7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 10 at 1:13 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc dịp đầu năm 2020

    2019.01.18 Papst Franziskus – Petersdom

    Dẫn nhập của người tuyển dịch:

    1- Theo truyền thống, Vị Giáo Hoàng kiêm quốc trưởng của Vatican City State, gặp gỡ và trao đổi những lời chúc mừng tân xuân với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc có quan hệ với Quốc Đô Vatican - Năm 2020 vào ngày Thứ Năm mùng 9/1/2020 ở Sảnh Đường Regia. Như ngài cũng trao đổi những lời chúc mừng Giáng Sinh với Giáo Triều Roma trước Đại Lễ Giáng Sinh.

    2- Trong bài diễn từ hằng năm này của mình, vị giáo hoàng Phaxicô, đồng thời cũng là quốc trưởng Vatican City State, đã ôn lại các chuyến tông du trong năm 2019 của mình, một năm ngài tông du nhiều nhất (7 chuyến, chưa có 1 vị giáo hoàng nào một năm với 7 chuyến tông du như ngài), những chuyến đến 4 trong 5 châu lục, với mục đích là để cổ võ "hòa bình và việc phát triển toàn diện con người".

    3- Ở từng châu lục, trước hết ngài nhắc đến những nước ngài tới viếng thăm, sau đó ngài nói đến tình hình chung của châu lục ấy, cũng như tình hình ở một số nước đặc biệt của châu lục ấy, đồng thời kèm theo những khuyến nghị của ngài với tư cách là vị lãnh đạo tinh thần của Kitô giáo khắp thế giới, đóng vai trò như lương tâm của nhân loại, điển hình nhất là những gì liên quan tới ý nghĩa của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris ở Pháp quốc bị cháy năm 2019 và Bức Tường Bá Linh ở Đức quốc sụp đổ 30 năm trước 1989.

    4- Đọc kỹ các diễn từ tân xuân hằng năm này của vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo cũng là Quốc Trưởng của Quốc Đô Vatican, chúng ta chẳng những có một cái nhìn lịch sử về một năm vừa qua đi, liên quan đến tình hình chính trị và xã hội trên khắp thế giới, và từ đó chúng ta như thấy được dấu chỉ thời đại được Thiên Chúa là chủ tể lịch sử tỏ ra qua Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian này vậy. Với tâm tình cầu nguyện và hiệp thông với Vị Cha Chung của mình, chúng ta hãy nghiền gẫm bài diễn từ 2020 của ngài ngỏ cùng Chư Quốc qua Phái Đoàn Ngoại Giao có ngoại giao với Tòa Thánh sau đây.

    Pope Francis meets with the diplomatic corps Jan. 8, 2018. Credit: Vatican Media.

     

    Nội Dung được tuyển dịch (chỉ những chỗ đặc biệt trong bài diễn từ của ĐTC) nguyên văn dưới đây:

    Mở đầu:

    Một tân niên đang mở ra trước mắt chúng ta; như tiếng kêu khóc của một hài nhi mới sinh thế nào thì tân niên cũng làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui và hy vọng. Tôi muốn nói đến từ ngữ "hy vọng", một nhân đức thiết yếu đối với Kitô hữu, niềm hy vọng tác động chúng ta trong việc tìm cách tiến đến những thời điểm trước mặt. 

    Chắc chắn là niềm hy vọng cần phải thiết thực. Nó cần phải nhận biết nhiều vấn đề rắc rối đang trực diện với thế giới của chúng ta, cùng với những thách đố đang chập chờn ở chân trời. Nó cần phải đương đầu với các vấn đề và can đảm giải quyết chúng. Nó thôi thúc chúng ta nhớ rằng gia đình nhân loại của chúng ta đang hằn vết và bị thương tích bởi một chuỗi những cuộc chiến tranh hủy diệt đang gia tăng đặc biệt ảnh hưởng đến người nghèo và thành phần dễ mền yếu nhất (Cf. Message for the 2020 World Day of Peace, 8 December 2019, 1). Thương thay, năm mới này dường như không có dấu hiệu gì là phấn khởi, hầu hết bởi những căng thẳng cao độ và những hành động bảo lực.  

    Chính vì những tình hình ấy mà chúng ta không thể nào mất hy vọng. Hy vọng đòi phải can đảm. Nghĩa là nhìn nhận rằng sự dữ, đau khổ và chết chóc không phải là phán quyết cuối cùng, và ngay cả những vấn đề phức tạp nhất vẫn có thể và cần phải đương đầu và giải quyết. Vì hy vọng là "nhân đức phấn khích chúng ta và giúp chúng ta tiến tới, ngay cả khi dường như không thể khắc phục được các chướng ngại vật" (cùng nguồn vừa trích).

    Quí Vị Lãnh Sự thân mến, theo tinh thần đó, hôm nay tôi xin chào đón quí vị và gửi đến quí vị những lời chúc tốt đẹp của tôi cho Năm Mới....

    Vấn đề bình an và phát triển con người toàn diện thực sự là đích nhắm chính của Tòa Thánh trong việc Tòa Thánh tham gia vào lãnh vực ngoại giao. Đó cũng là đích nhắm của hoạt động của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, cũng như của các Phân Bộ ở Giáo Triều Roma, thế nhưng cũng là của Nhưng Vị Đại Diện Tòa Thánh...

    Cũng thế, những Chuyến Tông Du, ngoài việc là phương tiện đặc biệt cho Vị Thừa Kế Thánh Phêrô củng cố đức tin cho anh chị em mình, còn tiêu biểu cho một cơ hội để cổ võ đối thoại ở những lãnh vực về chính trị và tôn giáoTrong năm 2019, tôi đã có dịp thực hiện một số chuyến viếng thăm đáng kể. Tôi muốn ôn lại chúng với quí vị và muốn sử dụng việc ôn lại này như một dịp để nhìn sâu hơn vào một số vấn đề cấp thiết của thời điểm hiện nay. (Đến đây ngài bắt đầu liệt kê các nơi ngài đã tông đu tới, ở từng châu lục, và bao gồm cả tình hình các nước ở cùng châu lục ngài chưa tới nói riêng và toàn châu lục nói chung):

    1- Chuyến Tông Du Panama (với vấn đề giới trẻ, thành phần đã bị lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ, cũng là thành phần đặc biết chiến đấu cho chiến dịch phòng chống tình trạng hâm nóng toàn cầu đang gia tăng đến mức độ lâm nguy - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC):

    "Giới trẻ là tương lai và hy vọng của xã hội chúng ta, mà còn là hiện tại của xã hội nữa".

    -  "Chúng ta đã thấy được cách thức nhiều giới trẻ đã trở nên chủ động trong việc kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị cần phải chú trọng tới vấn đề khí hậu thay đổi".

    - "Buồn thay, tình trạng khẩn trương của việc cải thiện môi sinh này dường như không được nắm bắt bởi lãnh vực chính trị quốc tế, một lãnh vực vẫn tỏ ra rất yếu kém và là nguồn cho mối quan tâm nghiêm trọng trong việc đáp ứng những trục trặc được nêu lên bởi những vấn đề toàn cầu. Hội Nghị COP25 (The XXV Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Changeở Maní (Tây Ban Nha) Tháng 12 vừa qua đã nêu lên mối quan tâm nghiêm trọng về ý chí của cộng đồng thế giới trong việc đương đầu, một cách khôn ngoan và hiệu nghiệm, hiện tượng hâm nóng toàn cầu, một hiện tượng cấn phải được một đáp ứng chung biết đặt công ích lên trên các lợi lộc riêng biệt".

    Tình hình chung ở Mỹ Châu Latinh (đặc biệt với Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về Miền Amazon Tháng 10/2019 ở Vatican, cùng với các cuộc khủng hoảng về chính trị - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

    - "Những vấn đề về tính chất toàn vẹn của môi sinh này ảnh hưởng đến đời sống của vùng này, rất bao rộng và quan trọng đối với toàn thế giới, vì 'Miền rừng rú Amazon là 'con tim sinh thể' đối với một trái đất càng ngày càng bị đe dọa'" (Final Document of the Synod of Bishops for the Amazon Region, “The Amazon: New Paths for the Church and for an Integral Ecology”, 2)"

    - "Cùng với tình trạng ở vùng Amazon còn một lý do đáng quan tâm khác nữa đó là leo thang về các cuộc khủng hoảng chính trị ở một con số gia tăng nơi các xứ sở thuộc Mỹ Châu, kèm theo những căng thẳng và các hình thức bạo lực lạ đời đang trầm trọng hóa hơn những xung khắc về xã hội và gây ra những hậu quả trầm trọng về lãnh vực kinh tế xã hội và nhân đạo. Sự phân cực càng lớn không giúp giải quyết được những vấn đề thực hữu và dồn nén của thành phần công dân, nhất là những ai nghèo khổ nhất và mềm yếu nhất, cả vấn đề bạo lực cũng không thể nào giải quyết được, thứ bạo lực không thể nào được sử dụng như phương tiện để giải quyết các vấn đề về chính trị và xã hội. Đến đây, trong bối cảnh này, tôi muốn đề cập riêng tới Venezuela, để các nỗ lực tìm kiếm các giải pháp được tiếp tục".

    - "Nói chung, các cuộc xung đột ở miền Mỹ Châu này, cho dù khác nhau về nguyên nhân, cũng liên hệ với nhau ở những hình thức trầm trọng về tình trạng bất quân bình, bất công và băng hoại ở địa phương, cũng như ở những loại nghèo khổ khác nhau phạm đến phẩm giá của con người. Tóm lại, các vị lãnh đạo chính trị cần phải tận tâm thực hiện việc tái thiết một nền văn hóa đối thoại vì ích chung, việc củng cố các cơ cấu dân chủ và cổ võ việc tôn trọng qui luật, như phương tiện để chống lại những khuynh hướng phản dân chủ, khuynh hướng dân túy và khuynh hướng cực đoan".

    2- "Chuyến Tông Du đầu tiên của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đến the Arabian Peninsula. Ở Abu Dhabi tôi đã cùng với Đại Giáo Trưởng Al-Azmad Al-Tayyeb ký Văn Kiện về Tình Huynh Đệ Nhân Loại cho Hòa Bình Thế Giới và Cuộc Chung Sống". Đây là một bản văn quan trọng, nhắm đến việc nuôi dưỡng việc tương kiến giữa các tín đồ Kitô giáo với tín đồ Hồi giáo...."

    - "Hòa bình và hy vọng cũng là tâm điểm cho chuyến viếng thăm của tôi ở Morocco, nơi tôi đã cùng với Đức Vua Muhammed VI ký lời kêu gọi chung về Jerusalem, bằng việc nhìn nhận 'tính chất đặc thù và linh thánh của Jerusalem/Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu xa đối với tầm quan trọng thiêng liêng của nó cũng như ơn gọi đặc biệt của nó như là một thành phố của hòa bình' (Appeal of His Majesty King Mohammed VI and His Holiness Pope Francis on Jerusalem/Al Quds, the Holy City and a place of encounter, Rabat, 30 March 2019)...".

    Tình hình chung ở "Vùng Địa Trung Hải và Trung Đông" Á Châu (ngài đề cập đến hai quốc gia là Syria và Yemen - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

    - "Đặc biệt rắc rối là những dấu hiệu xuất phát từ toàn khu vực này sau những căng thẳng cao độ giữa Iran và Hoa Kỳnhững căng thẳng gây nguy hiểm trên hết cho việc thỏa thuận tiến trình từ từ tái thiết ở Iraq, cũng như cho việc đặt nền móng một cuộc xung đột rộng lớn hơn mà tất cả chúng ta đều mong muốn ngăn chặn. Bởi thế nên tôi xin lập lại lời kêu gọi của tôi là tất cả các bên liên quan hãy tránh gia tăng xung đột và "hãy giữ sáng ngọn lửa đối thoại và tự chế" (Angelus, 5 January 2020), hoàn toàn tôn trọng lề luật quốc tế".

    - "Nói chung hơn nữa thì cần phải ghi nhận rằng nhiều ngàn người trên thế giới của chúng ta có những yêu cầu hợp lý về vấn đề tị nạn, và có được những nhu cầu về nhân đạo chính đáng, cũng như nhu cầu được bảo vệ là những gì chưa được nhận định thích đáng. Nhiều người đang liều mạng trong cuộc hành trình nguy tử trên bộ và nhất là trên biển. Thật là xót xa nhức nhối khi thấy rằng Địa Trung Hải tiếp tục là một bãi tha ma rộng lớn (Cf. Address to the European Parliament, Strasbourg, 25 November 2014). Tóm lại, tất cả các quốc gia càng ngày càng khẩn trương hơn trong việc chấp nhận trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp vững bền".

    3- Chuyến tông du đến "ba xứ sở ở Đông Âu, trước hết là Bulgaria và Bắc Macedonia, rồi tới Romania".

    - "Mỗi xứ sở trong 3 xứ sở này đều khác nhau, nhưng liên kết với nhau bởi sự kiện đó là qua các thế kỷ, cả 3 đều là những chiếc cầu nối giữa Đông và Tây, và là giao điểm của những nền văn hóa khác nhau, những sắc tộc và các nền văn minh. Khi tôi viếng thăm 3 xứ sở này, tôi lại cảm thấy tầm quan trọng của việc đối thoại và của nền văn hóa gặp gỡ để tạo nên các xã hội an bình, trong đó mỗi cá nhân có thể tự do thể hiện căn tính về sắc tộc và về tôn giáo của mình".

    Tình hình chung ở Âu Châu (ĐTC nhắc tới tình hình "xung khắc đông cứng" ở the western Balkans and the southern Caucasusincluding Georgia, Cyprusthe entire Mediterranean area, eastern Ukraine- sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

    "Đối thoại - chứ không phải võ trang - là đường lối thiết yếu để giải quyết các cuộc tranh cãi".

    - "Các nền tảng của tiến trình hiệp nhất Âu Châu đã được phác họa ở Tây Âu năm 1949, bằng việc thiết lập Hội Đồng Âu Châu và sau đó bằng việc chấp nhận Nghị Định Âu Châu về Nhân Quyền, như được thấy trong Bản Tuyên Ngôn ngày 9/5/1950 của Ngoại Trưởng Pháp quốc bấy giờ là Robert Schuman, nhân vật trụ cột chính yếu. Schuman đã nói rằng: "hòa bình không thể nào được bảo đảm trừ phi thực hiện các nỗ lực sáng tạo xứng hợp với các nguy hiểm đe dọa hòa bình". Các nhà sáng lập tân Châu Âu đã nhận ra rằng chỉ qua tiền trình từ từ của việc chia sẻ ý nghĩ cũng như các phương tiện thì châu lục này mới có thể phục hồi được tình trạng tàn phá của chiến tranh cùng với những chia rẽ mới xuất hiện sau đó".....

    - "Tóm lại, Âu Châu không được làm mất đi cảm quan đoàn kết nổi bật mà nó đã từng có qua nhiều thế kỷ, ngay cả ở vào những thời điểm khó klhăn nhất trong lịch sử của nó. Chớ gì nó đừng đánh mất tinh thần ấy, một tinh thần được bắt nguồn, trong số những điều khác, từ lòng đạo hạnh / pietas của người Roma và từ đức bác ái / caritas Kitô giáo là những gì làm nên tinh thần của dân chúng Âu ChâuCuộc hỏa hoạn ở Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Paris đã cho thấy rằng ngay cả những gì tưởng rằng rất vững chắc vẫn có thể mong manh mỏng dòn và dễ dàng bị hủy hoại. Sự thiệt hại từ một công trình xây dựng chẳng những quí báu với tín hữu Công giáo, mà còn quan trọng với toàn Pháp quốc cũng như toàn thể nhân loại ấy, đã làm hồi sinh vấn đề về các thứ giá trị lịch sử và văn hóa của Âu Châu cùng với các cội rễ sâu xa hơn của nó. Trong những trường hợp mà thiếu cái khung của những thứ giá trị thì dễ thấy được những yếu tố chia rẽ hơn là những yếu tố gắn bó".

    - "Việc mừng kỷ niệm 30 năm Bức Tường Bá Linh sụp đổ đã nhắc nhở chúng ta về một trong những biểu tượng đớn đau nhất nơi lịch sử cận đại hơn của châu lục này, và làm cho chúng ta nhận ra một lần nữa rằng xây lên những rào cản thì dễ dàng biết bao. Bức Tường Bá Linh vẫn còn là một biểu tượng cho một nền văn hóa chia rẽ tách ly dân chúng ra khỏi nhau, và mở đường cho chủ nghĩa cực đoan và bạo lực. Chúng ta càng thấy được điều này nơi những phát biểu thù ghét tràn lan trên mạng lưới điện toán toàn cầu, cũng như nơi những phương tiện truyền thông xã hội. Thay vì là những bức tường hận thù chúng ta muốn có được những chiếc cầu nối hòa giải và đoàn kết; thay vì những gì tách ly, chúng ta muốn thấy những gì lôi kéo dân chúng lại với nhau...."

    4- Chuyến tông du đến Madagascar và Mauritius ở Phi Châu (nhưng ĐTC cũng không quên  nhắc đến các nước khác ở cùng châu lục là Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria, the Horn of Africa, Cameroon, the Democratic Republic of the Congo, Sudan, Central African, South Sudan Republic - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

    - "Nới rộng tầm mắt tới các phần khác của châu lục này, thật là đớn đau khi chứng kiến thấy, đặc biệt ở Burkina Faso, Mali, Niger và Nigeria, vẫn tiếp tục những đợt bạo lực tấn công thành phần vô tội, bao gồm cả nhiều Kitô hữu bị bách hại và sát hại vì trung thành với Phúc Âm. Tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy nâng đỡ những nỗ lực được các xứ sở này thực hiện trong việc loại trừ nạn khủng bố đang càng ngày càng gây ra máu đổ ở tất cả các phần đất của Phi Châu, cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Trước những biến cố này, chúng ta cần phái áp dụng những phương thức cụ thể để chẳng những gia tăng tình trạng an toàn, mà còn giảm thiểu tình trạng nghèo khổ, cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe, ủng hộ việc trợ giúp phát triển và nhân đạo, và cổ võ việc quản trị tốt đẹp cùng với các quyền lợi về dân sự. Đó là những rường cột của việc phát triển xã hội đích thực".

    - "Cũng thế, cần phải phấn khích các sáng kiến trong việc duy trì tình huynh đệ giữa tất cả các nhóm văn hóa, sắc tộc và tôn giáo, đặc biệt là ở the Horn of Africa, Cameroon và the Democratic Republic of the Congo, nơi mà bạo động vẫn tiếp tục, nhất là ở phía đông của đất nước này. Các tình trạng xung khắc và các cuộc khủng hoảng nhân đạo, được nhân lên bởi tình trạng thay đổi khí hậu, đang làm gia tăng thêm số người di tản và ảnh hưởng tới những con người đang sống trong tình trạng bần cùng khốn khổ. Nhiều quốc gia đang trải qua những trường hợp này bị thiếu mất những cơ cấu thích đáng để đáp ứng nhu cầu của thành phần di tản. Về vấn đề này, tôi muốn nói lên rằng, đáng buồn thay, chưa có một đáp ứng nhất trí nào của quốc tế trong việc giúp giải quyết hiện tượng di tản trong nước. Điều này xẩy ra là vì phần lớn thiếu một định nghĩa chung có tính cách quốc tế, vì hiện tượng này chỉ xẩy ra bên trong biên giới của quốc gia mà thôi. Hậu quả đó là những người di tản trong nước của mình không luôn nhận được sự bảo vệ xứng đáng, và lệ thuộc vào các chính sách cùng các khả năng đáp ứng của các quốc gia họ thuộc về"...

    5- Chuyến tông du đến Thái Lan và Nhật Bản ở Á Châu (ngài nhấn mạnh đến hiện tượng nguyên tử liên quan cách riêng đến Nhật Bản cùng toàn thể thế giới hiện nay, nhưng ngài vẫn không quên Úc Đại Lợi / Australia là châu lục duy nhất ngài chưa tông du đến, bao gồm cả năm 2019 - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC Phanxicô)

    "Khi lắng nghe những chứng từ của một số Hibakusha, thành phần sống sót từ cuộc dội bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, tôi thấy rõ là hòa bình thực sự không thể nào được xây dựng trên sự đe dọa về một sự hủy hoại hoàn toàn khả hữu của các thứ khí giới nguyên tử... Những thứ khí giới này chẳng những nuôi dưỡng một bầu khí sợ hãi, ngờ vực và hận thù, chúng còn hủy hoại cả niềm hy vọng nữa. Việc sử dụng chúng là những gì vô luân, "một tội ác chẳng những phạm đến phẩm vị của nhân loại mà còn phạm đến tương lai khả dĩ cho ngôi nhà chung của chúng ta nữa" (Address at the Meeting for PeaceHiroshima, 24 November 2019).

    "'Một thế giới 'phi vũ khí nguyên tử' là điểu khả dĩ và cần thiết' (Address on Nuclear Weapons, Nagasaki, 24 November 2019). Đã đến lúc các vị lãnh đạo chính trị cần phải nhận thức rằng một thế giới an toàn hơn không do bởi việc sở hữu ngăn chặn bằng các phương tiện mảnh lực gây hủy diệt hàng loạt, mà bằng những nỗ lực nhẫn nại của những con người nam nữ thiện tâm cụ thể dấn thân, theo lãnh vực của mình, trong việc xây dựng một thế giới bình an, đoàn kết và tương kính.

    - "Năm 2020 là năm cống hiến một cơ hội về khía cạnh này, vì Hội Nghị Lần Thứ X Tái Kiểm về Hiệp Định Bất Leo Thang Các Thứ Vũ Khí Nguyên Tử sẽ được tổ chức ở New York từ ngày 27/4 đến 22/5..."

    - "Khi tôi ôn lại những nơi tôi đã viếng thăm trong năm qua, tôi cũng đặc biệt nghĩ đến một xứ sở tôi chưa thăm viếng là Úc Đại Lợiđang bị đại nạn trong các tháng vừa qua bởi những đám cháy liên tục đã ảnh hưởng đến các vùng khác của cả Úc Châu / Đại Dương Châu / Oceania nữa. Tôi xin nhân dân Úc Đại Lợi tin rằng, nhất là các nạn nhân và những ai ở trong các vùng bị lửa cháy tàn phá, tôi ở với họ và cầu nguyện cho họ".

    Kết luận:

    Năm nay, công đồng thế giới mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Sau các thảm họa trải qua gây ra bởi 2 thế chiến, vào ngày 26/4/1945, 46 quốc gia đã ký Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và thiết lập một hình thức mới của việc hợp tác đa phương. Bốn mục đích của Tổ Chức này, ở Khoản 1 của Bản Hiến Chương ấy, là những gì vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Chúng ta có thể nói rằng các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong 75 năm qua phần lớn được thành tựu, đặc biệt là việc ngăn ngừa một thế chiến khác. Những nguyên tắc nền tảng của Tổ Chức này - ước mong hòa bình, theo đuổi công lý, tôn trọng phẩm giá con người, hợp tác và trợ giúp nhân đạo - cho thấy những nguyện vọng chính đáng của tinh thần con người, và tạo nên những lý tưởng cần phải trở thành nền tảng của các mối liên hệ quốc tế.

    Trong năm kỷ niệm này, chúng ta muốn tái khẳng định quyết tâm của toàn thể gia đình nhân loại, trong việc hoạt động cho công ích như là một tiêu chuẩn cho tác hành luân lý, và như là một đích nhắm tác động mỗi một xứ sở trong vấn đề hợp tác để bảo đảm việc hiện hữu và sự an ninh thái bình của tất cả những người khác, bằng một tinh thần xứng đáng ngang nhau và tình đoàn kết tốt đẹp, cũng như trong một hệ thống pháp lý dựa trên công lý và trong việc theo đuổi những thỏa hiệp chính đáng (Cf. JOHN XXIII, Encyclical Letter Pacem in Terris, 11 April 1963, 98 [ed. Carlen].)

    Điều này sẽ càng hiệu năng hơn cho đến độ các nỗ lực được thực hiện để thắng vượt các thứ tiếp cận gián tiếp, được sử dụng nơi ngôn từ cũng như nợi tác hành của các cơ cấu quốc tế, một thứ tiếp cận tìm cách liên kết các quyền lợi căn bản với những trường hợp liên hệ. Việc tiếp cận như vậy quên đi rằng các quyền lợi này tự chúng bắt nguồn từ chính bản tính của con người. Bất cứ khi nào thuật ngữ của các tổ chức quốc tế đánh mất đi cái mấu chốt khách quan rõ ràng ấy, thì người ta liều mình tiến đến chỗ dung dưỡng những gì là ly gián hơn là tái tiếp cận giữa các phần tử của cộng đồng quốc tế, kèm theo hậu quả khủng hoảng của hệ thống đa phương, một hệ thống mà tất cả chúng ta hiện nay đều tiếc thương nhìn thấy một cách hiển nhiên trước mắt. Vì thế mà thật sự là lại cần phải tiến đến chỗ canh tân lại toàn diện hệ thống đa phương này, bắt đầu với guồng máy Liên Hiệp Quốc, một guồng máy làm cho nó trở nên hiệu năng hơn, ở bối cảnh địa chính trị hiện nay.

     

     
     
    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2020/january/documents/papa-francesco_20200109_corpo-diplomatico.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - TÔNG ĐỒ PHAOLO

  •  
    Tinh Cao - Jan 8 at 1:03 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Bài 19

     

    Tông Đồ Phaolô - Thừa Sai Biển Cả

     

    Pope Francis at the General Audience

     

    Phúc Âm tiếp tục cuộc hành trình của mình

    chẳng những bằng đường bộ mà còn bằng đường biển nữa,

    trên một chiếc tầu chở người tù Phaolô từ Caesarea đến Roma

     

    Pope Francis blesses a woman at a general audience in Paul VI Hall Dec. 5, 2018. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Dự án đưa Thánh Phaolô đến Roma đã cứu chẳng những vị Tông Đồ này

    mà còn cả phái đoàn hành trình của ngài nữa,

    và sự kiện đắm tầu,

    từ tình trạng thảm họa được biến thành một cơ hội quan phòng để loan báo Phúc Âm.

     

     

    Thánh Phaolô dạy chúng ta sống những thử thách bằng việc gắn bó với Chúa Kitô,

    dạy chúng ta "thâm tín rằng Thiên Chúa có thể tác hành trong bất cứ hoàn cảnh nào,

    thậm chí giữa những thất bại hiển nhiên", và

    "tin rằng những ai vì yêu mà dâng mình và hiến mình cho Thiên Chúa 

    chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái"

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Ở phần cuối kết, Sách Tông Vụ trình thuật rằng Phúc Âm tiếp tục cuộc hành trình của mình chẳng những bằng đường bộ mà còn bằng đường biển nữa, trên một chiếc tầu chở người tù Phaolô từ Caesarea đến Roma (Cf. Acts 27:1-28, 16), trung tâm của Đế quốc này, nhờ đó lời của Đấng Phục Sinh được hiện thực: "Các con sẽ là chứng nhân của Ta [...] cho đến tận cùng trái đất" (Acts 1:8). Hãy đọc Sách Tông Vụ, anh chị em sẽ thấy Phúc Âm, nhờ sức mạnh của Thánh Linh, vươn tới tất cả mọi dân nước ra sao, để trở thành những gì là toàn cầu phổ quát. Hãy cầm lấy cuốn sách ấy. Hãy đọc cuốn sách này.

    Ngay từ đầu chuyến hải hành này đã gặp phải những tình trạng không xuôi may. Cuộc hành trình đã trở nên nguy hiểm, và họ buộc phải cập bến cảng ở Mira, sang một chiếc tầu khác và di chuyển dọc theo mạn nam của Đảo Crete. Thánh Phaolô đã khuyên đừng tiếp tục cuộc hải hành nữa, nhưng viên đại đội trưởng không chịu nghe ngài và tin vào viên lái tầu và chủ tầu. Cuộc hành trình được tiếp tục thế nhưng một trận bão gió nổi lên đến độ nhóm lái tầu mất kiểm soát, khiến con tầu bị lênh đênh trôi dạt.

    Bấy giờ, khi cái chết đã gần kề và tất cả đều cảm thấy thất vọng thì Thánh Phaolô đã ra tay can thiệp. Ngài là một con người của đức tin, và biết rằng "cái nguy hiểm của chết chóc" (2 Corinthians 11:23) không thể tách ngài ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô (Cf. Romans 8:35), cũng như khỏi công cuộc ngài đã lãnh nhận. Bởi thế, ngài đã trấn an phái đoàn của ngài rằng: "Chính đêm hôm nay có một thiên thần của Thiên Chúa là Đấng tôi thuộc về và cũng là Đấng tôi tôn thờ, hiện ra với tôi mà nói rằng: 'Phaolô, đừng sợ; ngươi phải đứng trước Ceasar; và này, Thiên Chúa đã ban cho ngươi tất cả những ai cùng hải hành với ngươi'" (Acts 27:23-24). Ngay cả trong thử thách, Thánh Phaolô cũng không thôi là bảo quản viên cho sự sống của những người khác và là tác động viên cho niềm hy vọng của họ.

    Vậy Thánh Luca cho chúng ta thấy rằng dự án đưa Thánh Phaolô đến Roma đã cứu chẳng những vị Tông Đồ này mà còn cả phái đoàn hành trình của ngài nữa, và sự kiện đắm tầu, từ tình trạng thảm họa được biến thành một cơ hội quan phòng để loan báo Phúc Âm. Vụ đắm tầu được tiếp nối bằng việc đổ bộ lên Đảo Malta, nơi cư dân đã tỏ ra ân cần tiếp đón phái đoàn gặp nạn. Dân ở Malta này tốt lành, họ hiền lành, họ đã tỏ ra biết đón nhận từ lúc ấy. Vì trời mưa và lạnh, họ đã đốt lửa lên cho phái đoàn bị đắm tầu được ấm áp và dễ chịu. Cả ở nơi đây nữa, là người môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Thánh Phaolô cũng giúp cho lửa cháy bằng những cành cây. Trong khi làm như thế thì ngài bị một con rắn độc cắn nhưng vẫn an toàn không sao. Khi thấy ngài bị rắn cắn dân chúng nói rằng: "Người này đúng là một tên sát nhân. Cho dù có thoát được biển cả cuối cùng rồi cũng bị rắn cắn!" Họ đã chờ cho đến lúc ngài lăn ra chết, nhưng ngài lại không hề hấn chi, thậm chí ngài còn được thay đổi nữa - từ một tay sát nhân trở thành một vị thần linh. Thật vậy, ơn phúc ấy đã xuất phát từ Vị Chúa Phục Sinh, Đấng hỗ trợ ngài, theo lời hứa trước khi về Trời, được ngỏ cùng thành phần tin tưởng: "Họ sẽ cầm rắn rết trong tay, và họ có uống phải bất cứ chất độc nào cũng không bị hại; họ sẽ đặt tay trên bệnh nhân và bệnh nhân sẽ được chữa lành" (Marco 16:18). Lịch sử cho thấy rằng từ bấy giờ không còn một con rắn nào ở Malta nữa: Đó là phúc lành của Thiên Chúa đối với việc tiếp đón của những con người rất tốt lành này.

    Thật vậy, thời gian lưu lại ở Malta, đối với Thánh Phaolô, đã trở thành một cơ hội thuận lợi để cống hiến tính chất "tươi mới" cho lời ngài đang rao giảng, và vì vậy ngài thực hiện một thừa tác vụ cảm thương trong việc chữa lành bệnh nhân. Đó là luật của Phúc Âm, ở chỗ, khi người tín hữu cảm nghiệm được ơn cứu độ, thì họ không giữ lấy cho mình mà là truyền đạt. "Sự thiện bao giờ cũng có khuynh hướng thông đạt nó ra. Hết mọi cảm nghiệm về sự thật và sự mỹ đều tìm cách vươn mình ra, và tất cả những ai cảm nghiệm thấy mình được sâu xa giải phóng đều có được một cảm tính nhậy bén hơn đối với nhu cầu của người khác" (Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 9). Người Kitô hữu nào "bị thử thách" chắc chắn có thể thông cảm hơn với những ai khổ đau, vì họ biết đau khổ ra sao, và tấm lòng rộng mở của họ nhậy cảm tỏ ra nhậy cảm với tình đoàn kết cùng những người khác. Thánh Phaolô dạy chúng ta sống những thử thách bằng việc gắn bó với Chúa Kitô, dạy chúng ta "thâm tín rằng Thiên Chúa có thể tác hành trong bất cứ hoàn cảnh nào, thậm chí giữa những thất bại hiển nhiên", và "tin rằng những ai vì yêu mà dâng mình và hiến mình cho Thiên Chúa chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái" (cùng nguồn, 279). Tình yêu bao giờ cũng sinh hoa kết trái, tình yêu của Thiên Chúa luôn sinh ra hoa trái, và nếu anh chị em để cho Chúa chiếm đoạt và anh chị em nhận lãnh các tặng ân của Chúa, thì anh chị em có thể cống hiến các tặng ân ấy cho người khác. Tình yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng là những gì vượt biên.

    Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta sống hết mọi thử thách được chịu đựng bằng năng lực của đức tin; và biết nhậy cảm với nhiều con người bị đắm tầu trong giòng lịch sử, kiệt sức đổ bộ lên bờ duyên hải của chúng ta, vì chúng ta cũng có thể tiếp nhận họ bằng một tình yêu thương huynh đệ, xuất phát từ cuôc gặp gỡ Chúa Giêsu. Đó là những gì cứu vớt cho khỏi tảng băng lạnh lùng lãnh đạm và bất nhân phi nghĩa. 

    https://zenit.org/articles/pope-continues-journey-through-acts-of-apostles-general-audience-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH

 

  •  
    Tinh Cao
    Dec 25 at 3:44 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp Giáng Sinh 2019

     

    "Dân bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" (Isaia 9:1)

      

    2019.12.25 Benedizione Urbi et Orbi

     

    Từ lòng của Mẹ Hội Thánh, đêm hôm nay Người Con nhập thể của Thiên Chúa được hạ sinh một lần nữa... 

    Bằng lòng thương xót cao cả Chúa Cha đã ban tặng Người cho chúng ta.

    Ngài tặng ban Người cho hết tất cả mọi người. Ngài đã vĩnh viễn ban tặng Người.

    Người Con này đã được sinh ra, như một ánh sáng lung linh trong giá lạnh và tăm tối của đêm hôm.

     

     

    "Dân bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" (Is 9:1).

    Tối tăm ở trong cõi lòng con người,

    thế nhưng ánh sáng của Chúa Kitô còn mãnh liệt hơn thế nữa.

    Tối tăm ở nơi những mối liên hệ tư riêng, gia đình và xã hội,

    thế nhưng ánh sáng của Chúa Kitô còn vĩ đại hơn thế nữa.

    Tối tăm ở nơi những xung khắc về kinh tế, địa dư và môi trường,

    thế nhưng ánh sáng của Chúa Kitô còn cao cả hơn thế nữa.

     

    Pope Francis gives the Urbi et Orbi blessing from the center loggia of St. Peter’s Basilica Dec. 25, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Qua bàn tay mềm yếu của chúng ta,

    xin Người khoác mặc cho những ai trần trụi, trao bánh cho kẻ đói ăn và chữa lành người bệnh hoạn.

    Qua tình bằng hữu của chúng ta,

    Người được tới gần với người già cả và neo đơn,

    tới với những người di dân và thành phần sống ở bên lề xã hội.

    Trong Ngày Giáng Sinh hân hoan này,

    xin Người mang niềm êm ái dịu dàng của Người đến cho tất cả mọi người

    và làm bừng sáng bóng tối của thế giới này.

     

    Chúc mừng Giáng Sinh anh chị em thân mến!

    Từ lòng của Mẹ Hội Thánh, đêm hôm nay Người Con nhập thể của Thiên Chúa được hạ sinh một lần nữa. Tên của Người là Giêsu, nghĩa là "Thiên Chúa cứu độ". Ngôi Cha, Tình Yêu hằng hữu và vô cùng bất tận, đã sai Người xuống thế gian không phải để luận phạt thế gian mà là cứu độ thế gian (xem Gioan 3:17). Bằng lòng thương xót cao cả Chúa Cha đã ban tặng Người cho chúng ta. Ngài tặng ban Người cho hết tất cả mọi người. Ngài đã vĩnh viễn ban tặng Người. Người Con này đã được sinh ra, như một ánh sáng lung linh trong giá lạnh và tăm tối của đêm hôm.

    Con Trẻ ấy, được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, là Lời Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể. Ngôi Lời, Đấng đã dẫn dắt cõi lòng của Abraham và những bước chân của ông tới mảnh đất hứa, và là Đấng tiếp tục lôi kéo tất cả những ai tin tưởng vào các lời hứa của Thiên Chúa. Ngôi Lời này đã dẫn đưa dân Do Thái trong cuộc hành trình từ cảnh làm nô lệ đến cuộc sống tự do, và là Đấng tiếp tục kêu gọi thành phần bị làm tôi ở hết mọi thời đại, bao gồm cả thời đại của chúng ta nữa, ra khỏi ngục tù của họ. Người là Ngôi Lời sáng ngời hơn cả mặt trời, đã hóa thân nhập thể nơi một nam nhi tí hon của con người, đó là Giêsu ánh sáng thế gian.

    Đó là lý do tại sao vị tiên tri này đã kêu lên: "Dân bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" (Is 9:1). Tối tăm ở trong cõi lòng con người, thế nhưng ánh sáng của Chúa Kitô còn mãnh liệt hơn thế nữa. Tối tăm ở nơi những mối liên hệ tư riêng, gia đình và xã hội, thế nhưng ánh sáng của Chúa Kitô còn vĩ đại hơn thế nữa. Tối tăm ở nơi những xung khắc về kinh tế, địa dư và môi trường, thế nhưng ánh sáng của Chúa Kitô còn cao cả hơn thế nữa.

    Chớ gì Chúa Kitô mang ánh sáng của Người đến cho nhiều trẻ em đang chịu khốn khổ vì chiến tranh và các cuộc xung đột ở Trung Đông cũng như ở các xứ sở khác nhau trên thế giới. Chớ gì Người giúp cho nhân dân Syria được dễ chịu, những con người vẫn đang chứng kiến thấy những hận thù vô tận từng xâu xé xứ sở của họ hơn thập niên qua. Hôm nay xin Người đánh động lương tâm của những con người nam nữ thiện tâm. Xin Người đánh động các chính quyền và cộng đồng quốc tế tìm thấy các giải pháp giúp cho các dân tộc ở miền ấy cùng nhau chung sống trong hòa bình và an ninh, cùng chấm dứt những khổ đau khôn tả của họ. Xin Người nâng đỡ nhân dân Lebanon và giúp họ thắng vượt cuộc khủng hoảng hiện tại, và tái khám phá ra ơn gọi của họ đó là trở thành một sứ điệp tự do và hòa hợp chung sống cho tất cả mọi người.

    Xin Chúa Giêsu mang ánh sáng đến cho Thánh Địa, nơi Người được hạ sinh như Đấng Cứu Thế của nhân loại, và là nơi rất nhiều người - tranh đấu không chán nản - vẫn đang đợi chờ thời điểm an bình, an ninh và thịnh vượng. Xin Người mang niềm an ủi đến cho Iraq đang ở giữa những căng thẳng về xã hội hiện nay, cũng như cho Yemen đang đau khổ gây ra bởi một cuộc khủng hoảng về nhân đạo.

    Xin Hài Nhi tí hon Bêlem mang hy vọng đến cho toàn đại lục Mỹ Châu, nơi đang có một số quốc gia trải qua một thời điểm biến động về xã hội và chính trị. Chớ gì Người phấn khích nhân dân Venezuela yêu dấu, đã bị thử thách lâu dài bởi những căng thẳng về chính trị và xã hội, và bảo đảm là họ nhận được trợ giúp cần thiết. Xin Người chúc lành cho các nỗ lực của những ai không loại trừ một nỗ lực nào để cổ võ công lý và hòa giải cùng thắng vượt các cuộc khủng hoảng khác nhau cũng như các hình thức nghèo khổ đang phạm tới phẩm giá của từng người.

    Xin Đấng Cứu Chuộc của thế giới mang ánh sáng đến cho Ukraine, một đất nước mong có được những giải pháp cụ thể cho một nền hòa bình bền vững.

    Xin Vị Chúa mới sinh mang ánh sáng tới nhân dân Phi Châu, nơi mà các tình hình về xã hội và chính trị dai dẳng thường buộc các cá nhân phải di tản, khiến họ hụt hẫng mất nhà cửa và gia đình. Xin Người mang hòa bình đến cho những ai sống ở phía đông của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, nơi bị xâu xé bởi các cuộc xung đột liên tục. Xin Người mang niềm an ủi đến cho tất cả những ai đang chịu khổ bởi bạo lực, bởi thiên tai hay bởi những bùng phát của bệnh nạn. Xin Người làm dịu bớt cho những ai đang bị bách hại vì niềm tin tôn giáo của họ, nhất là các vị thừa sai cùng các phần tử tín hữu đã bị bắt cóc, và cho các nạn nhân bị tấn công bởi những nhóm cực đoan quá khích, đặc biệt ở Burkina Faso, Mali, Niger và Nigeria.

    Xin Con Thiên Chúa, từ trời hạ giáng xuống trần gian này, bảo vệ và nâng đỡ tất cả những ai, vì những bất công này hay bất công khác, buộc phải di tản với niềm hy vọng tìm được một cuộc sống an toàn. Chính bất công buộc họ phải băng qua những vùng sa mạc và biển khơi là những nơi trở thành các nghĩa trang. Chính bất công bắt họ phải nắm chắc cho mình những hình thức lạm dụng khôn tả, phải làm nô lệ đủ mọi thứ và bị hành hạ ở những trại giam bất nhân. Chính bất công xua họ ra khỏi những nơi chốn họ hy vọng có được một đời sống xứng đáng, nhưng trái lại họ chỉ chạm phải những bức tường lạnh lùng lãnh đạm.

    Xin Emmanuel mang ánh sáng đến cho các phần tử đớn đau của gia đình nhân loại chúng ta. Xin Người làm mềm mại hóa những tâm can chai đá và vị kỷ, và làm cho họ thành những thông đạo của tình Người yêu thương. Xin Người mang nụ cười của Người, qua gương mặt hèn mọn của chúng ta, đến cho tất cả những trẻ em trên thế giới này: cho những trẻ em bị bỏ rơi và những trẻ em đang chịu đựng bạo lực. Qua bàn tay mềm yếu của chúng ta, xin Người khoác mặc cho những ai trần trụi, trao bánh cho kẻ đói ăn và chữa lành người bệnh hoạn. Qua tình bằng hữu của chúng ta, Người được tới gần với người già cả và neo đơn, tới với những người di dân và thành phần sống ở bên lề xã hội. Trong Ngày Giáng Sinh hân hoan này, xin Người mang niềm êm ái dịu dàng của Người đến cho tất cả mọi người và làm bừng sáng bóng tối của thế giới này.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/urbi/documents/papa-francesco_20191225_urbi-et-orbi-natale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - LỄ HIỂN LINH

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 4 at 5:05 AM
     
     

    Lễ Hiển Linh Ngày 6/1 hay Chúa Nhật trước ngày 6/1

     

    Chúa Nhật 5/1/2020

     

    ĐỌC VÀ LẮNG NGHE Lời Chúa :

    1. TÔI BIẾT CHÚA MÀ CHƯA ĐI TÌM CHÚA

    2. BA VUA QUYẾT ĐI TÌM GẶP CHÚA

    3. TÔI BIẾT CHÚA CẦN ĐI GẶP CHÚA NGAY

    4. BẠN VÀ TÔI CẦN BƯỚC RA KHỎI CÁI TÔI ĐỂ GẶP ANH EM

     

     

    Bài Ðọc I: Is 60, 1-6

    "Vinh quang Chúa xuất hiện trên ngươi".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi.

    Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.

    Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông.

    Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa.

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13

    Ðáp: Lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa (x. c. 11b).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.

    2) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.

    3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ. - Ðáp.

    4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp. 

    Bài Ðọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6

    "Bây giờ được tỏ ra rằng các dân ngoại được đồng thừa tự lời hứa".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

    Anh em thân mến, (chắc) anh em đã nghe biết rằng: Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô.

    Ðó là lời Chúa. 

    Alleluia: Mt 2, 2

    Alleluia, alleluia! - Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đã đến để triều bái Người. - Alleluia. 

    Phúc Âm: Mt 2, 1-12

    "Chúng tôi từ phương Ðông đến thờ lạy Ðức Vua".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta".

    Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.

    Ðó là lời Chúa. 

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    Emmanuel Đông Phương 

     

      

    Hôm nay, Chúa Nhật sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, tức sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, ở Hoa Kỳ cũng như ở hầu như các giáo phận trên thế giới, vì lý do mục vụ cho nhiều giáo dân có thể tham dự, đều mừng Lễ Hiển Linh, tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh, vào Chúa Nhật này.

     

    Thật vậy, Lễ Hiển Linh là tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh là vì nếu "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Giona 1:14) như một Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đúng như đã được tiên báo trong lịch sử cứu độ của họ, và vì thế Người cũng là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, như đã được Thiên Chúa hứa ban ngay sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15), thì sự kiện ba chiêm vương gia đông phương theo ngôi sao lạ tìm đến với Người sau khi Người giáng sinh đã bắt đầu hiện thực dự án cứu độ của Thiên Chúa. 

     

    Đó là một mầu nhiệm không phải ai trong dân Do Thái cũng có thể biết vào thời ấy, một dân tộc vốn coi thường dân ngoại, cho dân ngoại là những loại người tội lỗi xấu xa nhơ nhớp bởi họ tôn thờ những tà thần và ngẫu tượng nhân tạo giả trá, chứ không phải là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất như dân Do Thái, cho dù Thánh Kinh và lịch sử cứu độ của dân Do Thái liên lỉ ám chỉ đến mầu nhiệm cứu độ phổ quát như vậy. Bởi thế, trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, trong Thư gửi Giáo đoàn Epheso mới dám nói mà không sợ kiêu ngạo rằng: 

     

    "Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần".

     

    Phải, mầu nhiệm ấy là gì, mầu nhiệm được Thánh Thần chẳng những tỏ cho riêng vị tông đồ dân ngoại này mà còn tỏ cho các vị tông đồ của Tân Ước và các vị tiên tri trong Cựu Ước nữa, thành phần được sai đi rao giảng tin mừng cứu độ, nếu không phải, như đã cảm nhận và cũng đã được Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô xác định trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô".

     

    Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Ngôn Sứ Isaia cũng đã nói tiên tri về ơn gọi và vai trò được tuyển chọn của dân Do Thái theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, một dự án cứu độ mà nhờ họ và qua họ Thiên Chúa muốn tỏ mình ra và ban ơn cứu độ cho chung nhân loại:

     

    "Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi".

     

    Chưa hết, cũng trong Bài Đọc 1 hôm nay, vị ngôn sứ này còn nói rõ hơn nữa về mầu nhiệm cứu độ phổ quát này, như thể ám chỉ đến chính sự kiện ba chiêm vương gia đại diện cho dân ngoại tìm đến bái thờ Hài Nhi Giêsu, qua các hình ảnh ám chỉ như sau:

     

    "Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông. Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa".

     

    Trước mầu nhiệm cứu độ phổ quát tuyệt vời ấy, Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay cũng không thể nào không hân hoan vang tiếng chúc tụng ngợi khen rằng: "Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người".

     

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu hôm nay là bài phúc âm duy nhất trong cả 4 phúc âm về biến cố ba chiêm vương gia đông phương tìm "đến để triều bái Người". Thế nhưng, việc tìm kiếm của ba vị chiêm vương gia được bắt đầu từ kiến thức tự nhiên thông thạo của họ về trời đất cùng với lòng khao khát thần linh và tìm chân lý của họ, tự bản chất của những khả năng nhân bản này, tuy tốt lành và cần thiết, vẫn chưa đủ để gặp được Thiên Chúa, nếu không được chính Ngài tỏ mình ra cho, qua Thánh Kinh của người Do Thái. 

     

    Bởi thế, mới xẩy ra sự kiện ngôi sao dẫn đường của họ và cho họ, trước khi dẫn họ đến chính chỗ "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1;14) thì đã biến mất ở ngay giáo đô Do Thái giáo là Thành Thánh Giêrusalem, nơi duy nhất có thể cho họ biết được đích xác đích điểm và đối tượng thần linh mà họ đang tìm kiếmĐó là lý do phần đầu tiên của bài Phúc Âm hôm nay mới có đoạn sau đây

     

    "Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: 'Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người'. Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: 'Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta'".

     

    Thật vậy, sự kiện kiến thức tự nhiên của ba chiêm vương gia này nhận biết các điềm trời đất để tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Đấng Tối Cao của mình chỉ đạt tới một mức độ giới hạn nào đó thôi. Muốn biết một cách đích xác hơn, Thiên Chúa là ai và ở đâu, như thế nào, chính Thiên Chúa cần phải tự tỏ mình ra cho con người, như Ngài đã liên tục tỏ mình ra nơi lịch sử của dân Do Thái, qua các biến cố của họ cũng như qua các vị tiên tri được Ngài sai đến với họ. Nhờ mạc khải thần linh của Thiên Chúa, như là những dấu mốc hay cột mốc chính yếu bất khả thiếu, con người mới có thể gặp được Ngài, như ba chiêm vương gia trong bài Phúc Âm hôm nay, nhờ chỉ dẫn của Thánh Kinh, như Thánh ký Mathêu ghi lại như sau:

     

    "Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: 'Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người'. Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình".

     

    Đúng thế, chỉ sau khi được Thánh Kinh chỉ dẫn, ba chiêm vương gia này mới thấy lại ngôi sao lạ, nhờ đó họ đến được tận nơi mà họ muốn tới, hay đúng hơn nơi mà họ được dẫn tới, vì ở nơi đó là một ngôi "nhà" chứ không phải là một dinh thự, chỉ có "Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người", chứ không phải một đức vua uy nghi lẫm liệt ngự trên ngai vàng cùng với hoàng thái hậu bên cạnh. 

     

    Ở đây không thấy nói tới Thánh Giuse. Chắc có thể bấy giờ, ngay lúc ba chiêm vương gia này bất ngờ tiến vào nhà thì ngài đi đâu vắng hay bận làm gì đó. Nhưng hình ảnh Mẹ Maria bên cạnh Hài Nhi Giêsu trước mặt ba chiêm vương gia này đã chẳng những cho thấy Lễ Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội có lý để mà sắp xếp (vào ngày 1/1) trước Lễ Hiển Linh (6/1), mà còn ám chỉ công cuộc cứu chuộc trần gian, bao gồm cả dân Do Thái lẫn dân ngoại, được thực hiện bởi chính Người Con Thần Linh này cùng với sự đồng công cộng tác bất khả thiếu của Người Mẹ.

     

    Tuy chỉ nhìn thấy "Hài Nhi và Mẹ Người" trong một ngôi "nhà" tầm thường, chẳng có gì là uy nghi cao cả, nguy nga lộng lẫy, hùng hậu triều thần v.v. như ở các cung đình khác trên thế gian này, ba chiêm vương gia vẫn tin tưởng Hài Nhi đó chính là "vua Do Thái mới sinh", Đấng mà họ đã bất chấp ngàn dặm xa xôi vất vả (có thể bất chấp cả những lời nhạo báng chê bai của những ai thân quen biết được ý định lên đường mù mịt mơ hồ của họ) để đến "bái thờ" với tất cả lòng thành kính và tin tưởng của mình: "khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược".

     

    Ba chiêm vương gia đông phương này, so với thành phần mục đồng Do Thái cũng đã đến kính viếng Hài Nhi Giêsu trước đó trong chính Đêm Giáng Sinh, là thành phần thuộc hàng trí thức khôn ngoan và vương giả giầu có, mang theo họ những gì quí báu nhất để có thể xứng đáng bài thờ Hài Vương Giêsu, những món quà khác nhau và quí báu nhất của họ là "vàng, nhũ hương và mộc dược", ám chỉ 3 vai trò của Đấng Thiên Sai Cứu Thế là vương đế (được tiêu biểu nơi "vàng"), tư tế (được tiêu biểu nơi "nhũ hương") và ngôn sứ (được tiêu biểu nơi "mộc dược"). 

     

    Ba món quà quí giá này còn tiêu biểu cho các nền văn hóa đa dạng của dân ngoại, tuy cao quí và tốt đẹp, nhưng vẫn cần phải được qui về Chúa Kitô là Đấng qui tụ lại hết mọi sự (Epheso 1:10) để được thăng hoa và thánh hóa "trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24). Ba món quà này, nếu tiêu biểu cho các nền văn hóa đa diện của các dân ngoại như thế, thì các nền văn hóa tiêu biểu nhất thời bấy giờ bao gồm 3 thứ văn hóa chính yếu khác nhau là: đạo giáo Đông phương (vàng), triết lý Hy Lạp (nhũ hương) và Luật pháp Rôma (mộc dược). 

     

     

    Thánh Thi Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Mai Lễ Hiển Linh 

     

    Hỡi các bạn, người đi tìm Chúa,

    Ngước mắt lên thẳng ngó trời cao,

    Kìa xem điềm lạ ánh sao,

    Hào quang rộng tỏa khắp bầu không trung.

     

    Ngôi sao ấy ngời trong vẻ đẹp,

    Ánh trời hồng nối kết trăng thanh,

    Báo tin hội lớn hình thành,

    Ki-tô Cứu Chúa mặc thân xác người.

     

    Vịnh Ba-tư chân trời ngút mắt,

    Bóng tà huy vừa tắt non đoài,

    Trán cao biển rộng nhíu mày,

    Ba người hiền sĩ tính ngày vua sinh.

     

    Vị vua nào quyền linh cao cả,

    Khiến bầu trời, run sợ oai nghiêm,

    Muôn thiên thể chợt im lìm,

    Thinh không ánh sáng dịu mềm nhường tơ?

     

    Và điềm lạ chúng ta đương thấy,

    Dấu miên trường trải mấy thời gian,

    Trước hỗn mang trước vũ hoàn,

    Cao siêu vô lượng vượt tầm trí khôn.

     

    Ðây Thánh Chúa ngàn muôn dân nước,

    Ðấng Ích-diên những ước cùng mong

    Như lời Thượng Ðế hứa cùng

    Áp-ram với cả giống dòng mai sau.

     

    Quỳ dâng Chúa ngàn câu cảm tạ,

    Ôi Giê-su, Ngài đã hiển linh,

    Thánh Thần, Thánh Phụ uy danh,

    Cùng xin chúc tụng hiển vinh muôn đời.


    Lời nguyện các Giờ Kinh Phụng Vụ Lễ Hiển Linh

     

    Lạy Chúa, hôm nay Chúa đã khiến ngôi sao chỉ đường mà mặc khải cho muôn dân nhận biết Con Một Chúa. Phần chúng con đã nhận biết Chúa nhờ đức tin dẫn lối đưa đường, xin dủ lòng thương đưa chúng con về chiêm ngưỡng Thánh Nhan vinh hiển. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

      GS-LeHienLinh.mp3 

    ---------------------------------------------------

     

     

     

     

     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ GIÁNG SINH

 

  •  
    Tinh Cao  - Dec 23 at 8:27 AM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ

     

    Lời Huấn Chúc Giáng Sinh Giáo Triều Roma

     

    Thứ Bảy 21/12/2019 ở Sảnh Đường Clementine

     

     

    "Và Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14)

     

     

     

    cần phải lên đường để tồn tại, cần phải thay đổi để trung thành...

    những gì chúng ta đang trải qua không phải chỉ là một kỷ nguyên của đổi thay mà là một thay đổi kỷ nguyên....

    Chúng ta thường tiến đến việc thay đổi như thể nó là vấn đề chỉ như việc mặc quần áo mới, nhưng chúng ta vẫn còn nguyên như trước đó...

    "nếu chúng ta muốn mọi sự vẫn cứ giống như thế thì hết mọi sự cần phải đổi thay"

     

    Pope Francis addresses members of the Roman Curia during the annual exchange of Christmas greetings

     

    Thế giới Kitô giáo không còn nữa - Christendom no longer exists!

    Ngày nay chúng ta không còn là những kẻ duy nhất tạo nên văn hóa nữa, và cũng chẳng còn là thành phần tiên phong hay những người được lắng nghe nhất nữa....

    Chúng ta không còn sống trong một thế giới Kitô giáo nữa, vì đức tin - đặc biệt là ở Âu Châu, nhưng cũng ở cả một phần lớn ở Tây phương - không còn là một giả định của đời sống xã hội nữa;

    thật vậy, đức tin thường bị loại trừ, chế nhạo, gạt bỏ và chê cười.

     

    Pope Francis gives his annual Christmas greeting to the Roman Curia Dec. 21, 2019. Credit: Daniel Ibanez/Vatican Pool.

     

    Giáo Triều Roma không phải là một cơ cấu tách biệt khỏi thực tại, cho dù cái nguy cơ này bao giờ cũng có đó.

    Trái lại, Giáo Triều Roma cần phải được nghĩ đến và cảm nghiệm theo khung cảnh của cuộc hành trình với con người nam nữ ngày nay và trước bối cảnh của chiều hướng thay đổi kỷ nguyên này.

    Giáo Triều Roma không phải là một dinh thự hay một tủ áo đầy những thứ y phục để thay mặc.

    Giáo Triều Roma là một cơ cấu sống động, và càng phải là như thế đến độ Giáo Triều Roma sống Phúc Âm một cách toàn vẹn.

     

     

    Anh chị em thân mến,

    ....

    Đối với Neumann thì thay đổi là hoán cải, nói cách khác, là biến đổi nội tâm [7]. Đời sống Kitô hữu là một cuộc hành trình, một cuộc hành hương. Lịch sử Thánh Kinh là một cuộc hành trình, liên tục được đánh dấu bằng những khởi điểm mới. Tổ Phụ Abraham cũng thế. Cả những người Galiêa cũng vậy, thành phần 2 ngàn năm trước đã bắt đầu theo Chúa Giêsu: "Khi họ đưa thuyền vào bờ, họ đã bỏ mọi sự mà theo Người" (Luca 5:11). Từ lúc ấy trở đi, lịch sử của dân Chúa - lịch sử của Giáo Hội - luôn được đánh dấu bằng những khởi điểm mới, những chuyển dịch và những đổi thay. Cuộc hành trình này, dĩ nhiên, không phải chỉ về lãnh vực địa dư, mà trên hết mang ý nghĩa biểu hiệu, ở chỗ, nó là một lời hiệu triệu hãy khám phá ra hướng động của tâm can, một hướng động có tính cách mâu thuẫn đó là tác động cần phải lên đường để tồn tại, cần phải thay đổi để trung thành [8].

    Tất cả những điều này đặc biệt quan trọng đối với thời đại của chúng ta, vì những gì chúng ta đang trải qua không phải chỉ là một kỷ nguyên của đổi thay mà là một thay đổi kỷ nguyênChúng ta đang sống vào thời điểm mà thay đổi không còn tính cách dọc theo hàng thẳng nữa mà là tính cách kỷ nguyên. Nó bao gồm những chiều kích nhanh chóng biển đổi các cách thức sống động của chúng ta, những cách thức liên hệ với nhau, những cách thức truyền đạt và suy nghĩ, những cách thức ra sao nơi mối liên hệ của các thế hệ, cũng như cách thức chúng ta hiểu biết và cảm nghiệm đức tin và khoa học ra sao. Chúng ta thường tiến đến việc thay đổi như thể nó là vấn đề chỉ như việc mặc quần áo mới, nhưng chúng ta vẫn còn nguyên như trước đó. Tôi nghĩ đến một lời phát biểu khó hiểu ở trong một cuốn tiểu thuyết của Ý nổi tiếng đó là "nếu chúng ta muốn mọi sự vẫn cứ giống như thế thì hết mọi sự cần phải đổi thay" (The Leopard by Giuseppe Tomasi di Lampedusa).

    Phương thức lành mạnh hơn đó là hãy đối diện với những vấn đề của thời đại và tiến đến với chúng bằng các nhân đức nhận thức, parrhesía and hypomoné. Theo chiều hướng này thì vấn đề thay đổi có một khía cạnh rất khác biệt, đó là từ một cái gì đó bên lề, ngẫu nhiên hay thuần bề ngoài, trở nên một cái gì đó nhân bản hơn và Kitô giáo hơn. Vấn đề thay đổi vẫn đang xẩy ra, thế nhưng được bắt đầu ở nơi con người ta là tâm điểm của nó: một việc hoán cải có tính cách nhân loại học [9]

    Chúng ta cần khởi động những tiến trình chứ không phải chỉ chiếm cứ lấy các nơi chốn: Thiên Chúa tỏ mình ra nơi mạc khải có tính cách lịch sử, trong giòng lịch sử. Thời gian là những gì khởi động các tiến trình còn nơi chốn lại làm cho các tiến trình này kết đặc lại. Thiên Chúa ở trong lịch sử, ở trong tiến trình. Chúng ta không được tập trung vào việc chiếm lấy các nơi chốn liên quan đến việc thực thi quyền lực, mà là vào việc bắt đầu các tiến trình lịch sử dài hạn. Chúng ta cần phải khởi động các tiến trình hơn là chiếm cứ các nơi chốn. Thiên Chúa đang tỏ mình ra trong thời gian và đang hiện diện trong các tiến trình của lịch sử. Tiến trình này đặt ưu tiên cho những hoạt động phát sinh ra những gì là năng động mới về lịch sử. Nó đòi phải nhẫn nại, đợi chờ [10]. Theo đó, chúng ta được thôi thúc lưu ý tới những dấu chỉ thời đại bằng con mắt đức tin, nhờ đó hướng đi của việc thay đổi này cần phải "gợi lên những vấn đề cũ mới mà chúng ta cần phải đối diện" [11].

    Trong việc bàn luận về một sự đổi thay chính yếu được đặt nền tảng trên lòng trung thành với kho tàng đức tin và Truyền Thống, hôm nay tôi muốn nói một lần nữa về việc áp dụng vấn đề canh tân của Giáo Triều Roma và tái khẳng định là việc canh tân này không bao giờ tác hành như thể chưa từng có gì trước đó. Trái lại, vẫn nỗ lực thăng hoa các yếu tố tốt đẹp xuất phát từ lịch sử phức tạp của Giáo Triều Roma. Cần phải tôn trọng lịch sử để xây dựng một tương lai có được những gốc rễ vững chắc, nhờ đó có thể thấy được hoa trái của nó. Việc dựa vào ký ức không phải đồng nghĩa với việc cắm neo khư khư nắm giữ bản thân mình, mà trái lại làm khơi động sự sống và tính chất sống động của một tiến trình liên tục. Ký ức không phải là những gì bất động mà là năng động. Chính bản chất của mình, nó bao gồm cả việc chuyển động nữa. Truyền thống không phải là những gì bất động; nó cũng năng động nữa, như vĩ nhân [Gustav Mahler] thường nói: truyền thống là một thứ bảo toàn cho tương lai chứ không phải là một thứ hộp đựng tro tàn.

    Anh chị em thân mến,

    Trong các cuộc họp Giáng Sinh trước đây, tôi đã nói về các tiêu chuẩn tác động đến công việc canh tân này... Năm 2017, tôi đã nhấn mạnh đến một số yếu tố mới trong việc tổ chức Giáo Triều Roma...

    Trong cuộc gặp gỡ hôm nay, tôi muốn chia sẻ về các Phân Bộ khác, bắt đầu từ tâm điểm của việc canh tân, đó là việc truyền bá phúc âm hóa, bởi đó là công việc tiên khởi và quan trọng nhất của Giáo Hội. Như Thánh Phaolô VI đã nói: "Việc truyền bá phúc âm hóa thực sự là ân sủng và là ơn gọi xứng hợp với Giáo Hội, với căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Giáo Hội hiện hữu là để truyền bá phúc âm hóa" [13] Cả cho đến hôm nay, Tông Huấn Evengelii Nuntiandi vẫn tiếp tục là văn kiện mục vụ quan trọng nhất cho thời hậu công đồng. Thật vậy, đích nhắm của việc canh tân hiện nay đó là "những tập tục của Giáo Hội, những đường lối hành sự, các thời điểm và các chương trình, ngôn từ và các cấu trúc cần phải làm sao để có thể chuyên chở việc truyền bá phúc âm hóa cho thế giới ngày nay, hơn là cho việc Giáo Hội tự bảo tồn lấy mình. Việc canh tân các cấu trúc cần đến việc cải thiện về mục vụ chỉ có thể hiểu được theo ý nghĩa ấy: nó như là yếu tố của một nỗ lực làm cho chúng theo chiều hướng truyền giáo hơn nữa" (Evangelii Gaudium, 27). Bởi thế, được tác động bởi huấn quyền của các Vị Thừa Kế Thánh Phêrô từ thời Công Đồng Chung Vaticanô II cho đến nay, danh xưng Praedicate Evangelium - Rao Giảng Phúc Âm đã được chọn cho Tông Hiến mới đang được soạn dọn về việc canh tân Giáo Triều Roma. Một viễn ảnh truyền giáo.

    Thế nên, hôm nay tôi muốn nói tới một số Phân bộ của Giáo Triều Roma mang danh xưng hiển nhiên cho thấy vấn đề canh tân này, đó là Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin và Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc. Tôi cũng nghĩ đến Phân bộ Truyền Thông và Phân Bộ Cổ Võ Phát Triển Con Người Toàn Diện.

    Hai Thánh Bộ được đề cập đến đầu tiên đã được thiết lập trong một thời đại khi còn dễ dàng phân biệt hai thực tại được phân định rõ ràng này: một thế giới Kitô giáo và một thế giới chưa được truyền bá phúc âm hóa. Tình trạng này ngày nay không còn nữa. Thành phần chưa lãnh nhận sứ điệp Phúc Âm không chỉ sống ở những châu lục ngoài Tây phương; họ sống ở khắp nơi, nhất là tập trung ở những thành thị rộng lớn cần đến một cuộc dấn thân đặc biệt về mục vụ. Ở những thành phố lớn, chúng ta cần "những tấm bản đồ" khác, đến những kiểu mẫu khác, có thể giúp chúng ta tái định vị cách thức suy nghĩ của chúng ta cùng với các thái độ của chúng ta. Thưa anh chị em, Thế giới Kitô giáo không còn nữa - Christendom no longer exists! Ngày nay chúng ta không còn là những kẻ duy nhất tạo nên văn hóa nữa, và cũng chẳng còn là thành phần tiên phong hay những người được lắng nghe nhất nữa [14]. Chúng ta cần thay đổi cái não trạng mục vụ của chúng ta, một thứ não trạng không có ý tiến đến một thứ chăm sóc mục vụ tương đối. Chúng ta không còn sống trong một thế giới Kitô giáo nữa, vì đức tin - đặc biệt là ở Âu Châu, nhưng cũng ở cả một phần lớn ở Tây phương - không còn là một giả định của đời sống xã hội nữa; thật vậy, đức tin thường bị loại trừ, chế nhạo, gạt bỏ và chê cười.

    Điều này đã được Dức Biển Đức XVI làm sáng tỏ khi ngài tuyên bố năm 2012 là Năm Đức Tin: "Trong quá khứ có thể nhận thấy một thứ liên kết về văn hóa một cách chặt chẽ, mối liên kết được rộng rãi chấp nhận nơi lời kêu gọi của nó đối với nội dung của đức tin cũng như đối với các thứ giá trị theo chiều hướng đức tin, tuy nhiên ngày nay điều ấy không còn nữa nơi đại đa số xã hội, vì một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa đã ảnh hưởng đến nhiều người" [15] Điều ấy cũng dẫn tới việc thiết lập vào năm 2010 Hội Đồng Cổ Võ Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa để phát động "một cuộc truyền bá phúc âm hóa mới lại ở nơi những xứ sở đầu tiên được loan truyền đức tin đã từng vang bóng và ở những nơi các Giáo Hội có nền tảng cổ kính hiện hữu, thế nhưng lại đang trải qua một cuộc tục hóa xã hội càng gia tăng và một thứ 'nhật thực cảm thức về Thiên Chúa', một tình trạng trở thành một thách đố cho việc tìm kiếm phương tiện thích đáng để nêu lên một cách mới mẻ sự thật nguyên tuyền của Phúc Âm Chúa Kitô" [16].... Đó là thế giới của chúng ta ngày nay.

    Việc hiện thực hóa sự thay đổi kỷ nguyên đang khơi lên những vấn đề hệ trọng về căn tính đức tin của chúng ta, đã không đùng một cái xuất hiện đâu [17]. Nó khơi lên từ ngữ "tân truyền bá phúc âm hóa", một từ ngữ bấy giờ được sử dụng bởi Thánh Gioan Phaolô II, vị đã viết trong Thông Điệp Redemptoris Missio - Sứ Vụ của Đấng Cứu Chuộc ": "Ngày nay Giáo Hội cần phải đối diện với những thách đố khác, và xông pha tới những biên cương bờ cõi mới, cả ở việc truyền giáo ban đầu cho muôn dân, lẫn ở việc truyền bá phúc âm hóa mới cho những thành phần đã nghe rao giảng về Chúa Kitô" (Khoản 30). Điều cần ở đây đó là một việc truyền bá phúc âm hóa mới hay là một việc tái phúc âm hóa (xem khoản 33).

    Tất cả những điều ấy cần bao gồm những thay đổi và việc chuyển hướng những gì cần phải tập trung, cả ở bên trong những Phân Bộ được đề cập đến trên đây cũng như ở bên trong Giáo Triều Roma nói chung [18].

    Tôi cũng muốn nói thêm về Phân Bộ Truyền Thông mới được thiết lập.... Phân Bộ Truyền Thông được trao cho trách vụ liên hợp thành một cơ cấu mới 9 bộ phận trước đây đã từng liên quan đến vấn đề truyền thông một cách khác nhau và bằng những việc làm khác nhau. Những bộ phận này là Hội Đồng Truyền Thông Xã Hội, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Nhà In Vatican, Nhà Phát Hành Vatican, tờ L’Osservatore Romano, Đài Phát Thanh Vatican, Trung Tâm Truyền Hình Vatican, Dịch Vụ Điện Toán Toàn Cầu Vatican và Dịch Vụ Hình Ảnh. Như tôi đã nói, việc thống nhất này không chỉ để cho việc phối hợp được tốt đẹp hơn, mà còn cho có được một tái dạng thức về những bộ phận khác nhau, hầu có thể cống hiến được một sản phẩm tốt đẹp hơn, cùng giữ cho việc thu thập và phổ biến được nhất trí.

    Nhiều điều về những gì tôi đang nói đây cũng có thể áp dụng vào Phân bộ Cổ Võ Việc Phát Triển Con Người Toàn Diện. Phân bộ này cũng mới được thiết lập để đáp ứng những thay đổi đã xẩy ra ở cấp toàn cầu, và hợp nhất 4 Hội Đồng Tòa Thánh trước đó là những Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình, Hội Đồng Cor Unum, và Hội Đồng chăm sóc mục vụ cho những Người Di Dân và các Nhân Viên Chăm Sóc Sức Khỏe... Tôi muốn nhắc lại vấn đề phát triển cần phải toàn vẹn quan trọng biết bao. Thánh Phaolô VI đã nhận định rằng "để trở nên chân thực, thì việc phát triển cần phải có tính chất toàn diện; nó cần phải phát động việc phát triển hết mọi con người và toàn thể con người" (Populorum Progressio, 14).

    Đến đây, cần phải thận trọng về khuynh hướng nghiêm ngặt. Tính chất nghiêm ngặt xuất phát từ nỗi sợ thay đổi, một nỗi sợ cuối cùng tiến đến chỗ dựng lên các hàng rào và chướng vật về lãnh vực công ích, biến nó thành một bãi mìn của những gì là bất khả thông và hận thù ghen ghét. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng ở đằng sau hết mọi hình thức nghiêm ngặt đều chất chứa một thứ bất cân bằng. Tính chất nghiêm ngặt và mất cân bằng quyện vào nhau một cách tệ hại. Ngày nay khuynh hướng nghiêm ngặt này đã trở nên rất thực hữu.

    Anh chị em thân mến,

    Giáo Triều Roma không phải là một cơ cấu tách biệt khỏi thực tại, cho dù cái nguy cơ này bao giờ cũng có đó. Trái lại, Giáo Triều Roma cần phải được nghĩ đến và cảm nghiệm theo khung cảnh của cuộc hành trình với con người nam nữ ngày nay và trước bối cảnh của chiều hướng thay đổi kỷ nguyên này. Giáo Triều Roma không phải là một dinh thự hay một tủ áo đầy những thứ y phục để thay mặc. Giáo Triều Roma là một cơ cấu sống động, và càng phải là như thế đến độ Giáo Triều Roma sống Phúc Âm một cách toàn vẹn.

    Đức Hồng Y Martini, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của mình, mấy ngày trước khi ngài qua đời, đã nói một điều khiến chúng ta phải suy nghĩ: "Giáo Hội ở sau thời gian cả 200 năm. Tại sao Giáo Hội không bừng tỉnh chứ? Có phải vì sợ hãi? Sợ hãi thay vì can trường? Tuy nhiên đức tin là nền tảng của Giáo Hội. Đức tin, cậy trông, can trường... Chỉ có tình yêu mới thắng được những gì là mệt mỏi" [20].

    Giáng Sinh là lễ về tình Chúa yêu thương chúng ta. Tình yêu thần linh này là những gì tác động, hướng dẫn và điều chỉnh sự đổi thay, và thắng vượt nỗi sợ hãi của loài người trong việc bỏ lại sau lưng "cái an toàn" để một lần nữa gắn bó với "mầu nhiệm" này.

    Chúc tất cả mọi người một Giáng Sinh hạnh phúc!

    * * * * *

    Để sửa soạn cho Giáng Sinh, chúng ta đã nghe những bài giảng về Mẹ Thiên Chúa Thánh Mẫu. Chúng ta hãy hướng về Mẹ trước khi lĩnh phép lành. [Kính Mừng Maria... và ĐTC ban phép lành]

    Giờ đây tôi muốn tặng anh chị em một món quà nhỏ là 2 cuốn sáchMón quà thứ nhất là "văn kiện" mà tôi muốn phát hành cho Tháng Truyền Giáo Ngoại Lệ (10/2019), và tôi đã thực hiện bằng hình thức của một cuộc phỏng vấn; Senza di Lui non possiano fare nulla - Không có Người chúng ta chẳng làm gì đượcTôi được hứng khởi bởi một câu nói tôi không biết bởi ai, đó là khi các nhà thừa sai đến một nơi nào đó thì Thánh Linh đã ở đó rồi và đang chờ đợi họ. Đó là nguồn hứng cho văn kiện ấy. Món quà thứ hai là một cuộc tĩnh tâm cho các vị linh mục mới đây của Cha Luigi Maria Epicoco, Qualcuno a cui guardare – Ai đó chúng ta có thể ngắm nhìnTôi tặng anh chị em những món quà này để chúng có thể giúp ích cho toàn thể cộng đồng. Xin cám ơn anh chị em.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2019/december/documents/papa-francesco_20191221_curia-romana.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    [7] Newman describes it like this: “I was not conscious to myself, on my conversion, of any change, intellectual or moral, wrought in my mind... it was like coming into port after a rough sea; and my happiness on that score remains to this day without interruption” (Apologia Pro Vita Sua, 1865, Chapter 5, 238.  Cf. J. HONORÉ, Gli aforismi di Newman, LEV, 2010, 167).

    [8] Cf. J. M. BERGOGLIO, “Lenten Message to Priests and Religious”, 21 February 2007, in In Your Eyes I See my Words: Homilies and Speeches from Buenos Aires, Volume 2: 2005-2008, Fordham University Press, 2020.

    [9] Cf. Apostolic Constitution Veritatis Gaudium (27 December 2017), 3: “In a word, this calls for changing the models of global development and redefining our notion of progress.  Yet the problem is that we still lack the culture necessary to confront this crisis. We lack leadership capable of striking out on new paths”.

    [10] Interview given to Father Antonio Spadaro, Civiltà Cattolica, 19 September 2013, p. 468.

    [11] Schreiben an das Pilgernde Volk Gottes in Deutschland, 29 June 2019.

    [13] Apostolic Exhortation Evangelii Nuntiandi (8 December 1975), 14.  Saint John Paul II wrote that missionary evangelization “is the primary service which the Church can render to every individual and to all humanity in the modern world, a world which has experienced marvellous achievements but which seems to have lost its sense of ultimate realities and of existence itself” (Encyclical Letter Redemptoris Missio, 7 December 1990, 2).

    [14] Cf. Address to Participants at the International Pastoral Congress on the World’s Big Cities, Consistory Hall, 27 November 2014.

    [15] Motu Proprio Porta Fidei, 2.

    [16] Benedict XVI, Homily, 28 June 2010; cf. Motu Proprio Ubicumque et Semper, 17 October 2010.

    [17] An epochal change was noted in France by Cardinal Suhard (we can think of his pastoral letter Essor ou déclin de l’Église, 1947) and by the then-Archbishop of Milan, Giovanni Battista Montini.  The latter also questioned whether Italy was still a Catholic country (cf. Opening Address at the VIII National Week of Pastoral Updating, 22 September 1958, in Discorsi e Scritti milanesi 1954-1963, vol. II, Brescia-Roma 1997, 2328).

    [18] Saint Paul VI, some fifty years ago, when presenting the new Roman Missal to the faithful, recalled the correspondence between the law of prayer (lex orandi) and the law of faith (lex credendi), and described the Missal as “a demonstration of fidelity and vitality”.  He concluded by saying: “So let us not speak of a ‘new Mass’, but rather of ‘a new age in the life of the Church’” (General Audience, 19 November 1969).  Analogously, we might also say in this case: not a new Roman Curia, but rather a new age.

    [20] Interview with Georg Sporschill, S.J. and Federica Radice Fossati Confalonieri: Corriere della Sera, 1 September 2012.