7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THÂN KHÍ - THÁNH TERESA

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     

    Con đường thơ ấu thiêng liêng.

    01/10 – Thứ Ba tuần 26 thường niên – THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lễ kính.

    "Nếu không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời".

     

    * Thánh nữ sinh năm 1873 tại A-lăng-xông, nước Pháp. Người nhập đan viện Cát Minh ở Li-di-ơ, lúc tuổi còn rất trẻ, và nhận tên là Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Chị đã sống đời khiêm tốn, đơn sơ theo tinh thần Tin Mừng và hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa theo “con đường thơ ấu”.

    Chị cũng đã dùng lời nói và gương sáng để hướng dẫn các tập sinh trong Dòng. Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 trong niềm khao khát được hiến dâng mạng sống để các linh hồn được ơn cứu độ và Hội Thánh được tăng triển.

     

    LỜI CHÚA: Mt 18, 1-4

    Khi ấy, các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?"

    Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà phán rằng: "Thật, Thầy bảo các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. Vậy ai hạ mình xuống như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời".

     

     

    SUY NIỆM : Bí mật của Thánh Têrêsa Hài Đồng

    (http://dongcatminh.org)

     
       
     

    Dòng Cát Minh Việt Nam – Sống Trung Thành Theo Đức Kitô

     

     
     

    Bạn đã bao giờ nghe về Thánh Thérèse hay Thánh Têrêsa Hài Đồng và những bí mật về thánh nữ? Bạn có biết tại sao có rất nhiều người chọn ngài làm thánh quan thầy, và là người bạn gần gũi nhất của mình không?

    Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu…

     

    Câu chuyện của Thérèse Martin

    Thérèse Martin sinh ra trong một thị trấn thuộc Alencon, Pháp vào ngày mùng 2 tháng 1 năm 1873. Chị ấy là con gái út trong gia đình gồm 5 chị em gái. Khi chị ấy còn rất nhỏ, mẹ của chị ấy mắc căn bệnh ung thư. Vào thời đó, họ không có thuốc và sự điều trị tốt như ngày nay. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng căn bệnh của bà Martin vẫn ngày càng nặng thêm. Bà ấy đã mất khi Thérèse mới chỉ 4 tuổi.

    Đó là khi bố của Thérèse quyết định tốt hơn nên chuyển nhà đến Lisieux, một thị trấn khác, nơi có nhiều người thân sinh sống. Ở đó có tu viện Carmelite, một tu hội dòng kín, nơi mà các thiếu nữ làm một công viêc đặc biệt đó là cầu nguyện cho toàn thế giới. Khi Thérèse được 10 tuổi, một chị gái của chị là Pauline đã xin nhập dòng Carmelite ở Lisieux. Điều đó thật khó khăn cho Thérèse vì chị Pauline giống như người mẹ thứ hai của Thérèse, chăm sóc và dạy dỗ chị ân cần như mẹ chị đã từng làm. Thérèse nhớ chị Pauline đến phát ốm. Suốt cả tuần sau đó chị vẫn chưa khỏi, các bác sĩ không biết chị ấy đã gặp vấn đề gì. Bố và 4 chị gái của Thérèse đã cầu xin Thiên Chúa giúp. Một ngày sau, tượng Đức Mẹ trong phòng ngủ của Thérèse bỗng dưng mỉm cười với Thérèse và chị ấy hoàn toàn bình phục!

    Một lần khác, Thérèse nghe tin về một người đàn ông đã gây ra ba vụ giết người và thậm chí còn không biêt hối lỗi. Chị ấy quyết định cầu nguyện và làm một việc hy sinh để cầu nguyện cho ông ấy (như từ bỏ một cái gì đó mình thích hay làm một việc nào đó mà mình không thích). Chị ấy cầu xin Chúa thay đổi tâm hồn người đàn ông ấy. Trước khi người đàn ông đó chết, ông ta hỏi về cây thánh giá và hôn lên hình Chúa Giêsu. Thérèse cảm thấy rất hạnh phúc, chị biết rằng ông ta đã tin vào Chúa và nhân đón nhân ơn sám hối.

    Thérèse rất yêu mến Chúa Giêsu. Chị muốn dâng hết cả con người mình cho Chúa. Chị  muốn gia nhập dòng Camelô để có thể dâng hiến đời mình để làm việc và cầu nguyện cho mọi người, nhất là những người còn chưa biết đến lòng thương xót Chúa. Nhưng Thérèse  gặp một trắc trở. Chị ấy còn quá trẻ, chị cần phải cầu nguyện và chờ đợi thêm. Cuối cùng thì chị  cũng được 15 tuổi, được phép gia nhập vào tu viện.

    Chị Thérèse đã làm gì trong thời gian ở tu viện? Không gì đặc biệt cả. Bí mật của chị ấy là:  YÊU MẾN. Có một lần Thérèse nói rằng: “Thiên Chúa không muốn chúng ta phải làm điều này điều kia cho Ngài, mà Ngài muốn chúng ta yêu Ngài là đủ”. Vì thế, Thérèse đã ước muốn và thực hành đời sống yêu mến Chúa. Chị tập kiên nhẫn và ân cần với mọi người, điều đó thật không dễ chút nào. Trong thời ấy, lúc các chị đang giặt quần áo bằng tay (lúc đó máy giặt chưa được phát minh!).  Có một chị luôn làm bắn tóe nước bẩn vào mặt chị Thérèse. Nhưng Thérèse chẳng bao giờ tỏ ra bực bội. Thérèse thường hay giúp đỡ một chị lớn tuổi có tính cáu gắt và luôn phàn nàn về mọi thứ, bởi vì chị Thérèse không cảm thấy thích việc đó. Thérèse muốn đối xử với chị ấy như với chính Chúa Giêsu. Chị biết rằng khi mình yêu những người khác tức là mình đang yêu chính Chúa Giêsu. Tình yêu khiến Thérèse trở nên hạnh phúc.

    Thérèse chỉ sống đời tu 9 năm. Căn bệnh lao đã xảy đến với chị, nó khiến chị phải chịu rất nhiều đau đớn. Không có sự điều trị đối với căn bệnh ấy, các bác sĩ cũng không thể giúp được nhiều cho chị. Thérèse qua đời khi mới chỉ 24 tuổi. Nhưng trước khi chết, chị đã hứa sẽ không từ bỏ điều bí mật của mình. Chị hứa sẽ luôn yêu thương và giúp đỡ mọi người khi về quê trời. Trước khi mất, Thérèse đã nói: “Tôi sẽ gửi mưa ơn lành từ trời xuống mặt đất”. Và chị ấy đã làm được điều đó! Tất cả mọi người trên thế giới, những người đã nhờ thánh Thérèse Lisieux cầu xin đến Thiên Chúa đều nhận được sự đáp trả qua lời cầu nguyện của họ.

    Bí mật của Thánh Têrêsa Hài Đồng

    Thérèse đã khám phá ra “con đường nhỏ” để đến với Thiên Chúa: Thérèse muốn nên Thánh. Ngài biết Thiên Chúa rất muốn giúp đỡ mình và đặt hết mọi tin tưởng nơi Thiên Chúa và yêu Chúa hết cả tấm lòng, sau đó ngài quan tâm, đối xử tốt với mọi người xung quanh, từ những việc đơn giản nhất. “Con đường nhỏ” của Thérèse là làm mọi việc bạn có thể làm cho người khác vì yêu mến Chúa. Đó chắc chắn là cách để bạn có thể nên thánh.

    --------------------------------

     

    Suy Niệm 2: Sống Lời Chúa

    Qua phần tìm hiểu sáng hôm nay, tôi muốn nhìn thánh nữ Têrêsa như là một mẫu gương sống Lời Chúa.

    Thực vậy, trước hết thánh nữ Têrêsa rất yêu mến Kinh Thánh, ngài thường mang Phúc Âm đêm ngày trên ngực và năng đọc Phúc Âm đến nỗi gần như đã thuộc lòng. Mẹ Agnes de Jésus kể lại rằng: Ngày 12.9.1897, tức là 18 ngày trước khi qua đời, thánh nữ xin mẹ đọc cho nghe bài Phúc Âm Chúa nhật. Vì không có sách lễ nên Mẹ bề trên nói với Têrêsa: Đó là đoạn Phúc Âm Chúa dạy chúng ta không được làm tôi hai chủ. Bấy giờ thánh nữ bèn bắt chước giọng một em bé bị khảo bài, đã đọc từ đầu đến cuối đoạn Phúc Âm đó.

    Không những siêng năng đọc Kinh Thánh mà ngài còn cố gắng tìm hiểu Lời Chúa, và nhất là dùng Kinh Thánh làm đề tài để suy niệm. Một hôm chị Genevière vào phòng thánh nữ Têrêsa và ngỡ ngàng trước thái độ chăm chú hồi tâm của ngài. Chị thấy Têrêsa đang may vá nhanh nhẹn mà vẫn như đắm chìm trong một cuộc chiêm niện sâu xa, nên đã hỏi xem Têrêsa đang suy nghĩ những gì, thì Têrêsa trả lời: Em suy niệm kinh Lạy Cha. Thật êm ái biết bao khi được gọi Thiên Chúa là cha của mình. Vì năng suy gẫm Kinh Thánh như vậy, nên ngài đã khám phá ra những ý nghĩa tiềm ẩn trong Kinh Thánh và biết ứng dụng một cách thật lạ lùng vào đời sống. Trong một bức thư, thánh nữ đã viết: Chỉ một lời Kinh Thánh mà thôi cũng đã mở ra cho con những chân trời vô biên.

    Đọc Kinh Thánh, tìm hiểu Kinh Thánh, suy niệm Kinh Thánh mà thôi vẫn chưa đủ, điều quan trọng là Têrêsa đã sống Lời Chúa. Chính ngài đã cho chúng ta biết ngài đã tìm ra con đường thơ ấu thiêng liêng như thế nào. Ngài luôn nghĩ rằng chỉ trong Kinh Thánh ngài mới có thể tìm ra điều giúp đỡ ngài thẳng tiến trên con đường thánh thiện. Ngài mở Kinh Thánh và đọc thấy lời này trong sách Châm Ngôn: Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta. Một trực giác siêu nhiên cho Têrêsa biết là đã tìm thấy điều mong ước. Một người khác, không phải Têrêsa, có lẽ đã ngừng lại đó, nhưng Têrêsa chưa lấy làm đủ, ngài muốn biết điều Chúa sẽ làm cho kẻ thật bé nhỏ, đã đáp lại tiếng Chúa. Têrêsa tiếp tục tìm kiếm và đã gặp trong sách Isaia lời sau đây: Như một người mẹ nâng niu con mình thế nào, Ta cũng sẽ an ủi con như thế. Ta sẽ ôm con vào lòng và ru con trên đầu gối. Têrêsa đã thấy được điều muốn tìm. Nếu dừng lại ở đây, chỉ coi những lời vừa đọc như là những tư tưởng cao đẹp, thì có lẽ Têrêsa đã không nên thánh. Nhưng Têrêsa quyết tâm sống Lời Chúa, đem Lời Chúa mới được khám phá thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.

    Với ơn Chúa soi sáng, với những suy tư và với chính cuộc đời của mình, Têrêsa đã tìm ra cách sống của những tâm hồn bé nhỏ. Ngài viết: “Ở bé nhỏ là không coi những nhân đức mình luyện tập được như là của mình. Không nghĩ tự mình có thể làm được việc gì, nhưng nhận biết rằng Chúa đã đặt kho tàng đó trong bàn tay người con nhỏ để sử dụng khi cần. Sự thánh thiện không hệ tại làm việc đạo đức nay hay việc đạo đức kia, nhưng hệ tại ở tâm tình bên trong làm ta trở nên khiêm nhường và bé nhỏ”. Trong Phúc Âm chính Chúa đã nói: Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ thì sẽ không được vào Nước Trời. Và: Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ người ấy sẽ là kẻ lớn nhất trong Nước Trời. Nói đến trẻ nhỏ là chúng ta nghĩ ngay tới một cái gì đơn sơ và trong trắng, tin yêu và phó thác. Chính vì thế, noi gương thánh nư, chúng ta hãy siêng năng đọc Kinh Thánh, nhất là Tin Mừng, suy gẫm và thực thi những điều Chúa truyền dạy, nhất là sống tinh thần ấu thơ trong tin yêu và phó thác, nhờ đó chúng ta sẽ được Chúa yêu thương và chúc phúc.

    -----------------------------------

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC VỀ GIẢI QUYẾT KHÍ HẬN

 

  •  
    Tinh CaoSep 24 at 3:56 PM
     
     

    ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI SỨ ĐIỆP THÂU HÌNH

     

    VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHÍ HẬU CHO THƯỢNG NGHỊ LIÊN HIỆP QUỐC 23/9/2019

     

     

    Pope Francis speaks to a crowd in St. Peter's Square. Credit: Vatican Media.

     

     

    Xin gửi lời chào quí tham dự viên Thượng Nghị Liên Hiệp Quốc về vấn đề Giải Quyết Khí Hậu 2019

    Tôi muốn ngỏ lời cám ơn Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres về việc triệu tập cuộc họp này, và về việc lôi kéo chú ý của các vị Thủ Lãnh Quốc Gia và Chính Quyền - cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế và ý kiến chung thế giới - đến một trong những hiện tượng trầm trọng nhất và đáng lo ngại nhất của thời đại chúng ta, đó là hiện tượng thay đổi khí hậu.

    Đây là một trong những thách đố chính chúng ta cần phải đương đầu. Để thực hiện điều này, nhân loại được kêu gọi vun trồng 3 phẩm tính về luân lý, đó là chân thành, hữu trách và can trường.

    Với Hiệp Định Paris ngày 12/12/2015, cộng đồng quốc tế đã tỏ ra ý thức được tính chất khẩn trương và nhu cầu cần phải có một đáp ứng chung trong việc giúp xây dựng ngôi nhà chung của chúng taTuy nhiên, bốn năm sau Hiệp Định lịch sử này, chúng ta có thể thấy được rằng những quyết tâm được các Quốc Gia bày tỏ vẫn còn rất "yếu kém", và vẫn còn xa vời với việc đạt tới những mục tiêu vạch định.   

    Cùng với rất nhiều sáng kiến, chẳng những bởi các chính quyền mà còn bởi toàn thể xã hội dân sự, vấn đề được đặt ra là thật sự có ý muốn chính trị trong việc phân phối các phương tiện về nhân bản, tài chính và kỹ thuật để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực gây ra bởi hiện tượng thay đổi khí hậu, cũng như để giúp cho thành phần nghèo khổ nhất và dễ bị tổn thương nhất, là những con ngưòi phải hứng chịu nhiều nhất hay chăng.

    Trong lúc tình hình không tốt đẹp và hành tinh này đang phải hứng chịu thì cánh cửa cơ hội vẫn đang rộng mở. Bất chấp hết mọi sự. Chúng ta đừng để cho nó bị khép lại. Chúng ta hãy mở ngỏ bằng việc chúng ta quyết chí vun trồng vấn đề phát triển toàn diện con ngườiđể bảo đảm một đời sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. "Cho dù giai đoạn hậu kỹ nghệ được tưởng nhớ đến một cách rõ ràng như là một giai đoạn vô trách nhiệm nhất trong lịch sử, thì vẫn có lý do để hy vọng rằng nhân loại ở vào lúc rạng đông của thế kỷ 21 này sẽ được nhớ đến vì nó đã quảng đại gánh vác trách nhiệm nặng nề của nó".

    Bằng phẩm tính chân thành, hữu trách và can đảm chúng ta cần phải mang óc thông minh của chúng ta ra "phục vụ một loại tiến bộ khác, một loại tiến bộ lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, toàn vẹn hơn", có thể giúp nền kinh tế phục vụ con người, xây dựng hòa bình và bảo vệ môi sinh.

    Vấn đề thay đổi khí hậu là vấn đề liên hệ tới các vấn đề về đạo lý, công bằng và công lý xã hội. Tình trạng hiện nay của vấn đề suy thoái về môi sinh có liên hệ tới việc suy đồi về nhân bản, đạo lý và xã hội chúng ta đang hằng ngày trải nghiệm. Điều này buộc chúng ta phải nghĩ về ý nghĩa của những kiểu mẫu tiêu thụ và sản xuất của chúng ta, cũng như về các tiến trình giáo dục và nhận thức, để biến chúng cho am hợp với phẩm vị con người. Chúng ta đang đương đầu với một thứ "thách đố về văn minh" thiên về công ích. Điều này là những gì hiển nhiên, hiển nhiên như việc chúng ta có muôn vàn lựa chọn trong tầm tay của mọi người, nếu chúng ta chấp nhận, về phương diện cá nhân cũng như xã hội, một lối sống hiện thực phẩm tính chân thành, can trường và hữu trách.

    Tôi mong rằng 3 phẩm tính chính yếu này - chân thành, can đảm và trách nhiệm - là tâm điểm của công việc quí vị thực hiện hôm nay và mai ngày.

    Xin cám ơn quí vị rất nhiều.

             

     

    https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-09/pope-francis-videomessage-climate-action-summit-united-nations.html#play

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Pope Francis sends video message to UN Climate Action Summit

     

     

     

    Cảm nhận của người dịch về vấn đề giải quyết hiện tượng thay đổi khí hậu đó là khó lòng mà thế hệ hiện nay nói chung, các chính trị gia đang nắm trong tay quyền bính trên thế giới, nhất là ở các nước tân tiến giầu mạnh về kinh tế, như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ v.v., khó có thể theo đuổi việc hy sinh việc phát triển về kỹ nghệ, trực tiếp liên quan đến việc phát triển về kinh tế, để cứu nguy nhân loại, một thứ phát triển kinh tế lệ thuộc vào kỹ nghệ đã gây ra hiện tượng thay đổi khí hậu, khiến càng ngày hành tinh của loài người  càng nóng lên, để rồi từ đó biết bao nhiêu là thiên tai, (động đất, sóng thần, bão lụt, cháy rừng v.v.), xẩy ra liên tục trên khắp thế giới. Thậm chí còn có một số chính trị gia vô tình hay cố ý chối bỏ hiện tượng hâm nóng toàn cầu này, một hiện tượng được chính các khoa học gia chuyên môn hơn họ minh chứng và cảnh báo.

     

    Theo chiều hướng hưởng thụ hơn phục vụ, các chính trị gia và kinh tế gia ở những cường quốc trên thế giới hiện nay, chỉ cố thủ cho vị trí và danh tiếng của mình, khi đang nắm trong tay quyền bính, hơn là lo cho chung nhân loại, cho công ích nói chung và cho giới trẻ nói riêng. Nghĩa là "bay chết mặc bay", chúng tao chỉ biết sống hiện tại và hưởng thụ tối đa những gì chúng tao đang có trong tay. Và đó là lý do chẳng những chung đồng loại của họ, nhất là thành phần nghèo khổ, đang phải tiếp tục hứng chịu hậu quả vô cùng tai hại và khủng khiếp gây ra bởi đủ thứ thiên tai, đúng hơn gián tiếp gây ra bởi chính nhân tai, tức là gây ra do chính thành phần hữu trách không chịu dấn thân phục vụ, giải quyết, mà chính bản thân họ còn bị giới trẻ vùng lên chỉ thẳng vào mặt họ mà khiển trách thay lời nguyền rủa nữa, như vừa xẩy ra hôm Thứ Hai 23/9/2019, tại chính tổ chức Liên Hiệp Quốc.

     

    Xin đọc những lời rất đanh thép và nghiêm thẳng của một em gái 16 tuổi, ở giữa Liên Hiệp Quốc, ngỏ lời cùng thành phần người lớn lãnh đạo hiện nay sẽ thấy, bằng cách bấm vào 2 cái links có tên Greta Thunberg dưới đây:

     

     

    Greta Thunberg nói với lãnh đạo thế giới: 'Quý vị khiến chúng tôi thất vọng'

    Nhà đấu tranh tuổi teen Greta Thunberg tố lãnh đạo thế giới phản bội thế hệ trẻ

    Khí hậu, tâm điểm của thế giới

     

     

 

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC

Đức Thánh Cha đã đến thủ đô Maputo của Mozambique

 

Sau hơn 10 tiếng bay, vào lúc 6,10 phút chiều giờ địa phương, máy bay chở ĐTC và đoàn tháp tùng đã đáp xuống phi trường Maputo, thủ đô của Mozambique.

Thủ đô Maputo

Maputo, trước đây là Lourenço Marques, tên của một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, người đã khám phá ra vịnh Delagoa  vào thế kỷ XVI. Đây là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Mozambique với 3 triệu dân, là cảng chính trên vịnh Delagoa (Ấn Độ Dương). Về phương diện hành chính, thành phố Maputo là một tỉnh tự trị, (tỉnh Maputo không bao gồm lãnh thổ của thành phố và có thủ phủ là Matola). Nhờ có cảng hiện đại, Maputo là trung tâm kinh tế và tài chính của Mozambique, với kinh tế tập trung  chủ yếu vào việc buôn bán than, đường và đá quý.

Năm 1898 Maputo trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Do đó, thành phố này, với gia sản phong phú của thực dân, với những dinh thự thật đẹp và rất nhiều công viên xanh, bắt đầu phát triển sau khi đường xe lửa nối liền với Johannesburg và Pretoria của Nam Phi được hoàn tất vào năm 1895.

Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC được Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi của Mozambique và phu nhân chào đón tại chân thang máy bay. Bốn em bé đã tặng hoa cho ngài giữa tiếng reo vui chào mừng của dân chúng.

Nghi thức đón tiếp chính thức 

Ngay sau đó, nghi thức đón tiếp chính thức với tất cả các nghi thức ngoại giao đã diễn ra tại sân bay. Nghi thức chào cờ với quốc thiều của Vatican và Mozambique được đoàn quân nhạc trỗi lên, rồi ĐTC duyệt qua đoàn quân danh dự. Tiếp đến hai bên giới thiệu thành phần của hai phái đoàn. ĐTC cũng chào các Giám mục Mozambique. 

Tại sân bay cũng có vài trăm dân chúng hiện diện và các phụ nữ đã thực hiện các điệu vũ múa truyền thống để đón chào ĐTC. Cuối cùng, ĐTC được Tổng Thống và đoàn tùy tùng tháp tùng đi qua hàng quân danh dự, lên xe “Papamobile” đi đến Tòa Sứ thần Tòa Thánh cách đó 7 cây số.

Papamobile

Chiếc xe mui trần ĐTC dùng để di chuyển tại Mozambique chính là chiếc xe ngài đã dùng trong chuyến viếng thăm Kenya vào năm 2015. Chiếc xe đã được sơn lại và thay nệm. Chính Tổng thống Kenya là người đã kiểm tra chiếc xe trước khi nó được gửi từ cảng Mombasa của Kenya đến cảng Maputo của Mozambique.

Tòa Sứ thần tại Mozambique

Tòa Sứ thần nằm ở khu vực Polana Cimeno, ở trung tâm của thủ đô Maputo, với các dinh thự của các tổ chức và ngoại giao, nhìn ra Đại Tây dương. Tòa Sứ thần được xây sau khi quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Mozambic được thiết lập ngày 14/12/1995.

Trên đoạn đường 7 cây số từ sân bay về Tòa Sứ thần, dân chúng đứng hai bên đường vẫy cờ và ca hát chào đón ĐTC. Khi ĐTC đến Tòa Sứ thần, một nhóm người trẻ đã chào đón ngài bên ngoài Tòa Sứ thần và sau đó tại lối vào, ĐTC được các nhân viên Tòa Sứ thần chào đón. Tại đây, ĐTC đã dùng bữa tối và nghỉ đêm.

 

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - GIÁO HỘI BẤT DIỆTBỞI THÁNH LINH

  •  
    Tinh Cao
    Sep 18 at 3:07 PM
     
     

    Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 8

     

    Giáo Hội trở thành bất khuất và bất diệt bởi Thánh Linh

     

    Thứ Tư ngày 18/9/2019

     

     

    Các vị Tông Đồ là "những cái loa - megaphones" của Thánh Linh,

    được Đấng Phục Sinh sai đến 

    để loan truyền nhanh chóng và không chần chờ Lời tặng ban ơn cứu độ.

     

     

    Việc bách hại Kitô hữu bao giờ cũng như thế, 

    ở chỗ,

    thành phần không muốn Kitô giáo cảm thấy bị đe dọa nên sát hại Kitô hữu.

     

    Pope Francis makes the sign of the cross at the General Audience

     

    Lịch sử của Giáo Hội, với biết bao nhiêu là tội lỗi,

    với biết bao nhiêu là gương mù gương xấu tệ hại, 

    với biết bao nhiêu là điều ghê sợ nơi hai ngàn năm qua.

    Thế mà tại sao nó vẫn chưa sụp đổ chứ? 

    - Vì Thiên Chúa ở đó.

     

    Pope Francis speaks at the general audience Sept. 18, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Chúng ta hãy xin Ngài làm cho chúng ta luôn nhìn thấy mối duy nhất của lịch sử cứu độ,

    qua các dấu hiệu Thiên Chúa băng ngang qua thời đại của chúng ta,

    cũng như trên khuôn mặt của những ai gần gũi với chúng ta,

    để chúng ta biết rằng 

    thời gian và các khuôn mặt loài người đều là những sứ giả của vị Thiên Chúa hằng sống.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Sách Tông Vụ. Trước việc cấm đoán của các người Do Thái không cho giảng dạy nhân danh Chúa Kitô, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã can đảm đáp lại rằng các vị không thể vâng lời những ai muốn ngăn cản việc loan truyền Phúc Âm trên thế giới này. Vậy là Nhóm 12 Vị chứng tỏ rằng các vị có được một "đức tin tuân phục", là những gì bấy giờ các vị muốn khơi lên trong tất cả mọi người (xem Roma 1:5). Thật vậy, từ Lễ Hiện Xuống các vị không còn là những con người "lẻ loi một mình". Các vị cảm thấy rằng có một tác lực làm cho các vị tách lìa khỏi bản thân mình, khiến các vị nói rằng: "chúng tôi và Thánh Linh" (Tông Vụ 5:32), hay "Thánh Linh và chúng tôi" (Tông Vụ 15:28). Các vị cảm thấy các vị không thể chỉ nói "tôi" nữa, vì các vị là những con người tách lìa khỏi bản thân mình. Được mạnh mẽ nơi mối liên minh này, các Tông Đồ không để mình bị bất cứ ai đe dọa. Các vị có được một lòng can trường lạ lùng! Hãy nhớ rằng những con người này đã từng là những kẻ nhát sợ: tất cả họ đã tẩu thoát, họ đã tháo chạy khi Chúa Giêsu bị bắt. Tuy nhiên, từ thành phần nhát đảm họ đã trở thành can đảm. Tại sao? Vì Thánh Linh ở với họ. Cũng thế đối với chúng ta, ở chỗ, nếu chúng ta có Thánh Linh trong lòng, chúng ta sẽ hùng dũng xông pha, một thứ hùng dũng chiến thắng rất nhiều cuộc chiến, không phải bởi bản thân chúng ta, mà bởi Thánh Linh là Đấng ở với chúng ta. Các vị không thoái lui lùi bước, với tư cách là thành phần chứng nhân trung kiên của Chúa Giêsu Phục Sinh, như các vị tử đạo của mọi thời đại, bao gồm cả thời của chúng ta đây. Các vị tử đạo đã hy sinh mạng sống mình, các vị không giấu diếm căn tính Kitô hữu của mình. Chúng ta nhớ lại, mấy năm trước đây - ngày nay cũng có rất nhiều - thế nhưng chúng ta nghĩ đến 4 năm trước đây, những Kitô hữu Chính Thống thuộc Lễ Nghi Copt, những hoạt động viên đích thực, ở vịnh Libya, tất cả các vị đều đã bị cắt cổ, thế nhưng lời cuối cùng của các vị là "Giêsu, Giêsu". Các vị không phản bội đức tin của các vị, vì Thánh Linh ở với các vị. Các vị là những vị tử đạo của ngày hôm nay đây!

    Các vị Tông Đồ là "những cái loa - megaphones" của Thánh Linh, được Đấng Phục Sinh sai đến để loan truyền nhanh chóng và không chần chờ Lời tặng ban ơn cứu độ. Và việc cương quyết này làm cho "cơ cấu đạo giáo" của người Do Thái thực sự kinh hãi, cảm thấy bị đe dọa, nên đã đáp trả bằng bạo lực và án tử. Việc bách hại Kitô hữu bao giờ cũng như thế, ở chỗ, thành phần không muốn Kitô giáo cảm thấy bị đe dọa nên sát hại Kitô hữu. Tuy nhiên, giữa Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, một tiếng nói khác hẳn đã vang lên từ một người biệt phái, con người đã muốn tỏ ra phản ứng của mình, tên của vị này là Gamaliel, một con người khôn ngoan, "một Tiến Sĩ Luật, được toàn dân quí mến". Theo trường phái của vị này, Thánh Phaolô đã biết tuân giữ "Lề Luật của Cha ông" (xem Tông Vụ 22:3). Gamaliel đã đứng lên trình bày với anh em của mình về cách thức thực hành nghệ thuật nhận thức trước những trường hợp vượt quá những gì là bình thường.

    Vị này chứng tỏ, khi đề cập đến một số nhân vật muốn tuyên truyền mình là Đấng Thiên Sai, là hết mọi dự tính của loài người lúc đầu được ủng hộ sau đó bị thất bại, trong khi tất cả những gì từ trên Cao, và mang "dấu ấn" của Thiên Chúa, sẽ tồn tại. Các dự án của loài người bao giờ cũng sụp đổ; chúng có thời của nó thôi, như chúng ta vậy. Hãy nghĩ đến nhiều dự án chính trị, và cách thức chúng thay hình đổi dạng, nơi tất cả mọi xứ sở. Hãy nghĩ đến các đại đế quốc, đến các tay độc tài của thế kỷ vừa qua: họ cảm thấy mình rất quyền lực, họ nghĩ rằng họ thống trị thế giới. Thế rồi sau đó tất cả đều đã sụp đổ. Cũng hãy nghĩ đến các thứ đế quốc ngày nay: chúng sẽ sụp đổ, nếu Thiên Chúa không ở với chúng, vì sức mạnh con người có, tự chúng, không bền vững. Chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa mới vững bền. Chúng ta hãy nghĩ đến lịch sử của Kitô hữu, cũng là lịch sử của Giáo Hội, với biết bao nhiêu là tội lỗi, với biết bao nhiêu là gương mù gương xấu tệ hại, với biết bao nhiêu là điều ghê sợ nơi hai ngàn năm qua. Thế mà tại sao nó vẫn chưa sụp đổ chứ? - Vì Thiên Chúa ở đó. Chúng ta đều là tội nhân và nhiều lần chúng ta cũng gây ra gương mù, thế nhưng Thiên Chúa ở với chúng ta. Và Thiên Chúa cứu chúng ta trước, sau đó cứu họ, nhưng Chúa bao giờ cũng cứu độ. Sức mạnh đó là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Khi đề cập đến một số nhân vật xưng mình là Đấng Thiên Sai, Gamaliel chứng tỏ rằng hết mọi dự án của con người đầu tiên được ủng hộ rồi sau đó thì thất bại. Thế nên, Gamaliel kết luận rằng, nếu thành phần môn đệ của Đức Giêsu Nazarét đã tin tưởng vào một tên lừa đảo, thì họ sẽ đi đến chỗ biến mất thôi. Trái lại, nếu họ theo Đấng từ Thiên Chúa mà đến, thì chớ có mà chống lại họ, và ông khiển trách rằng: "Quí vị thậm chí chống lại Thiên Chúa đấy!" (Tông Vụ 5:39). Ông dạy chúng ta thực hiện việc nhận thức này. Chúng là những lời nhìn xa trông rộng và xoa dịu, giúp những quan chức ấy có thể thấy được biến cố Kitô giáo bằng một thứ ánh sáng mới, và cống hiến những tiêu chuẩn "nhận thức Phúc Âm", vì chúng mời gọi xem quả biết cây (xem Mathêu 7:16). Chúng đánh động tâm can và có được một tác dụng khả dĩ, ở chỗ các phần tử khác trong Hội Đồng Đầu Mục chiều theo ý kiến của ông và bỏ đi những ý định chết chóc, tức là ý định muốn sát hại các Tông Đồ.

     Chúng ta hãy xin Thánh Linh tác động trong chúng ta, nhờ đó, với tư cách cá nhân hay cộng đồng, chúng ta có thể có được thói quen nhận thức. Chúng ta hãy xin Ngài làm cho chúng ta luôn nhìn thấy mối duy nhất của lịch sử cứu độ, qua các dấu hiệu Thiên Chúa băng ngang qua thời đại của chúng ta, cũng như trên khuôn mặt của những ai gần gũi với chúng ta, để chúng ta biết rằng thời gian và các khuôn mặt loài người đều là những sứ giả của vị Thiên Chúa hằng sống.

     

    https://zenit.org/articles/popes-general-audience-you-will-only-find-yourselves-fighting-against-god-acts-539/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

    ----------------------------

     

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - BÍ QUYẾT CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG

BÍ QUYT CHIN ĐU THIÊNG LIÊNG
Christie Phan chuyển
 
Đây là 25 bí quyết chiến đấu thiêng liêng – cách chống lại cơn cám dỗ của ma quỷ, mà Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina Maria Kowalska (1905-1938).
    Tại Cracow-Pradnik, ngày 2-6-1938, Chúa Giêsu đã hướng dẫn nữ tu trẻ người Ba Lan là Faustina về việc tĩnh tâm ba ngày.  Chị cố gắng ghi lại lời hướng dẫn của Chúa Giêsu vào nhật ký – sổ tay thần bí về cầu nguyện và Lòng Thương Xót.
    Đây là những tiếng thì thầm của Chúa Giêsu nói với Thánh Faustina về cách tự bảo vệ khỏi những đợt tấn công của ma quỷ.  Hướng dẫn này đã trở nên vũ khí của Thánh Faustina trong cuộc chiến thiêng liêng.  Chúa Giêsu nói: “Này ái nữ, Ta muốn dạy con biết cách chiến đấu thiêng liêng” (số 1760).
 
1. Đừng bao giờ tin vào chính mình mà hãy hoàn toàn tin vào thánh ý của Ta.
Tín thác là vũ khí thiêng liêng, loại khiên thuẫn đức tin mà Thánh Phaolô đề cập trong chương 6 của thư gởi giáo đoàn Êphêsô: Binh giáp của Thiên Chúa.  Từ bỏ mình để theo Ý Chúa là hành vi tín thác, tin vào sức mạnh xua đuổi ác thần.
 
2. Khi ở trong tình trạng phiền muộn, tăm tối và hoài nghi, hãy cậy nhờ Ta và cha linh hướng của con, ngài sẽ trả lời con nhân danh Ta.
Trong cuộc chiến thiêng liêng, hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu.  Hãy cầu khấn Thánh Danh Ngài, âm binh run sợ khi nghe Thánh Danh Giêsu.  Hãy đem bóng tối ra ánh sáng bằng cách cho cha linh hướng hoặc cha giải tội và làm theo hướng dẫn của ngài.
 
3. Đừng thỏa thuận với cơn cám dỗ, hãy ẩn náu vào Thánh Tâm của Ta. 
Trong Vườn Địa Đàng, Bà Êva đã mặc cả với ma quỷ và đã thua cuộc.  Hãy chạy đến với Chúa Giêsu và ẩn náu vào Thánh Tâm, lúc đó chúng ta quay lưng lại với ma quỷ.
 
4. Ngay lần đầu, hãy cho cha giải tội biết cơn cám dỗ.
Xưng tội nên, cha giải tội tốt lành, và hối nhân chân thành là bí quyết để chiến thắng cơn cám dỗ và ma quỷ – không thất bại.
 
5. Hãy đặt tính ích kỷ vào chỗ cuối để nó không làm hư hỏng hành động của mình.
Ích kỷ là tự nhiên, nhưng phải diệt trừ nó để khỏi kiêu ngạo.  Khiêm nhường đánh bại ma quỷ, loài kiêu ngạo vô cùng.  Ma quỷ cám dỗ chúng ta ích kỷ để đưa chúng ta vào tròng kiêu ngạo của nó.
 
6. Hãy kiên nhẫn chịu đựng chính mình.
Kiên nhẫn là vũ khí bí mật giúp chúng ta bình an trong tâm hồn ngay cả khi bão tố cuộc đời dữ dội.  Chịu đựng chính mình là thành phần của sự khiêm nhường và tín thác.  Ma quỷ cám dỗ chúng ta đừng kiên nhẫn, chống lại chính mình và tức giận.  Hãy nhìn mình trong tầm mắt của Thiên Chúa, Đấng vô cùng kiên nhẫn.
 
7. Đừng coi thường sự đau khổ nội tâm.
Kinh Thánh dạy rằng một số ma quỷ chỉ có thể trục xuất bằng cầu nguyện và ăn chay.  Sự đau khổ nội tâm là vũ khí chiến đấu, có thể là hy sinh nhỏ bé nhưng với lòng mến to lớn.  Sức mạnh của tình yêu hy sinh có thể trục xuất kẻ thù.
 
8. Hãy luôn bảo vệ ý kiến của bề trên và cha giải tội của con.
Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Faustina đang ở trong nhà dòng.  Chúng ta cũng có những người có quyền đối với chúng ta.  Ma quỷ muốn chia rẽ và chiến thắng, thế nên đức vâng lời vì khiêm nhường là vũ khí thiêng liêng.
 
9. Hãy tránh xa lời đàm tiếu như bệnh dịch.
Miệng lưỡi có thể gây nguy hại nhiều.  Đàm tiếu, tán gẫu, bép xép, lắm chuyện… là những thứ không bao giờ thuộc về Thiên Chúa.  Ma quỷ là kẻ lừa dối, nó khuấy động những lời kết án và tán gẫu để có thể giết người khác.  Hãy xa tránh thói “bà tám” lắm chuyện!
 
10. Hãy hành động như chính hành động và như mình muốn.
Quan tâm công việc của mình là bí quyết trong cuộc chiến thiêng liêng.  Ma quỷ luôn rình rập để thừa cơ lôi kéo người ta.  Hãy làm vui lòng Chúa bằng cách bỏ ý mình và tôn trọng ý kiến của người khác.
 
11. Hãy hết lòng giữ luật.
Ở đây Chúa Giêsu muốn nói tới Luật Dòng.  Nhưng đa số chúng ta cũng đã thề hứa điều gì đó với Thiên Chúa và Giáo Hội, chúng ta nên trung thành với những lời thề hứa đó – ví dụ, lời thề hứa khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy hoặc bí tích Hôn Phối.  Ma quỷ luôn cám dỗ chúng ta không trung thành, không vâng lời, và không giữ luật.  Lòng trung thành chính là vũ khí để chiến thắng.
 
12. Nếu có ai gây rắc rối cho con, hãy nghĩ tới điều tốt con có th�� làm cho họ.
Trở nên chiếc bình chứa đựng Lòng Thương Xót là vũ khí chiến đấu vì điều tốt và đánh bại ma quỷ.  Ghen ghét, tức giận, thù hận, không tha thứ... là “đặc tính” của ma quỷ.  Cũng có lúc người khác làm chúng ta tổn thương.  Chúng ta đáp lại bằng điều tốt nào?  Cầu chúc tốt lành là cách phá vỡ xiềng xích của sự nguyền rủa và thù hận.
 
13. Đừng bày tỏ cảm xúc của mình.
Người nói nhiều sẽ dễ bị ma quỷ tấn công.  Hãy chỉ bày tỏ cảm xúc với Thiên Chúa.  Hãy nhớ rằng thần lành và thần dữ đều nghe thấy những gì con nói.  Cảm xúc sẽ qua đi.  Sự hồi tưởng nội tâm là chiếc áo giáp thiêng liêng.
 
14. Hãy im lặng khi bị khiển trách.
Đa số chúng ta đều đã từng bị khiển trách.  Chúng ta không kiểm soát được điều đó nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách phản ứng của mình.  Lúc nào cũng muốn mình đúng có thể mắc bẫy của ma quỷ.  Thiên Chúa biết sự thật.  Im lặng là bảo vệ.  Ma quỷ có thể làm chúng ta té nhào bằng cái bẫy “tự nhận mình công chính.”
 
15. Đừng hỏi ý kiến mọi người, chỉ hỏi vị linh hướng, cứ chân thật đơn sơ như trẻ em.
Sống đơn giản có thể xua đuổi ma quỷ.  Chân thật là vũ khí đánh bại kẻ đại bịp Satan.  Khi chúng ta giả dối, chúng ta đặt một chân vào “vùng độc” của nó, và nó sẽ tìm cách quyến rũ chúng ta nữa.
 
16. Đừng thất vọng vì sự vô ơn.
Không ai muốn người khác vô ơn với mình.  Nhưng khi chúng ta gặp tình huống vô ơn hoặc vô cảm, sự thất vọng có thể kéo chúng ta xuống.  Hãy chống lại sự thất vọng, vì điều đó không bao giờ thuộc về Thiên Chúa.  Đó là một trong các cám dỗ hiệu quả nhất của ma quỷ.  Hãy biết ơn về mọi thứ và không buồn vì người ta vô ơn.
 
17. Đừng tò mò về con đường Ta đưa con đi.
Muốn biết và tò mò về tương lai là loại cám dỗ đã đưa rất nhiều người tìm đến ông đồng, bà cốt, thầy bói, thầy tướng số, tử vi...  Hãy quyết tâm bước đi trong đức tin, quyết tâm tín thác vào Thiên Chúa, chính Ngài dẫn đưa con trên đường về trời.  Hãy luôn luôn chống lại thói tò mò, hiếu kỳ.
 
18. Khi con buồn vì chán nản và bất đồng, hãy chạy ra khỏi chính mình và ẩn mình vào Thánh Tâm Ta.
Chúa Giêsu đưa ra cùng một sứ điệp lần thứ hai.  Bây giờ Ngài nói tới sự chán nản.  Ở đầu cuốn Nhật Ký, Ngài đã nói với Thánh Faustina rằng ma quỷ rất dễ dàng cám dỗ những người rảnh rỗi, ăn không ngồi rồi.  Hãy nhận biết sự chán nản là tình trạng lơ mơ hoặc trầm cảm – ma quỷ ban ngày.  Những người rảnh rỗi là mồi ngon đối với ma quỷ.  Hãy bận làm việc cho Chúa.
 
19. Đừng sợ chiến đấu, hãy can đảm chống lại cám dỗ, chúng không dám tấn công nữa.
Sợ hãi là thủ đoạn phổ biến thứ hai của ma quỷ (thứ nhất là kiêu ngạo).  Sự can đảm làm cho ma quỷ nhụt chí – nó sẽ chuồn đi khi gặp lòng can đảm kiên quyết dựa trên Đá Tảng Giêsu.  Mọi người đều chiến đấu, Thiên Chúa là sự quan phòng của chúng ta.
 
20. Luôn chiến đấu với niềm tin sâu sắc rằng Ta ở với con.
Chúa Giêsu đã hướng dẫn một nữ tu vào dòng để “chiến đấu” với sự tin chắc.  Nữ tu này có thể làm vậy vì có Chúa Giêsu đồng hành.  Các Kitô hữu được mời gọi chiến đấu với niềm tin tưởng chống lại mưu ma kế quỷ.  Ma quỷ cố gắng khủng bố và chiếm lấy các linh hồn, hãy chống lại!  Hãy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần suốt ngày.
 
21. Đừng theo cảm xúc, vì không thể luôn kiểm soát được; nhưng công trạng nằm trong ý muốn.
Mọi công trạng đều nằm trong ý muốn vì yêu thương là hành động của ý muốn.  Chúng ta hoàn toàn tự do trong Đức Kitô. Chúng ta phải chọn lựa, tự quyết định làm điều tốt hay xấu.  Chúng ta đang sống trong vùng nào?
 
22. Hãy luôn tùy thuộc bề trên, ngay cả những điều nhỏ nhất.
Đây là hướng dẫn Chúa Giêsu dành cho Thánh Faustina.  Nhưng chúng ta đều có Chúa là Bề Trên của mình.  Tùy thuộc vào Thiên Chúa là vũ khí của cuộc chiến thiêng liêng vì chúng ta không thể chiến thắng nhờ sức mình.  Tuyên xưng Đức Kitô chiến thắng ma quỷ là bổn phận của người môn đệ.  Đức Kitô đến để chiến thắng tử thần và ma quỷ.  Hãy tuyên xưng Ngài!
 
23. Ta sẽ không lừa dối con bằng viễn cảnh bình an và an ủi, nhưng chuẩn bị những cuộc chiến đấu cam go.
Thánh Faustina chịu đau khổ cả thể lý và tinh thần.  Chị được chuẩn bị cho những cuộc đại chiến bằng ân sủng của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ Chị.  Đức Kitô hướng dẫn chúng ta qua Kinh Thánh để chuẩn bị cho những cuộc chiến cam go, để mặc áo giáp của Thiên Chúa và chống lại ma quỷ.  Hãy luôn tỉnh thức và ý thức.
 
24. Hãy nhớ rằng con ở trong giai đoạn quan trọng mà cả trời đất đều nhìn con.
Tất cả chúng ta đang ở trong giai đoạn mà cả trời đất đều theo dõi.  Cuộc đời chúng ta có sứ điệp gì?  Điều gì tỏa ra từ chúng ta – ánh sáng hay bóng tối?  Cách chúng ta sống thu hút nhiều ánh sáng hay bóng tối?  Nếu ma quỷ không thành công trong việc lôi kéo chúng ta vào miền tối tăm, nó sẽ cố gắng giữ chúng ta trong vùng hâm hẩm – không nóng, không lạnh, dở dở ương ương.  Và như thế thì Thiên Chúa không vui lòng.
  
25. Hãy chiến đấu như một hiệp sĩ để Ta có thể ban thưởng cho con.  Đừng sợ hãi, vì con không đơn độc.
Lời Chúa Giêsu nói với Thánh Faustina có thể trở thành lời tâm niệm của chúng ta: Hãy chiến đấu như một hiệp sĩ!  Hiệp sĩ của Đức Kitô biết rõ lý do mình chiến đấu, sự cao cả của sứ vụ, Vị Vua mà mình phục vụ, và tính chắc chắn của sự chiến thắng mà chiến đấu tới cùng, chiến đấu bằng mọi giá.  Nếu một nữ tu ít học, giản dị, nhưng kết hiệp với Đức Kitô, có thể chiến đấu như một hiệp sĩ, thì mọi Kitô hữu – trong đó có mỗi chúng ta – cũng có thể chiến đấu như vậy.  Tin tưởng sẽ chiến thắng!
 
Kathleen Beckman
Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
 
Faustina.jpg