7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH LỄ MÙA COVID

  •  
    nguyenthi leyen
    Tue, Mar 31 at 11:57 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    NGÀY CHÚA NHẬT LẠ THƯỜNG MÙA DỊCH COVID-19

     

    Hôm nay, tạm gọi là Chúa nhật buồn đối với hầu hết người Công giáo, nhưng tôi sẽ không bi quan vì đây là cơ hội để giúp tôi tái khám phá căn tính Ki-tô hữu và sống đức tin của mình trong thời khắc nguy khốn này. 

     

     

     

    Cho dù ở đâu, đi đâu hay làm gì, trong khả năng hết sức có thể, tôi – một tín hữu công giáo được mời gọi dành thời gian thích hợp trong ngày Chúa Nhật đến nhà thờ để thờ phượng, ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa qua việc tham dự Thánh lễ. Nhưng ngày Chúa Nhật hôm nay khác lạ quá! vì dịch Covid-19 mà hầu hết các nhà thờ phải tạm ngưng cử hành Thánh lễ tập trung đông người với thông báo công khai, rõ ràng. Giáo xứ tôi cũng không ngoại lệ.

     

    Quyết định tạm ngưng cử hành Thánh lễ tập trung đông người vì Covid khiến những cụ già trên 80 tuổi ở xứ tôi thấy hụt hẫng, chưa kịp hiểu; các em thiếu nhi cảm thấy bơ vơ, lạc lõng khi nếp sống đạo đức, sinh hoạt Giáo lý ngưng trệ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta chia sẻ rất nhiều về những trường hợp linh mục không cầm được nước mắt khi cử hành Thánh lễ trong ngôi Thánh đường rộng thênh thang nhưng lại vắng lạnh vì không có giáo dân tham dự. Cha Quản xứ giáo xứ chỗ tôi cũng nghẹn lời trong lúc dang rộng đôi tay cầu chúc “Chúa ở cùng anh chị em”, và trong khi dâng lời Vinh Tụng Ca: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, …” Cũng phải thôi, tâm tư người Mục Tử mà!

     

    Tôi tự hỏi rằng tình trạng hiện tại có thật sự u ám và bi quan quá không? Chợt một ý tưởng đến khiến tôi phần nào cảm nghiệm được sức sống đức tin và niềm hy vọng mới nơi Giáo hội như thời sơ khai, bị bách hại:

     

    • Khi xưa, người Công giáo bị cường quyền bách hại, cấm cản công khai thì nay các tín hữu bị tấn công bởi những siêu vi trùng, âm thầm và len lỏi. Tuy nhiên, lịch sử đã minh chứng rằng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, Giáo hội vẫn nảy sinh một sức sống đức tin sống động theo những cách thức khác nhau.

    • Với cuộc sống hiện đại, ngày Chúa Nhật thường là dịp tụ tập vui chơi giải trí, ồn ào và náo động nhưng nay lại im ắng lạ thường. Tất cả các thành viên sum vầy bên gia đình. Họ cùng nhau trang trí lại bàn thờ tư gia cách đặc biệt hơn với hương, hoa, đèn, nến để chuẩn bị tham dự Thánh lễ, đọc kinh, lần hạt, cầu nguyện cho gia đình, giáo xứ, Giáo hội, anh chị em đồng nghiệp, các nhân viên y tế, Tổ quốc và Thế giới được bình an trước cơn đại dịch này. Họ cảm thông, sẻ chia và nâng đỡ người khác nhiều hơn.

    • Trong thời đại công nghệ 4.0, người tín hữu bị cuốn hút vào những show thời trang bỏng mắt, những chương trình ca nhạc sôi động, những bộ phim uỷ mị, những trò chơi điện tử bạo lực; thì nay các Thánh lễ trực tuyến, chia sẻ Lời Chúa, bài giảng của Đức Thánh Cha, Đức Cha và quý cha được “lên ngôi”. Tôi nhận thấy rằng:

    a/ Hôm nay là lần đầu tiên người Công giáo trong cùng gia đình với trang phục chỉnh tề, đứng,

    quỳ gối để tham dự Thánh lễ trực tuyến và cùng hiệp thông cầu nguyện cho nạn dịch chóng qua.

     

    b/ Tôi tin chắc là lượng khán giả truyền hình giải trí hôm nay sẽ giảm đi và lượng truy cập các trang Công giáo tăng cao. Như thế, chắc là dịch vụ đăng ký kết nối wifi cá nhân và dung lượng truyền tải internet nâng cấp các trang mạng Công giáo kể từ ngày mai sẽ tăng đột biến.

     

    Hôm nay, tạm gọi là Chúa nhật buồn đối với hầu hết người Công giáo, nhưng tôi sẽ không bi quan vì đây là cơ hội để giúp tôi tái khám phá căn tính Ki-tô hữu và sống đức tin của mình trong thời khắc nguy khốn này. Đặc biệt, chỉ vài ngày nữa là đến ngày Lễ Đức Giêsu Phục sinh vinh hiển – niềm hy vọng cho mọi tín hữu. Tôi tin và tôi hy vọng Chúa có cách của Ngài và nhân loại sẽ nhận ra quyền năng của Thiên Chúa.

     

    Khi viết những dòng tâm sự này, tôi càng xác tín và tự hào vì mình là tín hữu trong một Giáo hội Duy Nhất- Thánh Thiện- Công giáo và Tông Truyền.

     

    Dương Sơn, ngày 29/03/2020
    Phaxico Atxidi Ngọc Tăng Phạm

    Giáo xứ Dương Sơn – Giáo phận Huế

     
     

ĐỜI SỐNG MÓI TRONG THÂN KHÍ - ĐTC -CON NGƯỜI

ĐTC Phanxicô: trong cuộc khủng hoảng đại dịch phải đặt con người trên hết

Hôm 28/3, Đức Thánh Cha đã viết thư cho ông Roberto Andrés Gallardo, chủ tịch Ủy ban các thẩm phán châu Mỹ về các quyền xã hội. Trong thư, Đức Thánh Cha đánh giá cao sự chọn lựa sức khỏe là trên hết của các chính phủ trong khủng hoảng đại dịch Covid -19. Vì nếu không, theo Đức Thánh Cha, sẽ là chọn lựa cái chết.

Đức Thánh Cha viết: “Tương lai là ngay lúc này, trong sự đói khát của những người không có công việc ổn định, trong bạo lực, trong sự xuất hiện của những kẻ cho vay nặng lãi, những tội phạm vô nhân đạo, tất cả những điều này sẽ là tai họa cho tương lai xã hội”.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi bận tâm lo lắng trước sự tiến triển của đại dịch và cảm phục các nghĩa cử của nhiều người, các bác sĩ, y tá, tình nguyện viên, tu sĩ, linh mục; những người không ngại hiểm nguy, dấn thân chăm sóc và bảo vệ những người khỏe mạnh khỏi lây nhiễm.

Đức Thánh Cha nhận xét: một số chính phủ đã có những biện pháp mẫu mực và có các ưu tiên được xác định rõ ràng nhằm bảo vệ người dân. Mặc dù một số biện pháp này làm cho một số người khó chịu, nhưng cần phải áp dụng vì công ích.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đề cập đến một cuộc họp với Bộ Phục vụ Phát triển con người toàn diện hôm thứ Sáu vừa qua, nội dung suy tư về đại dịch cùng với những ảnh hưởng cho hiện tại và tương lai. Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc chuẩn bị cho những điều sau này là rất quan trọng.

Đức Thánh Cha kết thúc bức thư bằng cách đề cập đến ý kiến của nhà kinh tế học Mariana Mazzucato. Theo bà Mariana, chúng ta cần phải suy nghĩ lại về giá trị. Bà giải thích việc coi trọng giá trị hơn giá cả sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha nói: “Tôi nghĩ tư tưởng này giúp ích cho việc suy nghĩ về tương lai”. (CSR_2062_2020)

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC -GIÁO LY SỰ SỐNG

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Mar 25 at 6:54 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sự Sống

     

    Pope Francis during his General Audience

     

    Hai mươi năm năm trước đây, cũng vào ngày 25/3 này, ngày mà Giáo Hội cử hành Lễ Trọng Truyền Tin,

    Thánh Gioan Phaolô đã ban hành Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống - Evangelium Vitae,

    về giá trị bất khả vi phạm của sự sống con người...

     

    Hôm nay, chúng ta gặp gỡ nhau để tái phổ biến giáo huấn này

    trong bối cảnh của một dịch bệnh đang đe dọa đến sự sống của con người và nền kinh tế toàn cầu

     

    Pope Francis gives his Wednesday audience message on March 18, 2020. Credit: Vatican Media.

     

     "Phúc Âm sự sống là cốt lõi của sứ điệp Chúa Giêsu. Được Giáo Hội ưu ái lãnh nhận hằng ngày,

    sự sống được hiên ngang trung thành loan báo như là một tin mừng cho con người ở mọi thời đại và ở mọi nền văn hóa"...

    "Hãy tôn trọng, hãy bênh vực, hãy yêu chuộng và hãy phục vụ sự sống, hết mọi sự sống, hết mọi sự sống của con người!

    Chỉ có thế anh chị em mới có thể gặp được công lý, phát triển, tự do, hòa bình và hạnh phúc!"

    (Encyclical Evangelium Vitae: 1,5).

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Hai mươi năm năm trước đây, cũng vào ngày 25/3 này, ngày mà Giáo Hội cử hành Lễ Trọng Truyền Tin, Thánh Gioan Phaolô đã ban hành Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống - Evangelium Vitae, về giá trị bất khả vi phạm của sự sống con người. Mối liên hệ giữa biến cố Truyền Tin và "Phúc Âm Sự Sống" là những gì chặt chẽ và sâu xa, như Thánh Gioan Phaolô đã nhấn mạnh đến trong Thông Điệp này của ngài. Hôm nay, chúng ta gặp gỡ nhau để tái phổ biến giáo huấn này trong bối cảnh của một dịch bệnh đang đe dọa đến sự sống của con người và nền kinh tế toàn cầu - một tình trạng khiến con người cảm thấy lại càng cần đến hơn nữa những lời ngài mở đầu Thông Điệp ấy. Những lời ấy là thế này: "Phúc Âm sự sống là cốt lõi của sứ điệp Chúa Giêsu. Được Giáo Hội ưu ái lãnh nhận hằng ngày, sự sống được hiên ngang trung thành loan báo như là một tin mừng cho con người ở mọi thời đại và ở mọi nền văn hóa" (đoạn 1).

     

    Như hết mọi việc loan báo phúc âm, điều này trước hết cũng đã được chứng thực. Tôi tri ân nghĩ đến thành phần chứng nhân thầm lặng của rất ư là nhiều con người, bằng các cách thức khác nhau, đang dấn thân phục vụ bệnh nhân, các vị cao niên, những ai đang lẻ loi cô đơn và bần cùng khốn khổ hơn. Họ đang thực hành Phúc Âm sự sống, như Mẹ Maria, khi nhận được tin báo của vị thiên thần, đã lên đường đến giúp người chị họ Isave của Mẹ đang cần giúp đỡ.

     

    Thật vậy, sự sống chúng ta đã từng được kêu gọi để cổ võ và bênh vực không phải là một quan niệm trừu tượng, mà hằng được tỏ hiện ở nơi một con người có xương có thịt: một em bé vừa được thụ thai, một con người nghèo hèn bị loại trừ, một người yếu bệnh lẻ loi và chán chường hay đang ở trong tình trạng tận cùng, một con người đã bị mất việc hay không thể tìm được việc làm, một người di dân bị chối từ hay bị sống chui rúc trong các ổ chuột... Sự sống được hiện lộ một cách cụ thể nơi những con người.

     

    Hết mọi con người đều được Thiên Chúa mời gọi để hoan hưởng một sự sống viên trọn; và vì được ký thác cho mối quan tâm từ mẫu của Giáo Hội, mà hết mọi thứ đe dọa tới phẩm vị của con người và sự sống của con người không thể nào lại không vang dội nơi trái tim của Giáo Hội, nơi "thâm cung" từ mẫu của Giáo Hội. Đối với Giáo Hội thì việc bênh vực sự sống không phải là một ý hệ, mà là một thực tại, một thực tại của con người có liên quan đến tất cả mọi Kitô hữu, chính vì họ là Kitô hữu và là loài người.

     

    Tiếc thay, các cuộc tấn công vào phẩm giá và sự sống của dân chúng cũng vẫn tiếp tục cả ở trong thời điểm của chúng ta nữa, thời điểm của Nhân Quyền Phổ Quát; trái lại, chúng ta thấy mình đối diện với những thứ đe dọa mới cùng với những thứ nô lệ mới, và những thứ luật pháp không luôn luôn bảo vệ thành phần yếu kém nhất và sự sống con người dễ bị tổn thương nhất. 

     

    Bởi thế, sứ điệp của Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống đang hợp thời hơn bao giờ hết. Thời đại chúng ta đang sống đây rất là khẩn cấp cần đến việc tác hành về lãnh vực văn hóa và giáo dục, trong vấn đề truyền đạt cho các thế hệ tương lai, về thái độ liên kết, quan tâm, hiếu khách, với nhận thức rõ rằng nền văn hóa sự sống không phải là di sản giành riêng cho Kitô hữu, mà thuộc về tất cả những ai, đang hết sức xây dựng các mối liên hệ huynh đệ, nhìn nhận giá trị xứng hợp của hết mọi người, kể cả khi con người trở nên mỏng dòn và chịu khổ đau.

     

    Anh chị em thân mến, hết mọi sự sống của con người, có tính cách chuyên biệt và bất khả tái diễn, tự nó vốn có giá trị và làm nên một giá trị khôn lường. Điều này luôn được công bố, một cách can đảm bằng ngôn từ cũng như bằng hành động. Điều này cần đến tình đoàn kết và tình yêu huynh đệ cho một gia đình nhân loại cao cả cũng như cho mỗi một phần tử của nó. Thế nên, cùng với Thánh Gioan Phaolô, vị đã viết Thông Điệp này, tôi muốn khẳng định một cách tái xác tín lời kêu gọi ngài đã thực hiện với tất cả mọi người 25 năm trước đây: "Hãy tôn trọng, hãy bênh vực, hãy yêu chuộng và hãy phục vụ sự sống, hết mọi sự sống, hết mọi sự sống của con người! Chỉ có thế anh chị em mới có thể gặp được công lý, phát triển, tự do, hòa bình và hạnh phúc!" (Encyclical Evangelium Vitae, 5). 

     

    (Sau bài giáo lý, ĐTC tiếp tục bằng lời kêu gọi sau đây:)

     

    Vào giữa trưa sắp tới đây, các vị Mục Tử chúng tôi thuộc các Cộng đồng Kitô giáo khác nhau, cùng với tín hữu của các Niềm tuyên xưng khác nhau, sẽ qui tụ lại một cách thiêng liêng để van nài Thiên Chúa bằng kinh nguyện Lạy Cha. Chúng ta hãy chung tiếng nào xin Chúa trong những ngày khổ đau này, trong lúc thế giới đang bị thử thách đớn đau bởi dịch bệnh hiện nay. Xin Chúa Cha tốt lành và nhân hậu lắng nghe lời nguyện cầu hòa hợp của con cái Ngài, những người con tin tưởng chạy đến với Quyền Toàn Năng của Ngài.

     

    Tôi cũng xin lập lại với tất cả anh chị em lời mời gọi tham dự một cách thiêng liêng, qua phương tiện truyền thông, vào thời khắc nguyện cầu tôi sẽ chủ sự vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu tuần này, ở sân của Đền Thờ Thánh Phêrô. Tiếp theo phần lắng nghe Lời Chúa và Tôn Thờ Bí Tích Cực Thánh là Phép Lành cho Thành Roma và Thế Giới kèm theo Ơn Toàn Xá.

     

    https://zenit.org/articles/with-st-john-paul-ii-with-renewed-conviction-i-repeat-his-appeal-to-respect-defend-every-life-full-text-of-general-audience-on-annunciation/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    ĐTC Phanxicô nguyện kinh Lạy Cha với toàn thể Kitô hữu trên thế giới vào lúc 12 giờ trưa.

     

    Pope Francis prays global Our Father March 25, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    1585131448289.jpg

     

    Anh Chị em thân mến,

    Tất cả Kitô hữu chúng ta trên thế giới này đã đích thân thực hiện cuộc hẹn hò này hôm nay, để cùng nhau cầu Kinh Lạy Cha, kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.

    Chúng ta hướng về Chúa Cha như là những người con cái tin tưởng. Chúng ta quả thực đã làm như thế hằng ngày, nhiều lần một ngày; tuy nhiên, vào lúc này đây, chúng ta muốn van xin lòng thương xót cho nhân loại đang bị thử thách nhức nhối đớn đau bởi dịch bệnh Coronavirus. Và chúng ta cùng nhau thực hiện, Kitô hữu thuộc hết mọi Giáo Hội và Cộng đồng, ở mọi tuổi tác, ngôn ngữ và quốc gia.

    Chúng ta cầu nguyện cho bệnh nhân và gia đình của họ; cho các nhân viên y tế cũng như cho tất cả những ai đang phục vụ; cho các vị có Thẩm Quyền, cho Hiệu Lực của Lệnh Ban và cho các thiện nguyện viên, cũng như cho các vị thừa tác viên trong cộng đồng của chúng ta.

    Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành Lời Nhập Thể trong cung dạ của Trinh Nữ Maria, Đấng mà bằng tiếng "Xin vâng" khiêm hạ và trọn vẹn, đã phản ảnh tiếng "Xin vâng" của Con Thiên Chúa. Chúng ta cũng hoàn toàn tin tưởng phó thác bản thân của chúng ta cho bàn tay của Thiên Chúa, và bằng một tấm lòng duy nhất và một linh hồn duy nhất, chúng ta hãy cầu nguyện

    PATER NOSTER (The Our Father in Latin)

    Pater noster qui es in coelis,
    sanctificetur nomen tuum;
    adveniat regnum tuum,
    fiat voluntas tua,
    sicut in coelo et in terra.
    Panem nostrum quotidianum da nobis hodie,
    et dimitte nobis debita nostra,
    sicut et nos dimittimus debitoribus nostris.
    et ne nos inducas in tentationem
    sed libera nos a malo.
    Amen.

     

    https://zenit.org/articles/we-turn-to-the-father-as-confident-children-popes-pater-noster-prayed-with-worlds-christians-to-end-coronavirus-pandemic/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHrTNb6nR%2BxdLaFzsdznz21sj-mEtB_TRV8auopvKbKNug%40mail.gma
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC-HUẤN TỪ TRUYỀN TIN

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Mar 29 at 1:15 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A NGÀY 29/3/2020

     

    Pope Francis during the Angelus

     

    Hãy tiếp tục tin tưởng giữa lúc khóc lóc, ngay cả khi thấy dường như chết chóc đã thắng thế.

    Hãy cất đi tảng đá khỏi cõi lòng của các con!

    Hãy để cho Lời Chúa mang lại sự sống ở những nơi xẩy ra chết chóc".

     

    Pope Francis delivers his Angelus broadcast from the Apostolic Palace March 29, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta cho mồ mả;

    Ngài đã tạo dựng nên chúng ta cho được trở nên mỹ miều, thiện hảo và hoan lạc.

     

    1585485170941.jpg

     

    Vậy, chúng ta được kêu gọi để loại đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc:

    chẳng hạn, sống đức tin một cách giả hình đó là chết chóc;

    phê bình chỉ trích tác hại người khác đó là chết chóc;

    vu khống bất công đó là chết chóc;

    loại trừ người nghèo đó là chết chóc.

     

     

    Không có Chúa Kitô, hay ngoài Chúa Kitô, thì sự sống chẳng những không có người ta lại còn rơi vào chết chóc nữa.

    Sự kiện phục sinh của Lazarô cũng là dấu hiệu về việc tái sinh đã xẩy ra nơi tín hữu nhờ Phép Rửa,

    bằng việc trọn vẹn tham phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.

    Nhờ tác động và quyền năng của Thánh Linh, Kitô hữu là một con người bước đi theo sự sống như là một tạo vật mới:

    một tạo vật vì sự sống và cho sự sống.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay là bài Phúc Âm về sự kiện phục sinh của Lazarô (xem Gioan 11:1-45). Lazarô là người anh em của Matta và Maria; họ là những người bạn thân của Chúa Giêsu. Khi Người tới Betania thì Lazaro đã chết 4 ngày rồi. Matta chạy đến gặp Vị Thày này mà nói cùng Người rằng: "Nếu Thày có mặt ở đây thì em con đâu có chết" (câu 21). Chúa Giêsu trả lời: "Em con sẽ sống lại" (câu 23), và Người còn thêm: "Thày là sự sống lại và là sự sống; ai tin vào Thày thì dù có chết cũng sẽ được sống" (câu 25). Chúa Giêsu tỏ Mình ra như là Chúa của sự sống, Người là Đấng có thể ban sự sống cho cả kẻ chết nữa. Thế rồi Maria cùng với những người khác tiến đến, ai cũng khóc, và bấy giờ Chúa Giêsu - như Phúc Âm cho biết - "rất xúc động và [...] Người đã khóc" (các câu 33-35). Theo lòng cảm xúc ấy, Người đã đi đến mồ, và nhờ Cha là Đấng luôn nghe Người, Người đã truyền mở cửa mồ và kêu lớn tiếng rằng: "Lazarô hãy bước ra" (câu 43). Bấy giờ Lazarô đã bước ra, "tay chân vẫn bị quấn bó, và mặt vẫn bị phủ khăn" (câu 44).

    Ở đây chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là sự sống và là Đấng ban sự sống, thế nhưng, Ngài đảm nhận cái thảm cảnh chết chóc. Chúa Giêsu đã có thể không để cho người bạn Lazarô của Người bị chết, nhưng Người lại muốn làm cho nỗi sầu đau của chúng ta thành của Người trước cái chết của những người thân yêu, và nhất là Người muốn tỏ cho thấy Thiên Chúa là Đấng thống trị sự chết. Ở đoạn Phúc Âm này, chúng ta thấy rằng đức tin của con người và quyền toàn năng của tình yêu Thiên Chúa tìm kiếm nhau và cuối cùng đã gặp nhau. Chúng ta thấy điều này xẩy ra nơi tiếng khóc của Matta và Maria cũng như của tất cả chúng ta cùng với hai chị em này: "Nếu Thày ở đây!..." Câu trả lời của Thiên Chúa không phải bằng lời nói, không, Chúa Giêsu là câu trả lời cho vấn đề chết chóc: "Thày là sự sống lại và là sự sống... Hãy tin tưởng! Hãy tiếp tục tin tưởng giữa lúc khóc lóc, ngay cả khi thấy dường như chết chóc đã thắng thế. Hãy cất đi tảng đá khỏi cõi lòng của các con! Hãy để cho Lời Chúa mang lại sự sống ở những nơi xẩy ra chết chóc".

    Hôm nay đây nữa, Chúa Giêsu lập lại rằng: "Các con hãy cất đi tảng đá ấy". Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta cho mồ mả; Ngài đã tạo dựng nên chúng ta cho được trở nên mỹ miều, thiện hảo và hoan lạc. "Thế nhưng, vì ma quỉ hờn ghen mà chết chóc đã đột nhập thế gian" (Khôn Ngoan 2:24), và Chúa Giêsu Kitô đã đến để giải thoát chúng ta khỏi các thứ cạm bẫy của chúng. Vậy, chúng ta được kêu gọi để loại đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc: chẳng hạn, sống đức tin một cách giả hình đó là chết chóc; phê bình chỉ trích tác hại người khác đó là chết chóc; vu khống bất công đó là chết chóc; loại trừ người nghèo đó là chết chóc. Chúa muốn chúng ta hãy đẩy lui những tảng đá này cho khỏi tâm can của chúng ta, thì sự sống mới tái thăng hoa quanh chúng ta. Chúa Kitô đang sống và kẻ nào lãnh nhận Người cùng gắn bó với Người thì đều tham phần vào sự sống. Không có Chúa Kitô, hay ngoài Chúa Kitô, thì sự sống chẳng những không có người ta lại còn rơi vào chết chóc nữa.

    Sự kiện phục sinh của Lazarô cũng là dấu hiệu về việc tái sinh đã xẩy ra nơi tín hữu nhờ Phép Rửa, bằng việc trọn vẹn tham phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô. Nhờ tác động và quyền năng của Thánh Linh, Kitô hữu là một con người bước đi theo sự sống như là một tạo vật mới: một tạo vật vì sự sống và cho sự sống.

    Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết cảm thương như Chúa Giêsu Con của Mẹ, Đấng đã biến nỗi sầu đau của chúng ta thành của Người. Chớ gì mỗi người chúng ta biết gần gũi với những ai đang bị thử thách, phản ảnh tình yêu và nỗi êm ái dịu dàng của Thiên Chúa đối với họ, những gì giải thoát cho khỏi chết chóc và làm cho sự sống chiến thắng.

    (Sau Kinh Truyền Tin:)

    Anh chị em thân mến,

    Trong mấy ngày qua, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã phát động lời kêu gọi "ngừng chiến toàn cầu và tức thì ở khắp nơi trên thế giới", khi nhắc tới tình trạng khẩn cấp đối với CIVID-19 hiện nay, một thứ dịch bệnh vượt qua mọi biên giới - một lời kêu gọi hoàn toàn ngưng chiến.

    Tôi xin hợp với tất cả những ai đã lắng nghe lời kêu gọi này và tôi mời gọi tất cả mọi người hãy tiếp tục thực hiện, bằng cách ngăn chặn tất cả mọi hình thức liên quan đến hận thù hiếu chiến, nuôi dưỡng việc kiến tạo nên các hành lang cho việc cứu trợ nhân đạo, việc sẵn sàng ngoại giao và chú tâm đến những ai đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Chớ gì việc dấn thân chung chống lại dịch bệnh này có thể làm cho tất cả mọi người nhận thức được việc chúng ta cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ với những phần tử trong cùng một gia đình duy nhất; đặc biệt là chớ gì nó làm bừng lên nơi các vị lãnh đạo quốc gia cùng với những thành phần khác biết tham gia vào một cuộc dấn thân mới để vượt thắng những thứ kình địch nhau. Các thứ xung khắc không được giải quyết bằng chiến tranh! Cần phải khống chế những gì là nghịch nhau và chống nhau bằng việc đối thoại và bằng một tìm kiếm có tính cách xây dựng hòa bình.

    Vào lúc này đây, tôi đặc biệt nghĩ đến tất cả những ai đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương ở chỗ bị sống hạn hẹp trong một nhóm người, như nghỉ ngơi ở nhà, ở những doanh trại... Tôi cũng đặc biệt đề cập tới những tù nhân. Tôi đã đọc một ghi nhận của Ủy Ban Nhân Quyền nói về những nhà tù quá tải, những nơi có thể xẩy ra thảm nạn. Tôi xin các vị Thẩm Quyền hãy nhạy cảm với vấn đề trầm trọng này và hãy có những biện pháo cần thiết để tránh được những thảm cảnh tương lai.

    Tôi chúc anh chị em một Chúa Nhật tốt đẹp. Xin đừng quên cầu cho tôi; tôi cũng cầu cho anh chị em nữa. Chúa anh chị em bữa trưa ngon lành và xin tạm biệt.

    https://zenit.org/articles/angelus-address-fifth-sunday-of-lent-the-resurrection-of-lazarus/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Giuse Lê Minh Thông, OP., xin chia sẻ bài viết:

    Ga 11,1-54. “Chết và sống” của La-da-rô, Đức Giê-su và người tin.

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHq88khWCaXdc%3DJqnqqee1LcR6HGq_-pTVdGmUwd%3D-d5sg%
     
     

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC -GIANG

  •  
    Tinh Cao
    Tue, Mar 24 at 7:36 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ GIẢNG LỄ SÁNG NGÀY 24/3/2020 Ở NHÀ KHÁCH MATTA

    Gioan 5: Đức Giê-su chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha

    1 Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem.2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang.3 Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, (chờ cho nước động,4 vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi).5 Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm.6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không? "7 Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi! "8 Đức Giê-su bảo: "Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! "9 Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
    Hôm đó lại là ngày sa-bát.

    10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng! "11 Nhưng anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: "Anh hãy vác chõng mà đi! "12 Họ hỏi anh: "Ai là người đã bảo anh: "Vác chõng mà đi"? "13 Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy.14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! "15Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.17 Nhưng Đức Giê-su đáp lại: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc."18 Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.
     

     

    ĐTC Phanxicô  chủ tế thánh lễ

    "Đúng, tôi muốn sống, thế nhưng...."

    Pope Francis prays in the chapel of Casa Santa Marta March 23, 2020. Credit: Vatican Media

    "Thế nhưng tôi không thể được cứu" - "Tại sao" "Vì lỗi là lỗi của người khác". Thế là tôi cứ ở đó 38 năm ...

    Chúng ta cũng hãy nghĩ đến bản thân mình, xem có bất cứ ai đang có nguy cơ rơi vào tình trạng lãnh đạm, rơi vào thứ tội trung dung này:

    thứ tội trung dung ấy là thế này, là không trắng cũng chẳng đen, người ta không biết nó là gì.

     

    Phụng vụ hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ về nước, nước là biểu hiệu của ơn cứu độ, vì nó là phương tiện cứu độ; tuy nhiên, nước cũng là phương tiện hủy hoại: chúng ta hãy nghĩ lại Đại Hồng Thủy mà xem.... Tuy nhiên, ở trong các Bài Đọc này thì nước mang ý nghĩa cứu độ. Trong Bài Đọc 1, nước dẫn đến sự sống, chữa trị các giòng nước của biển khơi, một thứ nước chữa lành. Và ở trong Bài Phúc Âm, có cái hồ, nơi bệnh nhân kéo nhau tới, đầy những nước, để được chữa lành, vì nó được nói rằng hễ bao giờ nước động, như nó là một con sông, mà một vị Thiên Thần từ Trời xuống khuấy lên, mà bấy giờ có ai hay những ai gieo mình xuống nước đều được khỏi. Ở đó có nhiều bệnh nhân, rất nhiều, như Chúa Giêsu nói "la liệt ở đó là cả một đám đông những người tàn tật, đui mù, què quặt, bất toại", chờ được chữa lành, đợi cho nước động. Ở đó cũng có một người bị bị bệnh đã 38 năm - 38 năm ở đó, đợi chờ được chữa lành. Điều này khiến cho người ta nghĩ rằng chẳng đời nào như thế? Hơi quá đáng... vì ai là người muốn được chữa lành như vậy lại sắp xếp để có ai đó giúp cho anh ta chứ, họ di chuyển, một cách mau lẹ, một cách khéo léo..., còn người này, 38 năm ở đó, cho đến độ anh ta bị bệnh hay chết đi cũng chẳng biết... Trông thấy anh ta nằm đó và biết được thực tại là anh ta đã ở đó trong một thời gian dài, Chúa Giêsu đã nói với anh ta rằng: "Anh có muốn được chữa lành không?" Và câu trả lời đến hay, ở chỗ, anh ta không thưa có, mà là than phiền - về bệnh tật của anh ta chăng? Không. Bệnh nhân này trả lời: "Thưa ông, tôi chẳng có ai đưa tôi xuống hồ khi nước động, rồi khi tôi đang tới thì người khác đã xuống hồ trước tôi" - một con người bao giờ cũng đến trễ. Chúa Giêsu nói với anh ta: "Anh hãy đứng lên, vác chõng mà đi". Lập tức người này được chữa lành.

    Thái độ của người này khiến chúng ta suy nghĩ. Phải chăng anh ta bị bệnh? Đúng thế, có lẽ anh ta bị liệt bại làm sao ấy; cho dù anh ta có thể bước đi ti chút. Tuy nhiên, anh ta bệnh hoạn trong tâm can của anh ta; anh ta bị bệnh hoạn trong tâm hồn của anh ta; anh ta bị bệnh yếm thế; anh ta bị bệnh buồn bã; anh ta bị bệnh lãnh đạm. Thứ bệnh của con người này đó là: "Đúng, tôi muốn sống, thế nhưng....", anh ta vẫn ở đó. Tuy nhiên, câu trả lời của anh ta đáng lẽ phải như thế này: "Dạ có, tôi muốn được chữa lành". Câu trả lời của hắn cho ý của Chúa Giêsu muốn chữa lành cho anh ta đó là một lời than phiền về những người khác. Cứ thế, anh ta đã sống 38 năm than phiền người khác, và chẳng làm gì để được chữa lành.

    Hôm đó là ngày Hưu Lễ: chúng ta đã nghe những gì các vị Tiến Sĩ Luật đã làm. Tuy nhiên, điểm chính yếu là ở cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu sau đó. Người tìm gặp người này trong Đền Thờ mà nói với anh ta rằng: "Này, anh đã được lành mạnh rồi nhé! Đừng có mà phạm tội nữa, để khỏi bị tệ hơn trước nữa". Con người này ở trong tội lỗi, thế nhưng anh ta đã không ở đó vị anh ta đã thực hiện một cái gì đó lớn lao - không. Tội lỗi của anh ta là tội sống còn và phàn nàn về đời sống của kẻ khác: tội buồn thảm, thứ tội là mầm mống của ma quỉ, tội có thể quyết định trên đời sống của mình, và đúng vậy, tội nhìn vào đời sống của kẻ khác để than phiền. Không phải là chỉ trích những người khác mà là than phiền những người ấy. "Những người ấy gây ra trước, tôi là nạn nhân của cuộc đời này": than phiền, những con người này hít thở toàn là những gì than phiền.

    Nếu chúng ta so sánh với người mù từ lúc mới sinh, mà chúng ta đã được nghe hôm Chúa Nhật vừa rồi: anh ta đã chấp nhận việc chữa lành một cách hoan hỉ, một cách dứt khoát biết bao, và bằng một thái độ cương quyết anh ta đã bàn luận với các Vị Thông Luật! Anh ta chỉ đi đến mà cho họ biết rằng: "Đúng, đó là Người". Thế thôi. Chứ không hùa theo cuộc đời... Điều này khiến tôi nghĩ đến rất nhiều người trong chúng ta, rất nhiều Kitô hữu đang sống trong tình trạng lạnh lùng lãnh đạm, không thể làm gì khác ngoài việc than phiền đủ mọi thứ. Tính lãnh đạm là một thức độc tố, nó là một thứ sương mù vây quanh linh hồn của chúng ta và chẳng làm cho linh hồn chúng ta sống. Nó cũng là một thứ ma túy, vì khi anh chị em nếm hưởng nó thì nó thường làm cho chúng ta khoái cảm. Để rồi anh chị em cuối cùng tiến đến chỗ "ghiền buồn sầu, nghiện lãnh đạm"... Nó giống như không khí. Nó hoàn toàn là một thứ tội theo thói quen giữa chúng ta: buồn sầu, lãnh đạm, tôi không muốn nói là t1inh sầu thảm, nhưng cũng gần như là thế.

    Thật là tốt nếu chúng ta đọc lại Đoạn 5 này của Phúc Âm Thánh Gioan để thấy đâu là thứ bệnh này, một thứ bệnh chúng ta có thể mắc phải. Nước là để cứu chúng ta. "Thế nhưng tôi không thể được cứu" - "Tại sao" "Vì lỗi là lỗi của người khác". Thế là tôi cứ ở đó 38 năm ... Chúa Giêsu chữa lành cho tôi: tôi không thấy phản ứng của những người khác đã được chữa lành, những người vác chõng của mình mà nhẩy nhót, mà hát hò, mà tạ ơn, mà loan truyền cho cả thế giới? Không: anh ta cứ tiếp tục. Những người khác nói cùng anh ta rằng không được làm như thế, nhưng anh ta nói: "Vị đã chữa lành tôi đã nói với tôi là được mà", và rồi anh ta cứ thế. Sau đó, thay vì anh ta đi đến với Chúa Giêsu, tạ ơn Người và tất cả mọi người thì anh ta lại báo rằng: "Chính là Người". Một đời sống nhuốm mầu sắc nâu nâu, thế nhưng cái nâu của tinh thần sự dữ này đó là thái độ lãnh đạm, rầu rĩ, buồn thảm.

    Chúng ta hãy nghĩ đến nước là biểu hiệu cho sức mạnh của chúng ta, cho sự sống của chúng ta, thứ nước Chúa Giêsu sử dụng để tái sinh chúng ta, đó là Phép Rửa. Chúng ta cũng hãy nghĩ đến bản thân mình, xem có bất cứ ai đang có nguy cơ rơi vào tình trạng lãnh đạm, rơi vào thứ tội trung dung này: thứ tội trung dung ấy là thế này, là không trắng cũng chẳng đen, người ta không biết nó là gì. Và tội này được ma quỉ dùng để hủy hoại đời sống thiêng liêng của chúng ta cũng như của đời sống làm người của chúng ta.

    Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được thứ tội này gớm ghê và xấu xa như thế nào.

    (Sau hết, ĐTC kết thúc bằng việc Chầu Thánh Thể và Phép Lành Thánh Thể, mời gọi các tín hữu Rước Lễ Thiêng Liêng:)

    CHÚA GIÊSU ƠI, CON TIN RẰNG CHÚA ĐANG HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH CỰC THÁNH NƠI BÀN THỜ.

    CON KÍNH MẾN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ, VÀ CON ƯỚC MONG ĐƯỢC RƯỚC LẤY CHÚA VÀO LINH HỒN CỦA CON!

    VÌ VÀO LÚC NÀY ĐÂY CON KHÔNG THỂ RƯỚC CHÚA BẰNG BÍ TÍCH, XIN CHÚA ÍT LÀ HÃY ĐẾN VỚI CÕI LÒNG CỦA CON MỘT CÁCH THIÊNG LIÊNG...

    CON ẤP Ủ CHÚA NHƯ THỂ CHÚA ĐANG Ở ĐÓ, VÀ KẾT HỢP TOÀN THỂ BẢN THÂN CON VỚI CHÚA. XIN ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ CON LÌA XA CHÚA.

    https://zenit.org/articles/i-thank-god-for-their-heroic-examples-pope-recalls-doctors-priests-who-gave-lives-full-text-of-morning-homily/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Hồ Bethsaida, nơi Chúa Giêsu đã chữa một người đau liệt 38 năm

    Nhóm TĐCTT trong chuyến Hành Hương Thánh Địc - Tuần Thánh Vượt Qua (12-22/4/2019) đã thăm viếng hồ này trưa hôm Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019




    Một số khách hành hương, bao gồm cả mấy TĐCTT, đã xuống tận đáy hồ cạn nước này bấy giờ.

    Hồ này sâu khoảng 13 mét hay 42 feet/bộ, được K. Schick khám phá ra vào năm 1888

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHryXvsXi3rdHHx-Yw4XOfh_QktVpioEvN1Fyv0-KX8fBg%40mail.gmail.com.