7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN2OTN-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Aug 16 at 9:28 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XX Thường Niên Năm A

     

    Pope Francis waves to pilgrims and visitors during the Sunday Angelus

     

    Đâu là thứ đức tin cao cả?

    Đức tin cao cả là đức tin ôm lấy chuyện riêng của mình,

    cho dù đầy những thương tích, rồi trình bày nó ở dưới chân Chúa,

    van xin Người chữa lành chúng, biến chúng thành một câu chuyện ý nghĩa.

     

    Pope Francis prays the Angelus on June 21, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

     

    Mỗi người chúng ta đều có chuyện riêng của mình, và

    không phải bao giờ cũng là một câu chuyện "xuất khẩu" - a story "of export",

    không phải lúc nào cũng là một câu chuyện sạch sẽ - a clean story...

    Nhiều lấn nó là một câu chuyện khốn khó, đầy những đớn đau, nhiều bất hạnh cùng nhiều tội lỗi.

     

     

    Chúng ta có thể làm điều này nếu chúng ta luôn nhìn lên dung nhan của Chúa Giêsu,

    nếu chúng ta hiểu được tấm lòng của Chúa Kitô như thế nào,

    những gì lòng của Chúa Giêsu ra sao, đó là một tấm lòng cảm thấy thương xót,

    tấm lòng mang lấy các nỗi đớn đau của chúng ta, tấm lòng mang lấy tội lỗi của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta, thất bại của chúng ta.

    Thế nhưng, đó lại là tấm lòng yêu thương chúng ta như thế đó, như chúng ta là như vậy, không vẽ vời tô điểm: Người yêu thương chúng ta như thế

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Bài Phúc Âm Chúa Nhật này (xem Mt 15:21-28) diễn tả cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Canaan. Chúa Giêsu ở miền bắc Galilêa, một lãnh thổ ngoại bang. Người đàn bà này không phải là người Do Thái, bà là người Canaan. Chúa Giêsu ở đó để cùng với các môn đệ xa lánh đám đông, tránh các đám đông càng ngày càng gia tăng. Thế rồi có một người đàn bà đã tiến đến cùng Người để xin Người ra tay cứu lấy con gái của bà đang bị bệnh: "Lạy Thày, xin thương xót tôi" (câu 22). Đó là tiếng kêu được xuất phát từ một đời sống trải qua đau khổ, từ một cảm giác bất lực của một người mẹ không thể chữa lành cho con mình đang bị sự dữ hành hạ; bà không thể chữa lành cho nó. Thoạt tiên Chúa Giêsu chẳng lưu ý gì đến bà, thế nhưng người mẹ này cứ nài nỉ; bà nài nỉ, bất kể vị Sư Phụ này nói với các môn đệ của Người rằng sứ vụ của Người chỉ nhắm đến "con chiên lạc nhà Israel mà thôi" (câu 24), chứ không phải cho các người dân ngoại. Bà tiếp tục van xin Người, và tới lúc Người thử thách bà, bằng một câu tục ngữ. Nó dường như thể một cái gì đó hơi tàn nhẫn, nhưng bà chấp nhận cuộc thử thách ấy: "Thật là không công bằng khi lấy bánh của con cái mà đem vứt cho các con chó" (câu 26). Lập tức người đàn bà ấy đã xót xa đáp ngay lại rằng: "Vâng, thưa Thày, cho dù thế chăng nữa thì các con chó cũng được ăn các mảnh vụn rơi xuống từ bàn của chủ mình chứ ạ" (câu 27).

    Bằng những lời lẽ ấy, người mẹ này đã chứng tỏ rằng bà đã nhận thấy lòng lành của Vị Thiên Chúa Tối Cao hiện diện nơi Chúa Giêsu, Đấng mở lòng ra với bất cứ nhu cầu nào của các loài tạo vật của mình. Để rồi, lời khôn ngoan đầy tin tưởng này đã làm cho Chúa Giêsu động lòng, và đã phải lên tiếng khen ngợi bà rằng: "Hỡi bà, đức tin của bà cao cả lắm! Bà muốn gì thì được như vậy" (câu 28). Đâu là thứ đức tin cao cả? Đức tin cao cả là đức tin ôm lấy chuyện riêng của mình, cho dù đầy những thương tích, rồi trình bày nó ở dưới chân Chúa, van xin Người chữa lành chúng, biến chúng thành một câu chuyện ý nghĩa.

    Mỗi người chúng ta đều có chuyện riêng của mình, và không phải bao giờ cũng là một câu chuyện "xuất khẩu" - a story "of export", không phải lúc nào cũng là một câu chuyện sạch sẽ - a clean story... Nhiều lấn nó là một câu chuyện khốn khó, đầy những đớn đau, nhiều bất hạnh cùng nhiều tội lỗi. Tôi cần phải làm gì với câu chuyện của tôi đây? Tôi dấu nó đi hay chăng? Không! Chúng ta cần phải mang nó ra trước nhan Chúa. "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Đó là những gì người đàn bà này dạy chúng ta, một người mẹ tuyệt vời, ở chỗ, can đảm mang chuyện đau buồn của chúng ta đến trước nhan Thiên Chúa, đến trước mặt Chúa Giêsu, để chạm đến tấm lòng êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, tấm lòng êm ái dịu dàng của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy thử câu chuyện này, lời cầu nguyện này: mỗi người chúng ta hãy nghĩ về chuyện riêng của mình. Bao giờ cũng có những gì là dị ngợm trong một câu chuyện nào đó, lúc nào cũng vậy. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy gõ cửa lòng của Người mà thưa cùng Người rằng: "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Chúng ta có thể làm điều này nếu chúng ta luôn nhìn lên dung nhan của Chúa Giêsu, nếu chúng ta hiểu được tấm lòng của Chúa Kitô như thế nào, những gì lòng của Chúa Giêsu ra sao, đó là một tấm lòng cảm thấy thương xót, tấm lòng mang lấy các nỗi đớn đau của chúng ta, tấm lòng mang lấy tội lỗi của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta, thất bại của chúng ta. Thế nhưng, đó lại là tấm lòng yêu thương chúng ta như thế đó, như chúng ta là như vậy, không vẽ vời tô điểm: Người yêu thương chúng ta như thế. "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Đó là lý do tại sao cần phải hiểu biết Chúa Giêsu, cần phải làm quen với Chúa Giêsu. Tôi luôn trở lại với lời tôi khuyên bảo anh chị em đây, ở chỗ, luôn mang trong túi một cuốn Phúc Âm nhỏ và đọc hằng ngày. Ở đó anh chị em sẽ tìm thấy Chúa Giêsu như Người là, như Người tỏ mình ra; nếu anh chị em tìm kiếm Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta rất nhiều, Đấng hết sức muốn chúng ta được an lành phúc hạnh. Chúng ta hãy nhớ lời cầu nguyện này: "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Một kinh nguyện tuyệt vời. Hãy mang Phúc Âm trong xách tay của chị em, trong túi của anh em, và ngay cả ở điện thoại lưu động của anh em, để mà đọc. Xin Chúa giúp chúng ta, tất cả chúng ta, biết cầu kinh nguyện này, kinh nguyện do một người đàn bà dân ngoại dạy cho chúng ta: không phải là một người đàn bà Kitô giáo, không phải một người đàn bà Do Thái, mà là một người đàn bà dân ngoại.

    Xin Trinh Nữ Maria chuyển cầu bằng lời nguyện của Mẹ, để niềm vui đức tin được gia tăng nơi hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa, cũng như để ước muốn truyền đạt niềm vui đức tin này bằng một chứng từ sống kiên trì, xin Mẹ ban cho chúng ta lòng can đảm đến với Chúa Giêsu, mà thân thưa cùng Người rằng: "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!"

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200816.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/2020

     

    Pope greeting people in St. Peter's Square at the Angelus prayer on the feast of the Assumption, August 15, 2020.

    Hôm nay đây, nơi biến cố Mẹ Maria Mông Triệu về Trời,

    chúng ta lại cử hành một cuộc chinh phục còn vô cùng lớn lao hơn thế nữa.

    Đức Mẹ đã đặt chân vào thiên đàng:

    Mẹ đã lên tới đó không phải chỉ bằng tinh thần mà còn cả thân thể của Mẹ nữa, với tất cả bản thân Mẹ.

    Bước chân này của Vị Trinh Nữ Nazarét thấp hèn là một cuộc nhẩy vọt đối với nhân loại.

    Pope Francis offers Mass in Gyumri, Armenia June 25, 2016. Credit: Vatican Media/CNA.

    Việc lên tới cung trăng chỉ giúp cho chúng ta chút đỉnh nào đó, \

    nếu chúng ta không sống với nhau như là anh chị em của nhau trên Trái đất này.

    Thế nhưng, một người trong chúng ta cư ngụ trong xác thịt ở trên Trời

     là những gì cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng, ở chỗ,

    chúng ta ý thức rằng chúng ta là loài cao quí, được tiền định sống lại.

    Thiên Chúa không để cho thân xác của chúng ta bị tan biến thành hư vô.

    Với Thiên Chúa chẳng có chi là mất mát! Nơi Mẹ Maria thì đích nhắm này đã đạt được,

    và chúng ta hiển nhiên là thấy được những lý do tại sao chúng ta cần phải hành trình,

    không phải để chiếm hữu những sự dưới đất này, những gì sẽ tan biến,

    mà là chiếm hữu quê hương trên trời, những gì vô cùng bất tận.

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Khi con người đặt chân lên mặt trăng, họ từng nói một câu đã trở thành nổi tiếng rằng: "Đó là một bước nhỏ đối với con người, một nhẩy vọt đối với nhân loại". Thật sự là nhân loại đã vươn tới được một đích điểm lịch sử. Thế nhưng, hôm nay đây, nơi biến cố Mẹ Maria Mông Triệu về Trời, chúng ta lại cử hành một cuộc chinh phục còn vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Đức Mẹ đã đặt chân vào thiên đàng: Mẹ đã lên tới đó không phải chỉ bằng tinh thần mà còn cả thân thể của Mẹ nữa, với tất cả bản thân Mẹ. Bước chân này của Vị Trinh Nữ Nazarét thấp hèn là một cuộc nhẩy vọt đối với nhân loại. Việc lên tới cung trăng chỉ giúp cho chúng ta chút đỉnh nào đó, nếu chúng ta không sống với nhau như là anh chị em của nhau trên Trái đất này. Thế nhưng, một người trong chúng ta cư ngụ trong xác thịt ở trên Trời là những gì cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng, ở chỗ, chúng ta ý thức rằng chúng ta là loài cao quí, được tiền định sống lại. Thiên Chúa không để cho thân xác của chúng ta bị tan biến thành hư vô. Với Thiên Chúa chẳng có chi là mất mát! Nơi Mẹ Maria thì đích nhắm này đã đạt đượcvà chúng ta hiển nhiên là thấy được những lý do tại sao chúng ta cần phải hành trình, không phải để chiếm hữu những sự dưới đất này, những gì sẽ tan biến, mà là chiếm hữu quê hương trên trời, những gì vô cùng bất tận. Đức Mẹ là ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho chúng ta vậy. Mẹ là người đầu tiên đã đến đó. Mẹ, như Công Đồng dạy, chiếu soi "như là dấu hiệu của niềm hy vọng và ủi an vững vàng cho Dân Chúa trong cuộc lữ hành trần thế này" (Lumen gentium, 68).

    Đâu là những gì nhắn nhủ từ Người Mẹ của chúng ta? Hôm nay, trong bài Phúc Âm, điều đầu tiên Mẹ nói, đó là "Linh hồn tôi tôn vinh Chúa" (Luca 1:46). Chúng ta, đã quen nghe những lời này rồi, có lẽ chúng ta không còn lưu ý gì đến ý nghĩa của chúng nữa. "Magnify" theo nghĩa đen là "làm cho nên cao cả lớn lao", là làm cho rộng lớn hơn nữa. Mẹ Maria "tôn tụng Chúa": không phải là những vấn đề mà Mẹ vẫn có vào lúc ấy, mà là Chúa. Trái lại, bình thường chúng ta hay để mình bị áp đảo bởi những gì là khó khăn, và bị đè nặng bởi những nỗi sợ hãi! Đức Mẹ thì không, vì Mẹ coi Thiên Chúa là những gì cao cả trên hết của cuộc đời mình. Từ đó mới xuất phát ra Ca Vịnh Tôn Vinh Magnificat, từ đó mới xuất phát niềm vui: không phải ở chỗ vắng bóng các thứ trục trặc là những gì không sớm thì muộn cũng xẩy ra, mà là niềm vui xuất phát từ sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng trợ giúp chúng ta, Đấng gần gũi với chúng ta. Vì Thiên Chúa là Đấng cao cả. Nhất là vì Thiên Chúa đoái trông đến những kẻ thấp hèn. Chúng ta là yếu điểm yêu thương của Ngài, ở chỗ, Thiên Chúa nhìn đến và yêu thương kẻ thấp hèn.

    Thật vậy, Mẹ Maria nhìn nhận rằng Mẹ là một kẻ nhỏ bé và hoan hỉ "những điều cao trọng" (câu 49) Chúa đã thực hiện cho Mẹ. Đó là những gì? Trước hết và trên hết, là tặng ân sự sống bất ngờ, ở chỗ Mẹ Maria là một trinh nữ mà lại thụ thai; và Isave nữa, một con người luống tuổi mà đã có con. Chúa thực hiện những sự lạ lùng nơi những ai thấp hèn, nơi thành phần không tin rằng họ cao cả, mà là những người mở rộng chỗ cho Thiên Chúa trong đời của mình. Ngài nới rộng lòng thương xót của Ngài ra cho những ai tin tưởng vào Ngài, và nâng kẻ khiêm nhượng lên. Mẹ Maria chúc tụng ngợi khen Chúa về điều ấy.

    Về phần mình - chúng ta có thể tự vấn xem - chúng ta có nhớ chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa hay chăng? Chúng ta có tạ ơn Ngài về những gì trọng đại Ngài làm cho chúng ta hay chăng? Về hết mọi ngày sống Ngài ban cho chúng ta, vì Ngài luôn yêu thương chúng ta và tha thứ cho chúng ta, về niềm êm ái dịu dàng của Ngài? Còn nữa, vì Ngài đã ban cho chúng ta Người Mẹ của Ngài, về những người anh chị em được Ngài đưa đến cho chúng ta trong cuộc hành trình của chúng ta, và vì Ngài đã mở cửa Nước Trời cho chúng ta? Chúng ta có cảm tạ Thiên Chúa, chúc tụng Thiên Chúa về những điều ấy hay chăng? Nếu chúng ta quên đi những gì là thiện hảo, thì lòng của chúng ta bị co cụm lại. Thế nhưng, như Mẹ Maria, chúng ta tưởng nhớ đến những điều cao cả Chúa đã làm, nếu hằng ngày ít là một lần chúng ta "tôn tụng" Ngài, thì chúng ta sẽ tiến được một bước lớn lao. Trong ngày sống, chúng ta hãy dâng lên Chúa một lần rằng: "Con xin ngợi khen Chúa", "Con xin chúc tụng Chúa", đó là một kinh nguyện chúc tụng ngắn. Đó là việc chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Bằng kinh nguyện ngắn gọn này, lòng chúng ta sẽ mở rộng, niềm vui sẽ gia tăng. Chúng ta hãy xin với Đức Mẹ, là Cửa Thiên Đàng, cho được ơn bắt đầu mỗi ngày hướng mắt chúng ta về Trời, về Thiên Chúa, để thân thưa cùng Ngài rằng: "Con xin cám ơn Chúa!", như những kẻ thấp hèn thưa cùng những ai cao cả rằng: "Xin cám ơn ngài".

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC tiếp tục:)

    Anh chị em thân mến,

    Trinh Nữ Maria, vị chúng ta chiêm ngưỡng hôm nay trong vinh quang thiên quốc, là "Mẹ của niềm hy vọng". Tước hiệu này của Mẹ mới được cho vào Kinh Cầu Đức Bà. Chúng ta hãy van xin lời chuyển cầu của Mẹ cho tất cả mọi tình huống trên thế giới đang rất cần đến niềm hy vọng: niềm hy vọng hòa bình, niềm hy vọng công lý, niềm hy vọng được sống xứng với nhân phẩm. Hôm nay tôi xin đặc biệt cầu cho nhân dân thuộc miền bắc nước Nigeria, nạn nhân của bạo lực và các cuộc tấn công khủng bố.

    Nigerian faithful in a peaceful march against killings in the country, March 2020

    Protest against incessant killings in southern Kaduna and insecurities in Nigeria, in Abuja

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200815.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

    ------------------------------

     

     


 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -CHÚA THÁNH THẦN NƠI MẸ

Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động nơi Mẹ

Thưa quý vị và các bạn, Lời ca ngợi khen Mangificat được xuất phát từ bối cảnh “Đức Mẹ đi thăm viếng bà Elisabet” . Nhưng, chính Chúa Thánh Thần là Tác Nhân chính cho “Tác phẩm “ nầy, hay nói cách khác, Chúa Thánh Thần là Đấng “khởi sự công trình Cứu Độ” bởi Thiên Chúa. Bởi vì, Chúa Giêsu là Đấng “sẽ” mang Nhân Tính xuống thế làm Người để ở cùng nhân loại bằng một cuộc đời thế nhân, vì vậy, Người tuân phục mọi sự trong chương trình Cứu Độ cho đến khi hoàn tất trên Thánh giá.

Theo đó, từ lúc khởi đi mầu nhiệm Cứu Độ, Chúa Thánh Thần là Đấng hoạt động toàn bộ công trính nầy cho đến khi hoàn tất.Người ta thường ví Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa, thánh hóa là biến đổi mọi sự thấp hèn trở nên cao cả giống Thiên Chúa.

Rõ ràng, Chúa Thánh Thần là Đấng điều khiển mọi sự từ khi con người đầu tiên sa ngã. Vì Ngài là Nguồn của sự sống là Thiên Chúa, vâng chỉ có một sự sống duy nhất đó là Thiên Chúa, không có sự sống thứ hai. Vì vậy, Chúa Thánh Thần được gọi lầ ”Thần Khí”, tức sự sống Thần Linh duy nhất là Thiên Chúa.

Sự sống của Thiên Chúa chính là Thần Khi, như lời thánh Phao-lô nói :” Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích chi”.

Bao lâu sự sống nơi thân xác còn hoạt động, đó là sự sống Thần Linh. Ví, Thần Khí chính là sự sống duy nất nơi Thiên Chúa, Thần là Thiên Chúa, Khi là sự sống, mà người ta gọi là hơi thở. Sự sống tuy nhìn thấy, nhìn thấy sự hoạt động của sự sống, chứ không ai nhìn thấy “sự sống”, tức nắm bắt được sự sống đó là “ Khí”.

Khí là sự sống của muôn loài thụ tạo, khí là một hiện tượng không ai điều khiển được, không ai cầm nắm được, rất nhẹ nhàng, hoạt động trong vũ trụ, lơ lững trên không trung, vì vậy gọi là “ không khí” . Không khí được thánh hóa, chính là Thần Khí tức sự sống nơi thân xác con người.Người ta hay nói nôm na:” Sự sống con người không thua Thần Linh là mấy”, chính là quan điểm nầy. Bởi vì Thần Khí Thiên Chúa ban sự sống cho con người, gọi là thụ tạo.

Chúng ta thấy, hiện tượng vật lý tự nhiên , mà người ta định nghĩa được về không khí là:” Không khí là một hiện tượng truyền tải âm thanh”. Rõ ràng, nếu đóng kín, thật kín trong một chiếc thùng, hay trong một căn phòng, âm thanh dù thánh thót cách mấy cũng không thoát ra được, vì vậy, lỗ tai con người không nghe thấy. Vậy, không khí tự nhiên thật quan trong, nếu chúng ta bưng tai, bịt mắt, Như thế Thần Khí Thiên Chúa cáng quan trọng xiết bao, nếu như, chúng ta bưng tai, bịt mắt, đóng chặt tâm hồn mình. Như vậy, Đức Mẹ đã mở cửa tâm hồn mình vì đã đón nghe Lời Chúa, đón nhận Lời Truyền Tin , là đón nhận Thiên Chúa vào cung lòng của mình. Như vậy, linh hồn và thân xác của Mẹ thuộc trọn về Thiên Chúa, mặc nhiên không thể hư nát.

Từ thụ tạo thấp hèn , con người được diễm phúc cất lên do bởi Thiên Chúa đầy quyền năng. Đó là sự sống của con người,là nhân sinh đấy.

Như vậy, quyền sinh tử nằm ở nơi Thiên Chúa là Đấng “ cầm quyền sinh tử”. Vì, Ngài “ cầm nắm “ được sự sống, đó là Thần Khi.

Rõ ràng, có lần Chúa Giếsu nói :” Thần Khí Chúa ngự trên Tôi, Ngài sai Tôi  đem Tin Mừng cho người nghèo khó…”, có nghĩa là sứ vụ Thiên Sai của Chúa Giêsu.

Như vậy, nếu suy niệm về Lễ Đức Mẹ mà không suy niệm về bối cảnh” Truyền Tin” là khởi sự công trình cứu chuộc bởi Thiên Chúa là chúng ta thiếu sót, bởi vì ca ngợi Đức Mẹ chỉ là một mặt của vấn đề. Chúc tụng Thiên Chúa là cảm tạ , tri ân Ngài, vì chính Thiên Chúa mới là Đấng ban “ Ân sủng ”, ân sủng duy nhất là chính Chúa Thánh Thần, là Thần Linh đã ban cho nhân loại một “Kỳ công” của Đấng Tạo Thành , đó là Đức Giêsu- Ki-tô, mà Đức Giêsu làm Người để cứu chuộc, vì vậy, Thiên Chúa đã chọn cho Người một người Mẹ, đó là Đức Trinh Nữ Maria, một “kỳ công” thứ hai sau Đấng Cứu Thế.

Vâng, đó là quà tặng, là tình yêu bởi Thiên Chúa, bởi vì :” Thiên Chúa đã quá yêu thế gian , đến nỗi đã ban tặng một Người Con , để ai TIN vào Người Con ấy, thì được sống đời đời” (Ga 10.10)

Tình yêu là gì ? Thưa đó là “trở nên “ nhỏ bé vì đối tượng được yêu.

Rõ ràng, chúng ta thấy, Thiên Chúa đã từ Trời xuống thế, bởi phép Chúa Thánh Thần, đã Nhập Thể trong cung lòng thánh khiết của Đức Trinh Nữ Maria,Người đã “mượn” nơi cư ngụ ấy giữa thế gian. Mặc nhiên, nơi cư ngụ ấy  phải thánh khiết, nguyên tuyền biết là dường nào. Và nơi Ngôi Hai cư ngụ được Thiên Chúa dọn sẵn là nơi không vướng tỳ ố, dù là nguyên tội.  Vì, nơi ấy, Thần Khí Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần đã thánh hóa, là Ngài đã hóa nên siêu nhiên do quyền năng của Ngài.

Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ đã được Tin Mừng trinh thuật rõ ràng, nhưng động cơ viếng thăm là do tác động của Chúa Thánh Thần, hầu khi đến nơi, chính người chị họ là một phàm nhân, nhưng cũng được tràn đầy Thánh Thần, nên người chị họ ấy, cũng thốt lên những lời vĩ đại :” Bởi đâu tôi được  Mẹ Chúa tôi, đến thăm tôi thế nây, vì tai tôi vừa nghe lời em chào , thì hài nhi trong bụng tôi nhảy lên vui sường.” . Như vậy, Chúa Thánh Thần tác động vào bà Isave, bà ấy thưa lên cùng Đức Mẹ là:” Mẹ Thiên Chúa”, bà được linh ứng cách huyền nhiệm, vì bà không chứng kiến giây phút Truyền Tin, nhưng vẫn biết Đức Mẹ nhận Lời Truyền Tin là Mẹ nhận được “ Thiên Chức “ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. “Bởi đâu, tôi được Mẹ Chúa tôi đến thăm tôi thế nầy…”, và bà tiết lộ sự huyền nhiệm ấy là :” vì, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì hài nhi trong bụng tôi nhảy mừng”.

Như vậy, Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời là một tín điều hợp lẽ, vởi vì Linh Hồn vâ thân xác của MẸ THIÊN CHÚA, Đấng cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng Đấng Cứu Thế làm sao hư nát trong mồ. Tín điều nầy là đặc ân duy nhất theo sau mầu nhiệm phục sinh , đồng thời xác tín ý nghĩa tiên trưng sự sống lại vào ngày sau hết của những ai TIN vào Đức Giêsu- Ki-tô.

Vì :” Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa và thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa , Đấng cứu độ tôi . Phận nữ tỳ hèn mọn, Ngài đoái thương nhìn tới….”

Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, sau khi loài người sa ngã, Cha không bỏ mặc nhân loại dưới quyền sự chết, nhưng đã ban Đấng Cứu Thế, vì vậy, Cha đã ban cho Người có một người Mẹ, là Đức Trinh Nữ Maria, Cha không để Hồn Xác thánh khiết của Mẹ Đấng Cứu Thế xa rời Người, vì thế với quyền năng Thần Khí, Cha đã ban cho Đức Trinh Nữ Hồn Xác bất diệt mà đưa về Trời. Hợp cùng muôn vàn thần thánh trên thiên quốc Chúng con ca ngợi Cha muôn đời nhờ Đức Ki-tô , Chúa chúng con,  hiệp nhất với Chúa Thánh Thần muôn đời ./. Amen

 

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC NIỀM TIN TƯỞNG

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Aug 4 at 8:55 AM
     
     

     

    © L'Osservatore Romano

     

    Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo với thực tại sự chết

    Xin chào anh chị em rất thân mến!

    Hôm nay tôi muốn so sánh niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo với thực tại sự chết, một thức tại bị nền văn minh tân tiến của chúng ta có khuynh hướng càng ngày càng xóa bỏ. Bởi thế mà khi sự chết xẩy ra, thì đối với những ai gần với chúng ta, hay đối với chính bản thân chúng ta, chúng ta thấy mình chưa sẵn sàng, thiếu hẳn cả một "mẫu tự" thích đáng để nói lên những lời lẽ nghĩa lý về mầu nhiệm của nó, một mầu nhiệm dầu sao vẫn còn đó. Tuy nhiên, các dấu hiệu đầu tiên nơi nền văn minh của nhân loại thực sự đã thông qua cái bí ẩn huyền nhiệm ấy. Chúng ta có thể nói rằng con người được sinh ra với sự sùng bái sự chết.

    Các nền văn minh khác, trước nền văn minh của chúng ta, đã dám nhìn thẳng vào nó. Nó là một biến cố được thành phần già thuật lại ho các thế hệ mới, như là một thực tại bất khả tránh né, buộc con người sống cho một cái gì đó tuyệt đối. Thánh Vịnh 90 đã viết: "Xin hãy dạy chúng con biết đếm ngày giờ của chúng con, để chúng con có được một tấm lòng khôn ngoan" (câu 12). Đếm số ngày giờ của chúng con để lòng chúng con trở nên khôn ngoan! - những lời lẽ dẫn chúng ta tới một chủ nghĩa thực tiễn lành mạnh, đánh tan cái ảo ảnh về những gì là toàn năng. Chúng ta là ai? Chúng ta "hầu như chẳng là gì", Thánh Vịnh khác nói như thế (xem 88:48); ngày tháng của chúng ta chóng qua đi; cho dù chúng ta sống đến bách niên, cuối cùng nó cũng giống như một tia chớp vậy thôi. Nhiều lần chúng ta đã nghe thấy các vị lão thành nói rằng: "Đối với tôi đời sống qua đi như là một tia chớp..."

    Bởi thế mà sự chết lột trần đời sống của chúng ta. Nó làm cho chúng ta khám phá ra rằng các tác hành kiêu hãnh của chúng ta, của lòng giận dữ, của hận thù ghen ghét chỉ là phù du, chỉ là hư ảo. Chúng ta tiếc xót nhận thấy rằng chúng ta đã không yêu thương cho đủ, và chúng ta đã không tìm kiếm những gì là thiết yếu. Ngược lại, chúng ta thấy được những gì chúng ta gieo vãi thực sự là thiện hảo: những thứ cảm tình chúng ta đã hy sinh bản thân mình cho chúng, và là những gì bấy giờ chúng ta nắm được trong bàn tay của chúng ta.

    Chúa Giêsu đã soi sáng mầu nhiệm sự chết của chúng ta. Bằng tác hành của mình, Người đã để cho chúng ta cảm thấy sầu thương khi chúng ta mất đi một người thân yêu. Người đã tỏ ra "sâu xa" buồn thảm trước ngôi mộ Lazarô là người bạn của Người, và Người "đã khóc" (Gioan 11:35). Nơi thái độ này của Người, chúng ta cảm thấy Chúa Giêsu là Đấng rất gần gũi với chúng ta - là người anh của chúng ta. Người đã khóc Lazarô là một người thân hữu của Người.

    Sau đó Chúa Giêsu cầu cùng Chúa Cha là nguồn mạch sự sống, và truyền cho Lazarô ra khỏi mồ. Đã xẩy ra đúng như vậy. Niềm tin tưởng cậy trông Kitô hữu xuất phát từ thái độ này, thái độ Chúa Giêsu tỏ ra chống lại với cái chết của con người: nếu cái chết hiện diện nơi Thiên Nhiên Tạo Vật thì, dù sao, nó chỉ là một vết sẹo làm xấu đi dự án yêu thương của Thiên Chúa, và là những gì Chúa Cứu Thế muốn chữa lành.

    Ở nơi khác, các Phúc Âm cũng nói đến một người cha có đứa con gái bị bệnh trầm trọng, nên ông tin tưởng đến cùng Chúa Giêsu để xin Người cứu nó (xem Marco 5:21-24.35-43). Không có hình ảnh nào cảm kích hơn hình ảnh của một người cha, hay của một người mẹ, có đứa con bị bệnh. Chúa Giêsu đã lập tức đi với người đàn ông tên là Giairô đó. Tới một chỗ kia thì có người từ nhà của ông Giairô đến nói rằng đứa con gái của ông đã chết, không cần làm phiền đến Vị Sư Phụ này nữa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói với ông Giairô rằng: "Đừng sợ, chỉ cần tin tưởng thôi!" (Marco 5:36). Chúa Giêsu biết rằng người đàn ông này có khuynh hướng phản ứng một cách giận dữ và thất vọng, vì người con gái nhỏ của ông đã chết mất rồi, và Người khuyên ông cứ ấp ủ tia lửa nhỏ nhoi đang cháy trong lòng của ông là đức tin. "Đừng có sợ, chỉ cần tưởng là đủ". "Đừng sợ, hãy tiếp tục với ngọn lửa đang cháy sáng ấy!". Thế rồi, khi đến nhà, Người đã đánh thức đứa con gái nhỏ ấy dậy từ sự chết, và trao bé gái sống động này cho những người thân yêu của nó.

    Chúa Giêsu đẩy chúng ta vào "bờ vực" đức tin. Người đã chống lại việc Matta đang khóc thương cái chết của người em Lazarô của cô, bằng ánh sáng của một tín điều: "Thày là sự sống lại và là sự sống; ai tin vào Thày thì dù có chết cũng sẽ sống, và ai sống mà tin vào Thày thì không bao giờ chết. Con có tin điều đó hay chăng?" (Gioan 11:25-26). Đó là những gì Chúa Giêsu muốn lập lại cho từng người trong chúng ta rằng, cái chết xẩy ra để xé rách cơ cấu của đời sống và các thứ tình cảmTất cả cuộc hiện hữu của chúng ta đều được diễn tiến ở chỗ ấy, giữa triền dốc đức tin và vách đá sợ hãi. Chúa Giêsu phán: Thày không phải là sự chếtThày là sự sống lại và là sự sống; con có tin như thế hay chăng? Con có tin điều này hay chăng?" Chúng ta là thành phần đang ở Quảng Trường này hôm nay đây có tin như vậy hay chăng?

    Tất cả chúng ta đều nhỏ bé và mỏng dòn trước mầu nhiệm chết chóc. Tuy nhiên, phúc thay nếu vào lúc ấy chúng ta vẫn ấp ủ trong lòng mình ngọn lửa bé nhỏ đức tin! Chúa Giêsu sẽ nắm lấy tay của chúng ta, như Người đã nắm lấy tay đứa con gái của ông Giairô mà lập lại một lần nữa rằng: "Talita kum", "Hỡi bé gái, hãy chỗi dậy!" Người sẽ nói câu ấy với từng người trong chúng ta rằng: "Hãy đứng lên, hãy chỗi dậy!" Giờ đây tôi mời anh chị em hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến giây phút chết chóc của chúng ta. Mỗi một người trong chúng ta hãy nghĩ đến cái chết của mình, và hãy tưởng tượng rằng giây phút đó sẽ đến, khi Chúa Giêsu nắm lấy tay chúng ta mà nói với chúng ta rằng: "Hãy đến, hãy đến với Ta, hãy chỗi dậy!" Niềm hy vọng sẽ chấm dứt ở chỗ ấy, và nó sẽ trở thành một thực tại, thực tại sự sống. Hãy nghĩ về nó: Chính Chúa Kitô sẽ đến với mỗi một người chúng ta, và sẽ nắm lấy tay chúng ta, bằng nỗi dịu dàng của Người, bằng sự hiền lành của Người, bằng tình yêu thương của Người. Mỗi người hãy lập lại trong lòng mình lời của Chúa Giêsu: "Hãy đứng lên, hãy đến. Hãy đứng lên, hãy đến. Hãy đứng lên, hãy chỗi dậy!"

    Đó là niềm tin tưởng cậy trông của chúng ta trước cái chết. Đối với những ai tin tưởng thì nó là cánh cửa hoàn toàn rộng mở; đối với những ai ngờ vực thì nó là một khe hở của ánh sáng xuyên qua từ một ô cửa không hoàn toàn khép kín. Tuy nhiên, đối với tất cả chúng ta nó sẽ là một ân sủng của cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu, khi ánh sáng này soi chiếu chúng ta.

    https://zenit.org/articles/pope-francis-catechesis-for-oct-18-2017/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFj%3D9DNN%2BjtNqAjd7qYZdDE7zyShSqeAjbOUTMwr2%3D9Bxg%40mail.gmail.
     
     

ĐỜI SỐNG MÒI TRONG THẦN KHÍ- ĐTC- GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN

  •  
    Tinh Cao
    Fri, Aug 7 at 8:08 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

     

    Bài 2 - Cầu nguyện: Mối Liên Hệ Yêu Thương

     

    Pope Francis gives his general audience address in the library of the Apostolic Palace May 13, 2020. Credit: Vatican Media

     

    Thân mến chào anh chị em,

    Chúng ta hãy tiến tới bước thứ hai trong hành trình giáo lý về cầu nguyện được bắt đầu từ tuần vừa rồi.

    Cầu nguyện là những gì thuộc về tất cả mọi người: về con người thuộc tất cả mọi tôn giáo, và có lẽ cho cả những ai chẳng tin tưởng gì. Cầu nguyện được xuất phát từ chốn thầm kín của bản thân chúng ta, một nội trường được các tác giả về đường thiêng liêng thường gọi là "cõi lòng" (cf. Catechism of the Catholic Church , 2562-2563). Bởi thế, cầu nguyện không phải là những gì xa vời trong chúng ta, nó không phải là một cái gì đó thuộc về các tài năng thứ yếu và bên lề, mà là một mầu nhiệm mật thiết nhất của bản thân chúng ta. Chính mầu nhiệm này là những gì cầu nguyện. Các cảm xúc cầu nguyện, thế nhưng cũng không thể bảo rằng cầu nguyện chỉ là cảm xúc. Lý trí cầu nguyện, thế nhưng cầu nguyện không phải chỉ là một tác động tri thức. Thân xác cầu nguyện, thế nhưng người ta có thể thân thưa với Thiên Chúa thậm chí một cách vô hiệu nhất. Bởi thế mà toàn thể con người cầu nguyện, nếu họ cầu bằng "tấm lòng" của họ.

    Cầu nguyện là một thứ thôi thúc, là một khẩn cầu vượt ra ngoài bản thân chúng tamột điều gì đó xuất phát tận đáy của con người chúng ta và vươn lên, vì nó cảm thấy như lưu luyến về một cuộc hội ngộ nào đó. Nỗi lưu luyến này còn hơn là một nhu cầu nữa, còn hơn là một bó buộc nào đó: nó là một đường lối. Cầu nguyện là tiếng nói của một "cái tôi - I" dò dẫm, mò mẫm, tìm kiếm một "cái bạn - You" nào đó. Cuộc gặp gỡ giữa "tôi" và "bạn" không thể được thực hiện bằng tính toán: nó là một cuộc hội ngộ con người, và nhiều lần người ta lần mò để gặp thấy "bạn" được "tôi" tìm kiếm.

    Trái lại, cầu nguyện của Kitô hữu xuất phát từ một cuộc mạc khải: "Ngài - You" không bị che giấu một cách kín nhiệm, mà đã tham phần vào mối liên hệ với chúng ta. Kitô giáo là một tôn giáo tiếp tục cử hành "việc tỏ hiện" của Thiên Chúa, tức là cuộc hiển linh của Ngài. Những lễ đầu tiên của phụng niên là việc cử hành Vị Thiên Chúa ấy, Đấng không ẩn kín mà là Đấng cống hiến tình thân hữu của Ngài cho con người. Thiên Chúa tỏ vinh quang của Ngài ra nơi cảnh bần cùng ở Bêlem, trước sự chiêm ngắm của các Vị Đạo Sĩ, nơi phép rửa ở sông Jordan, nơi dấu lạ ở tiệc cưới Cana. Phúc Âm của Thánh Gioan kết luận bài đại thánh ca Khai Mở của mình bằng một câu chính xác: "Không ai đã từng được thấy Thiên Chúa: Chính Người Con duy nhất ở trong Cha tỏ Ngài ra" (1:18). Chính Chúa Giêsu là Đấng mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta.

    Việc cầu nguyện của Kitô hữu là việc tham dự vào mối liên hệ với Vị Thiên Chúa có dung nhan dịu hiền nhất, Đấng không muốn gây ra bất cứ nỗi sợ hãi nào nơi con người. Đó là đặc tính đầu tiên nơi việc cầu nguyện của Kitô giáo. Nếu con người luôn quen với việc tiếp cận Thiên Chúa như hơi sờ sợ, như hơi kinh hãi trước mầu nhiệm ngỡ ngàng và bàng hoàng, nếu họ quen với việc tôn kính Ngài bằng một thái độ tôi tớ, giống như thái độ của một thuộc hạ đối với chủ của họ, vị mà Kitô hữu lại dám tin tưởng gọi bằng danh xưng "Cha". Thật vậy, Chúa Giêsu sử dụng chữ khác: "ba/bố".

    Kitô giáo đã bài trừ bất cứ mối liên hệ "phong kiến" nào khỏi việc gắn bó với Thiên Chúa. Trong di sản đức tin của chúng ta không có những thứ diễn tả như "thần phục - subjection", "nô lệ - slavery" hay "chư hầu - vassalage"; mà là những ngôn từ như "giao ước - covenant", "tình thân - friendship", "hứa hẹn - promise", "hiệp thông - communion", "gắn bó - closeness". Trong bài từ biệt dài của mình với các môn đệ, Chúa Giêsu nói như thế này: "Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết được những gì chủ làm; nhưng Thày gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thày đã nghe từ Chúa Cha thì Thày đã tỏ cho các con biết. Không phải là các con đã chọn Thày, mà chính Thày đã chọn các con, để  sai các con đi sinh hoa kết trái và cho hoa trái ấy được tồn tại; nhờ đó những gì các con nhân danh Thày mà xin cùng Chúa Cha thì các con được ban cho" (Gioan 15:15-16). Tuy nhiên, đó là một chi phiếu trống: "Tất cả những gì các con nhân danh Thày mà xin cùng Cha của Thày thì Thày sẽ ban cho các con"!

    Thiên Chúa là người bạn, là liên minh, là chàng rể. Bằng nguyện cầu, chúng ta có thể thiết lập một mối liên hệ tin tưởng với Ngài, cho đến độ Chúa Giêsu đã dạy chúng ta ở trong "Kinh Lạy Cha" là hãy xin Ngài với cả một loạt vấn đề. Chúng ta có thể xin Thiên Chúa cho tất cả mọi sự, hết mọi thứ; bày giải hết mọi điều, thân thưa đủ mọi chuyện. Không sao, cho dù chúng ta có cảm thấy lầm lỗi nơi mối liên hệ với Thiên Chúa, chẳng hạn như chúng ta không phải là những người bạn tốt, chúng ta không phải là những đứa con ngoan, chúng ta không phải là những người hôn thê thủy chung. Ngài vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta. Đó là những gì Chúa Giêsu cuối cùng đã cho thấy ở Bữa Tiệc Ly, khi Người phán: "Đây là chén tân ước trong máu Thày, sẽ đổ ra cho các con" (Luca 22:20). Bằng cử chỉ ấy, Chúa Giêsu ngưỡng vọng đến mầu nhiệm Thánh Giá ở căn thượng lầu tiệc ly. Thiên Chúa là một liên minh trung tín, ở chỗ, cho dù con người ta có thôi yêu mến Người, thì Người vẫn tiếp tục yêu thương họ, bất chấp tình yêu có dẫn Người lên Đồi Canvê. Thiên Chúa bao giờ cũng ở kề ngay bên cửa lòng của chúng ta, và đợi chờ chúng ta mở nó ra. Đôi khi cõi lòng của chúng ta được Người gõ, nhưng Người không đột nhập, mà là chờ đợi. Việc Thiên Chúa nhẫn nại với chúng ta là sự nhẫn nại của một người bố, của một người quá yêu thương chúng ta. Tôi muốn nói đó là sự nhẫn nại của cả người bố lẫn người mẹ. Luôn gần gũi với cõi lòng của chúng ta, và khi Người gõ thì Người làm một cách nhẹ nhàng và đầy yêu thương.

    Khi tham dự vào mầu nhiệm Giao Ước, tất cả chúng ta hãy cố gắng cầu nguyện như thế này. Hãy đặt mình cầu nguyện trong đôi cánh tay thương xót của Thiên Chúa, hãy cảm thấy được ôm ấp nơi mầu nhiệm hạnh phúc là sự sống Ba Ngôi, hãy cảm thấy như những người khách không xứng đáng hưởng vinh dự quá nhiều ấy. Và hãy lập lại cùng Thiên Chúa, trong nỗi ngỡ ngàng của nguyện cầu: phải chăng Chúa chỉ biết có yêu thương thôi? Người không biết ghét. Người bị ghét, nhưng Người không biết ghét. Người chỉ biết yêu. Đó là Vị Thiên Chúa chúng ta cầu nguyện với. Đó là cốt lõi rạng ngời nơi hết mọi lời cầu nguyện của Kitô hữu. Vị Thiên Chúa của tình yêu thương, Người Cha đang đợi chờ chúng ta và dìu dắt chúng ta.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200513_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFiT0bw%3D_BUPBbmNWDbRZFKkbFue%2BvJdYAwyykD6%3DGa_KQ%40mail.gmail.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-CN17TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Jul 26 at 11:45 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XVII Thường Niên Năm A

     

    Pope Francis greets pilgrims at his Angelus address June 7, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

    Những ai hoàn toàn cam quyết dấn thân cho Vương Quốc này,

    là những con người sẵn sàng dám đánh cược hết mọi sự, ...

     nghĩa là từ bỏ tình trạng an toàn về vật chất của mình.

    2020.07.26 Angelus

    "Hết mọi sự đều được thực hiện bởi ân sủng, tất cả mọi sự!

    Chúng ta chỉ cần sẵn sàng đón nhận ân sủng thôi, đừng cưỡng lại ân sủng:

    ân sủng thực hiện hết tất cả, ngoại trừ trách nhiệm "của tôi", lòng tự nguyện "của tôi"...,

    mà ai là kẻ có trách nhiệm này chứ?

    Những gì ngăn trở chúng ta tìm kiếm và xây dựng Vương Quốc này,

    đó là lòng tham muốn chiếm hữu, niềm khao khát lợi lộc và quyền lực, và chỉ nghĩ đến bản thân mình...

    Ánh sáng của Vương Quốc này không phải là một thứ pháo bông, mà là ánh sáng,

    ở chỗ, trong khi pháo bông chỉ lóe lên trong chốc lát, thì ánh sáng của Vương Quốc này tỏa chiếu suốt cuộc đời của chúng ta.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Bài Phúc Âm của Chúa Nhật này (xem Mathêu 13:44-52) chất chứa các câu cuối cùng của Thánh Mathêu về dụ ngôn Nước Trời. Đoạn này bao gồm 3 dụ ngôn được tóm tắt ngắn gọn, đó là dụ ngôn kho tàng được chôn dấu, dụ ngôn viên ngọc quí, và dụ ngôn lưới cá thả xuống biển.

    Tôi sẽ lưu ý tới 2 dụ ngôn đầu, 2 dụ ngôn sánh Nước Trời giống 2 vật "quí báu" khác nhau, tức là kho tàng được chôn giấu trong ruộng, và hạt ngọc rất quí giá. Phản ứng của người tìm thấy viên ngọc hay kho tàng thực tế giống nhau: con người này và thương gia bán đi hết mọi sự để mua lấy những gì bấy giờ trở nên ưu ái nhất đối với họ. Bằng hai kiểu sánh ví giống nhau này, Chúa Giêsu đề ra cho chúng ta thấy việc xây dựng Nước Trời, khi Người tỏ cho thấy đặc tính thiết yếu của đời sống Kitô hữu, của đời sống Nước Trời, ở chỗ, những ai hoàn toàn cam quyết dấn thân cho Vương Quốc này, là những con người sẵn sàng dám đánh cược hết mọi sự, thành phần can trường dũng cảm. Thật vậy, cả con người tìm thấy kho tàng trong ruộng và thương gia, ở hai dụ ngôn này, bán đi hết mọi sự họ có, nghĩa là từ bỏ tình trạng an toàn về vật chất của mình. Như thế, có thể hiểu rằng, việc xây dựng Vương Quốc này, chẳng những cần đến ơn Chúa, mà còn cả tấm lòng sẵn sàng chủ động của con người nữaHết mọi sự đều được thực hiện bởi ân sủng, tất cả mọi sự! Chúng ta chỉ cần sẵn sàng đón nhận ân sủng thôi, đừng cưỡng lại ân sủng: ân sủng thực hiện hết tất cả, ngoại trừ trách nhiệm "của tôi", lòng tự nguyện "của tôi"..., mà ai là kẻ có trách nhiệm này chứ?

    Các cử chỉ của con người và thương gia tim mua là những kẻ tìm kiếm các kho tàng quí báu hơn, bằng cách tách mình khỏi những sản vật của mình, là những cử chỉ quyết liệt, và là những cử chỉ cốt yếu; thế nhưng, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng là những cử chỉ "một chiều - one way", chứ không phải "khứ hồi - round trip": chúng là những cử chỉ "một chiều". Hơn nữa, chúng là những cử chỉ được thực hiện một cách hân hoan, vì cả hai đều tìm thấy kho tàng. Chúng ta được kêu gọi để chấp nhận thái độ của hai nhân vật Phúc Âm ấy, nhờ đó, cả chúng ta nữa, được trở nên những kẻ lành mạnh không ngừng tìm kiếm Nước Trời. Đó là vấn đề từ bỏ gánh nặng của những thứ an toàn trần tục của chúng ta, những gì ngăn trở chúng ta tìm kiếm và xây dựng Vương Quốc này, đó là lòng tham muốn chiếm hữu, niềm khao khát lợi lộc và quyền lực, và chỉ nghĩ đến bản thân mình.

    Trong thời đại của chúng ta đây, như tất cả chúng ta đều biết, có một số cuộc đời của dân chúng có thể tiến đến chỗ tầm thường và cùn nhụt, vì họ có lẽ không đi tìm kiếm kho tàng thực sự: họ thỏa mãn với những thứ hấp dẫn nhưng mau qua, những thứ lấp lánh ảo ảnh khi chúng mở đường dẫn họ đến tối tăm. Trái lại, ánh sáng của Vương Quốc này không phải là một thứ pháo bông, mà là ánh sáng, ở chỗ, trong khi pháo bông chỉ lóe lên trong chốc lát, thì ánh sáng của Vương Quốc này tỏa chiếu suốt cuộc đời của chúng ta.

    Nước Trời là những gì ngược lại với những thứ nông nổi phù du, được thế gian cống hiến cho chúng ta, ngược lại với một cuộc sống cùn nhụt: nó là một kho tàng canh tân đời sống hằng ngày, và dẫn đời sống đến những chân trời bao rộng hơn. Thật vậy, những ai đã tìm thấy kho tàng này đều có một tấm lòng sáng tạo và thăm dò, một con tim không lập lại mà là sáng tạo, bằng việc truy tìm và tiến bước trên những đường nẻo dẫn chúng ta đến với tình yêu của Thiên Chúa, đến với tình yêu người khác, và đến với tình yêu bản thân đích thực. Dấu hiệu của những ai bước đi trên đường lối này của Vương Quốc ấy đó là tính chất sáng tạo, luôn nỗ lực thực hiện hơn nữa. Và tính chất sáng tạo này là những gì lấy đi sự sống và cống hiến sự sống, cống hiến, cống hiến và cống hiến... Tính chất sáng tạo này luôn tìm kiếm nhiều đường lối khác để trao ban sự sống.

    Chúa Giêsu, Đấng là kho tàng được chôn dấu trong ruộng và là hạt ngọc rất quí giá, là Đấng chỉ mang lại niềm vui, tất cả mọi niềm vui của thế giới này: niềm vui của việc khám phá ra ý nghĩa trong đời, niềm vui của việc dấn thân mình cho cuộc mạo hiểm thánh đức.

    Xin Đức Trinh Nữ giúp chúng ta hằng ngày tìm kiếm kho tàng Nước Trời này, để tình yêu Thiên Chúa giành cho chúng ta nơi Chúa Giêsu, được tỏ hiện qua những lời nói và cử chỉ của chúng ta. 

     

    (Sau Kinh Truyền Tin:)

    Anh chị em thân mến,

    Nhân lễ nhớ Thánh Gioakim và Anna, "ông bà" của Chúa Giêsu, tôi muốn mời gọi giới trẻ hãy thực hiện một cử chỉ âu yếm đối với vị lão thành, nhất là những ai lẻ loi cô độc nhất, ở nhà của họ hay ở những nơi cư trú của họ, những ai không được những người thân yêu thăm viếng cả nhiều tháng ngày.

    Giới trẻ thân mến, mỗi một vị lão thành này đều là ông bà của các bạn! Đừng để họ một mình. Hãy sử dụng sáng kiến yêu thương, hãy thực hiện các cú điện thoại thăm họ, những cú gọi hiện hình (video calls), hãy gửi tin nhắn, hãy lắng nghe họ, và nếu có thể, vừa tuân thủ các qui định về sức khỏa, vừa đến thăm họ nữa. Hãy trao cho họ một vòng tay ôm. Họ là cội nguồn của các bạn. Một cây bật rễ không thể nào tăng trưởng, không nẩy nở hay trổ sinh hoa trái. Đó là lý do tại sao mối liên kết và liên hệ với cội nguồn của các bạn là những gì hệ trọng. Một thi sĩ ở quê hương tôi đã nói: "Sự nẩy nở của cây cối xuất phát từ những gì ở dưới lòng đất". (Người dịch không ngờ cũng có cùng chiều hướng này của ĐTC, vì đã từng phát động chiến dịch và phấn khích "Đâm Rễ Vươn Cao" với giới trẻ thuộc Phong Trào Giới Trẻ Thiếu Nhi Fatima TGP Los Angeles California, trong thời gian phục vụ các em gần 15 năm, suốt thập niên 1990 sang giữa thập niên 2000). Bởi thế, tôi mời các bạn hãy vỗ tay thật to mừng quí ông bà của chúng ta nhé, nào, hết mọi người cùng vỗ tay!

      

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200726.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoXd8Ss02YOMh4aiteuXHivyrqFXz%2BUH5rNLocDs%3DLwkg%40mail.gmail.com