7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THÂN KHI-ĐC THIÊN TGM HÀ NỘI

 

  •  
    Cong Giao Viet Nam <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Nov 17 at 11:30 PM
     
     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội

    17/11/2018
       

    ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội

     

    Vào lúc 12g00 trưa nay (giờ Roma) thứ Bảy 17 tháng 11 năm 2018, tức 18g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố:

    – Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội của Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

    – Đồng thời, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, hiện đang là Giám mục giáo phận Hải Phòng, làm Tổng giám mục Chính toà Tổng giáo phận Hà Nội.

    WHĐ
    ***

    Tiểu sử Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn:

    – Sinh ngày 01 tháng 04 năm 1938 tại Đà Lạt

    – Từ ngày 26-10-1949: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn

    – Từ 1958 đến 1967: Ðại chủng sinh khóa đầu tiên của Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt

    – Ngày 21-12-1967: Thụ phong Linh mục tại Đà Lạt, do Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền

    Sau khi thụ phong Linh mục:

    – Từ 1968 đến 1972: Giáo sư Tiểu chủng viện Đà Lạt

    – Từ 1972 đến 1975: Giám đốc Ðại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt

    – Từ ngày 01-04-1975: Cha xứ giáo xứ Chính tòa Đà Lạt

    – Từ ngày 10-09-1975: Tổng Ðại diện giáo phận Đà Lạt

    – Ngày 19-10-1991: Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Đà Lạt

    – Ngày 03-12-1991: Lễ tấn phong Giám mục tại Đà Lạt

    (Chủ phong: Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm;

    Phụ phong: Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà và Đức cha Nicôla Huỳnh văn Nghi).

    Châm ngôn Giám mục: “Người phải lớn lên” (Ga 3,30)

    – Từ 1991 đến 1994: Giám mục phó giáo phận Đà Lạt

    – Ngày 23-03-1994: Giám mục chính toà giáo phận Đà Lạt, kế nhiệm Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

    – Ngày 22-04-2010: Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó Tổng Giáo phận Hà Nội.

    – Ngày 13-05-2010: Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, kế nhiệm Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt

    – Trong Công nghị Hồng y ngày 14-02-2015: Được Đức giáo hoàng Phanxicô đặt làm Hồng y và chỉ định nhà thờ hiệu toà Thánh Tôma Tông đồ.

    – Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch từ năm 2007 đến năm 2013.

    ***

    Tiểu sử Đức Tổng Giám mục tân cử Giuse Vũ Văn Thiên:

    – Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1960

    tại xứ Kẻ Sặt, xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (giáo phận Hải Phòng)

    – Từ ngày 21-09-1982: Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội

    – Ngày 24-01-1988: Thụ phong Linh mục, do Đức cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương

    Sau khi thụ phong Linh mục:

    thư ký của Đức cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương,

    đồng thời làm cha xứ Mỹ Động – xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương,

    và Quản nhiệm các giáo xứ Thắng Yên, Đồng Xá và Nghĩa Xuyên.

    – Từ tháng 8 năm 1996: Du học tại Pháp (Institut Catholique de Paris).

    Về Việt Nam tháng 12-2000.

    – Sau khi du học về, dạy học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội

    – Ngày 06-11-2002: Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục Hải Phòng.

    – Ngày 02-01-2003: Lễ tấn phong Giám mục tại khuôn viên nhà thờ Chính tòa Hải Phòng

    (Chủ phong: Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng;

    Phụ phong: Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang và Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà).

    Châm ngôn giám mục: Phục vụ trong niềm vui và hy vọng

         Ngày 17-11-2018: Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội.

    –  Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám mục tân cử đảm nhiệm chức vụ 
    Chủ tịch Uỷ ban Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam từ 2007 đến 2016; 

    Phó Tổng Thư ký từ tháng 10 năm 2016. 

    *******

    Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

    Trong số những người thân của chúng ta
    Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

    Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị. Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet.

    Xin chân thành cám ơn

    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.    
    www.conggiaovietnam.net  
    ///

     ---------------------------------------

     

 

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC KÊU GỌI

  Virus-free. www.avast.com
  • Đức Phanxicô kêu gọi “cuộc cách mạng dịu dàng”

    Quan tâm đến mọi người,

    có khả năng ngạc nhiên thích thú,

    có khả năng giao tiếp:

    Đó là ba thái độ mà Đức Phanxicô đề cập đến trong buổi tiếp kiến với các thành viên của gia đình thiêng liêng Máu Cực Thánh Chúa Kitô ngày thứ bảy 30 tháng 6 tại Hội trường Phaolô VI .

    Được Thánh Gaspare del Bufalo thành lập vào đầu thế kỷ 19 tại Rôma, công việc của gia đình Máu Cực Thánh Chúa Kitô là giúp những người cùng khổ nhất, sứ mạng của họ lan rộng ra trên khắp thế giới.

    Linh đạo của họ được xây dựng trên máu cực thánh Chúa Kitô, theo Đức Phanxicô, đây là dấu hiệu “hùng hồn” để “diễn tả tình yêu tối thượng của một đời sống hiến mình cho người khác”. Trong bài diễn văn của mình, Đức Phanxicô kêu gọi “cuộc cách mạng dịu dàng”.

    Ngài nhắc lại, “chiêm niệm sự hy sinh của Chúa Kitô giúp chúng ta hoàn thiện các công việc của lòng thương xót, hiến đời mình không tính toán cho Chúa và cho người anh em”. Trong số những người này, đầu tiên hết là những người bị đau cả về thể xác cũng như tinh thần, bị xã hội của tiêu thụ và của dửng dưng gạt ra bên lề. Đức Phanxicô muốn giúp gia đình thiêng liêng Máu Cực Thánh này qua ba khía cạnh.

    Đức can đảm của sự thật

    Theo Đức Phanxicô, để làm chứng, các cộng đoàn “can đảm” này không được sợ khi “khẳng định các giá trị của Phúc Âm và của sự thật trên thế giới và trên con người”. Không có chuyện “quay lưng lại với các tấn công chống lại giá trị nhân bản của sự sống con người từ khi thụ thai đến khi chết một cách tự nhiên”.

    Quan tâm đến tha nhân

    Điều trên dẫn một cách tự nhiên đến khía cạnh thứ nhì mà ngài muốn đề cập: quan tâm đến người khác, đặc biệt với những người sống bên lề nhất, “Chúa gởi tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài đến cho mọi người”. Vì vậy phải tìm cách nào phù hợp nhất để tiếp cận với nhiều người nhất có thể. Và còn gì đúng hơn là theo gương Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài.

    “Anh chị em cố gắng là hình ảnh của một Giáo hội đang lên đường giữa lòng người dân, trước hết là chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với những người mình gặp”.

    Ngạc nhiên thích thú và giao tiếp

    Cuối cùng Đức Phanxicô nhấn mạnh đến khả năng ngạc nhiên thích thú và giao tiếp vì mấu chốt là “làm sao luôn khơi dậy được sự dấn thân để trao tặng, để mọi người nếm được cốt tủy đức tin kitô giáo, có được một đời sống mới trong Chúa Kitô”. Ví dụ cụ thể là Chúa Giêsu đã đối thoại với người dân để mạc khải cho họ thấy huyền ẩn của họ.

    Theo Đức Phanxicô, chứng tá kitô giáo đôi khi còn đi lệch Tin Mừng. Chính vì vậy mới cần đến linh đạo máu Cực Thánh Chúa Kitô, vì “trong Chúa Kitô mới có được nguyên lý xác thực cho cuộc hiện sinh của chúng ta: chính Ngài là hy vọng nền tảng và kiên định của chúng ta.

    Trên con đường của của các cộng đoàn của anh chị em, ưu tiên là phải cầu nguyện, chiêm niệm, lắng nghe Lời Chúa, dễ bảo với ơn của Chúa Thánh Thần.

    Ước gì sự thông hiệp và hợp tác được lớn lên trong anh em, đó là những điều kiện cần thiết để sứ vụ tông đồ được nhận từ Chúa có thể mang lại hoa trái thiêng liêng dồi dào cho lợi ích của toàn dân Chúa”, Đức Phanxicô đã cầu nguyện như trên.

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

    Edit   https://tramtubensuoi.blogspot.com/2018/11/uc-phanxico-keu-goi-cuoc-cach-mang-diu.html

       
  • Download all attachments as a zip file

    pin_left.gif

    1.2kB

    pin_right.gif

    1.2kB

    puppy.gif

    30.7kB

  • Nov 17 at 12:42 AM

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐỪNG SỢ-HÃY MỞ CỬA CHO CHÚA

  • nguyenthi leyen
    Nov 8 at 1:27 AM
     
    Ảnh cùng dòng

     
     
    "Ðừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô"
     
    Thánh Justinô là một triết gia nổi tiếng của Kitô giáo vào thế kỷ thứ 2; ngài đã bị bắt giam tại Rôma cùng với một số Kitô hữu khác, vì tội tuyên truyền tôn giáo trong trường học do ngài điều khiển. Ra trước tòa, khi được hỏi về hành động của mình, thánh nhân dõng dạc tuyên bố:

    - Suốt đời tôi, tôi đã đi tìm kiếm chân lý; tôi đã nghiên cứu sâu xa các triết lý Ðông Phương, Hy Lạp và Rôma; thế nhưng cuối cùng tôi đã tìm được giáo thuyết chân thật.

    Quan tòa liền hỏi giáo thuyết chân thật đó là gì? Thánh nhân giải thích:

    - Thưa là giáo thuyết của Chúa Giêsu Nazaret, giáo thuyết này nhằm giải phóng chúng ta khỏi các ngẫu tượng và dạy chúng ta thờ phượng một Thiên Chúa độc nhất, hằng sống và chân thật, là Ðấng tạo thành trời đất, là Ðấng cứu rỗi nhân loại.

    Quan tòa lại hỏi:

    - Vậy ông là một Kitô hữu ư?

    Thánh nhân liền tuyên xưng:

    - Phải, tôi là một Kitô hữu và tôi lấy làm vinh dự được làm Kitô hữu cùng với các bạn tôi đây.

    Quan tòa ra lệnh cho thánh nhân và các bạn của ngài phải tế thần, thánh nhân trả lời một cách cương quyết:

    - Chúng tôi không tôn thờ ngẫu tượng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi là những người vô thần. Chúng tôi thờ lạy một Thiên Chúa thiêng liêng, Cha của Chúa Giêsu. Một người có đầu óc lành mạnh không thể từ bỏ tôn giáo chân thật để chạy theo một tôn giáo giả.

    Thấy không thể thuyết phục được thánh nhân bỏ đạo, quan tòa ra lệnh đánh đòn rồi xử trảm thánh nhân và các bạn.

    Ðứng trước cái chết, ai cũng run sợ. Chúa Giêsu đã không thoát khỏi tâm trạng ấy: Ngài run sợ đến toát mồ hôi máu. Vậy đâu là sức mạnh giúp Chúa Giêsu thắng vượt sự sợ hãi ấy? Thưa, chính là sự kết hiệp với Chúa Cha. Niềm tín thác vào sự hiện diện và tình yêu của Chúa Cha đã giúp Chúa Giêsu thắng vượt mọi thử thách và yếu hèn trong thân phận làm người.

    Ðó cũng là bí quyết của tất cả các thánh tử đạo. Sách Công vụ Tông Ðồ kể lại đầy đủ chi tiết cái chết của vị tử đạo tiên khởi là thánh Stêphanô. Thánh nhân cũng phải trải qua những giây phút kinh hãi như chính Chúa Giêsu; nhưng sách Công vụ Tông đồ mô tả thái độ của ngài như sau: "Ngài được đầy Thánh Thần, đăm đăm nhìn trời cao thấy vinh quang của Thiên Chúa và thấy Chúa Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa". Chỉ bằng một ánh mắt luôn hướng về trời cao như thế, con người mới có thể lướt qua thử thách và sợ hãi. Thánh Justinô đã có được sự bình thản trước cái chết, bởi vì ngài luôn tin tưởng vào Thiên Chúa hằng sống và chân thật.

    Nhìn lại cung cách của một số vị tử đạo, chúng ta có được sức mạnh của Lời Chúa trong đời sống con người. Sứ điệp Tin Mừng hôm nay tập trung vào hai chữ: "Ðừng sợ" được Chúa Giêsu lặp lại nhiều lần. Ðây chính là một mệnh lệnh của Chúa Giêsu chạy xuyên suốt toàn bộ Tin Mừng. Trong biến cố Truyền tin, thiên sứ đã nói với Ðức Maria: "Ðừng sợ". Khi Chúa Giêsu sinh ra, các thiên sứ đã loan báo tin vui bằng lời trấn an các mục đồng: "Ðừng sợ". Ðây là công thức sẽ được Chúa Giêsu lặp lại nhiều lần với các môn đệ, và cao điểm là lúc Ngài tuyên bố: "Các con đừng sợ, vì Thầy đã thắng thế gian".

    Khi được bầu làm Giáo Hoàng, trong diễn văn đầu tiên tại quảng trường thánh Phêrô, Ðức Gioan Phaolô II đã dõng dạc tuyên bố: "Ðừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô". Thật thế, khi con người mở rộng cửa cho Chúa Kitô, khi con người để Chúa Kitô sinh động trong tâm hồn, khi con người chỉ sống bằng sự sống của Chúa Kitô, thì lúc đó con người sẽ lướt thắng được mọi sợ hãi, và chỉ lúc đó, con người mới có thể lên tiếng công bố Lời Chúa cho mọi người.

    Nguyện xin sức sống của Chúa Kitô tràn ngập tâm hồn chúng ta, để cả cuộc đời chúng ta trở thành lời ca tụng Chúa trước mặt mọi người.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


     

    Virus-free. www.avast.com
     
     

ĐÒI SỐNG MỚ KHÍ -NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN 52

Chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019
Đặng Tự Do
07/Nov/2018
Hôm 6 tháng 11, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chủ đề của Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019. Toàn văn thông báo như sau:

Dưới đây là chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019:

“Chính trị tốt là nhằm phục vụ hòa bình”

Lời bàn:

“Mỗi công dân đều phải gánh vác trách nhiệm chính trị, và đặc biệt là những người đã nhận lãnh sứ mạng bảo vệ và cai quản. Sứ mạng này bao gồm việc bảo vệ luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các thành phần trong xã hội, giữa các thế hệ và các nền văn hóa. Không có hòa bình nếu không có sự tín nhiệm lẫn nhau. Và lòng tín nhiệm này đòi hỏi điều kiện tiên quyết là tôn trọng lời hứa. Sự dấn thân chính trị - vốn là một trong những biểu hiện cao nhất của đức bác ái - bao gồm mối quan tâm đối với tương lai của cuộc sống và của trái đất, những người trẻ và những người bé nhỏ nhất, và lòng khao khát đạt đến sự viên mãn của họ.

Như thánh Gioan 23 đã lặp đi lặp lại trong thông điệp “Pacem in terris” - “Hòa bình dưới thế” vào năm 1963, khi quyền con người được tôn trọng, thì nơi con người cũng nảy sinh cảm thức về nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của người khác. Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người làm gia tăng ý thức mình thuộc về cùng một cộng đồng, với tha nhân và với Thiên Chúa (x. ivi, 45). Vì thế, chúng ta được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một tin vui về một tương lai trong đó mỗi cuộc sống con người được tôn trọng trong phẩm giá và các quyền lợi của người ấy.


Source: Holy See Press Office Theme of the Message for the 52nd World Day of Peace (1 January 2019), 06.11.2018
 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRON THẦN KHI - ĐÀI PHÁT THANTT LCTX

Tham gia đóng góp ý kiến

Kính thưa quý vị và các bạn,

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (8)Đức Giáo Hoàng Phanxico đã thổi một làn gió mới vào Giáo Hội qua việc bổ nhiệm hai phụ nữ người Ý Gabriella Gambino và Linda Ghisoni làm phó thư ký trong Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, hay bổ nhiệm bà Mary Healy  là một trong 3  thành viên nữ đầu tiên của Ủy ban Giáo hoàng về Thánh kinh,  hay lần đầu tiên một giáo dân Paolo Ruffini, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng truyền thông tại Tòa Thánh. Đặc biệt trong Thượng hội đồng Giám mục thế giới 15, đã có sự tham gia của 34 người trẻ nam nữ từ 18 đến 29 tuổi, trong đó có một người Việt Nam đến từ Sàigòn, và rất nhiều sự thay đổi khác như chúng ta đã biết.

Giáo hội hiện nay đang dấn thân vào trong đời sống thực tế khó khăn của giáo dân và mời gọi từ phía giáo dân tiếp tay xây dựng giáo hội.

Trong chiều hướng đổi mới và tham gia xây dựng giáo hội nói trên, đài phát thanh Lòng Chúa Thương xót kính mời quý linh mục, tu sĩ, quý vị và các bạn, nhất là các bạn trẻ, tham gia đóng góp ý kiến trong mọi lãnh vực của giáo hội,

từ việc học hỏi giáo lý kết hôn, xây dựng đời sống hôn nhân gia đình lành mạnh, hàn gắn sự đổ vỡ trong đời sống vợ chồng,

dạy dỗ con cái theo truyền thống Công giáo,  lôi kéo con cái trở về đời sống đạo đích thực,

sự việc đổi giới tính, đồng tình luyến ái, ngừa thai, phá thai, thụ tinh nhân tạo,

cách thức sống đạo, giữ đạo, truyền đạo trong lòng xã hội vật chất ngày nay.

Những hiểu biết thiếu sót về Thánh kinh, Giáo lý, Thánh Lễ, Thánh Thể, các phép Bí Tích, luật Giáo hội…

Những đòi hỏi của giáo dân đối với Tu sĩ, Linh Mục, Giám Mục, Giáo Hoàng…

Sự mong muốn từ các bài giảng của các Linh mục trong Thánh lễ hay các buổi tĩnh tâm.

Cách dạy và học Giáo lý trẻ em, cho người lớn và cho người dự tòng.

Việc tham gia của giáo dân vào Thánh lễ, chầu Thánh Thể, dạy giáo lý, dạy Thánh kinh, hội đoàn và các sinh hoạt khác của giáo xứ.

Mong muốn hiểu biết thêm về giáo lý thần học, các mầu nhiệm trong đạo

và rất nhiều các đề tài khác mà quý vị và các bạn đang quan tâm không được liệt kê ra ở đây.

Xin nhớ rằng không có ý kiến nào là nhỏ, không đáng kể và không có ý kiến nào là hay hay dở cả, một hạt cát trộn trong hồ giúp xây lên một tòa nhà lộng lẫy. Rất mong các bậc phụ huynh khuyến khích con em mình đóng góp ý kiến bằng tiếng Việt kể cả bằng tiếng Anh. Ý kiến có thể

viết ra (doc, docx, text)

hay thu audio (mp3, m4a, wma, wav…)

gửi qua email: Lm Peter Quang Le: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,

chị Lan Chi, Ban biên tập đài phát thanh: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,

anh Thanh Nguyen, trang web: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Các ý kiến trình bày ngắn gọn và tập trung vào một đề tài hay một khía cạnh mà thôi, mỗi lần thu audio hay viết ra là một chi tiết nhỏ của một vấn đề là tốt nhất, nên trình bày vấn đề từ kinh nghiệm thực tế đời sống hay tâm linh của riêng mình đã trải qua, đã áp dụng và có kết quả, qua đó người khác có thể học tập và áp dụng cho họ.

475008_nĐộ dài thu audio  đọc từ 5 đến 7 phút, bài viết từ 625 chữ đến tối đa 875 chữ. Cũng có thể gói gọn nhiều ý kiến nhỏ trong một lần thu hay viết  theo độ dài quy định nói trên.

Các ý kiến được chọn lựa và sắp xếp theo cùng một đề tài và sẽ được phát thanh khi đủ số ý kiến cho 30 phút hay 1 giờ phát thanh. Những ý kiến đã phát thanh sẽ được đăng lại trên trang web radioltxc.org theo hai dạng audio và text. Nếu ý kiến gửi đã lâu mà chưa thấy phát thanh, nghĩa là đài đang chờ cho đủ số ý kiến cho phù hợp với thời lượng phát thanh, chứ không phải ý kiến bị bỏ quên. Xin tiếp tục gửi các ý kiến khác đến cho đài, như vậy sẽ thúc đẩy các ý kiến sẽ được phát lên radio nhanh hơn.

Đài phát thanh xin được toàn quyền chỉnh sửa cách sử dụng từ ngữ, ý câu hay đoạn văn cho đúng với giáo lý, tín lý, đức tin Công giáo. Các audio nếu có sai sót như nói trên đây, sẽ được Lm Linh hướng của đài góp ý sửa chữa ngay sau khi phát. Sau khi gửi ý kiến,  xin mở radio để nghe ý kiến của mình được đóng góp chung với các ý kiến khác như thế nào?

Tất cả ý kiến đóng góp chỉ nhằm mục đích xây dựng giáo hội tốt hơn, đời sống linh mục tu sĩ tốt hơn, đời sống giáo dân tốt hơn, đài phát thanh không nhận các ý kiến phê bình, chỉ trích cá nhân hay hội đoàn, phong trào hay sự kiện. Bài đã gửi cho đài, xin không gửi cho các chương trình khác. Xin Thiên Chúa chúc lành cho việc làm của chúng ta.

Đài phát thanh Lòng Chúa Thương xót

--------------------------------