Ngày 21.01.2016, Phòng báo chí Tòa Thánh đã phổ biến Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Trong thư, Đức Thánh Cha quyết định thay đổi thành phần những người được rửa chân trong Thánh Lễ Tiệc Ly chiều thứ năm tuần thánh, thay vì “các người đàn ông” thành “những người trong số tất cả các thành phần dân Chúa”.
Thể theo quyết định của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 06.01.2016 đã ban hành Sắc Lệnh In Missa in Cena Domini áp dụng thay đổi nêu trên. Ngoài Sắc Lệnh này, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích còn ban hành Văn bản giải thích Sắc lệnh In Missa in Cena Domini. Văn bản này được Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, thư ký Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích ký tên. Lịch sử, ý nghĩa thần học và những áp dụng mục vụ liên quan tới nghi thức rửa chân được trình bày rất rõ trong văn bản này.
Ba bản văn nêu trên được đăng trên website chính thức của Tòa Thánh (vatican.va). Để tiện cho việc tìm hiểu, xin chuyển ngữ sang tiếng Việt cả ba bản văn này. Xin cũng trìnhbày một vài điểm chính yếu và một số gợi ý áp dụng mục vụ liên quan tới nghi thức rửa chân.
1. Ý nghĩa thần học:
Diễn tả sự khiêm hạ, yêu thương và phục vụ. Khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu bày tỏ sự khiêm hạ dành cho các môn đệ của Ngài5 và ‘tình yêu đến cùng’ để cứu độ nhân loại6. “Tình yêu của Ngài ôm ấp hết thảy mọi người. Tất cả mọi người được mời gọi sống theo mẫu gương của Ngài. Hãy làm như Ngài đã làm cho chúng ta” (x. Ga 13,14-15)7. Cách riêng, đối với hàng giáo sỹ, “khi cử hành nghi thức này, các giám mục và các linh mục được mời gọi trở nên giống Chúa Giêsu, ‘Đấng đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ’ (Mt 20,28), và được tình yêu ‘đến cùng’ (Ga 13,1) thúc đẩy, hiến thân cho phần rỗi của toàn thể nhân loại”.
2. Lịch sử:
Việc rửa chân đã được thực hiện từ rất xa xưa trong lịch sử Giáo Hội với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng tóm lại có hai hình thức chính sau đây: Cử hành ngoài Thánh Lễ và trong Thánh Lễ, ngoài Thánh Lễ từ thế kỷ VII đến năm 1955, và trong Thánh Lễ từ năm 1955 đến nay.
3. Tính bó buộc:
Trước hết, nghi lễ rửa chân không có tính cách bắt buộc. Liên quan tới Thánh Lễ Tiệc Ly, luật phụng vụ viết như sau: “Sau bài giảng, sẽ cử hành ghi thức rửa chân, nếu lý do mục vụ khuyên nên làm”10. Đức Thánh Cha Phanxicô không thay đổi quy định này. Theo quy định này, các mục tử, nếu thấy việc rửa chân phù hợp với hoàn cảnh thực tế cộng đoàn.
Xem Sách Lễ Rôma, bản dịch tiếng Việt của Ủy ban phung tự, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, năm 1992, số 6, trang 255.
Xem Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Đức Hồng Y Robert Sarah Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí của mình, và nếu việc rửa chân mang lại những giá trị thiêng liêng diễn tả được ý nghĩa thần học của việc rửa chân, thì các ngài nên thực hiện nghi lễ này.
5 Sắc lệnh In Missa in cena Domini.
6 Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Đức Hồng Y Robert Sarah.
7 Bản giải thích Sắc lệnh In Missa in cena Domini.
8 Sắc lệnh In Missa in cena Domini.
9 Xem Bản giải thích Sắc lệnh In Missa in cena Domini.
10. Xem Sách Lễ Rôma, số 5, trang 255.
4. Người được rửa chân
Về giới tính. Nên biết, con số “12 người đàn ông” là những người được rửa chân, mới được đưa vào quy định từ năm 1955, thời Đức Giáo Hoàng Piô XII. Sách lễ Rôma 1970 tiếp tục duy trì giới tính nam cho những người được rửa chân: “Các người giúp lễ sẽ hướng dẫn những người đàn ông đã được tuyển chọn …”. Theo quyết định mới của Đức Thánh Cha Phanxicô và của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, những người được rửa chân không còn giới hạn trong giới tính nam nữa. Trong Thư gửi Đức Hồng Y Robert Sarah, Đức Thánh Cha viết: “Kể từ nay, các vị mục tử của Giáo Hội có thể chọn những người được tham dự vào nghi thức rửa chân trong số tất cả các thành phần dân Chúa”. Thể theo quyết định của Đức Thánh Cha trong Sắc Lệnh In Missa in Cena Domini, Đức Hồng Y Robert Sarah triển khai quyết định của Đức Thánh Cha cách rõ ràng: “Các mục tử có thể chọn một nhóm nhỏ các tín hữu đại diện các thành phần dân Chúa. Nhóm nhỏ ấy có thể gồm cả đàn ông lẫn phụ nữ, người trẻ, người già, người lành mạnh và bệnh nhân, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân”.
Khi áp dụng quy định mới, nên biết, mặc dù nữ giới có thể được chọn để rửa chân, nhưng Tòa Thánh không bắt buộc phải chọn nữ giới, vì bản văn nói “các mục tử có thể chọn….” chứ không nói, các mục tử phải chọn. Cho nên, các người được chọn (giới tính, số lượng, thành phần…) phải làm sao phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cộng đoàn, và việc rửa chân phải thực sự mang lại hoa trái thiêng liêng cho đời sống đức tin của cộng đoàn, thay vì gây xáo trộn, chia rẽ, bàn tán, gương xấu…
Về con số 12. Như đã nên trên, con số 12 người được rửa chân cũng mới được đưa vào quy định từ năm 1955, thời Đức Giáo Hoàng Piô XII. Trước năm 1955, số người được rửa chân không được xác định. Sách lễ Rôma 1970 tiếp tục duy trì giới tính nam cho những người được rửa chân, theo quy định của Đức Piô XII, nhưng không duy trì số lượng 12 người. Theo quy định hiện hành, số lượng người cũng không được xác định, chỉ nói “một nhóm nhỏ”. “Một nhóm nhỏ”, như vậy không có chuyện rửa chân cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ Tiệc Ly hay rửa chân cho cả trăm người. Một nhóm từ dăm bảy người tới dưới hai chục người vốn được coi là nhóm nhỏ. Về con số, có thể chọn một vài con số có ý nghĩa biểu tượng Kitô giáo, như số 7 – biểu thị sự viên mãn, 12 – các chi tộc dân Israel hoặc 12 Tông Đồ, 14 – hai lần con số 7…
Giuse Đào Hữu Thọ chuyển dịch