7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - BẠN TRẺ HÀN QUỐC

Từ Hàn Quốc các bạn trẻ gửi thư cho ĐTC Phanxicô

Hành hương vì hòa bình

Các bạn trẻ tham dự cuộc hành hương vì hòa bình do Tổng giáo phận Seoul tổ chức đã gửi một lá thư cho ĐTC Phanxicô. Nội dung: “Dấn thân cho hiện tại và tương lai, trở thành những người thợ và người giữ vai trò chính cho hòa bình trong môi trường học tập, công việc và cuộc sống”.

100 bạn trẻ đến từ 14 quốc gia châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ và châu Âu cám ơn ĐTC về nhiều điều, đặc biệt Tông huấn Christus vivit . Trong thư các bạn khẳng định: “Tông huấn như kim chỉ nam giúp chúng con thành công trong việc xây dựng một nền hòa bình cho tất cả mọi người. Vì Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô là niềm hy vọng và tuổi trẻ đẹp nhất của thế giới này”.

Cuộc hành hương, còn được gọi là “Ngọn gió hòa bình” được gợi hứng từ bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc vào ngày 18 tháng 8 năm 2014. Đây là một kinh nghiệm giáo dục hòa bình cho giới trẻ và nhằm thực hiện các chỉ dẫn của ĐTC cho việc thúc đẩy hòa giải và tình huynh đệ trên thế giới, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Trong tuần lễ hành hương, các tham dự viên đã đi qua khu phi quân sự chia cắt Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, thăm một số nơi xảy ra các cuộc đụng độ gay gắt nhất trong chiến tranh (1950-1953). Các bạn cũng được tham dự một lớp học về hòa bình.

Cùng chia sẻ với các bạn trẻ có Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng Giám mục Seoul, các giám mục phụ tá, Đức Tổng Giám mục Alfred Xuereb, Sứ thần Tòa Thánh. Nói các bạn trẻ, ĐHY nhấn mạnh: “Hòa bình là một món quà của Chúa Thánh Thần và nếu tôi không sống hòa bình, thì cả thế giới cũng không thể làm được. Cuộc hành hương sẽ giúp mỗi người tham gia sống hòa bình, suy tư về chính mình, để trở thành người mang hòa bình trong gia đình, trong cộng đoàn, trong quốc gia”. Về phần mình, ĐTGM Xuereb khuyến khích các bạn trở thành những người thợ cho hòa bình, tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, vì “lời cầu nguyện làm cho con tim rộng mở”.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

----------------------------

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - THÁNH AUGUSTINO

THÁNH AUGUSTINÔ, BC TRÍ THC CA MI THI
KRISTIE PHAN CHUYỂN
   Đối với Augustinô, người Kitô hữu phải kết hợp thành một thân thể duy nhất với Chúa Kitô.  Vả lại, cuộc sống Kitô hữu là gì, nếu không phải là mặc lấy Chúa Kitô, tái sinh trong Thiên Chúa và trong sự thăng tiến tâm linh cho đến lúc gặp gỡ Thiên Chúa mặt đối mặt?
 
1.  Hi nhân tr thành thánh nhân
 .Thánh Augustinô sinh ngày 13 tháng 11 năm 354, tại Tagaste, nay là thành phố Souk-Ahras thuộc nước Algeria, nằm phía Bắc Phi Châu.  Cha ngài là thị trưởng Patricius, thuộc gia tộc quyền quý và mẹ là Monica, một tín hữu công giáo, đạo hạnh, gương mẫu và giàu nhân đức.  Mẹ Monica đã kiên trì cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn và mở lòng người chồng và người con trai yêu quý tìm về nguồn Chân Thiện Mỹ.  Ơn Chúa rất huyền nhiệm và linh động nơi cuộc đời Augustinô.
 
   Khi còn bé, Augustinô là một cậu bé tinh nghịch, thông minh xuất chúng, nên cậu là niềm hãnh diện của ông Patricius.  Sau 16 năm sống với gia đình tại Tagaste, ngài đã được cha mẹ cho đi học về văn khoa hùng biện tại Carthage vào cuối năm 370.
 
   Thành phố Carthage là một thành đô phồn thịnh, những toà nhà nguy nga lộng lẫy, thổ dân ở đây đa số là đa thần, và lối sống cao xa dễ đưa con người vào con đường xa hoa trụy lạc.  Cuộc sống ở đô thành đã thu hút biết bao bạn trẻ, và Augustinô cũng không ngoại lệ.  Tuy con đường học vấn trổi vượt hơn các bạn học nhưng đời sống tâm linh và luân lý bị suy sụp.
    Năm 19 tuổi, Augustinô đã trở thành giáo sư triết học.  Sự thành công trong học vấn đã tạo cho ngài một chỗ đứng vững vàng trong xã hội.  Những kiến thức thâm thúy và sự khôn ngoan của triết gia Cicero đã gợi trong tâm thức Augustinô nỗi khát vọng tìm kiếm sự khôn ngoan chân thật.  Khi nghe giáo chủ của giáo phái Manikê hùng biện về giáo thuyết của họ, ngài bị thu hút và đã gia nhập giáo phái này.  Với tài hùng biện sẵn có, ngài đã thuyết phục được bao nhiêu người gia nhập vào giáo phái đó.
 
   Sau những năm theo học tại Carthage, năm 373, ngài trở về quê Tagaste, nhưng mẹ ngài không thể đón nhận một người thuộc bè phái Manikê dù đó là con trai của mình.  Nhưng tình yêu đã khiến Monica tha thứ và hết lời khuyên con trở về chính lộ.  Thời gian ở Tagaste, Augustinô đã mở lớp dạy môn khoa Ngữ Văn để kiếm tiền sinh sống.
 
   Suốt 9 năm làm tín đồ Manikê, đến năm 383, khi tròn 29 tuổi, ngài ao ước sang Ý để lập nghiệp, nhưng ý định này không được mẹ tác thành.  Tuy nhiên, ngài vẫn trốn mẹ mà đi sang thánh đô Rôma, nước Ý.  Khi đến nơi, ngài đã lâm trọng bệnh và sau khi hồi phục ngài đã mở lớp dạy chuyên khoa văn hùng biện.  Học sinh ở đây không trả lệ phí nên ngài nản lòng và bỏ dạy.  Cuối cùng, ngài xin dạy tại đại học ở Milan.  Là một giáo sư dạy triết học, ngài say mê tìm kiếm và đào sâu vào triết lý của Plato. 
 
   Năm 384-387, là giai đoạn khủng hoảng niềm tin.  Giai đoạn khủng hoảng được chấm dứt khi ngài nghe bài giảng thật huyền nhiệm của thánh Giám mục Ambrôsiô.  Phục Sinh năm 387, Augustinô được Rửa tội tại Nhà thờ Milan.  Ít lâu sau, đang khi phải chiến đấu dữ dội với những ham muốn của xác thịt, ngài đã nghe như có tiếng thúc bách từ nội tâm là hãy cầm sách Thánh lên để đọc.  Ngài mở thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Rôma: “Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương.  Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đ��ng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14).  Niềm vui và sự bình an khôn tả tràn ngập tâm hồn Augustinô và đã biến đổi cuộc đời của ngài hoàn toàn.
    Hè năm 387, Augustinô cùng với mẹ và các bạn đồng hành đến cảng Ostia.  Ít lâu sau, mẹ ngài qua đời và được chôn cất tại đây.  Năm 388, ngài trở về Tagaste.  Cùng với người bạn Alypius, ngài đã thành lập đan viện để sống chiêm niệm.  Năm 391, ngài được phong chức linh mục thành Hippo và ở đây cho đến chết.
 
Khi nhận ra Đức Kitô là nguồn ơn cứu độ, ngài đã viết rất nhiều sách để phi bác các lạc thuyết thời bấy giờ.  Năm 395, ngài được phong làm phụ tá Đức Giám mục thành Hippo.  Sau khi Đức Giám mục Valerius thành Hippo băng hà năm 396, thánh Augustinô lên kế vị.  Sự khôn ngoan và thánh thiện của ngài đã giúp cho Giáo hội Phi Châu tiến triển rất nhiều.  Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về th��n học, minh giáo và chú giải Thánh Kinh.  Trong suốt quãng thời gian làm Giám mục, ngài còn thể hiện một tinh thần khiêm tốn và tình huynh đệ bác ái tuyệt hảo đối với các linh mục dưới quyền ngài.
 
  Sau khi trở lại, thánh Augustinô sống nhưng không còn phải là ngài sống nữa, mà là Đức Kitô sống nơi ngài.  Khi mọi sự đã hoàn tất, Chúa đã gọi ngài một lần nữa qua cơn bệnh trầm trọng và đã qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo.  Ngài đã được phong thánh và được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1303.
 
   Thánh Augustinô trở lại vào năm 33 tuổi và 3 năm sau Ngài trở thành linh mục, rồi năm 41 tuổi làm giám mục.  Ngài biết Chúa và yêu Chúa tuy muộn màng nhưng thật nồng cháy “Con đã yêu mến Ngài quá muộn, ôi Đấng tốt đẹp rất cổ kính và rất tân kỳ!  Con đã yêu mến Ngài quá muộn!
 
"Này, Ngài vn trong con, mà con li ngoài con và vì thế con tìm Ngài bên ngoài; là k xu xa, con đã lăn x vào nhng vt xinh đp Ngài đã to dng nên.  Ngài đã vi con mà con li không vi Ngài.  Chính nhng vt, nếu không hin hu trong Ngài thì không bao gi hin hu, đã cm gi con xa Ngài.  Ngài đã kêu gi, đã gào thét, đã thng s điếc lác ca con.  Ngài đã soi sáng, đã chiếu ri, đã xua đui s mù lòa ca con.  Ngài đã ta mùi thơm ca Ngài ra và con đã được hít ly và đâm ra say mê Ngài.  Con đã được nếm Ngài, và đâm ra đói khát Ngài; Ngài đã đng ti con và con ước ao s bình an ca Ngài” (T thut X, 27, 38).  Ngài đã cu nguyn, đc tìm hiu Kinh Thánh và lng nghe Li Chúa nên luôn thao thc Ly Chúa, Chúa đã dng nên con cho Chúa và tâm hn con luôn khc khoi cho đến khi được yên ngh trong Chúa” (T thut I, 1, 1).
 
2.  Thánh Augustinô, bậc trí thức của mọi thời
    Thánh Augustinô để lại cho Giáo hội một kho tàng tư tưởng quý giá trong 252 cuốn sách lớn nhỏ, 509 bài giảng đủ loại, và 207 lá thư xa gần.  Những tư tưởng bất hủ của ngài thường được trích từ ba cuốn sách nổi tiếng là: Những thú nhận, Thành trì của Thiên Chúa, về Chúa Ba Ngôi.
   Nội dung tư tưởng phần lớn tập trung vào ba lãnh vực: Triết học, thần học, linh đạo.  Hình thức ngài dùng để diễn tả nội dung là rất phong phú.  Tất cả đều mang dấu ấn của một người học cao về văn chương và hùng biện.
 
Đọc những tác phẩm của thánh Augustinô, người nghiên cứu thấy: Phần, mà ngài nhận được bởi người khác, là rất đa dạng.  Phần, mà ngài tự suy nghĩ ra, là rất sâu sắc.  Ngài đã là giáo sư ở Thagaste, Carthage, Roma và Milan.  Ngài có quan hệ mật thiết với nhiều bạn bè trí thức, trong đó có thánh Ambrôsiô.
 
   Trí thức của thánh Augustinô được nhận thấy ở điểm chung này là: Say mê đi tìm sự thật, lẽ phải và đức khôn ngoan.  Đối tượng là Thiên Chúa và con người.  Sau khi đã mải miết đi tìm ở các trường phái, các trường học, các học giả, thánh nhân đã đi tìm nơi Đức Kitô.  Ngài thú nhận: Chỉ Đức Kitô mới cho ngài thấy rõ sự thực, lẽ phải và sự khôn ngoan.  Chỉ Đức Kitô mới là thầy chỉ cho ngài thấy con đường phần rỗi.  Đức Kitô dạy ngài qua gương đạo đức của mẹ ngài là thánh Monica, qua Lời Chúa và trong nội tâm sâu thẳm của ngài.  Ngài ghi lại tất cả cuộc đời thăng trầm của ngài một cách rất khiêm nhường.  Với những tư tưởng trí thức trộn vào những kinh nghiệm bản thân, thánh Augustinô đã phản bác các bè rối một cách trí thức và đạo đức.  Cũng với trí thức và đạo đức, ngài đã lập cộng đoàn tu viện ở Thagaste, đã sống đời mục vụ khi làm giám mục ở Hippone.  Tại đây, ngài cũng đã trí thức trong lối sống của ngài.
 
     Một chọn lựa đã được thánh Augustinô hay nhắc tới, đó là đời sống bên trong hơn đời sống bên ngoài.  Trong mục vụ, thánh Augustinô lo cho đời sống bên ngoài của con chiên bằng nhiều cách, nhất là bằng cách dạy bảo, cảnh báo, khuyên răn.  Nhưng điều quan trọng hơn ngài luôn cố gắng là, lo cho con chiên đi vào nội tâm mình, để gặp gỡ Đức Kitô.  Trong cố gắng ấy, ngài thường nhấn mạnh đến đời sống phục vụ trong yêu thương, tình nghĩa theo gương Đức Kitô.  Chính Đức Kitô mới là Đấng dạy dỗ nội tâm và đổi mới con người bên trong.  Vì thế, mục đích sau cùng, mà ngài nhắm tới trong mọi bài giảng, là dẫn con người đến với Đức Kitô.
 
Thánh Augustinô là niềm tự hào của giáo phận Hippone, của Hội Thánh Phi châu, của Hội Thánh toàn cầu.
 
Nếu nhìn Hội Thánh Việt Nam qua gương trí thức của ngài, chúng ta sẽ thấy mình còn nhiều điều phải cố gắng thêm.
     Bước đầu của trí thức là biết nhận thấy vấn đề.  Trong lãnh vực tư tưởng cũng như trong lãnh vực đời sống, trí thức vẫn là một tiếng gọi.  Dù đối thoại, dù đối kháng, chúng ta cần phải trí thức.  Nhất là trí thức Phúc Âm.  Những chọn lựa đạo đức, nếu thiếu chiều sâu trí thức, sẽ khó có thể làm cho Chúa được vinh quang trên đất nước Việt Nam hôm nay một cách hữu hiệu và lâu bền.
 
 Việt Nam hôm nay và ngày mai, trí thức đang và sẽ phát triển ở mọi tầng lớp.  Trí thức cũng đang được khát khao ngay ở thôn quê bình dân nghèo túng.
 
Ước mong Công giáo Việt Nam khi hiện diện và đồng hành, sẽ không thiếu một đội ngũ trí thức tầm cỡ đi đầu.  Vừa trí thức trong đạo, vừa trí thức ngoài đời.  Khối trí thức ấy sẽ sát cánh kề vai với các trí thức xã hội, để cùng với tất cả đồng bào, xây dựng quê hương chung là Việt Nam yêu mến của chúng ta.  Chúng ta thành khẩn dâng lên Chúa mong ước trên đây với tâm tình cầu nguyện khiêm cung. (x. Vietcatholic 27-8-2010, nhân lễ kính thánh Augustinô, suy nghĩ về trí thức; ĐGM Bùi Tuần)
3.  “Giám mc vì anh ch em, Kitô hu vi anh ch em
 
    Cho anh chị em, tôi là Giám mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận, tước hiệu thứ hai là của ân sủng.  Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước hiệu sau nói lên ơn cứu độ.
 
     Thánh Augustinô đã sống một đời sống cầu nguyện liên lỉ, không ngừng đào sâu những người dự tòng chuẩn bị bí tích Rửa Tội, những người bị mất phương hướng luân lý viết thư xin ngài chỉ giáo, những giáo lý viên chán nản, những linh mục mất định hướng thần học…Kinh Thánh.  Kinh nguyện trong cộng đoàn giúp ngài thêm mạnh mẽ.  Sự ân cần của ngài đối với mọi người luôn là một huyền thoại:
   Đối với Augustinô, người Kitô hữu phải kết hợp thành một thân thể duy nhất với Chúa Kitô.  Vả lại, cuộc sống Kitô hữu là gì, nếu không phải là mặc lấy Chúa Kitô, tái sinh trong Thiên Chúa và trong sự thăng tiến tâm linh cho đến lúc gặp gỡ Thiên Chúa mặt đối mặt?
 
Cầu Nguyện
Ôi thánh Augustinô ngàn đời hạnh phúc.
Thiên Chúa đã chọn Ngài để trở thành mục tử của Hội Thánh.
 
Thiên Chúa đã ban cho Ngài đầy tinh thần Khôn ngoan và thông hiểu. 
Suốt đời, Ngài đã tìm kiếm Thiên Chúa với cả con tim thổn thức của mình. 

Trong đức tin, với lòng tín thác, tình yêu và sự bền chí, chúng con kêu cầu Ngài vì Ngài là cha chúng con: 
Xin giúp chúng con được củng cố trong đức tin, đức cậy và đức mến. 
Xin giúp chúng con biết noi gương Ngài luôn khát khao Thiên Chúa là nguồn mạch của sự khôn ngoan đích thực. 
Xin cũng giúp chúng con tìm thấy sự nghỉ an trong Thiên Chúa, chủ thể tình yêu vĩnh cửu mà thôi. Amen.
 
(Lời nguyện trong tuần cửu nhật chuẩn bị Năm Thánh của Tiểu chủng viện Thánh Augustinô-Koupélà).
 Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
THÁNH AUGUSTINO.jpg
 
 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

Con tàu bệnh viện của Đức thánh cha Phanxicô mang Lời Chúa, chăm sóc sức khỏe đến cho khu vực Amazon
 
Thanh Quảng sdb
17/Aug/2019
Con tàu bệnh viện của Đức thánh cha Phanxicô mang Lời Chúa, chăm sóc sức khỏe đến cho khu vực Amazon
.

Đức thánh cha Phanxicô đã gửi thư chúc mừng tới con tàu bệnh viện phát xuất từ Tổng Giáo Phận Belém de Pará ở Ba tây (Brazil) và đang tiến về vùng Amazon.
Theo tin Vatican thi con tàu bệnh viện mang tên Đức thánh cha Phanxicô đã phát xuất từ Tổng giáo phận Belem và chuẩn bị bắt đầu làm việc cho các khu vực thuộc các làng mạc trong vùng Amazon, những nơi mà chỉ có thể tiếp cận được bằng đường sông.
Trong một buổi lễ ra mắt tàu, Đức thánh cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự vui mừng hân hoan của ngài với những ai tham gia vào chuyến tầu bệnh viện, và mời tất cả hãy cùng nhau tạ ơn Chúa. Con tàu bệnh viện sẽ mang Lời Chúa và cung cấp những chăm sóc về sức khỏe cho những người nghèo khổ nhỏ bé nhất, sống rải rác dọc theo những con sông dài cả nghìn cây số tại vùng Amazon.

Đáp lại lời mời gọi của Chúa
Đáp laại những thao thức của Thượng hội đồng các Giám mục vùng Amazon, Đức thánh cha Phanxicô cho hay con tàu bệnh viện này là một lời đáp lại những lời mời gọi của Chúa, Người tiếp tục sai phái các môn đệ của mình ra đi loan báo Tin mừng Nước Chúa và chữa lành các bệnh tật. Thực tế, Đức Thánh Cha cho hay: Sứ mệnh đầu tiên của con tàu bệnh viện mới này là mang lại sức sống dồi dào mà Chúa Giêsu thương ban cho tất cả mọi người nam nữ trên toàn cầu.
Trong bức thư của mình, Đức thánh cha Phanxicô đã nhắc lại một lần nữa hình ảnh Giáo hội là một bệnh viện chữa lành cho tha nhân, chào đón tất cả mọi người không phân biệt hay đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì!

Dấu hiệu của đức tin và sự đoàn kết
Như Đức Giêsu, khi đi trên mặt nước, Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió im lắng hầu củng cố niềm tin cho các tông đồ. Đức thánh cha cho hay con tàu bệnh viện này sẽ mang lại sự chữa lành tinh thần cũng thể chất và sự bình an trước những biến động của những người nghèo đói túng cực, bị bỏ mặc cho số phận hẩm hiu của họ .
Đức Thánh Cha kết thúc bức thư của mình bằng một lời cảm ơn tới Đức cha Bernardo Bahlmann của Óbidos (Brazil), người đã cùng với các giáo sĩ trong Giáo phận đề xướng ra sáng kiến này để nói lên niềm tin và sự hiệp thông trong toàn Giáo hội.
 
 
Bài có liên quan
17/08/2019
17/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
15/08/2019
15/08/2019
16/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
13/08/2019
13/08/2019
12/08/2019
12/08/2019
11/08/2019
10/08/2019
10/08/2019
10/08/2019
09/08/2019

© 2018 - VietCatholic Network - Designed by J.B. Đặng Minh An

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -VIỆT NAM VÀ TÒA THÁNH

Vatican và Việt Nam thoả thuận lập văn phòng đại diện tông toà thường trú tại Việt Nam
 
Trần Mạnh Trác
23/Aug/2019
Vatican, ngày 23 tháng 8 năm 2019 ( CNA ). - Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam, họp tại Vatican trong tuần qua, công bố đã đạt được thỏa thuận thành lập một đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam.

Một vị đại diện cho Đức Giáo Hoàng, cư ngụ thường trú, được coi là một bước trung gian trong quan hệ ngoại giao, trước khi có một vị Khâm Sứ chính thức.

Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Cuộc họp thượng đỉnh ngày 21-22 tháng 8 vừa qua là cuộc họp thứ tám của nhóm làm việc, trước đó đã họp tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2018.

Từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một vị đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam. Tại cuộc họp năm ngoái (2018) tại Hà Nội, các phái đoàn đã đồng ý sẽ nâng cấp đại diện này từ không thường trú thành thường trú.

Theo tuyên bố chung hôm nay (ngày 23 tháng 8,) nhóm làm việc Tòa Thánh-Việt Nam đã thảo luận về các quy định nhằm củng cố một thỏa thuận như vậy, và việc thành lập một văn phòng càng sớm càng hay.

Trong cuộc họp, Tòa Thánh cũng đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhà nước đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Như đã cam kết tiếp tục cải thiện một chính sách nhất quán về tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Hai bên cũng cam kết tiếp tục đối thoại dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc đã được hai bên thống nhất về các mối quan hệ song phương. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hơn nữa các liên hệ, bao gồm cả các cấp độ cao, theo lời tuyên bố.

Phái đoàn Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin và Ngoại Trưởng cuả Toà Thánh Tổng Giám mục Paul Gallagher.

Cầm đầu phái đoàn Toà Thánh là Đức Ông. Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao cuả Vatican, và phiá Việt Nam là ông Tô Anh Dũng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam.

Hiện nay đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam đang được vị Khâm Sứ cuả Singapore đảm tránh, là Tổng giám mục Marek Zalewski.

Người Công Giáo chiếm khoảng 7% trong dân số 97 triệu ở Việt Nam. Tôn giáo chính là Đạo Ông Bà, theo sau là Phật giáo.

Luật tự do tôn giáo cuả Việt Nam đã được bàn thảo từ năm 2013, sau khi hiến pháp Việt Nam được sửa đổi. Luật pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng cho mọi người, và chính thức bảo đảm tự do tôn giáo.

Tuy nhiên, các cộng đồng Công Giáo vẫn phải chịu đựng một số hạn chế dưới chế độ cộng sản.

Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, các điều kiện tự do tôn giáo ở nước này vào năm 2019 đã suy thoái so với năm 2018, và mặc dù có những cải thiện nhỏ, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo.

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -REFLECTION 20TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
    Aug 17 at 9:15 AM
     
     
    hinh.jpg

     

                       NO PEACE WITHOUT CHANGE OF HEART  

                                     Sunday 19 August 2019

        TWENTIETH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C                           

            REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 12: 49-53)

                 NO PEACE WITHOUT CHANGE OF HEART

    A tough message that we hear from Jesus in the Gospel today! ‘Do you suppose that I am here to bring peace on earth?’ Well, wasn’t that the message that the angels announced on the night he was born – ‘Peace on earth to people of good will’? But here he’s saying, not peace, but division –division especially within families. What are we to make of it all?

    Jesus may in fact have come to bring peace but it is no simple matter for that peace to be received. His message calls for conversation of heart. It challenges deep seated views and comfortable arrangements – especially social arrangements that privilege a few people while many other miss out.

    Bringing God’s peace to the world will mean for Jesus conflict with the authorities of his people and ultimately death on a cross. It is only after he has emerged from that conflict, victorious in resurrection on the third day, that he will say to his shattered disciples, ‘Peace be with you’ (Luke 24:36).

    So there is a cost to being a peace-bringer to a world that may long for peace but not be prepared to confront the cost that true peace requires.

    Even the most basic human institutions are not exempt from the challenge that following Jesus’ way requires. Saint Francis of Assisi and many other saints who, like him, followed Jesus in a radical way, had to break with their families in so doing. It’s that sort of challenge that Jesus is being clear about in the Gospel.

    Brendan Byrne, SJ

    Change My Heart Oh God - Don Moen(with Lyrics):

    https://www.youtube.com/watch?v=B5BdxEf3EgY

     

                Change My Heart Oh God  

     

    song.jpg