7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SÔNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-HUẤN TỪ CN6PS-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, May 17 at 11:50 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật VI Phục Sinh

     

     

    Pope Francis during the Regina Caeli

     

    Người không nói: "Các con hãy yêu mến Thày, như Thày đã yêu thương các con",

    mà là "các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con".

    Người yêu thương chúng ta mà không hề xin chúng ta đáp đền,

    và Người muốn tình yêu nhưng không của Người trở thành đường lối cụ thể của đời sống giữa chúng ta:

    là Ý Muốn của Người.

     

    Pope Francis waves from a window of the apostolic palace May 10, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Sau khi Chúa Giêsu chết đi và sống lại, tình yêu của Người được ban cho tất cả những ai tin vào Người,

    và được thánh tẩy nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

    Chính Vị Thần Linh này là Đấng dẫn dắt họ, soi sáng cho họ và kiên cường họ,

    nhờ đó mỗi người có thể bước đi trong đời, có thể vượt qua các nghịch cảnh và khó khăn,

    trong hân hoan cũng như trong sầu buồn, vẫn tiếp tục theo đường lối của Chúa Giêsu.

     

     

    Các Giới Huấn được ban cho chúng ta không phải như là một tấm gương soi,

    qua đó chúng ta thấy được những thứ khốn nạn của chúng ta và tính chất bất nhất của chúng ta được phản ảnh.

    Không, không phải thế.

    Lời của Thiên Chúa được ban cho chúng ta như là Lời Sự Sống, biến đổi tấm lòng, đời sống,

    Lời canh tân, Lời không phán quyết để luận án, mà là nhắm đến chỗ chữa lành và ban ơn tha thứ.

     

     

    Thân ái chào anh chị em

     

    Bài Phúc Âm Chúa Nhật này (xem Gioan 14:15-21) cho chúng ta thấy 2 sứ điệp chính yếu, đó là việc tuân giữ các Giới Huấn và lời hứa ban Thánh Linh.

    Chúa Giêsu liên kết tình yêu giành cho Người với việc tuân giữ các Giới Huấn, và Người nhấn mạnh đến điều này trong bài từ biệt của Người: "Nếu các con yêu mến Thày, các con sẽ tuân giữ các Giới Huấn của Thày" (câu 15); "Ai lãnh nhận các Giới Huấn của Thày mà tuân giữ thì người ấy là kẻ yêu mến Thày" (câu 21). Chúa Giêsu xin chúng ta yêu mến Người, thế nhưng, Người cho biết rằng tình yêu này không bị cạn kiệt ở nơi niềm mong muốn Người, hay ở trong tình cảm, không. Nó đòi phải sẵn sàng theo đường lối của Người, tức là theo Ý Muốn của Chúa Cha. Điều này được tóm lại trong Giới Huấn yêu thương nhau - tình yêu trước này (khi áp dụng nó) - là tình yêu được cống hiến bởi chính Chúa Giêsu: "Các con hãy yêu thương nhau; thậm chí đến độ như Thày đã yêu thương các con" (Gioan 13:34). Người không nói: "Các con hãy yêu mến Thày, như Thày đã yêu thương các con", mà là "các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con". Người yêu thương chúng ta mà không hề xin chúng ta đáp đền, và Người muốn tình yêu nhưng không của Người trở thành đường lối cụ thể của đời sống giữa chúng ta: đó là Ý Muốn của Người.

    Để giúp cho các môn đệ đi theo con đường này, Chúa Giêsu hứa rằng Người sẽ cầu cùng Chúa Cha để sai Vị Cố Vấn khác - another Counselor" (câu 16), tức là một Vị An Ủi, một Vị Bênh Vực thay thế Người để ban cho họ trí thông minh, nhờ đó họ có thể lắng nghe và can đảm tuân giữ lời của Người. Vị ấy là Thánh Linh, Đấng là tặng ân của tình yêu Thiên Chúa ngự xuống lòng của Kitô hữu. Sau khi Chúa Giêsu chết đi và sống lại, tình yêu của Người được ban cho tất cả những ai tin vào Người, và được thánh tẩy nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Chính Vị Thần Linh này là Đấng dẫn dắt họ, soi sáng cho họ và kiên cường họ, nhờ đó mỗi người có thể bước đi trong đời, có thể vượt qua các nghịch cảnh và khó khăn, trong hân hoan cũng như trong sầu buồn, vẫn tiếp tục theo đường lối của Chúa Giêsu. Thật vậy, điều này là những gì khả dĩ, qua việc tỏ ra đơn sơ dễ dạy với Thánh Linh, để, nhờ sự hiện diện tác động của Ngài, Ngài chẳng những có thể an ủi mà còn biến đổi tâm hồn, hướng nó đến sự thật và tình yêu thương.

    Đối diện với cảm nghiệm về lỗi lầm và lỗi tội - là những gì tất cả chúng ta đều có - Vị Thánh Linh này giúp chúng ta không bị thua bại mà còn làm cho chúng ta lãnh nhận cùng sống trọn vẹn ý nghĩa của những lời Chúa Giêsu nói: "Nếu các con yêu mến Thày thì hãy tuân giữ các Giới Huấn của Thày" (câu 15). Các Giới Huấn được ban cho chúng ta không phải như là một tấm gương soi, qua đó chúng ta thấy được những thứ khốn nạn của chúng ta và tính chất bất nhất của chúng ta được phản ảnh. Không, không phải thế. Lời của Thiên Chúa được ban cho chúng ta như là Lời Sự Sống, biến đổi tấm lòng, đời sống, Lời canh tân, Lời không phán quyết để luận án, mà là nhắm đến chỗ chữa lành và ban ơn tha thứ. Lòng thương xót Chúa là như thế. Lời ấy là ánh sáng soi bước chân của chúng ta. Tất cả những điều ấy đều là công việc của Thánh Linh! Ngài là Tặng Ân của Thiên Chúa, Ngài là chính Thiên Chúa, Đấng giúp chúng ta thành những con người tự do, những con người muốn yêu và có thể yêu, những con người hiểu được rằng đời sống là một sứ vụ loan báo những kỳ công Chúa làm nơi con người nào phó mình cho Ngài.

    Xin Trinh Nữ Maria, mô phạm của Giáo Hội, vị đã biết lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận tặng ân Thánh Linh, giúp chúng ta hân hoan sống Phúc Âm, với nhận thức mình được nâng đỡ bởi Vị Thần Linh là ngọn lửa thần linh sưởi ấm cõi lòng và soi chiếu đường đi nước bước của chúng ta.

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương) 

    Anh Chị Em thân mến,

    Ngày mai là ngày cử hành bách niên sinh nhật của Thánh Gioan Phaolô ở Wadowice Balan. Chúng ta thật thắm thiết và tri ân tưởng nhớ đến ngài. Sáng mai, vào lúc 7 giờ, tôi sẽ cử hành Thánh Lễ, được truyền thông khắp thế giới, tại bàn thờ có hài tích của ngài. Từ Trời ngài tiếp tục chuyển cầu cho Dân Chúa cũng như cho hòa bình trên thế giới.

    Ở một số đất nước, các cuộc cử hành phụng vụ có tín hữu được tái tấu; ở những nơi khác thì đang thẩm định những gì có thể. Ở Ý quốc, bắt đầu từ ngày mai, Thánh Lễ sẽ có thể cử hành có tín hữu tham dự, nhưng xin chúng ta cứ giữ các thứ chuẩn mục, các qui định cống hiến cho chúng ta, để bảo vệ sức khỏe của hết mọi người và sức khỏe của dân chúng nữa.

    Ở nhiều giáo xứ, theo truyền thống thì trong Tháng 5 là tháng cử hành việc Rước Lễ Lần Đầu. Tất nhiên, vì dịch bệnh này, thời điểm đẹp đẽ của đức tin và việc cử hành này đã được hoãn lại. Bởi thế, tôi muốn gửi tâm tình cảm mến đến các em trai em gái đáng lẽ được rước Lễ lần đầu tiên. Các con rất quí thương, cha mời gọi các con hãy sống thời gian chờ đợi này đây như một cơ hội để dọn lòng mình tốt đẹp hơn nữa: bằng cách cầu nguyện, đọc sách giáo lý để đào sâu thêm kiến thức về Chúa Giêsu, gia tăng lòng thiện hảo, và phục vụ người khác. Chúc các con hân hoan bước tới nhé!

    Hôm nay là ngày bắt đầu Tuần Lễ Thông Điệp Laudato Si', kết thúc vào Chúa Nhật tuần tới, thời điểm kỷ niệm 5 năm thông điệp này được ban hành. Trong thời gian dịch bệnh này, thời gian chúng ta lại càng ý thức hơn nữa về tầm quan trọng của việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta, tôi hy vọng rằng tất cả việc cúng nhau suy tư và dấn thân sẽ giúp tạo nên và kiên cường những thái độ xây dựng trong việc chăm sóc Thiên Nhiên Vạn Vật.

    Tôi xin chúc anh chị em một Chúa Nhật hạnh phúc. Xin làm ơn đừng quên cầu cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon lành và xin tạm biệt.

     

    https://zenit.org/articles/regina-caeli-address-on-the-sixth-sunday-after-easter-observance-of-the-commandments-and-the-promise-of-the-holy-spirit/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHpba0rjYj03RgLqwhr3nwt6C4c1C1PJ7inHGNcWmM9Mvg%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SÓNG MỚI TRONG THẦN KHI-ĐTC - BÀI GIÁO LÝ CẦU NGUYỆN

  •  
    Tinh Cao
    Wed, May 13 at 7:10 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

     

    Bài 2 - Cầu nguyện: Mối Liên Hệ Yêu Thương

     

    2020.05.13 Udienza Generale

     Kitô giáo đã bài trừ bất cứ mối liên hệ "phong kiến" nào khỏi việc gắn bó với Thiên Chúa.

    Trong di sản đức tin của chúng ta không có những thứ diễn tả như

    "thần phục - subjection", "nô lệ - slavery" hay "chư hầu - vassalage";

    mà là những ngôn từ như "giao ước - covenant", "tình thân - friendship",

    "hứa hẹn - promise", "hiệp thông - communion", "gắn bó - closeness".

     

     Pope Francis gives his general audience address in the library of the Apostolic Palace May 13, 2020. Credit: Vatican Media

     Tất cả chúng ta hãy cố gắng cầu nguyện như thế này.

    Hãy đặt mình cầu nguyện trong đôi cánh tay thương xót của Thiên Chúa,

    hãy cảm thấy được ôm ấp nơi mầu nhiệm hạnh phúc là sự sống Ba Ngôi,

    hãy cảm thấy như những người khách không xứng đáng hưởng vinh dự quá nhiều ấy.

     

    Thân mến chào anh chị em,

    Chúng ta hãy tiến tới bước thứ hai trong hành trình giáo lý về cầu nguyện được bắt đầu từ tuần vừa rồi.

    Cầu nguyện là những gì thuộc về tất cả mọi người: về con người thuộc tất cả mọi tôn giáo, và có lẽ cho cả những ai chẳng tin tưởng gì. Cầu nguyện được xuất phát từ chốn thầm kín của bản thân chúng ta, một nội trường được các tác giả về đường thiêng liêng thường gọi là "cõi lòng" (cf. Catechism of the Catholic Church , 2562-2563). Bởi thế, cầu nguyện không phải là những gì xa vời trong chúng ta, nó không phải là một cái gì đó thuộc về các tài năng thứ yếu và bên lề, mà là một mầu nhiệm mật thiết nhất của bản thân chúng ta. Chính mầu nhiệm này là những gì cầu nguyện. Các cảm xúc cầu nguyện, thế nhưng cũng không thể bảo rằng cầu nguyện chỉ là cảm xúc. Lý trí cầu nguyện, thế nhưng cầu nguyện không phải chỉ là một tác động tri thức. Thân xác cầu nguyện, thế nhưng người ta có thể thân thưa với Thiên Chúa thậm chí một cách vô hiệu nhất. Bởi thế mà toàn thể con người cầu nguyện, nếu họ cầu bằng "tấm lòng" của họ.

    Cầu nguyện là một thứ thôi thúc, là một khẩn cầu vượt ra ngoài bản thân chúng tamột điều gì đó xuất phát tận đáy của con người chúng ta và vươn lên, vì nó cảm thấy như lưu luyến về một cuộc hội ngộ nào đó. Nỗi lưu luyến này còn hơn là một nhu cầu nữa, còn hơn là một bó buộc nào đó: nó là một đường lối. Cầu nguyện là tiếng nói của một "cái tôi - I" dò dẫm, mò mẫm, tìm kiếm một "cái bạn - You" nào đó. Cuộc gặp gỡ giữa "tôi" và "bạn" không thể được thực hiện bằng tính toán: nó là một cuộc hội ngộ con người, và nhiều lần người ta lần mò để gặp thấy "bạn" được "tôi" tìm kiếm.

    Trái lại, cầu nguyện của Kitô hữu xuất phát từ một cuộc mạc khải: "Ngài - You" không bị che giấu một cách kín nhiệm, mà đã tham phần vào mối liên hệ với chúng ta. Kitô giáo là một tôn giáo tiếp tục cử hành "việc tỏ hiện" của Thiên Chúa, tức là cuộc hiển linh của Ngài. Những lễ đầu tiên của phụng niên là việc cử hành Vị Thiên Chúa ấy, Đấng không ẩn kín mà là Đấng cống hiến tình thân hữu của Ngài cho con người. Thiên Chúa tỏ vinh quang của Ngài ra nơi cảnh bần cùng ở Bêlem, trước sự chiêm ngắm của các Vị Đạo Sĩ, nơi phép rửa ở sống Jordan, nơi dấu lạ ở tiệc cưới Cana. Phúc Âm của Thánh Gioan kết luận bài đại thánh ca Khai Mở của mình bằng một câu chính xác: "Không ai đã từng được thấy Thiên Chúa: Chính Người Con duy nhất ở trong Cha tỏ Ngài ra" (1:18). Chính Chúa Giêsu là Đấng mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta.

    Việc cầu nguyện của Kitô hữu là việc tham dự vào mối liên hệ với Vị Thiên Chúa có dung nhan dịu hiền nhất, Đấng không muốn gây ra bất cứ nỗi sợ hãi nào nơi con người. Đó là đặc tính đầu tiên nơi việc cầu nguyện của Kitô giáo. Nếu con người luôn quen với việc tiếp cận Thiên Chúa như hơi sờ sợ, như hơi kinh hãi trước mầu nhiệm ngỡ ngàng và bàng hoàng, nếu họ quen với việc tôn kính Ngài bằng một thái độ tôi tớ, giống như thái độ của một thuộc hạ đối với chủ của họ, vị mà Kitô hữu lại dám tin tưởng gọi bằng danh xưng "Cha". Thật vậy, Chúa Giêsu sử dụng chữ khác: "ba/bố".

    Kitô giáo đã bài trừ bất cứ mối liên hệ "phong kiến" nào khỏi việc gắn bó với Thiên Chúa. Trong di sản đức tin của chúng ta không có những thứ diễn tả như "thần phục - subjection", "nô lệ - slavery" hay "chư hầu - vassalage"; mà là những ngôn từ như "giao ước - covenant", "tình thân - friendship", "hứa hẹn - promise", "hiệp thông - communion", "gắn bó - closeness". Trong bài từ biệt dài của mình với các môn đệ, Chúa Giêsu nói như thế này: "Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết được những gì chủ làm; nhưng Thày gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thày đã nghe từ Chúa Cha thì Thày đã tỏ cho các con biết. Không phải là các con đã chọn Thày, mà chính Thày đã chọn các con, để  sai các con đi sinh hoa kết trái và cho hoa trái ấy được tồn tại; nhờ đó những gì các con nhân danh Thày mà xin cùng Chúa Cha thì các con được ban cho" (Gioan 15:15-16). Tuy nhiên, đó là một chi phiếu trống: "Tất cả những gì các con nhân danh Thày mà xin cùng Cha của Thày thì Thày sẽ ban cho các con"!

    Thiên Chúa là người bạn, là liên minh, là chàng rể. Bằng nguyện cầu, chúng ta có thể thiết lập một mối liên hệ tin tưởng với Ngài, cho đến độ Chúa Giêsu đã dạy chúng ta ở trong "Kinh Lạy Cha" là hãy xin Ngài với cả một loạt vấn đề. Chúng ta có thể xin Thiên Chúa cho tất cả mọi sự, hết mọi thứ; bày giải hết mọi điều, thân thưa đủ mọi chuyện. Không sao, cho dù chúng ta có cảm thấy lầm lỗi nơi mối liên hệ với Thiên Chúa, chẳng hạn như chúng ta không phải là những người bạn tốt, chúng ta không phải là những đứa con ngoan, chúng ta không phải là những người hôn thê thủy chung. Ngài vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta. Đó là những gì Chúa Giêsu cuối cùng đã cho thấy ở Bữa Tiệc Ly, khi Người phán: "Đây là chén tân ước trong máu Thày, sẽ đổ ra cho các con" (Luca 22:20). Bằng cử chỉ ấy, Chúa Giêsu ngưỡng vọng đến mầu nhiệm Thánh Giá ở căn thượng lầu tiệc ly. Thiên Chúa là một liên minh trung tín, ở chỗ, cho dù con người ta có thôi yêu mến Người, thì Người vẫn tiếp tục yêu thương họ, bất chấp tình yêu có dẫn Người lên Đồi Canvê. Thiên Chúa bao giờ cũng ở kề ngay bên cửa lòng của chúng ta, và đợi chờ chúng ta mở nó ra. Đôi khi cõi lòng của chúng ta được Người gõ, nhưng Người không đột nhập, mà là chờ đợi. Việc Thiên Chúa nhẫn nại với chúng ta là sự nhẫn nại của một người bố, của một người quá yêu thương chúng ta. Tôi muốn nói đó là sự nhẫn nại của cả người bố lẫn người mẹ. Luôn gần gũi với cõi lòng của chúng ta, và khi Người gõ thì Người làm một cách nhẹ nhàng và đầy yêu thương.

    Khi tham dự vào mầu nhiệm Giao Ước, tất cả chúng ta hãy cố gắng cầu nguyện như thế này. Hãy đặt mình cầu nguyện trong đôi cánh tay thương xót của Thiên Chúa, hãy cảm thấy được ôm ấp nơi mầu nhiệm hạnh phúc là sự sống Ba Ngôi, hãy cảm thấy như những người khách không xứng đáng hưởng vinh dự quá nhiều ấy. Và hãy lập lại cùng Thiên Chúa, trong nỗi ngỡ ngàng của nguyện cầu: phải chăng Chúa chỉ biết có yêu thương thôi? Người không biết ghét. Người bị ghét, nhưng Người không biết ghét. Người chỉ biết yêu. Đó là Vị Thiên Chúa chúng ta cầu nguyện với. Đó là cốt lõi rạng ngời nơi hết mọi lời cầu nguyện của Kitô hữu. Vị Thiên Chúa của tình yêu thương, Người Cha đang đợi chờ chúng ta và dìu dắt chúng ta.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200513_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Pope Francis praying in front of Our Lady of Fatima statue

     

    Sau Bài Giáo Lý, ĐTC nói tiếp:

    "Chúng ta hãy xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, cho hòa bình trên thế giới, cho chấm dứt dịch bệnh, cho có được một tinh thần thống hối và cho việc hoán cải của chúng ta. Chúng ta nghĩ đến những lần Mẹ hiện ra, cũng như đến sứ điệp của Mẹ đã được truyền đạt cho thế giới, cũng như đến 
    cuộc tấn công Thánh Gioan Phaolô II, vị được cứu sống, đã thấy được việc can thiệp từ mẫu của Đức Thánh Trinh Nữ"

    "
    Thứ Hai tới sẽ là thời điểm 100 năm sinh nhật của Thánh Gioan Phaolô II. Tôi sẽ cử hành lễ lúc 7 giờ sáng ở trước bàn thờ mộ ngài, và sẽ được truyền thông cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta vị Giám Mục Rôma này, vị Giám Mục Thánh này, và chúng ta hãy xin ngài giúp chúng ta: giúp Giáo Hội Roma này biết hoán cải và tiến lên. Tận lòng mình tôi chúc lành cho anh chị em ...

    "Tôi phấn khích tất cả mọi người hãy nhận biết và noi theo gương mẫu của Trinh Nữ Maria. Theo đó, chúng ta hãy cố gắng sống tháng này một cách thiết tha hơn và trung thành cầu nguyện, nhất là bằng việc 
    lần chuỗi Mân Côi, như Giáo Hội khuyên, đáp ứng ước muốn của Đức Mẹ đã bày tỏ ở FatimaDưới sự chở che của Mẹ, anh chị em sẽ thấy dễ chịu đựng hơn những nỗi sầu thương và tai họa....".

    Thánh Lễ công cộng sẽ được tái tấu vào Thứ Hai 18/5/2020, dịp kỷ niệm bách chu niên sinh nhật của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng là thời điểm ĐTC Phanxicô thôi không còn Thánh Lễ trực tuyến hằng ngày như từ Thứ Hai ngày 9/3/2020 nữa.

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoZ6nRv9YRmmKFkKsJwxgfkRYPRzLH7qqvW-L993DjYgA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -10-5-2020

  •  
    Tinh Cao
    Sun, May 10 at 1:02 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật Phục Sinh V-A 10/5/2020

     

    1589106750811.JPG

    Chúa chỉ cho hai phương dược để chữa trị lo âu.

    Phương dược thứ nhất là: "Hãy tin vào Thày"...

    Việc tin tưởng tín thác bản thân mình cho Chúa Giêsu là việc thực hiện một "bước nhẩy vọt".

    Đó là cuộc vượt thoát lo âu. Chúa Giêsu sống lại và sống động chính là để luôn ở bên chúng ta.

     

     Pope Francis blesses an almost empty St. Peter's Square May 10, 2020. Credit: Vatican Media.

     Phương dược thứ hai để trị lo âu, được Chúa Giêsu diễn tả bằng những lời này:

    "Trong nhà Cha của Thày có nhiều chỗ. [...] Thày đi dọn chỗ cho các con" (câu 2)...

    Người đã mặc lấy nhân tính của chúng ta để vượt qua sự chết mà đến một nơi mới trên Trời,

    nhờ đó Người ở đâu chúng ta cũng ở đó.

    Đó là niềm tin tưởng mang lại cho chúng ta niềm an ủi; đã có một nơi giành cho mỗi một người trong chúng ta.

     

     Tuy nhiên, làm sao có thể đạt tới Thiên Đàng đây? Đâu là đường lối?

    Đó là câu quyết liệt của Chúa Giêsu hôm nay: "Thày là đường" (câu 6).

    Chúa Giêsu là đường về Trời; đó là phải có được mối liên hệ sống động với Người,

    và noi gương bắt chước Người yêu thương; đó là theo bước chân Người...

    "Giêsu ơi, Chúa nghĩ sao về việc chọn lựa này của con?

    Chúa sẽ làm gì ở trong trường hợp này, với những con người ấy?"

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong bài Phúc Âm hôm nay (xem Gioan 14:1-12) chúng ta nghe đoạn đầu của những lời được gọi là "Bài Từ Biệt - Farewell Discourse" của Chúa Giêsu. Chúng là những lời Người ngỏ cùng các môn đệ của Người vào cuối Bữa Tiệc Ly, ngay trước khi Người đối diện với cuộc Khổ Nạn. Trong thời khắc thảm thiết này, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói rằng: "Lòng các con đừng xao xuyến" (câu 1). Người cũng nói điều này với chúng ta nữa, trong những thảm cảnh của cuộc đời. Thế nhưng, người ta làm sao lại có thể không xao xuyến trong lòng được chứ, vì tâm can thực sự là lo âu?

    Chúa chỉ cho hai phương dược để chữa trị lo âu. Phương dược thứ nhất là: "Hãy tin vào Thày" (câu 1). Điều này dường như có vẻ lý thuyết làm sao ấy, có vẻ là một lời khuyên trừu tượng. Tuy nhiên, Chúa Giêsu muốn nói đến một điều chính xác cho chúng ta. Người biết rằng, trong đời sống, những lo âu, chấn động tồi tệ nhất, xuất phát từ một cảm giác không xong rồi, một cảm giác lẻ loi cô độc, không biết phải làm sao để đối đầu với những gì đang xẩy ra. Con người ta không tự mình có thể chế ngự được nỗi sầu thương cùng với những khó khăn cứ gia tăng lên ấy. Chúng ta cần đến ơn trợ giúp của Chúa Giêsu, và vì thế mà Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng hãy tin vào Người, tức là đừng cậy dựa vào bản thân mình, mà là vào Người, vì cuộc vượt thoát khỏi nỗi lo âu là nhờ ở việc tin tưởng tín thác. Việc tin tưởng tín thác bản thân mình cho Chúa Giêsu là việc thực hiện một "bước nhẩy vọt". Đó là cuộc vượt thoát lo âu. Chúa Giêsu sống lại và sống động chính là để luôn ở bên chúng ta. Bởi thế chúng ta có thể thưa cùng Người rằng: Giêsu ơi con tin rằng Chúa đã phục sinh và đang ở bên con. Con tin Chúa đang lắng nghe con. Con xin mang đến cho Chúa những gì đang gây rắc rối cho con, những gì con quan tâm: Con tin nơi Chúa và con phó mình con cho Chúa".

    Rồi phương dược thứ hai để trị lo âu, được Chúa Giêsu diễn tả bằng những lời này: "Trong nhà Cha của Thày có nhiều chỗ. [...] Thày đi dọn chỗ cho các con" (câu 2). Đấy, những gì Chúa Giêsu làm cho chúng ta đó, ở chỗ, Người đã giành cho chúng ta một chỗ trên Trời. Người đã mặc lấy nhân tính của chúng ta để vượt qua sự chết mà đến một nơi mới trên Trời, nhờ đó Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Đó là niềm tin tưởng mang lại cho chúng ta niềm an ủi; đã có một nơi giành cho mỗi một người trong chúng ta. Cũng có một nơi cho cả tôi nữa. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng: có một chỗ cho tôi. Chúng ta không sống mà lại không có cùng, mà lại không có đích đến. Chúng ta đang đợi chờ; chúng ta là những gì quí báu. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta là con cái của Ngài. Và Ngài đã sửa soạn cho chúng ta một chỗ xứng đáng nhất và đẹp nhất là Thiên Đàng. Chúng ta đừng quên điều ấy: nơi cư ngụ đang đợi chờ chúng ta là Thiên Đàng. Chúng ta đang qua đi nơi đây; chúng ta được dựng nên cho Quê Trời, cho sự sống trường sinh, để sống vĩnh hằng. Vĩnh hằng là một cái gì đó chúng ta thậm chí hiện nay không thể mường tượng được. Tuy nhiên, càng tuyệt vời hơn khi nghĩ rằng chốn vĩnh hằng này sẽ chỉ là niềm vui, hoàn toàn được hiệp thông với Thiên Chúa và với người khác, không còn châu lệ, không còn ân oán, chẳng còn chia rẽ và lo âu.

    Tuy nhiên, làm sao có thể đạt tới Thiên Đàng đây? Đâu là đường lối? Đó là câu quyết liệt của Chúa Giêsu hôm nay: "Thày là đường" (câu 6). Chúa Giêsu là đường về Trời; đó là phải có được mối liên hệ sống động với Người, và noi gương bắt chước Người yêu thương; đó là theo bước chân Người. Là một Kitô hữu như tôi và anh chị em, mỗi một Kitô hữu chúng ta có thể tự vấn xem: tôi đang theo đường lối nào vậy?" Có những con đường không dẫn lên Trời, đó là những đường lối của những gì là trần tục, những đường lối của những gì là tự phụ, và những đường lối của quyền lực vị kỷ. Và có đường lối của Chúa Giêsu, đường lối của khiêm tốn yêu thương, của nguyện cầu, của hiền lành, của tin tưởng, của việc phục vụ người khác. Nó không phải là đường lối tự cao tự đại của tôi; nó là đường lối của Chúa Giêsu, nhân vật chính của cuộc đời tôi. Đó là hằng ngày cứ thân thưa cùng Người rằng: "Giêsu ơi, Chúa nghĩ sao về việc chọn lựa này của con? Chúa sẽ làm gì ở trong trường hợp này, với những con người ấy?" Chúng ta sẽ cảm thấy có lợi khi hỏi Chúa Giêsu, Đấng là Đường, là chỉ điểm viên về Trời. Xin Đức Mẹ là Nữ Vương Thiên Đình, giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Đấng đã mở ra cho chúng ta Thiên Đàng.

    https://zenit.org/articles/regina-caeli-address-on-fifth-sunday-of-easter-jesus-says-let-not-your-hearts-be-troubled/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq21CzK_2xsbt2vtO4L4MSnDGceLsCiaBmSuk3jOsyqWg%40mail.gmail.com.
     

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÌ - CN6PS-A

 

  • Chi Tran
    Tue, May 12 at 12:03 AM
     
     
    SỰ SỐNG MỚI

    Chúa Nhật 6 Phục Sinh năm B : Ga 14, 15-21

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ

    Một người kia nằm mơ gặp một thiên thần đi bộ xuống phố. Một tay ngài cầm bó đuốc, tay kia cầm một xô nước. Anh ta liền hỏi thiên thần: “Ngài đi xuống phố kia làm chi vậy ?”.

    Thiên thần đáp: “Ta được sai đến để tìm xem ai là người có đức tin và có lòng mến Chúa thực sự”.

    Anh ta hỏi tiếp: “Sao Ngài lại phải cầm theo bó đuốc và xô nước ?”

    Thiên thần đáp: “Ta muốn dùng bó đuốc để thiêu hủy các tòa nhà trên thiên đàng, và dùng xô nước để dập tắt ngọn lửa dưới hỏa ngục”.

    Anh lại hỏi: “Nhưng tại sao Ngài lại phải làm như thế ?”

    Thiên thần trả lời: “Để biết ai thực sự có đức tin và lòng mến Chúa. Một người có đức tin thực sự thì sẽ tuân giữ các giới răn, cho dù ta có phá hủy hy vọng sau này của họ là lên thiên đàng, và phá hủy nỗi sợ của họ sau này sẽ bị sa hỏa ngục đi nữa”.

    Câu chuyện giấc mơ trên cho ta hiểu thế nào là đức tin và lòng mến Chúa thực sự. Lòng mến Chúa đích thực thì không đặt ra vấn đề thiên đàng hay hỏa ngục, vì như thế thì động lực của tình yêu mến không còn tinh ròng nữa. Đối với thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, được yêu Chúa là đủ rồi, dù ở đâu, làm gì, đi đâu, ngay cả khi phải ở trong hỏa ngục mà vẫn được yêu Chúa thì cũng đủ cho chị rồi.

    Khi tình yêu đến thì lo âu sợ hãi không còn, như Harry Emerson đã phát biểu như sau: “Sợ hãi thì đe dọa, còn tình yêu lại gọi mời. Sợ hãi thì cầm tù, còn tình yêu lại giải phóng. Sợ hãi thì chua chát, còn tình yêu lại ngọt ngào. Sợ hãi thì gây ra thương tích, còn tình yêu lại chữa lành. Sợ hãi thì luôn lẩn tránh còn tình yêu lại hiện diện”.

    Đã yêu thì chỉ còn có một điều là mong sống thật nhiều cho người mình yêu, cụ thể là làm những gì mà người yêu mong đợi. Và Chúa Giêsu đã tỏ lộ ra cho các môn đệ biết: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy”. Hay nói một cách khác phổ quát cho tất cả mọi người: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy”.

    Bài Phúc Âm hôm nay là một lời an ủi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ, khi Ngài sắp lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha. Lời an ủi này không đơn thuần là một sự động viên khích lệ, mà là một lời hứa chắc chắn, rằng Người sẽ xin Chúa Cha ban cho các môn đệ một Đấng Bảo Trợ là Chúa Thánh Thần, Người là Thần Khí Sự Thật, sẽ đến ở với các ông. Nhưng điều quan trọng là tình yêu mến trong lòng họ qua việc giữ lệnh truyền của Thầy. Tình yêu ấy làm cho Chúa Cha thương mến họ, cả Ba Ngôi đều ở trong họ, làm nên sự sống mới nơi họ.

    Mùa Phục sinh nhắc nhở ta nhìn lại sự sống của Chúa trong mình. Lắm khi ta sống èo uột, khô khan, cằn cỗi, tầm thường, chỉ vì không dám sống giới răn yêu thương, không dám xả thân phục vụ anh chị em, chỉ quanh quẩn với bản thân, và loay hoay với những gì thuộc về mình. Còn đời sống đạo thì nhiều khi chỉ lo giữ những điều tối thiểu và vừa đủ để được lên thiên đàng.

    Quả là một thứ đạo thực dụng, y như chuyện trao đổi ở đời, và như vậy xem Đức Kitô cũng chỉ là một vị thần nào đó đóng vai trò thưởng phạt, giống như chuyện thần thoại Hy lạp. Vậy nên những người ngoài Công giáo thấy người có đạo mà không thấy có Chúa, thấy người Kitô hữu mà không thấy có Đức Kitô. Điều này có nguy cơ trở thành một thứ đạo mà con người dựng nên Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa dựng nên con người.

    Làm sao cho người khác nhận ra Đức Kitô đang sống, đang hành động trong tôi, đang có mặt ngay trong cuộc sống hôm nay giữa mọi người?

    Cầu nguyện

    Lạy Cha!
    Kitô giáo là tôn giáo của Đấng đã sống lại,
    nên Kitô hữu là người đã được phục sinh,
    đã đón nhận sự sống mới của Thánh Linh,
    nhờ thông hiệp với Đấng đang sống,
    là chính Đức Kitô, Chúa chúng con.

    Sự sống mới là hồng ân của Chúa ban,
    qua việc con lo tuân giữ các luật điều,
    không như những chữ ghi khắc bên ngoài,
    mà là những lời ghi khắc tận thâm tâm,
    để nói lên tấm lòng con yêu mến.

    Yêu mến không phải là tình cảm tự nhiên,
    được đo lường bằng mức độ thân thiện,
    nhưng biểu hiện bằng hành động dấn thân,
    với tất cả tự do và tinh thần quả cảm.

    Nếu đức tin không hành động là đức tin chết,
    thì tình yêu cũng thế,
    không thể chỉ là sự mộ mến trong lòng,
    nhưng còn chính là hành động,
    để khơi sâu mở rộng một đời sống hiệp thông.

    Xin cho con cảm nhận được Chúa ở trong lòng,
    để con biết sống một cuộc đời phấn khởi,
    biết nhiệt tâm đem an bình cho thế giới,
    đem niềm vui và thương mến đến mọi nơi.

    Xin cho con đừng ngồi đó để chờ thời,
    nhưng dám ra đi khơi dậy nguồn sống mới,
    cho bao người còn đang sống chơi vơi,
    đang gặp khốn khó nguy nan giữa biển đời.

    Xin cho con luôn ghi nhớ lời Chúa phán,
    luôn biết thực thi điều Chúa dạy,
    để luôn nêu cao một tình mến mỗi ngày,
    cho tới lúc được sum vầy bên Chúa. Amen.

    (Trích sách: Lời nguyện của người trẻ, số 46)

    Lm. Thái Nguyên

    ----------------------------------

     
     
    Download all attachments as a zip file
    • 1589258958840blob.jpg
      264kB
    • 1589258958840blob.jpg
      264kB

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ-7 HÀNH ĐỘNG GIÚP NÊN THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Wed, May 6 at 9:48 PM
     
    Ảnh cùng dòng

     

    TÔI NÊN THÁNH Ư?
    BẢY HÀNH ĐỘNG GIÚP BẠN NÊN THÁNH MỖI NGÀY

     

     

     

    Rất nhiều người trong Giáo hội nói: “Tôi nên thánh ư ? Không, việc đó dành cho người khác, không phải tôi”. Như thể họ không tin rằng Chúa có thể đổi mới mọi sự, rằng đối với Ngài không có gì là không thể. Nếu điều này có thể đi vào lòng trí của thánh Augustinô và thánh Phanxicô, thì cũng có thể đi vào tâm hồn bạn.

     

    Bạn chỉ cần tin khi Ngài nói với bạn rằng bạn có thể nên thánh, rằng bạn đã được chuẩn bị cho một nơi trên thiên đàng. Và câu hỏi đặt ra bây giờ là, làm thế nào tôi có thể nên thánh trong cuộc sống hàng ngày? Tôi phải làm gì? Công thức là gì? Chà, không có một công thức duy nhất, vì sự thánh thiện mang nét cá nhân, nghĩa là sự thánh thiện của bạn không giống với tôi hay của người khác.

     

    Lời kêu gọi bạn nên thánh là duy nhất và bạn phải khám phá nó. Ở đây tôi xin gợi ý bảy hành động mà bạn có thể thực hiện trong ngày để đến gần với sự thánh thiện. Bảy hành động cụ thể mà nếu bạn áp dụng vào thực tế, có thể giúp bạn nhanh chóng hướng về Chúa. Hãy chú ý.

     

    1. Kiểm soát và điều khiển các giác quan

     

    Có các giác quan bên trong và các giác quan bên ngoài. Những cái bên trong là ý thức, trí tưởng tượng, trí nhớ và ước muốn, những cái bên ngoài là thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác. Nhờ các giác quan, chúng ta có thể biết thế giới xung quanh và cho chúng ta một hình ảnh tinh thần về nó. Chúng ta nhớ về quá khứ, chúng ta tưởng tượng tới tương lai, chúng ta nhận thức được ý tưởng của mình và chúng ta đánh giá các tình huống.

     

    Nhưng đôi khi các giác quan của chúng ta dễ đi theo con đường của chúng, như những con ngựa hoang, không được dẫn dắt. Để nên thánh, chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về đời sống và các giác quan của mình. Có những âm thanh không giúp ích cho chúng ta, chúng ta hãy tập bỏ qua. Có những hình ảnh không để chúng ta yên, chúng ta hãy tập buông chúng ra. Ăn nhiều dẫn đến háu ăn, chúng ta hãy tập để lại một chút thức ăn…vv.

     

    Tương tự với giác quan nội tâm: đôi khi chúng ta tưởng tượng nhiều điều về người khác, chúng ta tạo ra những lâu đài trong không khí vốn không có thật và chúng ta có thể mất cảm giác thực tế. Vì vậy, nếu bạn làm chủ các giác quan của mình và kiểm soát chúng, bạn có thể tập trung vào những gì cần thiết, vào những gì quan trọng.

     

    Hãy để Chúa thấm vào cuộc sống của bạn và hướng dẫn các giác quan của bạn đến với Ngài, đồng thời cố gắng tránh tiếp xúc với những gì làm tổn thương tâm hồn bạn và lấy đi sự bình an trong tâm hồn. "Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới." (Gv 1, 8). "Dù ăn, uống hay làm bất cứ điều gì, anh em hãy làm tất cả vinh danh Thiên Chúa" (1 Cr 10, 31).

     

    2/ Xét mình liên tục

     

     

    Xét mình có nghĩa là nhìn vào bản thân, vào những phản ứng, suy nghĩ, hành vi, ý tưởng, hành động của mình… vv. Biết mình có đi đúng hướng hay không. Nếu những gì tôi làm giúp người khác nên thánh hoặc làm họ chậm lại. Chúng ta phải sống với thái độ xét mình liên tục, biết chúng ta đang đi đâu, chúng ta đang ở đâu, tại sao chúng ta làm những việc này… v.v.

     

    Đối với điều này, cần dành thời gian, có một vài phút để suy nghĩ về đời mình. Có thể là khi đi bộ, hoặc ngồi ở một nơi yên tĩnh. Nếu bạn xét mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và bằng cách này bạn sẽ có thể biết những gì bạn phải cải thiện và / hoặc thay đổi.

     

    Đây có thể là một bước nhỏ cho con người, nhưng là một bước nhảy vọt cho sự thánh thiện. Người Hy Lạp đã đặt một cụm từ rất khôn ngoan trong đền thờ: "Hãy tự biết mình", vì họ nghĩ rằng khôn ngoan nhất là biết hoàn thành nhiệm vụ này. Nếu biết chính mình, bạn sẽ có thể dự đoán được nhiều điều và bạn sẽ biết cách phản ứng với những khó khăn và vấn đề bằng sức mạnh và lòng can đảm.

     

    Xin mời bạn đọc Thánh vịnh 139 (138), giúp bạn bước vào tâm tình xét mình:

    “Lạy Chúa, xin dò xét để biết rõ lòng con,
    xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.

    Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác
    thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời”. (Tv 139, 1.23-24).

     

    3. Tìm kiếm và xây dựng hòa bình xung quanh

     

     

    Bạn có thể là một tác nhân cho hòa bình ở mọi lúc mọi nơi: trong công việc, trong vòng tròn bạn bè, trong gia đình, luôn là điểm nối gắn kết và hòa bình cho người khác. Giúp giải quyết xung đột qua đối thoại và thanh thản về tinh thần. Điều này rất quan trọng, đó là một trong những điều tuyệt vời: "Phúc cho xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5, 9).

     

    Trở thành người xây dựng hòa bình sẽ mang lại cho bạn sự bình an, tuy nhiên, một sự bình an không như thế gian ban tặng, đó là sự bình an mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho bạn. Có hàng triệu tình huống mà bạn có thể xây dựng hòa bình: xung đột gia đình, tranh chấp tạm thời, tranh luận thắng thua, vấn đề việc làm, khác biệt về quan điểm…v.v.

     

    Ngay cả trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn có thể là một người xây dựng hòa bình tuyệt vời, và có một nhu cầu rất lớn đối với những người như vậy trong môi trường kỹ thuật số. Nếu bạn muốn trở nên thánh thiện, hãy tìm kiếm sự bình an nội tâm, làm mọi lúc mọi nơi, sống đối diện với Chúa, đừng sợ hãi và tin tưởng rằng thành quả của nỗ lực này sẽ là sự bình an đến từ Chúa, một sự bình an lâu dài. “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27).

     

    4. Giữ gìn miệng lưỡi

     

     

    Hãy suy nghĩ về những gì bạn nói trước khi nói hoặc viết. Đôi khi chúng ta có thể làm tổn thương sâu sắc ai đó bằng cách chỉ cần gõ một vài nút trên bàn phím, bạn có thể tránh điều đó bằng cách suy nghĩ cẩn thận về những gì bạn sẽ viết. Vấn đề này mở rộng trong các mạng xã hội, nơi tính nhạy cảm là rất lớn và đôi khi người ta không có không gian để đối thoại trung thực.

     

    Do đó, hãy chú ý để tất cả những gì bạn nói phù hợp với người khác, nó sẽ giúp ích cho người thân cận. Nếu bạn định nói những điều vô nghĩa, tốt hơn là giữ im lặng. Nếu bạn định dùng miệng để nguyền rủa, tốt hơn nên im lặng và không khơi lên một làn sóng lăng mạ. Tôi đảm bảo với bạn khi quan tâm đến lời nói của mình, chúng ta có thể lớn lên trên đường đức hạnh và thánh thiện.

     

    Thật tốt khi trên hết bạn học cách kiểm soát miệng lưỡi mình, phúc hay họa cũng từ miệng mà ra. Nhờ đó, chúng ta chúc lành và động viên. Bạn chọn con đường nào, nên thánh không hề dễ nhưng không phải là không thể.

     

    “Thật thế, mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được.8 Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người.9 Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa”(Gc 3, 7-9)

     

    5. Truyền cảm hứng cho người khác

     

    Đây là nguồn sức mạnh tinh thần. Khi chúng ta khuyến khích người khác, chúng ta khuyến khích chính mình. Và nó giúp chúng ta thấy được sức nặng thực sự của những khó khăn trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta nói: "Cố lên, mọi sự sẽ ổn thôi", "Đừng lo lắng, hãy phó dâng trong tay Chúa", nhưng bạn có thực sự tin vào điều đó không? Bạn có thực sự tin rằng mọi thứ sẽ qua đi và Chúa sẽ quan tâm đến khó khăn của bạn?

     

    Có lẽ việc động viên người khác sẽ giúp bạn xây dựng đức tin của mình và tin vào những lời hứa của Thiên Chúa. Thánh Phaolô viết cho các Kitô hữu ở Thêxalônica: "Thưa anh em, chúng tôi khuyên nhủ anh em: hãy khuyên bảo người vô kỷ luật, khích lệ kẻ nhút nhát, nâng đỡ người yếu đuối, và kiên nhẫn với mọi người." (1 Tx 5,14).

     

    Anh em giúp đỡ lẫn nhau, chừng nào chúng ta còn là con cái Chúa. Tôi đảm bảo với bạn rằng nếu bạn động viên an ủi người khác, nâng đỡ kẻ yếu bằng sức mạnh của Chúa Giêsu và bạn luôn có những lời khích lệ cho những người đau khổ, bạn sẽ tiến thẳng vào sự thánh thiện của cuộc sống. Hãy thử và bạn sẽ thấy, bạn có thể nên thánh qua những chi tiết nhỏ như thế.

     

    "Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình.2 Mỗi người chúng ta hãy chiều theo sở thích kẻ khác, vì lợi ích của họ, và để xây dựng.3 Thật vậy, Đức Ki-tô đã không chiều theo sở thích của mình” (Rô-ma 15: 1-3)

     

    6. Sống trong niềm vui

     

     

    Đó là niềm vui của Đấng Phục sinh. Thế giới có thể sụp đổ xung quanh chúng ta, nhưng niềm vui đến từ Chúa thì luôn còn mãi. Đó là một niềm vui sâu sắc, nó không phải là kết quả của khoảnh khắc mà là của chính sự sống. Niềm vui này sẽ khuyến khích chúng ta chinh phục những đỉnh cao của đời sống tâm linh, để leo lên những đỉnh núi của sự thánh thiện.

     

    Niềm vui của Chúa Giêsu thì “truyền nhiễm”, nó lan tỏa nhanh hơn bất kỳ loại virus nào. Và nhất là, nó vô tư miễn phí, Chúa ban cho bạn, bạn không phải mua và không thể mua được. Làm sao có được niềm vui này ? Hãy sống trong sự thật, trong sự chân thành của con cái Chúa, biết được những ưu – khuyết điểm của mình.

     

    Hãy đối diện với Chúa như người bạn và thú tội với Ngài, rằng với tình yêu thương xót, Ngài sẽ tha thứ và cho bạn niềm vui trong tâm hồn. Đừng sợ niềm vui của Chúa. Thánh Thomas More nói: “Không có gì có thể xảy ra với tôi mà Chúa không muốn. Và tất cả mọi sự mà Ngài muốn, cho dù nó có vẻ tồi tệ như thế nào đối với chúng ta, thực sự là điều tốt nhất”.

     

    Đây là niềm vui đích thực, khi biết rằng tôi được Chúa yêu thương và hướng dẫn. Để trở thành một vị thánh bạn cũng phải làm việc vì hạnh phúc của mình. "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!... Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su." (Phl 4, 4.7).

     

    7. Hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô

     

     

    Hãy có Chúa Giêsu trong suy nghĩ, lời nói và việc làm của bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn, nâng đỡ, bổ sức và là nguồn động viên của bạn. Nếu bạn đặt Ngài vào giữa các hoạt động của bạn, bạn có thể bình tĩnh, bởi vì Ngài ở bên bạn. Nếu để Ngài rời khỏi cuộc sống của bạn, sẽ rất khó để bạn tìm thấy sự bình yên bên trong mà bạn mong muốn.

     

    Vì vậy bạn nên thay đổi một số thói quen. Bạn có thể tìm kiếm nhạc Công giáo trên Spotify và nghe thường xuyên, theo dõi những người có ảnh hưởng Công giáo, có thể xem các kênh truyền hình Công giáo hoặc các chương trình trực tuyến hoặc phim về các vị thánh, danh sách này có thể giúp bạn. Và từng chút một, bạn sẽ nên giống với những gì thuộc về Chúa.

     

    Dần dần bạn sẽ đi vào cầu nguyện, chiều sâu gặp gỡ Chúa, bạn sẽ gia tăng kết hiệp với Ngài. Nhưng điều cần thiết là cuộc đời bạn phải được "Kitô hóa”.  Tôi khuyên điều này cho tất cả những ai muốn đến gần Chúa hơn, nếu bạn sửa đổi thói quen theo môi trường và bạn làm cho nó trở nên Kitô hơn, bạn sẽ dễ dàng thích những gì thuộc về Chúa hơn.

     

    Hãy can đảm, nên thánh là có thể, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh trong ngày và biến đổi nó cho Chúa. "Anh hãy nhớ đến Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã sống lại từ cõi chết… Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta. Nếu ta không trung tín,
    Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.” (2 Tm 2,  8.11-13).

     

    Hãy quyết tâm, hôm nay bạn có thể bắt đầu nên thánh!

     

    Tôi hy vọng rằng bảy hành động mà bạn có thể thực hiện hàng ngày đây sẽ giúp bạn ngày càng trở nên thánh thiện. Tôi chắc chắn rằng nếu bạn Kitô hóa cuộc đời mình, bạn sẽ đi đúng hướng. Có nhiều điều cần thay đổi, hãy trình bày với Chúa và Ngài sẽ giúp bạn. Điều quan trọng là bạn quyết định nên thánh, rằng điều này cũng dành cho bạn.

     

    Chúa muốn bạn nên thánh trong cuộc sống, trong công việc, trong gia đình, trong mối quan hệ xã hội của bạn, ở đó Chúa muốn bạn đặt Ngài vào trung tâm và để Ngài biến đổi tất cả. Hãy can đảm lên, bạn có nhiều anh chị em cầu nguyện giúp để bạn có thể tìm thấy Ngài. Xin Chúa chúc lành cho bạn và đồng hành với bạn!

     

    Lm. H. Edgar Henríquez Carrasco

    Minh Duyên dịch từ Catholic-link.com

    Nguồn: phatdiem.org