7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC - GIÁO LÝ CẦU NGUYỆN

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Nov 4 at 6:33 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

     

    Bài 13 Cầu Nguyện: Chúa Giêsu Thày Dạy

     

     

    image.png

     "Ngay cả vào những lúc hết sức dấn thân cho người nghèo và cho bệnh nhân,

    Chúa Giêsu vẫn không bao giờ lơ là với việc Người trao đổi với Chúa Cha.

    Người càng trầm mình vào các thứ nhu cầu của dân chúng,

    thì Người lại càng cảm thấy cần phải nghỉ ngơi trong Mối Hiệp Thông Ba Ngôi, cần phải trở lại với Chúa Cha và với Thần Linh".

      

    image.png

    "Cầu nguyện giúp chúng ta tìm thấy chiều kích chính xác

    nơi mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Cha của chúng ta, cũng như với tất cả mọi tạo vật.

    Cuối cùng, việc cầu nguyện của Chúa Giêsu nhắm đến chỗ gieo mình vào bàn tay của Chúa Cha"

     

     

    Tiếc thay, chúng ta lại phải trở về với việc thực hiện buổi triều kiến này ở thư viện, để chúng ta khỏi bị nhiễm lây Covid. Điều này cũng dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải lưu ý kỹ lưỡng tới những qui định của các cơ quan thẩm quyền, cả thẩm quyền về chính trị cũng như thẩm quyền về y tế, để chúng ta tránh khỏi bị dịch bệnh đây. Chúng ta hãy dâng lên Chúa khoảng cách này giữa chúng ta, vì thiện ích của tất cả mọi người, và chúng ta hãy nghĩ, hãy nghĩ nhiều về người bệnh, về những ai sống bên lề xã hội khi họ vào nhà thương, chúng ta hãy nghĩ đến các y sĩ, y tá, các tình nguyện viên, nhiều người đang làm việc với người bệnh vào lúc này: họ liều mạng, nhưng họ làm vậy vì yêu thương tha nhân của họ, như là một ơn gọi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.

    Trong đời sống công khai của mình, Chúa Giêsu đã lợi dụng quyền năng của việc cầu nguyện. Các Phúc Âm đều cho chúng ta thấy điều này khi Người rút lui vào những nơi thanh vắng để cầu nguyện. Đó là những nhận định đạm bạc và khéo léo giúp chúng ta có thể chỉ cần tưởng tượng thấy được những lần trao đổi nguyện cầu này. Tuy nhiên, những nhận định ấy lại rõ ràng cho thấy rằng, ngay cả vào những lúc hết sức dấn thân cho người nghèo và cho bệnh nhân, Chúa Giêsu vẫn không bao giờ lơ là với việc Người trao đổi với Chúa Cha. Người càng trầm mình vào các thứ nhu cầu của dân chúng, thì Người lại càng cảm thấy cần phải nghỉ ngơi trong Mối Hiệp Thông Ba Ngôi, cần phải trở lại với Chúa Cha và với Thần Linh.

    Bởi thế, đời sống của Chúa Giêsu có một bí quyết, bị khuất mắt trần gian, một bí quyết là đòn bẩy cho tất cả mọi sự khác. Việc cầu nguyện của Chúa Giêsu là một thực tại nhiệm mầu, mà chúng ta hơi trực giác thấy, thế nhưng cái thực tại này giúp chúng ta có thể hiểu được tất cả sứ vụ của Người từ một nhãn quan chính xác. Trong những giờ khắc thanh vắng ấy - trước rạng đông hay vào đêm tối - Chúa Giêsu đã trầm mình sống thân mật với Chúa Cha, tức là, trầm mình vào một Tình Yêu mà hết mọi tâm hồn khát vọng. Đó là những gì hiện lên từ những ngày đầu tiên nơi thừa tác vụ công khai của Người.

    Chẳng hạn, một ngày Hưu Lễ kia, thành Capernaum đã được biến thành một "bệnh viện dã chiến", ở chỗ, chiều đến, họ đã mang đến cho Chúa Giêsu tất cả mọi bệnh nhân và Người đã chữa lành họ. Tuy nhiên, trước rạng đông thì Chúa Giêsu đã biến khuất: Người đã thu mình ở một nơi thanh vắng mà cầu nguyện. Môn đệ Phêrô và những môn đệ khác đã phải đi kiếm tìm Người, và khi gặp thấy Người thì họ thưa với Người rằng: "Hết mọi người đang tìm kiếm Thày!" Chúa Giêsu đã trả lời ra sao? "Nào chúng ta hãy đi đến cả các tỉnh thành khác nữa, những nơi Thày cũng cần phải rao giảng nữa; đó là lý do tại sao Thày đã đến" (see Mk 1:35-38). Chúa Giêsu bao giờ cũng đi xa hơn một chút, xa hơn nơi việc cầu nguyện với Chúa Cha, và vươn tới các thôn làng khác, các chân trời khác, để đi rao giảng cho những người khác.

    Cầu nguyện là thứ chèo lái đời sống của Chúa GiêsuKhông phải là thành công, không phải là được lòng người, không phải là cụm từ hấp dẫn "hết mọi người đang tìm kiếm Thày", là những gì điều khiển các giai đoạn sứ vụ của Người. Đường lối Chúa Giêsu đã phác họa là một đường lối ít thoải mái nhất, mà là đường lối Người tuân theo thần hứng của Chúa Cha, những gì Người đã nghe thấy và đã đón nhận trong giây phút thanh vắng nguyện cầu.

    Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng "Khi Chúa Giêsu cầu nguyện là bấy giờ Người dạy cho chúng cầu nguyện ra sao" (khoản 2607). Bởi thế, theo gương của Chúa Giêsu, chúng ta có thể rút ra được một số đặc tính của việc cầu nguyện Kitô giáo.

    Trước hết và trên hết, cầu nguyện chiếm vị thế chính yếuở chỗ nó là ước muốn đầu tiên trong ngày, một điều gì đó cần phải thực hiện vào lúc hừng đông, trước khi thế giới thức giấc. Nó lấy lại hồn sống là những gì nếu thiếu hụt sẽ như chẳng có gì là sống động. Một ngày sống mà không cầu nguyện có nguy cơ bị biến thành một thứ cảm nghiệm khó chịu hay tẻ nhạt, ở chỗ tất cả những gì xẩy ra cho chúng ta có thể biến thành một thứ số phận mù quáng cần phải chịu đựng một cách tệ hại.Trái lại, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một thứ thuần phục thực tại, nhờ đó biết lắng nghe. Cầu nguyện chính yếu là lắng nghe và gặp gỡ Thiên Chúa. Nhờ đó mà các thứ vấn đề của mọi ngày sống không còn trở thành các chướng ngại vật, mà những lời kêu gọi từ chính Thiên Chúa hãy lắng nghe và gặp gỡ những ai đang ở trước chúng ta. Các thứ thử thách trong đời, như vậy, trở thành những cơ hội để tăng trưởng đức tin và đức ái. Cuộc hành trình hằng ngày, bao gồm cả các thứ khốn khó, có được tính cách của một "ơn gọi". Cầu nguyện có quyền lực biến đổi những gì trong đời đáng lẽ là khốn nạn thành thiện hảo; cầu nguyện có mãnh lực mở rộng tâm trí và nới rộng tâm can vươn tới một chân trời rộng lớn.  

    Sau nữa, cầu nguyện là một nghệ thuật cần phải được nhất trí áp dụng thực hành. Chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng: hãy gõ, hãy gõ, hãy gõ. Chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng: hãy gõ, hãy gõ, hãy gõ. Tất cả chúng ta đều có khả năng cầu nguyện một cách rời rạc, những lời cầu xuất phát từ một cảm xúc nhất thời nào đó; thế nhưng, Chúa Giêsu dạy chúng ta một kiểu cầu nguyện khác, đó là thứ cầu nguyện có kỷ luật, được thực hành, như qui luật sống vậy. Việc liên lỉ cầu nguyện tạo nên việc biến đổi thăng hóa, làm cho chúng ta trở nên mạnh mẽ trong những lúc gian nan hoạn nạn, cống hiến cho chúng ta ân sủng bởi Đấng yêu thương chúng ta và luôn bảo vệ chúng ta.

    Một đặc tính khác nơi việc cầu nguyện của Chúa Giêsu đó là tính chất thanh vắng. Những ai cầu nguyện thì không phải là những con người muốn xa tránh thế gian này, mà là ưa thích những nơi hoang vắng. Ở đó, trong thinh lặng, nhiều tiếng nói nổi lên từ những thẳm cung sâu lắng nhất của con người chúng ta: như những ước muốn bị dồn nén nhất, các sự thật từng bị ngột ngạt, vân vân. Nhất là việc Thiên Chúa lên tiếng trong thinh lặng. Hết mọi người đều cần giành chỗ cho mình, để nhờ đó có thể vun trồng đời sống nội tâm, một nội tâm làm nên ý nghĩa của các hành động. Không có đời sống nội tâm, chúng ta trở thành nông nổi, giao động và lo âu - nỗi lo âu gây tác hại cho chúng ta biết bao! Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải cầu nguyện; không có đời sống nội tâm chúng ta sẽ thoát ly khỏi thực tại, và chúng ta cũng thoát ly khỏi chính bản thân mình, thành phần con người nam nữ của chúng ta lúc nào cũng đôn đáo đủ thứ chuyện.

    Sau hết, việc cầu nguyện của Chúa Giêsu là nơi chúng ta thấy được rằng hết mọi sự đến từ Thiên Chúa và trở về với Ngài. Đôi khi loài người chúng ta tin rằng chúng ta làm chủ hết mọi sự, hay ngược lại, chúng ta chẳng còn tự tin gì nữa, chúng ta nghiêng bên này ngã bên kia. Cầu nguyện giúp chúng ta tìm thấy chiều kích chính xác nơi mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Cha của chúng ta, cũng như với tất cả mọi tạo vật. Cuối cùng, việc cầu nguyện của Chúa Giêsu nhắm đến chỗ gieo mình vào bàn tay của Chúa Cha, như Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, trong lúc sầu khổ: "Cha ơi, nếu có thể... xin cho ý Cha được thể hiện". Phó mình vào bàn tay của Chúa Cha. Cũng tốt thôi khi chúng ta bị giao động, khi chúng ta hơi lo âu, thì Thánh Linh biến đổi chúng ta từ bên trong, và dẫn chúng ta tới chỗ phó mình vào tay của Chúa Cha: "Cha ơi, xin cho ý Cha được nên trọn".

    Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tái nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô là thày dạy cầu nguyện trong Phúc Âm, và hãy đến với học đường của Người. Tôi bảo đảm với anh chị em là chúng ta sẽ cảm thấy hân hoan và an bình.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201104_udienza-generale.html

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - CN31TN-A

 
 

Tinh Cao 


Đức Thánh Cha Phanxicô

 

 Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXI Thường Niên - Lễ Các Thánh

 

 

 

image.png

 

Các Thánh Nhân và Các Chân Phước là những chứng nhân thế giá nhất của niềm hy vọng Kitô giáo,

vì các vị đã sống trọn vẹn cuộc sống của các vị, giữa niềm vui lẫn khổ đau,

thực hành các Phúc Đức Trọn Lành, được Chúa Giêsu giảng dạy và âm vang trong Phụng Vụ (see Mt 5:1-12a).

Các Phúc Đức Trọn Lành của phúc âm thật sự là đường lối nên thánh.

  

image.png

 

Hãy đi ngược lại với tâm thức của thế gian này, với thứ văn hóa chiếm hữu,

thứ văn hóa vui thú vô nghĩa, thứ văn hóa đàn áp kẻ yếu kém nhất.

Lễ trọng hôm nay kính Các Thánh nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh chung riêng,

và nêu lên cho chúng ta thấy những mẫu gương chắc chắn cho cuộc hành trình này,

một hành trình mỗi người bước đi một cách chuyên biệt, một cách bất khả tái diễn.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Vào ngày Lễ trọng Các Thánh này, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về niềm hy vọng cao cả, niềm hy vọng cao cả bởi cuộc phục sinh của Chúa Kitô: Chúa Kitô đã sống lại và chúng ta cũng sẽ được ở với Người, chúng ta sẽ được ở với Người. Các Thánh Nhân và Các Chân Phước là những chứng nhân thế giá nhất của niềm hy vọng Kitô giáo, vì các vị đã sống trọn vẹn cuộc sống của các vị, giữa niềm vui lẫn khổ đau, thực hành các Phúc Đức Trọn Lành, được Chúa Giêsu giảng dạy và âm vang trong Phụng Vụ (see Mt 5:1-12a). Các Phúc Đức Trọn Lành của phúc âm thật sự là đường lối nên thánh. Giờ đây tôi sẽ chia sẻ 2 Phúc Đức Trọn Lành, đó là phúc đức thứ hai và thứ ba.

Phúc Đức thứ hai đó là: "Phúc cho những ai than khóc, vì họ sẽ được an ủi vậy" (v.4). Những lời này dường như là những gì mâu thuẫn trái ngược, vì than khóc không phải là dấu hiệu của niềm vui và hạnh phúc. Những lý do than khóc là vì đau khổ và chết chóc, bệnh tật, hoạn nạn về luân lý, tội lỗi và nhầm lạc: tóm lại, là vì đời sống hằng ngày hằn lên các dấu vết mỏng dòn, yếu kém và khó khăn, một đời sống có những lúc bị thương tích và đớn đau bởi lòng vô ơn và các thứ hiểu lầm. Chúa Giêsu tuyên bố phúc cho những ai than khóc trước thực tại này, thành phần tin tưởng vào Chúa bất chấp mọi sự, và nấp mình dưới bóng chở che của Ngài. Họ không phải là lạnh lùng lãnh đạm, cũng không cứng lòng khi đớn đau, nhưng nhẫn nại hy vọng được niềm an ủi của Thiên Chúa. Và họ cảm nghiệm được niềm an ủi này ngay trên đời này.

Ở Phúc Đức thứ ba, Chúa Giêsu phán: "Phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ được thừa hưởng trái đất này" (v.5). Anh chị em ơi, hãy sống hiền lành! Hiền lành là đặc tính của Chúa Giêsu, Đấng đã nói về mình rằng: "Hãy học cùng Tôi, vì Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11:29). Con người hiền lành là những ai biết làm chủ bản thân mình, biết giành chỗ cho người khác, họ lắng nghe người khác, tôn trọng lối sống của người khác, các nhu cầu và yêu cầu của người khác. Họ không muốn nổi hơn và hạ bệ người khác, họ không muốn làm chủ hay thống trị hết mọi sự, hay không muốn áp đặt những ý nghĩ của họ hay những lợi ích của họ gây tổn hại cho người khác. Những con người này, dù không được thế gian cùng với tâm thức của nó nhận biết, nhưng lại trở nên quí báu trước nhan Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho họ đất hứa làm gia sản, đó là sự sống đời đời. Phúc Đức này cũng bắt đầu ở ngay dưới thế đây và được nên trọn nơi Chúa Kitô. Thế nhưng phải hiền lành... Vào lúc này trong đời sống, ngay cả trên thế giới nữa, xẩy ra rất nhiều thứ hung hăng gây hấn, cả trong đời sống hằng ngày nữa, điều đầu tiên xuất phát từ chúng ta đó là công kích, là bênh vực. Chúng ta cần phải sống hiền lành để tiến tới trên con đường nên thánh. Hãy lắng nghe, hãy tôn trọng, đừng tấn công: hãy hiền lành.

Anh chị em thân mến, hãy biết sống tinh tuyền, hiền lành và thương xót; hãy biết phó mình cho Chúa trong tinh thần nghèo khó và sầu thương; hãy biết dấn thân cho công lý và hòa bình - tất cả những điều ấy có nghĩa là hãy đi ngược lại với tâm thức của thế gian này, với thứ văn hóa chiếm hữu, thứ văn hóa vui thú vô nghĩa, thứ văn hóa đàn áp kẻ yếu kém nhất. Đường lối phúc âm này đã được các vị Thánh Nhân và Chân Phước bước đi. Lễ trọng hôm nay kính Các Thánh nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh chung riêng, và nêu lên cho chúng ta thấy những mẫu gương chắc chắn cho cuộc hành trình này, một hành trình mỗi người bước đi một cách chuyên biệt, một cách bất khả tái diễn. Chỉ cần nói về tính chất khác nhau khôn lường nơi các tặng ân, cùng với những câu truyện đời giữa các vị thánh thôi: ở chỗ, các vị không ngang bằng nhau, mỗi vị đều có nhân cách riêng của mình, và đã tiến triển đời sống thánh đức của mình theo nhân cách của các vị, và mỗi người trong chúng ta đều có thể làm như thế, theo con đường này, đó là hiền lành, xin hiền lành, và chúng ta sẽ tiến tới những gì là thánh đức.

Gia đình rộng lớn thành phần môn đệ trung thành này của Chúa Kitô có một Người Mẹ là Trinh Nữ Maria. Chúng ta tôn kính Mẹ dưới tước hiệu Nữ Vương Các Thánh; thế nhưng, trước hết Mẹ là Thân Mẫu dạy cho hết mọi người biết đón nhận và theo đuổi làm con cái của Mẹ. Xin Mẹ giúp cho chúng ta biết nuôi dưỡng ước vọng nên thánh, biết bước đi trên con đường các Phúc Đức Trọn Lành.

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp, và trong số các điều khác nhau, ngài đã báo rằng:)

Chiều ngày mai, tôi sẽ cử hành Thánh Lễ cầu hồn cho những ai đã qua đời ở Nghĩa Trang Teutonic, một nơi an táng của Vatican Thành. Tôi xin liên kết bản thân mình một cách thiêng liêng với những ai, trong khi tuân giữ các qui định về sức khỏe là những gì hệ trọng, đến cầu nguyện ở gần các ngôi mộ của những người thân yêu của họ trên khắp thế giới.

 

http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201101.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

 

--
.com.
 
 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC - GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Oct 21 at 6:44 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

     

    Bài 11 Cầu Nguyện ....

      

    image.png

    Thực ra cũng có cả một thứ cầu nguyện ngụy tạo, một thứ cầu nguyện chỉ để ca tụng người khác..

    Những ai đó đi lễ chỉ để chứng tỏ họ là Công giáo, hay để khoe kiểu phục sức tân thời nhất mang trên người,

    hoặc để gây một ấn tượng tốt trong xã hội. Họ đang đi đến chỗ cầu nguyện ngụy tạo...

    Cầu nguyện không phải là một thứ thuốc giảm đau để nhẹ bớt những lo âu của đời sống

     

    Pope Francis gives his general audience address in the Paul VI Audience Hall at the Vatican Oct. 21, 2020. Photo credits: Daniel Ibáñez/CNA.

     

    Nếu anh chị em đọc nhiều kinh mân côi mỗi ngày,

    nhưng sau đó xì xèo bàn tán về người khác, cùng nung nấu những mối hận thù trong lòng,

    nếu anh chị em ghét người khác, thì thật là nhân tạo, không chân thực.

      

    image.png

     

    Thứ vô thần hằng ngày ấy là ở chỗ:

    tôi tin Thiên Chúa nhưng tôi vẫn cứ giãn cách với người khác, và cứ việc ghét người khác.

    Đó là thứ chủ nghĩa vô thần thực dụng.

    Việc không nhìn nhận con người là hình ảnh của Thiên Chúa là một thứ tội phạm thánh,

    một thứ kinh tởm, một xúc phạm tệ nhất như phạm đến đền thờ và bàn thờ vậy.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay chúng ta cần thay đổi một chút về cách thức buổi triều kiến chung này được kết thúc vì vi khuẩn corona. Anh chị em bị cách ly, với những khẩu trang an toàn nữa, còn tôi ở đây, hơi xa cách và không thể thực hiện những gì tôi vẫn làm khi đến gần anh chị em, vì mỗi lần tôi đến gần anh chị em như vậy thì tất cả anh chị em cùng kéo đến nên chẳng còn cách ly nữa, như thế là nguy hiểm cho anh chị em bị lây nhiễmTôi xin lỗi về điều này, nhưng chỉ vì vấn đề an toàn của anh chị em thôi. Thay vì đến gần anh chị em và bắt tay anh chị em để chào anh chị em, thì chúng ta cần phải chào nhau từ xa vậy, nhưng nên biết rằng lòng tôi luôn cận kề với anh chị em. Tôi hy vọng rằng anh chị em hiểu được lý do tại sao tôi lại làm như vậy.

    Cũng thế, trong khi những người đọc đoạn thánh kinh, tôi chú ý tới một bé nam hay nữ ở đằng kia đang khóc, và tôi thấy người mẹ đang nựng bé và cho bé bú, nên tôi nghĩ rằng đó là những gì Thiên Chúa làm cho chúng ta, như người mẹ ấy. Người mẹ dịu dàng biết bao, đang cố gắng vỗ về và cho bé bú. Đó là những hình ảnh tuyệt vời. Khi xẩy ra chuyện một em bé khóc ở trong Nhà thờ, hãy lắng nghe tiếng khóc để cảm thấy nỗi dịu dàng của người mẹ ở đó, như hôm nay đây, xin cám ơn những chứng từ của anh chị em, và có một nỗi dịu dàng nơi một người mẹ tiêu biểu cho sự dịu dàng của Thiên Chúa ở với chúng ta đây. Đừng bao giờ làm câm nín đi một em bé khóc ở trong Nhà thờ, đừng bao giờ hết, vì đó là tiếng khóc thu hút nỗi dịu dàng của Thiên Chúa. Xin cám ơn chứng từ của chị.

    Hôm nay, chúng ta sẽ hoàn tất loạt bài giáo lý về việc cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh. Trước hết, chúng ta thấy ở đấy thường xuất hiện một nhân vật tiêu cực nào đó trong các bài Thánh Vịnh, được gọi là con người "gian ác", tức là họ sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Đó là một con người không có bất cứ một dính dáng gì tới siêu việt thể hết, ngạo mạn khôn lường, bất chấp mọi án quyết liên quan đến những gì họ nghĩ hay làm.

    Vì thế mà Thánh Vịnh cho thấy việc cầu nguyện như là một thực tại sống cốt yếu. Việc qui chiếu về tuyệt đối thể và về siêu việt thể - mà các bậc thày thiêng liêng gọi là "lòng kính sợ Thiên Chúa thánh hảo" - và làm cho chúng ta hoàn toàn là người, là thứ biên giới cứu chúng ta khỏi bản thân chúng ta, ngăn ngừa chúng ta khỏi sống sượng và ngấu nghiến rơi vào cuộc sống liều lĩnh. Cầu nguyện là việc cứu độ của loài người

    Thực ra cũng có cả một thứ cầu nguyện ngụy tạo, một thứ cầu nguyện chỉ để ca tụng người khác. Con người nào, hoặc những ai đó đi lễ chỉ để chứng tỏ họ là Công giáo, hay để khoe kiểu phục sức tân thời nhất mang trên người, hoặc để gây một ấn tượng tốt trong xã hội. Họ đang đi đến chỗ cầu nguyện ngụy tạo. Chúa Giêsu mãnh mẽ khiến trách thứ cầu nguyện như vậy (xem Mt 6:5-6; Lc 9:14). Thế nhưng, nếu chân thành có được tinh thần cầu nguyện thật sự trong lòng mình, thì nó mới giúp chúng ta có thể chiêm ngắm thực tại, bằng chính con mắt của Thiên Chúa.

    Khi người ta cầu nguyện thì hết mọi sự có được "chiều sâu". Đó là việc chú tâm vào việc cầu nguyện, có thể bắt đầu xẩy ra một cái gì đó ẩn khuất, nhưng trong việc cầu nguyện có chiều sâu thì nó trở thành trân trọng, như thể Thiên Chúa nắm bắt lấy nó và biến đổi nó vậy. Việc phụng sự tệ nhất người ta có thể cống hiến cho Thiên Chúa và cho cả những người khác nữa, đó là cầu nguyện một cách uể oải như cái máy vậy. Cầu nguyện như con vẹt. Không, hãy cầu nguyện bằng tấm lòng. Cầu nguyện là tâm điểm của đời sống. Với cầu nguyện thì ngay cả một người anh em, chị em, thậm chí cả kẻ thù nữa cũng trở thành quan trọng. Các đan sĩ Kitô giáo ngày xưa có nói: "Phúc cho đan sĩ nào biết coi hết mọi con người như là Thiên Chúa, theo như Thiên Chúa" (Evagrius Ponticus, Trattato sulla preghiera, n. 122). Những ai tôn thờ Thiên Chúa thì cũng yêu thương con cái của Ngài. Những ai kính trọng Thiên Chúa thì cũng tôn trọng con người ta.

    Bởi thế, cầu nguyện không phải là một thứ thuốc giảm đau để nhẹ bớt những lo âu của đời sống; hay, thứ cầu nguyện này dầu sao cũng không phải thật sự là thứ cầu nguyện Kitô giáo. Trái lại, cầu nguyện là những gì làm cho mỗi một người trong chúng ta trở nên hữu trách. Chúng ta thấy điều ấy rõ ràng nơi "Kinh Lạy Cha" được Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ của Người.

    Để biết cách cầu nguyện như vậy thì Thánh Vịnh là một học đường cao cả. Chúng ta thấy cách thức các bài Thánh Vịnh không luôn sử dụng thứ ngôn ngữ chau chuốt và nhẹ nhàng, cũng như cách thức các bài Thánh Vịnh này thường phơi bày ra những vết xẹo của cuộc sống. Tuy nhiên, tất cả những kinh nguyện này đầu tiên được sử dụng ở Đền Thờ Giêrusalem, sau đó ở trong các hội đường; thậm chí ở những nơi sâu xa và riêng tư nhất. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói thế này: "Nhiều hình thức Thánh Vịnh hình thành cả ở nơi Đền thờ, cũng như nơi cõi lòng của con người" (khoản 2588). Như thế, lời cầu nguyện riêng tư được kín múc từ, và được nuôi dưỡng trước hết bởi lời cầu nguyện của dân Do Thái, rồi bởi lời cầu nguyện của Giáo Hội.

    Thậm chí các bài Thánh Vịnh ở ngôi số ít thứ nhất, những bài Thánh Vịnh giải bày những ý tâm tưởng sâu thẳm nhất cùng với các vấn đề của một cá nhân nào đó, là một gia sản chung, cho đến độ được cầu nguyện bởi hết mọi người và cho hết mọi người. Lời cầu nguyện của Kitô hữu có được "hơi thở" này, có được tính chất "căng giãn" để giữ đền thờ và thế giới lại với nhau. Cầu nguyện có thể bắt đầu ở nơi một vùng mờ tối giữa nhà thờ, nhưng cuối cùng thì lại ở trên các đường phố. Và ngược lại, nó có thể nẩy nở trong các thứ hoạt động trong ngày, và tiến tới mức độ viên trọn của nó nơi phụng vụ. Các cửa nhà thờ không phải là những thứ rào cản, mà là "những cái màng" khả thấu, có thể thấm nhập những tiếng than van của hết mọi người.

    Thế giới luôn hiện lên nơi việc cầu nguyện ở Thánh Vịnh. Chẳng hạn, các Thánh Vịnh vang tiếng hứa hẹn cứu độ của Thiên Chúa cho những ai hèn kém nhất:... "Chúa phán: 'Giờ đây Ta đứng lên bởi kẻ nghèo bị áp bức, kẻ khốn cùng rên siết thở than, Ta sẽ đưa vào vào chốn an toàn mà họ mong chờ'" (12:5). Cũng thế, các bài Thánh Vịnh cảnh báo về mối nguy hiểm của giầu sang trần thế vì..."Con người không thể sống trong tráng lệ, họ như thú dữ sát hại" (49:20). Chưa hết, các bài Thánh Vịnh mở ra chân trời theo nhãn quan của Thiên Chúa về lịch sử: "Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình của Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn" (33:1011).

    Tóm lại, nơi đâu có Thiên Chúa thì con người cũng cần phải ở đó nữa. Thánh Kinh đã rõ ràng cho thấy rằng: "Chúng ta hãy yêu thương là vì Ngài đã thương yêu chúng ta trước". Ngài luôn đi trước chúng ta. Ngài luôn chờ đợi chúng ta vì Ngài yêu chúng ta trước, Ngài nhìn đến chúng ta trước, Ngài biết chúng ta trước. Ngài bao giờ cũng chờ đợi chúng ta. "Nếu ai nói rằng 'tôi yêu mến Thiên Chúa' mà lại ghét anh em mình, thì họ là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương anh em mình là thành phần họ nhìn thấy được, thì cũng không thể kính mến Thiên Chúa là Đấng họ chẳng thấy". Nếu anh chị em đọc nhiều kinh mân côi mỗi ngày, nhưng sau đó xì xèo bàn tán về người khác, cùng nung nấu những mối hận thù trong lòng, nếu anh chị em ghét người khác, thì thật là nhân tạo, không chân thực. "Mệnh lệnh chúng ta đã nhận lãnh từ Người đó là ai kính mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em của mình nữa" (1Gioan 4:19-21).

    Thánh Kinh công nhận trường hợp của con người, cho dù họ thành thực tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng chẳng bao giờ thành đạt trong việc gặp gỡ Ngài; đồng thời cũng khẳng định rằng những giọt nước mắt của kẻ nghèo không bao giờ bị ruồng rẫy bởi nỗi đớn đau không được gặp gỡ Thiên Chúa. Thiên Chúa không nâng đỡ "chủ nghĩa vô thần" của những ai không chấp nhận hình ảnh thần linh được in ấn nơi hết mọi con người. Thứ vô thần hằng ngày ấy là ở chỗ: tôi tin Thiên Chúa nhưng tôi vẫn cứ giãn cách với người khác, và cứ việc ghét người khác. Đó là thứ chủ nghĩa vô thần thực dụng. Việc không nhìn nhận con người là hình ảnh của Thiên Chúa là một thứ tội phạm thánh, một thứ kinh tởm, một xúc phạm tệ nhất như phạm đến đền thờ và bàn thờ vậy.

    Anh chị em thân mến, những lời cầu nguyện của các bài Thánh Vịnh giúp cho chúng ta không bị rơi vào chước cám dỗ của thành phần "gian ác", tức là của việc sống, có lẽ cả việc nguyện cầu nữa, như thể Thiên Chúa không hiện hữu, và như thể không có người nghèo vậy.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201021_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - CN30TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Oct 25 at 9:02 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm A

     

    image.png

    Chúa Giêsu lại thiết lập hai viên đá nền tảng này cho tất cả mọi tín hữu ở mọi thời đại,

    hai viên đá nền tảng của đời sống chúng ta.

    Pope Francis pictured at his window overlooking St. Peter’s Square during an Angelus address. Credit: Vatican Media.

     

     

     

    Viên đá nền tảng đầu tiên đó là đời sống luân lý và tôn giáo 

    không thể bị biến thành thứ tuân phục một cách lo âu và ép buộc...

    Cái chốt thứ hai đó là tình yêu cần phải nỗ lực hướng tới cả Thiên Chúa lẫn tha nhân cùng một lúc bất khả phân ly.

    Đó là một trong những gì là mới mẻ chính yếu trong giáo huấn của Chúa Giêsu

      

    image.png

    Chúa Giêsu giúp chúng ta tiến tới nguồn mạch của Tình Yêu sống động và tuôn trào.

    Nguồn mạch này là chính Thiên Chúa, cần được trọn vẹn kính mến 

    trong một mối hiệp thông không gì và không ai có thể tách rời...

     Dấu chứng tỏ tôi kính mến Thiên Chúa đó là tôi yêu thương tha nhân của tôi.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Trong đoạn Phúc Âm hôm nay (cf. Mt 22:34-40), một vị tiến sĩ Luật hỏi Chúa Giêsu đâu là "giới răn cao trọng" (v. 36), tức là giới răn chính yếu của tất cả mọi Lề Luật thần linh. Chúa Giêsu đơn giản trả lời rằng: "Ngươi phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết tấm lòng của ngươi, hết linh hồn của ngươi và hết trí khôn của ngươi" (v. 37). Sau đó Người liền thêm: "Giới răn thứ hai cũng giống như giới răn thứ nhất: "Ngươi phải yêu thương tha nhân như chính mình ngươi" (v.39).

     

    Câu trả lời của Chúa Giêsu nhấn mạnh và liên kết hai mệnh lệnh nồng cốt này lại với nhau, hai mệnh lệnh Thiên Chúa đã truyền cho dân của Ngài qua Moisen (cf. Dt 6: 5; Lv19.18). Như thế là Người đã vượt qua được cái bẫy gài Người "để thử Người" (v.35). Thật vậy, thành phần đối thoại với Người đang cố gắng lôi kéo Người vào cuộc tranh cãi giữa những tay thông Luật về vấn đề cấp trật của các qui định. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại thiết lập hai viên đá nền tảng này cho tất cả mọi tín hữu ở mọi thời đại, hai viên đá nền tảng của đời sống chúng ta. Viên đá nền tảng đầu tiên đó là đời sống luân lý và tôn giáo không thể bị biến thành thứ tuân phục một cách lo âu và ép buộc. Có những người cố gắng làm trọn các giới luật một cách lo lắng và như thể bị buộc phải tuân giữ vậy, và Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu rằng, đời sống luân lý và đạo nghĩa không thể bị biến thành thứ tuân phục một cách lo âu và bị ép buộc như thế, mà là phải theo nguyên tắc yêu mến của nó. Cái chốt thứ hai đó là tình yêu cần phải nỗ lực hướng tới cả Thiên Chúa lẫn tha nhân cùng một lúc bất khả phân lyĐó là một trong những gì là mới mẻ chính yếu trong giáo huấn của Chúa Giêsu và giúp chúng ta hiểu rằng lòng yêu mến Thiên Chúa không chân thật, nếu nó không được thể hiện nơi tình yêu tha nhân, cũng thế, tình yêu tha nhân không chân thực, nếu không xuất phát từ mối liên hệ với Thiên Chúa.

    Chúa Giêsu đúc kết câu trả lời của Người bằng những lời này: "Tất cả Lề Luật và lời của các vị Tiên Tri đều được bao gồm nơi hai giới răn này" (v.40). Nghĩa là tất cả mọi mệnh lệnh Chúa đã truyền cho dân của Ngài cần phải liên kết với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Thật vậy, tất cả mọi giới răn đều giúp vào việc áp dụng, thể hiện tình yêu lưỡng diện bất khả phân ly ấy. Tình yêu đối với Thiên Chúa được thể hiện trên hết nơi việc cầu nguyện, nhất là nơi việc tôn thờ. Chúng ta lơ là với việc tôn thờ Thiên Chúa quá nhiều. Chúng ta nguyện cầu tạ ơn, thỉnh cầu cho một cái gì đó..., nhưng chúng ta lại coi thường bỏ qua việc tôn thờ. Chính việc tôn thờ Thiên Chúa mới là cốt lõi của cầu nguyện. Tình yêu thương tha nhân, cũng được gọi là bác ái huynh đệ, được tạo nên bởi sự gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, chăm sóc cho người khác. Nhiều lần chúng ta coi thường việc lắng nghe người khác, vì nghe họ chán ngấy, hay vì họ làm tôi mất giờ, hoặc bỏ qua việc chấp nhận họ, giúp họ khi họ cảm thấy đớn đau, cảm thấy bị thử thách... Vậy mà chúng ta bao giờ cũng có tán gẫu! Chúng ta không có giờ để an ủi kẻ sầu thương, nhưng có nhiều giờ tán gẫu. Hãy coi chừng nhé! Tông Đồ Gioan đã viết: "Ai không yêu thương anh em mình là kẻ trông thấy được thì cũng không thể kính mến Thiên Chúa là Đấng vô hình" (1Jn 4:20). Như thế là chúng ta thấy được mối liên kết hai giới răn này.

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, một lần nữa, Chúa Giêsu giúp chúng ta tiến tới nguồn mạch của Tình Yêu sống động và tuôn trào. Nguồn mạch này là chính Thiên Chúa, cần được trọn vẹn kính mến trong một mối hiệp thông không gì và không ai có thể tách rời. Mối hiệp thông là một tặng ân cần phải được kêu xin hằng ngày, thế nhưng cũng cần đến một quyết tâm riêng nữa, để đời sống của chúng ta không bị biến thành nô lệ cho các thứ ngẫu tượng của thế gian này. Và dấu chứng thực cho cuộc hành trình hoán cải cùng thánh đức của chúng ta bao giờ cũng ở nơi tình yêu tha nhân. Dấu chứng thực này đó là nếu tôi nói "tôi kính mến Thiên Chúa" mà tôi không yêu thương tha nhân thì không thật. Dấu chứng tỏ tôi kính mến Thiên Chúa đó là tôi yêu thương tha nhân của tôi. Bao lâu tôi đóng cửa lòng mình lại trước một người anh chị em nào, thì tôi vẫn còn xa vời với việc làm môn đệ theo ý muốn của Chúa Giêsu. Thế nhưng, lòng thương xót thần linh của Người lại không cho phép chúng ta được chán nản, trái lại, Người kêu gọi chúng ta hằng ngày hãy bắt đầu lại mà nhất trí sống Phúc Âm.

    Xin lời chuyển cầu của Mẹ Maria Rất Thánh mở lòng chúng ta ra để đón nhận "giới răn trọng đại" này, giới răn yêu thương lưỡng diện, giới răn tóm lại tất cả lề luật của Thiên Chúa là những gì quyết định cho ơn cứu độ của chúng ta.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC loan báo về biến cố 13 tân hồng y như sau:)

    Anh chị em thân mến,

    Vào ngày 28/11, áp Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, tôi sẽ có một mật nghị chỉ định 13 tân hồng y. Đây là danh sách tên của các tân Hồng Y:

    Giám Mục Mario Grech , Tổng Thư Ký Thượng Nghị Giám Mục;

    Giám Mục Marcello Semeraro , Thánh Bộ Phong Thánh;

    Tổng Giám Mục Antoine Kambanda , TGP Kigali Rwanda;

    Tổng Giám Mục  Wilton Gregory TGP Washington Hoa Kỳ;

    Tổng Giám Mục  José Advincula , TGP Capiz Philippines;

    Tổng Giám Mục Celestino Aós Braco , TGP Santiago de Chile;

    Giám Mục Cornelius Sim , Puzia di Numidia và đại diện  tòa thánh ở Brunei, Kuala Lumpur;

    Tổng Giám Mục  Augusto Paolo Lojudice , Siena-Colle Val d'Elsa-Montalcino;

    Cha Mauro Gambetti , Dòng Phanxicô Conventual, Giám Quản the Sacred Convent of Assisi.

    Cùng với các vị trên, tôi cũng bao gồm vào phần tử Hồng Y Đoàn những vị sau đây:

    Đức Ông Felipe Arizmendi Esquivel , Đức Giám Mục hưu trí ở San Cristóbal de las Casas, in Mexico;

    Đức Ông Silvano M. Tomasi , Đức Tổng Giám Mục hiệu tòa ở Asolo, Apostolic Nuncio;

    Cha Raniero Cantalamessa , Dòng Phanxicô Capuchin, Vị Giảng Thuyết của Giáo Hoàng Gia;

    Đức Ông Enrico Feroci , linh mục coi xứ ở Santa Maria del Divino Amore in Castel di Leva.

    Chúng ta hãy cầu nguyện cho các vị tân Hồng Y, để, bằng việc gắn bó với Chúa Kitô, các vị sẽ giúp tôi trong thừa tác vụ làm Giám Mục Roma, cho thiện ích của tất cả tín hữu dân Chúa.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201025.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

     

    --
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-KÊU GỌI HÒA BÌNH

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Oct 20 at 7:53 PM
     
     

    Đức Thánh Cha Phanxicô:

     Bài Giảng và Lời Kêu Gọi Hòa Bình trong Ngày Gặp Gỡ Quốc Tế Cầu Cho Hòa Bình

     

     

     

    image.png

    Các vị trưởng tế đã tố cáo Người chính vì những gì Người đã làm cho kẻ khác:

    "Hắn đã cứu được những người khác mà lại chẳng thể cứu được mình" ...

    Đối với họ, việc cứu các kẻ khác, giúp đỡ những kẻ ấy là những gì vô ích

     

     

     

    image.png

    "Thứ phúc âm" cứu lấy mình không phải là Phúc Âm Cứu Độ.

    Nó là những gì sai lầm nhất trong số các loại ngụy phúc âm, bắt kẻ khác gánh vác thập giá.

    Trong khi đó Phúc Âm đích thực lại mời gọi chúng ta vác lấy thập giá của kẻ khác.

     

     

    image.png

     

     

    Thiên Chúa không đến chỉ để giải thoát chúng ta khỏi những vấn đề hiện tại thường nhật của chúng ta,

    mà là giải phóng chúng ta khỏi vấn đề thực sự, đó là vấn đề thiếu thốn yêu thương.

    Đó là căn nguyên chính yếu của các thứ bệnh hoạn về bản thân, xã hội, quốc tế và môi sinh của chúng ta.

     Chỉ nghĩ đến bản thân mình: đó là cha đẻ của tất cả mọi sự dữ.

     

     

     

    image.png

    Hai cánh tay của Chúa Giêsu, giang ra trên cây thập tự giá, đánh dấu một bước quanh,

    vì Thiên Chúa không chỉ ngón tay vào ai mà là ôm lấy hết tất cả mọi người.

    Bởi chỉ có yêu thương mới có thể dập tắt hận thù ghen ghét, chỉ có yêu thương cuối cùng mới chiến thắng bất công.

      

     

     

    Bài Giảng

     

    Church of Saint Maria in Aracoeli: Tuesday, 20 October 2020

     

    Thật là một tặng ân khi cùng nhau cầu nguyện. Tôi xin thân ái và tri ân gửi lời chào mừng đến, đặc biệt là người anh em của tôi là Đức Thượng Phụ Batolomeo, và Đức Giám Mục Heinrich thân yêu, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức Quốc. Rất tiếc,  Đức Tổng Giám Mục Justin ở Canterbury, vì dịch bệnh nên không thể có mặt ở đây.

    Đoạn trình thuật về cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta vừa nghe xẩy ra trước khi Chúa Giêsu chết một chút. Đoạn này nói về chước cám dỗ mà Người trải qua giữa cơn thống khổ của cây thập tự giá. Ở vào chính giây phút cực khổ đau và yêu thương của Người, nhiều người có mặt vào lúc ấy đã tỏ ra tàn nhẫn nhạo báng Người bằng những lời lẽ: "Ngươi hãy tự cứu lấy bản thân mình đi!" (Marco 15:30). Đó là một cơn cám dỗ cả thể. Nó không tha cho một ai, bao gồm cả Kitô hữu chúng ta. Cơn cám dỗ mang ý nghĩ chỉ cứu lấy mình và những ai liên hệ với mình. Chỉ tập trung vào các vấn đề và lợi ích của riêng mình, như thể ngoài ra không còn gì khác đáng kể nữa. Đó chính là bản năng của con người, nhưng lại là những gì sai lầm. Nó là cơn cám dỗ cuối cùng của Vị Thiên Chúa bị đóng đanh.

    Hãy tự cứu lấy bản thân mình đi. Những lời này, trước hết, được phát ngôn từ "những kẻ qua đường" (câu 29). Họ là thành phần dân chúng bình dân, những con người đã nghe Chúa Giêsu giảng dạy, cùng chứng kiến các phép lạ Người làm. Bấy giờ họ bảo Người rằng "hãy tự cứu lấy bản thân mình mà xuống khỏi thập giá". Họ chẳng biết thương hại là gì, mà chỉ muốn thấy phép lạ; họ muốn thấy Chúa Giêsu xuống khỏi thập giáĐôi khi chúng ta cũng thích một vị thiên chúa làm sự lạ hơn là vị Thiên Chúa cảm thương, một vị thiên chúa quyền lực trước mắt thế gian, vị tỏ ra quyền năng của mình và đánh tan những kẻ muốn chúng ta bị những gì là bất hạnh. Thế nhưng, đó không phải là Thiên Chúa, mà là những gì chúng ta tạo nên. Biết bao lần chúng ta muốn một vị thiên chúa theo hình ảnh của chúng ta, hơn là trở nên giống hình ảnh của Ngài. Chúng ta muốn một vị thiên chúa như chúng ta, hơn là trở nên như Thiên Chúa. Như thế là chúng ta ưa chuộng thứ tôn thờ bản thân mình hơn là thờ phượng Thiên Chúa. Việc tôn thờ này được dung dưỡng và gia tăng bằng thái độ dửng dưng lãnh đạm với người khác. Thành phần qua đường này chỉ chú trọng đến Chúa Giêsu là để thỏa mãn những ước muốn của riêng họ. Chúa Giêsu, bị biến thành một kẻ bị ruồng bỏ trên cây thập tự giá, không còn thu hút họ nữa. Trước mắt của họ, Người thật là xa vời với cõi lòng của họ. Thái độ dửng dưng lạnh lùng đã khiến họ trở thành xa lạ với dung nhân đích thực của Thiên Chúa.

    Hãy tự cứu lấy bản thân mình đi. Thành phần thứ hai phát ngôn những lời lẽ này là các vị trưởng tế và các ký lục. Họ là những người đã lên án Chúa Giêsu, vì họ coi Người là một kẻ nguy hiểm. Dầu sao chúng ta cũng là những chuyên viên đóng đanh kẻ khác để cứu lấy bản thân mình. Còn Chúa Giêsu thì lại để cho mình bị đóng đanh, hầu dạy cho chúng ta biết đừng đổ sự dữ cho người khác. Các vị trưởng tế đã tố cáo Người chính vì những gì Người đã làm cho kẻ khác: "Hắn đã cứu được những người khác mà lại chẳng thể cứu được mình" (câu 31). Họ đã biết được Chúa Giêsu như thế nào rồi; họ còn nhớ những việc chữa lành và các phép lạ giải phóng được Người thực hiện, thế nhưng họ lại tung ra một đúc kết hiểm ác như vậy. Đối với họ, việc cứu các kẻ khác, giúp đỡ những kẻ ấy là những gì vô ích; Chúa Giêsu, Đấng không ngừng hiến mình cho nguười khác đã đánh mất chính bản thân mình! Giọng điều nhạo báng của việc cáo giác ấy được trang điểm bằng thứ ngôn ngữ đạo nghĩa, khi sử dụng 2 lần động từ "cứu lấy". Thế nhưng, "thứ phúc âm" cứu lấy mình không phải là Phúc Âm Cứu Độ. Nó là những gì sai lầm nhất trong số các loại ngụy phúc âm, bắt kẻ khác gánh vác thập giá. Trong khi đó Phúc Âm đích thực lại mời gọi chúng ta vác lấy thập giá của kẻ khác.

    Hãy tự cứu lấy bản thân mình đi Sau hết là những kẻ bị đóng đanh với Chúa Giêsu cũng hợp tiếng chế nhạo Người. Thật là dễ dàng để phê bình chỉ trích, để nói phạm đến kẻ khác, đổ sự dữ cho người khác chứ không cho bản thân mình, thậm chí chê trách cả các con người yếu kém và bị ruồng bỏ nữa! Thế nhưng tại sao họ lại bực tức với Chúa Giêsu chứ? Vì Người không mang họ xuống khỏi thập giá như họ đã nói với Người: "Ngươi hãy cứu lấy bản thân mình và cả chúng tao nữa" (Luca 23:39). Họ đã nhìn đến Chúa Giêsu là để giải quyết vấn đề của họ thôi. Tuy nhiên Thiên Chúa không đến chỉ để giải thoát chúng ta khỏi những vấn đề hiện tại thường nhật của chúng ta, mà là giải phóng chúng ta khỏi vấn đề thực sự, đó là vấn đề thiếu thốn yêu thươngĐó là căn nguyên chính yếu của các thứ bệnh hoạn về bản thân, xã hội, quốc tế và môi sinh của chúng ta. Chỉ nghĩ đến bản thân mình: đó là cha đẻ của tất cả mọi sự dữ. Tuy nhiên, một trong hai kẻ trộm sau đó nhìn vào Chúa Chúa Giêsu và thấy ở nơi Người một tình yêu khiêm hạ. Anh ta đã được về trời chỉ bằng một việc duy nhất, đó là hướng quan tâm của hắn từ bản thân hắn sang Chúa Giêsu, từ bản thân hắn đến người gần hắn (câu 42).

    Anh chị em thân mến, Đồi Canvê là nơi của một cuộc đấu "tay đôi" giữa Thiên Chúa, Đấng đã đến để cứu chúng ta, và con người, kẻ chỉ muốn cứu lấy bản thân mình; giữa đức tin vào Thiên Chúa và thứ tôn thờ bản thân mình; giữa con người cáo tội và Vị Thiên Chúa tha tội. Cuối cùng thì Thiên Chúa đã vinh thắng; lòng thương xót của Ngài đã đổ xuống trên trái đất này. Từ cây thập tự giá, ơn tha thứ được tuôn trào và tình yêu thương huynh đệ được tái sinh: "Thánh Giá làm cho chúng ta trở thành anh chị em" (BENEDICT XVI, Address at the Way of the Cross at the Colosseum, 21 March 2008). Hai cánh tay của Chúa Giêsu, giang ra trên cây thập tự giá, đánh dấu một bước quanh, vì Thiên Chúa không chỉ ngón tay vào ai mà là ôm lấy hết tất cả mọi người. Bởi chỉ có yêu thương mới có thể dập tắt hận thù ghen ghét, chỉ có yêu thương cuối cùng mới chiến thắng bất công. Chỉ có tình yêu thương mới giành chỗ cho người khác. Chỉ có tình yêu thương mới là con đường dẫn tới mối hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta.

    Chúng ta hãy nhìn lên Vị Thiên Chúa bị đóng đanh và hãy xin Người ban cho chúng ta ơn biết hiệp nhất hơn và huynh đệ hơn. Khi chúng ta bị cám dỗ theo đường lối của thế gian này, chớ gì chúng ta được nhắc nhở những lời của Chúa Giêsu: "Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất nó; và ai đánh mất sự sống mình vì Thày và vì Phúc Âm thì lại giữ được nó" (Marco 8:35). Những gì bị cho là bị mất mát trước mắt thế gian thì lại là ơn cứu độ đối với chúng ta. Chớ gì chúng ta học từ Chúa, Đấng đã cứu chúng ta bằng việc hư không hóa bản thân mình (xem Phil 2:7) và trở nên người kháctừ vị thế là Thiên Chúa thành con người; từ là thần linh trở nên xác thịt; từ là vua chúa trở thành nô lệ. Người đã xin chúng ta hãy làm như vậy, hãy hạ mình xuống, hãy trở nên "người khác" để vươn tới những người khác. Chúng ta càng gần với Chúa Giêsu chúng ta mới càng cởi mở và "quốc tế", vì chúng ta mới cảm thấy trách nhiệm đối với người khác. Và người khác mới trở thành phương tiện cho ơn cứu độ của chúng ta: tất cả những người khác, hết mọi con người, bất kể quá khứ và niềm tin của họ. Bắt đầu với người nghèo, thành phần giống Chúa Kitô nhất. Đức Tổng Giám Mục cao cả thành Contantinopoli là Thánh John Chrysostom đã từng viết: "Nếu không có người nghèo, thì phần lớn ơn cứu độ của chúng con sẽ bị thiệt hại" (On the Second Letter to the Corinthians, XVII, 2). Xin Chúa giúp chúng ta cùng nhau hành trình trên con đường huynh đệ, nhờ đó trở nên những chứng nhân khả tín của Vị Thiên Chúa hằng sống.

     

     

    Lời Kêu Gọi Hòa Bình

     

     

    image.png

    Piazza del Campidoglio: Tuesday, 20 October 2020

     Giờ đây, chúng tôi xin trân trọng quyết tâm nhận lấy cho mình,

    cũng như đề ra cho các vị lãnh đạo của các quốc gia,

    cùng cho những người công dân trên thế giới Lời Kêu Gọi Hòa Bình này

     

    Hợp nhau ở Roma, theo "tinh thần Assisi", và liên kết một cách thiêng liêng với các tín đồ khắp thế giới, cũng như với tất cả mọi con người nam nữ thiện chí, chúng tôi đã sát cánh với nhau để nguyện cầu khẩn xin cho thế giới của chúng ta tặng ân hòa bình. Chúng tôi đã nghĩ đến những vết thương của nhân loại, chúng tôi liên kết các lời cầu nguyện âm thầm của rất nhiều anh chị em đau khổ của chúng tôi, tất cả những người anh chị em thường vô danh và bị quên lãng. Giờ đây, chúng tôi xin trân trọng quyết tâm nhận lấy cho mình, cũng như đề ra cho các vị lãnh đạo của các quốc gia, cùng cho những người công dân trên thế giới Lời Kêu Gọi Hòa Bình này.

    Ở trên Đồi Capitoline này, sau cuộc xung đột lớn nhất trong lịch sử, các quốc gia lâm chiến đã thực hiện một hiệp ước, dựa trên một giấc mơ hiệp nhất mà sau đó đã trở thành hiện thực, đó là giấc mơ của một Âu Châu hiệp nhất. Ngày nay, vào những thời khắc bất ổn này, như chúng ta cảm thấy các tác dụng của dịch bệnh Covid-19, đang đe dọa hòa bình, bởi những thứ bất quân bình và lo sợ càng ngày càng trầm trọng hơn, chúng tôi mạnh mẽ quả quyết rằng không ai có thể được cứu thoát một mình: không người nào, không một cá nhân nào!

    Các cuộc chiến tranh và hòa bình, các thứ dịch bệnh và việc chăm sóc y tế, tình trạng đói khổ và được có lương thực, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và việc phát triển khả chấp, tình trạng phân tán của các thành phần dân chúng, việc loại trừ các thứ đe dọa về nguyên tử và việc giảm bớt những gì là bất bình đẳng: những sự này không phải là các vấn đề liên quan đến riêng một quốc gia nào. Ngày nay, trong một thế giới đang liên hệ với nhau hơn nữa, nhưng lại thường thiếu cảm quan huynh đệ, chúng ta lại càng hiểu được điều này hơn nữa. Tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau! Chúng ta hãy cầu cùng Đấng Tối Cao, sau cơn thử thách này, không còn là "những người khác", mà là "chúng tôi" rộng lớn, phong phú tính cách đa dạng. Thời giờ đã điểm để tái mạnh mẽ mộng mơ rằng hòa bình là những gì khả dĩ, là những gì cần thiết, một thế giới không có chiến tranh không phải là những gì ảo tưởng. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn kêu gọi một lần nữa rằng: "Không còn chiến tranh nữa"!

    Thảm thương thay, đối với nhiều người, chiến tranh, một lần nữa, dường như là phương tiện khả dĩ để giải quyết các thứ tranh cãi quốc tế. Không phải thế. Trước khi quá muộn, chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng chiến tranh bao giờ cũng biến thế giới thành tệ hơn. Chiến tranh là thứ thảm bại về chính trị và nhân loại.

    Chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo chính quyền hãy loại trừ thứ ngôn ngữ chia rẽ, thường gây ra bởi sợ hãi và ngờ vực, cũng như hãy tránh đi vào những con đường sa lầy bất khả vãn hồi. Cùng nhau chúng ta hãy nhìn tới thành phần nạn nhân. Đang xẩy ra quá nhiều tất cả các thứ xung đột hiện nay.

    Chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo quốc gia là chúng ta hãy cùng nhau thực hiện việc kiến tạo nên một kiến trúc mới cho hòa bình. Chúng ta hãy hợp lực để cổ võ sự sống, sức khỏe, giáo dục và hòa bình. Đã đến lúc cần phải chuyển hướng các nguồn lợi được sử dụng vào việc sản xuất các thứ vũ khí càng hủy hoại và chết chóc hơn, vào việc chọn sự sống cùng chăm sóc cho nhân loại cũng như cho ngôi nhà chung. Chúng ta đừng phí giờ nữa! Chúng ta hãy bắt đầu với những đích nhắm khả đạtchớ gì chúng ta bắt tay ngay vào việc liên kết các nỗ lực của chúng ta, để ngăn chặn tình trạng lây lan thứ vi khuẩn này, cho đến khi có một thứ chủng ngừa thích hợp và thuận lợi cho tất cả mọi người. Dịch bệnh này đang nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là những người anh chị em ruột thịt với nhau.

    Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín đồ, cũng như các con người nam nữ thiện tâm: chúng ta hãy trở nên những tay thủ công nghệ sáng tạo của hòa bình, chúng ta hãy xây đắp mối thân tình về xã hội, chúng ta hãy chấp nhận nền văn hóa đối thoại. Việc đối thoại chân thành, liên lỉ và dũng cảm là kháng tố cho tâm trạng ngờ vực, cho tình trạng chia rẽ và hành vi bạo động. Việc đối thoại ngay từ đầu lột trần các thứ luận điệu về những thứ chiến tranh hủy hoại tình huynh đệ, mà gia đình nhân loại được kêu gọi sống với nhau.

    Không ai được cảm thấy mình được miễn trừ khỏi việc này. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm chung. Tất cả chúng ta cần tha thứ cho nhau và được nhau tha thứ. Những thứ bất công của thế giới và của lịch sử không được chữa lành bởi lòng hận thú ghen ghét và bằng việc trả đũa rửa hận, mà bằng việc đối thoại và thứ tha.

    Xin Thiên Chúa tác động nơi chúng ta, trong quyết tâm theo đuổi các lý tưởng ấy, và thực hiện cuộc hành trình chúng ta đang cùng nhau thực hiện. Xin Ngài đụng chạm đến hết mọi cõi lòng, và làm cho chúng ta trở thành người loan tin vui hòa bình.

    Roma, Đồi Capitoline, ngày 20 tháng 10 năm 2020

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20201020_omelia-pace.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --