7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TỨ 13-2

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 13-2-2019

 

 

Kinh Lạy Cha - Bài 6: "Không có chữ 'tôi' trong 'Kinh Lạy Cha'"

 

 

"Việc cầu nguyện thực sự là việc cầu nguyện được thực hiện trong chốn sâu thẳm của lương tâm, của cõi lòng:

bất khả thấu dò nhưng chỉ có Thiên Chúa biết - Thiên Chúa và tôi".

 

Pope Francis during the weekly General Audience

 

"Nơi cội nguồn của việc đối thoại với Thiên Chúa là một cuộc đối thoại thầm lặng, như một cái ngắm nhìn giữa hai con người yêu thương nhau: con người và Thiên Chúa: những cái ngắm nhìn của chúng ta, đó là cầu nguyện".

 

Pope Francis prays at his Wednesday general audience Feb. 13, 2019. Credit: Daniel Ibanez.

 

"Việc nhìn ngắm Thiên Chúa và việc để mình được Thiên Chúa đoái nhìn: đó là cầu nguyện"

 

Pope Francis during the General Audience

 

"Đâu là chữ bị thiếu vắng trong 'Kinh Lạy Cha' chúng ta đọc hằng ngày?

Để khỏi mất giờ, tôi muốn nói chữ 'tôi' là chữ bị thiếu vắng. 'Tôi' là chữ hoàn toàn không có".

 

 

 

"Trong việc đối thoại với Thiên Chúa không có chỗ đứng cho cá nhân chủ nghĩa.

Không có chuyện khoa trương các vấn đề của chúng ta như thể chỉ có một mình chúng ta chịu khổ trên trần gian này".

 

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Chúng ta tiếp tục loạt bài của chúng ta để học biết cầu nguyện cho tốt đẹp hơn như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Chúng ta cần phải cầu nguyện như Người đã dạy chúng ta thực hiện. Người đã nói rằng: khi các con cầu nguyện thì hãy âm thầm vào phòng của mình, xa khỏi thế giới, và hướng lên Thiên Chúa bằng cách gọi Ngài là "Cha!" Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Người không được sống như những kẻ giả hình, kẻ cầu nguyện một cách nghênh ngang nơi các Công trường để được dân chúng ca ngợi (cf Mt 6:5). Chúa Giêsu không muốn những gì là giả hình. Việc cầu nguyện thực sự là việc cầu nguyện được thực hiện trong chốn sâu thẳm của lương tâm, của cõi lòng: bất khả thấu dò nhưng chỉ có Thiên Chúa biết - Thiên Chúa và tôi. Cần phải tránh lánh lầm lẫn: không thể nào sống vờ vịt với Thiên Chúa được. Không thể nào. Trước nhan Thiên Chúa chẳng một thứ lừa đảo nào có tác dụng hết; Thiên Chúa biết chúng ta, trần trụi trong lương tâm, và chúng ta chẳng thể nào giả vờ được. Nơi cội nguồn của việc đối thoại với Thiên Chúa là một cuộc đối thoại thầm lặng, như một cái ngắm nhìn giữa hai con người yêu thương nhau: con người và Thiên Chúa: những cái ngắm nhìn của chúng ta, đó là cầu nguyện. Việc nhìn ngắm Thiên Chúa và việc để mình được Thiên Chúa đoái nhìn: đó là cầu nguyện. "Thế nhưng thưa cha, con không nói một lời nào..." Hãy ngắm nhìn Thiên Chúa và hãy để Ngài nhìn anh chị em: Đó là cầu nguyện, một lời cầu nguyện tuyệt vời!

Tuy nhiên, mặc dù việc cầu nguyện của người môn đệ này là những gì hoàn toàn bảo mật, nhưng nó không bao giờ mang tính cách "tĩnh tịch". Trong thâm cung của lương tâm mình, người Kitô hữu không lìa bỏ thế giới ở bên ngoài cửa phòng của mình, mà là ấp ủ những con người cùng với các hoàn cảnh trong tâm can của mình, các vấn đề của họ, rất nhiều sự, tất cả đều được đưa vào việc cầu nguyện.

Có một cái thiếu vắng đặc biệt trong bản văn của "Kinh Lạy Cha". Giả như tôi hỏi anh chị em cái thiếu vắng đặc biệt ấy trong bản văn của "Kinh Lạy Cha" là gì? Thì cũng không dễ trả lời đâu. Một chữ bị thiếu vắng. Tất cả anh chị em nghĩ xem: cái gì bị thiếu vắng ở "Kinh Lạy Cha?"

 Hãy nghĩ xem cái bị thiếu vắng là gì. Một chữ thôi, một chữ mà trong thời đại của chúng ta - nhưng có lẽ là bao giờ cũng thế - được hết mọi người coi trọng. Đâu là chữ bị thiếu vắng trong "Kinh Lạy Cha" chúng ta đọc hằng ngày? Để khỏi mất giờ, tôi muốn nói chữ "tôi" là chữ bị thiếu vắng. "Tôi" là chữ hoàn toàn không có. Chúa Giêsu dạy cầu nguyện trên môi miệng của con người trước hết là chữ "You", vì việc cầu nguyện của Kitô giáo là một việc đối thoại: danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện". Chứ không phải tên tôi, nước tôi, ý tôi. Không phải "tôi", không được như thế. Thế rồi sang đến "Chúng tôi / chúng con". Tất cả phần thứ hai của "Kinh Lạy Cha" đều được biến cách thành ngôi thứ nhất số nhiều: "xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, và chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ". Ngay cả những điều yêu cầu tối căn bản của con người - chẳng hạn yêu cầu cho có được của ăn để giảm bớt đói khổ - tất cả đều ở số nhiều. Trong lời cầu của Kitô giáo, không ai xin bánh cho bản thân mình: Xin cho con lương thực hằng ngày - không - cho chúng con, họ nài xin cho tất cả mọi người, cho tất cả những người nghèo khổ trên thế giới này. Không được quên điều ấy, chữ "tôi" là chữ bị thiếu vắng. Người ta cầu nguyện với "you" và với "us". Đó là giáo huấn tốt lành của Chúa Giêsu; đừng quên giáo huấn này.

Tại sao? - vì trong việc đối thoại với Thiên Chúa không có chỗ đứng cho cá nhân chủ nghĩa. Không có chuyện khoa trương các vấn đề của chúng ta như thể chỉ có một mình chúng ta chịu khổ trên trần gian này. Không có lời cầu nguyện nào được dâng lên Thiên Chúa mà không phải là lời cầu nguyện của một cộng đồng những người anh em và chị em, cộng đồng "chúng ta": chúng ta ở trong cộng đồng; chúng ta là anh chị em; chúng ta là thành phần cầu nguyện, "chúng ta". Có lần một vị tuyên úy nhà tù đã hỏi tôi rằng: "Thưa cha, xin cho con biết chữ nào ngược với chữ 'tôi'"? Và tôi chân thành đáp "You". "Đó là khởi điểm của chiến tranh. Tiếng ngược lại với 'tôi' là 'chúng ta', một chữ chứa đựng hòa bình, tất cả với nhau". Đó là một giáo huấn tốt đẹp tôi đã nhận được từ vị linh mục ấy. Trong việc cầu nguyện, người Kitô hữu mang lấy tất cả mọi khó khăn của những con người sống chung quanh họ: khi màn đêm buông xuống, họ thưa cùng Thiên Chúa những nỗi sầu thương họ đã trải qua trong ngày hôm đó: họ trình bày trước nhan Ngài nhiều bộ mặt, thân thương cũng như hận ghét, họ không tẩy chay những người ấy như là những gì phân tâm nguy hiểm. Nếu người ta không nhận thức được rằng chung quanh họ có rất nhiều người đang đau khổ, nếu người ta không cảm động trước nước mắt của người nghèo và trở thành quen thuộc với tất cả mọi sự thì có nghĩa là lòng của họ... ra sao? Đã bị tàn héo ư? Không, còn tệ hơn nữa, nó là thứ lòng chai dạ đá. Trong trường hợp này, cần phải nài xin Chúa hãy chạm đến chúng ta bằng Thần Linh của Ngài và làm cho lòng chúng ta trở nên mềm mại. "Lạy Chúa, xin hãy làm cho cõi lòng của con mềm lại". Đó là một lời cầu nguyện tuyệt vời. "Lạy Chúa, xin làm cho con biết mềm lòng. Nhờ đó con có thể cảm thông và đảm trách tất cả mọi trục trặc, mọi sầu thương của người khác".Chúa Kitô đã không băng ngang qua các khốn khổ của thế giới này mà không động lòng: mỗi lần Người thấy được cảnh lẻ loi cô độc, nỗi đớn đau về thân xác hay tinh thần, Người đều tỏ ra hết sức cảm thương, như thâm cung của một người mẹ. "Nỗi cảm thương" này - chúng ta đừng quên chính lời này của Kitô giáo: cảm thương - nó là một trong những lời then chốt của Phúc Âm: nó là những gì thúc đẩy Người Samaritano Nhân Lành tiến đến với người bị thương nạn bên lề đường, ngược lại với những kẻ khác có một trái tim cứng cỏi.

Chúng ta có thể tự vấn xem khi tôi cầu nguyện, tôi có hướng bản thân mình tới tiếng kêu của rất nhiều người gần xa hay chăng? Hay là tôi nghĩ cầu nguyện như là một thứ gây mê, để có thể được tĩnh lặng hơn? Tôi nêu lên vấn đề như thế; mỗi người tự trả lời lấy. Trong trường hợp ấy, tôi sẽ trở thành nạn nhân của một lầm lẫn kinh khủng. Lời cầu nguyện của tôi chắc chắn không còn là một lời cầu nguyện của Kitô giáo nữa, vì cái "chúng tôi", được Chúa Giêsu dạy chúng ta, ngăn cản tôi cảm thấy an bình, và khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm với anh chị em của tôi. 

Có những người rõ ràng là không tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu lại khiến chúng ta cầu cho họ, cũng chỉ vì Thiên Chúa đang tìm kiếm những con người này hơn hết. Chúa Giêsu không đến cho kẻ lành mạnh mà là cho bệnh nhân và tội nhân (cf. Lk 5:31) - tức là cho tất cả mọi người, vì ai nghĩ rằng họ là kẻ lành mạnh thực tế lại chẳng phải như thế. Nếu chúng ta hoạt động cho công chính thì chúng ta đừng cảm thấy mình ngon hơn người khác: Chúa Cha là Đấng làm cho mặt trời mọc lên cho cả kẻ lành người dữ (cf. Mt 5:45). Chúa Cha yêu thương tất cả mọi người! Chúng ta hãy học từ Thiên Chúa là Đấng luôn làm lành cho tất cả mọi người, ngược lại với chúng ta là kẻ có thể tốt lành với một số người nào đó, với ai chúng ta thích.

Hỡi những người anh am và chị em, những vị Thánh nnân và tội nhân, tất cả chúng ta đều là anh em được cùng một Cha yêu thương. Khi đời về đêm, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu thương, về việc chúng ta đã yêu thương ra sao. Không phải chỉ bằng một thứ tình yêu cảm giác, mà là bằng tấm lòng cảm thương và cụ thể, theo qui luật của Phúc Âm - đừng quên điều ấy! - "Các con làm điều ấy cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta đây là các con làm cho chính Ta" (Mt 25:40). Chúa đã phán như thế. Xin cám ơn anh chị em.

 

https://zenit.org/articles/pope-at-general-audience-on-jesus-way-to-pray-full-text/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

 ------------------------------

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - CAC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP

Đức Phanxicô gửi thông điệp cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất: “đức tin vào Thiên Chúa hợp nhất chứ không chia rẽ”
 
Vũ Văn An
31/Jan/2019


Theo tin Zenit, ngày 31 tháng 1, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ngỏ một sứ điệp video với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, trong đó, ngài nhấn mạnh “Tôi sung sướng vì đây là cơ hội Chúa ban cho tôi để, trên lãnh thổ thân yêu của các bạn, tôi viết một trang sử mới trong các mối liên hệ giữa các tôn giáo, xác nhận rằng chúng ta là anh chị em dù có khác nhau”.

Ngài ca ngợi đất nước của họ như “một lãnh thổ tìm cách trở thành mẫu mực của việc sống chung, tình huynh đệ và gặp gỡ nhân bản giữa các nền văn minh và văn hóa khác nhau, nơi nhiều người tìm được nơi an toàn để làm việc và sống tự do, với lòng tôn trọng sự đa dạng”.

Sau đây là nguyên văn thông điệp của Đức Phanxicô dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:

Nhân dân Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thân mến,
Al Salamu Alaikum / Chúc bình an ở với các bạn!

Tôi rất vui khi, trong một vài ngày tới, tôi được đến thăm đất nước của các bạn, một vùng đất đang tìm cách trở thành một mô hình của chung sống, của tình huynh đệ nhân bản và của cuộc gặp gỡ giữa các nền văn minh và văn hóa đa dạng, nơi nhiều người tìm thấy nơi an toàn để làm việc và sống tự do, với lòng tôn trọng sự đa dạng.

Tôi hân hoan được gặp một dân tộc biết sống hiện tại nhưng hướng về tương lai. Sheikh Zayed, người sáng lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, người được tưởng nhớ cách danh dự, đã rất đúng khi tuyên bố: Sự giàu có thực sự không chỉ hệ ở tài nguyên vật chất; sự giàu có thực sự của quốc gia hệ ở những con người biết xây dựng tương lai của quốc gia họ... Những con người mới là sự giàu có thực sự”.

Tôi nhiệt liệt cảm ơn Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed bin Sultan Al Nahyan, người đã mời tôi tham dự cuộc gặp gỡ tôn giáo với chủ đề “tình anh em nhân bản”. Và tôi biết ơn các nhà chức trách khác của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì sự hợp tác tuyệt vời của họ, lòng hiếu khách quảng đại của họ và sự chào đón huynh đệ cao quý đã đuợc cung hiến cách cao thượng làm cho chuyến thăm này trở nên khả hữu.

Tôi cảm ơn người bạn và là người anh em thân yêu của tôi, Đại Giáo Sĩ của Al-Azhar, Tiến sĩ Ahmed Al-Tayeb và những người đã hợp tác trong việc chuẩn bị cuộc gặp gỡ này, vì sự can đảm và ý chí của họ để khẳng định rằng đức tin vào Thiên Chúa hợp nhất thay vì chia rẽ, nó mang chúng ta lại gần nhau hơn ngay trong sự khác biệt, khiến chúng ta tránh xa sự thù địch và ác cảm.

Tôi rất vui vì cơ hội này được Chúa ban cho tôi để, trên mảnh đất thân yêu của các bạn, tôi viết một trang sử mới trong mối liên hệ giữa các tôn giáo, xác nhận rằng chúng ta là anh chị em dù chúng ta khác nhau.

Tôi hân hoan chuẩn bị để được gặp và chào đón “eyal Zayid fi dar Zayid / con trai của Zayid tại nhà của Zayid”, một lãnh thổ thịnh vượng và hòa bình, một lãnh thổ của mặt trời và hòa hợp, một lãnh thổ chung sống và gặp gỡ!

Cảm ơn các bạn rất nhiều, và hẹn gặp lại! Hãy cầu nguyện cho tôi!
----------------------------------

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -NGÀY GIỚI TRẺ PANAMA

Giáo Hội mong muốn nói lên bộ mặt thật của đất nước Panama
 
Thanh Quảng sdb
21/Jan/2019
Panama: Giáo Hội mong muốn nói lên bộ mặt thật của đất nước Panama, một trong số các quốc gia ‘bất bình đẳng nhất’ ở Châu Mỹ La-tinh



Theo Thông tấn xã Zenit cho hay “Ngày Giới trẻ Thế giới 34 này” (WYD), Giáo Hội Công Giáo ở Panama quyết tâm bộc lộ gương mặt thật, luôn bị che giấu của đất nước. Khi một người nước ngoài đến Panama, người ta tưởng mình đang ở Dubai, nhưng đó chỉ là mặt nổi, Đức Tổng Giám Mục Jose Domingo Ulloa của Giáo phận Thủ đô Panama phát biểu. Bình luận của Ngài được tổ chức “Nâng đỡ Giáo hội nghèo” công bố vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 vừa qua.

Quốc gia Trung Mỹ này, có khoảng 4 triệu dân, hơn 80% là người Công Giáo, đang chuẩn bị tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 22 đến 27 tháng 1 năm 2019.

Một trong sáu quốc gia bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La-tinh

Theo Ngân hàng Thế giới, Panama là một trong sáu quốc gia có sự bất bình đẳng lớn nhất ở Châu Mỹ La-tinh và là một trong mười quốc gia có sự bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới. Đức Tổng Giám Mục UlYa mong muốn ĐHTTG 2019 này sẽ là dịp để thế giới biết về bộ mặt thật của đất nước chúng tôi. Tháng 11 năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục UlYa, một thành viên của Hội Dòng Thánh Augustinô, đã nhận sự giúp đỡ từ tổ chức của Văn phòng yểm trợ Giáo hoàng cho các giáo phận thiếu thốn (ACN) trợ giúp Giáo phận Panama.

Bên cạnh những đại lộ rộng rãi thoáng mát của thủ đô, san sát các cửa hàng sang trọng, các tòa nhà chọc trời bằng kính, các ngân hàng, và các công ty dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ của con kênh đào nổi tiếng Panama, nói lên sự giàu sang dành cho giới thượng lưu giàu có.

Đức Tổng Giám Mục Panama cho hay: Đất nước Panama có hai bộ mặt: Theo tài liệu công bố vào năm 2015 thì tại đất nước này chỉ 10% dân số là thượng lưu giàu nhất với những thu nhập cao gấp 37 lần so với 10% những người cùng đinh của đất nước. Những số liệu này cho chúng ta thấy sự bất công xã hội và mức độ bất bình đẳng cao mà người dân chúng tôi đang phải chịu đựng.

Thành Phố Panama tân thời


Một trong sáu quốc gia bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La-tinh

Số phận hẩm hiu của những người dân Phi châu không có tiếng nói! Tổ tiên họ là những nô lệ Châu Phi được bán qua Panama trong các thế kỷ 15 và 16, hoặc những người từ gốc Antilles đến làm việc tại Kênh đào Panama vào thế kỷ 20. Những người này phải chịu những cảnh nghèo khổ và thiệt thòi. Họ sống trong các khu dân cư ổ chuột mệnh danh là khu Phi châu hay khu những người mestizos.

Ngoài ra, Panama có bảy nhóm dân tộc bản địa chiếm khoảng 10-12% dân số hoặc nửa triệu người. Một phần đáng kể của dân autochthonous này sống trong một những túp lều lụp xụp và bị loại trừ ra ngoài lề xã hội.

Tình trạng sức khỏe của những người bản địa này có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao gấp ba lần so với những người khác và họ cũng chẳng được đến trường lớp gì cả! Do đó, dân số bản địa này không có cơ hội làm các công việc được trả lương cao, vì xã hội Panama thực chất là một xã hội bị nô lệ bởi các dịch vụ.

Panama không phải là một Thụy Sĩ thuộc Trung Mỹ

Nhìn bề ngoài, người ta tưởng đây là một đất nước Panama rất sang giầu. Họ so sánh chúng tôi với nước Thụy Sĩ văn minh nằm ở Trung Mỹ, nhưng chúng tôi thua họ xa vì có tới 40% người dân số đang làm những việc vô danh tiểu tốt. Thật sự Panama là một đất nước chưa được phát triển, trong khi quốc tế lại coi Panama là một quốc gia phát triển, như Maribel Jaen, thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tòa Tổng Giám mục trình bầy cho Thánh Bộ “Cứu giúp các giáo Hội cần thiết” ACN.

Khu ổ chuột tại Panama


Về phần mình, Đức cha Ochogavia, thuộc Giáo phận Kuna Yala, cho hay sự khác biệt trong Giáo phận của Ngài: Người dân đa số thất nghiệp, luôn bị tai tiếng về nguồn gốc của mình khi đi xin việc. Nhiều gia đình, họ chỉ có một bữa ăn hàng ngày, không có nước sạch mà dùng và cũng chẳng được chăm sóc về y tế. Một số nơi chỉ có một nhà vệ sinh cho hai mươi gia đình! Những người dân này sống trong một cái vòng luẩn quẩn không có hy vọng.

Thử thách sẽ là ngày tiếp theo

Đối với các giám mục của Panama thì sức mạnh của Giáo hội tại Panama là giáo dân và những ảnh hưởng của WYD mà họ sẽ được cảm nhận được! Nhiều người trẻ tham gia vào những tổ chức sự biến cố này. Những người dấn thân cho Đại hội, không chỉ có người Công Giáo; mà còn có những người trẻ ngoài Công Giáo tham dự! WYD là một ơn phước cho giới trẻ, nhưng cũng là một cơ hội cống hiến việc làm cho nhiều người trẻ.

Đức Tổng Giám Mục Ulloa hy vọng rằng ngày Giới trẻ năm nay (WYD) quy tụ 400.000 người trẻ tham gia, sẽ là cơ hội làm sống lại và đào sâu Giáo lý vế triết lý Xã hội của Giáo hội, bởi vì, theo Ngài, Giáo hội ở Panama chỉ có 6 giáo phận, một giám quản tông tòa, và một giám quản truyền giáo đang cần được đổi mới sâu sắc.

Đức Tổng Giám Mục Panama mong rằng những cảm nghiệm của Ngày Giới trẻ Thế giới mà giới trẻ tham dự sẽ làm phong phú hóa sự hiểu biết của họ trước giáo huấn xã hội của Giáo hội qua những ứng dụng điện toán thời đại do Ủy ban Giới trẻ Giáo phận, với sự trợ giúp từ Ủy Ban Trợ Giúp Giáo Hội cần thiết của Tòa Thánh làm cho những người trẻ thấu triệt bằng chính ngôn ngữ của họ, trả lời cho những thắc mắc của họ, hầu họ có thể cam kết dấn thân theo lý tưởng của niềm tin Kitô giáo.
------------------------------------

ĐỜI SỐNG MỜI TRONG THẦN KHÍ -GIẢNG LỄ BẾ MẠC GIỚI TRẺ PANAMA

ĐTC PHANXICÔ

 NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXXIV - 2019

 Ở PANAMA TRUNG MỸ CHÂU

 

Apostolic Journey of the Holy Father to Panama, 34th World Youth Day (23-28 January 2019)

 Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

Sáng Chúa Nhật

 

Giảng Lễ Bế Mạc

  

"Cái giờ đây của Thiên Chúa. Nó trở thành cái hiện tại nơi Chúa Giêsu:

nó có một dung nhan, nó là xác thể.

Nó là tình yêu thương xót không đợi chờ những trường hợp lý tưởng hay hoàn hảo để tỏ mình ra,

cũng không chấp nhận những thoái thác về việc tỏ hiện của mình".

 Pope Francis celebrating the concluding Mass of the World Youth Day at Metro Park in Panama City, Jan. 27, 2019.

 "Nó là thời điểm của Thiên Chúa,

một thời điểm làm cho hết mọi tình trạng và hết mọi nơi trở nên vừa chính đáng lại vừa thích đáng.

Nơi Chúa Giêsu, cái tương lai được hứa hẹn bắt đầu mở màn và trở thành cuộc sống".

 2019-01-23-viaggio-apostolico-a-panama-1548599029896.JPG

"Các bạn trẻ thân mến, các bạn không phải là tương lai cho cái giờ đây của Thiên Chúa"

 

"Tất cả mọi người đều gắn mắt vào Người. Và Người bắt đầu nói cùng họ rằng: 'Hôm nay, đoạn Thánh Kinh này đã được nên trọn như quí vị nghe thấy" (Luca 4:20-21).

Bằng những lời ấy, Phúc Âm cho thấy khởi điểm thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu. Sứ vụ này được bắt đầu ở trong một hội đường là nơi đã thấy Người lớn lên; Người đã ở giữa hàng xóm láng giềng Người quen biết, và thậm chỉ có lẽ cả một số "giáo lý viên" khi Người còn nhỏ đã dạy Người Lề Luật nữa. Đó là một giây phút quan trọng trong cuộc đời của Vị Sư Phụ này: một con trẻ đã được giáo dục và lớn lên trong cộng đồng ấy, đã đứng lên trước cử tọa để công bố và thực hiện giấc mơ của Thiên Chúa. Một lời được loan báo trước kia chỉ như là một lời hứa hẹn về tương lai, thế nhưng, bấy giờ, trên môi miệng của Chúa Giêsu, có thể được nói ở thể hiện tại, như thể nó trở thành một thực tại: 'Hôm nay, nó đã được nên trọn'.

Chúa Giêsu mạc khải cho thấy cái giờ đây của Thiên Chúa (the now of God), Đấng đến gặp gỡ chúng ta và kêu gọi chúng ta tham phần vào cái giờ đây "loan truyền tin mừng cho người nghèo khó... mang lại tự do cho những ai bị giam cầm, và phục quang cho người mù lòa, giải thoát những ai bị áp bức, loan báo năm hồng ân Chúa" của Ngài (Luca 4:18-19). Đó là cái giờ đây của Thiên Chúa. Nó trở thành cái hiện tại nơi Chúa Giêsu: nó có một dung nhan, nó là xác thể. Nó là tình yêu thương xót không đợi chờ những trường hợp lý tưởng hay hoàn hảo để tỏ mình ra, cũng không chấp nhận những thoái thác về việc tỏ hiện của mình. Nó là thời điểm của Thiên Chúa, một thời điểm làm cho hết mọi tình trạng và hết mọi nơi trở nên vừa chính đáng lại vừa thích đáng. Nơi Chúa Giêsu, cái tương lai được hứa hẹn bắt đầu mở màn và trở thành cuộc sống.

Vào lúc nào? Bây giờ đây. Tuy nhiên, không phải là hết mọi người đã nghe đều cảm thấy được mời gọi hay được kêu gọi cả đâu. Không phải là tất cả cư dân ở Nazarét đã sẵn lòng tin tưởng vào một con người mà họ đã quen biết và đã từng thấy lớn lên, và là vị bấy giờ mời gọi họ hãy nhận ra một giấc mơ từng được chờ mong từ lâu. Chẳng những thế mà họ còn "nói rằng 'Đó không phải là người con của Giuse hay sao?'" (Luca 4:22).

Điều này cũng có thể xẩy ra cho cả chúng ta. Chúng ta không phải bao giờ cũng tin rằng Thiên Chúa làm sao lại khả dĩ cụ thể và bình thường như thế chứ, gần gũi và thực hữu như vậy chứ, Ngài lại càng không thể nào trở nên hiện tại và hoạt động qua một ai đó như là một người hàng xóm, một người bạn bè, một người thân quyến. Chúng ta không luôn tin rằng Chúa có thể mời gọi chúng ta làm việc và cùng chân lấm tay bùn với Người trong Vương Quốc của Người một cách giản dị và mộc mạc như thế. Khó chấp nhận được "tình yêu của Thiên Chúa có thể trở thành cụ thể và hầu như có thể nghiệm thấy trong lịch sử nơi tất cả những thăng trầm nhức nhối và rạng ngời của nó" ( BENEDICT XVI, General Audience, 28 September 2005).

Chúng ta cũng thường hay tác hành như thành phần hàng xóm ở Nazarét, đó là chúng ta thích một Vị Thiên Chúa xa vời: đẹp đẽ, thiện hảo, quảng đại nhưng xa cách, một Vị Thiên Chúa không thuận lợi cho chúng ta. Vì một vị Thiên Chúa gần gũi hằng ngày, một người bạn và anh em, đòi chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh chung quanh mình, các sự vụ hằng ngày và nhất là tình huynh đệ. Thiên Chúa đã không muốn tỏ mình ta như là một thiên thần hay một cách hoành tráng nào đó, mà là cống hiến cho chúng ta một gương mặt huynh đệ và thân tình, cụ thể và quen thuộc. Thiên Chúa là Đấng thực hữu vì tình yêu là những gì hữu thực; Thiên Chúa là Đấng cụ thể vì tình yêu là những gì cụ thể. Thật vậy, "việc tỏ hiện cụ thể của tình yêu là một trong những yếu tố thiết yếu trong đời sống của Kitô hữu" (BENEDICT XVI, Homily, 1 March 2006).

Chúng ta cũng có thể gặp phải nguy cơ như thành phần hàng xóm láng giềng ở Nazarét, khi mà trong các cộng đồng của chúng ta Phúc Âm cần phải được cụ thể sống động. Chúng ta bắt đầu nói: Thế nhưng những con người trẻ này, chúng không phải là con cái của Maria, của Giuse, chúng không phải là những người anh chị em hay sao? Những con người ấy không phải là đám trẻ chúng ta đã thấy lớn lên hay sao? Cái con người đó không phải là kẻ đã ném banh làm vỡ cả cửa kính hay sao? Những gì được xuất phát như thể ngôn sứ và việc loan truyền vương quốc của Thiên Chúa đều bị trở thành thường tình và xoàng xĩnh. Những nỗ lực thường tình hóa lời Chúa vẫn cứ xẩy ra hằng ngày.

Giới trẻ thân mến, cả các bạn nữa cũng có thể cảm nghiệm thấy điều ấy, bất cứ khi nào các bạn nghĩ rằng sứ vụ của các bạn, ơn gọi của các bạn, ngay cả chính đời sống của các bạn, là một thứ hứa hẹn xa vời trong tương lai, chẳng có gì liên hệ với hiện tại. Làm như thể còn trẻ trung thì chẳng khác gì như là một thứ phòng đợi, nơi chúng ta ngồi đây đó cho đến khi được kêu gọi. Và "trong thời gian chờ đợi", thành phần người lớn chúng tôi, hay ngay cả các bạn đang sáng chế ra một thứ tương lai được niêm ấn một cách ngon lành, không có vấn đề gì, mọi sự đều an toàn, bảo đảm và "chắc ăn". "Một thứ hạnh phúc tín tạo / a make-believe hapiness". Thế là chúng tôi "trấn an" các bạn, chúng tôi làm các bạn tê liệt một cách thầm kín, không hỏi han hay đặt vấn đề; và "trong thời gian chờ đợi ấy" những giấc mơ của các bạn bị mất đi tính chất hăng say, chúng bắt đầu xẹp xuống và trở nên ảm đạm, nhỏ mọn và não nề (cf. Palm Sunday Homily, 25 March 2018). Chỉ vì chúng tôi nghĩ, hay các bạn nghĩ, rằng cái giờ đây của các bạn chưa tới, rằng các bạn còn quá trẻ để tham gia vào việc mơ tưởng về tương lai và hoạt động cho tương lai.

Một trong những hoa trái của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới vừa qua xuất phát từ việc có thể gặp gỡ, và nhất là có thể lắng nghe nhau. Tính chất phong phú của việc đối thoại liên thế hệ, tính chất phong phú của việc trao đổi và giá trị của việc nhận thức được rằng chúng ta cần lẫn nhau, rằng chúng ta cần phải hoạt động để tạo nên những thông hào và những khoảng trống phấn khích việc mơ tưởng về tương lai và hoạt động cho tương lai, bắt đầu từ hôm nay. Điều này tạo nên một khoảng trống chung, không phải một cách cô lập mà là song hành bên nhau. Một khoảng trống không phải tự nhiên mà có, hay nhờ thắng xổ số mà được, nhưng là một khoảng trống các bạn cũng cần phải chiến đấu cho bằng được.

Các bạn trẻ thân mến, các bạn không phải là tương lai cho cái giờ đây của Thiên Chúa. Ngài mời gọi các bạn và kêu gọi các bạn ở trong các cộng đồng và các thành phố hãy đi đến gặp ông bà của các bạn, các vị lão thành của các bạn; hãy đứng lên và cùng với họ hãy lên tiếng và nhận ra cái giấc mơ Chúa đã mơ tưởng về các bạn.

Không phải là ngày mai mà là giờ đây, vì kho tàng của các bạn ở đâu thì lòng các bạn cũng ở đó (cf. Mt 6:21). Các bạn phải lòng bất cứ một điều gì thì nó sẽ chiếm đoạt chẳng những trí tượng tượng của các bạn mà còn chi phối hết mọi sự nữa. Nó sẽ là những gì làm cho các bạn chỗi dậy ban sáng, những gì làm cho các bạn ra đi vào những lúc mệt mỏi, những gì mở lòng các bạn ra và làm cho các bạn đầy những ngỡ ngàng, hoan hỉ và biết ơn. Hãy nhận thức rằng các bạn có một sứ vụ và say yêu; đó là những gì sẽ quyết định tất cả mọi sự (cf. PEDRO ARRUPE, S.J., Nada es más práctico). Chúng ta có thể chiếm hữu hết mọi sự, nhưng nếu chúng ta thiếu mất cái đam mê yêu thương này chúng ta sẽ chẳng có gì hết. Chúng ta hãy để cho Chúa làm cho chúng ta say mê yêu thương!

Với Chúa Giêsu không có vấn đề "trong thời gian chờ đợi", mà chỉ là một tình yêu thương xót muốn chiếm đoạt và cai trị cõi lòng của chúng ta. Người muốn là kho tàng của chúng ta, vì Người không phải là thứ "trong thời gian chờ đợi", một khoảng thời gian trong đời sống hay một cái mốt nhất thời qua đi; Người là tình yêu quảng đại đang mời gọi chúng ta hãy trao phó bản thân chúng ta.

Người là tình yêu cụ thể, gần gũi, thực hữu. Người là niềm vui hoan lạc, xuất phát từ việc chọn lựa và tham phần vào mẻ cá lạ lùng của niềm hy vọng và bác ái, tình đoàn kết và huynh đệ, bất chấp ánh mắt bị bại liệt và đang bại liệt do bởi sợ hãi và bị loại trừ, bởi suy đoán và mạo dụng.

Anh chị em thân mến, Chúa và sứ vụ của Ngài không phải là một thứ "trong thời gian chờ đợi" ở cuộc đời chúng ta, một cái gì đó tạm thời; nó là đời sống của chúng ta!

Đặc biệt là qua những ngày này, tiếng xin vâng của Mẹ Maria đã được dạo lên như là một thứ nhạc nền. Mẹ chẳng những đã tin vào Thiên Chúa và vào những lời hứa của Ngài như là một cái gì đó khả dĩ, Mẹ còn tin chính Thiên Chúa và dám thưa "xin vâng" để tham dự vào cái giờ đây của Chúa. Mẹ đã cảm thấy Mẹ có một sứ vụ; Mẹ cảm thấy say yêu là yếu tố định đoạt hết mọi sự.

Như ở trong hội đường Nazarét, Chúa đứng lên một lần nữa giữa chúng ta là thành phần bạn hữu và quen thuộc của Người; Người cầm lấy sách mà nói với chúng ta rằng "Hôm nay, đoạn Thánh Kinh các bạn vừa nghe đã được ứng nghiệm" (Luca 4:21).

Các bạn có muốn sống trọn tình yêu của các bạn một cách cụ thể hay chăng? Chớ gì tiếng "xin vâng" của các bạn tiếp tục là cái cổng vào cho Thánh Linh để Ngài cống hiến chúng ta một Lễ Hiện Xuống mới cho thế giới và cho Giáo Hội.       

(Đôi lời tạ từ....)

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-01/pope-francis-panama-wyd-2019-concluding-mass-homily.html

Mời xem video về Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXIV - 2019

Holy Mass for World Youth Day

---------------------------------

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -

                     PRESENT AND PRESENCE FEAST OF EPIHANY - C

                     

At Christmas time we give presents to different people. Different people give presents to us. What's it all about? It all goes back to the story of the wise men going to Bethlehem, falling down on their knees, and offering the best gifts they could afford to the Baby King.

 

But Christmas is not just about giving presents. It’s more about being present, i.e. sharing ourselves with warmth, affection and sincerity. The quality of our personal presence is everything. In practice, gift-giving may sometimes be aimed more at keeping on side and keeping the peace than being really present. In fact, gift-giving may at times be part of the commercialisation of Christmas instead of an expression of unconditional love.

 

In contrast, the wise men are completely single-minded and sincere in their gift-giving. Their gifts are expressions of their respect, reverence, gratitude and love for the child. Their gifts are given with no strings attached, no conditions, and no mixed motives.

 

The flaws in our gift-giving may make us feel that the whole business of exchanging Christmas presents should be abolished, and that the commercialisation of Christmas should be restrained and restricted, if not eliminated altogether.

 

If and when we think such thoughts, it may help to remember that the commercialisation and consumerism of Christmas is somewhat necessary. Were it a completely spiritual celebration, hundreds of small businesses would go to the wall. Thousands of factory workers making bon-bons, trees, chocolates, decorations, cards and toys, would find themselves unemployed.

 

It may also be helpful to remember that if people did not spend money on gifts to family and friends at Christmas, their consciences would not be roused to make donations to the poor and needy at this special time of giving and sharing. (Many charities, in fact, experience a big boost at Christmas time).

 

Despite the limits and flaws in our gift-giving, it’s important to both keep the practice alive and to purify it of its worst excesses. It's particularly important to the lives of children. The good news is that while they are attracted to receiving e.g., a gift of an I-Pad or shiny new roller-blades, they are also attracted to the Crib and to the story of the baby lying there clothed in rags. Their hearts are touched by the plight of his parents who are so poor that they can offer him nothing but their protection and affection.

 

In fact, children very easily get the message that this is a story of love. They appreciate the humanity of the Holy Family, their struggles and their sacrifices, to bring to the human race the Light of the Nations.

 

The story of the visit to the Crib by the Wise Men is a story of giving and receiving. It speaks of how gifts express love between persons, and of how gifts given with love bind people together. But it is not simply about the giving of things - in this case gold, frankincense, and myrrh - but the giving of persons, the sharing of selves.

 

In celebrating Epiphany we are celebrating the greatest manifestation of goodness there has ever been, that of God's love for us. For it was out of love, that God the Father gave us the Son, and gave him to be our Light, our Saviour, our King and our Joy. The poet John Betjeman has written of this precious gift from God:

 

A present that cannot be priced

Given two thousand years ago.

Yet if God had not given so

He still would be a distant stranger

And not the Baby in the manger.

 

Jesus, then, is the celebrity we are celebrating. He’s the reason for the season, the Twelve Days of Christmas. So, as a beautiful carol puts it: ‘JOY, JOY, FOR CHRIST IS BORN, THE BABE, THE SON OF MARY!

 

As our Eucharist continues then, I suggest that we make a special point of giving thanks for the coming of Jesus Christ into our lives. May we acknowledge with sincerity that he is the most valuable present we have ever received! May we also in return renew the gift of our whole selves, our whole lives, to both God himself and to the people who need us most!

 

Fr Brian Gleeson

 

We Three Kings with Lyrics | Christmas Carol & Song Children Love to Sing:

https://www.youtube.com/watch?v=jBwL3y-Wlms

-----------------------------