7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MÓI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-HUẤN TỪ CN4MC-A

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Mar 22 at 1:05 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM A NGÀY 22/3/2020

     

    Pope Francis gives his blessing overlooking St Peter's Square

     

    Các phép lạ Chúa Giêsu thực hiện không phải là những cử chỉ ngoạn mục,

    mà có mục đích dẫn đến đức tin, bằng một hành trình biến đổi nội tâm...

    Trước hết, anh ta coi Người là một vị tiên trisau đó anh ta nhìn nhận Người là vị xuất phát từ Thiên Chúa;

    sau cùng, anh ta chấp nhận Người là Đấng Thiên Sai và phục mình xuống trước mặt Người

     

    Pope Francis looks out at an empty St. Peter's Square. Credit: Vatican Media.

     

    Tội lỗi như thể một tấm màn đen tối che khuôn mặt của chúng ta và ngăn cản chúng ta

    không thấy được thế giới và chính bản thân chúng ta một cách rõ ràng.

    Việc tha thứ của Chúa cất đi cái màn bóng đen và tăm tối này, và cống hiến cho chúng ta thứ ánh sáng mới.

     

     

    Người mù được chữa lành, người bấy giờ nhìn thấy bằng đôi mắt xác thể cũng như linh hồn,

    là hình ảnh của hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa chúng ta,

    thành phần được dìm vào Ân Sủng, đã được cứu khỏi tăm tối và được ở trong ánh sáng đức tin.

    Tuy nhiên, việc lãnh nhận ánh sáng vẫn chưa đủ, còn cần phải trở nên ánh sáng nữa.

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Tâm điểm của Phụng Vụ cho Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay hôm nay là đề tài ánh sáng. Phúc Âm (cf. Gioan 9:1-41) thuật lại câu chuyện về một người mù từ lúc mới sinh được Chúa Giêsu làm cho được thấy. Dấu lạ này là việc khẳng định cho lời xưng nhận của Chúa Giêsu về Bản Thân Người: "Tôi là Ánh Sáng thế gian" (v.5), ánh sáng chiếu soi tăm tối của chúng ta. Chúa Giêsu là thế đó. Người công hiệu hóa việc chiếu sáng ở hai lãnh vực: một về thể lý và một về tinh thần, ở chỗ, người mù trước tiên nhận được thị lực cho đôi mắt, sau đó anh ta được dẫn tới đức tin vào "Con Người" (câu 35), tức là vào Chúa Giêsu. Tất cả cuộc hành trình là như thế. Thật là tốt nếu hôm nay tất cả anh chị em mở Phúc Âm Thánh Gioan ra, đoạn 9, và đọc đoạn này: thật là tốt đẹp và khi đọc lại, hoặc đọc thêm một lần nữa, chúng ta sẽ cảm thấy cái hay ho ở đó. Các phép lạ Chúa Giêsu thực hiện không phải là những cử chỉ ngoạn mục, mà có mục đích dẫn đến đức tin, bằng một hành trình biến đổi nội tâm.

    Các vị Tiến Sĩ Luật - một nhóm họ đang ở đó bấy giờ - đã tỏ ra cứng lòng không chịu công nhận phép lạ này, và đã đặt ra các vấn nạn xảo quyệt cho người được chữa lành. Tuy nhiên, anh ta lại hạ gục họ bằng quyền lực của thực tại: "Tôi chỉ biết rằng xưa kia tôi đã bị mù lòa, nhưng nay tôi đã được nhìn thấy, thế thôi" (câu 25). Giữa tình trạng nhút nhát và hận thù của những người ở chung quanh anh ta và đặt vấn đề với anh ta, cứ hoài nghi ngờ vực, anh ta lại đi theo một con đường dẫn anh ta dần dần đến chỗ nhận ra căn tính của Đấng đã mở mắt cho anh ta và tuyên xưng niềm tin của anh ta vào Người. Trước hết, anh ta coi Người là một vị tiên tri (cf. câu 17); sau đó anh ta nhìn nhận Người là vị xuất phát từ Thiên Chúa (cf. câu 33); sau cùng, anh ta chấp nhận Người là Đấng Thiên Sai và phục mình xuống trước mặt Người (cf. các câu 36-38). Anh ta đã biết rằng, bằng việc ban cho anh ta thị giác, Chúa Giêsu đã "tỏ hiện công cuộc của Thiên Chúa" (cf. câu 3).

    Chớ gì chúng ta có được cảm nghiệm này! Nhờ ánh sáng đức tin, ai bị mù khám phá ra căn tính mới của họ. Họ không là gì khác hơn là "một tạo vật mới", có thể thấy đời sống của họ và thế giới quanh họ bằng một ánh sáng mới, vì họ đã tiến vào mối hiệp thông với Chúa Kitô; họ đã tiến tới một chiều kích khác. Họ không còn là một người hành khất bị cộng đồng tẩy chay nữa; họ không còn là một tên nô lệ cho sự mù lòa và thành kiến nữa. Cuộc hành trình chiếu soi của họ ám chỉ đến cuộc giải phóng chúng ta được kêu gọi để thoát khỏi tội lỗi. Tội lỗi như thể một tấm màn đen tối che khuôn mặt của chúng ta và ngăn cản chúng ta không thấy được thế giới và chính bản thân chúng ta một cách rõ ràng. Việc tha thứ của Chúa cất đi cái màn bóng đen và tăm tối này, và cống hiến cho chúng ta thứ ánh sáng mới. Chớ gì Mùa Chay chúng ta đang sống trở thành một thời gian thuận lợi và quí báu để tiếp cận với Chúa, xin Người thương xót, bằng những cách thức khác nhau, được Giáo Hội nêu lên cho chúng ta.

    Người mù được chữa lành, người bấy giờ nhìn thấy bằng đôi mắt xác thể cũng như linh hồn, là hình ảnh của hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa chúng ta, thành phần được dìm vào Ân Sủng, đã được cứu khỏi tăm tối và được ở trong ánh sáng đức tin. Tuy nhiên, việc lãnh nhận ánh sáng vẫn chưa đủ, còn cần phải trở nên ánh sáng nữa. Hết mọi người trong chúng ta đều được kêu gọi lãnh nhận ánh sáng thần linh để tỏ hiện nó ra suốt cuộc đời của mình. Các Kitô hữu tiên khởi, các thần học gia ở những thế kỷ đầu tiên, đã nói rằng cộng đồng Kitô hữu, tức là Giáo Hội, là "mầu nhiệm của vầng nguyệt", vì Giáo Hội chiếu tỏa thứ ánh sáng không phải của Giáo Hội, mà là ánh sáng Giáo Hội đã lãnh nhận từ Chúa Kitô. Chúng ta cũng cần phải là "mầu nhiệm của vầng trăng", ở chỗ, cống hiến thứ ánh sáng chúng ta lãnh nhận được từ mặt trời là Chúa Kitô. Thánh Phaolô hôm nay đã nhắc nhở chúng ta về điều ấy, đó là "anh em bởi thế hãy bước đi như là con cái của ánh sáng, vì hoa trái của ánh sáng ở nơi tất cả những gì là tốt lành, công chính và chân thực" (Epheso 5:8-9). Hạt giống của đời sống mới được gieo nơi chúng ta qua Phép Rửa thì giống như một tia lửa, trước hết thanh tẩy chúng ta, bằng cách thiêu đốt đi sự dữ chúng ta đang có ở trong lòng mình, và giúp chúng ta có thể chiếu tỏa và chiếu soi bằng ánh sáng của Chúa Giêsu.

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp cho chúng ta biết bắt chước người mù trong bài Phúc Âm, để nhờ đó chúng ta có thể được tràn ngập ánh sáng của Chúa Kitô trên con đường cứu độ.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến,

    Trong những ngày thử thách này, vào lúc nhân loại đang kinh hoàng trước tình trạng đe dọa của dịch bệnh, tôi xin đề nghị với tất cả Kitô hữu hãy hợp nhau chung tiếng kêu lên Trời Cao. Tôi xin mời tất cả mọi vị Thủ Lãnh của Các Giáo Hội và những vị lãnh đạo của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, cùng với tất cả mọi Kitô hữu thuộc các Niềm tin khác nhau, cầu khẩn với Đấng Tối Cao, với Thiên Chúa Quyền Năng, bằng cách thức thời đọc kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta. Bởi thế, tôi xin mời tất cả hãy thực hiện điều này vài lần trong ngày, thế nhưng, cùng nhau, đọc Kinh Lạy Cha vào Thứ Tư tới đây, 25/3, vào buổi trưa - tất cả cùng nhau đọc. Vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ lại biến cố Truyền Tin cho Trinh Nữ Maria về Lời Nhập Thể, xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả mọi người môn đệ của Người đang sửa soạn cử hành cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh. Cũng theo cùng một ý hướng đó, Thứ Sáu tới đây, ngày 27/3, vào lúc 6 giờ chiều, tôi sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện ở sân Đền Thờ Thánh Phêrô, trước một Quảng Trường trống vắng. Từ bây giờ, tôi mời gọi tất cả hãy tham dự một cách thiêng liêng bằng các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ tôn thờ Bí Tích Cực Thánh, cuối cùng tôi sẽ ban Phép Lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và cho Thế Giới), một Phép Lành sẽ gắn liền với cơ hội được lãnh nhận Ơn Toàn Xá.

    Chúng ta muốn phản ứng với dịch bệnh vi khuẩn này bằng tính cách hoàn vũ của việc cầu nguyện, của lòng cảm thương và của niềm dịu dàng. Chúng ta hãy tiếp tục liên kết. Chúng ta hãy làm cho việc gắn bó của chúng ta được cảm thấy bởi những ai đang lẻ loi cô độc nhất và bị thử thách nhất. Chúng ta hãy gắn bó với các vị bác sĩ, với các nhân viên y tế, những nam nữ y tá, với các tình nguyện viên ... Chúng ta hãy gắn bó với các Thẩm Quyền cần phải có những biện pháp mạnh, chỉ vì thiện ích của chúng ta. Chúng ta hãy gắn bó với cảnh sát, với quân đội là những người đang tìm cách luôn giữ trật tự trên đường phố, hầu cho những điều chỉ thị của chính quyền được trọn vẹn, cho thiện ích của tất cả chúng ta - chúng ta hãy gần gũi với tất cả mọi người.

     Tôi xin bày tỏ lòng gắn bó của tôi với nhân dân Croatia, sáng nay bị một trận động đất. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh và tình đoàn kết để đương đầu với tai ương này. Và xin đừng quên rằng hôm nay, hãy cầm sách Phúc Âm lên mà lắng đọng đọc, chầm chậm, đọan 9 của Thánh Gioan. Tôi cũng sẽ làm như vậy nữa. Tất cả chúng ta đều cảm thấy thấm thía.

    Tôi chúc anh chị em một Ngày Chúa Nhật tốt đẹp. Xin đừng quên cầu cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon lành và xin tạm biệt anh chị em.

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-fourth-sunday-of-lent-the-theme-of-the-liturgy-is-light-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHpZZkve%2BZpJnjAzSPQbTyumKvq-OwhwSOa6YcJSNSe-6g%40
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ƠN TOÀN XÁ TRONG MÙA DỊCH

  •  
    Tinh Cao
     
    Fri, Mar 20 at 10:57 AM
     
     

    ƠN TOÀN XÁ TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19

    (Sắc Lệnh của Tòa Ân Giải ngày Thứ Sáu 20/3/2020 cho nạn nhân, cho thân nhân, cho các nhân viên y tế, cho những ai cầu nguyện)


    "Anh em hãy hân hoan trong hy vọng, nhẫn nại trong khốn khó và trung thành trong nguyện cầu" (Roma 12:12). Những lời được Thánh Phaolô viết cho Giáo Hội ở Roma đang vang vọng suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, và đang hướng dẫn phán đoán của tín hữu trước tất cả mọi đau khổ, bệnh nạn và tai ương.

    Trong thời khắc hiện nay, thời khắc mà toàn thể nhân loại, bị đe dọa bởi một thứ bệnh vô hình và âm ỉ, mà hiện nay đôi khi đã quen thuộc với tất cả đời sống của chúng ta, ngày ngày đang ghi dấu bởi những nỗi sợ hãi buồn thương, những mối bất ổn và nhất là bởi tràn lan những niềm khổ đau cả về thể lý lẫn luân lý.

    Giáo Hội, theo gương của Vị Thày Thần Linh, luôn hết lòng chăm sóc cho bệnh nhân. Như Thánh Gioan Phaolô II đã chỉ vẽ, giá trị nơi đau khổ của con người có tính cách lưỡng diện: "Nó có tính cách siêu nhiên, vì nó bắt nguồn từ mầu nhiệm thần linh Cứu Chuộc thế giới, đồng thời nó cũng mang chiều kích sâu xa về nhân bản , vì nơi nó con người khám phá ra chính bản thân mình, nhân tính của mình, phẩm giá của mình, sứ vụ của mình" (Apostolic Letter Salvifici Doloris, 31).

    Cả Đức Thánh Cha Phanxicô nữa, trong những ngày gần đây, đã tỏ ra lòng gắn bó thân phụ của mình và đã lập lại lời ngài mời gọi không ngừng cầu nguyện cho những ai bị nhiễm bệnh Coronavirus.

    Để tất cả những ai đang chịu đau khổ bởi dịch bệnh COVID-19, ở trong chính mầu nhiệm đau khổ ấy, được tái nhận thức "nỗi đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô" (cùng nguồn, 30), Tòa Ân Giải này, ex auctoritate Summi Pontificis, tin tưởng vào lời Chúa Kitô và bằng tinh thần đức tin, cứu xét thứ dịch bệnh đang diễn ra này, một thứ bệnh cần phải sống bằng một tinh thần hoán cải riêng tư, ban tặng ân Ơn Xá như được sắp xếp sau đây.

    Ơn Toàn Xá được ban cho thành phần tín hữu đang bị Coronavirus, những con người đang bị cách ly theo lệnh của thẩm quyền y tế, ở trong các bệnh viện hay ở nhà riêng của họ, miễn là, bằng một tinh thần xa lánh hết mọi tội lỗi, họ kết hiệp một cách thiêng liêng, qua truyền thông, vào việc cử hành Thánh Lễ, vào việc cầu Kinh Mân Côi, thực hành việc đạo đức Viếng Đàng Thánh Giá, hay các hình thức tôn sùng khác, hoặc ít là họ đọc Kinh Tin KínhKinh Lạy Cha và một lời nguyện cầu sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, hiến dâng cơn thử thách này, bằng tinh thần đức tin nơi Thiên Chúa và bác ái với anh chị em mình, với ý muốn hoàn tất các điều kiện thông thường (xưng tội, hiệp lễ và cầu theo ý ĐTC), sớm bao nhiêu có thể.

    Các nhân viên chăm sóc sức khỏecác phần tử trong gia đình và tất cả những ai, theo gương của Người Samaritano Nhân Lành, bản thân có cơ nguy bị lây nhiễm, chăm sóc cho bệnh nhân bị Coronavirus, theo những lời của Đấng Cứu Chuộc thần linh: "Không có tình yêu nào cao cả hơn là hiến mạng sống mình vì bạn hữu của mình" (Gioan 15:13), sẽ nhận được cùng tặng ân Ơn Toàn Xá này, với các điều kiện giống như thế.

    Tòa Ân Giải này cũng sẵn lòng ban Ơn Toàn Xá, với các điều kiện tương tự, trong trường hợp dịch bệnh toàn cầu hiện nay, cho cả những tín hữu thực hiện một lần Viếng Thánh Thể, hay chầu Thánh Thể, hoặc đọc Thánh Kinh ít là nửa tiếng, hay lần hạt Mân Côi, hoặc Đi Đàng Thánh Giá, hay lần Chuỗi Kinh Thương Xót, để nài xin Thiên Chúa Toàn Năng chấm dứt dịch bệnh này, an ủi những ai bị nhiễm lây và ban ơn cứu độ đời đời cho những ai được Chúa gọi về với Ngài.
    Giáo Hội cầu nguyện cho những ai không thể lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cùng với Của Ăn Đàng, bằng cách ký thác từng người và hết mọi người cho Lòng Thương Xót thần linh, nhờ mối liên kết các thánh cùng thông công, và bằng cách ban cho thành phần tín hữu này một Ơn Toàn Xá vào giờ chết, miễn là họ dọn mình xứng đáng và đã từng đọc một ít kinh nguyện trong cuộc đời của họ (trong trường hợp Giáo Hội bù đắp cho 3 điều kiện cần phải làm). Để có được ân xá này cần phải sử dụng tượng chịu nạn hay cây Thánh Giá (cf. Enchiridion indulgentiarum, no.12).

    Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội, Sinh Lực của Bệnh Nhân và là Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu, Vị Biện Hộ của chúng ta, giúp nhân loại đang trải qua khổ đau, bằng cách cứu chúng ta khỏi sự dữ của dịch bệnh này, và chuyển cầu cho chúng ta được hết mọi sự thiện cần cho phần rỗi và việc thánh hóa của chúng ta.

    Sắc lệnh này hiệu lực bất kể những gì trái ngược.

    Ban hành tại Roma, nơi Tòa Ân Giải, ngày 19/3/2020.

    Hồng Y Mauro Placenza

    Chánh Tòa Ân Giải

    Krzysztof Nykiel

    Nhiếp Chính

    https://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2020/03/20/200320c.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Về việc ban Bí Tích Hòa Giải trong Mùa Đại Dịch Covid-19 này, Tòa Ân Giải cũng kèm theo ghi chú cùng ngày, trong đó, bao gồm những ý chính sau đây:

    1- Việc ban bí tích hòa giải, chung (collective absolution) cũng như riêng (individual confession), theo nguyên tắc chung, vẫn cần phải tuân theo qui định của Giáo Luật;

    2- Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biêt, nhất là trong cơn đại dịch toàn cầu Covid-19 , với đầy những hoàn cảnh ngoại lệ và bất thường hiện nay, các vị giám mục địa phương có thể tùy nghi cho phép vì lợi ích của các linh hồn;

    3- Cách thức cuối cùng đối với những ai không thể lãnh nhận bí tích hòa giải trước khi chết đó là ăn năn tội cách trọn (perfect contrition).

    Note from the Apostolic Penitentiary on the Sacrament of Reconciliation in the current pandemic

     

    Note from the Apostolic Penitentiary on the Sacrament of Reconciliation in the current pandemic, 20.03.2020

    «I am with you always»

    (Mt 28: 20)

     

    The gravity of the present circumstances calls for reflection on the urgency and centrality of the Sacrament of Reconciliation, together with some necessary clarifications, both for the lay faithful and for ministers called to celebrate the Sacrament.

    Even in the time of COVID-19, the Sacrament of Reconciliation is administered in accordance with universal canon law and with the provisions of the Ordo Paenitentiae.

    Individual confession is the ordinary way of celebrating this sacrament (cf. can. 960 CIC), while collective absolution, without prior individual confession, cannot be imparted except where there is an imminent danger of death, since there is not enough time to hear the confessions of individual penitents (cf. can. 961, § 1 CIC), or a grave necessity (cf. can. 961, § 1 CIC). 961, § 1, 2 CIC), the consideration of which is the responsibility of the diocesan bishop, taking into account the criteria agreed upon with the other members of the Episcopal Conference (cf. can. 455, § 2 CIC) and without prejudice to the necessity, for valid absolution, of votum sacramenti on the part of the individual penitent, that is to say, the purpose of confessing serious sins in due time, which at the time could not be confessed (cf. can. 962, § 1 CIC).

    This Apostolic Penitentiary believes that, especially in the places most affected by the pandemic contagion and until the phenomenon recedes, the cases of serious need mentioned in can. 961, § 2 CIC above mentioned, will occur.

    Any further specification is delegated by law to diocesan bishops, always taking into account the supreme good of the salvation of souls (cf. can. 1752 CIC).

    Should there arise a sudden need to impart sacramental absolution to several faithful together, the priest is obliged to warn the diocesan bishop as far as possible or, if he cannot, to inform him as soon as possible (cf. Ordo Paenitentiae, n. 32).

    In the present pandemic emergency, it is therefore up to the diocesan bishop to indicate to priests and penitents the prudent attentions to be adopted in the individual celebration of sacramental reconciliation, such as the celebration in a ventilated place outside the confessional, the adoption of a suitable distance, the use of protective masks, without prejudice to absolute attention to the safeguarding of the sacramental seal and the necessary discretion.

    Furthermore, it is always up to the diocesan bishop to determine, in the territory of his own ecclesiastical circumscription and with regard to the level of pandemic contagion, the cases of grave necessity in which it is lawful to impart collective absolution: for example, at the entrance to hospital wards, where the infected faithful in danger of death are hospitalised, using as far as possible and with the appropriate precautions the means of amplifying the voice so that absolution may be heard.

    Consideration should be given to the need and advisability of setting up, where necessary, in agreement with the health authorities, groups of “extraordinary hospital chaplains”, also on a voluntary basis and in compliance with the norms of protection from contagion, to guarantee the necessary spiritual assistance to the sick and dying.

    Where the individual faithful find themselves in the painful impossibility of receiving sacramental absolution, it should be remembered that perfect contrition, coming from the love of God, beloved above all things, expressed by a sincere request for forgiveness (that which the penitent is at present able to express) and accompanied by votum confessionis, that is, by the firm resolution to have recourse, as soon as possible, to sacramental confession, obtains forgiveness of sins, even mortal ones (cf. CCC, no. 1452).

    Never before has the Church experienced thus the power of the communion of saints, raising to her Crucified and Risen Lord her vows and prayers, especially the Sacrifice of Holy Mass, celebrated daily, even without the presence of the people, by priests.

    Like a good mother, the Church implores the Lord that humanity may be freed from such a scourge, invoking the intercession of the Blessed Virgin Mary, Mother of Mercy and Health of the Sick, and of her Spouse Saint Joseph, under whose patronage the Church has always walked the world.

    May Mary Most Holy and Saint Joseph obtain for us abundant graces of reconciliation and salvation, in attentive listening to the Word of the Lord, which he repeats to humanity today: “Be still and know that I am God” (Ps 46: 10), “I am with you always” (Mt 28 :20).

    Given in Rome, from the seat of the Apostolic Penitentiary, on March 19, 2020,

    Solemnity of St. Joseph, Spouse of the Blessed Virgin Mary, Patron of the Universal Church.

    Mauro Cardinal Piacenza

    Major Penitentiary

    Krzysztof Nykiel

    Regent

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrx-Gu0_cC%3DYnu%3D2go7dB%3Ddaoj%3Duo_JjgwXgrfQhwmRBg%40mail.gmail.com.
     

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CN3MC-A

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Mar 15 at 12:06 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY 15/3/2020

     

       Lời hứa về nước hằng sống mà Chúa Giêsu nói với người đàn bà Samaria này, đã trở nên thực tại nơi Cuộc Vượt Qua của Người:

     từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người mà "máu cùng nước" chảy ra (Gioan 19:34). 

    Chúa Kitô, Con Chiên bị sát tế và phục sinh, là nguồn phát sinh ra Thánh Linh, Đấng tha thứ tội lỗi và tái sinh vào sự sống mới.  

      Như người phụ nữ Samaria, bất cứ ai gặp gỡ Chúa Giêsu sống động đều cảm thấy cần phải nói với những người khác, 

    nhờ đó tất cả mọi người tiến đến chỗ tuyên xưng rằng Chúa Giêsu "thực sự là Đấng cứu thế" (Gioan 4:42), như dân làng của người đàn bà ấy đã nói.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Vào lúc này đây, Thánh Lễ đang kết thúc ở Milan, nơi mà vị Tổng Giám Mục ở đó đang dâng lễ trong một bệnh xá đa khoa cho bệnh nhân, cho các vị y sĩ, y tá và tình nguyện viên. Vị Tổng Giám Mục này tỏ ra gần gũi với dân của mình, đồng thời cũng gần với Thiên Chúa bằng nguyện cầu. Cũng hãy nhớ rằng hình ảnh tuần vừa rồi cho thấy một mình ngài ở trong vương cung Thánh Đường Duomo để cầu cùng Đức Mẹ. Tôi cũng xin cám ơn tất cả các vị linh mục về óc sáng tạo của các vị. Nhiều tin tức từ Lombardy đã cho tôi hay về tính cách sáng tạo này. Đúng thế; Lombardy đang bị nhiễm nặng. Các vị linh mục ở đó mới nghĩ đến cả nghìn cách thức để làm sao có thể gần gũi với dân chúng, nhờ đó dân chúng không cảm thấy bị bỏ rơi; các vị linh mục sống nhiệt tình tông đồ đã hiểu rõ là trong những lúc đại dịch như thế này thì người ta không được trở thành một "Toma ngờ vực". Xin cám ơn các vị linh mục rất nhiều nhé.

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật III Mùa Chay hôm nay cho chúng ta thấy cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một người đàn bà Samaritano (Cf Gioan 4:5-42). Người đang trên đường đi với các môn đệ của Người, và các vị dừng chân ở gần một cái giếng ở Samaria. Những người Samaria bị những người Do Thái coi là thành phần lạc giáo và rất đáng khinh, như thành phần công dân hạng hai vậy thôi. Chúa Giêsu cảm thấy mệt và khát. Một người phụ nữ đến kín nước và Người đã ngỏ lời xin chị: "Xin cho tôi uống với" (câu 7). Vậy, khi phá vỡ hết mọi trở ngại, Người bắt đầu một cuộc đối thoại để Người tỏ mình ta cho người đàn bà ấy mầu nhiệm về thứ nước hằng sống, tức là Thánh Linh, tặng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, Chúa Giêsu đã đáp phản ứng lạ lùng của người đàn bà ấy rằng: "Nếu chị biết ơn Thiên Chúa, và Đấng đang nói với chị 'cho tôi uống với' đây là ai, thì chị sẽ xin Người, và Người sẽ ban cho chị nước hằng sống" (câu 10).

    Nước là tâm điểm của cuộc đối thoại này. Một đàng thì nước là một yếu tố thiết yếu để sống, làm cho thân thể được giãn khát và duy trì sự sống. Đàng khác, nước lại là biểu hiệu của ân sủng thần linh thông ban sự sống đời đời. Theo truyền thống Thánh Kinh thì Thiên Chúa là nguồn mạch của nước hằng sống - như ở các Thánh Vịnh, các tiên tri -: việc tách mình ra khỏi Thiên Chúa là nguồn mạch của nước hằng sống, cũng như khỏi Lề Luật của Ngài, bao gồm cả cơn khát không thể chịu nổi. Đó là kinh nghiệm của dân Do Thái ở trong sa mạc. Trên con đường dài tiến đến tự do, khi bị khát ran cả cổ, họ đã chống lại Moisen và Thiên Chúa, vì chẳng có nước uống cho họ. Bấy giờ, theo ý muốn của Thiên Chúa, Moisen đã làm cho nước vọt ra từ một tảng đá, như dấu hiệu Quan Phòng của Thiên Chúa, Đấng đồng hành với dân của Ngài và ban cho họ sự sống (Cf Xuất Hành 17:1-7).

    Rồi Thánh Phaolô dẫn giải rằng đá là một biểu hiệu của Chúa Kitô. Ngài nói thế này: "Tảng Đá là Chúa Kitô" (Cf 1Corinto 10:4). Nó là một hình ảnh huyền nhiệm về việc hiện diện của Người giữa dân Chúa đang tiến bước. Thật vậy, Chúa Kitô là Đền Thờ mà từ Đền Thờ này, theo thị kiến của các tiên tri, vọt lên Thánh Linh, tức là, vọt lên thứ nước hằng sống để thanh tẩy và ban sự sống. Ai khao khát ơn cứu độ có thể tự do kín múc từ Chúa Giêsu, và Thánh Thần sẽ trở nên trong họ như nguồn mạch của sự sống viên trọn và đời đời. Lời hứa về nước hằng sống mà Chúa Giêsu nói với người đàn bà Samaria này, đã trở nên thực tại nơi Cuộc Vượt Qua của Người: từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người mà "máu cùng nước" chảy ra (Gioan 19:34). Chúa Kitô, Con Chiên bị sát tế và phục sinh, là nguồn phát sinh ra Thánh Linh, Đấng tha thứ tội lỗi và tái sinh vào sự sống mới.

    Tặng ân này cũng là mạch nguồn chứng từ. Như người phụ nữ Samaria, bất cứ ai gặp gỡ Chúa Giêsu sống động đều cảm thấy cần phải nói với những người khác, nhờ đó tất cả mọi người tiến đến chỗ tuyên xưng rằng Chúa Giêsu "thực sự là Đấng cứu thế" (Gioan 4:42), như dân làng của người đàn bà ấy đã nói. Cả chúng ta nữa, được tái sinh vào sự sống mới nhờ Phép Rửa, cũng được kêu gọi làm chứng cho sự sống và niềm hy vọng ở trong chúng ta. Nếu việc tìm kiếm của chúng ta và cơn khát của chúng ta được hoàn toàn mãn nguyện nơi Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ cho thấy rằng ơn cứu độ không ở trong các "sự vật" trên trần gian này, những thứ cuối cùng gây ra những gì là khô cằn, mà là ở nơi Người là Đấng đã yêu thương và luôn yêu thương chúng ta: Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ của chúng ta, Người cống hiến cho chúng ta ở nơi nước hằng sống.

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta vun trồng lòng khao khát Chúa Kitô, nguồn mạch của nước hằng sống, Đấng duy nhất có thể làm giãn cơn khát sự sống và yêu thương mà chúng ta đang ấp ủ trong lòng của chúng ta.

     

    (Sau Kinh Truyền Tin, theo thông lệ, ĐTC nói tiếp, nhưng lần này toàn là những điều liên quan đến đại dịch Covid-19, như sau:)

    Anh chị em thân mến,

    Những ngày này Quảng Trường Thánh Phêrô đóng cửa, bởi thế tôi trực tiếp gửi lời chào đến anh chị em theo dõi qua các phương tiện truyền thông.

    Trong tình trạng đại dịch này, trường hợp khiến chúng ta cảm thấy mình đang sống cô lập không nhiều thì ít, chúng ta được mời gọi tái nhận thức và suy tư sâu xa hơn về giá trị của mối hiệp thông, một mối hiệp thông liên kết tất cả mọi phần tử của Giáo Hội. Hiệp nhất với Chúa Kitô, chúng ta không bao giờ lẻ loi một mình, nhưng chúng ta làm nên một thân thể duy nhất mà Người là Đầu. Đó là một mối hiệp nhất được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu, và cũng ở cả nơi mối hiệp thông thiêng liêng với Thánh Thể, một thực hành rất đáng khuyến khích khi không thể lãnh nhận Bí Tích này. Tôi nói điều này với tất cả anh chị em, đặc biệt là những ai đang sống lẻ loi một mình.

    Tôi xin lập lại lòng gắn bó của tôi với tất cả các bệnh nhân cũng như với những ai đang chăm sóc họ, cùng với cả nhiều phục vụ viên và tình nguyện viên đang giúp những người không thể rời nhà, và với tất cả những ai đáp ứng những nhu cầu của thành phần nghèo khổ nhất và những ai vô gia cư.

    Xin cám ơn anh chị em rất nhiều về tất cả mọi nỗ lực mà mỗi người trong anh chị em thực hiện để giúp đáp trong giây phút rất khắc nghiệt này. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em, xin Đức Mẹ bảo vệ anh chị em, và xin đừng quên cầu cho tôi. Chúc anh chị em một Chúa Nhật hạnh phúc và bữa trưa ngon lành! Cám ơn anh chị em.

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-third-sunday-of-lent-jesus-meeting-with-samaritan-woman/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

     

    Pope Francis prays the Angelus in the Apostolic Library

     Trên đây, ĐTC có khuyến khích thực hiện việc Rước Lễ Thiêng Liêng trong trường hợp không thể đi lễ Chúa Nhật hay không có lễ Chúa Nhật dù muốn tham dự!

    BỞI THẾ, NHỮNG QUÍ VỊ VÀ CÁC BẠN NÀO Ở HOA KỲ, 

    XIN MỜI THEO DÕI VẤN ĐỀ VỀ LỄ CHÚA NHẬT TRONG CÁC GIÁO PHẬN KHẮP MỸ QUỐC TỪ TUẦN NÀY Ở CÁI LINK DƯỚI ĐÂY

    Do we have Mass? Coronavirus closures and dispensations in US dioceses

    https://www.catholicnewsagency.com/news/do-we-have-mass-coronavirus-closures-and-dispensations-in-us-dioceses-96801

     

    Đức Thánh Cha sẽ cử hành Tam Nhật Thánh không có sự tham dự của giáo dân

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrK1TskO40qYYrPpNEob%3DmE8Tr5ybLARArBi%3De5y_JusA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC -BAT PHÚC=BÀI 6 BIẾT THƯƠNG XOT

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Mar 18 at 1:50 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 6

     

     Phúc cho ai biết xót thương...

     

     

    Chúng ta thực sự là một con nợ và chúng ta cần được thương xót!

    Tất cả chúng ta đều nợ nần. Tất cả. Nợ với Thiên Chúa là Đấng rất bao dung, và với anh chị em...

     Tất cả chúng ta đều "khiếm khuyết" trong đời sống.

     

    Pope Francis during his General Audience

     

    Chính cái nghèo nàn này của chúng ta đã trở thành một động lực để tha thứ!...

    Nỗi khốn nạn và tình trạng thiếu công chính của chúng ta trở thành một cơ hội hướng bản thân mình về nước trời,

    về một mức độ rộng lớn hơn, mức độ của Thiên Chúa, đó là lòng thương xót.

     

    Pope Francis gives his apostolic blessing at the end of the general audience March 18, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Lòng thương xót không phải là chiều kích duy nhất giữa các chiều kích khác,

    mà là chính tâm điểm của đời sống Kitô hữu: chẳng có Kitô giáo nếu thiếu lòng thương xót.

    Nếu tất cả Kitô giáo chúng ta không dẫn chúng ta đến lòng thương xót, thì chúng ta đã lầm đường lạc lối mất rồi,

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Hôm nay chúng ta tập trung vào mối phúc thứ 5, đó là: "Phúc cho những ai biết thương xót, vì họ sẽ được xót thương" (Mathêu 5:7). Có một tính chất đặc biệt ở mối phúc hạnh này, đó là mối phúc hạnh duy nhất mà cả ngọn lẫn nguồn phúc hạnh đều trùng hợp với nhau ở chỗ thương xót. Những ai thực thi thương xót thì sẽ được xót thương, họ sẽ trở thành "thương xót".

    Đề tài về tính cách hỗ tương của việc tha thứ này chẳng những ở nơi mối phúc hạnh này, mà còn tái diễn trong Phúc Âm. Làm sao lại khác đi được chứ? Thương xót là chính cõi lòng của Thiên Chúa! Chúa Giêsu nói: "Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha" (Luca 6:37). Bao giờ cũng hỗ tương như thế. Thư của Thánh Giacôbê viết rằng: "Lòng thương xót luôn vượt thắng phán quyết" (2:13).

    Thế nhưng, trên hết mọi sự vẫn là ở nơi Kinh Lạy Cha, kinh chúng ta nguyện rằng: "Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ có nợ với chúng con" (Mathêu 6:12); và vấn đề này là điều tóm lại duy nhất ở khúc cuối: "Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em". (Mathêu 6:14-15; cf Catechism of the Catholic Church , 2838)

    Có 2 điều bất khả phân ly, đó là việc tha thứ được cống hiến và việc tha thứ được nhận lãnh. Thế nhưng, nhiều người cảm thấy khó khăn bởi họ không thể tha thứ. Rất nhiều lần bị sự dữ phạm đến quá lớn đến độ tha thứ như thể leo lên một ngọn núi rất cao, cần một nỗ lực khổng lồ; nên người ta nghĩ rằng không thể nào thực hiện nổi, điều ấy không thể nào xẩy ra. Sự kiện hỗ tương thương xót này cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải đảo ngược quan niệm. Tự mình chúng ta bất khả, cần phải có ơn Chúa, chúng ta cần phải xin ơn này. Thật vậy, nếu mối phúc thứ năm này hứa hẹn là được xót thương, và trong Kinh Lạy Cha chúng ta xin được tha nợ, thì có nghĩa là chúng ta thực sự là một con nợ và chúng ta cần được thương xót!

    Tất cả chúng ta đều nợ nần. Tất cả. Nợ với Thiên Chúa là Đấng rất bao dung, và với anh chị em. Mỗi người đều biết rằng họ không làm cha hay làm mẹ, làm chàng rể hay cô dâu, làm anh hay chị, như họ cần phải là. Tất cả chúng ta đều "khiếm khuyết" trong đời sống. Chúng ta biết rằng cả chúng ta nữa đã làm những gì sai trái, bao giờ cũng có một cái gì đó bị thiếu nơi sự thiện chúng ta cần phải thực hiện.

    Thế nhưng, chính cái nghèo nàn này của chúng ta đã trở thành một động lực để tha thứ! Chúng ta đều mắc nợ, và nếu, như chúng ta đã nghe ngay từ đầu, chúng ta sẽ bị đong bằng chính đấu chúng ta đong cho người khác (xem Luca 6:38), thì chúng ta cần phải nới rộng cái đấu đong mà tha thứ các thứ nợ nần, tha thứ. Hết mọi người cần phải nhớ rằng họ cần tha thứ, cần được thứ tha, cần nhẫn nại; đó là bí quyết của lòng thương xót, ở chỗ nhờ tha thứ mà được thứ tha. Thế nên Thiên Chúa đi trước chúng ta và tha cho chúng ta trước (xem Roma 5:8). Nhờ nhận được ơn tha thứ của Ngài, mà về phần mình, chúng ta có thể thứ tha. Bởi thế, nỗi khốn nạn và tình trạng thiếu công chính của chúng ta trở thành một cơ hội hướng bản thân mình về nước trời, về một mức độ rộng lớn hơn, mức độ của Thiên Chúa, đó là lòng thương xót.

    Lòng thương xót của chúng ta từ đâu mà có? Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng: "Các con hãy xót thương, như Cha của các con là Đấng thương xót" (Luca 6:36). Anh chị em càng chấp nhận tình yêu của Chúa Cha thì anh chị em càng yêu thương (cf.CCC, 2842). Lòng thương xót không phải là chiều kích duy nhất giữa các chiều kích khác, mà là chính tâm điểm của đời sống Kitô hữu: chẳng có Kitô giáo nếu thiếu lòng thương xót [xem St. John Paul II, Enc. Dives in misericordia (30 November 1980); Bolla Misericordae Vultus (April 11, 2015); Lett. Ap. Misericordia et misera (20 November 2016)]. Nếu tất cả Kitô giáo chúng ta không dẫn chúng ta đến lòng thương xót, thì chúng ta đã lầm đường lạc lối mất rồi, vì lòng thương xót là đích điểm duy nhất thật sự của hết mọi hành trình tu đức. Nó là một trong những hoa trái tuyệt vời nhất của đức ái (cf. CCC, 1829).

    Tôi nhớ rằng đề tài này đã được chọn ngay từ buổi Nguyện Kinh Truyền Tin đầu tiên mà tôi cần phải nói, với tư cách là Giáo Hoàng: lòng thương xót. Điều này vẫn còn gây ấn tượng sâu xa nơi tôi, như là một sứ điệp mà tôi, với tư cách là Giáo Hoàng, bao giờ cũng cần phải cống hiến, một sứ điệp hằng ngày cần đến là lòng thương xót. Tôi nhớ rằng, hôm ấy, tôi cũng có cả một thái độ "không biết xấu hổ" sao ấy, khi quảng cáo một tác phẩm về lòng thương xót, vừa được xuất bản của Đức Hồng Y Kasper. Hôm ấy tôi cảm thấy mạnh mẽ đến độ đó là sứ điệp tôi cần phải công bố, với tư cách là Giám Mục Roma: xin thương xót, thương xót, thứ tha.

    Lòng thương xót của Thiên Chúa là sự giải phóng của chúng ta và là hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta sống trong lòng thương xót và chúng ta không thể đủ sức hiện hữu nếu thiếu lòng thương xót: lòng thương xót là khí để thở. Chúng ta quá nghèo nàn ở nơi thân phận của mình, nên chúng ta cần tha thứ, vì chúng ta cần được thứ tha. Xin cám ơn anh chị em!

    (Sau bài giáo lý, ĐTC nói tiếp về tình trạng Đại Dịch Covid-19 ở Ý như sau:)

    Tôi xin kêu gọi các vị Giám Mục Ý quốc, những vị, trong tình trạng khẩn trương về sức khỏe này, đã phát động giây phút nguyện cầu cho toàn thể đất nước đây. Hết mọi gia đình, hết mọi tín hữu, hết mọi cộng đồng tôn giáo: tất cả hiệp nhất với nhau trong tinh thần vào ngày mai, lúc 9 giờ tối, lần hạt Mân Côi, theo Mầu Nhiệm ánh sáng. Tôi sẽ đồng hành với anh chị em từ nơi đây. Xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, là sức lực của bệnh nhân, dẫn chúng ta đến dung nhan rạng ngời và biến hình của Chúa Giêsu Kitô, cũng như đến với Trái Tim của Mẹ, Đấng chúng ta hướng về bằng việc cầu Kinh Mân Côi, dưới ánh mắt yêu thương của Thánh Giuse, Vị Quản Gia của Thánh Gia và của gia đình chúng ta. Chúng ta xin ngài đặc biệt chăm sóc cho gia đình của chúng ta, nhất là thành phần bệnh nhân và những ai đang chăm sóc bệnh nhân, như các vị y sĩ, ý tá, tình nguyện viên, những con người liều mạng để phục vụ như thế. 

     
    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200318_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 


     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrsA0836bP%2BV_5%3DwtFd43aQvXovmtY4BQrVKhZ0yXFD4Q%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC CN1MC-A

  •  
    Tinh Cao - Sun, Mar 1 at 10:36 AM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A

     

    Pope Francis during the Angelus

     

    Chúa Giêsu không đối thoại với ma quỉ. Chúa Giêsu trả lời ma quỉ bằng Lời Chúa, chứ không phải bằng lời của Người...

    Hãy cẩn thận nhé: đừng bao giờ đối thoại với chước cám dỗ, đừng bao giờ đối thoại với ma quỉ...

    Cám dỗ là một nỗ lực theo đuổi những đường lối khác với những đường lối của Thiên Chúa...

    Càng xa cách Thiên Chúa, chúng ta càng cảm thấy mình yếu kém khả năng tự vệ và bất lực trước những trục trặc trầm trọng trong đời.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay này, bài Phúc Âm (xem Mathêu 4:1-11) cho chúng ta biết rằng, sau khi lãnh nhận Phép Rửa ở sông Jordan, Chúa Giêsu "được Thần Linh đưa vào hoang địa để bị ma quỉ cám dỗ" (câu 1). Người dọn mình để bắt đầu sứ vụ của mình trong việc loan báo Nước Trời, và như Moisen cũng như Elia đã thực hiện trong Cựu Ước (xem Xuất Hành 24:18; 1Chư Vương 19:8), Người làm như thế bằng 40 ngày chay tịnh. Người tiến vào "Mùa Chay". Kết thúc của giai đoạn chay tịnh này, tên cám dỗ là ma quỉ đã nhào vô và ba lần tìm cách thử thách Chúa Giêsu. Chước cám dỗ đầu tiên xẩy ra ngay ở sự kiện là Chúa Giêsu đang bị đói, nên hắn mới gợi ý với Người rằng: "Nếu người là Con Thiên Chúa thì hãy truyền cho những hòn đá này trở nên những ổ bánh mà ăn" (câu 3) - một thách đố, thế nhưng Chúa Giêsu đã rõ ràng đáp lại rằng: "Có lời chép là 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời phát ra từ miệng Thiên Chúa'" (4:4). Người ám chỉ Moisen khi vị này nhắc nhở dân chúng đang hành trình lâu dài trong sa mạc, một hành trình họ đã thấy được rằng sự sống của họ lệ thuộc vào Lời Chúa (xem Đệ Nhị Luật 8:3).

    Sau đó ma quỉ thử lần thứ 2 (các câu 5-6); hắn tỏ ra tinh khôn hơn, ở chỗ cũng trích dẫn Thánh Kinh. Chiến lược là thế này: nếu ngưoi hết sức tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa thì hãy nghiệm chứng quyền năng ấy đi; thật vậy, chính Thánh Kinh đã khẳng định rằng các Thiên thần sẽ nâng đỡ ngươi (câu 6). Thế nhưng, cả ở trong trường hợp này cũng thế, Chúa Giêsu vẫn tỏ ra vững vàng, vì những ai tin tưởng thì đều biết rằng Thiên Chúa không thử thách ai, nên cứ phó mình cho lòng thiện hảo của Ngài. Bởi thế, Chúa Giêsu đã trả lời cho câu Thánh Kinh được Satan dẫn giải  một cách máy móc, bằng một câu trích khác: "Cũng có lời chép rằng: 'Ngươi chớ có thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi'" (câu 7).

    Sau hết là lần thử thứ 3 (câu 8-9) cho thấy tư tưởng thực sự của ma quỉ, đó là vì Nước Trời đến thì đánh dấu việc hắn bắt đầu bị đánh bại, nên Tên Gian Ác này đã muốn đánh lạc hướng Chúa Giêsu cho khỏi việc Người hoàn thành sứ vụ của Người, bằng cách cống hiến cho Người một nhãn quan theo chiều hướng thiên sai có tính cách chính trị. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã tẩy chay loại trừ thứ ngẫu tượng quyền lực và vinh quang loài người này, và để xua đuổi tên cám dỗ đi, cuối cùng Người nói với hắn rằng: "Satan, hãy đi ngay! Vì có lời chép 'Người phải tôn thờ Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và chỉ phụng vụ một mình Ngài mà thôi" (câu 10). Vào lúc ấy, trung thành với lệnh truyền của Chúa Cha, các Thiên thần ở gần Chúa Giêsu tiến đến phục vụ Người (câu 11). Sự kiện này dạy cho chúng ta một điều là: Chúa Giêsu không đối thoại với ma quỉ. Chúa Giêsu trả lời ma quỉ bằng Lời Chúa, chứ không phải bằng lời của Người. Rất thường xẩy ra trong cơn cám dỗ là chúng ta bắt đầu đối thoại với chước cám dỗ, đối thoại với ma quỉ: "đúng thế, thế nhưng tôi có thể làm điều ấy..., sau đó tôi có thể đi xưng tội, rồi thế này thế nọ..." Đừng bao giờ đối thoại với ma quỉ. Chúa Giêsu thực hiện hai điều với ma quỉ, đó là Người xua đuổi hằn đi, hay, như trong trường hợp này, Người trả lời bằng Lời Chúa. Hãy cẩn thận nhé: đừng bao giờ đối thoại với chước cám dỗ, đừng bao giờ đối thoại với ma quỉ.

    Ngày nay Satan cũng đột nhập vào đời sống của con người để cám dỗ họ bằng những gợi ý hấp dẫn; hắn hòa tiếng của hắn với nhiều tiếng khác để tìm cách thuần thục hóa lương tâm. Nhiều sứ điệp xuất hiện từ nhiều phía mời gọi anh chị em hãy "để mình bị cám dỗ" hầu cảm nghiệm thấy cái ly kỳ rộn rã của việc vấp phạm.

    Kinh nghiệm của Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng cám dỗ là một nỗ lực theo đuổi những đường lối khác với những đường lối của Thiên Chúa: "Thế nhưng, hãy cứ làm điều này đi, chẳng có sao đâu, rồi Thiên Chúa cũng tha thứ đó mà! Cứ việc hoan hưởng một ngày vui thú..." "Thế nhưng lại có tội!" - "Không, chẳng tội lỗi gì hết". Chúng là những đường lối khác, những đường lối cống hiến cho chúng ta cái cảm quan tự mãn, cảm quan hoan hưởng cuộc đời như là chính nó là cùng đích vậy. Tuy nhiên, tất cả những sự ấy đều là ảo tưởng: chẳng bao lâu chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta càng xa cách Thiên Chúa, chúng ta càng cảm thấy mình yếu kém khả năng tự vệ và bất lực trước những trục trặc trầm trọng trong cuộc sống.

    Xin Trinh Nữ Maria, Mẹ của Đấng đạp nát đầu con rắn, giúp chúng ta trong thời điểm Mùa Chay này biết tỉnh táo trước các chước cám dỗ, không để mình thần phục một thứ ngẫu tượng nào của thế gian này, biết theo gương Chúa Giêsu trong việc chiến đấu chống lại sự dữ, và nhờ đó chúng ta cũng trở thành những kẻ chiến thắng như Chúa Giêsu.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC ngỏ lời chào các phái đoàn hành hương như thường lệ, và đồng thời ngài cũng xin cầu nguyện cho tuần tĩnh tâm của Giáo Triều Roma trong Mùa Chay như thông lệ hằng năm, nhưng năm nay ngài không thể tham dự vì hơi bị cảm cúm:)

    Tôi cũng xin anh chị em nhớ cầu nguyện cho Tuần Tĩnh tâm của Giáo Triều Roma, được bắt đầu vào buổi tối hôm nay ở Ariccia. Tiếc thay, tôi bị cảm nên không thể tham dự năm nay: tôi sẽ theo dõi các bài giảng từ nơi đây. Tôi liên kết với Giáo Triều và tất cả những ai đang sống những giây phút nguyện cầu, thực hiện Tuần Tĩnh Tâm tại gia.

     

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-gospel-of-the-first-sunday-of-lent-jesus-is-led-by-the-spirit-into-the-wilderness-to-be-tempted-by-the-devil/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Pope Francis greets pilgrims before his general audience Feb. 26, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHp8-L97giHOwk%3D1rufaG6VpFfSouTMqpcs63VSx-Cyd3w%40mail.gmail.com.