7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHI -BẢO VỆ TRẺ EM NIÊN THIẾU

"BẢO VỆ TRẺ EM NIÊN THIẾU TRONG GIÁO HỘI"

 

Cuộc Họp Thượng Đỉnh ở Tòa Thánh Vatican 21-24/2/2019

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 

 

Pope Francis leads the opening session of the meeting on the protection of minors. (CNS photo/Vatican Media)Â

 
3 Bài Thuyết Trình NGÀY THỨ NĂM 21/2
 

 Bài thuyết trình đầu tiên là của ĐHY TGM Manila Phi Luật Tân Luis Antonio G. Tagle về "Mùi Chiên": "Việc nhận biết nỗi đớn đau của họ và chữa lành các thương tích của họ là cốt lõi của việc chủ chiên chăm sóc".

Trong bài nói dài khoảng nửa tiếng của mình, có mấy lần ngài cảm thấy nghẹn  ngào, ngài chia sẻ về các dấu thánh của Chúa Kitô Phục Sinh được phản ảnh nơi các thương tích của thành phần nạn nhân bị lạm dụng tình dục, và ngài xin các nghị phụ đừng ngoảnh mặt đi khỏi các thương tích nơi các nạn nhân:

"Chúng ta cần phải loại trừ đi thái độ lưỡng lự trong việc đến gần với các thương tích của dân chúng ta bởi chúng ta sợ cũng bị thương lây. Dân của chúng ta cần chúng ta đến gần với các thương tích của họ và nhìn nhận các lỗi lầm của chúng ta, nếu chúng ta còn muốn cống hiến chứng từ chân thực và khả tín cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh".

"Chúng ta cũng cần phải nhận biết rằng thành phần nạn nhân còn sống sót phải chịu đựng căng thẳng rất nhiều, gia tăng lo âu và buồn chán, suy yếu bản vị và các thứ xung khắc giao liên xuất phát từ tình trạng nội tâm tan nát. Và, thảm thương thay, tất cả những điều ấy đã khiến cho một số đi đến chỗ tự tử".

Cuối cùng ngài đã kết luật là những gì bao gồm tất cả những ý chính của bài ngài trình bày và chia sẻ:

"Học biết nơi Chúa Phục Sinh và các môn đệ của Người, chúng ta hãy nhìn vào và chạm tới những thương tích của các nạn nhân, của các gia đình và của những vị giáo sĩ vô tội, của Giáo Hội và của xã hội. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu bị thương tích bởi sự phản bội và việc lạm dụng quyền lực, chúng ta thấy các thương tích của những ai bị tổn thương bởi những vị đáng lẽ phải bảo vệ họ. Nơi Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm được một lòng thương xót bảo trì công lý và thông ơn tha thứ. Giáo Hội hy vọng trở thành một cộng đồng của công lý xuất phát từ mối hiệp thông và lòng thương cảm, một Giáo Hội nhiệt liệt xông pha thực hiện sứ vụ hòa giải trong Thánh Linh với thế giới bị thương tích này. Một lần nữa, Vị Chúa Tử Giá và Phục Sinh đang đứng ở giữa chúng ta trong lúc này đây, tỏ cho chúng ta thấy các thương tích của Ngaười mà phán: 'Bình an cho các con!' Chớ gì chúng ta gia tăng đức tin hơn bao giờ hết nơi đại mầu nhiệm này". 

Image result for Archbishop Charles Jude Scicluna's speech in the Vatican Summit in Feb 21, 2019

 ĐTGM Charles Scicluna Jude ở Malta và phó Thư Ký của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, kiêm vai trò điều tra các vụ lạm dụng tình dục, là thuyết trình viên thứ 2 trong ngày đầu tiên của cuộc Họp Thượng Đỉnh này, ngày tập trung vào đề tài "trách nhiệm", và ngài nói về vấn đề "Đảm Nhận Trách Nhiệm Tiến Hành Các Trường Hợp Lạm Dụng Tình Dục và Ngăn Ngừa Lạm Dụng"

"Chúng ta đã được ủy thác cho việc chăm sóc dân của chúng ta. Nhiệm vụ linh thánh của chúng ta là bảo vệ dân của mình và bảo đảm công lý khi họ bị lạm dụng".

Ngài đã trưng dẫn ra những chính sách và những phương tiện sẵn có trong Giáo Hội liên quan đến "Việc Tường Trình Hành Vi Sai Trái Về Tình Dục", đến "Việc Điều Tra Các Trường Hợp Có Hành Vi Sai Trái Về Tình Dục", đến "Các Tiến Trình Về Hình Sự Theo Giáo Luật", đến "Việc Tương Giao Với Quyền Tài Phán Dân Sự", đến "Việc Áp Dụng Những Quyết Định Theo Giáo Luật", và đến "Việc Ngăn Ngừa Tình Trạng Lạm Dụng Tình Dục".

Ngài nhận định: "Cộng đồng đức tin thuộc sứ vụ chăm sóc của chúng ta cần phải tiến đến chỗ nhận biết chúng ta là những người bạn của mối an toàn họ cần và là bạn hữu của con cái họ. Chúng ta sẽ giao tiếp với họ một cách thẳng thắn và khiêm tốn. Chúng ta sẽ bảo vệ chúng bằng bất cứ giá nào. Chúng ta sẽ thí mạng sống vì đoàn chiên đã được ký thác cho chúng ta".

SALAZAR GÓMEZ Card. Rubén

ĐHY Rubén Salazar Gómez, TGM ở Bogota, thuyết trình viên thứ 3 trong ngày thứ 1, vào buổi chiều, nhấn mạnh đến nền văn hóa duy giáo quyền là những gì đã tăng tốc một cách trầm trọng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu trong Giáo Hội.

"Trong việc phân tích đường lối được sử dụng một cách chung chung để đáp ứng cuộc khủng hoảng này, chúng ta gặp phải một hiểu lầm về cách thức thi hành thừa tác vụ đã gây ra những lầm lỗi trầm trọng về thẩm quyền, càng làm tăng thêm tính cách nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng ấy. Cách thức ấy được gọi là chủ nghĩa duy giáo quyền".

Vị thuyết viên này nhận định là ĐTC Phanxicô đã từng qui trách cho chủ nghĩa này đã gây ra cuộc khủng hoảng này. Vị thuyết viên cho nhận thấy rằng các vị giám mục đã không nghiêm chỉnh cứu xét các cáo buộc lạm dụng tình dục của giáo sĩ trong quá khứ, và khẳng định rằng kèm theo các chính sách mới thì cần phải thay đổi về văn hóa nữa.

Ngài nói: "Cần phải lột cái mặt nạ chủ nghĩa duy giáo quyền và thực hiện việc thay đổi về tâm thức, nói cho chính xác hơn, thì việc thay đổi này được gọi là hoán cải... Không thể nào biện minh được chuyện chẳng lên án, chẳng vạch trần, chẳng can đảm và mạnh mẽ đương đầu với bất cứ nạn lạm dụng nào đã xẩy ra trong Giáo Hội".

 

2 Bản Văn NGÀY CHÚA NHẬT 24/2  

 

Cha Federico Lombardi, S.Jvị điều hợp viên của Cuộc Họp Thượng Đỉnh về chủ đề Bảo Vệ Trẻ Em Niên Thiếu Trong Giáo Hội, vào ngày cuối cùng Chúa Nhật 24/2/2019, đã phổ biến một bản văn liên quan đến những bước tiếp tới trong tiến trình giải quyết vấn đề này, đúng hơn liên quan đến 3 sự kiện sẽ thực hiện:

1- Một Motu Proprio mới của ĐTC Phanxicô "về việc bảo vệ trẻ em niên thiếu và những người yếu mềm dễ bị tổn thương"

2- Một Vademecum để giúp các vị giám mục trên thế giới hiểu rõ về nhiệm vụ và công việc làm của các vị

3- Việc thiết lập một task force bao gồm những người có khả năng để giúp cho các hội đồng giám mục và các giáo phận gặp khó khăn trong việc đương đầu với các vấn đề và đề ra các việc khởi động để bảo vệ trẻ em niên thiếu.

Sau đây là nguyên bản văn của ngài:

"Chúng ta đã nghe thấy tiếng nói từ các nạn nhân của những tội ác lạm dụng tình dục kinh khủng phạm đến các trẻ em niên thiếu gây ra bởi các phần tử thuộc hàng giáo sĩ. Chúng ta chân thành xin họ tha thứ, như chúng ta cũng làm đối với tất cả anh chị em của chúng ta, về những gì chúng ta đã sai phạm và về những gì chúng ta đã không làm.

"Chúng ta sẽ trở về với giáo phận và cộng đồng của mình ở các phần đất khác nhau trên thế giới, mang theo một kiến thức sâu xa hơn về nạn gương mù khủng khiếp cùng với các vết thương mà nó gây ra cho các nạn nhân cũng như cho toàn dân Chúa. Chúng ta nhớ lại những gì Thánh Gioan Phaolô II đã nói vào năm 2002, những lời vẫn rất hợp thời và bày tỏ việc dấn thân của chúng ta: 'Dân Chúa cần biết rằng không có chỗ đứng nơi thiên chức linh mục và đời sống tu dòng đối với những ai tác hại thiếu niên'. Chúng ta tuyệt đối mong muốn rằng tất cả mọi hoạt động mục vụ của Giáo Hội Công Giáo ở bất cứ nơi đâu phải làm sao hoàn toàn an toàn cho thành phần trẻ em niên thiếu vì tôn trọng phẩm giá của họ cũng như vì sự tăng trưởng về nhân bản cùng tinh thần của họ.

"Tinh thần trách nhiệm, tính cách khả tín và tính chất minh bạch là những chữ đã vang dội trong những ngày này, những ngày chúng ta đã cầu nguyện, suy nghĩ và chia sẻ cảm nghiệm của mình theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô, và chúng ta đã quyết tâm chuyển chúng thành hành động cụ thểTinh thần đoàn tính và cuộc hành trình đồng hội của cộng đồng giáo hội sẽ cống hiến cho chúng ta sự nâng đỡ và niềm phấn khởi cần thiết để tiếp tục thắng vượt khuynh hướng che đậy những sự việc và thiên về cơ cấu hơn là những con người cơ cấu cần phục vụ. Nhờ đó chúng ta mới có thể chiếm được việc canh tân đổi mới về tinh thần cũng như về cơ cấu cần thiết để làm bật gốc cho khỏi Giáo Hội hết mọi hình thức lạm dụng, chẳng những về tình dục mà còn về quyền lực và lương tâm nữa.

"Chúng ta tin tưởng rằng từ Cuộc Họp này sẽ sớm có những khởi động cụ thể. Trong số những khởi động ấy có:

"Một tân Tự Sắc được Đức Giáo Hoàng ban hành "về việc bảo vệ trẻ em niên thiếu và những người yếu mềm dễ bị tổn thương", để củng cố việc ngăn ngừa và chiến đấu chống lại nạn lạm dụng về phần Giáo Triều Roma và Quốc Đô Vatican. Văn kiện này sẽ hỗ trợ cho một luật mới của Quốc Đô Vatican và Những Hướng Dẫn cho văn phòng Quốc Vụ Khanh  của Thánh Vatican về cùng chủ đề.

"Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin sẽ phát hành một tập chỉ nam để giúp các vị giám mục trên thế giới hiểu rõ về nhiệm vụ và công việc làm của các vị.

"Thêm vào đó, trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, Đức Giáo Hoàng đã tỏ ý định thiết lập một ban đặc nhiệm, bao gồm những người có khả năng để giúp cho các hội đồng giám mục và các giáo phận gặp khó khăn trong việc đương đầu với các vấn đề và đề ra các việc khởi động để bảo vệ trẻ em niên thiếu.

"Vào ngày Thứ Hai 25/2, Tiểu Ban Tổ Chức sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Triều Roma tham dự cuộc họp này để thực hiện ngay công việc tiếp diễn cần thiết cho những dự thảo cùng những ý tưởng đã được quyết định trong những ngày này, như Đức Thánh Cha mong muốn.

"Những bước đi này là những dấu hiệu phấn khởi sẽ hỗ trợ chúng ta trong sứ vụ chúng ta rao giảng Phúc Âm và phục vụ tất cả mọi trẻ em khắp thế giới, bằng tình liên kết hỗ tương với tất cả những người thiện tâm để loại trừ hết mọi hình thức bạo hành và lạm dụng phạm đến trẻ em niên thiếu".

https://zenit.org/articles/fr-lombardi-lists-important-next-steps-in-addressing-abuse-crisis/

 

Theo người viết này thì có thể nói Hoa Kỳ là khởi điểm và là tột đỉnh của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu. Bởi vì, nạn này bắt đầu được công khai hóa và đột nhiên bị bùng lên từ tháng 2.2002, ở TGP Boston Masachussette, liên quan đến việc bao che của một trong các vị hồng y nổi tiếng của Hoa Kỳ bấy giờ là ĐHY Bernard Law, và hơn 16 năm sau, vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục cả trẻ em niên thiếu lẫn người lớn phạm nhân lại là chính một đấng bậc nổi tiếng nữa của Hoa Kỳ, đó là ĐHY McCarrick, TGM TGP Washington DC (2001-2006), một vụ đã gây chấn động kinh hoàng, và có thể nói đã là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến Cuộc Họp Thượng Đỉnh của Giáo Hội Hoàn Vũ ở Tòa Thánh Vatican 4 ngày 21-24/2/2019, đúng 17 năm sau từ biến cố giáo sĩ ấu dâm ở Boston MA Hoa Kỳ 2/2002.

Có lẽ vì ý thức được tầm quan trọng của hội đồng giám mục của mình trên thế giới nơi vụ việc khủng hoảng vô cùng đáng tiếc này ở trong Giáo Hội, mà ngay vào Chúa Nhật 24/2/2019, ngày bế mạc hội nghị này, Đức Hồng Y ĐTGM Daniel DiNardo, TGM GP Galveston-Houston TX kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vị đại diện hội đồng tham dự hội nghị, đã phổ biến từ Vatican tức thời một bản văn đầy cảm nhận chân thành bao gồm những dự tính như sau:

"Chúa gần gũi với tất cả những ai kêu cầu Ngài, với tất cả những ai kêu cầu Ngài trong chân lý" (Thánh Vịnh 145:18).

"Đây là những ngày thách đố tốt đẹp. Chứng từ của các nạn nhân còn sống đã cho chúng ta thấy, một lần nữa, vết thương sâu đậm nơi Thân Mình của Chúa Kitô. Việc lắng nghe các chứng từ của họ là những gì làm biến đổi lòng anh chị em. Tôi đã thấy được điều đó trên các khuôn mặt của quí huynh giám mục của tôi. Chúng tôi nặng nợ các nạn nhân một sự tỉnh thức không thể bỏ qua là những gì chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ qua nữa.

"Vậy thì phải băng bó các thương tích này như thế nào đâyBằng việc đẩy mạnh Hiến Chương Dallas. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị tôi muốn cám ơn ngài về hội nghị này, đã kêu gọi chúng ta thực hiện 'các biện pháp cụ thể và hiệu năng". Một loạt các thuyết viên, từ các vị hồng ý đến các vị giám mục, qua các nữ tu, rồi nữ giáo dân đã nói về một qui luật tác hành giành cho các giám mục, nhu cầu cần phải thiết lập các thủ tục chuyên biệt để giải quyết các cáo buộc đụng chạm tới các vị giám mục, đường lồi tường trình rõ ràng, và vai trò thiết yếu mà tính chất minh bạch cần phải có trong tiến trình chữa lành.

"Việc chiếm đạt những đích điểm này sẽ cần đến sự tham gia và hợp tác chủ động của giáo dân. Giáo Hội cần họ cầu nguyện, chuyên môn và ý kiến. Như chúng ta đã biết được từ các ban kiểm điểm thì một loạt bao gồm đủ các kỹ năng cần phải có để thẩm định những cáo buộc và bảo đảm rằng các chính sách và phương cách của địa phương thường xuyên được kiểm tra, nhờ đó việc đáp ứng chữa lành của chúng ta tiếp tục hiệu năng. Tất cả mọi mẫu thức được bàn đến trong tuần này đều cậy dựa vào việc giúp đỡ tốt đẹp của dân Chúa.

"Tôi và các vị giám mục Hiệp Chủng Quốc cảm thấy được củng cố nơi công việc đang thực hiện. Được tăng bổ bởi những gì tôi đã trải qua ở đây, chúng tôi sẽ sẵn sàng thăng tiến các dự thảo, trong niềm hiệp thông với Tòa Thánh, nơi mỗi một lãnh vực ấy, nhờ đó chư huynh giám mục của tôi có thể xem xét chúng vào Phiên Họp Chung vào Tháng Sáu của chúng tôi. Tiếng nói của những nạn nhân là những gì khẩn trương chúng ta luôn phải đáp ứng. Tôi cũng ý thức rằng các bước tiếp tới của chúng ta có thể là một nền tảng vững chắc, để có thể giúp ích cho các chủng sinh, các nữ tu, và tất cả những ai sống trong tình trạng bị đe dọa bởi việc lạm dụng tình dục hay lạm dụng quyền lực.

"Trong niềm tin của mình, chúng ta cảm nghiệm thấy nỗi thống khổ của Thứ Sáu Tuần Thánh. Nó có thể tạo nên một cảm giác bị cô lập và bị bỏ rơi, thế nhưng Phục Sinh là lời hứa chữa lành của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ vị Chúa Phục Sinh nơi việc hàn gắn các thương tích giờ đây ở trước mắt chúng taChỉ ở nơi một mình Người mà thôi mới có tất cả niềm hy vọng và chữa lành.

"Xin cho tôi được gửi thêm lời cảm tạ tới nhiều người đã cầu nguyện cho tôi cũng như cho tất cả mọi người để cuộc họp này được thành quả".

https://zenit.org/articles/rome-president-of-u-s-bishops-issues-statement-at-close-of-meeting-on-protection-of-minors-in-the-church/

 

Xin đón xem trọn vẹn nguyên văn các chứng từ của 5 nạn nhân bị lạm dụng tình dục qua video hôm Thứ Năm 21/2/2019

--------------------------

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - TÂN GIÁM MỤC LONG XUYÊN

Đức Cha Giuse Trần Văn Toản được bổ nhiệm Giám Mục Chính Tòa Long Xuyên
Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Bẩy 23 tháng Hai, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết:

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức khỏi các trách nhiệm mục vụ tại giáo phận Long Xuyên, Việt Nam của Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu.

Ngài được kế vị bởi Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, hiện là giám mục phó của cùng giáo phận.”

Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, sinh ngày 20 tháng Tám, 1945 tại Nam Định, Ngài được thụ phong linh mục ngày 10 tháng Tám, 1974 và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Phó với quyền kế vị tại Long Xuyên ngày 3 tháng Sáu, 1999. 

Ngài trở thành Giám Mục chính tòa Long Xuyên, sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chấp thuận đơn từ chức của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần vào ngày 2 tháng 10, 2003. 

Đức Cha Giuse Trần Văn Toản sinh ngày 7 tháng Tư, 1955 tại tỉnh Quảng Nam, Giáo Phận Đà Nẵng. Song thân ngài gốc giáo phận Thái Bình, Miền Bắc Việt Nam. Theo học tại tiểu chủng viện Long Xuyên từ 1966 đến 1974, rồi tại Đại chủng viện ở địa phương từ 1974 đến 1981. Thầy Giuse Toản đã phục vụ 11 năm trong giáo xứ Môi Khôi, Thạnh Quới, Giáo Phận Long Xuyên, trong khi chờ đợi được chịu chức Linh Mục.

Thầy thụ phong Linh Mục ngày 16 tháng Giêng năm 1992, thuộc giáo phận Long Xuyên.

Sau đó cha đã lần lượt đảm nhận các trách vụ sau đây:

– Từ 1992 đến 1999: Phó Xứ Môi Khôi, Láng Sen, hạt Vĩnh Thạnh.

– Từ 2000 đến 2005: theo học tại Đại học De La Salle, Manila, Philippines và đậu tiến sĩ về giáo dục.

– Từ năm 2006: cha làm Giám đốc Trung tâm mục vụ và phối hợp các hoạt động mục vụ và truyền giáo, Giám đốc tiểu chủng viện thánh Têrêsa, giảng dạy môn Truyền Giáo học tại Đại chủng viện liên giáo phận Cần Thơ.

Ngày 05 tháng Tư, 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Giuse Trần Văn Toản, làm Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Long Xuyên với khẩu hiệu Giám mục: “Vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô” (x Gal 6. 14), và chỉ định cho ngài hiệu tòa Acalisso.

Ngày 25 tháng Tám, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse Trần Văn Toản làm Giám Mục phó Giáo phận Long Xuyên với quyền kế vị.

Từ ngày 23 tháng Hai, 2019, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản là Giám Mục Chính Tòa Long Xuyên.

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐI TU CÓ THỂ ĐỔI ĐỜI

ĐI TU CÓ THỂ ĐỔI ĐỜI

 

Một thực tế là đi tu đòi hỏi người tu phải đổi đời, nhưng không theo nghĩa trần tục. Những ai cứ muốn đổi đời theo đen, nghĩa là vun vén cho mình, thường họ không thể hạnh phúc trong đời tu. 

 

 

Có lần tôi được trò chuyện với một nữ tu phụ trách về mảng cổ võ ơn gọi cho nhà Dòng. Sơ chia sẻ rằng: “Nhiều bạn trẻ vào dòng dường như để tiến thân, để tìm một cái gì đó khác ngoài mục đích đi tu!” Tuy nhiên sơ vẫn nhận vào làm ứng sinh, để giúp các em sống và tìm hiểu ơn gọi. Lý do sơ đưa ra là: “Nhà dòng không chỉ giúp các em nhận ra ơn gọi dâng hiến, mà còn giúp các em có hành trang cần thiết để bước vào đời.” Cho dù sau khi tìm hiểu, các em không vào nhà tập thì cũng chẳng sao, bởi ít là nhà dòng đã giúp các em có cơ hội để học hành, để sống nhân bản và thiêng liêng. Với những hành trang như thế, tuy không trở thành nữ tu, hy vọng các em cũng trở thành người con tốt lành của Chúa giữa cuộc đời.

Có người cho rằng sơ trên đây thật dễ dãi để các em có vẻ “lợi dụng” nhà dòng để tiến thân. Điều ấy dường như đúng vì thực tế những em muốn đi tu thường xuất thân ở mức sống bình dân, nghèo khổ ở thôn quê. Do đó, môi trường nhà dòng có thể cho các em có đủ điều kiện tốt để học hành, hội nhập vào xã hội và thử tìm hiểu xem mình có ơn gọi dâng hiến không. Tuy nhiên, trong giai đoạn đặc thù của nơi dành cho những em tìm hiểu như thế, sơ có lý để mở ra cơ hội cho các bạn. Mở ngoặc nơi đây, Thiên Chúa thường chọn gọi những người bé nhỏ nghèo hèn! Biết đâu trong khi đồng hành với các em cả về vật chất lẫn tinh thần, nhà Dòng lại có thêm những ơn gọi mới, là những người thực sự muốn vào Dòng để sống đời thánh hiến.

Đành rằng đi tu là phải từ bỏ mọi thứ để bước theo Thầy Giêsu, tuy nhiên đó là một hành trình đào luyện. Trong đó, chúng ta không ngạc nhiên khi có người đi tu để đổi đời hiểu theo đúng nghĩa đen của nó. Nghĩa là, ơn gọi đối với họ lúc này như là tìm kiếm một địa vị xã hội, thực hiện một công việc mình thích. Đó luôn là những hứa hẹn thú vị mà có khi ứng sinh không ý thức, hoặc có người cố tình đi tìm. Trong nghĩa này, người ta nói vui rằng đúng là đi tu để đổi đời, để thoát cảnh nghèo khổ và thiếu thốn.

Trong khi đó, đi tu là để đổi mới đời sống theo những giá trị cao quý hơn mà thầy Giêsu đề nghị. Thiên Chúa mời gọi các bạn trẻ dám dấn thân trong những giá trị thiêng liêng. Họ muốn từ bỏ con người cũ, để tập sống những giá trị mà nhà Dòng dạy bảo. Họ muốn đổi mới tâm hồn với những ước mong gặp gỡ sâu xa với Chúa Giêsu. Họ muốn nên giống Giêsu trong cung cách hành xử, nơi các nhân đức, các giá trị. Đó quả thực là điều lý tưởng mà không phải ai cũng đạt được. Bởi vậy, với những ai giúp các bạn trẻ tìm hiểu ơn gọi, họ không thể đòi hỏi động lực ơn gọi tinh tuyền của các ứng viên ngay từ đầu! Điều đó là không thể trong ơn gọi. Có chăng nhà dòng nhận các bạn trẻ vào ứng sinh, vì thấy nơi các bạn có chút động lực tốt lành để dâng hiến, với những điều kiện mà bạn ấy có thể biến đổi con người mình. Chẳng hạn, sức khỏe, tuổi tác, trưởng thành thiêng liêng, tâm cảm, khả năng tri thức, v.v. là điều cần thiết để một người có thể bước vào con đường ơn gọi hiến dâng.

Một thực tế là đi tu đòi hỏi người tu phải đổi đời, nhưng không theo nghĩa trần tục. Những ai cứ muốn đổi đời theo đen, nghĩa là vun vén cho mình, thường họ không thể hạnh phúc trong đời tu. Hơn nữa, nhà Dòng cũng không chấp nhận những ai đi tu để làm theo ý riêng của mình. Những ước mơ đổi đời trong danh vọng giàu sang, dường như không cho họ sức sống, sự sáng tạo để sống hạnh phúc trong dòng. Tới một mức nào đó, họ, hoặc chính nhà Dòng thấy người ấy không phù hợp với ơn gọi dâng hiến nữa. Thế mới biết đời tu không hứa cho người tu sĩ những vinh phúc trần gian, những hào quang quyền quý.

Ngược lại, đời tu là quá trình đổi mới chính mình. Mỗi ngày người đi tu kết thân với Thầy Giêsu thêm một chút, sống yêu mến linh đạo nhà Dòng thêm một tý, từ bỏ mình để theo ý muốn Thiên Chúa thêm một ít. Họ đổi đời để không ưa chuộng gì khác ngoài tình yêu Đức Ki-tô. Được như thế, hành trình đời tu của họ luôn được đan bằng chuỗi ngày dâng hiến say mê. Họ tập sống tự do trước những hấp lực của tiền tài danh vọng. Dầu lúc đầu động lực ơn gọi của họ chưa rõ ràng hoặc còn vẩn đục, nhưng với ơn Chúa và sự dấn thân mỗi ngày, họ tìm thấy niềm vui của đời thánh hiến. Trong hành trình đó, họ thực sự đổi mới tâm hồn và đời sống của họ mỗi ngày một triển nở hơn. Tắt một lời, “việc đổi mới hay từ bỏ mọi sự và bước theo Chúa làm thành một chương trình có giá trị cho tất cả mọi người được kêu gọi, ở hết mọi thời.” (Tông huấn đời sống thánh hiến, số 18). Đó là ước ao của nhà Dòng, của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, nhà Dòng có cách để nhận biết ứng sinh đi tu vì tiếng gọi của Chúa hay vì muốn đổi đời. Nhà Dòng luôn trao ban cơ hội cho những ai muốn bước vào đời tu, như sơ trên đây chia sẻ. Vì ơn gọi dâng hiến luôn là một màu nhiệm và do chính Thầy Giêsu kêu gọi, nên nhà Dòng luôn trợ giúp ứng sinh nhận ra món quà đó. Trong hành trình này, như một linh mục có nhiều năm trong tuyển chọn ơn gọi chia sẻ: “Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay của Việt Nam, các bạn trẻ cần được chuẩn bị trong những năm tìm hiểu và nhận định ơn gọi để có thể giúp ứng sinh biến đổi với động lực tốt lành thánh thiện. Các ứng sinh như thế sẽ có sự bền vững nhất trong tiến trình theo đuổi và sống ơn gọi dâng hiến và tông đồ cách sung mãn. Đây là loại ứng sinh có những dấu chỉ tốt nhất về ơn gọi tu trì.” (Tôma Vũ Quang Trung, SJ).

Ước gì các bạn trẻ khi cảm thấy ít nhiều đời tu hấp dẫn mình, có vẻ Chúa đang mời gọi mình, luôn sẵn sàng lên đường tìm hiểu. Để trên hành trình ấy, các bạn dám biến đổi đời mình để loại đi những ước muốn trần tục, thêm vào những ước ao thánh thiện. Bởi các bạn trẻ cần biết rằng: “Ơn gọi của những người tận hiến là đi tìm kiếm Nước Thiên Chúa trên hết mọi sự, tiên vàn là một lời mời gọi hoán cải hoàn toàn, từ bỏ chính mình để sống hoàn toàn cho Chúa, ngõ hầu Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi loài.” (Tông huấn đời sống thánh hiến, số 35). Với sự hoán cải ấy, con đường tu trì luôn có những đổi đời trong sự thánh thiện để cho vinh danh Chúa hơn và giúp ích cho nhiều người hơn.

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHI - BẢO VỆ TRẺ EM

"BẢO VỆ TRẺ EM NIÊN THIẾU TRONG GIÁO HỘI"

 Cuộc Họp Thượng Đỉnh ở Tòa Thánh Vatican 21-24/2/2019

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 

Ngày họp thứ 2 - Thứ Sáu 22/2/2019

 

 

Ngày Họp Thượng Đỉnh Thứ Hai về vấn đề "Bảo Vệ Trẻ Em Niên Thiếu trong Giáo Hội" có 3 thuyết viên: ban sáng có 2 vị hồng ý là ĐHY Oswald Gracias TGP Mumbai, Ấn Độ, và ĐHY  Blase Cupich TGP Chicago Hoa Kỳ, cả 2 vị đều đề nghị là khi có những tác hành đáng quan tâm về các vị giám mục thì các vị giám mục cần phải giữ trật tự cho nhau.

 

ĐHY Oswald Gracias nói về "Sự khả tín nơi một Giáo Hội có tính cách Đoàn Tính và Hội Tính" (nhưng ngài cho biết ngài để ĐHY Cupich nói về 'Hội Tính')"Không một vị giám mục nào được nói với chính mình rằng 'tôi chạm trán với những vấn đề này và đối chọi một mình'. Vì chúng ta thuộc về giám mục đoàn liên kết với Đức Thánh Cha, tất cả chúng ta đều chia sẻ việc đảm trách và trách nhiệm, nên chúng ta cần phải cảm thấy việc nâng đỡ lẫn nhau. Chúng ta được kiên cường bởi sự hiện diện của vị thừa kế Thánh Phêrô nơi chúng ta... Đoàn tính là một phạm vi thiết yếu cho việc giải quyết các vết thương lạm dụng gây họa cho thành phần nạn nhân cũng như cho Giáo Hội nói chung".

 

image.png

 

ĐHY Blase Cupich nói về "Hội Tính: Trách Nhiệm Chung": "Tôi sẽ gom những điều tôi trình bày vào 3 tiểu đề: 1- Đặt ra những tiêu chuẩn cho điều tra của các vị giám mục; 2- Tường trình các cáo buộc, và 3- Những giai đoạn cụ thể về phương thức".

 

image.png

 

Ban chiều đến phiên 1 trong 3 nữ thuyết viên trong cuộc thượng nghị này là Tiến Sĩ Linda Ghisoni, phó thư ký của Hội Đồng Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, vị nói về "Mối hiệp thông: cùng nhau làm việc".

 

"'Đó là một thứ bội phản mới xẩy ra trong lòng Giáo Hội. Những con người này, theo con mắt của tôi, là những con sói tru trếu đột nhập vào đàn chiên để gây hoảng sợ hơn và làm cho đàn chiên phân tán, trong khi họ thật sự phải là các Chủ Chiên của Giáo Hội, chăm sóc đàn chiên nhỏ và bảo vệ chúng'.

 

"Nơi chứng từ của người phụ nữ này, một nạn nhân bị lạm dụng lương tâm, quyền lực và nhục dục bởi các vị linh mục. Những vị Mục Tử này là 'những con sói tru trếu', thành phần đã chối bỏ những gì suy diễn và là những người, ngay cả sau khi những sự kiện tội ác đã được minh chứng, đã biến nàng thành một đối tượng bị hăm dọa và đã làm nhục phẩm giá của nàng, cho nàng như là 'một con người, cùng lắm, chỉ có thể băng qua giữa cái khung và cái tường' (nghĩa là vô dụng và không còn cơ hội nào).

 

"Việc lắng nghe những chứng nhân như thế không phải là một việc tỏ ra thương hại, nó là một cuộc gặp gỡ chính xác thịt của Chúa Kitô, ở đó có các vết thương chưa được chữa lành, các vết thương, như ĐTC đã nói, chưa được cho toa thuốc. Việc quì gối: đó phải là một cử chỉ thích đáng để bàn về các đề tài trong những ngày hội này.

 

"Quí gối trước các nạn nhân và gia đình của họ, trước thành phần lạm dụng, những ai hợp tác với những kẻ lạm dụng này, những ai chối bỏ, những ai bị cáo buộc bất công, trước thành phần bị bỏ rơi, cho những ai đã bao che, cho những ai mệt mỏi lên tiếng và tác hành nhưng bị bịt miệng lại, cho thành phần dửng dưng lãnh đạm. Hãy quí xuống trước Cha nhân lành, Đấng thấy được tấm thân rách nát của Chúa Kitô là Giáo Hội của Người. Ngài sai chúng ta đến để đạm nhận trách nhiệm, với tư cách là Dân của Ngài, về những vết thương đau ấy và chữa lành chúng bằng thứ dầu tình yêu của Ngài.

 

"Tôi không dám dạy các đấng.... Tôi tin rằng tốt hơn chúng ta hãy chủ động lắng nghe nhau; chúng ta dấn thân mình để hoạt động, nhờ đó, trong tương lai, chúng ta không còn cần một biến cố ồn ào như cuộc họp này nữa. Giáo Hội, Dân Chúa, chăm sóc một cách xứng đáng, hữu trách và yêu thương những ai bị vướng mắc, với những gì đã xẩy ra, nhờ đó mà việc ngăn ngừa không kết thúc ở một chương trình tuyệt vời, mà trở thành một thái độ trong công việc mục vụ bình thường...

 

 

image.png
 

Trong cuộc họp thượng đỉnh này bao gồm 9 thuyết viên, 2 bài giảng và 2 bài nói của ĐTC Phanxicô cùng với bài dẫn nhập vắn tắt của ngài hôm khai mạc. Tuy nhiên, chuyện bất ngờ xẩy ra hôm nay là sau phần phát biểu của vị nữ tiến sĩ này, ĐTC bỗng nhiên lên tiếng một cách ứng khẩu như sau: 

 

"Lắng nghe tiến sĩ Ghisoni, tôi đã nghe thấy Giáo Hội nói về mình. Tức là tất cả chúng ta đều nói về Giáo Hội. Trong tất cả những bài nói của chúng ta. Thế nhưng, lần này thì chính Giáo Hội đích thân nói. Nó chẳng những là vấn đề kiểu mẫu, mà chính là cái đặc trưng của nữ giới được phản ảnh nơi Giáo Hội là một người nữ.

"Việc mời một người nữ nói không có nghĩa là để nói... Việc mời một người nữ để nói về những thương tích của Giáo Hội đó là mời Giáo Hội nói về chính bản thân của Giáo Hội, về những vết thương nơi Giáo Hội. Tôi nghĩ đó là một bước tiến chúng ta cần thực hiện một cách mạnh mẽ nhất: nữ giới là hình ảnh của Giáo Hội, Giáo Hội là một người nữ, một người vợ và một người mẹ. Một kiểu mẫu. Thiếu vắng kiểu mẫu này, chúng ta sẽ nói về dân Chúa, nhưng như là một cơ cấu, có thể là một hiệp hội, nhưng không phải là một gia đình được hạ sinh bởi Mẹ Giáo Hội.

"Lý lẽ nơi tư tưởng của tiến sĩ Ghisoni chính là lý lẽ của một người mẹ, và nó được kết thúc bằng một câu chuyện về những gì xẩy ra khi một người đàn bà đem một đứa con vào đời. Mầu nhiệm nữ tính của Giáo Hội đó là người vợ và là người mẹ. Đó không phải là vấn đề cống hiến cho nữ giới thêm vai trò trong Giáo Hội - phải, đó là điều tốt, thế nhưng anh chị em không giải quyết được vấn đề - đó là vấn đề hội nhập nữ giới như là một hình ảnh về Giáo Hội vào tư tưởng của chúng ta. Và cũng nghĩ về Giáo Hội theo các phân loại về một người nữ. Xin cám ơn chứng từ của chị". 

https://zenit.org/articles/feature-with-accountability-demanded-at-day-2-of-summit-for-the-protection-of-minors-pope-appeals-for-valuing-women-as-the-church/

 

Tác dụng của chứng từ từ các nạn nhân:

ĐHY Louis Tagle: "Tất cả chúng ta đều bị đánh động bởi những tiếng nói mãnh liệt ấy"

ĐTGM Marc Coleridge ở Brisbane Úc Châu: "Tôi đã từng gặp các nạn nhân còn sống sót, nhưng tôi phải nói rằng tôi đã bị bấn loạn còn nhiều hơn là bình thường nữa"

Các vị giám mục khác cảm thấy: "sống sượng", "bấn loạn", "tận đáy lòng", "khiến người ta phải suy nghĩ"

---------------------------

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -SỨ ĐIỆP ĐTC PHANXICO

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Sứ điệp của Đức thánh cha Phanxicô 

cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 53 (năm 2019)

 

TruyenThongXaHoi.png

 

Nguồn: WHĐ
 

Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập năm 1967, qua Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II. Ngày này được ấn định cử hành vào Chúa nhật trước Lễ Hiện xuống trong hầu hết các quốc gia. Năm 2019 là Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 53 và được cử hành vào ngày 2 tháng Sáu.

Sau đây là Sứ điệp của Đức thánh cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội thế giới năm nay. Sứ điệp đã được công bố vào lễ Thánh Phanxicô Salêsiô, 24/1/2019, vừa qua.

***

“Chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25)

Từ các cộng đồng mạng xã hội đến cộng đoàn nhân loại

Anh chị em thân mến,

Từ khi có internet, Giáo hội luôn tìm cách thúc đẩy sử dụng internet để giúp con người gặp gỡ nhau và liên đới với nhau. Qua Sứ điệp này, một lần nữa tôi muốn mời anh chị em suy ngẫm về nền tảng và tầm quan trọng của hữu-thể-có-tương-quan của chúng ta và tái khám phá nỗi khao khát –giữa vô vàn thách thức của bối cảnh truyền thông hiện nay– của con người, vốn không muốn bị cô lập và cô đơn.

Những ẩn dụ về mạng và cộng đồng

Ngày nay, môi trường truyền thông mang tính áp đảo đến mức khó mà tách biệt khỏi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày. Mạng là một nguồn tài nguyên của thời đại chúng ta. Đó là một nguồn tri thức và các mối tương quan mà chúng ta chưa từng hình dung ra. Tuy nhiên, xét về những biến đổi sâu sắc mà công nghệ đã đem đến cho tiến trình sản xuất, phân phối và sử dụng nội dung, nhiều chuyên gia cũng nêu rõ những nguy cơ đe dọa việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin xác thực trên quy mô toàn cầu. Nếu Internet tiêu biểu cho khả năng tiếp cận tri thức một cách kỳ diệu, thì cũng đúng là nó đã cho thấy đó là một trong những lĩnh vực dễ bị bóp méo thông tin nhất và bị xuyên tạc cách cố ý, có nhắm mục tiêu đối với các các sự kiện và mối quan hệ giữa các cá nhân, thường được dùng để bôi nhọ nhau.

Chúng ta cần nhận ra cách thức các mạng xã hội, một mặt, giúp chúng ta kết nối, tái khám phá và hỗ trợ nhau tốt hơn, nhưng mặt khác, lại sẵn sàng thao túng dữ liệu cá nhân, nhằm đạt được lợi thế chính trị hoặc kinh tế, chẳng cần tôn trọng con người và quyền của con người. Thống kê cho thấy trong giới trẻ, cứ bốn người thì có một người liên quan đến các vụ bắt nạt qua mạng. [1]

 

Trong bối cảnh phức tạp này, thật hữu ích khi một lần nữa chúng ta suy ngẫm ẩn dụ vể mạng, vốn là nền tảng của Internet, để tái khám phá tiềm năng tích cực của nó. Hình ảnh của mạng mời gọi chúng ta suy nghĩ về tính đa dạng của các con đường và các giao điểm bảo đảm cho nó được ổn định khi không có một trung tâm, một cơ cấu có cấp bậc, một hình thức tổ chức theo chiều dọc. Mạng lưới hoạt động nhờ sự chia sẻ trách nhiệm giữa các yếu tố.

Từ quan điểm nhân học, ẩn dụ về mạng nhắc nhớ một hình ảnh có ý nghĩa khác: cộng đoàn. Một cộng đoàn sẽ mạnh mẽ hơn nhiều nếu nó có tính gắn kết và nâng đỡ, nếu nó được linh hoạt bởi cảm giác tin tưởng và theo đuổi các mục tiêu chung. Cộng đoàn như một mạng lưới của tình liên đới đòi hỏi phải lắng nghe và đối thoại với nhau, dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ có trách nhiệm.

 

Trong bối cảnh hiện nay, mọi người đều thấy rõ rằng các cộng đồng mạng xã hội không đương nhiên đồng nghĩa với cộng đoàn. Trong những trường hợp tốt đẹp nhất, các cộng đồng ảo này có thể chứng tỏ tính gắn kết và tình liên đới, nhưng thường thì chúng vẫn chỉ đơn giản là các nhóm cá nhân nhận biết nhau thông qua các lợi ích hoặc mối quan tâm chung, đặc trưng bởi những mối liên kết yếu ớt. Hơn nữa, ở mạng xã hội, căn tính rất thường dựa trên tính đối lập với người khác, với người ngoài nhóm: chúng ta tự định nghĩa mình khởi đi bằng những gì chia rẽ thay vì liên kết chúng ta, bằng cách gây ra ngờ vực và tuôn ra mọi thứ định kiến (về sắc tộc, giới tính, tôn giáo và các lĩnh vực khác). Xu hướng này dung dưỡng các nhóm vốn loại trừ tính đa dạng, và –ngay trong môi trường kỹ thuật số– đề cao chủ nghĩa cá nhân cực độ, có khi đi đến chỗ kích động vòng xoáy hận thù. Như thế, mạng lẽ ra phải là một cửa sổ mở ra với thế giới thì lại trở thành sàn diễn để thể hiện thói tự sùng bái cá nhân.

Mạng là một cơ hội để thúc đẩy việc gặp gỡ người khác, nhưng cũng có thể làm tăng thêm sự tự cô lập của chúng ta, giống như một mạng nhện có thể là một cái bẫy. Những người trẻ là những người có ảo tưởng nhiêu nhất rằng mạng xã hội hoàn toàn có thể làm cho họ thỏa mãn về mặt tương quan. Có một hiện tượng nguy hiểm là có những người trẻ đang trở thành những “ẩn sĩ xã hội”, có nguy cơ tách mình hoàn toàn khỏi xã hội. Tình trạng bi thảm này cho thấy một sự rạn nứt nghiêm trọng trong cấu trúc quan hệ của xã hội, một điều chúng ta không thể làm ngơ.

 

Thực tế đa dạng và nguy hiểm này đặt ra nhiều vấn nạn về đạo đức, xã hội, luật pháp, chính trị và kinh tế, đồng thời thách đố cả Giáo hội nữa. Trong khi các chính phủ tìm kiếm những quy định pháp lý để bảo vệ quan điểm ban đầu về một mạng lưới tự do, cởi mở và an toàn, tất cả chúng ta đều có khả năng và có trách nhiệm thúc đẩy việc sử dụng mạng một cách tích cực.

 

Rõ ràng, việc mở rộng các kết nối để gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau là không đủ. Vậy, làm sao chúng ta có thể tìm thấy căn tính cộng đoàn thực sự của mình, cũng như nhận thức được trách nhiệm của chúng ta đối với nhau ở trên mạng?

 

Chúng ta là chi thể của nhau

Một câu trả lời khả dĩ có thể được rút ra từ ẩn dụ thứ ba: ẩn dụ về thân mình và các chi thể, mà Thánh Phaolô dùng để mô tả mối liên hệ hỗ tương giữa mọi người, dựa trên cộng đoàn hợp nhất họ. “Vì vậy, hãy gạt bỏ sự dối trá, hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25). Trở nên chi thể của nhau là động lực sâu xa mà vị Tông đồ mời gọi chúng ta hãy dùng để gạt bỏ sự dối trá và nói lên sự thật: bổn phận bảo vệ sự thật ấy phát sinh từ nhu cầu không phủ nhận mối tương quan hiệp thông với nhau. Sự thật được tỏ lộ trong mối hiệp thông. Trái lại, dối trá là ích kỷ phủ nhận việc chúng ta là chi thể của một thân mình; là từ chối hiến mình cho người khác, do đó đánh mất phương cách duy nhất để tìm gặp chính mình.

 

Ẩn dụ về thân mình và các chi thể giúp chúng ta suy ngẫm về căn tính của mình, vốn dựa trên tính hiệp thông và “tính khác biệt”. Là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều nhìn nhận rằng mình là chi thể của một thân thể mà Đầu là Đức Kitô. Điều này giúp chúng ta không nhìn mọi người như những đối thủ tiềm ẩn, nhưng coi cả kẻ thù như những nhân vị. Chúng ta không còn cần có kẻ thù để khẳng định mình, bởi vì cái nhìn bao gồm mọi người mà chúng ta học được nơi Chúa Kitô dẫn chúng ta đến chỗ khám phá sự khác biệt theo một cách thức mới, như một phần không thể thiếu và là điều kiện của mối tương quan và sự gần gũi.

 

Khả năng hiểu nhau và truyền thông giữa con người như vậy dựa trên mối hiệp thông yêu thương giữa các Ngôi vị Thiên Chúa. Thiên Chúa không Đơn độc, nhưng Thiên Chúa là Hiệp thông; Người là Tình yêu, vì thế nên có sự truyền thông, bởi vì tình yêu luôn truyền thông; thật vậy, tình yêu truyền thông chính mình để gặp người khác. Để truyền thông với chúng ta và để thông truyền chính Người cho chúng ta, Thiên Chúa đã thích ứng với ngôn ngữ của chúng ta, bằng cách thiết lập một cuộc đối thoại thực sự với nhân loại trong suốt lịch sử (x. Công đồng Vatican II, Hiến chế Dei Verbum, 2).

 

Nhờ việc chúng ta được dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, Đấng là sự hiệp thông và thông truyền chính Mình, chúng ta mãi mãi mang trong lòng mình nỗi khao khát được sống trong sự hiệp thông, được thuộc về một cộng đồng. Thánh Basiliô nói rằng: “Thật vậy, không có gì diễn tả bản tính của chúng ta rõ rệt hơn là khi chúng ta tương quan với nhau, cần đến nhau”. [2]

 

Bối cảnh hiện nay mời gọi tất cả chúng ta dấn thân xây dựng các mối tương quan và khẳng định bản chất liên vị của nhân loại chúng ta, cả trên mạng và thông qua mạng. Huống chi, là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi biểu lộ mối hiệp thông ấy – là đặc trưng căn tính của người tín hữu. Thật vậy, chính đức tin là một mối tương quan, một cuộc gặp gỡ; và nhờ sự thúc đẩy của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta mới có thể truyền thông, đón nhận và hiểu được món quà tặng của tha nhân để đáp lại.

Hiệp thông trong hình ảnh của Ba Ngôi chính xác là điều làm cho nhân vị khác với cá nhân. Niềm tin vào Thiên Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi dẫn đến điêu này: để trở thành chính mình, tôi cần những người khác. Tôi chỉ thực sự là con người, thực sự là một nhân vị, khi tôi có tương quan với người khác. Trong thực tế, từ “person” để chỉ con người có một khuôn mặt, hướng về người khác, có liên quan đến người khác. Đời sống của chúng ta càng trở nên con người hơn khi ít tính cá nhân đi và mang tính nhân vị nhiểu hơn; chúng ta thấy được con đường đích thực trở thành con người hơn này nơi một người đi từ một cá nhân - nhìn người khác như là đối thủ, đến một nhân vị - nhìn nhận người khác như bạn đồng hành.

 

Từ “like” đến “amen”

Hình ảnh thân xác và các chi thể nhắc nhở chúng ta rằng việc sử dụng mạng xã hội là bổ trợ cho cuộc gặp gỡ bằng xương thịt, vốn sống động nhờ thân xác, con tim, đôi mắt, ánh nhìn, hơi thở của người khác. Nếu Mạng được sử dụng như để nối dài hoặc mong đợi một cuộc gặp gỡ như thế, thì khái niệm mạng không mâu thuẫn và vẫn là một tài nguyên cho sự hiệp thông. Nếu một gia đình sử dụng mạng để kết nối nhiều hơn, để rồi gặp nhau ở bàn ăn và nhìn vào mắt nhau, thì đó là một tài nguyên. Nếu một cộng đoàn Hội thánh phối hợp hoạt động của mình thông qua mạng lưới, rồi sau đó cùng nhau cử hành bí tích Thánh Thể, thì đó là một tài nguyên. Nếu mạng trở thành một cơ hội để chia sẻ những câu chuyện và những kinh nghiệm về cái đẹp hay đau khổ ở xa chúng ta, để cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau tìm kiếm điều tốt đẹp để tái khám phá lại những gì hợp nhất chúng ta, thì đó là một nguồn tài nguyên.

 

Như thế, chúng ta có thể đi từ việc chẩn đoán sang điều trị: bằng cách mở ra con đường cho đối thoại, cho gặp gỡ, cho nụ cười, cho sự dịu dàng... Đó là mạng lưới mà chúng ta muốn có, một mạng lưới được tạo ra không phải để gài bẫy, mà là để giải thoát, để bảo vệ sự hiệp thông của những con người tự do. Chính Giáo hội là một mạng lưới được dệt bởi sự hiệp thông Thánh Thể, ở đó sự hiệp nhất không phải dựa trên những nút “like”, mà dựa trên sự thật, trên “Amen”, nhờ đó mỗi người bám chặt vào Thân mình Chúa Kitô và đón nhận người khác.

Vatican, ngày 24 tháng 1 năm 2019

Lễ nhớ Thánh Phanxicô Salêsiô

PHANXICÔ

Chuyển ngữ: Minh Đức

_____________________

[1] Để ngăn chặn hiện tượng này, một Uỷ ban Quốc tế Ngăn chặn nạn Bắt nạt qua Mạng sẽ được thành lập, trụ sở chính đặt tại Vatican.

[2] Luật Dài, III, 1: PG 31, 917; x. Bênêđictô XVI, Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 43 (2009).

(Nguồn: Libreria Editrice Vaticana) 

 

******

Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

Trong số những người thân của chúng ta

Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

Xin chân thành cám ơn

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   

www.conggiaovietnam.net 

////////////