7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

DỜI SỐNG MÓI TRONG THẦN KHI -SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH

Chính trị mà tốt đẹp thì phục vụ hòa bình

 

 

Pope Francis

 

"Chính trị mà tốt đẹp thì phục vụ hòa bình.

Nó tôn trọng và cổ võ các quyền lợi căn bản của con người,

các thứ quyền lợi đồng thời bao gồm cả các thứ trách nhiệm hỗ tương,

giúp tạo nên một mối liên hệ về lòng tin tưởng và lòng biết ơn giữa thế hệ hiện tai và tương lai".

 

 

 

"Hòa bình là ở chỗ tôn trọng từng người, cho dù họ là ai,

tôn trọng luật pháp và công ích,

tôn trọng môi sinh được ký thác cho chúng ta chăm sóc cũng như

tôn trọng sự phong phú của truyền thống luân lý được thừa hưởng từ các thế hệ trước".

 

 

1- "Bình an cho nhà này"!

Khi sai các môn đệ của mình đi truyền giáo, Chúa Giêsu đã nói với các vị rằng: "Các con vào bất cứ nhà nào thì trước tiên hãy nói 'Bình an cho nhà này!' Và nếu nhà đó có con cái của sự bình an thì bình an của các con sẽ ở với họ, bằng không, nó sẽ trở về với các con" (Luca 10:5-6).

Việc mang lại bình an là tâm điểm nơi sứ vụ của các môn đệ Chúa Kitô. Bình an ấy được cống hiến cho  tất cả mọi con người nam nữ đang mong đợi hòa bình, giữa những thảm họa và bạo lực hằn dấu lịch sử của con người (Cf. Lk 2:14). "Ngôi nhà" được Chúa Giêsu nói tới đây là hết mọi gia đình, cộng đồng, xứ sở và lục địa, nơi tất cả mọi tính chất đa dạng và lịch sử của nó. Trước hết và trên hết nó là chính mỗi một cá nhân con người, không phân biệt hay kỳ thị. Thế nhưng nó đồng thời cũng là "ngôi nhà chung", tức là thế giới, nơi Thiên Chúa đã đặt để chúng ta ở đó và là nơi chúng ta được kêu gọi để chăm sóc và vun trồng.

Bởi thế mà lời chào đầu năm mới của tôi đó là: "Bình an cho nhà này!"

2- Cái thách đố của thứ chính trị tốt đẹp

Hòa bình giống như niềm hy vọng được thi sĩ Charles Péguy tán tụng (Cf. Le Porche du mystère de la deuxième vertu, Paris, 1986). Nó giống như một bông hoa tinh tế đang cố gắng triển nở nơi mảnh đất sỏi đá của bạo lực. Chúng ta biết rằng nỗi khát vọng quyền lực với bất cứ giá nào là những gì gây ra lạm dụng và bất côngChính trị là một phương tiện thiết yếu để xây dựng cộng đồng cùng các cơ cấu của nhân loại, thế nhưng khi đời sống chính trị không trở thành một hình thức để phục vụ toàn thể xã hội, nó có thể biến thành phương tiện đàn áp, loại trừ, thậm chí hủy diệt.

Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng "nếu ai muốn làm đầu thì họ cần phải trở nên người rốt bét trong mọi người và là đầy tớ của mọi người" (Marco 9:35). Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: "việc đảm nhận một cách nghiêm cẩn chính trị ở các cấp độ khác nhau - địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế - đó là việc khẳng định nhiệm vụ của mỗi một cá nhân trong việc thừa nhận thực tại và giá trị của tự do được cống hiến cho họ để hoạt động cùng một lúc cho thiện ích của thành phố, quốc gia và toàn thể nhân loại" (Apostolic Letter Octogesima Adveniens

 

 [14 May 1971], 46).

Bởi thế, vai trò chính trị và trách vụ chính trị là những gì liên lỉ thách thức tất cả những ai được kêu gọi phục vụ xứ sở của họ trong việc hết sức cố gắng bảo vệ những ai sống ở đó và tạo nên những điều kiện cho một tương lai xứng đáng và công bằng. Nếu được thực thi bằng việc tôn trọng nền tảng đối với sự sống, tự do và phẩm giá của con người, thì đời sống chính trị mới có thể thực sự trở nên một hình thức bác ái trổi vượt.

3- Đức bác ái và các nhân đức nhân bản: căn bản của chính trị là để phục vụ nhân quyền và hòa bình

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận rằng "hết mọi Kitô hữu được kêu gọi để thực hiện đức bác ái một cách tương xứng với ơn gọi của mình và tùy theo mức độ ảnh hưởng mà họ có được nơi thành đô / pólis... Một khi được tác động bởi đức bác ái, việc dấn thân vì ích chung cho một giá trị cao cả hơn là một vị thế thuần trần tục và chính trị có được... Hoạt động trần thế của con người, khi được đức bác ái gợi hứng và nâng đỡ thì góp phần vào việc xây dựng cái thành đô hoàn vũ của Thiên Chúa, một thành đô là đích điểm của lịch sử gia đình loài người" (Encyclical Letter Caritas in Veritate

 

 [29 June 2009], 7). Đó là bản thảo chuơng mà tất cả mọi chính trị gia, bất kể văn hóa hay tôn giáo của mình, có thể đồng ý, nếu họ muốn cùng nhau hoạt động cho thiện ích của gia đình nhân loại, và thực thi những nhân đức nhân bản ấy, giúp duy trì tất cả mọi hoạt động chính trị lành mạnh: công bằng, bình đẳng, tương kính, thành thực, lương thiện, trung tín.

Về vấn đề này, thật là hữu ích khi nhắc lại "Các Phúc Đức của Chính Trị Gia", được ĐHY Việt Nam Phanxicô Nguyễn Văn Thuận liệt kê, một chứng nhân trung thành với Phúc Âm qua đời năm 2002:

Phúc cho chính trị gia có một cảm quan cao quí và sâu xa ý thức được vai trò của mình.

Phúc cho chính trị gia tỏ ra cho thấy bản thân khả tín.

Phúc cho chính trị gia hoạt động cho công ích chứ không cho tư lợi của mình.

Phúc cho chính trị gia biết một mực nhất trí.

Phúc cho chính trị gia hoạt động cho mối hiệp nhất.

Phúc cho chính trị gia nỗ lực hoàn thành những gì cần phải sâu xa thay đổi.

Phúc cho chính trị gia biết lắng nghe.

Phúc cho chính trị gia không biết sợ hãi.

(Cf. Address at the “Civitas” Exhibition-Convention in Padua: “30 Giorni”, no. 5, 2002)

Hết mọi cuộc tuyển chọn hay tái tuyển chọn, cũng như hết mọi giai đoạn của đời sống chính trị, đều là một cơ hội để trở về với những cứ điểm chính yếu làm nên công lý và luật lệ. Một điều chắc chắn đó là chính trị mà tốt đẹp thì phục vụ hòa bình. Nó tôn trọng và cổ võ các quyền lợi căn bản của con người, các thứ quyền lợi đồng thời bao gồm cả các thứ trách nhiệm hỗ tương, giúp tạo nên một mối liên hệ về lòng tin tưởng và lòng biết ơn giữa thế hệ hiện tai và tương lai.

4- Các thói xấu chính trị

Đáng buồn thay, cùng với những nhân đức của mình, chính trị cũng có những thói xấu nữa, gây ra do bởi thiếu khả năng cá nhân, hay bởi những khiếm khuyết nơi hệ thống và các cơ cấu của nó. Hiển nhiên là các thứ thói xấu ấy nói chung làm cho uy tín chính trị bị tác hại, bao gồm cả những quyết định cùng hoạt động của những ai tham gia chính trị. Những thói xấu gặm nhắm lý tưởng của một nền dân chủ chân chính này khiến cho đời sống công chúng không được hài lòng và đe dọa mối hòa hợp xã hội. Chúng ta nghĩ đến tình trạng băng hoại ở các hình thức khác nhau của nó: nào là biển thủ các nguồn lợi chung, nào là khai thác các cá nhân con người ta, nào là chối bỏ các quyền lợi, nào là coi thường các qui tắc cộng đồng, nào là chiếm thủ bất chính, nào là chứng tỏ quyền lực bằng võ lực hay độc đoán vị quốc, nào là chối từ việc từ bỏ quyền lực. Chúng ta còn có thể thêm vào đó nào là bài ngoại, nào là chủng tộc chủ nghĩa, nào là chẳng quan tâm gì đến môi trường thiên nhiên, nào là tước đoạt các nguồn nhiên liệu vì lợi ích mau chóng, nào là coi thường những con người buộc phải sống lưu vong.

5- Chính trị mà tốt đẹp thì cổ võ việc tham phần của giới trẻ và tin tưởng vào người khác.

Khi mà việc thực thi quyền lực chính trị chỉ nhắm đến chỗ bảo vệ lợi lộc của một số nhỏ cá nhân đặc biệt nào đó thì tương lai bị tổn thương và giới trẻ có thể đi đến chỗ mất lòng tin tưởng, vì chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội không còn cơ hội để giúp vào việc xây dựng tương lai. Thế nhưng thứ chính trị cụ thể nuôi dưỡng tài năng của giới trẻ và các khát vọng của chúng, thì bình an nẩy nở nơi ánh mắt của chúng và trên khuôn mặt của chúng. Nó trở thành như một thứ bảo đảm đầy tin tưởng mà rằng "tôi tin tưởng vào quí vị và cùng với quí vị tôi tin tưởng" rằng tất cả chúng ta có thể cùng nhau hoạt động cho công ích. Chính trị mà tốt đẹp thì phục vụ hòa bình nếu nó thể hiện nơi việc nhận biết được các tặng ân và các khả năng của từng cá nhân"Còn gì đẹp hơn là một bàn tay giơ ra chứ? Tức là Thiên Chúa muốn bàn tay cống hiến và nhận lãnh. Thiên Chúa không muốn bàn tay sát hại (cf. Gen 4:1ff), hay bàn tay giáng họa, mà là chăm sóc và giúp đáp cho đời. Cùng với tấm lòng của chúng ta và trí thông minh của mình, cả đôi tay của chúng ta cũng có thể trở thành phương tiện đối thoại" (BENEDICT XVI, Address to the Authorities of Benin

, Cotonou, 19 November 2011).

Hết mọi người có thể đóng góp viên đá của mình vào việc xây dựng ngôi nhà chung này. Đời sống chính trị đích thực, được đặt nền tảng nơi luật lệ cũng như nơi các mối liên hệ thẳng thắn và công bằng giữa các cá nhân, thì cảm nghiệm thấy đổi mới bất cứ khi nào chúng ta xác tín rằng hết mọi con người nam nữ và thế hệ biết ôm ấp những gì là hứa hẹn của những năng lực mới về liên hệ, tri thức, văn hóa và tinh thần. Thứ tin tưởng ấy chẳng bao giờ lại là chuyện dễ dàng đạt được, vì các mối liên hệ của con người thì phức tạp, nhất là trong thời đại của chúng ta đây, đang hằn lên một thứ khí hậu bất tin tưởng bắt nguồn từ nỗi sợ hãi kẻ khác hay những kẻ xa lạ, hoặc từ mối lo âu về mối an toàn bản thân. Thảm thay, nó cũng xẩy ra ở lãnh vực chính trị nữa, nơi những thái độ loại trừ, hay những hình thức chủ nghĩa dân tộc đặt lại vấn đề tình huynh đệ là những gì rất cần đối với thế giới toàn cầu hóa của chúng ta đây. Ngày nay, hơn bao giờ hết, xã hội của chúng ta cần "các nhà tiểu công nghệ hòa bình", thành phần có thể trở thành những sứ giả và chứng nhân đích thực của Thiên Chúa Cha, Đấng muốn thấy gia đình nhân loại được thiện ích và hạnh phúc.

6- Chối bỏ chiến tranh và chiến thuật sợ hãi

Một trăm năm sau Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt, lúc chúng ta nhớ lại giới trẻ bị chết trong các trận chiến ấy và cảnh thường dân trở nên tan hoang, chúng ta ý thức hơn bao giờ hết về bài học kinh hoàng được cống hiến bởi các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn: hòa bình không bao giờ chỉ có thể là mức quân bằng giữa quyền lực và sợ hãi. Việc đe dọa người khác là hạ thấp họ xuống thân phận của các sự vật và chối bỏ phẩm giá của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta muốn lập lại rằng việc leo thang dọa nạt và việc phát triển bất khả kiểm soát các thứ vũ khí, là những gì phản luân lý và việc tìm kiếm hòa bình đích thực. Nỗi kinh hoàng xâm chiếm những ai mềm yếu nhất là những gì góp phần vào tình trạng lưu vong của cả khối dân chúng muốn tìm kiếm một nơi bình an nào đó. Các bài diễn từ chính trị có khuynh hướng đổ lỗi cho hết mọi sự dữ nơi thành phần di dân và lấy đi niềm hy vọng của người nghèo là những gì bất khả chấp. Trái lại, cần phải tái khẳng định rằng hòa bình là ở chỗ tôn trọng từng người, cho dù họ là ai, tôn trọng luật pháp và công ích, tôn trọng môi sinh được ký thác cho chúng ta chăm sóc cũng như tôn trọng sự phong phú của truyền thống luân lý được thừa hưởng từ các thế hệ trước.

Chúng ta đặc biệt nghĩ đến tất cả những trẻ em hiện đang sống ở những vùng xung đột, và tất cả những ai đang hoạt động để bảo vệ đời sống của mình cũng như để bênh vực các quyền lợi của mình. Cứ 1 trong 6 trẻ em trong thế giới chúng ta bị ảnh hưởng bởi bạo lực chiến tranh, hay bởi các tác dụng của chiến tranh, ngay cả khi các em không ghi danh đầu quân làm thứ lính con nít, hoặc bị giữ làm con tin bởi các nhóm vũ trang. Chứng từ của những ai hoạt động để bênh vực các em cũng như phẩm vị của các em là những gì quí báu nhất cho tương lai của nhân loại.

7- Một dự án cao cả của hòa bình

Vào những ngày này, chúng ta đang mừng kỷ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, được thừa nhận sau Thế Chiến Thứ Hai. Theo chiều hướng này, chúng ta cũng nên nhớ lại nhận định của Đức Giáo Hoàng Gioan XXXIII: "Việc con người nhận thức về các quyền lợi của mình dẫn họ tới chỗ bất khả tránh là nhìn nhận cả các nhiệm vụ của họ nữa. Việc sở hữu các quyền lợi này bao gồm cả nhiệm vụ áp dụng các quyền lợi ấy, vì các quyền lợi này là những gì thể hiện một thứ phẩm giá bản vị của con người. Và việc sở hữu các quyền lợi này cũng bao gồm cả việc họ nhìn nhận và tôn trọng các quyền lợi người khác" (Encyclical Letter Pacem in Terris

 [11 April 1963], ed. Carlen, 24).

Hòa bình thực sự là hoa trái của một dự án cao cả về chính trị, được đặt nền tảng trên mối tương trách và liên thuộc giữa con người. Thế nhưng nó cũng là một thách đố đòi phải được tiếp tục một cách mới mẻ hơn. Nó cần có một tấm lòng và một tâm hồn hoán cải; nó bao gồm cả nội tâm và cộng đồng; nó có 3 chiều kích bất khả phân ly:

hòa bình với bản thân, bằng cách loại trừ những gì là bất khả uyển chuyển, giận dữ và bất nhẫn; như lời của Thánh Phanxicô Salêsiô nói là hãy tỏ ra "một chút dịu dàng với mình" để cống hiến "một chút ngọt ngào cho người khác";

hòa bình với người khác: đó là các phần tử trong gia đình, bạn hữu, kẻ xa lạ, người nghèo và người khổ đau, bằng cách không sợ gặp gỡ họ và lắng nghe những gì họ cần nói;

hòa bình với tất cả mọi tạo vật, bằng cách tái nhận thức được tính chất cao cả của tặng ân Chúa ban, cùng với trách nhiệm chung riêng của chúng ta, như thành phần cư ngụ trên thế giới này, thành phần công dân và là kiến tạo viên tương lai.

Nền chính trị hòa bình, bằng ý thức và sâu xa quan tâm đến hết mọi trường hợp khiến con người bị tổn thương, bao giờ cũng có thể xuất hứng từ Ca Vịnh Ngợi Khen, thánh vịnh của Đức Maria, Mẹ của Chúa Kitô Cứu Thế và là Nữ Vương Hòa Bình, đã hát lên nhân danh toàn thể nhân loại: "Ngài đoái thương đến những ai kính sợ Ngài qua mọi thế hệ. Ngài đã vung cánh tay ra oai quyền lực; Ngài đã đánh tan người kiêu ngạo với những ý nghĩ kiêu căng của họ. Ngài đã hạ người quyền hành xuống khỏi tòa cao, và đã nâng người hèn mọn lên;... vì Ngài đã nhớ lại lới hứa hẹn thương xót của Ngài, lời hứa hẹn Ngài đã thực hiện với cha ông chúng ta và con cái của các vị cho đến muôn đời" (Luca 1:50-55).

Tại Vatican ngày 8/12/2018

Phanxicô

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/peace/documents/papa-francesco_20181208_messaggio-52giornatamondiale-pace2019.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC MỜI NGƯỜI NGHÈO

ĐGH mời người nghèo dự tiệc mừng lễ Giáng Sinh.
 
Nguyễn Long Thao
14/Dec/2018
Văn phòng Bác Ái của Tòa Thánh loan báo Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ mời một nhóm người nghèo đến ăn trưa do các vận động viên thể thao thuộc lực lượng cảnh sát tài chánh Ý bảo trợ và phục vụ.

Thay mặt Đức Giáo Hoàng, ông Almoner Chủ Sự Phòng Bác Ái và Đức Hồng Y Konrad Krajewski, đã mời những người nghèo đến ăn trưa mừng lễ Giáng sinh vào ngày 18 tháng 12.

Tài trợ cho bữa tiệc này là Tập đoàn Thể Thao Lửa Vàng (Gruppo Sportivo Fiamme Gialle ) thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Tài Chính Ý có trụ sở ở Castelporziano, gần bờ biển.

Bữa tiệc sẽ được tổ chức tại nhà ăn của Caritas Tòa Thánh

Các vận động viên thể thao sẽ nấu ăn, phục vụ bữa trưa và tặng quà cho khách trong bầu không khí vui tươi gia đình

Được biết Cơ quan Cảnh Sát Tài Chánh thuộc thẩm quyền của Bộ Kinh tế và Tài chính Ý, có trách nhiệm truy tố các tội phạm tài chính, buôn lậu, buôn bán ma túy bất hợp pháp.

Văn phòng Bác Ái Tòa Thánh thường tổ chức bữa tiệc chia sẻ với người nghèo vào các dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.

Nguyễn Long Thao
-------------------------------
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - PHEP LẠ BÁNH NHIẾU CHO 3000 GIA ĐÌNH

“Phép lạ hóa bánh ra nhiều” trợ giúp 3000 gia đình nghèo ở Indianapolis

Một gia đình nghèo tham dự Thánh lễ Ngày Thế giới người nghèo tại Vatican (AFP or licensors)

Để trợ giúp 3000 gia đình nghèo, Hội thánh Vinh sơn Phaolô ở thành phố Indianapolis đã thực hiện những phép lạ “hóa bánh ra nhiều”từ những tấm lòng quảng đại của các ân nhân, từ sự dấn thân quán xuyến công việc của các tình nguyện viên, từ đức tin mạnh mẽ của tất cả mọi người….

Hội thánh Vinh sơn Phaolô ở thành phố Indianapolis có một kho hàng cứu trợ lớn nhất miền trung tây, hoặc có thể là lớn nhất Hoa kỳ, mỗi tuần cung cấp thực phẩm cho 3000 gia đình nghèo.

Những điều không thể trở nên có thể

Không có phép lạ nào ở đây, có chăng là những điều không thể trở nên có thể nhờ sự kết hợp của tổ chức, sự tháo vát khéo léo, lòng quảng đại, sức mạnh và đức tin của những tình nguyện viên. Ông John Ryan, chủ tịch Hội Vinh sơn Phaolô ở Indianapolis chia sẻ rằng tổ chức của ông luôn có đủ thực phẩm cho các khách hàng người nghèo của họ. Đó là nhờ lòng quảng đại của các ân nhân. Ông nói: “chưa có ngày nào mà chúng tôi không có đủ thực phẩm cho họ.”

Khách hàng tự chọn thực phẩm

Một hệ thống tổ chức tốt bảo đảm hiệu quả tốt nhất trong công việc của Hội, từ lối vào cho đến bãi đậu xe. Các khách hàng khi vào được phát một phiếu có số và trên chiếc xe đẩy hàng của ho cũng gắn cùng con số đó, để họ có thể nhận ra đó là xe của mình và chất hàng từ chiếc xe này lên xe riêng của họ để đưa về nhà. Sau khi nhận phiếu, họ đi qua những dãy thực phẩm đóng lon, những hộp thức ăn, để chọn những thực phẩm. Các khách hàng có thể chọn thực phẩm cho họ từ 150 chọn lựa khác nhau. Ông Ryan cho biết rằng trong kho thực phẩm được khách hàng tự chọn thì số thực phẩm bị bỏ phí giảm đi 40% vì các khách hàng thực sự chọn thứ mà họ muốn ăn cũng như Hội của ông cung cấp cho họ thứ họ muốn ăn.

Trước ngày lễ Tạ Ơn, kho thực phẩm Indiana nhận được 200 con gà tây rán. Những người tình nguyện chọn một ngày để phân phát và thế là 200 con gà này “bay” ra khỏi kho vào ngày hôm đó.

Phép lạ nhờ sự quán xuyến tháo vát

Ngân sách của Hội dành cho việc mua thực phẩm là khoảng 330 ngàn đô la, nghĩa là bình quân mỗi gia đình chỉ được 2 đô la một tuần. Nhưng thực tế là mỗi tuần, các gia đình nhận những gói lương thực có giá từ 50- 70 đô la, theo giá mua tại các cửa hàng hay siêu thị. Đây có thể là một “phép lạ” hóa ra nhiều như trong Thánh kinh, nhưng nó được thực hiện nhờ sự quán xuyến tháo vát mà các nhân viên có được sau hàng thập kỷ thương lượng và kiến thức về thị trường.

Phép lạ từ các tấm lòng quảng đại

Một số thực phẩm tổ chức nhận được từ các nơi cung cấp đồ ăn cho các cơ sở từ thiện hay do các ân nhân đóng góp. Một số khác được mua với giá rất rẻ từ các ngân hàng thực phẩm của banh Indiana. Số khác nữa được mua với số lượng lớn tại các khu chợ trời. Đôi khi các xe vận tải chở hàng không nhập được vào các siêu thị, thay vì phải mang đi bỏ thì họ gọi cho tổ chức để cho người nghèo.

Các môn đệ tân thời của Chúa Giêsu

Hội Vinh sơn Phaolô của thành phố Indianapolis hoạt động hoàn toàn nhờ vào lực lượng tình nguyện viên. Những cá nhân này, với những khả năng riêng của mình, làm mọi việc từ tổ chức phân chia thực phẩm cho đến hướng dẫn giao thông và cả yêu cầu về thuế. Một nhóm chính gồm khoảng 20 tình nguyện viên, phần lớn là những người hưu trí, điều hành toàn bộ tiến trình hoạt động; họ làm việc từ bán thời gian cho đến toàn thời gian. Có thêm khoảng 300 người khác tham gia vào công việc mỗi tuần một lần. Hàng ngàn tình nguyện viên không thường trực, bao gồm những người làm việc tại các trường học và các tổ chức kinh doanh, tìm cơ hội để tham gia các dịch vụ chung.

Ông Ryan chia sẻ: “Tôi nghĩ chính Chúa Thánh Thần hoạt động khi Người lôi kéo người ta hay gửi họ đến với tổ chức của chúng tôi.” Chính ông cũng là một tình nguyện viên ở kho thực phẩm. Ông cũng tin rằng chính Chúa Thánh Thần đã giúp để Hội Vinh sơn Phaolô có đủ tài chính thực hiện các hoạt động của Hội. Ông ước tính có khoảng 6000 ân nhân đóng góp trong những buổi quyên góp từ thiện của Hội, được tổ chức 3 tháng một lần.

Dù cho số người được tổ chức phục vụ hàng năm rất nhiều nhưng các lãnh đạo của tổ chức không bị cuốn vào các con số. Ông Ryan cho biết ông chống lại sự hoài nghi chỉ đơn giản bằng cách hiểu về sự nghèo khổ và cố gắng để tìm đến những người phải sống trong cảnh nghèo khổ. Ông nói: “Tôi có thể nói cho bạn con số có trong đầu của tôi. Tôi có thể nói với bạn rằng cứ 7 người ở Indianapolis thì có một người sống trong cảnh nghèo túng. Tôi có thể nói với bạn rằng 1/3 trong số này, khoảng 35%, là các trẻ em.”

Ông Ryan cũng chia sẻ thêm: “Con số không có ý nghĩa gì cả. Bạn đi gặp những người đó, nhìn vào mắt của họ, họ cũng tốt bụng, biết ơn và quảng đại như bất cứ người nào mà bạn gặp.” Ông còn khẳng định rằng những người nghèo khổ chỉ muốn hy vọng và cầu nguyện xin Chúa ban cho món quà đó. Nếu hàng núi thức ăn được Hội Vinh sơn Phaolô chuyển đi mỗi ngày là một dấu hiệu nào đó, thì Thiên Chúa chắc chắn đang hoạt động giữa những người nghèo của Indianapolis, chỉ có điều là các môn đệ của Người mặc những chiếc quần jean xanh và phân phát gà tây rán chứ không phải là cá sống.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC VỚI LỄ MẸ VÔ NHIỄM

Lời nguyện dâng thành phố và Giáo Hội Rôma cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ của Đức Thánh Cha
 
Đặng Tự Do
08/Dec/2018
Ngày thứ Bẩy 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha đã kính viếng Đức Mẹ tại Đền Thờ Đức Bà Cả, và vào lúc 4 giờ chiều, ngài phó dâng thành phố và Giáo Hội Rôma cho Đức Trinh Nữ Maria tại quảng trường Tây Ban Nha.

Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ lời nguyện của Đức Thánh Cha tại quảng trường Tây Ban Nha

Lạy Mẹ vô nhiễm,
vào ngày lễ của Mẹ, một ngày lễ rất thân thiết với tất cả các Kitô hữu,
Con đến để tỏ lòng tôn kính Mẹ tại trung tâm của thành Rôma này.
Con mang trong tâm hồn mình các tín hữu của Giáo hội này,
và tất cả những ai sống trong thành phố này, đặc biệt là những người đau yếu,
và tất cả những người, vì những hoàn cảnh khác nhau, cảm thấy khó khăn để tiến bước.

Trước hết và trên hết, chúng con muốn cảm ơn Mẹ
vì sự chăm sóc hiền mẫu Mẹ dành cho chúng con khi đồng hành cùng chúng con trên đường đời.
quá thường biết ngần nào chúng ta được nghe, với đôi mắt ngấn lệ,
từ những người đã cảm nghiệm được sự cầu bầu của Mẹ,
về những ân sủng mà Mẹ cầu cùng Chúa Giêsu Con Mẹ cho chúng con!

Con cũng nghĩ đến ơn sủng Mẹ dành cho người dân đang sống tại Rôma này:
đó là ơn đối diện với những thách thức của cuộc sống hàng ngày với sự kiên nhẫn.
Và vì lý do đó, chúng con cầu xin Mẹ ban cho chúng con sức mạnh không thối lui,
nhưng mỗi ngày, mỗi người có thể nỗ lực để cải thiện mọi thứ,
sao cho sự chăm sóc của mỗi người có thể biến Rôma thành một thành phố xinh đẹp và dễ sống cho tất cả mọi người;
sao cho nghĩa vụ được mỗi người thực thi, có thể bảo đảm quyền lợi của tất cả mọi người.

Và khi nghĩ về thiện ích chung của thành phố này,
chúng con cầu nguyện cho những người giữ vị trí trách nhiệm cao hơn:
nhận được ơn khôn ngoan, viễn kiến, một tinh thần phục vụ và hợp tác.

Lạy Đức Trinh Nữ
Con muốn phó dâng cho Mẹ cách riêng các linh mục của giáo phận này:
Các cha sở, các cha phụ tá, các linh mục cao niên, những vị có trái tim của người mục tử,
đang tiếp tục làm việc để phụng sự dân Chúa,
và đông đảo các linh mục sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đang cộng tác trong các giáo xứ.
Con cầu xin Mẹ ban cho tất cả những vị ấy niềm vui dịu dàng của lòng hăng say truyền giáo,
và ân sủng là những người cha, gần gũi và nhân hậu với mọi người.

Trước nhan Mẹ, là người phụ nữ hoàn toàn tận hiến cho Chúa, con xin phó dâng các phụ nữ giáo dân tận hiến và các nữ tu.
Tạ ơn Chúa vì có rất đông những phụ nữ như thế đang sống ở Rôma, hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới,
và họ tạo thành một bức tranh tuyệt vời của nhiều quốc tịch và nhiều nền văn hóa.
Con cầu xin Mẹ ban cho tất cả những vị ấy niềm vui dịu dàng được là hiền thê và mẹ hiền, như Mẹ, đơm hoa kết trái trong lời cầu nguyện, bác ái và lòng từ tâm.

Lạy Mẹ Chúa Giêsu,
Con khẩn cầu cùng Mẹ một điều cuối cùng tại thời điểm Mùa Vọng này,
khi nghĩ về những ngày mà Mẹ và Thánh Giuse lo lắng cho sự chào đời đã gần kề của con Mẹ,
âu lo vì một cuộc điều tra dân số đang diễn ra và Mẹ phải rời bỏ quê hương Nagiarét để đến Bêlem.
Mẹ biết ý nghĩa của việc mang theo sự sống trong bụng mẹ
và cảm nhận được sự thờ ơ, khước từ , thậm chí khinh miệt, xung quanh Mẹ.
Đó là lý do tại sao con cầu xin Mẹ gần gũi với những gia đình ngày nay
ở Rôma, ở Ý và trên toàn thế giới
xin cho họ đừng bị bỏ rơi, nhưng quyền lợi của họ được bảo vệ,
và nhân quyền được ưu tiên hơn bất kỳ sự cần thiết nào, dù là hợp pháp.

Lạy Đức Mẹ Vô Nhiễm,
bình minh của niềm hy vọng trên đường chân trời của nhân loại,
xin Mẹ giữ gìn thành phố này:
nhà cửa, trường học, văn phòng, cửa hàng,
các nhà máy, bệnh viện và nhà tù của nó.
Xin cho Rôma giữ được điều quý giá nhất, mà thành phố này bảo tồn cho cả thế giới,
không bao giờ thiếu vắng ở bất cứ đâu: đó là lời di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu:
“Hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu các con” (Ga 13,34).
 
 
----------------------------------------

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO

  • nguyenthi leyen
     
     
    • ĐTC PHANXICÔ - BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN,CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO II 2018 (18/11) "đường lối Chúa Giêsu bảo chúng ta tiến bước: đó là đi lên với Thiên Chúa và đi xuống với anh chị em của chúng ta". Cái bánh lái của cuộc sống cần phải được trao cho Người, để Người có thể lèo lái..."Bất công là gốc rễ sâu xa ung độc của nghèo khổ.Hằng ngày tiếng kêu đó to hơn, nhưng hằng ngày lại được đáp ứng ít hơn, Chúng ta hãy để ý đến 3 điều Chúa Giêsu làm trong bài Phúc Âm hôm nay.Đi đâu? Đi đến với Thiên Chúa bằng việc cầu nguyện, cũng như đến với những ai đang cần bằng tình yêu thương. Đó là những kho tàng trong đời sống: Thiên Chúa và tha nhân của chúng ta. Và đó là đường lối Chúa Giêsu bảo chúng ta tiến bước: đó là đi lên với Thiên Chúa và đi xuống với anh chị em của chúng ta. Người tách chúng ta ra khỏi việc lang thang trong những đồng cỏ thoải mái của đời sống, khỏi sống một cuộc đời dễ dãi giữa những thú vui nho nhỏ hằng ngày. Các môn đệ của Người không được tìm kiếm sự tĩnh lặng chẳng còn biết đến chung quanh của một đời sống bình thường. Như Chúa Giêsu, các vị đang đi theo đường lối rạng ngời thì hãy sẵn sàng bỏ lại những vinh quang trong chốc lát, cẩn thận đừng dính bén với những sản vật mau qua. Kitô hữu biết rằng quê hương của mình ở một nơi khác, nơi mà ngay hiện tại họ - như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta ở Bài Đọc 2 - "là các công dân cùng với các thánh và các phần tử của gia đình Thiên Chúa" (xem Epheso 2:19). Họ vốn là thành phần lữ hành. Chúng ta không sống để tích lũy; vinh quang của chúng ta là ở chỗ bỏ lại những gì qua đi để nắm lấy những gì vững bền. Chúng ta hãy xin Chúa làm cho chúng ta như Giáo Hội được diễn tả ở Bài Đọc 1: luôn chuyển động, tốt lành khi lìa bỏ và trung thành nơi phục vụ (xem Tông Vụ 28:11-14). Lạy Chúa, xin khuấy động chúng con lên cho khỏi cái trầm lặng nhàn rỗi của chúng con, cho khỏi cái khoảng vắng lặng lẽ nơi những bến bờ an toàn của chúng con. Xin hãy giải thoát chúng con khỏi những cái cột neo trầm mình nhận chìm đời sống; xin hãy giải thoát chúng con khỏi việc liên lỉ tìm kiếm thành công. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết "lìa bỏ" để lên đường mà Chúa đã cho chúng con thấy, đó là đến cùng Thiên Chúa và cùng tha nhân của chúng con. Con thuyền của đời sống chúng ta thường bị ngả nghiêng và bị vùi dập bởi phong ba bão tố. Ngay cả khi nước có yên thì nó chẳng mấy chốc lại động lên. Khi chúng ta bị lọt vào những cơn bão tố này, chúng dường như chỉ là vấn đề của chúng ta. Thế nhưng vấn đề ấy không phải là con bão tố chốc lát ấy, mà là chúng ta làm thế nào để lèo lái cuộc đời của mình. Cái bí quyết lèo lái là ở chỗ mời Chúa Giêsu lên thuyền. Cái bánh lái của cuộc sống cần phải được trao cho Người, để Người có thể lèo lái. Chỉ có một mình Người mới cống hiến sự sống nơi cái chết và niềm hy vọng khi khổ đau mà thôi; chỉ có một mình Người chữa lành tâm can của chúng ta bằng việc tha thứ của Người và giải thoát chúng ta khỏi nỗi lo âu sợ hãi bằng cách thông ban niềm tin tưởng cậy trông. Hôm nay, chúng ta hãy mời Chúa Giêsu lên con thuyền cuộc đời của chúng ta. Như các môn đệ, chúng ta sẽ nhận ra rằng một khi Người ở trên thuyền thì giông tố liền lặng yên (xem câu 32), và không thể nào có chuyện chìm xuồng. Có Người ở trên thuyền sẽ chẳng bao giờ có chuyện chìm xuồng! Chỉ với Chúa Giêsu chúng ta mới có thể cống hiến niềm an ủi đích thực. Nó không phải là những lời phấn khích trống rỗng, sự hiện diện của Chúa Giêsu là nhũng gì ban sức mạnh. Lạy Chúa, xin hãy trấn an chúng con: được Chúa an ủi, chúng con mới có thể mang niềm ủi an thực sự đến cho người khác.Chúa Giêsu đã nghe thấy tiếng kêu của Thánh Phêrô. Chúng ta hãy xin ơn biết nghe thấy tiếng của tất cả những ai bị nghiêng ngả bởi sóng gió cuộc đời. Tiếng kêu của người nghèo: đó là tiếng kêu tắc nghẹn của thai nhi, của trẻ em bị đói khổ, của giới trẻ thường được sử dụng nổ bom hơn là la hò vui chơi. Nó là tiếng kêu của các vị lão thành, bị loại trừ và bị bỏ mặc. Đó là tiếng kêu của tất cả những ai đang đương đầu với bão tố của cuộc đời mà không có bạn bè tâm giao. Nó là tiếng kêu của tất cả những ai tháo chạy khỏi nhà cửa và quê hương của mình cho một tương lai bất định. Đó là tiếng kêu của tất cả những dân nước, bị hụt hẫng ngay cả chính những nguồn lợi thiên nhiên dồi dào ở trong tay họ. Đó là tiếng kêu của mọi Lazarô đang khóc lóc trong khi một thiểu số đang hoan hưởng những gì thuộc về tất cả mọi người theo công bằng. Bất công là gốc rễ sâu xa ung độc của nghèo khổ. Tiếng kêu của người nghèo hằng ngày càng to lơn những lại càng được đáp ứng ít hơn. Hằng ngày tiếng kêu đó to hơn, nhưng hằng ngày lại được đáp ứng ít hơn, bị chìm lỉm bởi cái ầm ĩ của thiểu số giầu sang, những con người càng ít hơn mà lại giầu hơn.Chúa giơ tay của Người ra, một cách tự nguyện chứ không phải vì phận sự cần phải làm. Chúng ta cũng cần phải như thế nữa. Chúng ta không được kêu gọi để hành thiện chỉ cho những ai yêu thích chúng ta. Điều đó là chuyện bình thường, nhưng Chúa Giêsu muốn chúng ta làm hơn thế nữa (xem Mathêu 5:46): đó là cống hiến cho những ai không có gì đền trả, yêu thương một cách nhưng không (xem Luca 6:32-36). Chúng ta hãy nhìn chung quanh trong ngày sống của mình. Đối với tất cả những gì chúng ta làm, chúng ta có làm bất cứ điều gì hoàn toàn vô tư hay chăng, làm một điều gì đó cho một người không thể đền đáp chúng ta? Đó mới là bàn tay giơ ra của chúng ta, kho tàng đích thực trên trời của chúng ta. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   Bài giảng hôm nay của ĐTC Phanxicô không theo PVLC của Chúa Nhật XXXIII Thường Niên Năm B mà là theo Lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.Trong bài giảng của mình, ở phần dưới, 1/3 bài giảng, ngài cũng căn cứ vào một cử chỉ của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm để nói về Ngày Thế Giới Người Nghèo.  Tuy nhiên, trong Bài Huấn Từ Truyền Tin sau Thánh Lễ, ngài cũng đã nói qua một chút về ý nghĩa của Bài Phúc Âm CN 33 này như sau: Nhân dịp Ngày Thế Giới Người Nghèo hôm nay, tôi đã cử hành Lễ sáng hôm nay ở Đền Thờ Thánh Phêrô có sự tham dự của người nghèo, được đồng hành bởi các Hiệp hội và các nhóm giáo xứ. Chốc lát nữa đây tôi sẽ dùng bữa trưa với họ ở Sảnh Đường Phaolô VI với nhiều người nghèo. Các sáng kiến cầu nguyện và chia sẻ tương tự như thế đang được tổ chức ở các giáo phận trên thế giới, hầu bảy tỏ sự gần gữi của cộng đồng Kitô hữu với tất cả những ai đang sống thân phận nghèo khổ. Ngày này đây, một ngày bao gồm cáng nhiều giáo xứ, các Hội đoàn, và các Phong trào của Giáo Hội, muốn trở thành một dấu hiệu của niềm hy vọng và là một kích tố trở nên khí cụ thương xót nơi guồng máy xã hội".Xin xem Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo 2018 ở cái link dưới đây:ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo 2018--
    •  
    •  
    • Sau Huấn Từ Truyền Tin, ngài có đề cập đến Ngày Thế Giới Người Nghèo 2018 như thế này:
    •  "Trong đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (xem Marco 13:24-32), Chúa muốn hướng dẫn các môn đệ của Người về các biến cố tương lai. Trước hết, nó không phải là một bài nói về ngày cùng tháng tận của thế giới; đúng hơn nó là lời mời gọi sống hiện tại một cách tốt đẹp, và tỉnh thức cùng luôn sẵn sàng khi chúng ta được gọi trẻ lẽ về đời sống của chúng ta"
    • Vua Constantin Cả (270-337) đã chiến thắng quân Maxence dưới tường thành Rôma năm 312, nhờ sự xuất hiện lạ lùng của cây Thánh Giá lơ lửng giữa không trung với hàng chữ: "In hoc signo vince" (Tin vào dấu này, ông sẽ thắng). Năm 313, ngài đã ban hành chiếu chỉ (Edit de Milan) chấm dứt cuộc bách hại người Công Giáo và cho tự do tôn giáo. Sau đó, năm 323, nhà vua mới thật sự trở lại Công giáo. Ðể tỏ lòng biết ơn về chiến thắng Maxence, ngài đã xây cất nhiều đại thánh đường nguy nga, trong số đó phải kể vương cung thánh đường thánh Phêrô và thánh Phaolô.Ðền thờ thánh Phêrô được xây cất năm 326 và Ðền thờ thánh Phaolô được xây cất trên đường Ostie, bên "ngoài thành" Vatican, và được thánh hiến cũng cùng một ngày với đền thánh Phêrô.  
    •  
    • http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2018/documents/papa-francesco_20181118_omelia-gionatamondiale-poveri.html
    • Lạy Chúa, xin hãy giơ tay ra cho chúng con, và nắm lấy chúng con. Xin hãy giúp chúng con biết yêu thương như Chúa đã thương yêu. Xin hãy dạy chúng con biết bỏ lại tất cả những gì đang qua đi, biết trở nên nguồn bảo toàn cho những ai quanh chúng con, và biết cho đi một cách nhưng không những ai cần giúp đỡ. Amen.
    • Trước sự khinh khi nhân phẩm của con người, chúng ta thường cứ khoanh tay lại hay giơ lên như dấu hiệu đầu hàng trước quyền lực hung dữ của sự dữ. Tuy nhiên, Kitô hữu chúng ta không thể đứng khoanh tay một cách dửng dưng lạnh lùng, hay giơ lên một cách vô vọng. Không. Là thành phần tín hữu, chúng ta cần phải giơ tay ra, như Chúa Giêsu đã làm đối với chúng ta. Tiếng kêu của người nghèo được Thiên Chúa lắng nghe. Tuy nhiên, tôi xin hỏi nhé, còn chúng ta thì sao? Chúng ta có mắt để thấy, có tai để nghe, có tay để giơ ra cứu giúp hay chăng? Hay chúng ta cứ lập đi lập lại rằng: "Xin trở lại ngày mai?" "Chính Chúa Kitô, nơi bản thân của người nghèo, kêu gọi môn đệ của Người yêu thương " (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, loc. cit.). Người xin chúng ta hãy nhìn nhận Người ở nơi tất cả những ai đói khát, nơi kẻ xa lạ và những ai bị tước mất phẩm giá, nơi người yếu bệnh cũng như nơi những tù nhân (xem Mt 25:35-36).
    • Điều thứ ba Chúa Giêsu làm đó là giữa sóng gió ba đào Người đưa bàn tay của Người ra (xem câu 31). Người nắm lấy Thánh Phêrô, vị mà vì sợ hãi và ngờ vực, đang chìm xuống và kêu lên rằng: "Chúa ơi cứu con với!" (câu 30). Chúng ta có thể đặt mình vào trường hợp của Thánh Phêrô: chúng ta là thành phần kém đức tin, khẩn xin được cứu độ. Chúng ta đang mong muốn trong đời sống thực sự và chúng ta cần đến bàn tay đưa ra của Chúa để cứu chúng ta khỏi sự dữ. Đó là khởi điểm của đức tin: là dẹp bỏ niềm kiêu hãnh khiến chúng ta cảm thấy tự mãn mà nhận rằng chúng ta cần được cứu độ. Đức tin tăng trưởng ở nơi trạng thái ấy, một trạng thái chúng ta thích ứng bản thân mình bằng việc chiếm lấy chỗ của mình bên cạnh những ai không làm chủ mình hơn là cần kêu van được cứu giúp. Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta cần sống đức tin của chúng ta liên kết với những ai cần giúp đỡ. Đó không phải là một chọn lựa có tính cách xã hội học, không phải là kiểu cách của một giáo triều này; mà là một đòi hỏi có tính cách thần học. Nó đòi phải nhận biệt rằng chúng ta là thành phần ăn mày ăn xin ơn cứu độ, là anh chị em của tất cả mọi người, đặc biệt là của người nghèo được Chúa yêu thương. Có thế chúng ta mới ấp ủ tinh thần của Phúc Âm. "Tinh thần nghèo khó và tinh thần yêu thương thật sự là vinh quang và là chứng từ của Giáo Hội Chúa Kitô" (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng 88).
    • Điều thứ hai đó là Chúa Giêsu trấn an giữa đêm trường. Người đến cùng các môn đệ của Người, trong bóng tối, bằng cách bước "đi trên biển" (câu 25). "Biển" ở trường hợp này thực sự là một cái hồ, nhưng ý nghĩ về "biển" này, theo chiều sâu u ám của nó, ám chỉ quyền lực sự dữ. Thật vậy, Chúa Giêsu đến gặp các môn đệ của Người bằng việc đạp lên những kẻ thù ác hiểm của nhân loại. Và đó là ý nghĩa của dấu hiệu, ở chỗ, thay vì là một quyền lực tỏ ra vinh thắng lại là một mạc khải về niềm tin tưởng vững chắc rằng Chúa Giêsu, và chỉ có một mình Chúa Giêsu mà thôi, chiến thắng các kẻ thù hung dữ nhất của chúng ta, đó là ma quỉ, tội lỗi, tử thần, sợ hãi, thế tục. Hôm nay, Người nói với cả chúng ta là: "Thày đây, cứ an tâm, đừng sợ" (câu 27).
    • Điều thứ nhất đó là đang lúc còn ban ngày thì Người "bỏ đi". Người bỏ đám đông ngay vào lúc thành công nhất của Người, được hoan hô vì việc Người hóa bánh ra nhiều. Mặc dù các môn đệ muốn hưởng vinh quang Người đã bảo các vị là hãy đi trước đoạn Người giải tán đám đông (xem Mathêu 14:22-23). Được dân chúng tìm kiếm, Người đã ẩn mình đi; khi cơn sốt mến mộ hạ xuống thì Người lên núi cầu nguyện. Sau đó, vào lúc nửa đêm, Người xuống núi và đến cùng các môn đệ, bằng việc bước đi trên nước đang cơn gió động. Qua tất cả những điều ấy Chúa Giêsu đều lội ngược giòng: trước hết, Người bỏ lại thành công sau lưng, rồi cả những gì là tĩnh lặng nữa. Người dạy chúng ta hãy can đảm lìa bỏ: bỏ lại sau lưng cái thành đạt kiêu hãnh và cái tĩnh lặng sát hại linh hồn.
    •  
    • bị chìm lỉm bởi cái ầm ĩ của thiểu số giầu sang, những con người càng ít hơn mà lại giầu hơn".
    • Tiếng kêu của người nghèo hằng ngày càng to lơn những lại càng được đáp ứng ít hơn.
    • Có Người ở trên thuyền sẽ chẳng bao giờ có chuyện chìm xuồng!"
    • "Cái bí quyết lèo lái là ở chỗ mời Chúa Giêsu lên thuyền.
    •  
    •  
    •  
    • lễ cung hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Đền Thờ Thánh Phaolô
    •  
    • Nov 19 at 11:25 PM