng, chứ đừng chỉ cứu vãn nền kinh tế. Hãy chăm sóc dân chúng, thành phần còn quan trọng hơn là kinh tế nữa. Chúng ta, những con người, là đền thờ của Chúa Thánh Thần, chứ không phải của kinh tế.

    Hôm nay ở Ý cử hành Ngày Toàn Quốc Cứu Tế (National Relief Day), để cổ võ tình đoàn kết trong việc chăm sóc cho người yếu bệnh. Tôi xin lập lại lòng biết ơn của tôi đến tất cả những ai, nhất là trong giai đoạn này, đã cống hiến và đang cống hiến chứng từ chăm sóc tha nhân của mình. Tôi tri ân nhớ đến và khen ngợi tất cả những ai đã cống hiến sự sống của mình để nâng đỡ những ai yếu bệnh trong cơn dịch bệnh này. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng cho các vị bác sĩ, cho những tình nguyện viên, các ý tá, cho tất cả các nhân viên ý tế, và nhiều người đã hy sinh mạng sống mình trong giai đoạn này.

    Tôi xin chúc anh chị em tất cả một Chúa Nhật Hiện Xuống tốt đẹp. Chúng ta đang rất cần đến ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần! Giáo Hội cần Thánh Linh để có thể tiến bước một cách hòa hợp với Phúc Âm và can trường làm chứng cho Phúc Âm. Toàn thể nhân loại cũng cần đến Ngài, để có thể thoát được cuộc khủng hoảng này một cách liên kết hơn chứ đừng chia rẽ hơn. Anh chị em biết rằng người ta thoát ra từ một cuộc khủng hoảng, như cuộc khủng hoảng hiện nay, mà vẫn y như trước đó: một là tốt hơn hai là tệ hơn. Chớ gì chúng ta có đủ can đảm để đổi thay, để nên tốt hơn, tốt hơn trước đây, nhờ đó chúng ta có thể tích cực kiến tạo sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh này.

    Xin đừng quên cầu cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon lành, và sớm gặp lại anh chị tại Quảng Trường này nhé!

    https://zenit.org/articles/regina-caeli-address-on-the-solemnity-of-pentecost/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoE6NEmUbeNCWSV6wO3j%3DmWfYedWoApBGhwaCmmcuOHJg%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -QUÀ TẶNG CHÚA THÁNH THẦN

Thiện Lương và Quân Tử: Quà Tặng của Chúa Thánh Thần

Nhiều khi nhắc lại một sự kiện đáng nhớ nào đó trong thế giới loài người là cách hay và đẹp để con người của mọi thời đại suy và gẫm…Rồi từ đó có thể nhìn ra và nhìn rõ sứ vụ của từng con người : đấy là cùng cộng tác với Ơn Trên và với cái tâm của nhau làm nên sự Thiện Lương và Quân Tử – món quà hiếm trong hôm nay –  nhưng sẽ dồi dào nếu tin và để cho Thánh Thần của Thiên Chúa hoạt động..

Câu chuyện ấy xảy ra cách đây đã 155 năm – nghĩa là vào thời cuối cuộc nội chiến Nam – Bắc ở Hoa Kỳ…

Thời đó chỉ huy lực lượng quân miền Nam là tướng Robert Lee và  tư lệnh quân miền Bắc là tướng Ulysses Simpson Grant…

Tướng Robert Lee vốn là tướng lãnh của quân đội Liên Bang, nhưng gốc người miền Nam…và – khi được đề cử chỉ huy quân đội miền Bắc – ông đã từ chối, nại lý do là người con của miền Nam, ông không thể quay lưng lại với quê hương – nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình…Ông về đầu quân trong quân đội miền Nam tại Richmond, bang Virginia…

Thế nhưng khi Richmond của miền Nam thất thủ, ông quyết định đầu hàng…

Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 / 4 / 1865, thủ đô Richmond của miền Nam thất thủ…vì không còn đường tháo lui đứng trước sự bao vây trùng điệp của kỵ binh cũng như ba quân đoàn bộ binh miền Bắc do tướng Grant chỉ huy…Bộ tham mưu của tướng Lee đề nghị ông chia nhỏ các toán quân của mình ra và tiến hành đánh du kích, nhưng tướng Lee quyết định đầu hàng : “Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây thêm không biết bao nhiêu chết chóc…thì tội của tôi thật đáng chết ngàn lần.” Và ông gửi cho tướng Grant của miền Bắc một lá thư yêu cầu sắp xếp một cuộc thương thảo…

Nhận được thư của tướng Lee, tướng Grant mừng vô hạn…Ông đề nghị tướng Lee tùy ý chọn địa điểm thương thuyết…Cuối cùng thì căn nhà của một người buôn bán tên Wilmer Mc. Lean ở làng Appomattox được chọn…

Tướng Grant – tư lệnh quân đội miền Bắc – ra lệnh nghiêm cấm tất cả sĩ quan cũng như binh lính dưới quyền không được có bất kỳ một hành vi khinh thị nào với ông tướng tư lệnh cũng như binh lính miền Nam bại trận…

Trưa ngày 9 / 4 / 1865, hai vị tướng ngồi bên nhau trong căn phòng khách nhà ông Mc. Lean và vui cười hàn huyên về những kỷ niệm trong quân ngũ khi cả hai cùng chiến đấu trong cuộc chiến tranh Mexico…Hàn huyên của họ kéo dài khá lâu đến độ chính tướng Lee phải chủ động đề cập đến mục đích buổi gặp gỡ giữa họ và chuyện đầu hàng của miền Nam…Rất bình thản, tướng Grant vói tay lấy một tờ giấy ghi vội những điều khoản và trao cho tướng Lee :

– Binh lính miền Nam sẽ không bị coi là phản quốc.

– Binh lính mền Nam sẽ không bị đưa đi tù.

– Chính phủ sẽ không được đụng tới hoặc làm phiền hà họ nếu họ chấp hành tốt luật lệ nơi cư ngụ.

– Kỵ binh được quyền mang ngựa và lừa về nhà để giúp đỡ gia đình cày cấy vào mùa xuân.

– Binh lính được quyền giữ lại khí giới cá nhân để giúp bảo vệ gia đình.

Xem qua những điều khoản ấy, tướng Lee vui mừng cám ơn tướng Grant : “ Những điều này sẽ tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.”

Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không còn đủ lương thực cho họ…Và tướng Grant cũng hứa sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương khô…Ông cũng cho in 28.231 giấy phóng thích tù binh miền Nam…

Thế rồi ngày 12 / 4 / 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí…Tướng Joshua L. Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận các binh sĩ qui hàng…Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào…Sau này ông viết : “Giây phút đó đã làm tôi thực sự xúc động…Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động –  không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh…Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này…Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này…Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng kiên cường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ…Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết…Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”

Cùng với chủ tướng của mình, tất cả các hàng ngũ quân nhân miền Băc thắng trận – từ đơn vị này nối tiếp đơn vị khác – họ đồng loạt nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh…

Vị tướng dẫn đầu quân miền Nam đang cúi đầu trên lưng ngựa, ông nhận ra hành động ấy của tướng lĩnh và binh lính quân miền Bắc, ông ngồi ngay lại và giơ tay chào đáp lễ…Toàn thể binh lính phía sau ông cũng đồng loạt giơ tay chào…

Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống , tiếng hô, tiếng reo mừng chiến thắng…

Sau khi quân miền Nam giải tán, binh sĩ miền Bắc muốn có một bữa tiệc “ăn mừng chiến thắng”, nhưng tướng Grant không cho…Ông bảo rằng : “ Họ bây giờ là dân của mình !”

Sử gia Ron Wilson nói về hai ông tướng tuyệt vời ấy như sau : “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên cùng dốn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù.”

Từ ngày đó đến nay không biết bao nhiêu cuộc chiến lớn nhỏ giữa các quốc gia với nhau cũng như nội chiến trong cùng một tổ quốc…Hao tổn nhân lực và vật lực…Thế nhưng hầu như không mấy người có trách nhiệm có ý giải quyết theo kiểu của hai vị tướng – tướng Grant và tướng Lee…

Gs Đỗ Quang Hưng trong bài viết có đầu đề là : “Có phải người Công Giáo Việt Nam “bỏ rơi” Chúa Thánh Thần ?” đã chia sẻ như thế này:

“Có vẻ như người Công Giáo Việt Nam và Giáo Hội của mình dường như trong lịch sử và hiện tại thường nghiêng về Đức Chúa Cha và Ngôi Hai, Chúa Con, Đức Giê-su Ki-tô. Về mặt thần học và nhận thức tôn giáo thì quả là vậy. Bởi lẽ , với đời sống tôn giáo ( kể cả sống Tin Mừng với những phạm trù siêu việt của Đấng Tạo Dựng) và đời sống trần thế, với họ, luôn hướng tới sự tin theo và sống trong Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Phục Sinh, thường liên quan trực tiếp đến Chúa Giê-su, Đấng “được sai đến thế gian” để cứu rỗi nhân loại.

Còn Chúa Thánh Thần – Ngôi Ba – vì sao giáo dân dễ “bỏ rơi” ? Người Ki-tô hữu còn gọi Ngôi này bằng những tên gọi khác nhau như Thần Khí, Chúa Thánh Linh…vì nó không “cụ thể”. Chúa Thánh Thần trong đời sống người Công Giáo Việt Nam nhiều lúc như xa lạ vì rằng họ chỉ tìm thấy trong các sách giáo lý về Chúa Thánh Thần trong những lúc chịu phép Thêm Sức ! Rồi từ đó, Chúa Thánh Thần trong tâm thức người Công Giáo Việt Nam chỉ như “vị khách quý ghé thăm một lần xa xưa mà không hề để lại địa chỉ” (Nguyễn Ngọc Lan – Chủ Nhật hồng giữa mùa tím, 1977).

Vấn đề là ở chỗ, từ đấy, người ta nghĩ rằng, nếu như người Công Giáo Việt Nam thuần thành, có lòng đạo đức bình dân dồi dào, nhưng tâm thức tôn giáo hạn chế, nhất là đối với Chúa Thánh Thần, Đấng thường trực, dù Ngôi này chỉ đem lại cho Hội Thánh thứ quyền năng duy nhất là sức lay động và chuyển thông tâm thức người Công Giáo. Nhưng chính nhờ quyền năng này mà Chúa Thánh Thần có thể khiến từng em bé có thể bẻ chiếc bánh yêu thích cho bạn mình ở sân trường, từng người hàng xóm vượt qua được khoảng đường hẹp, có khi chỉ rộng 1 – 2m mà hiểm nguy hơn núi, sự nghi kỵ sâu hơn sông, để chào đón người hàng xóm ở căn nhà đối diện mình.”

Chúa Giê-su đã chẳng từng nói với chúng ta rằng : “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn diện. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.” ( Gio 16 , 13)

Nghĩa là Thánh Thần – trong hôm nay – Người dùng sức để lay động và chuyển thông tâm thức những người tin, giúp cho họ hiểu và phát huy lời dạy của Chúa Giê-su thành hành động, lời nói cũng như cách sống để mọi người – khi tiếp cận – họ nhận ra hạnh phúc của con cái Chúa,

Sự thiện lương và tinh thần quân tử cũng từ đấy mà hình thành…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ = ĐTC- NGƯỜI CÔNG CHÍNH CẦU NGUYỆN

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, May 27 at 6:59 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

    Bài 4 - Cầu nguyện: nơi người công chính

      

    Pope Francis during his General Audience

     Bài giáo lý hôm nay chúng ta giành để nói về việc người công chính cầu nguyện.

    Dự án của Thiên Chúa giành cho nhân loại thì thiện hảo tốt đẹp,

    thế nhưng, trong đời sống hằng ngày của mình, chúng ta lại thấy sự dữ xuất hiện: đó là một kinh nghiệm thường ngày.

     Pope Francis speaks at a general audience in the apostolic library. Credit: Vatican Media

     Tôi đang nghĩ đến tình huynh đệ nhân loại ngày nay... các thứ chiến tranh xẩy ra ở khắp mọi nơi mọi chốn....

    cầu nguyện vừa là bờ đê vừa là chốn nương náu của con người trước trận lụt sự dữ đang dâng cao trên thế giới này.

     

     Pope Francis blesses the faithful during the General Audience

     Chúa, xin cứu chúng con khỏi bản thân con, khỏi các tham vọng của con, khỏi các đam mê của con".

    Những con người cầu nguyện ở những trang mở đầu của Thánh Kinh đều là những con người hoạt động cho hòa bình

     

     Việc cầu nguyện là những gì vun trồng những luống hoa tái sinh

    ở những chốn lòng hận thù ghen ghét chỉ có thể lan rộng nơi sa mạc khô cằn.

    Cầu nguyện là những gì mãnh lực, vì nó thu hút quyền năng của Thiên Chúa,

    và quyền năng của Thiên Chúa lại luôn ban sự sống: bao giờ cũng thế.

     

    Xin thân ái chào anh chị em,

    Bài giáo lý hôm nay chúng ta giành để nói về việc người công chính cầu nguyện.

    Dự án của Thiên Chúa giành cho nhân loại thì thiện hảo tốt đẹp, thế nhưng, trong đời sống hằng ngày của mình, chúng ta lại thấy sự dữ xuất hiện: đó là một kinh nghiệm thường ngày. Các đoạn đầu tiên của Sách Khởi Nguyên cho thấy tính chất rộng lan gia tăng của tội lỗi ở nơi các thứ chuyện của con người. Adong và Evà (xem 3:1-7) đã tỏ ra ngờ vực những ý định nhân lành của Thiên Chúa, khi nghĩ rằng họ đang phải đương đầu với một vị thần linh ganh tị, muốn ngăn cản không cho họ hưởng hạnh phúc của họ. Thế nên mới xẩy ra chuyện nổi loạn: họ không còn tin vào một vị Hóa Công quảng đại nữa, Đấng muốn cho họ được hạnh phúc. Lòng của họ, chiều theo chước cám dỗ của tên gian ác, được chấp nhận bởi những thứ ảo tưởng về quyền toàn năng: "Nếu chúng ta ăn trái của cây đó thì chúng ta sẽ trở nên như Thiên Chúa" (câu 5). Chước cám dỗ ấy là ở chỗ tham vọng lọt vào cõi lòng. Thế nhưng, kinh nghiệm lại là những gì nghịch đảo, ở chỗ, mắt của họ mở ra, khiến họ thấy rằng họ trần trụi (câu 7), chẳng có gì hết. Đừng quên điều này: tên cám dỗ là một tên dụ dẫm bậy bạ, hắn dụ dẫm một cách sai quấy.

    Sự dữ càng trở nên lũng đoạn hơn nơi thế hệ thứ hai của con người, nó trở nên mãnh liệt hơn, nơi câu chuyện của Cain và Aben (4:1-16). Cain ghen tị với em của mình: một con sâu ghen tị xuất hiện; cho dù hắn là trưởng tử, hắn cũng thấy Aben như là một địch thủ, kẻ muốn ngầm phá vai trò chính yếu của hắn. Sự dữ hiện lên trong lòng hắn, và hắn không thể khống chế nó. Khi sự dữ bắt đầu đột nhập vào tâm can thì bao giờ cũng hiện lên những ý nghĩ xấu về người khác, ngờ vực họ. Trí óc có thể nghĩ rằng: "Đó là một tên bậy bạ, hắn sẽ gây tổn thương đến tôi". Rồi ý nghĩa ấy lọt vào tâm can... Để rồi câu chuyện về tình huynh đệ đầu tiên đã kết thúc ở một tay sát nhân. Tôi đang nghĩ đến tình huynh đệ nhân loại ngày nay... các thứ chiến tranh xẩy ra ở khắp mọi nơi mọi chốn.

    Theo giòng dõi của Cain, thủ công nghệ và nghệ thuật phát triển, nhưng đồng thời bạo lực cũng phát triển nữa, như được bày tỏ trong bài ca nham hiểm của Lamec, một bài ca như là một khúc hát rửa hận: "Vì một vết thương, ta đã giết một người, vì một chút sây sát, ta đã giết một đứa trẻ. Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy!" (4:23-24). Rửa hận ở chỗ: "ngươi làm điều ấy thì ngươi có vay có trả". Thế nhưng quan tòa không nói điều ấy mà là tôi. Tôi phán quyết trường hợp ấy. Nên sự dữ lan ra như trận lửa dại, cho đến khi nó chiếm hết toàn bộ bức tranh: "Chúa đã thấy rằng sự gian ác tồi bại của con người đầy trên mặt đất, và hết mọi ý muốn sâu xa của lòng họ lúc nào cũng toàn là sự dữ" (6:5). Bức họa bao rộng về trận lụt toàn diện (đoạn 6-7), và tháp Babel (đoạn 11) cho thấy rằng cần đến một khởi đầu mới, như cần đến một cuộc tân tạo, một cuộc tân tạo sẽ được nên trọn nơi Đức Giêsu Kitô.

    Tuy nhiên, ở những trang Thánh Kinh đầu tiên này, cũng có cả một câu chuyện khác nữa, không lôi cuốn cho lắm, đơn thường hơn nhiều và được mến mộ hơn nhiều, một câu chuyện tiêu biểu cho niềm hy vọng cứu độ. Cho dù là hầu hết mọi người đều tác hành một cách tàn bạo, gây hận thù ghen ghét và thống trị cả một guồng máy lớn lao nơi các sự vụ của con người, vẫn có một số người có khả năng chân thành cầu nguyện cùng Thiên Chúa, có thể viết lên định mạng của con người một cách khác biệt. Abel hiến dâng Thiên Chúa một hy tế của các thứ hoa trái đầu mùa. Sau khi Abel chết, Adong và Eva có được người con thứ ba là Set, cha của Enoc (nghĩa là "tử vong"), và Sách Thánh viết: "Từ lúc ấy dân chúng bắt đầu kêu cầu danh Chúa" (4:26). Sau đó Enoc xuất hiện, một con người "bước đi với Chúa" và được mang đi về trời (5:22,24). Sau cùng là truyện về Noe, một con người công chính "đã bước đi với Chúa" (6:9). 

    Khi đọc những câu chuyện này, người ta có ấn tượng rằng cầu nguyện vừa là bờ đê vừa là chốn nương náu của con người trước trận lụt sự dữ đang dâng cao trên thế giới này. Nếu nhìn kỹ hơn chúng ta cũng cầu cho chính mình được cứu độ nữa. Cần phải cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi bản thân con, khỏi các tham vọng của con, khỏi các đam mê của con"Những con người cầu nguyện ở những trang mở đầu của Thánh Kinh đều là những con người hoạt động cho hòa bình: thật vậy, nếu chân thực, việc cầu nguyện hoàn toàn không còn những bản năng bạo lực và là một ánh mắt hướng về Thiên Chúa, nhờ đó Ngài đáp lại bằng việc chăm sóc cho cõi lòng của con người. Sách Giáo Lý dạy rằng: "Tính chất cầu nguyện này được cảm nghiệm bởi nhiều con người công chính nơi tất cả mọi tôn giáo" (2569). Việc cầu nguyện là những gì vun trồng những luống hoa tái sinh ở những chốn lòng hận thù ghen ghét chỉ có thể lan rộng nơi sa mạc khô cằnCầu nguyện là những gì mãnh lực, vì nó thu hút quyền năng của Thiên Chúa, và quyền năng của Thiên Chúa lại luôn ban sự sống: bao giờ cũng thế. Ngài là Vị Thiên Chúa của sự sống và làm tái sinh.

    Đó là lý do tại sao vai trò làm chúa của Thiên Chúa được tỏ hiện qua một chuỗi những con người nam nữ, thường bị hiểu lầm hay bị loại trừ trên thế gian này. Thế nhưng thế giới lại sống động và tăng trưởng, khi quyền năng của Thiên Chúa bị thu hút bởi những người đầy tớ này. Họ không phải là một bọn om sòm, một chuỗi người ít khi thấy nhẩy vọt lên ở những tin chính, tuy nhiên, họ lại rất quan trọng để phục hồi niềm tin tưởng trên thế giới! Tôi nhớ đến truyện của một người làm đầu trong chính quyền, đóng một vai quan trọng, không phải trong lúc này, mà vào thời đã qua. Một con người vô thần không hề có cảm quan tôn giáo gì trong lòng hết, thế nhưng, từ nhỏ, ông đã thấy được bà của mình cầu nguyện, và điều ấy vẫn lưu lại trong lòng của ông ta. Thế rồi, vào một lúc khó khăn trong cuộc đời của mình, ký ức ấy trở lại với cõi lòng của ông mà nhắc nhở rằng: "Thế nhưng bà của mình đã cầu nguyện...". Thế là ông bắt đầu cầu nguyện bằng các mẫu thức của bà ông dạy cho, và ông đã gặp được Chúa Giêsu ở đó. Cầu nguyện là một chuỗi đời sống, ở chỗ nhiều con người nam nữ cầu nguyện đều gieo vãi sự sống. Cầu nguyện là việc gieo vãi sự sống, lời cầu nguyện nhỏ nhoi: đó là lý do tại sao cần phải dạy cho trẻ em cầu nguyện. Tôi cảm thấy nhức nhối khi tôi thấy trẻ em không thể làm dấu Thánh Giá. Chúng ta cần phải dạy cho chúng làm dấu Thánh Giá đàng hoàng tử tế, vì nó là lời cầu nguyện đầu tiên. Trẻ em cần phải biết cầu nguyện. Sau đó, có thể các em sẽ bị quên mất, sẽ đi theo con đường khác; tuy nhiên, những lời cầu nguyện đầu tiên các em học được từ nhỏ vẫn còn trong lòng các em, vì chúng như là hạt giống sự sống, hạt giống đối thoại với Chúa.

    Đường lối của Thiên Chúa trong giòng lịch sử băng qua họ, qua họ là phần "còn lại" của nhân loại, thành phần không chiều theo luật của những kẻ mạnh nhất, thế nhưng họ xin Thiên Chúa thực hiện các phép lạ của Ngài, nhất là biến đổi con tim chai đá của chúng ta thành con tim bằng thịt (xem Ezekiên 36:26). Đường lối của Thiên Chúa ấy giúp cho cầu nguyện: vì cầu nguyện là việc mở cửa ra cho Thiên Chúa, khi nó biến đổi cõi lòng chai đá nhiều lần của chúng ta thành con tim nhân loại.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200527_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoZ7THr%3DT11Z4FxVpgJEubZvGeUTwp2kuC9wU5r713qAA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC-LỄ THĂNG THIÊN

  •  
    TĨNH CAO
    Sun, May 24 at 11:52 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Lạy Nữ Vương Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên

     

    Pope Francis imparts a blessing from the window of the Apostolic Palace on May 24, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

    Hôm nay, Ý quốc và các xứ sở khác cử hành mừng Lễ Trọng Chúa Thăng Thiên.

    Đoạn Phúc Âm theo Thánh Mathêu (28:16-20) cho chúng ta thấy rằng các Tông Đồ qui tụ lại ở Galilêa,

    "trên núi được Chúa đã chỉ cho các vị" (câu 16).

    Đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng của Vị Chúa phục sinh với những con người thuộc về Người, ở trên núi.

     

     

     Bằng lời hứa ở cùng chúng ta cho đến tận thế,

    Chúa Giêsu đã khai mở kiểu cách hiện diện ấy của Người trên thế giới này như là một Đấng Phục Sinh.

    Chúa Giêsu hiện diện trên thế giới, nhưng bằng một cách khác, cách của Đấng Phục Sinh,

    tức là, một sự hiện diện được tỏ hiện nơi Lời Chúa, nơi các Bí Tích, nơi tác động liên lỉ và nội tâm của Thánh Linh.

     

    Pope Francis prays the Regina Coeli on Sunday

     Lễ Thăng Thiên nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, mặc đù đã lên Trời để vinh quang ngự bên hữu Chúa Cha,

    vẫn luôn ở giữa chúng ta, nhờ đó sức mạnh của chúng ta, lòng kiên trì của chúng ta và niềm vui của chúng ta

    chính là ở nơi sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta bằng quyền lực của Thánh Thần.

     

    Xin thân ái chào anh chị em,

    Hôm nay, Ý quốc và các xứ sở khác cử hành mừng Lễ Trọng Chúa Thăng Thiên. Đoạn Phúc Âm theo Thánh Mathêu (28:16-20) cho chúng ta thấy rằng các Tông Đồ qui tụ lại ở Galilêa, "trên núi được Chúa đã chỉ cho các vị" (câu 16). Đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng của Vị Chúa phục sinh với những con người thuộc về Người, ở trên núi. "Núi" là những gì chất chứa một biểu hiệu gợi ý mãnh liệt. Chúa Giêsu đã công bố các Mối Phúc Đức "ở trên núi" (xem Mathêu 5:1-12); Người cũng ẩn mình cầu nguyện ở trên núi (xem mathêu 14:23); cũng ở đó Người đã đón tiếp các đám đông và chữa lành bệnh nhân (xem Mathêu 15:29). Thế nhưng, trên núi vào lúc này đây, Vị Sư Phụ không còn tác hành và giảng dạy nữa, mà chính Đấng Phục Sinh muốn các môn đệ hành động và loan báo, ủy thác cho các vị sứ vụ tiếp nối công việc của Người.

    Sứ vụ truyền giáo cho muôn dân được trao phó cho các vị. Người nói: "Vậy các con hãy đi mà tuyển mộ môn đồ nơi tất cả các dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy cho họ tuân giữ tất cả những gì Thày truyền cho các con" (các câu 19-20). Nội dung của sứ vụ được ủy thác cho các vị bao gồm việc loan báo, rửa tội, giảng dạy và bước theo chân của Thàytức là Phúc Âm sống động. Sứ điệp cứu độ này trước hết là nhiệm vụ làm chứng - không thể loan truyền nếu không có chứng từ - là những gì thành phần môn đệ chúng ta ngày nay cũng được kêu gọi làm chứng cho đức tin của chúng ta. Trước một công việc gay go bắt buộc như thế, và nghĩ đến những yếu hèn của mình, chúng ta cảm thấy bất xứng hợp, như chính các vị Tông Đồ đã thật sự cảm thấy. Thế nhưng, đừng thất vọng. Chúa Giêsu đã ngỏ cùng các vị trước khi lên Trời rằng: "Thày luôn ở với các con cho đến tận thế" (câu 20).

    Lời hứa này là những gì bảo đảm cho việc hiện diện liên lỉ và an ủi của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Thế nhưng làm sao có thể nhận sự sự hiện diện này? Nhờ Thần Linh của Người, Đấng dẫn dắt Giáo Hội bước đi trong giòng lịch sử như là người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường của con người. Vị Thần Linh được Chúa Kitô và Chúa Cha sai đến ấy, thực hiện việc tha thứ tội lỗi và thánh hóa tất cả những ai biết thống hối, tỏ ra tin tưởng vào tặng ân cùa Ngài. Bằng lời hứa ở cùng chúng ta cho đến tận thế, Chúa Giêsu đã khai mở kiểu cách hiện diện ấy của Người trên thế giới này như là một Đấng Phục SinhChúa Giêsu hiện diện trên thế giới, nhưng bằng một cách khác, cách của Đấng Phục Sinh, tức là, một sự hiện diện được tỏ hiện nơi Lời Chúa, nơi các Bí Tích, nơi tác động liên lỉ và nội tâm của Thánh Linh. Lễ Thăng Thiên nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, mặc đù đã lên Trời để vinh quang ngự bên hữu Chúa Cha, vẫn luôn ở giữa chúng ta, nhờ đó sức mạnh của chúng ta, lòng kiên trì của chúng ta và niềm vui của chúng ta chính là ở nơi sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta bằng quyền lực của Thánh Thần.

    Xin Trinh Nữ Maria trợ giúp cuộc hành trình của chúng ta bằng việc chở che từ mẫu của Mẹ: nhờ Mẹ chúng ta biết dịu dàng và can đảm trở thành những nhân chứng của Vị Chúa phục sinh trên thế giới này

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương:)

    Anh chị em thân mến,

    Chúng ta hãy liên kết trong tinh thần với tín hữu Công giáo ở Trong quốc, những người anh chị em hôm nay cử hành, bằng tấm lòng đặc biệt tôn sùng, Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu và là Quan Thày của Trung quốc, được tôn kính ở Đền Thánh Sheshan thành phố Thượng Hải. Chúng ta hãy ký thác các vị Mục Tử và tín hữu của Giáo Hội Công Giáo ở xứ sở rộng lớn này cho sự dẫn dắt và chở che của Người Mẹ Thiên Đình của chúng ta, nhờ đó họ được mạnh mẽ trong đức tin, và vững vàng trong mối hiệp nhất huynh đệ, họ trở thành những nhân chứng hân hoan, và là những cổ động viên bác ái yêu thương cùng niềm hy vọng huynh đệ, và là những công dân tốt lành.

    Anh chị em Công giáo ở Trung quốc thân mến, xin anh chị em hãy tin rằng Giáo Hội hoàn vũ, một Giáo Hội anh chị em thực sự thuộc về, chia sẻ với niềm hy vọng của anh chị em, và hỗ trợ anh chị em trong các cơn thử thách của cuộc đời. Giáo Hội hoàn vũ hỗ trợ anh chị em bằng lời cầu nguyện, xin Thánh Linh lại được tuôn đổ xuống trên anh chị em, để ánh sáng và vẻ đẹp của Phúc Âm, quyền năng của Thiên Chúa cho phần rỗi của những ai tin tưởng, có thể chiếu tỏa nơi anh chị em. Để tỏ hiện một lần nữa niềm cảm mến lớn lao và chân thành của mình đối với tất cả anh chị em, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt cho anh chị em. Xin Đức Mẹ luôn canh giữ anh chị em!

    Our Lady of Sheshan carried in procession in China

    Sau hết, chúng ta hãy ký thác cho việc chuyển cầu của Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu tất cả những người môn đệ của Chúa Kitô và tất cả những con người thiện tâm, thành phần trong lúc khó khăn này, ở mọi phần đất trên thế giới, đang tha thiết hoạt động và dấn thân cho hòa bình, cho việc đối thoại giữa các dân nước, cho việc phục vụ người nghèo, cho việc bảo quản thiên nhiên vạn vật, cũng như cho cuộc chiến thắng của nhân loại đối với hết mọi thứ bệnh của thể xác, tâm can và linh hồn.

    Hôm nay đánh dấu Ngày Thế Giới của Các Ngành Truyền Thông Xã Hội, đã giành năm nay cho chủ đề về kể truyện. Chớ gì biến cố này khuyến khích chúng ta kể ra và chia sẻ những câu chuyện xây dựng, giúp chúng ta hiểu rằng tất cả chúng ta thuộc về một câu truyện còn lớn hơn cả chúng ta nữa, và chúng ta có thể hy vọng hướng đến tương lai, nếu chúng ta thực sự biết chăm sóc nhau như là anh chị em với nhau.

    Hôm nay, nhân ngày Đức Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, tôi xin gửi đến quí tu sĩ Dòng Salêdiêng lời chào thân ái. Tôi tri ân nhớ đến việc đào luyện thiêng liêng mà tôi đã lãnh nhận từ con cái của Thánh Gioan Bosco.

    Hôm nay đáng lẽ tôi phải đến Acerra, để nâng đỡ đức tin của dân chúng ở đó, cùng việc dấn thân của những ai hoạt động để đối phó với thảm trạng phóng uế ở nơi mang danh là Mảnh Đất lửa. Việc viếng thăm của tôi bị hoãn lại; tuy nhiên, tôi cũng muốn gửi lời chào của tôi, phép lành của tôi và lời phấn khích của tôi đến vị Giám Mục, các linh mục, các gia đình và toàn thể cộng đồng đức tin này, trong khi đang chờ đợi được gặp gỡ anh chị em sớm bao nhiêu có thể. Chắc chắn là tôi sẽ đến đó!

    Và hôm nay cũng là ngày kỷ niệm thứ 5 của Thông Điệp Laudato si', một thông điệp trong đó chúng ta đã cố gắng kéo chú ý tới tiếng kêu của Trái Đất và của người nghèo. Nhờ việc khởi động của Phân Bộ đặc trách Việc Phục Vụ Phát Triển Toàn Diện Con Người, mà "tuần lễ Laudato si'" chúng ta vừa cử hành, sẽ nở hoa trong một năm kỷ niệm đặc biệt Laudato si', một năm đặc biệt để suy niệm về bức thông điệp này, từ ngày 24/5 năm nay cho tới ngày 24/5 năm tới. Tôi mời gọi tất cả mọi con người thiện tâm hãy tham gia, để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta, và cho những người anh chị em yếu kém nhất của chúng ta. Lời cầu nguyện giành cho năm nay sẽ được phổ biến trên mạng điện toán. Việc cầu nguyện cho trái đất là những gì tốt đẹp.

    Credit: Gez Xavier Mansfield via Unsplas

    Lời Nguyện

    Lạy Thiên Chúa ưu ái,

    Đấng Tạo Dựng nên trời đất cùng mọi sự trong đó.

    Xin hãy mở trí khôn của chúng con và chạm đến cõi lòng của chúng con,

    để chúng con có thể nên phần tử của thiên nhiên tạo vật, một tặng ân Chúa ban.

     

    Xin hiện diện với những ai thiếu thốn trong những lúc khó khăn này,

    nhất là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

    Xin giúp cho chúng con biết tỏ ta tình đoàn kết sáng tạo,

    trong việc giải quyết những hậu quả của nạn dịch bệnh toàn cầu này.

    Xin làm cho chúng con trở nên can trường

    trong việc gắn bó với những đổi thay nhắm đến việc tìm kiếm công ích.

    Giờ đây, hơn bao giờ hết, chớ gì chúng con biết cảm thấy rằng

    tất cả chúng con đều liên hệ với nhau và liên thuộc vào nhau.

     

    Xin hãy giúp cho chúng con biết lắng nghe và đáp ứng

    với tiếng kêu của trái đất này, cũng như tiếng kêu của người nghèo.

    Những nỗi khổ đau hiện nay chỉ có thể trở thành những đớn đau chuyển bụng

    để hạ sinh một thế giới huynh đệ hơn và khả trợ hơn.

     

    Dưới ánh mắt ưu ái của Đức Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu,

    và nhờ Chúa Kitô, chúng con nguyện cầu xin cùng Chúa.

    Amen.

     

    https://zenit.org/articles/regina-caeli-address-solemnity-of-the-ascension-on-the-seventh-sunday-of-easter/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrkSZLxSx1Q7uURLqwF3VMmKACWoyNnZrLda%3D