ĐÒI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - LỄ HIỂN LINH

ĐTC PHANXICÔ - LỄ HIỂN LINH:

GIẢNG LỄ VÀ HUẤN TỪ TRUYỀN TIN

 

 

Pope Francis at Mass on the Epiphany

 

"Biết nơi Chúa Giêsu sinh ra ở đâu như thành phần luật sĩ biết cũng chưa đủ,

nếu chúng ta không đi đến đó.

Như Hêrôđê biết rằng Chúa Giêsu đã được hạ sinh cũng chưa đủ,

nếu chúng ta không gặp gỡ Người"

 

Pope Francis at Mass on the Solemnity of the Epiphany

 

"Khi nơi chốn của Người trở thành nơi chốn của chúng ta,

khi thời điểm của Người trở thành thời điểm của chúng ta,

khi con người của Người trở thành đời sống của chúng ta,

thì bấy giờ các lời tiên trị được nên trọn trong chúng ta.

Bấy giờ Chúa Giêsu được hạ sinh trong chúng ta".

 

 

 

"Hôm nay chúng ta cần phải noi gương bắt chước Ba Vua.

Họ không tranh cãi mà là lên đường.

Họ không ngừng lại nhìn xem mà là tiến vào trong nhà của Chúa Giêsu.

Họ không lấy mình làm chính mà là cúi mình xuống trước Đấng là tâm điểm.

Họ không dính chặt với các dự án của mình, mà là sẵn sàng theo con đường khác"

 

 

 

Epiphany: chữ này có nghĩa là việc tỏ hiện của Chúa, Đấng được Thánh Phaolô trong bài đọc 2 nói cho chúng ta biết là, tỏ mình ra cho tất cả mọi dân nước, được tiêu biểu hôm nay là Ba Vua. Nhờ đó chúng ta thấy vinh quang của một Vị Thiên Chúa đến với hết mọi người đã tỏ hiện, ở chỗ, hết mọi quốc gia, ngôn ngữ và dân nước đều được Ngài đón nhận và yêu thương. Nó được biểu hiệu bởi ánh sáng, thứ ánh sáng xuyên suốt và sáng soi tất cả mọi sự. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa tỏ mình ra cho hết mọi người thì lại càng lạ lùng hơn nữa về cách thức Ngài tỏ mình ra.....

 

Vào khoảng 30 tuổi, lúc Chúa Giêsu tỏ mình ra một cách công khai, được tiên dẫn bởi Thánh Gioan Tẩy Giả, Phúc Âm lại quan trọng hóa biến cố này, khi liệt kê tất cả "những hạng tai to mặt lớn" vào thời đó, những kẻ có quyền lực về cả dân sự lẫn tôn giáo: Tiberius Caesar, Pontius Pilate, Herod, Philip, Lysanias, các thượng tế Annas và Caiaphas. Rồi Phúc Âm kết thúc khi nói rằng vào lúc ấy "lời Thiên Chúa phán cùng Gioan, con của Zacaria, trong hoang địa" (Luca 3:2). Nghĩa là không cho một kẻ tai to mặt lớn nào mà là cho một con người ẩn mình trong sa mạc. Đó là một sự lạ lùng: Thiên Chúa không cần thế giới chiếu soi để làm sáng tỏ bản thân Ngài.

 

Khi chúng ta nghe thấy bản liệt kê những nhân vật nổi bật ấy, thì chúng ta có khuynh hướng chiếu đèn vào họ. Chúng ta có thể nghĩ rằng ngôi sao lạ tốt hơn là xuất hiện ở Roma, tại Palatine Hill, nơi hoàng đế Augustus cai trị thế giới; nhờ đó toàn thể đế quốc này liền trở thành Kitô hữu. Hay ngôi sao chiếu vào dinh của Hêrôđê thì ông ta có thể đã làm lành hơn là làm ác. Thế nhưng, ánh sáng của Thiên Chúa không chiếu soi những ai soi chiếu ánh sáng của họ. Thiên Chúa "bày tỏ" bản thân mình; chứ Ngài không "áp đặt" bản thân mình. Ngài chiếu soi; chứ không làm mù mắt. Luôn có một khuynh hướng mạnh mẽ gây lẫn lộn ánh sáng của Thiên Chúa với các thứ ánh sáng của thế gian. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã chạy theo những thứ ánh sáng thu hút của quyền lực và của những nhân vật nổi nang, tin tưởng rằng chúng ta đang hết mình phục vụ Phúc Âm! Thế nhưng, làm như thế, chúng ta đã quay ánh đèn chiếu vào một nơi không đúng chỗ, vì Thiên Chúa không có ở đó. Ánh sáng nhân ái của Ngài chiếu soi bằng tình yêu khiêm hạ. Cũng biết bao nhiêu lần, chúng ta, với tư cách là Giáo Hội, đã cố gắng chiếu soi bằng ánh sáng của riêng mình! Tuy nhiên, chúng ta không phải là mặt trời của nhân loại. Chúng ta là mặt trăng, bất chấp bóng tối của nó, phản chiếu ánh sáng chân thực là Chúa. Người là ánh sáng thế gian (cf. Jn 9:5). Người, chứ không phải chúng ta.

 

Ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi cho những ai lãnh nhận nó. Tiên Tri Isaia, trong bài đọc 1 (cf.60:2), cho chúng ta biết rằng ánh sáng ấy không ngăn ngừa bóng tối và các đám mây dầy đặc khỏi bao trùm trái đất, mà chiếu soi những ai sẵn sàng chấp nhận nó. Bởi thế mà vị tiên tri này đã tung ra một lời hiệu triệu gay go đối với hết mọi người là: "Hãy chỗi dậy, hãy chiếu soi" (60:1). Chúng ta cần chỗi dậy, chỗi dậy khỏi đời sống tầm thường và sẵn sàng hành trình. Bằng không, chúng ta chỉ đứng im tại chỗ, như thành phần luật sĩ được Hêrôđê tham vấn; họ biết rõ nơi Đấng Thiên Sai giáng sinh, nhưng họ chẳng nhúc nhích gì. Chúng ta cũng cần phải soi chiếu nữa, cần phải mặc lấy Thiên Chúa là ánh sáng, từng ngày, cho đến khi chúng ta hoàn toàn mặc lấy Chúa Giêsu. Tuy nhiên, để mặc lấy Thiên Chúa, Đấng là một thứ ánh sáng đơn thuần, trước hết chúng ta cần phải cởi bỏ những chiếc áo choàng ngạo mạn. Bằng không, chúng ta cũng giống như Hêrôđê, con người yêu chuộng ánh sáng thành công và quyền lực trần tục hơn là ánh sáng thần linh. Trái lại, Ba Vua làm trọn lời tiên tri này. Họ đã chỗi dạy và chiếu soi, và được mặc lấy ánh sáng. Chỉ có họ thấy được ngôi sao ở trên trời, chứ không phải đám luật sĩ, hay Hêrôđê, hoặc bất cứ một ai cư ngụ ở Giêrusalem.

 

Để tìm gặp Chúa Giêsu, chúng ta cũng cần phải đi một con đường khác, theo một nẻo hướng khác, đó là hướng đi của Người, con đường của tình yêu khiêm hạ. Và chúng ta cần phải kiên trì. Phúc Âm hôm nay kết thúc ở chỗ Ba Vua sau khi gặp Chúa Giêsu, thì "lên đường về xứ sở của mình bằng con đường khác" (Mt 2:12). Con đường khác này là con đường khác với của Hêrôđê. Một con đường khác với thế gian, như con đường của những vị chầu chực Chúa Giêsu khi Người Giáng Sinh, đó là Mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng. Như Các Đại Sĩ, họ đã bỏ nhà cửa và trở thành những kẻ lữ hành trên các nẻo đường của Thiên Chúa. Vì chỉ có những ai bỏ lại những thứ dính bén trần gian của mình và lên đường mới gặp thấy mầu nhiệm của thiên Chúa.

 

Điều này cũng đúng với cả chúng ta nữa. Biết nơi Chúa Giêsu sinh ra ở đâu như thành phần luật sĩ biết cũng chưa đủ, nếu chúng ta không đi đến đóNhư Hêrôđê biết rằng Chúa Giêsu đã được hạ sinh cũng chưa đủ, nếu chúng ta không gặp gỡ Người. Khi nơi chốn của Người trở thành nơi chốn của chúng ta, khi thời điểm của Người trở thành thời điểm của chúng ta, khi con người của Người trở thành đời sống của chúng ta, thì bấy giờ các lời tiên trị được nên trọn trong chúng ta. Bấy giờ Chúa Giêsu được hạ sinh trong chúng ta. Người trở thành Vị Thiên Chúa hằng sống đối với tôiHôm nay chúng ta cần phải noi gương bắt chước Ba Vua. Họ không tranh cãi mà là lên đường. Họ không ngừng lại nhìn xem mà là tiến vào trong nhà của Chúa Giêsu. Họ không lấy mình làm chính mà là cúi mình xuống trước Đấng là tâm điểm. Họ không dính liền với các dự án của mình, mà là sẵn sàng theo con đường khác. Các tác hành của họ cho thấy mối liên hệ chặt chẽ với Chúa, cho thấy một sự cởi mở hết mình với Người, hoàn toàn gắn bó với Người. Cùng với Người, họ sử dụng thứ ngôn ngữ yêu thương, cùng một ngôn ngữ Chúa Giêsu, cho dù là một em bé, đã nói. Thật vậy, Ba Vua đến với Chúa không phải để nhận lãnh mà là cống hiến. Chúng ta hãy tự vấn xem chúng ta đã mang quà tặng nào cho Chúa Giêsu Giáng Sinh ăn mừng, hay chúng ta chỉ trao đổi quà tặng giữa chúng ta với nhau thôi?

...................

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-01/pope-francis-epiphany-mass-homily-full-text.html

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu