ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -BÀI 18- CẦU NGUYÊN THỈNH XIN

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Dec 10 at 12:09 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

     

    Bài 18: Cầu Nguyện Thỉnh Xin

     

    Pope Francis speaks during a general audience in the library of the Apostolic Palace. Credit: Vatican Media.

     

    Việc cầu nguyện của Kitô giáo hoàn toàn có tính cách nhân bản

    chúng ta cầu nguyện như là loài người, như chúng ta là -

    nên nó bao gồm cả việc chúc tụng lẫn việc thỉnh xin.

     

     

    image.png

     

    Chúng ta không phải là những tạo vật duy nhất "cầu nguyện" trong vũ trụ bất tận này,

    vì hết mọi chi ngành tạo vật đều ôm ấp ước vọng Thiên Chúa...

    Thế nhưng, chúng ta là những tạo vật duy nhất cầu nguyện một cách ý thức,

    biết rằng chúng ta đang thân thưa cùng Chúa Cha, và đang tham dự vào cuộc trao đổi với Chúa Cha.

     

     

    image.png

     

    Cầu nguyện bao giờ cũng có tính cách mong đợi, vì chúng ta biết rằng Chúa sẽ đáp ứng.

    Ngay cả tử thần cũng rùng mình khi Kitô hữu nguyện cầu, vì nó biết rằng hết mọi người cầu nguyện

    có một đồng minh còn mãnh liệt hơn cả nó nữa, đó là Vị Chúa Phục Sinh

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Chúng ta hãy tiếp tục chia sẻ về cầu nguyện. Việc cầu nguyện của Kitô giáo hoàn toàn có tính cách nhân bản - chúng ta cầu nguyện như là loài người, như chúng ta là - nên nó bao gồm cả việc chúc tụng lẫn việc thỉnh xin. Thật vậy, Khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, Người đã làm như thế với Kinh Lạy Cha, nhờ đó chúng ta có thể đặt mình vào mối liên hệ của lòng tin tưởng con cái với Thiên Chúa, và đặt tất cả vấn đề của chúng ta với Ngài. Chúng ta van xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những tặng ân cao cả nhất, đó là danh Ngài được hiển thánh, nước Ngài trị đến, ý Ngài được thể hiện cho thiện ích của thế giới này. Sách Giáo Lý nhắc nhở là: "Những lời thỉnh xin này được sắp xếp theo cấp trật: trước hết chúng ta cầu cho Nước Chúa, sau đó cho những gì cần để đón nhận Nước Chúa và dọn đường cho Nước Chúa trị đến" (số 2632). Thế nhưng, nơi Kinh Lạy Cha, chúng ta cũng cầu xin cho được cả những tặng ân tầm thương nhất, những tặng ân tầm thường nhất hằng ngày, như "lương thực hằng ngày" - cũng ám chỉ cả về sức khỏe, nhà ở, việc làm, các thứ hằng ngày; đồng thời bao gồm cả Thánh Thể, cần cho đời sống trong Chúa Kitô; rồi chúng ta cầu xin ơn tha thứ tội lỗi - cũng là vấn đề hằng ngày nữa; chúng ta bao giờ cũng cần ơn tha thứ - và vì thế được bình an trong các mối liên hệ của chúng ta; và sau hết, xin Ngài giúp chúng ta đương đầu với chước cám dỗ và cứu chúng ta khỏi sự dữ.

    Kêu xin, thỉnh cầu. Đó là những gì rất người. Chúng ta hãy lắng nghe Sách Giáo Lý một lần nữa: "Bằng việc cầu nguyện thỉnh xin, chúng ta bày tỏ nhận thức của chúng ta về mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta là những tạo vật, không tự mình mà có, không làm chủ được nghịch cảnh, không phải là cùng đích của mình. Chúng ta là những tội nhân, thành phần, là Kitô hữu, đều biết rằng chúng ta đã lìa bỏ Cha của chúng ta. Việc thỉnh xin của chúng ta đã là một sự quay trở về cùng Ngài rồi vậy" (số 2629).

    Nếu ai đó cảm thấy tồi bại vì chúng ta đã làm những điều xấu xa - họ là một tội nhân - khi cầu Kinh Lạy Cha, thì người ấy đang tiến đến với Chúa rồi vậy. Có những lúc chúng ta có thể tin rằng chúng ta không cần bất cứ một sự gì, rằng chúng ta đầy đủ cho bản thân mình rồi, và chúng ta sống hoàn toàn tự mãn. Có những lúc điều ấy xẩy ra! Thế nhưng, không sớm thì muộn cái ảo tưởng này sẽ biến mất. Loài người là một lời khẩn cầu, có những lúc là một tiếng kêu, thường bị cầm hãm. Linh hồn giống như một mảnh đất khô cằn, nứt nẻ, như Thánh Vịnh 63:2 nói đến. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm thấy, lúc này hay lúc kia trong cuộc sống của mình, có lúc ưu sầu, có lúc cô độc. Thánh Kinh không ngần ngại tỏ ra cho thấy thân phận loài người của chúng ta, một thân phận được hằn vết bệnh tật, bất công, bội phản tình thân, hay bị kẻ thù đe dọa. Có những lúc mọi sự dường như sụp đổ, cuộc sống cho tới lúc ấy như vô nghĩa. Và trong các trường hợp ấy, khi mà mọi sự dường như tan rã, chỉ còn một lối thoát duy nhất là kêu vang, là cầu nguyện "Lạy Chúa, xin cứu giúp con!" Cầu nguyện có thể mở ra một lằn ánh sáng trong màn tối tăm đen đặc nhất. "Lạy Chúa, xin cứu giúp con!" Lời cầu này mở ra, nó mở ra đường đi, nó mở ra lối bước.

    Loài người chúng ta chia sẻ lời kêu cầu cứu giúp này với chung thiên nhiên vạn vật. Chúng ta không phải là những tạo vật duy nhất "cầu nguyện" trong vũ trụ bất tận này, vì hết mọi chi ngành tạo vật đều ôm ấp ước vọng Thiên Chúa. Chính Thánh Phaolô đã diễn tả nó như thế này. Ngài nói là: "Chúng ta biết rằng toàn thể tạo vật đang cùng nhau quằn quại cho tới lúc này; không phải chỉ tạo vật mà cả chính chúng ta nữa, thành phần đã lãnh nhận các hoa trái đầu mùa của Thần Linh, cũng đang rên xiết trong lòng" (Rm 8:22-24). Đó là những gì tốt lành. Nơi chúng ta âm vang tiếng kêu đồng thanh của các tạo vật: của cây cối, của sỏi đá, của thú vật. Hết mọi sự đều mong ngóng được viên trọn. Tertullian đã viết: "Hết mọi tạo vật đều cầu nguyện; gia súc cũng như dã thú cầu nguyện và quì gối xuống; và khi chúng vang lên từ những đầm lầy và các hang ổ, thì chúng nhìn lên trời bằng cái miệng không vu vơ, khi làm cho hơi thở của chúng rung đập theo cách thức của chúng. Cả loài chim chóc nữa, ra khỏi tổ, hướng về trời, thay vì đôi tay, thì giang ra đôi cánh của chúng, như thể cầu nguyện một cách nào đó" (De oratione, XXIX). Đó là một cách diễn tả thi ca khi nhận định về những gì Thánh Phaolô nói là "toàn thể tạo vật vẫn hằng rên xiết". Thế nhưng, chúng ta là những tạo vật duy nhất cầu nguyện một cách ý thức, biết rằng chúng ta đang thân thưa cùng Chúa Cha, và đang tham dự vào cuộc trao đổi với Chúa Cha.

    Bởi thế, chúng ta không được rùng mình khi chúng ta cảm thấy có nhu cầu cần phải cầu nguyện, chúng ta không được hổ thẹn. Nhất là khi chúng ta đang cần thì hãy kêu xin. Chúa Giêsu, khi nói về một con người bất lương, kẻ thanh toán sổ sách với chủ của mình, thì nói đến điều này: "Ăn xin thì hổ thẹn". Nhiều người trong chúng ta có cái cảm giác này: chúng ta cảm thấy thẹn thùng khi cầu xin, xin cứu giúp, cả việc kêu xin một điều gì đó từ người có thể giúp chúng ta, đạt đến mục đích của chúng ta, và chúng ta cũng xấu hổ kêu xin Thiên Chúa nữa. "Không, không thể như thế được". Đừng thẹn thuồng khi kêu xin. "Lạy Chúa, con cần điều này", "Lạy Chúa, con đang gặp khó khăn", "Xin giúp con!": tiếng kêu, tiếng kêu của cõi lòng dâng lên Thiên Chúa là Cha. Và cũng kêu xin vào cả những lúc may lành hạnh phúc nữa, không phải chỉ vào những lúc bất hạnh, mà còn cả những lúc vui sướng, trong việc cảm tạ Thiên Chúa về tất cả mọi sự chúng ta lãnh nhận, chứ đừng lãnh nhận bất cứ sự gì như sung rụng, hay như thể nó thuộc về chúng ta: mọi sự đều là hồng ân. Chúng ta cần phải biết điều ấy. Chúa luôn trao ban cho chúng ta, bao giờ cũng thế, và hết mọi sự đều là hồng phúc, tất cả mọi sự. Hồng ân của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không được dập tắt lời thỉnh nguyện đột nhiên xuất phát trong chúng ta. Việc cầu nguyện thỉnh xin đi đôi với việc chấp nhận cái hạn hữu của chúng ta và bản tính là tạo vật của chúng ta. Người ta có thể không đạt đến chỗ tin tưởng vào Thiên Chúa, nhưng vẫn khó lòng mà không tin vào việc cầu nguyện: nó tự nhiên xẩy đến, nó xuất hiện với chúng ta như là một tiếng kêu; và tất cả chúng ta đều biết được cái tiếng nội tâm này có lẽ vẫn lặng lẽ đã lâu, nhưng một ngày nào đó bừng dậy và kêu lên.

    Anh chị em ơi, chúng ta đều biết rằng Thiên Chúa sẽ đáp ứng. Không có lời cầu nguyện nào trong Thánh Vịnh xuất phát từ một nỗi than van mà không được lắng nghe. Thiên Chúa bao giờ cũng đáp ứng: có thể là hôm nay, ngày mai, nhưng Ngài luôn đáp ứng, bằng cách này hay cách khác. Ngài luôn đáp ứng. Thánh Kinh lập lại điều này vô số lần, đó là Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu của những ai kêu cầu Ngài. Ngay cả những vấn đề lưỡng lự, những vấn đề cứ ẩn sâu trong lòng của chúng ta, mà chúng ta thẹn thùng bày tỏ: Chúa Cha cũng lắng nghe chúng và muốn ban cho chúng ta Thánh Linh, Đấng khơi động hết mọi lời cầu nguyện và biến đổi hết mọi sự. Thưa anh chị em, khi nguyện cầu bao giờ cũng có vấn đề nhẫn nại, bao giờ cũng thế, vấn đề chịu đựng đợi chờ. Giờ đây chúng ta đang ở trong Mùa Vọng, một thời điểm có tính cách trông mong; trông mong Giáng Sinh. Chúng ta đang đợi chờ. Đó là điều rõ ràng. Thế nhưng tất cả cuộc sống của chúng ta cũng đợi chờ nữa. Cầu nguyện bao giờ cũng có tính cách mong đợi, vì chúng ta biết rằng Chúa sẽ đáp ứng. Ngay cả tử thần cũng rùng mình khi Kitô hữu nguyện cầu, vì nó biết rằng hết mọi người cầu nguyện có một đồng minh còn mãnh liệt hơn cả nó nữa, đó là Vị Chúa Phục Sinh. Tử thần đã bị thảm bại nơi Chúa Kitô rồi, và ngày ấy sẽ đến khi mà tất cả mọi sự sẽ chấm dứt, và nó không còn khinh miệt sự sống của chúng ta cũng như hạnh phúc của chúng ta nữa.

    Chúng ta hãy biết chờ đợi; biết trông mong Chúa. Chúa đến viếng thăm chúng ta, chẳng những vào những đại lễ này - Giáng Sinh, Phục Sinh - mà Chúa còn viếng thăm chúng ta mọi ngày, trong mối thân mật của lòng chúng ta nếu chúng ta biết chờ đợi. Chúng ta rất thường không nhận ra rằng Chúa đang cận kề, Ngài đang gõ cửa của chúng ta, và chúng ta để cho Ngài băng ngang qua chúng ta. Thế nhưng, nếu tai của anh chị em đầy những tiếng ồn khác thì anh chị em sẽ không còn nghe thấy tiếng Chúa gọi nữa.

    Anh chị em ơi, hãy đợi chờ: đó là cầu nguyện. Xin cám ơn anh chị em.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201209_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --