7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:TDCTT googlegroup,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,CMC-THDC,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Unsubscribe
     
    Feb 2 at 9:10 AM
     
     

     

    ĐTC PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THÁNH 2/2

     

    Pope Francis during his Sunday Angelus in St Peter's Square

    Câu chuyện này cũng khiến chúng ta chú ý tới gương mẫu của một số nhân vật.

    Họ được qui tụ lại vào lúc họ cảm thấy được cuộc hội ngộ với Chúa, ở nơi Người tỏ mình ra và gần gũi với con người.

    Đó là Mẹ Maria và Thánh Giuse, là ông Simeon và bà Anna,

    những vị cho thấy những mô phạm về lòng hiếu khách cùng với việc hiến dâng đời mình cho Chúa.

    Bốn vị này không giống nhau; tất cả đều khác nhau,

    thế nhưng tất cả đều tìm kiếm Thiên Chúa và tất cả đều để cho mình được Chúa dẫn dắt đời mình.

    Thánh ký Luca diễn tả tất cả 4 vị ở một thái độ lưỡng diện: một thái độ chuyển động và một thái độ ngỡ ngàng.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Hôm nay chúng ta cử hành lễ Dâng Chúa, khi hài nhi mới sinh Giêsu được Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse hiến dâng trong Đền Thờ. Ngày Đời Thánh Hiến Tu Trì cũng được cử hành vào ngày này, một ngày nhắc nhớ đến kho tàng trong Giáo Hội về những con người theo Chúa một cách gắn bó qua các lời khuyên phúc âm.

    Bài Phúc Âm (Cf. Luca 2:22-40) thuật lại là 40 ngày sau khi được hạ sinh của mình, hài nhi Giêsu được cha mẹ đem Người lên Giêrusalem để dâng hiến Người cho Thiên Chúa, như được Luật Do Thái qui định. Trong khi diễn tả một nghi thức theo truyền thống, câu chuyện này cũng khiến chúng ta chú ý tới gương mẫu của một số nhân vậtHọ được qui tụ lại vào lúc họ cảm thấy được cuộc hội ngộ với Chúa, ở nơi Người tỏ mình ra và gần gũi với con ngườiĐó là Mẹ Maria và Thánh Giuse, là ông Simeon và bà Anna, những vị cho thấy những mô phạm về lòng hiếu khách cùng với việc hiến dâng đời mình cho Chúa. Bốn vị này không giống nhau; tất cả đều khác nhau, thế nhưng tất cả đều tìm kiếm Thiên Chúa và tất cả đều để cho mình được Chúa dẫn dắt đời mình. Thánh ký Luca diễn tả tất cả 4 vị ở một thái độ lưỡng diện: một thái độ chuyển động và một thái độ ngỡ ngàng.

    Thái độ đầu tiên là chuyển độngMẹ Maria và Thánh Giuse đi lên Giêrusalem. Về phần mình, ông Simeon, được Thần Linh thúc đẩy, cũng lên Đền Thờ, trong khi đó bà Anna là người ngày đêm không ngừng phụng sự Thiên Chúa. Nên bốn nhân vật chính ở đoạn Phúc Âm này cho chúng ta thấy rằng đời sống Kitô hữu cần phải năng động và sẵn sàng tiến bước, để mình được Thánh Thần hướng dẫn. Thái độ bất động là những gì bất xứng với chứng từ Kitô giáo và sứ vụ của Giáo Hội. Thế giới này đang cần đến những Kitô hữu trên đà chuyển động; thành phần không biết mệt mỏi bước đi trên những con đường của đời sống, để mang cho tất cả mọi người lời an ủi của Chúa Giêsu. Hết mọi con người đã chịu phép rửa đều nhận được ơn gọi công bố, công bố một điều gì đó, công bố Chúa Giêsu - ơn gọi thực hiện sứ vụ truyền bá phúc âm hóa đó là loan truyền Chúa Giêsu! Các giáo xứ và các cộng đồng giáo hội khác nhau đều được kêu gọi để nuôi dưỡng việc dấn thân của mình cho giới trẻ, cho các gia đình và cho giới lão thành, nhờ đó tất cả mọi người có được cảm nghiệm Kitô giáo, sống đời sống và sứ vụ của Giáo Hội như những nhân vật chính.

    Thái độ thứ hai, được Thánh Luca trình bày về 4 nhân vật này trong câu chuyện đó là ngỡ ngàng. Mẹ Maria và Thánh Giuse "đã ngỡ ngàng về những gì nói về Người (Chúa Giêsu)" (câu 33). Thái độ ngỡ ngàng cũng là một phản ứng hiển nhiên của cụ Simeon, vị mà nơi Con Trẻ Giêsu đã tận mắt nhìn thấy ơn cứu độ do Thiên Chúa ban cho dân của Ngài, một ơn cứu độ mà ông đã bao năm đợi chờ. Đối với bà Anna cũng thế, vị "đã dâng lời cảm tạ Thiên Chúa" (câu 38) và đã đi đến chỗ nói cho dân chúng về hài nhi Giêsu. Bà là một con người huyên thuyên thánh đức; bà đã nói chuyện tốt đẹp, bà đã nói năng về những điều tốt lành, chứ không phải là những gì xấu xa bậy bạ. Bà đã nói, bà đã loan truyền, bà là một vị thánh đi đây đó, giúp cho các nơi thấy Chúa Giêsu. Những nhân vật tin tưởng này được bao vây trong trạng thái ngỡ ngàng, vị họ để cho bản thân họ được các biến cố đang xẩy ra trước mắt họ chiếm đoạt và thu hút. Khả năng bỡ ngỡ trước những gì xẩy ra chung quanh mình là những gì nuôi dưỡng cảm nghiệm tôn giáo và làm cho cuộc hội ngộ với Chúa sinh hoa kết trái. Trái lại, việc không thể bỡ ngỡ khiến con người ta trở nên lạnh lùng lãnh đạm và nới rộng thêm khoảng cách giữa đường lối đức tin và đời thường. Hỡi anh chị em, hãy luôn chuyển động, bằng cách để cho bản thân mình hướng về những gì là bỡ ngỡ lạ lùng!

    Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta hằng ngày biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, Tặng Ân do Chúa Cha ban cho chúng ta, và hãy để mình được Ngài thu hút vào việc chuyển động của tặng ân này, bằng nỗi hân hoan ngỡ ngàng, nhờ đó cả cuộc đời của chúng ta trở nên lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa trong việc phục vụ anh chị em.

     

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-feast-of-the-presentation-of-the-lord-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - TỒNG THỐNG MỸ PHÒ SỰ SỐNG

Mùng 1 Tết lịch sử: Tổng thống Mỹ đầu tiên Tuần Hành Phò Sinh, vinh danh Chúa và các giá trị sự sống

 

Tin vui Mùng Một Tết: Trong một diễn biến lịch sử, lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ tham dự Cuộc Tuần Hành Phò Sinh, lên tiếng chống phá thai, chống bách hại tôn giáo.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - BÀI GIÁO LY CV20

  •  
    Tinh CaoJan 15 at 12:52 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Bài 20

     

    Tông Đồ Phaolô - Thừa Sai Ngục Tù

     

    Pope Francis during the General Audience

     

    Bất chấp tình trạng tù nhân của mình, Thánh Phaolô có thể gặp gỡ thành phần Do Thái tai mắt

    để giải thích lý do tại sao ngài đã buộc phải nại đến Ceasar, và

    nói cho họ biết về vương quốc của Thiên Chúa. Ngài đã cố gắng thuyết phục họ về Chúa Giêsu,

    bắt đầu từ Thánh Kinh, và cho họ thấy tính cách liên tục giữa những gì là mới mẻ của Chúa Kitô với "niềm hy vọng của dân Israel"

     

    Pope Francis at the general audience Jan. 15, 2020 in Paul VI Hall. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Suốt cả một ngày, Thánh Phaolô đã loan truyền vương quốc của Thiên Chúa và

    cố gắng hướng thành phần đàm đạo của mình về niềm tin vào Chúa Giêsu, khởi đi từ "luật Moisen và các Tiên Tri"

     

     

    Xin Thần Linh giúp chúng con, như Thánh Phaolô, có thể làm cho ngôi nhà của chúng con được thấm nhiễm Phúc Âm, và làm cho chúng trở thành nhà tiệc ly của tình huynh đệ, nơi chúng con có thể đón nhận Chúa Kitô sống động, Đấng "đến để gặp gỡ chúng con ở hết mọi người và ở hết mọi tuổi tác" (cf. II Preface of Advent ).

     

     

     

    Anh chị em thân mến!

    Hôm nay chúng ta kết thúc giáo lý về Sách Tông Vụ, với giai đoạn truyền giáo cuối cùng của Thánh Phaolô, đó là Roma (cf Acts 28.14).

    Cuộc hành trình của Thánh Phaolô, cuộc hành trình nên một với cuộc hành trình của Phúc Âm, là dấu chứng tỏ rằng những nẻo đường của con người, nếu được sống bằng đức tin, có thể trở thành một nơi chuyển đạt ơn cứu độ của Thiên Chúa, bằng thứ Lời của đức tin là những gì đang chủ động nẩy sinh trong lịch sử, có thể biến đổi các hoàn cảnh và mở ra những đường nẻo mới mẻ.

    Bằng việc Thánh Phaolô đến trung tâm của Đế quốc Roma, câu chuyện mà Sách Tông Vụ trình thuật được kết thúc, một câu chuyện không chấm dứt nơi cuộc tử đạo của Thánh Phaolô, mà là nơi việc gieo vãi phong phú Lời Chúa. Việc kết thúc câu chuyện do Thánh Luca viết, tập trung vào hành trình của Phúc Âm trên thế giới, chất chứa và tóm tắt tất cả những gì là sinh động của Lời Chúa, một Lời bất khả ngừng nghỉ, muốn tiếp tục truyền đạt ơn cứu độ cho tất cả mọi người.

    Ở Roma, Thánh Phaolô trước hết đã gặp gỡ anh em của mình trong Chúa Kitô, thành phần nghênh đón ngài và chuyền thêm cho ngài lòng can đảm (cf Acts 28:15), và lòng hiếu khách nồng nàn này cho thấy rằng việc ngài đến đây đã được mong đợi và ước vọng. Bấy giờ ngài được phép sống riêng dưới sự giám sát của quân lính, tức là với một người lính canh chừng ngài, ngài bị giam giữ ở nhà. Bất chấp tình trạng tù nhân của mình, Thánh Phaolô có thể gặp gỡ thành phần Do Thái tai mắt để giải thích lý do tại sao ngài đã buộc phải nại đến Ceasar, và nói cho họ biết về vương quốc của Thiên Chúa. Ngài đã cố gắng thuyết phục họ về Chúa Giêsu, bắt đầu từ Thánh Kinh, và cho họ thấy tính cách liên tục giữa những gì là mới mẻ của Chúa Kitô với "niềm hy vọng của dân Israel" (Acts 28:20). Thánh Phaolô nhận biết mình là người đậm nét Do Thái, và thấy ở nơi Phúc Âm ngài rao giảng, tức là thấy nơi việc loan truyền cái chết và phục sinh của Chúa Kitô, những gì viên trọn về các lời hứa cho thành phần dân tuyển chọn này.

    Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên bán chính thức cho thấy các người Do Thái tỏ ra sẵn sàng đón nhận thì tiếp theo là một cuộc gặp gỡ chính thức hơn, trong đó, suốt cả một ngày, Thánh Phaolô đã loan truyền vương quốc của Thiên Chúa và cố gắng hướng thành phần đàm đạo của mình về niềm tin vào Chúa Giêsu, khởi đi từ "luật Moisen và các Tiên Tri" (Acts 28:23). Vì không phải ai cũng bị thuyết phục mà ngài đã lên án tình trạng cứng lòng của dân Chúa, nguyên nhân cho việc ngài bị luận tội (cf. Is 6:9-10), và thúc đẩy ngài cảm thấy tha thiết với ơn cứu độ của các dân tộc tỏ ra nhậy cảm với Thiên Chúa và có khả năng lắng nghe Lời Phúc Âm sự sống (cf. Acts 28:28).

    Đến đây, Thánh Luca kết thúc công việc của ngài bằng việc tỏ cho chúng ta thấy rằng không phải là cái chết của Thánh Phaolô mà là tính chất năng động của bài thánh nhân giảng, của một thứ Lời "không bị xiềng xích" (1Tim 2:9) - Thánh Phaolô không có tự do để di chuyển, nhưng vẫn tự do để nói vì Lời Chúa không bị xiềng xích - đó là một Lời sẵn sàng để được gieo vãi bằng đôi tay ăm ắp của vị Tông Đồ này. Thánh Phaolô thực hiện điều ấy "với tất cả những gì là thẳng thắn và không bị cản trở" (Acts 28:31), ở một ngôi nhà mà ngài tiếp đón những ai muốn lắng nghe lời loan báo về vương quốc của Thiên Chúa và muốn nhận biết Chúa Kitô. Ngôi nhà này mở cửa cho tất cả những cõi lòng tìm kiếm là hình ảnh của Giáo Hội, mặc dù bị bách hại, bị hiểu lầm và bị xiếng xích, vẫn không bao giờ mệt mỏi trong việc đón nhận hết mọi con người nam nữ bằng một tấm lòng từ mẫu để loan báo cho họ tình yêu thương của Chúa Cha, Đấng đã tỏ mình ra một cách hữu hình nơi Chúa Giêsu.

    Anh chị em thân mến, ở cuối cuộc hành trình này, một cuộc hành trình chúng ta đã cùng nhau trải qua theo bước chân của Phúc Âm trên thế giới, Thần Linh làm sống lại trong mỗi người chúng ta lời mời gọi hãy trở thành những nhà truyền bá phúc âm hóa can trường và hoan hỉ. Xin Thần Linh giúp chúng con, như Thánh Phaolô, có thể làm cho ngôi nhà của chúng con được thấm nhiễm Phúc Âm, và làm cho chúng trở thành nhà tiệc ly của tình huynh đệ, nơi chúng con có thể đón nhận Chúa Kitô sống động, Đấng "đến để gặp gỡ chúng con ở hết mọi người và ở hết mọi tuổi tác" (cf. II Preface of Advent ).

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200115_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Nếu cần xem lại hay lưu giữ toàn bộ Giáo Lý về Sách Tông Vụ 20 bài này, xin bấm vào cái link sau đây: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Nội Dung

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFhhTVBOn%2BzHKDbESHE7kvBGPOc6Qu_XAeiyvoby95%2BRvw%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - LỄ ĐÓN GIAO THỪA

LỄ ĐÓN GIAO THỪA ĐẦU XUÂN

Mt 5,1-10

LỜI CHÚC HẠNH PHÚC ĐẦU XUÂN

TÁM MỐI PHÚC THẬT

  1. LỜI CHÚA:“Phúc thay ai có tâm hồn  nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3)
  2. CÂU CHUYỆN:

 1) HẠNH PHÚC ĐÒI TA LUÔN PHẤN ĐẤU:

Vào một buổi sáng đẹp trời, chú cún con chạy đến bên mẹ và hỏi: 
– Mẹ ơi, hạnh phúc ở đâu?
Mẹ cún con mỉm cười đáp: 
– Hạnh phúc nằm ở chiếc đuôi xinh xắn của con đó!
Cún con thích lắm, ngày nào chú cũng ngắm nghía chiếc đuôi của mình, vừa nhảy vừa vẫy vẫy chiếc đuôi! Nhưng rồi bỗng một hôm, chú cún con buồn bã chạy đến bên mẹ: 
– Mẹ ơi, tại sao con chẳng bao giờ nắm giữ được hạnh phúc vậy?
Mẹ khẽ vuốt ve cún con và đáp: 
– Chỉ cần con tự tin bước về phía trước, hạnh phúc sẽ tự đi theo con thôi!!!

2) HẠNH PHÚC Ở TRONG LÒNG CHÚNG TA:

Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập hợp lại với nhau để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: “Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?”

Một con yêu tinh khác lên tiếng: “Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được.”

Một con yêu tinh cho ý kiến: “Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới.”

Con yêu tinh khác phản đối: “Con người rất khỏe mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì khó khăn.”

“Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu.”

“Không được, con người rất tò mò. Họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người sẽ biết.”

Một con yêu tinh trẻ có ý kiến: “Hay là chúng ta đem giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác.”

Con yêu tinh già phản đối: “Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi.”

Suy nghĩ hồi lâu, có một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng: “Tôi biết phải giấu hạnh phúc ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp chốn, khắp nơi và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng bao giờ quan tâm. Giấu nó ở đó thì con người không bao giờ tìm thấy!!!”

Tất cả các con yêu tinh đều đồng ý. Và kể từ đó, rất nhiều người mãi miết kiếm tìm hạnh phúc ở những nơi nào khác mà không biết rằng nó đang nằm ngay trong lòng mình.

3) NGƯỜI GIÀU CŨNG KHÓC:

PAUL GETTY là ông chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc. Khu đất ông ở rộng bốn mươi mẫu tây. Tài sản của ông trị giá hàng tỷ mỹ kim. Thế mà mỗi ngày ông đều phải thức dậy làm việc từ lúc ba giờ sáng. Chung quanh ông lúc nào cũng có tới mười người cảnh sát bảo vệ. Mỗi ngày, ông nhận được hàng trăm cú điện thoại và những lời đe dọa ám sát… Ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi là người đau khổ nhất và chẳng bao giờ cảm nghiệm được thế nào là hạnh phúc !”.

  1. THẢO LUẬN:1) Hạnh phúc thực sự là gì? 2) Làm thế nào để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại và mai sau?
  2. SUY NIỆM:

Năm cũ sắp qua nhường chỗ cho năm mới đang tới. Trong dịp này, chúng ta thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Chẳng hạn: Chúc cho đông con nhiều cháu, phát tài phát lộc, khỏe mạnh sống lâu… Những lời cầu chúc thường qui về ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ. Tóm lại là chúc nhau được hạnh phúc trong Năm Mới. Nhưng thế nào là hạnh phúc thực sự?

1) Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là tình trạng thỏa mãn khi đạt được những điều mong ước mà người đời thường mong ước như Phúc, Lộc và Thọ. Tuy nhiên không nhất thiết cứ có đông con nhiều cháu, cứ sở hữu nhiều nhà cửa tiền bạc, chức cao quyền trọng hoặc được sống lâu trăm tuổi là đương nhiên có hạnh phúc… Vì lòng tham con người vô đáy như người đời thường nói: “Được voi đòi tiên”, “Đứng núi này trông núi nọ”…

Người ta cũng thường chúc nhau khỏe mạnh. Nhưng khỏe mạnh vẫn chưa phải là thứ hạnh phúc thực sự. Vì nếu sức khỏe là hạnh phúc, thì chắc hẳn những nhà lực sĩ sẽ là người hạnh phúc nhất. Thế nhưng, không phải vậy. Bởi vì có những người dù đau yếu, sức khỏe èo uột, thế mà nụ cười vẫn tươi nở trên môi, đang khi những nhà vô địch Ô-lim-pic sức khỏe vô địch lại thường âu lo có ngày sẽ bị soán ngôi vô địch như người ta thường nói: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”.

Rất nhiều người đã mong ước kiếm nhiều tiền để được sống an nhàn như người ta thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được: Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà của danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là triết lý của cuộc đời”… Nhưng thực ra “Người giàu cũng khóc!” Biết bao gia đình nông dân việt Nam đang sống vất vả trên mảnh đất ruộng nhưng gia đình hạnh phúc. Rồi đột nhiên có dự án làm đường đi qua khu đất nhà của họ, biến đất ruộng trở nên quý giá “Tấc đất tấc vàng”, tiền bạc rủng rỉnh. Nhưng từ khi bán đất lấy tiền lấy vàng, gia đình được ở nhà cao cửa rộng, có đủ xe máy xịn, tivi màu, máy lạnh máy giặt… nhưng gia đình con cái bỏ học ăn chơi sa đà vào nghiện hút xì-ke ma túy, vợ ngày ngày chơi đề, chồng thì nhậu nhẹt vợ nọ con kia… gia đình xào xáo dẫn đến chỗ ly hôn và bất hạnh.

2) Hạnh phúc thực sự do đâu ?

Hạnh phúc thật sự không nhất thiết do tiền bạc, chức quyền, sắc đẹp, sức khỏe… dù rằng những điều đó đều là ưu điểm có thể mang lại cho chúng ta niềm vui trong một lúc nào đó. Vậy hạnh phúc đích thật ở đâu?

Thực ra: Con người chúng ta không những gồm thân xác mà còn có linh hồn nữa. Cơm áo gạo tiền hay tiền bạc vật chất, địa vị chức quyền, sắc đẹp, tài năng, sức khỏe, sống lâu…  chỉ đáp ứng được những nhu cầu về thể xác bên ngoài và không bền lâu, nên đã không thực sự mang lại hạnh phúc. Điều quan trọng để có hạnh phúc là một tâm hồn bình an và nhiều niềm vui như Đức Ma-ri-a, sau khi được bà chị Ê-li-sa-bét khen là người có phúc, đã dâng lời ca tụng Thiên Chúa như sau: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,46-47).

Dù thân xác chúng ta có gặp những tai nạn rủi ro và những điều trái ý, nhưng người có đức tin vẫn luôn phó thác vào Thiên Chúa và gặp được niềm vui hạnh phúc trong sự nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân, quảng đại tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình, như Phó tế Tê-pha-nô khi bị kết án ném đá sắp chết, vẫn mở miệng cầu xin Chúa: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60), hoặc như Đức Giê-su khi bị treo trên thập giá sắp chết cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Như thế, hạnh phúc phải bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguồn mạch mang lại hạnh phúc đích thực. Nơi nào có Chúa hiện diện thì nơi ấy sẽ có bình an hạnh phúc như Người đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).

3) Cho thì có phúc hơn là nhận (Cv 20,35):

Trong một buổi hội thảo về hạnh phúc gồm 50 người tham dự. Diễn giả khởi đầu bằng một hoạt động tập thể. Ông đưa cho mỗi người một quả bóng và yêu cầu họ viết tên của mình lên trái bóng bằng chiếc bút lông. Sau đó, số bóng được thu hết lại trong giỏ rồi được đưa sang một phòng khác.

Rồi 50 người này lại được tập trung sang phòng chứa bóng và được yêu cầu hãy tìm quả bóng có ghi tên mình trong thời hạn 5 phút. Mọi người đều lao vào giỏ xô đẩy nhau để tìm kiếm quả bóng tên mình và căn phòng trở nên hỗn loạn, khi hết 5 phút mà ít có người tìm được quả bóng tên mình.

Sau đó, vị diễn giả lại yêu cầu mỗi người tự nhặt lên một quả bóng bất kỳ rồi tìm chuyển cho người có tên ghi trên bóng. Chỉ trong vòng 5 phút, ai nấy đều đã có được quả bóng tên mình.

Lúc này, vị diễn giả mới dẫn vào đề tài về hạnh phúc: Trong cuộc sống, mỗi người đều hối hả đi tìm hạnh phúc của mình, nhưng thực ra lại không biết chúng nằm ở đâu.

Hạnh phúc của chúng ta nằm xen lẫn với hạnh phúc của người khác. Hãy tìm cách làm cho người xung quanh có được hạnh phúc của họ, rồi chúng ta cũng sẽ được người khác mang lại hạnh phúc cho ta. Cũng như câu chuyện trên cho thấy: khi náo loạn đi tìm bóng thì sẽ không tìm thấy. Còn khi mỗi người cầm bóng trao cho kẻ khác thì chính họ cũng sẽ được người khác trao quả bóng hạnh phúc cho mình. Hãy cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại: “Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,38).

 4) Phương thế để được hạnh phúc thực sự là sống Tám Mối Phúc:

Hạnh phúc không ở đâu xa, nó luôn ở bên cạnh mình hoặc ở trong lòng mình. Có điều chúng ta quên điều này nên cứ đi tìm hạnh phúc ở nơi đâu khác và cuối cùng đành chịu mất nó.

Để luôn có hạnh phúc nghĩa là có Chúa ở cùng, là luôn có tình yêu của Chúa trong lòng, thì chúng ta phải thực hành Tám Mối Phúc bằng cách quên mình vị tha, ứng xử công bình nhân ái, như lời Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: Sống khiêm hạ nghèo khó, luôn ăn ở hiền lành, chấp nhận đi con đường hẹp: “qua đau khổ vào trong vinh quang”, luôn khát khao nên người công chính, biết chạnh thương những kẻ bất hạnh, có tâm hồn trong sạch, luôn ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì sống công chính, chấp nhận bị sỉ nhục vì danh Chúa…

Niềm hạnh phúc luôn có Chúa ở cùng, cũng chính là hạnh phúc mà chúng ta cần phải cầu chúc cho nhau trong giờ phút đón Giao Thừa và trong Năm Mới này. Dù chúng ta ít nhiều vẫn còn chịu đau khổ và gặp những điều trái ý, nhưng nếu thực sự có Chúa ở cùng, chắc chắn chúng ta vẫn cảm thấy vui mừng và hy vọng, bình an và hạnh phúc như thánh Phao-lô đã chia sẻ: “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó” (2 Cr 7,4b).

  1. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con quyết tâm thực thi tinh thần Tám Mối Phúc của Chúa trong Tin Mừng hôm nay, thể hiện qua cách suy nghĩ, nói năng và cách ứng xử khiêm tốn, vị tha, luôn nhẫn nhịn chịu đựng, từ bi nhân hậu, sẵn sàng tha thứ cho tha nhân noi gương Chúa khi xưa, để tâm hồn chúng con luôn được bình an, lạc quan vui vẻ từ giờ phút đón Giao Thừa này, như dấu chỉ chúng con sẽ được an bình hạnh phúc trong suốt năm nay và hạnh phúc ấy sẽ kéo dài mãi ở đời sau.- AMEN.

LM ĐAN VINH-HHTM

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG MỜI TRONG THẦN KHÍ - HÔN NHÂN PHỤC SINH

Cuộc hôn nhân của Diane và Frédéric được phục sinh nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần

Bà Diane và ông Frédéric cả hai đều 46 tuổi, làm việc trong bệnh viện và sống ở Provence, Pháp. Năm 2019, hai ông bà kỷ niệm 20 năm kết hôn và nhận được một món quà đặc biệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống: Frédéric, trong nhiều năm không có đức tin, đã hoàn toàn thay đổi, ngay vào thời điểm hai vợ chồng có ý định chia tay.

Bà Diane, một phụ nữ Công giáo, từ bé đã có đời sống đạo tốt, thường xuyên tham dự thánh lễ, tham gia các hoạt động do giáo xứ tổ chức, và ghi danh cho con cái tham gia giáo lý và hướng đạo. Ngược lại, Frederic, mặc dù được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy từ bé, nhưng ông đã nhanh chóng quay lưng lại với đức tin Kitô giáo và trải qua một thời gian dài theo thuyết bất khả tri.

25 năm trước, khi mối quan hệ của họ bắt đầu, Diane hy vọng vị hôn phu của mình “thay đổi”. Nhưng niềm hy vọng của bà đã mất hoàn toàn. Sau đó, bà quyết tâm cầu nguyện để chồng bà có thể sẽ mở ra một chút cho Thiên Chúa. Bà thường xuyên mời ông tham dự Thánh lễ hoặc các sự kiện trong giáo xứ, nhưng ông đều từ chối. Và rồi, mối quan hệ của cả hai bắt đầu có dấu hiệu xấu: Diane cảm thấy tuyệt vọng, Frederic thì hay cáu kỉnh khó chịu. Cả hai cảm thấy có những căng thẳng. Sau này, chính ông Frederic chia sẻ: “Cuộc sống của chúng tôi bắt đầu có những con đường riêng biệt. Ngay cả khi chúng tôi không cãi nhau, chúng tôi không còn sống chung nữa và chúng tôi không thực sự biết phải nói gì khi cả hai ở cùng nhau. Đối với tôi, lối thoát dường như không thể tránh khỏi: tôi đã hình dung ra một cuộc chia ly khi người con gái cuối cùng của chúng tôi rời khỏi nhà. Bởi vì chỉ có tình yêu của những đứa trẻ đã giữ chúng tôi lại với nhau. Vì chúng, chúng tôi tiếp tục là một cặp ‘giống như những người khác’, ngay cả câu nói ‘tôi yêu em’ ngày càng hiếm và chúng tôi gần như không có sự thân mật”.

Nhưng Chúa đã hành động theo một cách khác. Trong một lần gặp gỡ, một người bạn của hai vợ chồng, thành viên của Hội Priscilla và Aquila, nhiều lần mời Frederic tham dự một khóa tĩnh tâm cuối tuần dành riêng cho các cặp vợ chồng muốn níu kéo đời sống hôn nhân. Ông Frederic nói: khi đó, tôi cảm thấy dường như tôi đáp “Vâng”. Và ngay lập tức, ông hối hận về lới đáp của mình và nghĩ rằng mình sẽ có “một ngày cuối tuần rất tồi tệ”.

Tuy nhiên, ông tự nhủ “Một lần, để làm hài lòng Diane. Rốt cuộc, đây là 20 năm hôn nhân của chúng tôi!” Và điều không tưởng đã xảy ra một vài ngày sau đó: ông Frederic đã sống một cuộc hoán cải triệt để. Thật vậy, Frédéric nhận được ơn hoán cải đến từ Chúa Thánh Thần. Ông nói: “Trong khi tôi cảm thấy cuộc sống mình thật tồi tệ, tôi cũng cảm thấy được Thiên Chúa yêu vô biên, không lo lắng, không tức giận, và cảm thấy mình không xứng đáng với những gì vừa lãnh nhận”. Ông bày tỏ điều này cho Diane. Đối với bà Diane, thật khó mô tả cảm xúc này, bởi vì những gì bà chờ đợi trong 25 năm vừa mới xảy ra bằng sức mạnh. Ông Frédéric cảm thấy cần phải được biết Lời Chúa ngay, nhưng ông lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, và rồi cách cầu nguyện nữa, bắt đầu như thế nào đây? Ông đã nhờ vợ giúp.

Ông chia sẻ tiếp: “Thời gian tĩnh tâm qua đi nhanh chóng. Tôi, người không biết gì và giờ đây khao khát tất cả mọi thứ, những ngày cuối tuần này là một sự phục sinh cho vợ chồng chúng tôi. Tôi đã suy nghĩ nhiều về Bí tích Hôn nhân. Tôi đã khám phá ra rằng chúng tôi được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta yêu thương nhau nhờ tình yêu của Thiên Chúa”.

Hai tháng sau, cùng với con gái, Frédéric lãnh nhận Bí tích Thêm sức và mẹ đỡ đầu của ông không ai khác chính là người vợ. Ông chia sẻ: “Cuối cùng, chúng tôi đã có thể nói về Chúa khi ở cùng nhau. Tôi tham gia vào các hoạt động mục vụ của giáo xứ. Chúng tôi hành hương, tĩnh tâm, tham gia nhóm chuẩn bị kết hôn của Giáo xứ; tất nhiên chúng tôi đi lễ mỗi Chúa nhật. Ai có thể nghĩ rằng mọi sự có thể thay đổi? Ngoài chính Chúa!”.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts