7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - GIẢNG LỄ TRO

  •  
    Tinh Cao

    Wed, Feb 26 at 7:14 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - GIẢNG LỄ

     

    THỨ TƯ LỄ TRO 26/2/2020 ở ĐỀN THỜ SANTA SABINA

     

     

    Pope Francis leads a penitential procession to the Basilica of Santa Sabina

     

    Chúng ta là hạt bụi của trái đất này,

    một hạt bụi Thiên Chúa đã tuôn đổ trời cao của Ngài xuống,

    hạt bụi chất chứa các giấc mơ của Ngài.

    Chúng ta là niềm hy vọng của Thiên Chúa, là kho tàng của Ngài và là vinh quang của Ngài.

     

    Trong cuộc hành trình tiến về Lễ Phục Sinh, chúng ta có thể thực hiện hai cuộc vượt qua:

    trước hết là từ bụi đất đền sự sống, từ nhân tình mong manh của chúng ta đến nhân tính của Chúa Giêsu, 

    Đấng chữa lành chúng ta....

    Và một khi chúng ta đã lãnh nhận tình yêu của Người, một khi chúng ta đã khóc khi nghĩ đến tình yêu ấy,

    chúng ta có thể thực hiện cuộc vượt qua thứ hai, bằng việc dứt khoát không bao giờ sa ngã nữa từ sự sống đến cát bụi.

     

    Chúng ta bắt đầu Mùa Chay bằng việc nhận tro: "Các ngươi là tro bụi và các ngươi sẽ trở về với bụi tro" (Cf. Khởi Nguyên 3:19). Tro được rắc trên đầu của chúng ta mang chúng ta trở về với đất; nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là bụi đất và chúng ta sẽ trở về với đất bụi. Chúng ta yếu kém, mỏng dòn và tử vong. Các thế kỷ cùng với các thiên kỷ đang qua đi, và chúng ta cũng đến rồi đi; trước cảnh mênh mông đầy những giải ngân hà và không gian, chúng ta chỉ là như không vậy. Chúng ta là hạt bụi trong vũ trụ nàyTuy nhiên, chúng ta lại là một hạt bụi được Thiên Chúa yêu thương. Chúa thích qui tụ lại hạt bụi ấy trong bàn tay của Ngài và thở vào nó hơi sự sống (xem Khởi Nguyên 2:27). Bởi thế chúng ta là một hạt cát quí báu cho sự sống đời đời. Chúng ta là hạt bụi của trái đất này, một hạt bụi Thiên Chúa đã tuôn đổ trời cao của Ngài xuống, hạt bụi chất chứa các giấc mơ của Ngài. Chúng ta là niềm hy vọng của Thiên Chúa, là kho tàng của Ngài và là vinh quang của Ngài.

    Vậy tro là một thứ nhắc nhở về hướng sống của chúng ta: một cuộc vượt qua từ bụi đất vào sự sống. Chúng ta là bụi, là đất, là sét, thế mà nếu chúng ta để mình cho bàn tay Thiên Chúa nhào nặn nắn đúc chúng ta sẽ trở thành những gì là diệu vợi. Đặc biệt là vào những lúc khốn khó và lẻ loi cô độc chúng ta mới thường thấy được cái bụi đất của mình! Thế nhưng Chúa lại phấn khích chúng ta, ở chỗ, trước nhan của Ngài, cái tí hon của chúng ta lại có một giá trị vô cùng. Vậy chúng ta hãy ấp ủ trong lòng mình cảm nghĩ rằng: chúng ta được sinh ra để được yêu thương; chúng ta được sinh ra là để trở nên con cái của Thiên Chúa.

    Anh chị em thân mến, chớ gì chúng ta nhớ lấy điều ấy khi chúng ta bắt đầu Mùa Chay này. Vì Mùa Chay không phải là một thời điểm cho những bài giảng vô bổ, mà là để nhìn nhận rằng cái tro hèn của chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Đó là một thời điểm của ân sủng, một thời điểm để Thiên Chúa ưu ái ghé mắt đến chúng ta, nhờ đó biến đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được đưa vào thế giới này là để đi từ tro tàn đến sự sống. Vậy chúng ta đừng biến niềm hy vọng của chúng ta và giấc mơ của Thiên Chúa về chúng ta thành bột, thành tro. Chúng ta đừng thoái lui. Anh chị em có thể hỏi rằng: "Tôi làm sao có thể tin tưởng đây? Thế giới này đang tan ra từng mảnh, sợ hãi lại đang gia tăng, có rất nhiều ác tâm bủa vây chúng ta, xã hội này càng ngày càng suy yếu đi tính cách Kitô giáo..." Anh chị em không tin rằng Thiên Chúa có thể biến hạt bụi chúng ta thành vinh quang được sao?

    Tro chúng ta nhận trên trán phải tác dụng đến những ý nghĩ thoáng qua trong trí khôn của chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, là con cái của Thiên Chúa, chúng ta không thể sống cuộc đời chạy theo bụi đất. Từ đó một vấn đề được đặt ra cho tâm can của chúng ta, đó là "Tôi đang sống cho cái gì đây?" Nếu tôi sống cho các thực tại mau qua chóng hết của trần gian này, thì tôi đang trở về với tro bụi, bằng cách loại trừ những gì Thiên Chúa đã làm nơi cuộc đời của tôi. Nếu tôi chỉ sống để kiếm tiền, để có được một lúc tốt đẹp, để chiếm được một chút thế giá hay được thăng cấp trong việc làm của tôi, là tôi đang sống cho bụi đất. Nếu tôi không hạnh phúc với cuộc sống, vì tôi nghĩ tôi không được tôn trọng đủ, hay không được lãnh nhận những gì tôi cho rằng xứng với tôi, thì lúc ấy tôi chỉ gắn mắt vào bụi đất.

     Đó không phải là lý do tại sao chúng ta được đưa vào trần gian này. Chúng ta còn đáng giá hơn thế nhiều. Chúng ta sống còn hơn thế nữa, vì chúng ta muốn làm cho giấc mộng của Thiên Chúa trở thành hiện thực và để yêu thương. Tro được rắc trên đầu của chúng ta để ngọn lửa tình yêu có thể được thắp lên trong lòng của chúng ta. Chúng ta là những công dân nước trời, và tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và tha nhân là thẻ thông hành của chúng ta về trời. Những sở hữu của chúng ta sẽ trở thành vô dụng, thành bụi tung tóe ra, nhưng tình yêu chúng ta chia sẻ - trong gia đình của chúng ta, khi làm việc, trong Giáo Hội và trên thế giới này - sẽ cứu chúng ta, vì nó bền vững muôn đời.

    Tro chúng ta lãnh nhận cũng nhắc nhở chúng ta về cuộc vượt qua thứ hai ngược lại đó là từ sự sống đến bụi đất. Tất cả mọi sự ở chung quanh mình, chúng ta đều thấy cái bụi chết chóc. Sự sống biến thành tro tàn. Thành đổ nát, thành hủy hoại, thành chiến tranh. Sự sống của những con người vô tội bị hất hủi, sự sống của thành phần nghèo khổ bị loại trừ, sự sống của những vị lão niên bị bỏ rơi. Chúng ta tiếp tục hủy hoại chính bản thân mình, tiếp tục trở về với tro và bụi. Có bao nhiêu là bụi trong các mối liên hệ của chúng ta! Hãy nhìn vào các ngôi nhà và gia đình của chúng ta: những chuyện cãi vã của chúng ta, việc chúng ta bất lực giải quyết các xung khắc, thái độ của chúng ta không tự nguyện xin lỗi, thứ tha, bắt đầu lại, trong khi đó chúng ta lại coi trọng quyền tự do của chúng ta cùng với các quyền lợi của chúng ta! Tất cả mọi thứ bụi này là những gì bôi bẩn tình yêu của chúng ta và làm phai mờ đời sống của chúng ta. Ngay cả trong Giáo Hội, nhà của Thiên Chúa, chúng ta cũng để xẩy ra quá nhiều bụi bám, bụi trần tục.

    Chúng ta hãy nhìn vào bên trong, trong lòng của chúng ta: biết bao nhiêu lần chúng ta đã dập tắt ngọn lửa của Thiên Chúa bằng thứ tro giả hìnhGiả hình là những gì bẩn thỉu Chúa Giêsu đã nói với chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay mà chúng ta cần phải loại trừ đi. Thật vậy, Chúa bảo chúng ta chẳng những thi hành các việc bác ái, cầu nguyện và chay tịnh, mà còn thực hiện những điều ấy không được vờ vịt, hai lòng và giả hình (cf. Mt 6:2.5.16). Tuy nhiên, biết bao nhiêu lần chúng ta thường làm chỉ để được nhìn biết, để thấy dễ coi, để thỏa mãn cái tôi của chúng ta! Biết bao nhiêu lần chúng ta xưng mình là Kitô hữu, nhưng lòng chúng ta lại dễ chiều theo đam mê biến chúng ta thành nô lệ! Biết bao nhiêu lần chúng ta giảng một đàng mà làm một nẻo! Biết bao nhiêu lần chúng ta làm cho mình bề ngoài nhìn coi bộ ngon lành mà lại đầy những ác cảm hận thù bên trong! Trong lòng chúng ta có bao nhiêu là mập mờ thiên tả.... Tất cả những điều ấy là tro tàn dập tắt ngọn lửa tình yêu. 

    Chúng ta cần được thanh tẩy cho khỏi tất cả mọi thứ bụi bặm đã làm bẩn tâm can của chúng ta. Bằng cách nào? Những lời kêu gọi khẩn trương của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay có thể giúp chúng ta. Thánh Phaolô nói rằng: "Hãy chịu hòa giải với Thiên Chúa!" Ngài không chỉ xin; mà là ngài van xin: "Chúng tôi nài xin anh em nhân danh Đức Kitô hãy được hòa giải với Thiên Chúa" (2 Cor 5:20). Chúng ta đã từng nói: "Hãy hòa giải mình với Thiên Chúa!" Nhưng không, ở đây Thánh Phaolô sử dụng thể thụ động: Be reconciled! Hãy chịu hòa giải. Thánh thiện là những gì không phải do nỗ lực của chúng ta mà có, vì nó là một ân ban! Tự mình, chúng ta không thể loại trừ thứ bụi làm bẩn cõi lòng của chúng ta. Chỉ có Chúa Giêsu, Đấng biết cõi lòng của chúng ta và yêu thương tâm can của chúng ta mới có thể chữa lành nó. Mùa Chay là thời điểm chữa lành.

    Vậy chúng ta cần phải làm gì? Trong cuộc hành trình tiến về Lễ Phục Sinh, chúng ta có thể thực hiện hai cuộc vượt qua: trước hết là từ bụi đất đền sự sống, từ nhân tình mong manh của chúng ta đến nhân tính của Chúa Giêsu, Đấng chữa lành chúng ta. Chúng ta có thể dừng lại chiêm ngưỡng trước Vị Chúa tử giá mà lập lại lời này: "Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu thương con, xin biến đổi con.... Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu thương con, xin biến đổi con..." Và một khi chúng ta đã lãnh nhận tình yêu của Người, một khi chúng ta đã khóc khi nghĩ đến tình yêu ấy, chúng ta có thể thực hiện cuộc vượt qua thứ hai, bằng việc dứt khoát không bao giờ sa ngã nữa từ sự sống đến cát bụiChúng ta có thể lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa nơi bí tích thống hối, vì ở đó ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa thiêu rụi tro tàn tội lỗi chúng ta. Việc ấp ủ của Chúa Cha nơi việc chúng ta xưng tội là những gì canh tân chúng ta từ bên trong và thanh tẩy tâm can của chúng ta. Chớ gì chúng ta để cho mình được hòa giải, để có thể sống như là những người con cái yêu dấu, như những tội nhân được thứ tha và được chữa lành, như những lữ khách có Ngài đồng hành.

    Chúng ta hãy để mình được yêu thương, nhờ đó chúng ta mới có thể đáp trả tình yêu. Chúng ta hãy để cho mình đứng lên và tiến về Lễ Phục Sinh. Bấy giờ chúng ta mới cảm nghiệm được niềm vui khi khám phá Thiên Chúa nâng chúng ta lên từ tro tàn của chúng ta như thế nào.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200226_omelia-ceneri.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpGYoONPySvvPN2H6AFsMUHvUCgCgZzGitt%2BK1vZ0E7NA%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - SỨ ĐIỆP MÙA CHAY

 

  •  
    Tinh Cao ,
    Feb 24 at 2:18 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp Mùa Chay 2020

     

    "Nhân danh Đức Kitô, tôi van nài anh em hãy hòa giải với Thiên Chúa" (2Corinto 5:20)

     

    EMBARGO ORE 11.30 2020.02.24 Papa Francesco Messaggio Quaresima 2020

    nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói cám dỗ từ tên là "cha của những thứ gian trá" (Gioan 8:44), 

    thì chúng ta có nguy sơ bị chìm đắm vào vực thẳm của những gì là ngu xuẩn,

    và cảm nghiệm thấy hỏa ngục ngay ở trên trần gian này, 

    như tất cả quá nhiều những biến cố thảm thương ở nơi trải nghiệm chung riêng đang chứng thực cho thấy một cách đáng buồn.

    Pope Francis offers Mass in St. Peter's Basilica Feb. 1, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

    Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu không phải là một biến cố đã qua; đúng hơn, qua quyền năng của Thánh Thần, nó vẫn hằng hiện hữu,

    giúp chúng ta có thể dùng đức tin thấy được và chạm tới xác thịt của Đức Kitô nơi những con người khổ đau.

    Việc lấy mầu nhiệm vượt qua làm tâm điểm của đời sống chúng ta có nghĩa là 

    cảm thấy xót thương trước những thương tích của Chúa Kitô tử giá hiện diện

    nơi nhiều nạn nhân chiến tranh vô tội, nơi những thứ tấn công sự sống, 

    từ sự sống của thai nhi cho đến sự sống của người già, cùng với các hình thức bạo lực khác nhau.

     

    Anh Chị Em thân mến,

    Năm nay Chúa lại ban cho chúng ta một thời điểm hồng ân để, bằng tấm lòng đổi mới, chúng ta dọn mình cử hành mầu nhiệm tử nạn và phục sinh cao cả của Chúa Giêsu, nền tảng của đời sống Kitô giáo riêng cũng như chung của chúng ta. Chúng ta cần phải tiếp tục trở lại với mầu nhiệm này trong tâm trí của chúng ta, vì nó sẽ tiếp tục gia tăng trong chúng ta theo tầm mức chúng ta cởi mở trước quyền năng thiêng liêng của nó cùng với việc đáp ứng một cách tự do và quảng đại.

    1- Mầu nhiệm Vượt Qua là nền tảng của việc hoán cải

    Niềm vui Kitô giáo xuất phát từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Kerygma (việc loan báo tông truyền về ơn cứu độ nơi Chúa Kitô) này gồm tóm mầu nhiệm của một tình yêu "rất thực hữu, rất chân chính, rất cụ thể đến độ nó mời gọi chúng ta tới một mối liên hệ của sự cởi mở và đối thoại hiệu nghiệm" (Christus Vivit, 117). Ai tin vào sứ điệp này thì loại trừ đi cái giả trá đó là sự sống của chúng ta thuộc về chúng ta để sống theo ý muốn của chúng ta. Trái lại, sự sống được xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa là Cha của chúng ta, từ ý định của Ngài muốn ban cho chúng ta sự sống viên mãn (cf. Gioan 10:10). Trái lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói cám dỗ từ tên là "cha của những thứ gian trá" (Gioan 8:44), thì chúng ta có nguy sơ bị chìm đắm vào vực thẳm của những gì là ngu xuẩn, và cảm nghiệm thấy hỏa ngục ngay ở trên trần gian này, như tất cả quá nhiều những biến cố thảm thương ở nơi trải nghiệm chung riêng đang chứng thực cho thấy một cách đáng buồn.

    Trong Mùa Chay 2020 này, tôi muốn chia sẻ với hết mọi Kitô hữu những gì tôi đã viết cho giới trẻ trong Tông Huấn Christus Vivit. "Hãy gắn mắt vào đôi cánh tay giang ra của Chúa Kitô tử giá, để chính các bạn mãi được cứu độ. Khi các bạn xưng thú tội lỗi của mình, các bạn hãy vững tin vào lòng thương xót của Người là những gì giải thoát các bạn khỏi lỗi tội của các bạn. Hãy chiêm ngưỡng máu của Người đã đổ ra vì tình yêu cao cả như thế, và hãy để máu của Người thanh tẩy các bạn. Nhờ đó các bạn có thể được tái sinh một cách mới mẻ" (khoản 123). Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu không phải là một biến cố đã qua; đúng hơn, qua quyền năng của Thánh Thần, nó vẫn hằng hiện hữu, giúp chúng ta có thể dùng đức tin thấy được và chạm tới xác thịt của Đức Kitô nơi những con người khổ đau.

    2- Tính cách khẩn trương của việc hoán cải

    Thật là hữu ích trong việc chiêm ngưỡng sâu xa hơn mầu nhiệm vượt qua mà qua đó lòng thương xót của Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống trên chúng ta. Thật vậy, cảm nghiệm về lòng thương xót này chỉ có thể ở nơi mối liên hệ "diện đối diện" với Vị Chúa tử giá và phục sinh "Đấng đã yêu thương tôi và đã hiến mình vì tôi" (Galata 2:20), nơi một cuộc đối thoại thân tình giữa bạn hữu với nhau. Đó là lý do tại sao cầu nguyện là những gì rất quan trọng trong Mùa Chay. Thậm chí còn hơn là một nhiệm vụ, cầu nguyện là việc bày tỏ nhu cầu của chúng ta trong việc đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu bao giờ cũng đến trước và nâng đỡ chúng ta. Kitô hữu cầu nguyện với ý thức rằng, mặc dù bất xứng, chúng ta vẫn được yêu thương. Cầu nguyện có thể diễn tả ở bất cứ thể thức khác nhau nào, nhưng cái thực sự đáng kể trước nhan Thiên Chúa đó là nó lắng đọng sâu xa trong chúng ta và đập vỡ tính chất cứng cõi của tâm can chúng ta, để hoán cải chúng ta một cách trọn vẹn hơn nữa về cho Thiên Chúa cũng như cho ý muốn của Ngài.

    Vậy trong thời điểm hồng ân này, chớ gì chúng ta biết để mình được đưa vào sa mạc (xem Hosea 2:14), để chúng ta cuối cùng có thể nghe thấy tiếng của Vị Hôn Phu của chúng ta và để cho tiếng ấy vang vọng sâu xa hơn bao giờ hết trong chúng ta. Chúng ta càng hoàn toàn gắn bó với lời của Người thì chúng ta sẽ càng cảm nghiệm thấy lòng thương xót Người tự nguyện cống hiến cho chúng ta. Chớ gì chúng ta không để cho thời điểm ân sủng này qua đi vô ích, qua đi theo cái ảo tưởng dại khờ, nhờ đó chúng ta có thể làm chủ được thời gian và phương tiện của việc chúng ta hoán cải trở về với Người.

    3- Ý muốn thiết tha của Thiên Chúa là đối thoại với con cái của Ngài

    Chúng ta không được coi thường sự kiện chúng ta được Chúa lại cống hiến cho chúng ta một thời điểm hồng ân này cho việc hoán cải của chúng ta. Cơ hội mới này cần phải được tái bừng lên trong chúng ta một cảm quan biết ơn và thúc đẩy chúng ta ra khỏi cái lì lợm của chúng ta. Bất kể sự hiện diện thảm thê đôi khi xẩy ra của sự dữ trong đời sống của chúng ta, cũng như trong đời sống của Giáo Hội và thế giới, cơ hội thay đổi đời sống của chúng ta thể hiện ý muốn không thay đổi của Thiên Chúa sẽ không làm lũng đoạn cuộc đối thoại trao đổi về ơn cứu độ của Ngài với chúng ta. Nơi Chúa Giêsu tử giá, Đấng không hề biết đến tội lỗi, nhưng vì chúng ta đã trở thành tội lỗi (xem 2Corinto 5:21), ý muốn cứu độ này đã khiến Chúa Cha chồng chất trên Con Mình gánh nặng tội lỗi của chúng ta, như thế, theo cách diễn tả của ĐGH Biển Đức XVI, "biến Thiên Chúa chống lại bản thân mình" (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 12). Vì Thiên Chúa cũng thương yêu cả kẻ thù của Ngài nữa (xem Mathêu 5:43-48).

    Cuộc đối thoại trao đổi Thiên Chúa muốn thiết lập với mỗi người chúng ta qua mầu nhiệm vượt qua của Con Ngài chẳng có liên quan gì đến việc truyện trò trống rỗng, như những gì được qui cho thành phần cư dân ngày xưa ở thành Nhã Điển, thành phần "bỏ giờ ra vô ích trừ phi nói hay nghe điều gì đó mới lạ" (Tông Vụ 17:21). Cái truyện trò như thế, có đặc tính của một thứ tò mò vô bổ và nông cạn, cho thấy tính chất trần tục ở hết mọi thời đại; trong thời đại của chúng ta đây, nó cũng xẩy ra ở nơi việc sử dụng không thích đáng các phương tiện truyền thông đại chúng.

    4- Một kho tàng cần chia sẻ hơn là chỉ giữ lấy cho mình

    Việc lấy mầu nhiệm vượt qua làm tâm điểm của đời sống chúng ta có nghĩa là cảm thấy xót thương trước những thương tích của Chúa Kitô tử giá hiện diện nơi nhiều nạn nhân chiến tranh vô tội, nơi những thứ tấn công sự sống, từ sự sống của thai nhi cho đến sự sống của người già, cùng với các hình thức bạo lực khác nhau. Cũng thế, những thương tích của Chúa Kitô cũng hiện diện nơi những tình trạng tàn phá về môi trường, nơi việc phân phối bất đồng đều về sản vật của trái đất này, nơi việc buôn người ở tất cả mọi hình thức, và nỗi khát vọng khôn thỏa về lợi lộc, một hình thức của những gì là ngẫu tượng.

    Cả hôm nay nữa, cần phải kêu gọi những con người nam nữ thiện tâm trong việc chia sẻ, bằng cách làm phúc bố thí, những sản vật của họ cho những ai bần cùng thiếu thốn nhất, như cách thế cho việc tham phần của cá nhân vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong khi việc cống hiến có tính cách yêu thương bác ái làm cho chúng ta trở nên nhân bản hơn, thì những nguy cơ tích trữ biến chúng ta thành kém nhân bản hơn, khiến chúng ta bị giam nhốt bởi lòng vị kỷ của chúng ta. Chúng ta có thể và cần phải thậm chí tiến xa hơn nữa, và lưu ý tới các khía cạnh cấu trúc nơi đời sống kinh tế của chúng ta. Vì thế mà giữa Mùa Chay năm nay, từ ngày 26 đến 28 Tháng 3, tôi đã triệu tập một cuộc họp ở Assisi với các kinh tế gia, các thương gia và thành phần định quyết trẻ trung, để hình thành một nền kinh tế công bình và bao gồm hơn. Như huấn quyền của Giáo Hội đã thường lập lại, đời sống chính trị tiêu biểu cho một hình thức bác ái cao độ (cf. Pius XI, Address to the Italian Federation of Catholic University Students, 18 December 1927). Điều này cũng đúng với cả đời sống kinh tế nữa, một đời sống kinh tế có thể được tiếp cận bằng cùng một tinh thần phúc âm, tinh thần của các Mối Phúc Thật.

    Tôi xin Đức Maria Rất Thánh cầu xin để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta biết mở lòng của chúng ta ra để nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa trong việc hòa giải với Ngài, trong việc gắn ánh mắt vào mầu nhiệm vượt qua, cũng như trong việc hoán cải về một cuộc đối thoại trao đổi cởi mở và chân thành với Ngài. Nhờ đó chúng ta sẽ trở nên những gì Chúa Kitô đã muốn các môn đệ của Người trở thành: đó là muối đất và là ánh sáng thế gian (xem Mathêu 5:13-14).

    Phanxicô

    Tại Đền Thờ Thánh Gioan Laterano Roma ngày 7/10/2019

    Lễ Đức Mẹ Mân Côi

    Message for Lent 2020

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - PHÚC CHO AI THAN KHÓC

 

  •  
    Tinh Cao - Feb 12 at 5:51 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 3

     

     Phúc cho ai than khóc

     

     

    một nỗi sầu thương nội tâm dẫn đến mối liên hệ với Chúa và với tha nhân - đến mối liên hệ mới mẻ với Chúa và với tha nhân.

     

     

    một gương mặt dần dìa nước mắt thì tuyệt vời khôn tả

     

    Pope Francis at the General Adience

     

    Xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết yêu thương một cách dồi dào, yêu thương với một nụ cười,

    bằng việc cận kề, bằng việc phục vụ cũng như bằng những giọt nước mắt.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Chúng ta đã thực hiện cuộc hành trình theo các Mối Phúc Thật, và hôm nay chúng ta dừng lại ở phúc thứ hai: "Phúc cho những ai than khóc, vì họ sẽ được an ủi"

    Theo tiếng Hy Lạp mà Phúc Âm được viết ra thì Mối Phúc Thật này được diễn tả bằng một động từ không ở thể thụ động - thật vậy, Phước Nhân này không chịu đựng việc than khóc - mà là ở thể chủ động: họ bị hoạn nạn. Họ than khóc ở bên trong. Đó là thái độ trở nên tâm điểm của linh đạo Kitô giáo và là thái độ đã được các Vị Tổ Phụ Tu Rừng, những đan sĩ đầu tiên trong lịch sử, gọi là "penthos", một nỗi sầu thương nội tâm dẫn đến mối liên hệ với Chúa và với tha nhân - đến mối liên hệ mới mẻ với Chúa và với tha nhân.

    Trong Thánh Kinh, việc khóc than này có khai khía cạnh: trước hết là khóc than vì người chết hay khổ đau về một ai đó. Khía cạnh kia là khóc lóc vì tội lỗi - vì tội lỗi của bản thân nình, khi tấm lòng rỉ máu bởi đã xúc phạm đến Thiên Chúa và đến tha nhân của mình. Bởi thế mà nó là những gì liên quan tới người khác đến độ gắn bó mình với họ trong việc chia sẻ nỗi đớn đau của họ. Có những con người vẫn sống xa cách biết quay gót trở lại. Trái lại, thật là hệ trọng về những con người khác làm cho lòng chúng ta đau nhức.

    Tôi đã thường nói đến tặng ân khóc lóc, và nó là một tặng ân cao quí biết bao (Cf. Post-Synodal Apostolic Exhortation Christus Vivit, 76; Address to Young People of Saint Thomas University, Manila, January 18, 2015; Homily on Ash Wednesday, February 18, 2015). Một con người yêu thương có thể tỏ ra lạnh lùng được chăng? Một con người yêu thương có thể nào lại không biết hành sử, lại không có phận sự? Chắc chắn là không; có thành phần sầu đau để an ủi, thế nhưng đôi khi cũng có những kẻ được an ủi bị sầu đau, để tái khơi dậy nơi con người bất khả cảm kích ấy trước nỗi đớn đau của kẻ khác.

    Việc khóc thương, chẳng hạn, là một đường lối cay đắng, thế nhưng nó có thể trở thành hữu dụng trong việc mở mắt nhìn đời và nhìn thấy được cái giá trị linh thánh bất khả thay thế của từng người, và trong lúc ấy người ta mới nhận ra rằng thời gian ngắn ngủi biết bao.

    Còn một ý nghĩa nữa nơi Mối Phúc có tính chất mâu thuẫn này, đó là khóc than vì tội lỗi. Ở đây cần phải phân biệt như thế này: có những con người tỏ ra tức giận vì họ sai lầm, nhưng đó là thái độ kiêu hãnh. Trái lại, có những người khóc than vì thiệt hại đã gây ra, vì bỏ qua không làm việc lành, vì phản bội lại với mối liên hệ với Thiên Chúa. Có cả nỗi sầu đau bởi không được yêu thương, một nỗi sầu đau xuất phát từ việc ấp ủ đời sống của những người khác trong lòng. Ở đây người ta than khóc vì họ không đáp ứng Chúa, Đấng yêu thương chúng ta quá nhiều, và ý nghĩ làm cho người ta cảm thấy buồn bởi họ đã bỏ qua không hành thiện. Đó là cảm quan về tội lỗi. Họ nói: "Tôi đã làm tổn thương người tôi thương yêu", và điều này làm cho người ta cảm thấy đớn đau đến rơi lệ. Chúc tụng Thiên Chúa nếu có được những giọt nước mắt ấy!

    Đây là vấn đề về những lỗi lầm của con người cần phải đối diện - khó khăn nhưng quan trọng. Chúng ta nghĩ đến những giọt nước mắt của Thánh Phêrô, những giọt lệ đã dẫn ngài đến một tình yêu mới mẻ và chân thật hơn nhiều: nó là một thứ than khóc thanh tẩy, canh tân. Thánh Phêrô đã nhìn Chúa Giêsu và đã khóc: cõi lòng của ngài đã được đổi mới. Khác với Giuđa, con người không chấp nhận lầm lỗi của mình, và khốn thay đã đi đến chỗ tự vẫn. Đó là tặng ân Thiên Chúa ban cho để hiểu được tội lỗi; đó là một tác động của Thánh Linh. Tự mình, chúng ta không thể nào hiểu được tội lỗi. Đó là một ân sủng chúng ta cần phải cầu nguyện. Lạy Chúa, xin cho con hiểu được sự dữ con đã làm và sự dữ con có thể gây ra. Đó là một tặng ân rất cao cả, và sau khi hiểu được như thế thì mới có thể than khóc theo lòng thống hối.

    Một trong những vị đan sĩ thuở ban đầu là Thánh Ephrem người Syria, nói rằng một gương mặt dầm dìa nước mắt thì tuyệt vời khôn tả (Cf. Ascetic Address). Vẻ đẹp của lòng thống hối, vẻ đẹp của việc khóc than, vẻ đẹp của việc ăn năn! Bao giờ cũng thế, đời sống Kitô hữu thể hiện tuyệt vời nhất ở nơi lòng thương xót. Ai chấp nhận nỗi đớn đau liên hệ với tình yêu là người khôn ngoan và có phúc, vì họ sẽ nhận được niềm an ủi của Thánh Linh, đó là niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và là Đấng chỉnh sửa. Thiên Chúa bao giờ cũng thứ tha: chúng ta đừng quên điều ấy. Thiên Chúa luôn tha thứ, cho dù là những tội ghê rợn nhất, bao giờ cũng thế. Vấn đề là ở nơi chúng ta, thành phần cảm thấy mệt mỏi trong việc xin tha thứ. Chúng ta khép kín bản thân mình lại và không xin cho được ơn thứ tha. Đó là vấn đề, nhưng Ngài vẫn có đó để tha thứ. Nếu chúng ta luôn nhớ rằng Thiên Chúa "không xử với ta như ta đáng tội, cũng không trả oán cho ta theo lỗi của ta" (Thánh Vịnh 103:10), thì chúng ta sống trong lòng thương xót và trong nỗi cảm thương, và tình yêu hiện lên trong chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết yêu thương một cách dồi dào, yêu thương với một nụ cười, bằng việc cận kề, bằng việc phục vụ cũng như bằng những giọt nước mắt.

    https://zenit.org/articles/holy-fathers-february-12-general-audience-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ-PHÚC CHO AI HIỀN LÀNH

 

  •  
    Tinh Cao - Feb 19 at 1:45 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 4

     

     Phúc cho ai hiền lành

     

    A woman gives Pope Francis a bouquet of flowers at the General Audience

     

    Thái độ hiền lành được tỏ hiện ở những lúc xung khắc,

    cho thấy cách thức con người phản ứng trước tình trạng thù địch.

     

     

    Hiền lành là khả năng chiếm đoạt tâm can...

    Trái "đất" được chiếm lấy bằng đức hiền lành đó là phần rỗi của người anh em

     

    Pope Francis at the general audience in Paul VI Hall Jan. 22, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Chẳng có mảnh đất nào tuyệt vời hơn là cõi lòng của người khác;

    chẳng có lãnh thổ nào tuyệt vời hơn để chiếm hữu bằng trở lại sống bình an với một người anh em.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta tập trung vào mối phúc thứ ba trong Bát Phúc ở Phúc Âm Thánh Mathêu: "Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được thừa hưởng đất làm của mình vậy" (5:5). Chữ "hiền lành" được sử dụng ở đây, theo nghĩa đen, là tinh tế, mềm mại và dịu dàng, không bạo động. Thái độ hiền lành được tỏ hiện ở những lúc xung khắc, cho thấy cách thức con người phản ứng trước tình trạng thù địch. Bất cứ ai cũng có thể gieo rắc sự hiền lành khi tất cả đều bình lặng, thế nhưng người ta sẽ phản ứng ra sao "khi bị đè nén", lúc bị tấn công, bị xúc phạm, bị hành hung?

     

    Thánh Phaolô đã nhắc lại ở một đoạn "hiền lành và dịu dàng của Chúa Kitô" (2Corinto 10:1). Phần thánh Phêrô nhắc lại thái độ của Chúa Giêsu trong cuộc Khổ Nạn: "Người không đáp trả hay đe dọa, vì Người ký thác cho Đấng phân xử công minh" (1Phero 2:23). Thái độ hiền lạnh của Chúa Giêsu được chứng kiến thấy mãnh liệt nhất là ở nơi cuộc Khổ Nạn của Người.

     

    Trong Thánh Kinh, chữ "hiền lành" cũng là người không có sản vật trên trần thế; bởi thế chúng ta mới bật ngửa ra trước sự kiện là Mối Phúc thứ ba này nói rằng kẻ hiền lành thực sự "sẽ được đất làm của mình vậy".

     

    Thật vậy, Mối Phúc này là mối phúc được trích từ Thánh Vịnh 37, bài Thánh Vịnh chúng ta đã nghe ngay mở đầu bài giáo lý. Ở trong đó, thái độ hiền lành và việc sở hữu trái đất này liên hệ với nhau. Tuy nhiên, hai điều này được coi như như bất tương hợp. Thật thế, việc sở hữu trái đất này là phạm vi tiêu biểu của những gì là xung khắc: thường xẩy ra những tranh chấp về một lãnh thổ, tranh chấp về quyền bá chủ một vùng nào đó. Trong các cuộc chiến tranh thì kẻ mạnh là người thắng thế và chiếm lấy các vùng đất khác.

     

    Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn vào động từ được sử dụng để nói đến vấn đề sở hữu của kẻ hiền lành, đó là họ không chiếm hữu trái đất. Không, câu đó không nói rằng "phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ chiếm được / conquer trái đất", mà là họ sẽ "thừa hưởng / inherit" trái đất. Phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ "thừa hưởng" trái đất. Theo Kinh Thánh thì động từ "thừa hưởng" có một ý nghĩa còn bao rộng hơn nữa. Đúng thế, Dân Chúa kêu gọi "việc thừa hưởng" này là mảnh đất Israel, tức là Đất Hứa.

     

    Mảnh đất đó là một hứa hẹn và là một tặng ân cho Dân Chúa, và nó trở nên một dấu hiệu cho một cái gì đó còn lớn lao hơn nhiều so với một lãnh thổ vậy thôi. Tôi xin được chơi chữ như thế này, có một thứ "đất" là Nước Trời, tức là, mảnh đất chúng ta đang tiến về, là Trời mới và đất mới chúng ta đang hướng tới (Cf. Isaiah 65:17; 66:22; 2 Peter 3:13; Revelation 21:1). Vậy, con người hiền lành là kẻ "thừa hưởng" những lãnh thổ cao quí nhất. Họ không phải là một kẻ nhút nhát, một con người "yếu hèn" tìm kiếm một thứ luân lý thủ lợi tránh né các vấn đề. Hoàn toàn ngược lại! Họ là con người đã lãnh nhận được quyền thừa hưởng nơi Thiên Chúa; họ bênh vực tặng ân này của mình, tặng ân của Thiên Chúa, bằng cách canh chừng lòng thương xót, tình huynh đệ, lòng tin tưởng cùng với những con người ôm ấp niềm hy vọng.

     

    Đến đây, chúng ta cần phải nói đến tội giận dữ, một tác động bạo lực, được thúc đẩy bởi những gì thì chúng ta tất cả đều biết. Ai là người thỉnh thoảng đã tỏ ra giận dữ? Tất cả mọi người. Chúng ta cần phải bảo tồn Mối Phúc này và tự vấn xem biết bao nhiêu là điều chúng ta đã hủy hoại bởi giận dữ? Biết bao nhiêu là điều chúng ta đã bị mất đi? Một giây phút giận dữ có thể hủy hoại rất ư là nhiều điều; con người ta  mất tự chủ và con người không trân trọng những gì thật là quan trọng, nên con người có thể hủy hoại mối liên hệ với một người anh chị em, đôi khi đi đến chỗ hết thuốc chữa. Rất nhiều anh chị em không nói chuyện với nhau lâu dài, chỉ vì giận dữ; họ tách biệt khỏi nhau. Đó là những gì phản lại với hiền lành. Hiền lành thì qui tụ còn giận dữ thì phân tán.

     

    Hiền lành thắng đoạt rất nhiều sự. Hiền lành là khả năng chiếm đoạt tâm can, khả năng gìn giữ tình bằng hữu, cùng rất nhiều điều khác nữa, vì thành phần giận dữ nhưng sau đó lắng dịu xuống, họ nghĩ lại và lấy lại quân bình, nhờ đó họ có thể tái thiết một cách hiền lành.

     

    Trái "đất" được chiếm lấy bằng đức hiền lành đó là phần rỗi của người anh em được Phúc Âm Thánh Mathêu nói tới: "Nếu họ nghe các con thì các con đã chiếm được người anh em của các con" (18:15). Chẳng có mảnh đất nào tuyệt vời hơn là cõi lòng của người khácchẳng có lãnh thổ nào tuyệt vời hơn để chiếm hữu bằng trở lại sống bình an với một người anh em. Đó là trái đất được thừa hưởng bằng đức hiền lành vậy!

     

    https://zenit.org/articles/popes-general-audience-on-the-3rd-beatitude-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

 

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC - 8 MỐI PHÚC THẬT

  •  
    Tinh Cao

    Feb 5 at 8:06 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 2

     

     Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần

     

    2020.02.05 Udienza Generale

     

    "Nghèo khó trong tinh thần" là những ai nghèo hay cảm thấy nghèo khổ,

    là những con người ăn mày ăn xin ở thẳm sâu con người họ.

     

     

    Những ai biết quí mến điều thiện thực sự hơn chính bản thân mình mới thực sự cai trị.

     

    Pope Francis at the general audience on March 18, 2015. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Chúng ta cần phải luôn tìm kiếm cái tự do của cõi lòng,

    cái tự do bắt nguồn từ nỗi khó nghèo của bản thân chúng ta.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Hôm nay chúng ta đối diện với mối phúc đầu tiên trong Bát Phúc của Phúc Âm Thánh Mathêu. Chúa Giêsu bắt đầu công bố đường lối dẫn đến hạnh phúc của Người bằng một loan báo rằng: "Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, vì nước trời thuộc về họ" (5:3). Một đường nẻo lạ lùng và một đối tượng xa lạ của hạnh phúc, đó là nghèo khó.

    Chúng ta cần phải tự hỏi xem "nghèo khó" ở đây có nghĩa là gì? Nếu Thánh Mathêu chỉ sử dụng chữ này thì ý nghĩa chỉ là những gì về kinh tế, tức là nói đến thành phần có ít của cải hay không đủ phương tiện hỗ trợ và cần được người khác giúp đỡ.

    Thế nhưng, Phúc Âm của Thánh Mathêu, không như của Thánh Luca, nói về "nghèo khổ trong tinh thần". Nó có nghĩa là gì? Tinh thần, theo Thánh Kinh, là hơi thở sự sống Thiên Chúa thông truyền cho Adong; nó là chiều kích thâm sâu nhất của chúng ta, chúng ta nói về chiều kích tinh thần, chiều kích thân mật nhất, chiều kích làm cho chúng ta là những con người, cốt lõi sâu xa của hữu thể chúng ta. Vậy thì "nghèo khó trong tinh thần" là những ai nghèo hay cảm thấy nghèo khổ, là những con người ăn mày ăn xin ở thẳm sâu con người họ. Chúa Giêsu công bố là họ có phúc, vì Nước Trời thuộc về họ.

    Biết bao lần chúng ta đã được bảo cho biết ngược lại! Bạn cần phải là một cái gì đó trong đời, cần phải là một ai đó... Bạn cần phải có tên tuổi... Đó là nơi xuất phát ra tâm trạng lẻ loi cô độc và bất hạnh, ở chỗ, nếu tôi là "một ai đó", thì tôi đối đầu với những người khác và sống trong mối ám ảnh bởi cái tôi của mình. Nếu tôi không chấp nhận nghèo nàn, thì tôi ghét tất cả những gì nhắc nhở tôi về nỗi yếu hèn của tôi. Vì nỗi yếu hèn này cản trở tôi trở thành một con người quan trọng, một con người giầu sang không phải chỉ về vấn đề tiền bạc mà còn cả danh tiếng, còn bao gồm hết mọi sự nữa.

    Hết mọi người, trước bản thân mình, đều biết rõ rằng, cho dù họ có cố gắng lắm chăng nữa, họ bao giờ cũng vẫn thật sự là bất toàn và có yếu kém. Không có vấn đề che đậy được tính chất yếu kém này. Mỗi người chúng ta đều cảm thấy yếu kém trong bản thân mình. Cần phải thấy nó ở chỗ nào. Thế nhưng nếu anh chị em chối bỏ những hạn hữu của mình thì anh chị em sống tệ đến nỗi nào! Anh chị em sống một cách tồi tệ. Cái giới hạn là những gì không bị tiêu hóa mà là còn đó. Thành phần kiêu kỳ không xin được trợ giúp, họ không thể xin được cứu trợ, họ không xin giúp đỡ, vì họ muốn chứng tỏ cho thấy họ là một con người viên mãn. Biết bao nhiêu người trong họ cần được giúp đỡ, thế nhưng tính kiêu kỳ đã ngăn cản họ xin được giúp đỡ.  Thật khó biết bao khi cần phải chấp nhận một lầm lỗi và xin tha thứ! Có lần tôi khuyên bảo các cặp vợ chồng mới cưới, thành phần nói với tôi về chuyện làm sao để có thể sống đời hôn nhân một cách tốt đẹp, tôi đã bảo họ rằng: "Có 3 thuật ngữ, đó là xin phép, cám ơn và xin lỗi". Đó là những chữ xuất phát từ tâm trạng nghèo khó trong tinh thần. Anh chị em không được cứ làm bừa đi, mà cần xin phép: "Làm điều này có tốt hay chăng?". Thế mới gọi là đối thoại trong gia đình, đối thoại giữa cô dâu và chàng rể. "Anh/em đã làm điều ấy cho em/anh, cám ơn anh/em, em/anh cần đến nó". Thế rồi anh chị em luôn gây ra lầm lỗi, anh chị em buột miệng nói: "Cho anh/em xin lỗi". Thường thì các cặp phối ngẫu, những cặp mới lập gia đình, những người đang ở đây và đông đảo, nói với tôi rằng: "chữ thứ ba là chữ khó nói nhất", xin lỗi, xin tha thứ. Vì lòng kiêu hãnh nên không thể làm được. Anh ta không thể xin lỗi: anh ta bao giờ cũng đúng. Đó không phải là nghèo khó trong tinh thần. Trái lại, Chúa không bao giờ chán thứ tha; tiếc thay, chính chúng ta lại là thành phần chán xin tha thứ. Vấn đề chán xin tha thứ đó là một thứ bệnh tệ hại!

    Tại sao khó lòng xin tha thứ? Vì nó hạ thấp hình ảnh giả hình của chúng ta. Còn nữa, sống mà cố gắng che đậy những thiếu sót của mình là những gì chán chường và buồn nản. Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng: sống nghèo khó là một cơ hội của ân sủng; và cho chúng ta thấy được lối thoát của nỗ lực này. Chúng ta được ban quyền sống nghèo khó trong tinh thần, vì đó là đường lối của Vương quốc Thiên Chúa.

    Thế nhưng có một điều nền tảng cần phải nhắc lại đó là: chúng ta không được biến mình thành nghèo khó trong tinh thần, chúng ta không được thực hiện bất cứ một biến hình nào, vì chúng ta đã là thế rồi! Chúng ta nghèo khó..., hay nói rõ hơn, chúng ta "nghèo khó" trong tinh thần! Chúng ta cần hết mọi sự. Tất cả chúng ta đều nghèo khó trong tinh thần, chúng ta đều là những kẻ hành khất. Đó là thân phận loài người.

    Nước Thiên Chúa thuộc về những ai nghèo khó trong tinh thần. Có những con người có được các vương quốc ở trên thế gian này: họ có các thứ sản vật và họ có được những thứ thoải mái. Thế nhưng chúng là những lãnh giới có cùng. Quyền lực của con người, thậm chí là những đế quốc hùng mạnh nhất chăng nữa, đều qua đi và biến mất. Nhiều lần chúng ta thấy tin tức hay báo chí là nhà cầm quyền mạnh mẽ ấy, hay chính quyền hôm qua mới có đó đã không còn nữa, đã sụp đổ. Những kẻ giầu sang trên thế gian này đã qua đi, cả tiền bạc của họ nữa. Người xưa dạy chúng ta rằng tấm khăn liệm không có túi. Đúng thế. Tôi chưa bao giờ thấy một xe vận tải di chuyển ở đằng sau một đám ma: không ai mang theo được bất cứ sự gì. Những kho tàng ấy vẫn còn lại đây. Những ai biết quí mến điều thiện thực sự hơn chính bản thân mình mới thực sự cai trị. Và đó là quyền năng của Thiên Chúa.

    Chúa Kitô đã chứng tỏ quyền năng ở chỗ nào? Ở chỗ Người đã có thể thực hiện được những gì các vua chúa trên trần gian này không thể, đó là hiến sự sống cho con người. Đó là quyền năng thực sự. Quyền năng của tình huynh đệ, quyền năng của tình bác ái, quyền năng của lòng yêu thương, quyền năng của sự khiêm hạ. Chúa Kitô đã làm như thế.

    Đó là tự do đích thực: ai có quyền năng của sự khiêm nhượng, của phục vụ, của tình huynh đệ ấy thì đó là những con người tự do. Sự khó nghèo được ca ngợi nơi các Mối Phúc Thật là những gì giúp cho có được cái tự do này.

    Có một thứ nghèo khó chúng ta cần phải chấp nhận, thứ khó nghèo về hữu thể chúng ta, và trái lại có một thứ khó nghèo chúng ta cần phải tìm kiếm, một thứ khó nghèo cụ thể, từ những sự vật của thế giới này, để được tự do và để có thể yêu thương. Chúng ta cần phải luôn tìm kiếm cái tự do của cõi lòng, cái tự do bắt nguồn từ nỗi khó nghèo của bản thân chúng ta.  

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200205_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

      

    Pope Francis greets a woman after the general audience Jan. 8, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Sau Buổi Triều kiến chung trong Sảnh Đường Phaolô VI Thứ Tư mùng 8/1/2020, ĐTC Phanxicô đã vắn tắt trao đổi với người phụ nữ hình như là người Đại Hàn,

     

     

    người phụ nữ mà ngài đã tỏ ra bất nhẫn khi ngài bị bà ghì giữ vào tối 31/12/2019, và ngài đã ngỏ lời xin lỗi bà trong lần gặp gỡ chớp nhoáng ấy, có cả 1 vị linh mục chuyển dịch

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpud-8XYxqa%2B5s%3Dvcr2gQ3TEFktW5NX7d0JQU-sKeU4bw%40mail.gmail.com.