7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -HUẤN TỨ CN3MV-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Dec 13 at 11:42 PM
     
     
     
     
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Vọng

     

     

     

    image.png
     

    Lời mời gọi hân hoan là đặc tính của Mùa Vọng,

    ở chỗ niềm đợi trông việc hạ sinh của Chúa Giêsu là những gì làm chúng ta cảm thấy hân hoan...

    Chúa càng gần đến với chúng ta thì chúng ta càng cảm thấy hân hoan;

    càng xa Người chúng ta càng cảm thấy buồn khổ. Đó là một qui luật cho Kitô hữu.

     

    Pope Francis gives the Angelus address on Dec. 8, 2020. Credit: Vatican Media.

     Vị Tẩy Giả này là chứng nhân tiên khởi của Chúa Giêsu,

    bằng lời nói và bằng việc hiến ban sự sống của mình.

    Tất cả các Phúc Âm đều đồng ý cho thấy rằng

    ngài đã hoàn trọn sứ vụ của ngài bằng việc xác nhận Chúa Kitô là Đấng Thiên Chúa sai, được các Tiên Tri loan báo....

    Ngài đã không giây phút nào chiều theo xu hướng lôi kéo chú ý của dân chúng về bản thân ngài,

    ngài luôn hướng mình về Đấng đã phải đến.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Lời mời gọi hân hoan là đặc tính của Mùa Vọng, ở chỗ niềm đợi trông việc hạ sinh của Chúa Giêsu là những gì làm chúng ta cảm thấy hân hoan, giông giống như lúc chúng ta đợi trông một người chúng ta rất thương mến nào đó đến viếng thăm, một người bạn chúng ta đã lâu ngày không gặp, một người thân thuộc của chúng ta... Chúng ta đang ở trong tình trạng ngưỡng vọng hân hoan. Và chiều kích hân hoan này đặc biệt tỏ hiện hôm nay đây, Chúa Nhật Thứ Ba, một Chúa Nhật mở ra với lời huấn dụ của Thánh Phaolô: "Anh em hãy luôn hoan hỉ trong Chúa" (Entrance Antiphon; cf. Phil 4:4, 5). "Hãy hoan hỉ!" Niềm vui Kitô giáo. Mà đâu là lý do cho niềm vui này? Đó là "Chúa đã gần đến" (v.5). Chúa càng gần đến với chúng ta thì chúng ta càng cảm thấy hân hoan; càng xa Người chúng ta càng cảm thấy buồn khổ. Đó là một qui luật cho Kitô hữu. Một triết gia kia có lần đã nói đại khái như thế này: "Tôi không hiểu ngày nay người ta tin tưởng ra sao nữa, vì những ai bảo rằng họ tin tưởng mà mặt mũi lại cứ như đưa đám vậy. Họ không làm chứng về niềm vui Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô". Đúng thế, nhiều Kitô hữu đã mang bộ mặt ấy, một bộ mặt đưa đám, một bộ mặt u sầu... Thế nhưng Chúa Kitô đã sống lại! Chúa Kitô yêu thương anh chị em! Mà anh chị em lại không vui hay sao? Chúng ta hãy thử nghĩ một chút mà xem và hãy tự vấn: "Tôi có hân hoan vì Chúa đang ở gần với tôi, vì Chúa yêu thương tôi, vì Chúa đã cứu chuộc tôi hay chăng?"

    Phúc Âm theo Thánh Gioan hôm nay cho chúng ta thấy - ngoài Đức Mẹ và Thánh Giuse - một nhân vật Phúc Âm là con người đầu tiên và trọn vẹn nhất đã cảm thấy niềm trông đợi Đấng Thiên Sai và niềm vui nhìn thấy Ngài đến: dĩ nhiên chúng ta đang nói đến Thánh Gioan Tẩy Giả (cf. Jn 1:6-8, 19-28).

    Vị Thánh ký đã long trọng giới thiệu ngài như thế này: "Có một người được Thiên Chúa sai... Ngài đã đến để làm chứng, làm chứng cho ánh sáng" (vv.6-7). Vị Tẩy Giả này là chứng nhân tiên khởi của Chúa Giêsu, bằng lời nói và bằng việc hiến ban sự sống của mình. Tất cả các Phúc Âm đều đồng ý cho thấy rằng ngài đã hoàn trọn sứ vụ của ngài bằng việc xác nhận Chúa Kitô là Đấng Thiên Chúa sai, được các Tiên Tri loan báo. Thánh Gioan là vị lãnh đạo thời của ngài. Danh tiếng của ngài đã lan khắp Giudea và hơn thế nữa, tới tận Galilea. Thế nhưng ngài đã không giây phút nào chiều theo xu hướng lôi kéo chú ý của dân chúng về bản thân ngài, ngài luôn hướng mình về Đấng đã phải đến. Ngài thường nói rằng: "Đấng đến sau tôi là Đấng giây giầy của Người tôi cũng chẳng đáng cởi nữa" (v.27). Ngài liên lỉ nhấn mạnh đến Chúa. Như Đức Mẹ luôn tập trung vào Chúa: "Các anh hãy làm những gì Người bảo các anh làm". Chúa bao giờ cũng là trọng tâm, là chính yếu. Các Thánh nhân bao chung quanh ngài, hướng về Chúa. Ai không cho thấy Chúa thì cũng không phải là người thánh thiện gì! Đó là điều kiện đầu tiên cho niềm vui Kitô giáo, tức là hãy hạ mình xuống để Chúa chính yếu. Đây không phải là những gì chán ghét, vì Chúa Giêsu mới thực sự là chính yếu; Người là ánh sáng cống hiến trọn vẹn ý nghĩa cho đời sống của hết mọi con người nam nữ được sinh vào trần gian này. Tương tự như cái động lực yêu thương vậy, nó đưa tôi ra khỏi bản thân mình, không phải là để đánh mất bản thân tôi, mà là để lại được thấy nó, trong khi tôi trao tặng bản thân tôi, trong khi tôi tìm kiếm thiện ích cho người khác.

    Thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hiện một hành trình dài để làm chứng cho Chúa Giêsu. Cuộc hành trình hân hoan này không phải là kiểu đi dạo trong vườn. Nó cần phải làm việc để luôn có được niềm vui. Thánh Gioan đã bỏ lại tất cả vào thời trẻ trung của mình để theo đuổi Thiên Chúa trên hết, để hết lòng hết sức lắng nghe Lời của Người. Thánh Gioan đã rút lui vào trong sa mạc, trút bỏ tất cả những gì là nông nổi phù du, để được tự do hơn theo chiều gió Thánh Linh. Dĩ nhiên, có một đặc đặc tính cá thể của ngài là những gì độc đáo, bất khả tái diễn; mọi người không được huấn dụ noi theo. Thế nhưng, chứng từ của ngài là những gì mô mẫu cho những ai muốn tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống của mình cùng với niêm vui chân thực. Vị Tẩy Giả này đặc biệt là mẫu gương cho những ai trong Giáo Hội được kêu gọi loan báo Chúa Kitô cho người khác: họ chỉ có thể làm việc ấy chỉ bằng việc tách lìa bản thân mình cũng như khỏi trần tục, đừng lôi kéo dân chúng theo mình mà là hướng họ về Chúa Giêsu.

    Niềm vui là ở chỗ đó, ở chỗ qui hướng về Chúa Giêsu. Và niềm vui phải là đặc tính nơi đức tin của chúng ta. Trong những lúc tăm tối, niềm vui nội tâm này, niềm vui biết rằng Chúa ở với tôi, Chúa ở với tôi, Chúa đã sống lại. Chúa! Chúa! Chúa! Đó là tâm điểm của đời sống chúng ta, và là tâm điểm nơi niềm vui của chúng ta. Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ xem tôi đang tác hành ra sao? Tôi có phải là một con người hân hoan biết cách truyền đạt niềm vui là Kitô hữu chăng, hay tôi luôn giống như những con người buồn thảm, như đã được nhắc tới, có bộ mặt đưa đám? Nếu tôi không có được niềm vui nơi đức tin của tôi, tôi không thể nào làm chứng, và người ta sẽ nói rằng: "Nếu tin tưởng mà lại quá buồn thảm thì thà đừng tin tưởng"

    Giờ đây, bằng việc nguyện Kinh Truyền Tin, chúng ta thấy được tất cả những điều ấy hoàn toàn được hiện thực nơi Đức Trinh Nữ Maria: Mẹ đã âm thầm trông đợi Lời cứu độ của Thiên Chúa; Mẹ đã đón nhận Lời Chúa; Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa; Mẹ đã thụ thai Lời Chúa. Nơi Mẹ, Thiên Chúa trở nên cận kề. Đó là lý do tại sao Giáo Hội xưng tụng Mẹ là "nguồn vui của chúng ta - Cause of our joy"

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201213.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC BAN ƠN TOÀN XÁ

  •  
    Kim Vu
    Sun, Dec 13 at 3:12 AM
     

    TIN VUI! TIN VUI!
    Mới đây Đức Thánh CHa Francis có ban sắc lệnh Ơn Toàn Xá cho năm Thánh Giu se (bắt đầu từ ngày 8 vừa rồi đến ngày 8 tháng 12 năm sau 2021 ) .
     
    Ơn Toàn Xá này chúng ta rất cần, đặc biệt là trong cơn dịch bệnh này, nhiều người không thể đến nhà thờ thường xuyên để lãnh các Bí Tích Xưng Tội và Rước Lễ.  Rất nhiều người trước khi chết không có linh mục bên giưong để ban các Bí Tích vì nhà thương không cho vào trong.  Có những người chết ở nhà thì người thân cũng sợ dịch mà không mời linh mục đến bên người hấp hối để ban Bí Tích cuối.
     
    (Ơn Toàn xá là gì?   Khi chúng ta phạm tội, dù nặng đến đâu, nếu ăn năn xưng tội thì  Lòng Chúa Thương Xót sẽ tha cho mọi tội.....Nhưng hậu quả của tội gây nên thì chúng ta phải đền bù ở luyện ngục.   Nếu có ơn Toàn Xá, chúng ta sẽ được tha bổng khỏi vạ, không phải đền tội ở luyện ngục.   Ơn toàn xá dành cho chính mình, hoặc nhường cho người thân yêu đã qua đời.)
     
    Để được Ơn Toàn Xá, ngoài phải xưng tội có lòng trong sạch, đọc 1 Kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 Kinh Tin Kính , chúng ta phải làm 1 trong những việc sau trong năm Thánh Giu se này:
     
     
    1.  Suy niệm ít nhất là 30 phút vể Kinh Lạy Cha , hoặc dự 1 tĩnh tâm co 1 bài suy niệm về Thánh Giu se
     
    2. Theo gương Thánh Giu se, thực hiện 1 việc thương xót về thể lý hay thiêng liêng
     
    3. Đọc Kinh Mân Côi trong gia đình, hay giữa 2 ngưòi đã đính hôn
     
    4. Hằng ngày phó thác công việc của mình cho Thánh Giu se. Hoặc xin ơn chuyển cầu của Thánh Giu se, xưa kia là người thợ thành Nazaret, cho những người đang kiếm việc làm
     
    5. Đọc Kinh Cầu Thánh Giu se để cầu cho Giáo Hội đang bị bách hại về đạo bên trong và bên ngoài.

     

     EmojiEmoji"This is the day the Lord has made; let us rejoice and be glad in it." Alleluia, alleluia.   (Psalm 118:24)

     

    Tuyet Van

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - MẸ VÔ NHIỄM

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Dec 8 at 1:41 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

     

    Pope Francis delivers an Angelus address overlooking St. Peter’s Square. Credit: Vatican Media.

     Thánh lễ phụng vụ hôm nay cử hành một trong những sự kỳ diệu trong câu chuyện cứu độ,

    đó là sự kiện Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Trinh Nữ Maria...

    Bởi thế mà trong suốt cuộc đời trần thế của mình,

    Mẹ Maria không bị bất cứ một tì vết tội lỗi nào, Mẹ được "đầy ơn phúc"

     

     

    image.png

    Và những gì Mẹ Maria có được ngay từ ban đều ấy thì cuối cùng sẽ là của chúng ta,

    sau khi chúng ta đã vượt qua "bể" thanh tẩy của ân sủng Chúa ban. ...

     Tuy nhiên, ngay cả người vô tội nhất cũng bị mắc nguyên tội,

    và phải hết sức chiến đấu với các thứ hậu quả của nguyên tội.

    Họ vượt qua một thứ "cửa hẹp" dẫn đến sự sống

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Thánh lễ phụng vụ hôm nay cử hành một trong những sự kỳ diệu trong câu chuyện cứu độ, đó là sự kiện Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Trinh Nữ Maria. Cho dù Mẹ đã được cứu độ bởi Chúa Kitô, nhưng bằng một cách ngoại thường, vì Thiên Chúa muốn người mẹ của Con Ngài không bị dính dáng gì tới tình trạng khốn nạn của tội lỗi từ giây phút hoài thai của Mẹ. Bởi thế mà trong suốt cuộc đời trần thế của mình, Mẹ Maria không bị bất cứ một tì vết tội lỗi nào, Mẹ được "đầy ơn phúc" (Lk 1:28), như vị thiên thần đã xưng tụng. Mẹ diễm phúc được Thánh Linh tác động đặc biệt nên Mẹ luôn giữ được mối liên hệ trọn hảo với Chúa Giêsu Con của Mẹ. Ngoài ra, Mẹ còn là môn đệ của Chúa Giêsu nữa: Mẹ của Người và cũng là môn đệ của Người. Thế nhưng chẳng hề có tội lỗi nào ở nơi Mẹ.

    Trong bài thánh ca uy nghi mở màn cho Bức Thư gửi cho giáo đoàn Epheso (see 1:3-6, 11-12), Thánh Phaolô đã giúp cho chúng ta hiểu rằng hết mọi người được Thiên Chúa dựng nên là để đạt đến tầm vóc thành thiện trọn vẹn ấy, đạt đến vẻ đẹp ở nơi Đức Mẹ ngay từ ban đầu này. Đích điểm chúng ta được kêu gọi tiến tới đó cũng là một tặng ân cho chúng ta nữa, một tặng ân ở chỗ, như Vị Tông Đồ này nói: "Ngài đã chọn chúng ta trước khi thế giới được tạo thành để chúng ta nên thánh hảo và vô tì tích" (v.4); trong Chúa Kitô Ngài đã tiền định chúng ta (v.5) được hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Đó là ân sủng, đó là những gì nhưng không, đó là tặng ân Chúa ban.

    Và những gì Mẹ Maria có được ngay từ ban đều ấy thì cuối cùng sẽ là của chúng ta, sau khi chúng ta đã vượt qua "bể" thanh tẩy của ân sủng Chúa ban. Cái mở cửa thiên đàng cho chúng ta đó là ân sủng của Thiên Chúa, được chúng ta lãnh nhận một cách thành tín. Tuy nhiên, ngay cả người vô tội nhất cũng bị mắc nguyên tội, và phải hết sức chiến đấu với các thứ hậu quả của nguyên tội. Họ vượt qua một thứ "cửa hẹp" dẫn đến sự sống (see Lk 13:24). Anh chị em có biết ai là người đầu tiên được vào thiên đàng chúng ta biết chắc hay chăng? Anh chị em biết là ai không? "Một tên côn đồ - a ruffian", đó là một trong hai người bị đóng đanh với Chúa Giêsu. Anh ta đã quay sang Chúa Giêsu mà thưa Người rằng: "Ngài Giêsu ơi, xin hãy nhớ đến tôi khi Ngài vào vương quốc của Ngài nhé". Và Người đã đáp lại rằng: "Hôm nay đây anh sẽ được ở với Tôi trên thiên đàng" (Lk 23:42-43). Anh chị em ơi, ân sủng của Thiên Chúa được cống hiến cho hết mọi người; và nhiều người hèn mọn nhất trên mặt đất này sẽ là kẻ đệ nhất trên thiên đàng đấy (see Mk 10:31).

    Thế nhưng, hãy coi chừng nhé. Đừng có mà mánh khóe nghe - cứ tiếp tục trì hoãn việc nghiêm chỉnh thẩm định về đời sống của mình, lợi dụng sự nhẫn nại của Chúa. Ngài nhẫn nại đó. Ngài đợi chờ chúng ta, Ngài luôn sẵn sàng ban ơn cho chúng ta. Chúng ta có thể đánh lừa được người ta, chứ đừng đánh lứa Thiên Chúa; Ngài biết được cõi lòng của chúng ta hơn cả chính chúng ta biết bản thân chúng ta nữa. Chúng ta hãy lợi dụng giây phút hiện tại! Phải, đó là cái cảm quan của Kitô hữu trong việc chộp bắt lấy một ngày sống. Đừng hoan hưởng cuộc đời ở từng giây phút qua đi - đừng, đó là thứ cảm quan trần tục. Thế nhưng, hãy chộp lấy hôm nay, hãy "chối từ" sự dữ và hãy "chấp nhận" Thiên Chúa, hãy hướng bản thân mình về ân sủng của Ngài, dứt khoát không nghĩ về bản thân mình, lê lết sống đời giả hình, và hãy dám đối diện với thực tại của chính mình - với những gì chúng ta là - để nhìn nhận rằng chúng ta đã không kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chúng ta cần phải tỏ ra. Việc thú nhận này là bước khởi đầu của một hành trình hoán cải, xin Chúa tha thứ trước hết bằng Bí Tích Hòa Giải, rồi sau đó sửa lại những tác hại chúng ta gây ra cho kẻ khác. Thế nhưng, bao giờ cũng phải hướng tới ân sủng: Chúa đang gõ cửa của chúng ta, Ngài gõ cửa lòng của chúng ta để Ngài có thể tiến vào mà sống thân tình với chúng ta một cách hiệp thông, để cống hiến cho chúng ta ơn cứu độ.

    Đối với chúng ta thì đó là đường lối để trở nên "thánh hảo và vô nhiễm". Vẻ đẹp vô nhiễm này của Người Mẹ chúng ta là những gì khôn sánh, thế nhưng, vẻ đẹp ấy cũng thu hút chúng ta. Chúng ta hãy ký thác bản thân mình cho Mẹ và hãy "chối từ" tội lỗi và dứt khoát "chấp nhận" Ân Sủng mà thôi.

     

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC tiếp tục một số điều, trong đó ngài đến biến cố ngay chiều cùng ngày như sau:)

    Như anh chị em biết, chiều hôm nay, việc tôn kính theo truyền thống Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm ở Piazza di Spagna sẽ không xẩy ra, để tránh nguy cơ tập trung đám đông, như qui định của thẩm quyền dân sự mà chúng ta cần tuân phục. Thế nhưng, điều ấy cũng không khiến cho chúng ta thôi dâng lên Người Mẹ của chúng ta những bông hoa được Mẹ thích nhất, đó là cầu nguyện, thống hối, một tấm lòng hướng về ân sủng. Tuy nhiên, sáng sớm hôm nay, tôi đã âm thầm đi đến Piazza di Spagna, rồi sau đó đến Đền Thờ Đức Bà Cả để dâng Lễ ở đó.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201208.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Pope Francis, pictured April 17, 2013. Credit: Mazur/catholicnews.org.uk.

     Đức Thánh Cha công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse”

    (xin bấm vào cái link trên để xem)

     

    image.png

    image.png
     

    Sắc lệnh ban các ơn toàn xá đặc biệt nhân dịp Năm đặc biệt về thánh Giuse

    (xin bấm vào cái link trên để xem)

      

    image.png

    dtc-phanxico-dang-hoa-kinh-duc-me-quang-truong-tay-ban-nha

    (xin bấm vào cái link trên để xem)

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq4thzrY33A10fq3PU9FHfoeGDP2pzzkMnEwrwmwrip2w%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -BÀI 18- CẦU NGUYÊN THỈNH XIN

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Dec 10 at 12:09 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

     

    Bài 18: Cầu Nguyện Thỉnh Xin

     

    Pope Francis speaks during a general audience in the library of the Apostolic Palace. Credit: Vatican Media.

     

    Việc cầu nguyện của Kitô giáo hoàn toàn có tính cách nhân bản

    chúng ta cầu nguyện như là loài người, như chúng ta là -

    nên nó bao gồm cả việc chúc tụng lẫn việc thỉnh xin.

     

     

    image.png

     

    Chúng ta không phải là những tạo vật duy nhất "cầu nguyện" trong vũ trụ bất tận này,

    vì hết mọi chi ngành tạo vật đều ôm ấp ước vọng Thiên Chúa...

    Thế nhưng, chúng ta là những tạo vật duy nhất cầu nguyện một cách ý thức,

    biết rằng chúng ta đang thân thưa cùng Chúa Cha, và đang tham dự vào cuộc trao đổi với Chúa Cha.

     

     

    image.png

     

    Cầu nguyện bao giờ cũng có tính cách mong đợi, vì chúng ta biết rằng Chúa sẽ đáp ứng.

    Ngay cả tử thần cũng rùng mình khi Kitô hữu nguyện cầu, vì nó biết rằng hết mọi người cầu nguyện

    có một đồng minh còn mãnh liệt hơn cả nó nữa, đó là Vị Chúa Phục Sinh

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Chúng ta hãy tiếp tục chia sẻ về cầu nguyện. Việc cầu nguyện của Kitô giáo hoàn toàn có tính cách nhân bản - chúng ta cầu nguyện như là loài người, như chúng ta là - nên nó bao gồm cả việc chúc tụng lẫn việc thỉnh xin. Thật vậy, Khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, Người đã làm như thế với Kinh Lạy Cha, nhờ đó chúng ta có thể đặt mình vào mối liên hệ của lòng tin tưởng con cái với Thiên Chúa, và đặt tất cả vấn đề của chúng ta với Ngài. Chúng ta van xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những tặng ân cao cả nhất, đó là danh Ngài được hiển thánh, nước Ngài trị đến, ý Ngài được thể hiện cho thiện ích của thế giới này. Sách Giáo Lý nhắc nhở là: "Những lời thỉnh xin này được sắp xếp theo cấp trật: trước hết chúng ta cầu cho Nước Chúa, sau đó cho những gì cần để đón nhận Nước Chúa và dọn đường cho Nước Chúa trị đến" (số 2632). Thế nhưng, nơi Kinh Lạy Cha, chúng ta cũng cầu xin cho được cả những tặng ân tầm thương nhất, những tặng ân tầm thường nhất hằng ngày, như "lương thực hằng ngày" - cũng ám chỉ cả về sức khỏe, nhà ở, việc làm, các thứ hằng ngày; đồng thời bao gồm cả Thánh Thể, cần cho đời sống trong Chúa Kitô; rồi chúng ta cầu xin ơn tha thứ tội lỗi - cũng là vấn đề hằng ngày nữa; chúng ta bao giờ cũng cần ơn tha thứ - và vì thế được bình an trong các mối liên hệ của chúng ta; và sau hết, xin Ngài giúp chúng ta đương đầu với chước cám dỗ và cứu chúng ta khỏi sự dữ.

    Kêu xin, thỉnh cầu. Đó là những gì rất người. Chúng ta hãy lắng nghe Sách Giáo Lý một lần nữa: "Bằng việc cầu nguyện thỉnh xin, chúng ta bày tỏ nhận thức của chúng ta về mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta là những tạo vật, không tự mình mà có, không làm chủ được nghịch cảnh, không phải là cùng đích của mình. Chúng ta là những tội nhân, thành phần, là Kitô hữu, đều biết rằng chúng ta đã lìa bỏ Cha của chúng ta. Việc thỉnh xin của chúng ta đã là một sự quay trở về cùng Ngài rồi vậy" (số 2629).

    Nếu ai đó cảm thấy tồi bại vì chúng ta đã làm những điều xấu xa - họ là một tội nhân - khi cầu Kinh Lạy Cha, thì người ấy đang tiến đến với Chúa rồi vậy. Có những lúc chúng ta có thể tin rằng chúng ta không cần bất cứ một sự gì, rằng chúng ta đầy đủ cho bản thân mình rồi, và chúng ta sống hoàn toàn tự mãn. Có những lúc điều ấy xẩy ra! Thế nhưng, không sớm thì muộn cái ảo tưởng này sẽ biến mất. Loài người là một lời khẩn cầu, có những lúc là một tiếng kêu, thường bị cầm hãm. Linh hồn giống như một mảnh đất khô cằn, nứt nẻ, như Thánh Vịnh 63:2 nói đến. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm thấy, lúc này hay lúc kia trong cuộc sống của mình, có lúc ưu sầu, có lúc cô độc. Thánh Kinh không ngần ngại tỏ ra cho thấy thân phận loài người của chúng ta, một thân phận được hằn vết bệnh tật, bất công, bội phản tình thân, hay bị kẻ thù đe dọa. Có những lúc mọi sự dường như sụp đổ, cuộc sống cho tới lúc ấy như vô nghĩa. Và trong các trường hợp ấy, khi mà mọi sự dường như tan rã, chỉ còn một lối thoát duy nhất là kêu vang, là cầu nguyện "Lạy Chúa, xin cứu giúp con!" Cầu nguyện có thể mở ra một lằn ánh sáng trong màn tối tăm đen đặc nhất. "Lạy Chúa, xin cứu giúp con!" Lời cầu này mở ra, nó mở ra đường đi, nó mở ra lối bước.

    Loài người chúng ta chia sẻ lời kêu cầu cứu giúp này với chung thiên nhiên vạn vật. Chúng ta không phải là những tạo vật duy nhất "cầu nguyện" trong vũ trụ bất tận này, vì hết mọi chi ngành tạo vật đều ôm ấp ước vọng Thiên Chúa. Chính Thánh Phaolô đã diễn tả nó như thế này. Ngài nói là: "Chúng ta biết rằng toàn thể tạo vật đang cùng nhau quằn quại cho tới lúc này; không phải chỉ tạo vật mà cả chính chúng ta nữa, thành phần đã lãnh nhận các hoa trái đầu mùa của Thần Linh, cũng đang rên xiết trong lòng" (Rm 8:22-24). Đó là những gì tốt lành. Nơi chúng ta âm vang tiếng kêu đồng thanh của các tạo vật: của cây cối, của sỏi đá, của thú vật. Hết mọi sự đều mong ngóng được viên trọn. Tertullian đã viết: "Hết mọi tạo vật đều cầu nguyện; gia súc cũng như dã thú cầu nguyện và quì gối xuống; và khi chúng vang lên từ những đầm lầy và các hang ổ, thì chúng nhìn lên trời bằng cái miệng không vu vơ, khi làm cho hơi thở của chúng rung đập theo cách thức của chúng. Cả loài chim chóc nữa, ra khỏi tổ, hướng về trời, thay vì đôi tay, thì giang ra đôi cánh của chúng, như thể cầu nguyện một cách nào đó" (De oratione, XXIX). Đó là một cách diễn tả thi ca khi nhận định về những gì Thánh Phaolô nói là "toàn thể tạo vật vẫn hằng rên xiết". Thế nhưng, chúng ta là những tạo vật duy nhất cầu nguyện một cách ý thức, biết rằng chúng ta đang thân thưa cùng Chúa Cha, và đang tham dự vào cuộc trao đổi với Chúa Cha.

    Bởi thế, chúng ta không được rùng mình khi chúng ta cảm thấy có nhu cầu cần phải cầu nguyện, chúng ta không được hổ thẹn. Nhất là khi chúng ta đang cần thì hãy kêu xin. Chúa Giêsu, khi nói về một con người bất lương, kẻ thanh toán sổ sách với chủ của mình, thì nói đến điều này: "Ăn xin thì hổ thẹn". Nhiều người trong chúng ta có cái cảm giác này: chúng ta cảm thấy thẹn thùng khi cầu xin, xin cứu giúp, cả việc kêu xin một điều gì đó từ người có thể giúp chúng ta, đạt đến mục đích của chúng ta, và chúng ta cũng xấu hổ kêu xin Thiên Chúa nữa. "Không, không thể như thế được". Đừng thẹn thuồng khi kêu xin. "Lạy Chúa, con cần điều này", "Lạy Chúa, con đang gặp khó khăn", "Xin giúp con!": tiếng kêu, tiếng kêu của cõi lòng dâng lên Thiên Chúa là Cha. Và cũng kêu xin vào cả những lúc may lành hạnh phúc nữa, không phải chỉ vào những lúc bất hạnh, mà còn cả những lúc vui sướng, trong việc cảm tạ Thiên Chúa về tất cả mọi sự chúng ta lãnh nhận, chứ đừng lãnh nhận bất cứ sự gì như sung rụng, hay như thể nó thuộc về chúng ta: mọi sự đều là hồng ân. Chúng ta cần phải biết điều ấy. Chúa luôn trao ban cho chúng ta, bao giờ cũng thế, và hết mọi sự đều là hồng phúc, tất cả mọi sự. Hồng ân của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không được dập tắt lời thỉnh nguyện đột nhiên xuất phát trong chúng ta. Việc cầu nguyện thỉnh xin đi đôi với việc chấp nhận cái hạn hữu của chúng ta và bản tính là tạo vật của chúng ta. Người ta có thể không đạt đến chỗ tin tưởng vào Thiên Chúa, nhưng vẫn khó lòng mà không tin vào việc cầu nguyện: nó tự nhiên xẩy đến, nó xuất hiện với chúng ta như là một tiếng kêu; và tất cả chúng ta đều biết được cái tiếng nội tâm này có lẽ vẫn lặng lẽ đã lâu, nhưng một ngày nào đó bừng dậy và kêu lên.

    Anh chị em ơi, chúng ta đều biết rằng Thiên Chúa sẽ đáp ứng. Không có lời cầu nguyện nào trong Thánh Vịnh xuất phát từ một nỗi than van mà không được lắng nghe. Thiên Chúa bao giờ cũng đáp ứng: có thể là hôm nay, ngày mai, nhưng Ngài luôn đáp ứng, bằng cách này hay cách khác. Ngài luôn đáp ứng. Thánh Kinh lập lại điều này vô số lần, đó là Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu của những ai kêu cầu Ngài. Ngay cả những vấn đề lưỡng lự, những vấn đề cứ ẩn sâu trong lòng của chúng ta, mà chúng ta thẹn thùng bày tỏ: Chúa Cha cũng lắng nghe chúng và muốn ban cho chúng ta Thánh Linh, Đấng khơi động hết mọi lời cầu nguyện và biến đổi hết mọi sự. Thưa anh chị em, khi nguyện cầu bao giờ cũng có vấn đề nhẫn nại, bao giờ cũng thế, vấn đề chịu đựng đợi chờ. Giờ đây chúng ta đang ở trong Mùa Vọng, một thời điểm có tính cách trông mong; trông mong Giáng Sinh. Chúng ta đang đợi chờ. Đó là điều rõ ràng. Thế nhưng tất cả cuộc sống của chúng ta cũng đợi chờ nữa. Cầu nguyện bao giờ cũng có tính cách mong đợi, vì chúng ta biết rằng Chúa sẽ đáp ứng. Ngay cả tử thần cũng rùng mình khi Kitô hữu nguyện cầu, vì nó biết rằng hết mọi người cầu nguyện có một đồng minh còn mãnh liệt hơn cả nó nữa, đó là Vị Chúa Phục Sinh. Tử thần đã bị thảm bại nơi Chúa Kitô rồi, và ngày ấy sẽ đến khi mà tất cả mọi sự sẽ chấm dứt, và nó không còn khinh miệt sự sống của chúng ta cũng như hạnh phúc của chúng ta nữa.

    Chúng ta hãy biết chờ đợi; biết trông mong Chúa. Chúa đến viếng thăm chúng ta, chẳng những vào những đại lễ này - Giáng Sinh, Phục Sinh - mà Chúa còn viếng thăm chúng ta mọi ngày, trong mối thân mật của lòng chúng ta nếu chúng ta biết chờ đợi. Chúng ta rất thường không nhận ra rằng Chúa đang cận kề, Ngài đang gõ cửa của chúng ta, và chúng ta để cho Ngài băng ngang qua chúng ta. Thế nhưng, nếu tai của anh chị em đầy những tiếng ồn khác thì anh chị em sẽ không còn nghe thấy tiếng Chúa gọi nữa.

    Anh chị em ơi, hãy đợi chờ: đó là cầu nguyện. Xin cám ơn anh chị em.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201209_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -CN2MV-B

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Sun, Dec 6 at 9:15 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Vọng Năm B

     

     

     

    image.png

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (Mk 1:1-8)

    là đoạn Phúc Âm giới thiệu con người và hoạt động của Thánh Gioan Tẩy Giả.

    Ngài tỏ cho những người đồng thời của ngài một hành trình của đức tin,

    tương tự như hành trình Mùa Vọng được đề ra cho chúng ta,

    một hành trình mà bản thân chúng ta dọn mình đón Chúa Giáng Sinh.

    Cuộc hành trình của đức tin này là cuộc hành trình của việc hoán cải.

     

     

     

    image.png

    Chữ "hoán cải" đây có nghĩa là gì?

    Theo Thánh Kinh, trước hết và trên hết, nó có nghĩa là thay hướng đổi chiều;

    nên cũng là việc thay đổi cả cách thức suy nghĩ của con người ta nữa.

    Trong đời sống luân lý và tu đức thì

    hoán cải nghĩa là hướng bản thân mình từ sự dữ sang sự lành,

    từ tội lỗi về tình yêu của Thiên Chúa.

     

     

    image.png

     

    Việc hoán cải bao gồm cả niềm sầu thương về các tội lỗi đã vấp phạm, lòng ước muốn thoát khỏi tội lỗi,

    ý hướng vĩnh viễn loại trừ tội lỗi khỏi đời sống của mình.

    Việc loại trừ tội lỗi cũng cần phải là việc tẩy chay hết tất cả những gì liên quan đến tội lỗi nữa;

    những thứ có dính dáng đến tội lỗi và cần phải loài bỏ

    - một tâm thức trần tục, quá yêu chuộng đến những gì là tiện nghi thoải mái,

    quá quý mến những gì là khoái lạc, những gì là phúc hạnh, những gì là thịnh vượng.

     

    Pope Francis delivers an Angelus address overlooking St. Peter’s Square. Credit: Vatican Media.

     

    Khía cạnh khác của việc hoán cải đó là đích nhắm của cuộc hành trình này,

    tức là việc tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Người. ...

    Việc từ bỏ những gì là tiện nghi thoải mái cùng với thứ tâm thức trần tục tự chúng không phải là cùng đích...

     Việc tách ly dứt bỏ không kết thúc ở nơi chính nó, mà là phương tiện để chiếm được một cái gì cao cả hơn,

    tức là vương quốc của Thiên Chúa, là được hiệp thông với Thiên Chúa, là mối thân tình với Thiên Chúa.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (Mk 1:1-8) là đoạn Phúc Âm giới thiệu con người và hoạt động của Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài tỏ cho những người đồng thời của ngài một hành trình của đức tin, tương tự như hành trình Mùa Vọng được đề ra cho chúng ta, một hành trình mà bản thân chúng ta dọn mình đón Chúa Giáng Sinh. Cuộc hành trình của đức tin này là cuộc hành trình của việc hoán cải.

     

    Chữ "hoán cải" đây có nghĩa là gì? Theo Thánh Kinh, trước hết và trên hết, nó có nghĩa là thay hướng đổi chiều; nên cũng là việc thay đổi cả cách thức suy nghĩ của con người ta nữa. Trong đời sống luân lý và tu đức thì hoán cải nghĩa là hướng bản thân mình từ sự dữ sang sự lành, từ tội lỗi về tình yêu của Thiên Chúa. Và đó là những gì Vị Tẩy Giả giảng dạy, vị ở trong hoang địa Giuđêa "rao giảng phép rửa thống hối để được ơn tha tội" (câu 4). Việc lãnh nhận phép rửa là một dấu hiệu bề ngoài và hữu hình cho thấy lòng hoán cải của những ai đã lắng nghe lời rao giảng của ngài mà quyết định thống hối. Phép rửa ấy được diễn ra bằng việc dìm mình xuống ở Sông Jordan, dìm mình xuống nước, thế nhưng nó cho thấy là vô nghĩa; nó chỉ là một dấu hiệu thôi và vô nghĩa nếu thiếu ý nguyện sẵn sàng thống hối và đổi thay cuộc sống của mình.

     

    Việc hoán cải bao gồm cả niềm sầu thương về các tội lỗi đã vấp phạm, lòng ước muốn thoát khỏi tội lỗi, ý hướng vĩnh viễn loại trừ tội lỗi khỏi đời sống của mình. Việc loại trừ tội lỗi cũng cần phải là việc tẩy chay hết tất cả những gì liên quan đến tội lỗi nữa; những thứ có dính dáng đến tội lỗi và cần phải loài bỏ - một tâm thức trần tục, quá yêu chuộng đến những gì là tiện nghi thoải mái, quá quý mến những gì là khoái lạc, những gì là phúc hạnh, những gì là thịnh vượng. Một mẫu gương về vấn đề này hiện lên trước mắt chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay ở ngay nơi bản thân của Thánh Gioan Tẩy Giả: một con người khổ hạnh, đã từ bỏ những gì là thái quá và tìm kiếm những gì là thiết yếu. Đó là khía cạnh đầu tiên của việc hoán cải: khía cạnh xa lìa tội lỗi và những gì là trần tụcBắt đầu hành trình lìa bỏ những thứ này.

     

    Khía cạnh khác của việc hoán cải đó là đích nhắm của cuộc hành trình này, tức là việc tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Người. Việc tách khỏi những gì là trần tục và việc tìm kiếm Thiên Chúa cùng vương quốc của Người. Việc từ bỏ những gì là tiện nghi thoải mái cùng với thứ tâm thức trần tục tự chúng không phải là cùng đích; chúng không phải là việc khổ hạnh duy nhất để thực hiện việc thống hối: Người Kitô hữu không phải là một thứ "fakir - thày tu khổ hạnh". Nó là một cái gì khác. Việc tách ly dứt bỏ không kết thúc ở nơi chính nó, mà là phương tiện để chiếm được một cái gì cao cả hơn, tức là vương quốc của Thiên Chúa, là được hiệp thông với Thiên Chúa, là mối thân tình với Thiên Chúa. Thế nhưng điều ấy không phải là chuyện dễ, vì có nhiều thứ liên kết gắn chặt chúng ta với tội lỗi; không dễ dàng gì đâu...

     

    Luôn có những khuynh hướng hạ, kéo con người xuống, vì thế mới có những liên hệ gắn liền chúng ta với tội lỗi, chẳng hạn như tính chất bất nhất, thất đảm, ác tâm, các môi trường thiếu lành mạnh, các gương mù gương xấu. Có những lúc lòng ước vọng của chúng ta đối với Chúa lại quá yếu ớt, hầu như Thiên Chúa bị câm nín; những hứa hẹn an ủi của Người dường như xa vời và chẳng có gì là thiết thực đối với chúng ta, như hình ảnh về vị mục tử chăm sóc quan tâm đến chiên, một hình ảnh hôm nay được vang vọng ở bài đọc của Tiên tri Isaia (40:1,11). Vì thế người ta có khuynh hướng nói rằng không thể nào thực sự hoán cải được. Biết bao lần chúng ta đã từng nghe thấy nỗi thất đảm chán chường này rồi! "Không, tôi không thể làm như thế được. Tôi vừa mới bắt đầu thì lại thoái lui ngay". Thật là tội nghiệp. Thế nhưng vẫn là những gì khả dỉ. Vẫn khả dỉ. Khi anh chị em có ý nghĩ thất đảm chán chường này, thì đứng chiều theo nó, vì đó chỉ là một thứ cát lún. Nó là một thứ cát lún: thứ cát lún của một cuộc sống tầm thường. Đó là tính chất tầm thường. Trong những trường hợp như vậy thì chúng ta cần phải làm gì, trường hợp một người muốn bước đi nhưng lại cảm thấy bất khả?

     

    Trước hết hãy nhắc nhở mình rằng hoán cải là một ân sủng: không ai có thể tự mình hoán cải được. Đó là một ân sủng Chúa ban cho anh chị em, bởi đó chúng ta cần phải mạnh mẽ xin Chúa ơn này. Hãy xin Thiên Chúa hoán cải chúng ta cho tới độ chúng ta hướng bản thân mình về những gì là sự mỹ, sự thiện, là niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa. Hãy nghĩ về niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một người cha xấu xa, một người cha nhẫn tâm, không. Người dịu hiền. Người yêu thương chúng ta rất nhiều, như vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng tìm kiếm cho đến con chiên lạc cuối cùng. Đó là tình yêu thương, và đó là việc hoán cải: một ân sủng của Thiên Chúa. Anh chị em hãy bắt đầu tiến bước, vì chính Đấng thúc đẩy anh chị em bước đi, và anh chị em sẽ thấy Người sẽ đến ra sao. Hãy cầu nguyện, hãy bước đi, và anh chị em bao giờ cũng sẽ tiến bước thôi.

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh, đấng Hoài Thai Vô Nhiễm mà chúng ta sẽ cử hành vào ngày kia, giúp chúng ta có thể tách mình mỗi ngày một hơn với tội lỗi và trần tục, để hướng bản thân về Thiên Chúa, về Lời của Người, về tình yêu phục hồi và cứu độ của Người.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến, tôi xin hết lòng gửi lời chào đến tất cả anh chị em hiện diện nơi đây - những con người bất chấp khí hậu xấu hôm nay - dân chúng thành Roma và các khách hành hương, cùng những ai theo dõi qua truyền thông.

    Anh chị em thấy ở Quảng Trường này cây Giáng Sinh đã được dựng nên và cảnh Giáng Sinh đã được trưng bày. Trong những ngày này, ở cả trong các gia đình nữa, hai dấu hiệu này của Giáng Sinh đang được sửa soạn, làm cho trẻ em vui tươi hớn hở... cả người lớn nữa! Chúng là những dấu hiệu của niềm hy vọng, nhất là trong lúc khốn khó này. Chúng ta hãy để ý đừng dừng lại ở dấu hiệu, mà là đi sâu vào ý nghĩa của chúng, đó là Chúa Giêsu, là tình yêu của Thiên Chúa tỏ ra mình cho chúng ta; đi sâu vào sự thiện vô cùng mà Người đã chiếu tỏa trên thế giới này. Không có dịch bệnh, không có khủng hoảng nào có thể dập tắt được ánh sáng ấy. Chúng ta hãy để cho ánh sáng này thấu vào lòng của chúng ta, và chúng ta hãy giúp cho những ai cần đến ánh sáng ấy nhất. Có thế Thiên Chúa mới được tái sinh nơi chúng ta và giữa chúng ta.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201206.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu