7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -THỨ NĂM TUẦN THÁNH

  •  
    Tinh Cao
    Thu, Apr 9 at 7:20 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giảng Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh ngày 9/4/2020

     

    Pope Francis offers Mass in St. Peter's Basilica on April 9, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

     

    Phục vụ hết mọi người trừ Chúa để vào Nước Trời,

    chúng ta cần phải để cho Chúa phục vụ chúng ta,

    để cho Người Tôi Tớ Chúa làm đầy tớ của chúng ta

     

    Pope Francis celebrates the Mass of the Lord's Supper in St. Peter's Basilica

     

    Nếu quí huynh không thể ban ơn tha thứ về bí tích vào lúc nào đó,

    thì ít là hãy cống hiến lời an ủi 

    của một người anh em đồng hành và mở cửa cho người ấy trở lại.

     

    Pope celebrates Mass in St. Peter's on Holy Thursday. Credit: EWTN-CNA Photo/Daniel Ibáñez/Vatican Pool.

     

    Chúa Giêsu yêu thương quí huynh!

    Người chỉ xin quí huynh hãy để cho Người rửa chân cho quí huynh thôi.

     

     

    Thực tại chúng ta hôm nay đang sống trong phụng vụ này đây đó là Chúa muốn ở cùng chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể. Và chúng ta bao giờ cũng trở thành nhà tạm của Chúa. Chúng ta mang Chúa theo với chúng ta, đến độ chính Người nói cùng chúng ta rằng, nếu chúng ta không ăn mình của Người và uống máu của Người, thì chúng ta sẽ không được vào Nước Trời. Đó là mầu nhiệm bánh và rượu của Chúa ở với chúng ta, nơi chúng ta, trong chúng ta.

    Phục vụ. Cử chỉ này là một điều kiện để vào Nước Trời. Phải, phục vụ hết mọi người trừ Chúa - theo nghĩa của việc Chúa trao đổi với tông đồ Phêrô - khiến ông hiểu rằng để vào Nước Trời, chúng ta cần phải để cho Chúa phục vụ chúng ta, để cho Người Tôi Tớ Chúa làm đầy tớ của chúng ta. Thật là khó hiểu. Nếu tôi không để cho Chúa làm tôi cho tôi, để Chúa rửa tôi, để Chúa giúp tôi lớn lên, để Chúa tha thứ cho tôi, thì tôi sẽ không vào được Nước Trời.

    Và thiên chức linh mục. Hôm nay tôi muốn được gần gũi với các vị linh mục. Tất cả các vị - từ những vị mới được chịu chức đây cho đến giáo hoàng này, tất cả chúng ta đều là linh mục. Các vị giám mục, tất cả... Chúng ta đều đã được xức dầu, được xức dầu bởi Chúa; được xức dầu để hiến dâng Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.

    Hôm nay chúng ta không cử hành Lễ Truyền Dầu. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có thể thực hiện lễ này trước lễ Hiện Xuống, bằng không, chúng ta sẽ phải dời cho tới sang năm. Thế nhưng tôi không thể để Lễ này qua đi mà không đề cập tới các vị linh mục. Các vị linh mục là những con người đã hiến dâng đời mình cho Chúa, các vị linh mục là những người tôi tớ. Trong những ngày gần đây, hơn 60 vị đã chết ở Ý quốc này, khi chăm sóc cho bệnh nhân ở các bệnh viện, cùng với các vị bác sĩ và y tá nữa... Họ là những "vị thánh hàng xóm láng giềng - the saints next door", những vị linh mục đã hiến mạng sống mình bằng việc phục vụ.

    Rồi tôi nghĩ đến những vị ở xa. Hôm nay tôi đã nhận được một bức thư từ một vị linh mục làm tuyên úy ở một nhà tù xa xôi, nơi ngài cho tôi biết về cách thức ngài sống Tuần Thánh này ra sao với các tù nhân. Đó là một tu sĩ Dòng Phanxicô.

    Các vị linh mục đi xa để rao giảng Phúc Âm đến và chết đi ở đó. Có một vị giám mục đã nói rằng điều đầu tiên ngài làm, khi ngài đến những giáo điểm ấy, đó là đi đến nghĩa trang, đến những nấm mộ của các vị linh mục đã bỏ mạng sống mình ở đó, những vị linh mục trẻ trung, bởi dịch bệnh địa phương. Các vị không được chuẩn bị gì, các vị không có những kháng tố. Không ai biết đến tên tuổi của các vị. Các vị linh mục vô danh.

    Các vị linh mục giáo xứ của xứ sở này, những vị làm linh mục phục vụ cho 4, 5 hay 7 khu làng ở trên các đồi núi và phải đi từ làng này tới làng khác, những vị biết được dân chúng ấy.... Có lần có vị đã nói với tôi rằng vị ấy đã biết tên của tất cả mọi người sống trong các khu làng này. "Thật không?", tôi hỏi ngài. Ngài trả lời tôi: "Thậm chí đến cả tên của các con chó nữa cơ". Các vị biết được tất cả. Một sự gần gũi cận kề có tính cách tư tế.

    Hay lắm hỡi các vị linh mục tốt lành. Hôm nay tôi ấp ủ các vị trong lòng của tôi và tôi mang các vị đến bàn thờ này.

    Những vị linh mục bị vu khống. Nhiều lần đã xẩy ra hôm nay đây. Các vị không thể ra ngoài đường, vì các vị bị nói về các điều xấu xa bậy bạ, liên quan đến thảm trạng chúng ta đang từng trải qua, với các vị linh mục bị khám phá thấy các điều quái gở. Một số vị đã nói với tôi rằng các vị không thể ra khỏi nhà với bộ tu phục, vì các vị bị xỉ nhục, và các vị tiếp tục sống như thế.  

    Các vị linh mục tội lỗi, những vị mà, cùng với các giám mục và vị giáo hoàng đây, đều là một tội nhân, đừng quên xin ơn tha thứ. Hãy biết thứ tha vì họ biết rằng họ cần xin được thứ tha và tỏ ra tha thứ. Tất cả chúng ta đều là tội nhân. Các vị linh mục đang bị khủng hoảng, không biết phải làm gì, đang loay hoay trong bóng tối... Hôm nay đây, tất cả các vị, những linh mục huynh đệ, đều ở với tôi nơi bàn thờ này.

    Các vị là những con người được thánh hiến, tôi chỉ xin nói với các vị một điều duy nhất này là: Đừng cứng lòng như tông đồ Phêrô. Hãy để cho chân của các vị được tẩy rửa. Chúa là đầy tớ của các vị. Người ở gần với các vị để ban cho các vị sức mạnh, để rửa chân cho các vị.

    Vậy thì, với ý thức về nhu cầu cần phải được tẩy rửa, cần phải là những con người biết rộng lượng tha thứ. Hãy tha thứ. Một trái tim cao cả thì quảng đại thứ tha. Chính cái đấu đóng ấy mà chúng ta sẽ được đong lại. Như quí huynh tha thứ thế nào thì quí huynh sẽ được thứ tha cùng một mức độ như vậy. Đừng sợ tha thứ. Đôi khi nẩy ra những ngờ vực... Hãy nhìn lên Chúa Kitô (lên Tượng Chịu Nạn). Ơn tha thứ của hết mọi người là ở đó.

    Hãy can đảm, bao gồm cả việc chấp nhận các nguy cơ, trong việc tha thứ để an ủi. Nếu quí huynh không thể ban ơn tha thứ về bí tích vào lúc nào đó, thì ít là hãy cống hiến lời an ủi của một người anh em đồng hành và mở cửa cho người ấy trở lại.

    Tôi tạ ơn Thiên Chúa về ơn thiên chức linh mục. Tất cả chúng ta đều cám ơn. Tôi tạ ơn Chúa cho anh em, hỡi các vị linh mục. Chúa Giêsu yêu thương quí huynh! Người chỉ xin quí huynh hãy để cho Người rửa chân cho quí huynh thôi.

     

    https://www.catholicnewsagency.com/news/full-text-pope-francis-holy-thursday-homily-77243

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFg5iqBOr2as6p%2BUoca0EFOG2X_LgKrOtLuTCgEUWL0nQg%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - TAM NHẬT THÁNH

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Apr 8 at 1:53 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Tam Nhật Thánh trong Mùa Đại Dịch Covid-19

     

    Pope Francis holds the weekly General Audience in the Vatican's Apostolic Palace inviting the faithful to contemplate the Cross

     

    Đâu là dung nhan đích thực của Thiên Chúa?....

    Trên cây thập tự giá.

    Chúng ta thấy được ở đó những nét của dung nhan Thiên Chúa.

    Anh chị em chúng ta đừng quên rằng cây thập tự giá này là ngai tòa của Thiên Chúa.

     

    Pope Francis gives his general audience address in the apostolic palace April 1, 2020. Credit: Vatican Media.

     

    Để giải thoát mình khỏi những thành kiến về Thiên Chúa, chúng ta hãy nhìn vào Tượng Chịu Nạn.

    Thế rồi sau đó chúng ta hãy mở Phúc Âm ra.

    Trong những ngày này, tất cả đều cách ly và tại gia, đóng cửa, chúng ta hãy cầm lấy hai vật này trong tay:

    Tượng Chịu Nạn để nhìn ngắm; và mở Phúc Âm.

    Đối với chúng ta thì điều này có thể nói giống như một thứ phụng vụ tại gia quan trọng.

     

     

    Những vấn nạn ưu tư phiền muộn về sự dữ không phải là đùng một cái là hết đâu,

    mà là phải tìm thấy ở nơi Đấng Phục Sinh một nền tảng vững chắc giúp chúng ta không bị chìm đắm.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong những tuần lễ lo sợ về dịch bệnh đang gây cho thế giới quá nhiều đau khổ, thì trong số rất nhiều vấn nạn chúng ta đặt ra, cũng có cả những vấn nạn về Thiên Chúa nữa: Ngài đã làm gì trước tình trạng đau khổ của chúng ta? Đâu là tất cả những gì đã sai trái? Tại sao Chúa không giải quyết các vấn đề này mau chóng lên chứ? Đó là những vấn nạn chúng ta hỏi về Thiên Chúa.

    Câu chuyện về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu đi kèm với chúng ta trong những ngày thánh này giúp chúng ta có được câu giải đáp. Thật vậy, ngay cả bấy giờ cũng có nhiều vấn nạn nữa. Dân chúng, sau khi nghênh đón Chúa Giêsu vinh thắng vào Thành Giêrusalem, đã tưởng rằng cuối cùng Người sẽ giải phóng dân chúng khỏi kẻ thù của họ (xem Luca 24:21). Họ đã trông mong một Vị Thiên Sai quyền năng vinh thắng bằng gươm giáo. Thế nhưng lại xuất hiện một vị hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, vị đến cho việc hoán cải và cho lòng thương xót. Thế rồi chính đám đông này, trước đó tung hô Người, lại la hò: "Đóng đanh" (Mathêu 27:23). Những ai đã theo Người, hoang mang và kinh hoàng, đã ruồng bỏ Người. Họ đã nghĩ rằng nếu số mệnh của nhân vật Giêsu này là thế thì Người không phải là Đấng Thiên Sai, vì Thiên Chúa là Đấng quyền năng, Thiên Chúa là Đấng bất khả thắng.

    Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục đọc câu chuyện Khổ Nạn này, chúng ta thấy một sự kiện lạ lùng. Khi Chúa Giêsu chết, viên đại đội trưởng Roma vốn không phải là một tín hữu, không phải là người Do Thái mà là một người dân ngoại, kẻ đã trông thấy Người chịu khổ trên thập tự giá và đã nghe thấy Người tha thứ cho hết mọi người, kẻ đã được tình yêu của Người tác động khôn tả, liền lên tiếng tuyên xưng: "Thật sự người này là Con Thiên Chúa" (Marco 15:39). Một câu tuyên xưng ngược hẳn lại với những người khác. Viên quan này nói rằng đó là Thiên Chúa, Đấng thực sự là Thiên Chúa.

    Hôm nay chúng ta có thể tự vấn: Đâu là dung nhan đích thực của Thiên Chúa? Thường những gì chúng ta là thì tất cả đều được lộ ra ở nơi Ngài, như sự thành đạt của chúng ta, cảm quan về công lý của chúng ta, bao gồm cả việc xúc phạm của chúng ta. Thế nhưng Phúc Âm lại nói với chúng ta rằng Thiên Chúa không phải là như vậy. Ngài khác hẳn, và chúng ta không thể tự mình biết được đâu. Đó là lý do tại sao Người đã đến gần gũi, đã đến để gặp gỡ chúng ta và đã tỏ mình Ngài ra một cách trọn vẹn nơi Phục Sinh. Nhưng tất cả sự kiện lại xẩy ra như thế nào? Trên cây thập tự giá. Chúng ta thấy được ở đó những nét của dung nhan Thiên Chúa. Anh chị em chúng ta đừng quên rằng cây thập tự giá này là ngai tòa của Thiên Chúa. Thật hữu ích cho chúng ta khi thinh lặng nhìn lên Đấng Tử Giá và thấy được Chúa của chúng ta là ai: Người đã không tố cáo ai, không tố cáo ngay cả những ai đóng đanh Người, mà mở rộng đôi cánh tay cho hết mọi người; Người không lấy vinh quang của mình để đè bẹp chúng ta, mà là để cho chúng ta lột trần trụi Người ra; Người không yêu thương chúng ta bằng lời nói xuông, mà bằng việc âm thầm hiến sự sống cho chúng ta; Người không ép buộc chúng ta mà là giải thoát chúng ta; Người không đối xử với chúng ta như khách lạ, mà là nhận lấy sự dữ của chúng ta, nhận lấy tội lỗi của chúng ta. Bởi vậy, để giải thoát mình khỏi những thành kiến về Thiên Chúa, chúng ta hãy nhìn vào Tượng Chịu Nạn. Thế rồi sau đó chúng ta hãy mở Phúc Âm ra. Trong những ngày này, tất cả đều cách ly và tại gia, đóng cửa, chúng ta hãy cầm lấy hai vật này trong tay: Tượng Chịu Nạn để nhìn ngắm; và mở Phúc Âm. Đối với chúng ta thì điều này có thể nói giống như một thứ phụng vụ tại gia quan trọng, bởi chúng ta không thể đến nhà thờ vào các ngày này.

    Trong Phúc Âm chúng ta đọc thấy rằng khi dân chúng đến với Chúa Giêsu để tôn Người làm vua, chẳng hạn như sau phép lạ bánh hóa ra nhiều, thì Người rời đi (xem Gioan 6:15). Và khi ma quỉ muốn tiết lộ sự uy nghi cao cả thần linh của Người thì Người bắt chúng câm nín (xem Marco 1:24-25). Tại sao? Tại vì Chúa Giêsu không muốn bị hiểu lầm, Người không muốn dân chúng nhầm lẫn vị Thiên Chúa đích thật, Đấng là tình yêu khiêm hạ, với một thiên chúa giả tạo, với một thiên chúa trần tục phô trương và áp đặt bằng quyền lực. Người không phải là một thứ ngẫu tượng. Người chính là vị Thiên Chúa đã làm người, như mỗi người chúng ta, và đã tỏ mình ra như là một con người, nhưng bằng quyền năng của thần tính Người. Tuy nhiên, căn tính của Chúa Giêsu đã được long trọng công bố trong Phúc Âm khi nào? Khi viên đại đội trưởng nói "Người thật là Con Thiên Chúa". Câu nói được thốt ra ở đó, ngay khi Người trút hơi thở trên thập tự giá, vì người ta không còn có thể nhầm lẫn được nữa, ở chỗ người ta thấy Thiên Chúa toàn năng nơi yêu thương, chứ không phải nơi bất cứ cách thức nào khác. Đó là bản tính của Ngài, vì Ngài là như thế. Ngài là tình yêu.

    Anh chị em có thể lên tiếng chống lại rằng: "Tôi làm gì với một vị Thiên Chúa hèn yếu chết đi như thế chứ? Tôi thích một vị thần mạnh mẽ, một Thiên Chúa quyền năng cơ!". Thế nhưng, anh chị em biết, quyền lực của thế gian này đang qua đi, trong khi đó tình yêu thì lại tồn tại. Chỉ có tình yêu mới canh giữ sự sống chúng ta có thôi, vì nó bao gồm những mong manh mỏng dòn yếu kém của chúng ta và biến đổi chúng. Chính tình yêu của Thiên Chúa đã chữa lành tội lỗi của chúng ta lúc Phục Sinh, bằng ơn tha thứ của Người, một ơn ban biến sự chết thành một cuộc vượt qua của sự sống, một ơn ban đã biến nỗi sợ hãi của chúng ta thành niềm tin tưởng, biến nỗi sầu thương của chúng ta thành niềm hy vọng. Phục Sinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa có thể biến hết mọi sự thành tốt đẹp. Nhờ đó, với Ngài, chúng ta có thể thực sự tin tưởng rằng hết mọi sự rồi sẽ tốt đẹp. Đó không phải là một ảo tưởng, vì cái chết và cuộc phục sinh của Chúa Giêsu không phải là một ảo tưởng, mà là một sự thật! Đó là lý do tại sao chúng ta nghe thấy vào sáng Phục Sinh rằng: "Đừng sợ!" (xem Mathêu 28:5). Những vấn nạn ưu tư phiền muộn về sự dữ không phải là đùng một cái là hết đâu, mà là phải tìm thấy ở nơi Đấng Phục Sinh một nền tảng vững chắc giúp chúng ta không bị chìm đắm.

    Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã biến đổi lịch sử bằng việc biến mình thành gần gũi với chúng ta, và làm cho nó, mặc dù vẫn còn hằn vết sự dữ, thành một thứ lịch sử cứu độ. Bằng việc hiến mạng sống mình trên thập tự giá, Chúa Giêsu cũng chế ngự cả sự chết. Từ con tim mở ra của Đấng Tử Giá, tình yêu của Thiên Chúa vươn tới từng người chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi truyện đời của chúng ta bằng việc tiếp cận Người, chấp nhận ơn cứu độ được Người cống hiến cho chúng ta. Hỡi anh chị em, chúng ta hãy cởi mở tất cả tấm lòng của chúng ta ra trong nguyện cầu, trong tuần này, vào những ngày này đây, với Đấng Tử Giá và bằng Phúc Âm. Đừng quên nhé: Tượng Chịu Nạn và Phúc Âm. Việc phụng vụ tại gia sẽ là như thế đó. Chúng ta hãy mở tất cả cõi lòng của Người ra trong nguyện cầu, hãy để cho ánh mắt của Người nhìn đến chúng ta, và chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta không lẻ loi cô độc một mình đâu, mà là được yêu thương, vì Chúa không bỏ rơi chúng ta và chẳng bao giờ quên chúng ta. Với những ý nghĩ ấy, tôi chúc cho anh chị em được hưởng một Tuần Thánh và một Phục Sinh Thánh nhé.

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200408_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrofs8Wp2UdARPRhHPUaO%3DOLTTmu2te40uH%2BWc8TZo4fg%40mail.gmail.com
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC TUẦN THÁNH

Các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh

Bàn thờ Ngai tòa Thánh Phêrô, nơi ĐTC sẽ cử hành các nghi lễ Tuần Thánh và Phục Sinh (© Vatican Media)

Chương trình các lễ nghi trong Tuần Thánh và Phục sinh của Đức Thánh Cha có thay đổi, so với chương trình được dự định trước khi virus corona bùng phát. Theo chương trình mới, Đức Thánh Cha sẽ cử hành các nghi lễ bên trong đền thờ thánh Phêrô và không có giáo dân tham dự.

Hôm thứ Sáu 27/03 vừa qua, Vatican đã thông báo chương trình các lễ nghi Tuần Thánh Đức Thánh Cha sẽ cử hành. Các Thánh lễ sẽ được truyền hình trực tiếp cho giáo dân tham dự trên các kênh truyền thông.

Chúa Nhật Lễ Lá, Tam Nhật Vượt Qua và lễ Phục Sinh sẽ được cử hành tại bàn thờ Ngai tòa thánh Phêrô, bên trong đền thờ, nghĩa là bàn thờ phía sau bàn thờ tuyên xưng đức tin và sẽ không có sự tham dự của giáo dân.

Cụ thể là vào ngày 05/04, vào lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật lễ Lá, tưởng niệm Chúa Giêsu vào thánh Giêrusalem. (Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt)

 
Trực tiếp Lễ Lá – ĐTC Phanxicô cử hành

Ngày 09/04, vào lúc 18 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh, cử hành bữa Tiệc Ly của Chúa.

Ngày 10/04, thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc 18 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành cuộc Thương Khó của Chúa và vào lúc 21 giờ, thay vì ngắm Đàng Thánh giá tại đấu trường Colosseo, Đức Thánh Cha sẽ hướng dẫn buổi ngắm Đàng Thánh Giá tại thềm đền thờ thánh Phêrô. (Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt)

 
Đi Đàng Thánh Giá – ĐTC Phanxicô chủ sự

Ngày 11/04, lúc 21 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Lễ Vọng Phục Sinh và ngày 12/04, vào lúc 11 giờ, ngài sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành truyền thống Urbi et Orbi. (Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt)

 
Thánh Lễ Phục sinh và Phép lành Urbi et Orbi – ĐTC Phanxicô chủ sự

Trong chương trình mới cập nhật, không có Thánh lễ truyền Dầu, mà theo truyền thống thường được cử hành vào sáng thứ Năm Tuần Thánh. Theo sắc lệnh mới của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích thông báo hồi đầu tuần này, các giáo phận có thể dời Thánh lễ truyền Dầu sang một thời gian khác. (ACI 27/03/2020)

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC GIẢNG LỄ LÁ

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Apr 5 at 1:48 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá ngày 5/4/2020

     

    Thiên Chúa đã cứu chúng ta bằng việc phục vụ chúng ta.

    Chúng ta thường nghĩ chúng ta là những người phục vụ Thiên Chúa.

    Không phải, Ngài mới là Đấng tự nguyện muốn phục vụ chúng ta, vì Ngài yêu thương chúng ta trước.

    "Tình Cha yêu con không phải là trò đùa".

    Tình Chúa yêu thương chúng ta đã khiến Người hy sinh bản thân mình và nhận lấy các thứ tội lỗi của chúng ta.

    Điều làm cho chúng ta bàng hoàng sửng sốt đó là:

    Thiên Chúa đã cứu chúng ta bằng việc nhận lấy cho mình tất cả mọi hình phạt gây ra bởi tội lỗi của chúng ta...

    Chúa phục vụ chúng ta cho đến độ trải qua những trạng thái đớn đau nhất của những ai yêu thương, đó là bị phản bội và bỏ rơi.

    Khi chúng ta bị dồn đến chân tường, khi chúng ta rơi vào ngỏ cụt, đầy tối tăm và không lối thoát,

    khi chính Thiên Chúa dường như chẳng đáp ứng gì, chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta không lẻ loi một mình đâu.

    Chúa Giêsu đã cảm thấy hoàn toàn bị bỏ rơi,

    bằng một trạng Người chưa bao giờ trải qua trước đó, để nên một với chúng ta trong hết mọi sự.

    đã làm thế vì tôi, vì anh chị em, như thể muốn nói với chúng ta rằng:

    "Đừng sợ, con không lẻ loi một mình đâu. Cha đã cảm nghiệm thấy tất cả nỗi cô đơn của con để hằng gắn bó với con".

    Chúng ta được đem vào trần gian này để kính mến Ngài và yêu thương tha nhân của chúng ta.

    Hết mọi sự khác đều qua đi, chỉ có điều này là tồn tại thôi.

    Thảm trạng chúng ta đang trải qua kêu gọi chúng ta hãy nghiêm cẩn chọn lựa những gì là hệ trọng,

    chứ đừng chạy theo những gì ít cần thiết;

    hãy tái nhận thức rằng đời sống trở nên vô ích nếu không được dùng để phục vụ người khác.

     

    (4 tấm hình trên đây được người dịch chụp khi tham dự trực tuyến vào lúc 2 giờ sáng California Chúa Nhật 5/4/2020, cho tới 3:50 sáng)

     

    Chúa Giêsu "đã tự hủy bản thân mình, mang thân phận của một kẻ tôi tớ" (Philip 2:7). Chúng ta hãy để cho những lời này của Thánh Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh đây, khi lời Chúa này, như là một điệp khúc, cho chúng ta thấy Chúa Giêsu như là một người tôi tớ: vào Thứ Năm Tuần Thánh, Người được diễn tả như là một người tôi tớ rửa chân cho các môn đệ của Người; vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Người được cho thấy như là người tôi tớ khổ đau và vinh thắng (xem Isaia 52:13); và ngày mai, chúng ta sẽ nghe tiên tri Isaia nói về Người rằng: "Này là tôi tớ của Ta, người Ta ưng ý" (42:1). Thiên Chúa đã cứu chúng ta bằng việc phục vụ chúng taChúng ta thường nghĩ chúng ta là những người phục vụ Thiên Chúa. Không phải, Ngài mới là Đấng tự nguyện muốn phục vụ chúng ta, vì Ngài yêu thương chúng ta trước. Thật khó mà yêu thương và không được yêu lại. Lại càng khó hơn nữa để phục vụ nếu chúng ta không để bản thân mình được Thiên Chúa phục vụ.

    Thế nhưng, Chúa đã phục vụ chúng ta ra sao? Bằng việc hiến mạng sống mình cho chúng ta. Chúng ta được Người quí mến; chúng ta thật là giá trị đối với Người. Thánh Angels Foligno đã cho biết có lần chị đã nghe thấy Chúa Giêsu nói với chị rằng: "Tình Cha yêu con không phải là trò đùa". Tình Chúa yêu thương chúng ta đã khiến Người hy sinh bản thân mình và nhận lấy các thứ tội lỗi của chúng ta. Điều làm cho chúng ta bàng hoàng sửng sốt đó là: Thiên Chúa đã cứu chúng ta bằng việc nhận lấy cho mình tất cả mọi hình phạt gây ra bởi tội lỗi của chúng ta. Chẳng hề than phiền trách móc gì, mà là bằng một thái độ khiêm hạ, nhẫn nại và tuân phục của người tôi tớ, và hoàn toàn chỉ vì yêu thương. Chúa Cha đã ưng ý với Chúa Giêsu ở việc phục vụ của Người. Ngài không cất đi sự dữ đàn áp Người, trái lại, đã kiên cường Người bằng đau khổ của Người, để nhờ đó sự dữ của chúng ta bị chế ngự bằng sự lành, bằng một tình yêu cho đến cùng.

    Chúa phục vụ chúng ta cho đến độ trải qua những trạng thái đớn đau nhất của những ai yêu thương, đó là bị phản bội và bỏ rơi.

    Bị phản bội. Chúa Giêsu đã bị phản bội bởi người môn đệ đã bán Người, cũng như bởi người môn đệ đã chối Người. Người đã bị phản bội bởi thành phần dân chúng tung hô vạn tuế Người rồi la lên "Đóng đanh hắn vào thập tự giá!" (Mathêu 27:22). Người bị phản bội bởi cơ cấu tôn giáo bất công lên án Người và bởi tổ chức chính trị đã phủi tay về Người. Chúng ta có thể nghĩ đến tất cả những phản bội lớn nhỏ chúng ta đã phải chịu trong cuộc đời của mình. Thật là hãi hùng khi khám phá ra rằng một niềm tin tưởng vững bền đã bị bội phản. Một nỗi chán chường từ tận sâu thẳm của lòng chúng ta nổi lên, thậm chí có thể biến đời sống trở thành vô nghĩa. Điều này xẩy ra là vì chúng ta được sinh ra để được yêu và để yêu, và điều đớn đau nhất đó là bị phản bội bởi một con người đã thề hứa trung thành và gắn bó với chúng ta. Chúng ta thậm chí không thể nào tưởng tượng nổi Vị Thiên Chúa  tình yêu đau đớn đến đâu.

    Chúng ta hãy nhìn vào nội tâm. Nếu chúng ta thành thực với bản thân mình, chúng ta sẽ thấy những bất trung của chúng ta. Biết bao nhiêu là những sai trái, những giả hình và những vờ vịt! Biết bao nhiêu là những ý hướng tốt lành đã bị bội phản! Biết bao nhiêu là những lời hứa bị lỗi hẹn! Biết bao nhiêu là những quyết định vẫn cứ bất thành! Chúa biết lòng của chúng ta hơn chúng ta biết mình. Người biết chúng ta yếu hèn và bất nhất biết bao, biết bao nhiêu lần chúng ta sa ngã, chúng ta khó chỗi dậy biết là chừng nào, và khó khăn biết mấy để chữa lành một vết thương nào đó. Người đã làm những gì để giúp đáp chúng ta và phục vụ chúng ta? Qua vị Tiên tri, Người đã nói với chúng ta rằng: "Ta sẽ chữa lành những bất tín của họ; Ta sẽ thiết tha yêu thương họ" (Hosea 14:5). Người đã chữa chúng ta bằng việc nhận lấy cái bất trung của chúng ta và lấy đi những bội phản của chúng ta. Thay vì chán nản gây ra bởi nỗi sợ hãi thất bại, giờ đây chúng ta có thể nhìn lên tượng chịu nạn, cảm thấy được Người ấp ủ, mà thưa cùng Người rằng: "Đây là nỗi bất trung của con, xin Chúa hãy nhận lấy nó, Ôi Giêsu, xin hãy nhận lấy cho Chúa. Xin Chúa hãy giang cánh tay ra cho con, xin Chúa hãy yêu thương phục vụ con, xin Chúa hãy tiếp tục nâng đỡ con... Như thế con mới có thể tiếp tục tiến bước".

    Bị bỏ rơiTrong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói chỉ có một lời ở trên Thánh Giá, một điều duy nhất, đó là "Lạy Chúa Trời tôi, Lạy Chúa Trời tôi, tại sao Ngài lại bỏ rơi tôi?" (Mathêu 27:46). Đây là những lời rất mãnh liệt. Chúa Giêsu đã bị những ai thuộc về Người bỏ rơi, họ đã tẩu thoát hết. Thế nhưng Cha vẫn ở với Người. Giờ đây mới là lúc Người ở trong vực thẳm của lẻ loi cô độc, vì lần đầu tiên Người gọi Ngài bằng danh xưng chung chung "Chúa Trời". Và "bằng một giọng lớn tiếng", Người đã đặt vấn đề "tại sao" nhức buốt nhất: "Tại sao cả Ngài nữa cũng bỏ rơi tôi?" Những lời này thực sự là những lời của Thánh Vịnh (22:2); những lời đó nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu cũng đã bị đưa đến chỗ trải qua tình trạng tận cùng lẻ loi trước lời cầu nguyện của Người. Thế nhưng, sự thật vẫn là ở chỗ chính bản thân Người đã trải qua tình trạng lẻ loi cô độc ấy, ở chỗ, Người đã trải qua trạng thái bị bỏ rơi đến tận cùng, một trạng thái được Phúc Âm chứng thực bằng cách trích dẫn chính các lời của Người: Eli, Eli, lama sabachthani?

    Tại sao tất cả những điều này lại xẩy ra chứ? Một lần nữa, nó xẩy ra vì chúng ta, là để phục vụ chúng ta. Nhờ thế, khi chúng ta bị dồn đến chân tường, khi chúng ta rơi vào ngỏ cụt, đầy tối tăm và không lối thoát, khi chính Thiên Chúa dường như chẳng đáp ứng gì, chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta không lẻ loi một mình đâu. Chúa Giêsu đã cảm thấy hoàn toàn bị bỏ rơi, bằng một trạng Người chưa bao giờ trải qua trước đó, để nên một với chúng ta trong hết mọi sự. Người đã làm thế vì tôi, vì anh chị em, như thể muốn nói với chúng ta rằng: "Đừng sợ, con không lẻ loi một mình đâu. Cha đã cảm nghiệm thấy tất cả nỗi cô đơn của con để hằng gắn bó với con"Đó là mức độ Chúa Giêsu đã phục vụ chúng ta: Người đã xuống tận vực thẳm của những khổ đau cay đắng nhất của chúng ta, khi đạt tới tột đỉnh của những gì là phản bội  và bị bỏ rơi. Hôm nay, trong thảm trạng của một dịch bệnh, trước nhiều những gì là an toàn giả trá giờ đây bị tan mảnh, trước rất nhiều niềm hy vọng bị phản bội, bằng một cảm quan bị bỏ rơi đang đè nằng trên cõi lòng của chúng ta, Chúa Giêsu đang nói với từng người chúng ta rằng: "Hãy can đảm lên, hãy mở lòng của con cho tình yêu của Cha. Con sẽ cảm thấy niềm an ủi của Thiên Chúa là Đấng nâng đỡ con".

    Anh chị em thân mến, chúng ta có thể so sánh gì với Thiên Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta cho đến độ bị phản bội và bị bỏ rơi? Chúng ta có thể chối từ không phản bội Đấng đã dựng nên chúng ta, và không bỏ rơi những gì thật là cần thiết trong đời sống của chúng ta. Chúng ta được đem vào trần gian này để kính mến Ngài và yêu thương tha nhân của chúng ta. Hết mọi sự khác đều qua đi, chỉ có điều này là tồn tại thôi. Thảm trạng chúng ta đang trải qua kêu gọi chúng ta hãy nghiêm cẩn chọn lựa những gì là hệ trọng, chứ đừng chạy theo những gì ít cần thiết; hãy tái nhận thức rằng đời sống trở nên vô ích nếu không được dùng để phục vụ người khác. Vì đời sống được đo lường bằng tình yêu. Bởi vậy, trong những ngày thánh đây, nơi căn nhà của chúng ta, chúng ta hãy đứng trước Đấng Tử Giá, một tầm mức trọn vẹn nhất của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta, và trước Vị Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta cho đến độ hiến mạng sống mình, chúng ta hãy xin ơn biết sống là để phục vụ. Chớ gì chúng ta tiến tới những ai đang đau khổ và những ai đang thiếu thốn nhất. Chớ gì chúng ta không quan tâm đến những gì chúng ta thiếu hụt, mà là những gì tốt lành chúng ta có thể làm cho người khác.

    Này là tôi tớ của Ta, người Ta ưng ý. Chúa Cha, Đấng đã nâng đỡ Chúa Giêsu trong cuộc Khổ Nạn của người, cũng nâng đỡ chúng ta nơi các nỗ lực phục vụ của chúng ta. Việc yêu thương, nguyện cầu, tha thứ, chăm sóc cho người khác, trong gia đình cũng như ngoài xã hội: tất cả những việc này thật sự là những việc khó khăn. Nó có thể cảm thấy như là một thứ đường thánh giá - via crucis. Thế nhưng, con đường phục vụ là con đường vinh thắng và ban sự sống mà nhờ đó chúng ta được cứu độ. Tôi muốn đặc biệt nói cùng giới trẻ vào Ngày đã từng được giành cho họ cho đã 35 năm qua hôm nay. Các bạn thân mến, hãy nhìn vào các con người anh hùng thực sự xuất hiện trong những ngày này: họ không phải là thành phần nổi tiếng, giầu sang và thành đạt; trái lại, họ là những con người đang hiến mình để phục vụ kẻ khác. Các bạn hãy cảm thấy mình được kêu gọi sống cuộc đời theo đường lối ấy. Đừng sợ cống hiến sự sống của các bạn cho Thiên Chúa và cho người khác; nó là một thứ vay trả! Vì sự sống là một tặng ân chúng ta nhận được chỉ khi nào chúng ta hiến bản thân mình, và niềm vui sâu xa nhất của chúng ta xuất phát từ việc chấp nhận yêu thương, chứ không có vấn đề nếu hay nhưng gì hết. Như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta vậy.

    https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-04/pope-palm-sunday-homily-full-text.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq7ZpMvs_KNvJhSGSYC8rErQ%3DpDj1RBo2QE3tAW%2B8u0tQ%40mail.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC- BÀI GIÁO LÝ 6

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Apr 1 at 1:38 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 6

     

     Phúc cho ai có lòng thanh sạch...

     

    Pope Francis during his weekly General Audience

    Khi mà cõi lòng ngu muội và chậm chạp thì không thấy được những sự việc. 

    Các sự việc được nhìn thấy như bị mây mù....

    Để nhìn thấy Thiên Chúa thì không cần phải đổi kính, hay đổi vị trí quan sát,

    hoặc đổi các tác giả thần học dạy cho biết cách thức:

    mà là ở chỗ cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó! 

    Chỉ có cách đó thôi.

     

    Pope Francis gives his general audience address in the apostolic palace April 1, 2020. Credit: Vatican Media.

     Trận chiến giá trị nhất đó là trận chiến chống lại với những giả dối nội tâm xuất phát từ tội lỗi của chúng ta.

    Vì tội lỗi là những gì thay đổi cái nhìn nội tâm của con người ta, thay đổi việc đánh giá các sự vật/việc,

    khiến con người ta thấy các sự vật/việc không đúng, hay ít là không đúng lắm.

     

     Việc thanh tẩy nội tâm này bao hàm việc nhận thức được cái phần nơi cõi lòng đang bị chi phối bởi sự dữ...

    Việc nhận ra cái phần dễ sợ này, một khu vực được sự dữ bủa vây

    - thì hãy học biết nghệ thuật luôn để cho mình được Thánh Linh dạy dỗ và dẫn dắt.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay chúng ta cùng nhau đọc Mối Phúc thứ 6, một mối phúc chất chứa lời hứa được thị kiến Thiên Chúa, và điều kiện cần phải có là một tấm lòng tinh tuyền.

     Thánh Vịnh đã nói: "Cõi lòng con lập lại lời mời gọi của Chúa là 'Hãy tìm kiếm dung nhan của Ta!' Vâng lạy Chúa, con tìm kiếm dung nhan Chúa'. Xin Chúa đừng ẩn mặt đi khỏi con" (27:8-9).

    Giọng điệu này cho thấy lòng khao khát một mối liên hệ riêng tư với Thiên Chúa, chứ không có tính cách máy móc, không có tính cách như thể mờ ảo hão huyền, không: mà là một cách riêng tư, một tính cách cũng được Sách Ông Gióp cho thấy như là một dấu hiệu về một mối liên hệ chân thành. Sách Ông Gióp viết như thế này: "Tôi đã nghe thấy Chúa bằng đôi tai, thế nhưng giờ đây mắt tôi được thấy Ngài" (42:5). Tôi thường nghĩ rằng đó là cách thức sống, cách thức chúng ta liên hệ với Thiên Chúa. Chúng ta biết Thiên Chúa bằng cách nghe đồn, thế nhưng, với cảm nghiệm của mình, chúng ta cứ thế mà tiến, cuối cùng chúng ta được trực tiếp biết Ngài, nếu chúng ta trung thành.... Đó là tính chất chín mùi về Thần Linh.

    Làm sao người ta có thể tiến đến chỗ thân tình này, đến chỗ nhận biết Ngài bằng cặp mắt ngắm chứ? Chúng ta có thể nghĩ đến 2 môn đệ về Emmau chẳng hạn, những con người có Chúa đi kề bên đó, "nhưng mắt của họ vẫn không nhận ra Người" (Luca 24:16). Chúa sẽ mở mắt cho họ ở cuối một cuộc hành trình mà tột đỉnh là việc bẻ bánh và khởi đầu là một lời khiển trách: "Ôi những con người ngu muội, lòng dạ chậm tin tất cả những gì đã được các vị tiên tri nói tới!" (Luca 24:25). Đó là lời khiển khách vào lúc khởi điểm. Đó là nguồn gốc của nỗi khát khao của họ, ở chỗ trí ngu muội và lòng chậm tin. Khi mà cõi lòng ngu muội và chậm chạp thì không thấy được những sự việc. Các sự việc được nhìn thấy như bị mây mù. Sự khôn ngoan của Mối Phúc này ở đây là để có thể chiêm ngưỡng thì cần phải đi vào chính bản thân mình và giành chỗ cho Thiên Chúa, vì, như Thánh Âu Quốc Tinh nói, "Thiên Chúa còn thâm sâu hơn cả chính bản thân con" ("interior intimo meo" - Tự Thú III,6,11). Để nhìn thấy Thiên Chúa thì không cần phải đổi kính, hay đổi vị trí quan sát, hoặc đổi các tác giả thần học dạy cho biết cách thức: mà là ở chỗ cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó! Chỉ có cách đó thôi. Mức độ chín mùi trên hết đó là khi chúng ta nhận thức được rằng kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta thường ẩn nấp trong cõi lòng của chúng ta.

    Trận chiến giá trị nhất đó là trận chiến chống lại với những giả dối nội tâm xuất phát từ tội lỗi của chúng ta. Vì tội lỗi là những gì thay đổi cái nhìn nội tâm của con người ta, thay đổi việc đánh giá các sự vật/việc, khiến con người ta thấy các sự vật/việc không đúng, hay ít là không đúng lắm. Bởi thế mà cần phải hiểu ý nghĩa của "tính chất tinh tuyền của cõi lòng". Để thực hiện được như vậy thì người ta cần phải nhớ rằng, đối với Thánh Kinh, cõi lòng không phải chỉ ở những cảm xúc, mà là nơi thâm sâu nhất của con người, là nội cung của bản thân con người - điều này được dựa vào tâm thức có tính cách thánh kinh. Cũng Phúc Âm Thánh Mathêu có câu: "Nếu ánh sáng trong các con là bóng tối thì lại càng tối tăm biết bao!" (6:23). "Ánh sáng" này là ánh mắt của cõi lòng, là phối cảnh, là tổng hợp, là điểm nhận định về thực tại (Cf. Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 143).

    Tuy nhiên, đâu là ý nghĩa của một cõi lòng "tinh tuyền"? Ai có cõi lòng tinh tuyền thì sống trước nhan Thiên Chúa, lưu giữ trong lòng những gì xứng đáng nơi mối liên hệ với Ngài; chỉ có thế họ mới có được một đời sống thân mật, "hiệp nhất" - thẳng băng, không nhăn nhó nhưng đơn thành. Thế nên, cõi lòng được tinh tuyền là thành quả của một tiến trình bao hàm cả việc giải phóng lẫn từ bỏ. Sự tinh tuyền của cõi lòng không xuất phát đúng y như thế; họ đã sống một cách đơn thuần nội tâm, biết từ bỏ sự dữ nơi bản thân mình, điều được Thánh Kinh gọi là thứ cắt bì tâm can (Cf. Deuteronomy 10:16; 30:6; Ezekiel 44:9; Jeremiah 4:4). Việc thanh tẩy nội tâm này bao hàm việc nhận thức được cái phần nơi cõi lòng đang bị chi phối bởi sự dữ. - "Thưa cha, cha biết là con cảm thấy như vậy, con nghĩ như thế, con trông thấy như vậy và đó là những gì dễ sợ": việc nhận ra cái phần dễ sợ này, một khu vực được sự dữ bủa vây - thì hãy học biết nghệ thuật luôn để cho mình được Thánh Linh dạy dỗ và dẫn dắt. Cách thức của những cõi lòng bệnh hoạn, của những cõi lòng tội lỗi, của những cõi lòng không thể thấy được rõ ràng các sự vật/việc là vì nó đang ở trong tội lỗi; một cõi lòng tràn đầy ánh sáng là công cuộc của Thánh Linh. Ngài là Đấng hướng dẫn cuộc hành trình này đến chỗ hoàn trọn. Vậy đấy, nhờ cuộc hành trình này của cõi lòng mà chúng ta tiến đến chỗ "thấy Thiên Chúa".

    Nơi Phúc Kiến đây có một chiều kích cánh chung sau này, như ở trong tất cả mội Mối Phúc, đó là niềm vui Nước Trời là nơi chúng ta đang tiến đến. Tuy nhiên, nó còn có một chiều kích khác nữa, đó là việc nhìn thấy Thiên Chúa có nghĩa là hiểu được những dự án Quan Phòng nơi những gì xẩy ra cho chúng ta, nghĩa là nhận biết sự hiện diện của Người nơi các Bí Tích, sự hiện diện của Người nơi những người anh em, nhất là nơi người nghèo khổ và đau khổ, và nghĩa là nhận biết Người ở những nơi Người tỏ mình ra (Cf. Catechism of the Catholic Church, 2519).

    Mối Phúc này, một cách nào đó, là hoa trái của các mối phúc trước nó, ở chỗ, nếu chúng ta cảm thấy khát khao sự thiện đang ở trong chúng ta, và nhận ra rằng chúng ta đang sống bởi lòng thương xót, thì cuộc hành trình giải phóng đã được bắt đầu, một cuộc hành trình kéo dài suốt cả cuộc đời của chúng ta và dẫn chúng ta đến Nước Trời. Nó là một công cuộc quan trọng, một công cuộc được Thánh Thần thực hiện, nếu chúng ta để Ngài làm việc này, nếu chúng ta cởi mở trước tác động của Thánh Linh. Thế nên, chúng ta có thể nói rằng nó là công việc của Thiên Chúa trong chúng ta - qua các cuộc thử thách và những việc thanh tẩy trong đời sống - để rồi, công việc này của Thiên Chúa cũng là của Thánh Linh sẽ dẫn tới một niềm vui lớn lao, một bình an đích thực. Chúng ta không được sợ hãi; chúng ta hãy mở các cửa của cõi lòng chúng ta ra cho Thánh Linh, để Ngài có thể thanh tẩy chúng ta và dẫn chúng ta tiến bước trên con đường tràn đầy niềm vui này.

    https://zenit.org/articles/pope-let-god-purify-our-hearts-experience-fullness-of-joyfull-text-of-general-audience/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqFfj-%2B%2BLuC4NG4aQ3KwJnvZCJ-DMN%3DVWoJoiTf0%2B17oQ%40mail.gmail.com.