7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -BÀI GIẢNG TẤT NIÊN

  •  
    Tinh Cao
     
    Fri, Jan 1 at 11:33 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Tất Niên cho Giờ Kinh Chiều Áp Lễ Mẹ Thiên Chúa

     


    Pope Francis in St. Peter's Basilica Dec. 31, 2017. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

    (Hình 31/12/2017)

    Vị bị đau thần kinh tọa, ĐTC đã không thể chủ sự giờ kinh chiều 31/12/2020 áp Lễ Mẹ Thiên Chúa và chủ tế Thánh Lễ Mẹ Thiên Chúa sáng 1/1/2021,
    nhưng bài giảng của ngài đã được vị chủ sự giờ kinh chiều áp Lễ Mẹ Thiên Chúa đọc thay ngài, giờ kinh bao gồm cả Chầu Thánh Thể và Hát Kinh Te Deum Tất Niên.


    Trong các bài đọc của Thánh Lễ hôm nay, có 3 động từ được nên trọn nơi Mẹ Thiên Chúa, đó là chúc phúc, được hạ sinh và gặp thấy.

    Chúc PhúcTrong Sách Dân Số, Chúa nói với các vị thừa tác viên thánh của Ngài hãy chúc phúc cho dân của Ngài: "Vậy các ngươi hãy chúc phúc cho dân Israel: Các ngươi hãy nói cùng họ rằng: 'Chúa chúc phúc cho anh chị em'" (6:23-24).

    Đây không phải là một huấn dụ đạo đức, mà là một yêu cầu đặc biệt. Cả ngày hôm nay nữa, các vị linh mục cần phải liên lỉ chúc phúc cho Dân Chúa, và chính các tín hữu là thành phần mang lấy phúc lành được các vị chúc phúc. Chúa biết chúng ta cần được chúc phúc biết bao. Việc đầu tiên Ngài làm sau khi tạo dựng nên thế giới này đó là phán rằng tất cả mọi sự đều tốt đẹp (bene-dicere), và phán về chúng ta rằng chúng ta thật là tốt đẹp. Tuy nhiên, chúng ta đã được lãnh nhận Người Con của Thiên Chúa không phải bằng những lời chúc phúc, mà bằng chính phúc lành: Chúa Giêsu tự thân là phúc lành của Chúa Cha. Nơi Người, như Thánh Phaolô nói, Chúa Cha chúc phúc cho chúng ta "với hết mọi phúc lành" (Eph 1:3). Mỗi khi chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa Giêsu là phúc lành của Thiên Chúa đến với cuộc sống của chúng ta.

    Hôm nay, chúng ta mừng Con Thiên Chúa, Đấng tự bản chất "được chúc phúc", Đấng đến với chúng ta qua Mẹ của Người, vị "có phúc" bởi ân sủng. Nhờ thế Mẹ Maria mang phúc lành của Thiên Chúa đến cho chúng ta. Chúa Giêsu đến với chúng ta bất cứ Mẹ ở nơi nào. Bởi thế, chúng ta cần phải tiếp đón Mẹ như Thánh Isave, vì ngay khi nhận biết phúc lành này nơi Mẹ, thì đã kêu lên rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người nữ và hoa trái của lòng em được chúc phúc" (Lk 1:42). Chúng ta lập lại những lời này một khi chúng ta đọc Kinh Mừng MariaKhi tiếp nhận Mẹ là chúng ta được lãnh nhận một phúc lành, nhưng chúng ta đồng thời cũng biết chúc phúc nữa. Đức Mẹ dạy chúng ta rằng các thứ phúc lành được lãnh nhận là để được trao ban. Mẹ là vị được chúc phúc đã trở nên một phúc lành cho tất cả những ai Mẹ gặp gỡ: cho Isave, cho đôi tân hôn ở tiệc cưới Cana, cho các vị Tông Đồ ở Căn Thượng Lầu Tiệc Ly... Chúng ta cũng được kêu gọi để chúc phúc, để "nói hay nói tốt" vì danh Chúa. Thế giới của chúng ta đang bị phóng uế trầm trọng bởi cách thức chúng ta "nói năng" và nghĩ "xấu" về người khác, về xã hội, về bản thân mình. Nói bậy là những gì băng hoại và thối nát, ngược lại, chúc phúc là những gì phục hồi sự sống và cống hiến sức mạnh cần thiết để lại tái khởi đầu từng ngày sống. Chúng ta hãy xin Mẹ Thiên Chúa ơn trở thành những con người chất chứa phúc lành của Thiên Chúa cho người khác, như Mẹ là phúc lành cho chúng ta vậy.

    Động từ thứ hai là được hạ sinh. Thánh Phaolô cho thấy rằng Con Thiên Chúa "được hạ sinh bởi một người nữ" (Gal 4:4). Nơi mấy chữ này, ngài làm cho chúng ta thấy một cái gì lạ lùng làm sao ấy, ở chỗ, Chúa được sinh ra như chúng ta. Người đã không xuất hiện tại hiện trường như là một người lớn, mà là như một con trẻ. Người đã vào thế gian không từ chính mình mà từ một người nữ, sau chín tháng trong lòng dạ của Mẹ Người, vị đã hình thành nên nhân tính của Người. Trái tim của vị Chúa này bắt đầu đập trong Mẹ Maria; vị Thiên Chúa của sự sống hấp thụ dưỡng khí từ Mẹ. Từ bấy giờ Mẹ Maria đã liên kết chúng ta với Thiên Chúa, vì nơi Mẹ Thiên Chúa gắn liền bản thân Người với xác thịt của chúng ta, và Người không bao giờ rời xa nó. Thánh Phanxicô đã thích nói rằng Mẹ Maria "đã biến vị Chúa Uy Nghi Cao Cả thành người anh của chúng ta" (SAINT BONAVENTURE, Legenda Maior, 9, 3). Mẹ chẳng những là cây cầu nối chúng ta với Thiên Chúa; Mẹ còn hơn thế nữa. Mẹ là con đường Thiên Chúa đã hành trình để đến gặp chúng ta, và cũng là con đường chúng ta cần phải hành trình để đến với Người. Qua Mẹ Maria, đường lối Thiên Chúa muốn chúng ta gặp gỡ Người nơi tình yêu dịu dàng, nơi tình thân ái, nơi xác thịt. Vì Chúa Giêsu không phải là một ý nghĩ trừu tượng; Người là Đấng thực hữu và nhập thể; Người "đã được hạ sinh bởi một người nữ, và âm thầm lớn lên. Các nguời nữ đều biết đến loại tăng trường thầm lặng này. Nam nhân chúng ta có khuynh hướng trừu tượng và muốn có ngay các thứ. Phụ nữ là thành phần cụ thể và biết cách thêu dệt những đường nét cuộc đời một cách thầm kín nhẫn nại. Biết bao nhiêu là người nữ, biết bao nhiêu là người mẹ, sinh sản và lại cứ sinh sản sự sống, cống hiến cho thế giới một tương lai!

    Chúng ta ở trên thế gian này không phải để chết mà là để cống hiến sự sống. Người Mẹ thánh của Thiên Chúa dạy chúng ta rằng bước đầu tiên để cống hiến sự sống cho những ai ở chung quanh chúng ta đó là biết mến thương nó ngay trong bản thân mình. Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta rằng Mẹ Maria "đã lưu giữ tất cả những sự ấy trong lòng mình" (cf Lk 2:19). Sự thiện xuất phát từ cõi lòng. Quan trọng biết bao trong việc giữ cho cõi lòng của chúng ta được tinh tuyền, trong việc vun trồng đời sống nội tâm của chúng ta, cũng như trong việc kiên trì cầu nguyện của chúng ta! Quan trọng biết bao trong việc giáo huấn cõi lòng của chúng ta biết chăm sóc, trong việc mến thương những con người cùng sự vật chung quanh chúng ta. Hết mọi sự được bắt đầu từ chỗ này: từ chỗ mến thương người khác, mến thương thế giới và thiên nhiên tạo vật. Cần phải biết rằng có nhiều người và nhiều thứ chúng ta không mến thương. Năm nay, trong khi chúng ta hy vọng có được những khởi đầu mới, cùng với những chữa lành mới, chúng ta đừng lơ là với việc chăm sóc. Cùng với thuốc chủng ngừa cho thân xác của chúng ta, chúng ta cần đến một thứ chủng ngừa cho cả tâm can của chúng ta nữa. Thuốc chủng ngừa này là việc chăm sóc. Năm nay sẽ là một năm tốt đẹp nếu chúng ta biết chăm sóc cho nhau, như Đức Mẹ đối với chúng ta vậy.

    Động từ thứ ba là gặp thấy. Phúc Âm cho chúng ta biết rằng các mục đồng "đã thấy Maria, Giuse và con trẻ" (v.16). Họ không thấy những dấu lạ lùng và ngoạn mục, mà chỉ là một gia đình đơn nghèo. Tuy nhiên, ở đó họ đã thực sự gặp thấy Thiên Chúa, Đấng cao cả nơi sự nhỏ bé, quyền năng nơi sự mềm mại. Thế nhưng làm sao các mục đồng đã có thể thấy được dấu kín đáo này? Họ được kêu gọi bởi một vị thiên thần. Cả chúng ta nữa đã không gặp thấy Thiên Chúa nếu chúng ta không được kêu gọi bởi ân sủng. Chúng ta không bao giờ có thể mường tượng ra được một Vị Thiên Chúa như thế, được người nữ hạ sinh, Đấng cách mạng lịch sử bằng tình yêu thương hiền dịu. Tuy nhiên, nhờ ân sủng chúng ta đã thực sự gặp thấy Ngài. Và chúng ta đã khám phá ra rằng việc Người thứ tha mang lại những gì là tái sinh, ơn an ủi của Người thắp lên niềm hy vọng, sự hiện diện của Người tuôn đổ xuống niềm vui bất khả đè nén. Chúng ta đã gặp thấy Người nhưng chúng ta không được để Người khuất bóng. Thật vậy, không bao giờ được gặp thấy Chúa một lần là xong: từng ngày Người cần được gặp thấy một cách mới mẻ. Bởi thế mà Phúc Âm diễn tả các mục đồng như liên lỉ tìm kiếm, liên lỉ chuyển động: "Họ vội vã lên đường, họ đã gặp thấy, họ đã tỏ ra, họ đã trở lại tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa" (vv. 16-17,20). Họ không thụ động, vì để lãnh nhận ân sủng, chúng ta cần phải chủ động.

    Còn chúng ta thì sao? Chúng ta được kêu gọi để gặp thấy những gì vào đầu năm nay? Cần phải tìm giờ cho một ai đó. Thời giờ là một kho tàng mà tất cả chúng ta đều sở hữu, tuy nhiên chúng ta canh giữ nó một cách ganh tị, vì chúng ta muốn sử dụng nó chỉ cho bản thân của chúng ta thôi. Chúng ta hãy xin ơn biết tìm giờ cho Chúa cũng như cho tha nhân của chúng ta - cho những ai đang lẻ loi cô độc hay khổ đau, cho những ai cần có người lắng nghe và tỏ ra quan tâm tới họ. Nếu chúng ta có thể tìm giờ để cống hiến thì chúng ta sẽ cảm thấy ngỡ ngàng và đầy tràn niềm vui, như các mục đồng vậy. Xin Đức Mẹ, Đấng đã mang Thiên Chúa vào thế giới thời gian này, giúp chúng ta biết sử dụng thời giờ của chúng ta một cách rộng lượng.

    Lạy Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa, chúng con xin dâng hiến Năm Mới này cho Mẹ. Mẹ là Đấng biết ấp ủ các thứ trong lòng Mẹ, hãy chăm sóc chúng con, chúc phúc cho thời giờ của chúng con, và dạy chúng con biết tìm giờ cho Thiên Chúa và cho người khác. Với niềm hân hoan và tin tưởng, chúng con tung hô Mẹ là Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa! Amen.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2021/documents/papa-francesco_20210101_omelia-madredidio-pace.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -HUẤN TỪ LỄ THÁNH GIA

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Dec 27 at 8:42 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Năm B

     

    Pope Francis leads the Angelus from the Library in the Apostolic Palace

     

    Người Con của Thiên Chúa đã tỏ ra cần đến mái ấm gia đình, giống như tất cả mọi con trẻ.

    Chính vì thế, chính vì là gia đình của Chúa Giêsu mà gia đình Nazarét mới là gia đình gương mẫu,

    nơi tất cả mọi gia đình trên thế giới này có được một điểm tựa vững chắc cùng với niềm phấn khởi an toàn.

    Ở Nazarét, mùa xuân của sự sống nhân loại nơi Người Con Thiên Chúa đã bắt đầu triển nở

    vào lúc Người được thụ thai bởi Thánh Linh trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ Maria.

     

    Pope Francis gives an address in the library of the Apostolic Palace. Credit: Vatican Media

     

    Trong việc noi gương bắt chước Thánh Gia,

    chúng ta được kêu gọi để tái khám phá ra cái giá trị giáo dục nơi đơn vị gia đình,

    ở chỗ, cái giá trị này cần phải được đặt nền tảng trên một tình yêu thương

    bao giờ cũng làm phát xuất những mối liên hệ, hướng đến những chân trời hy vọng.

     

     

    Ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta về mẫu gương truyền bá phúc âm hóa bằng gia đình,

    nêu lên cho chúng ta một lần nữa lý tưởng của tình yêu phu thê và gia đình,

    như được nhấn mạnh đến trong Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương Amoris laetitia,

    được ban hành 5 năm trước đây vào ngày 19/3.

    Và sẽ có một năm suy tư ngẫm nghĩ về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương,

    và là một cơ hội để tập trung chặt chẽ hơn nữa về nội dung của văn kiện này.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Mấy ngày sau Lễ Giáng Sinh, phụng vụ mời gọi chúng ta hãy hướng ánh mắt về Thánh Gia của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Thật là hữu ích khi suy niệm về sự kiện đó là Người Con của Thiên Chúa đã tỏ ra cần đến mái ấm gia đình, giống như tất cả mọi con trẻ. Chính vì thế, chính vì là gia đình của Chúa Giêsu mà gia đình Nazarét mới là gia đình gương mẫu, nơi tất cả mọi gia đình trên thế giới này có được một điểm tựa vững chắc cùng với niềm phấn khởi an toàn. Ở Nazarét, mùa xuân của sự sống nhân loại nơi Người Con Thiên Chúa đã bắt đầu triển nở vào lúc Người được thụ thai bởi Thánh Linh trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ Maria. Trong bức tường đón nhận này của Ngôi Nhà Nazarét ấy, thời thơ ấu của Chúa Giêsu đã được diễn tiến trong hân hoan, được bao bọc bởi mối quan tâm từ mẫu của Mẹ Maria, cùng với việc chăm sóc của Thánh Giuse, là những vị cho Chúa Giêsu thấy được tính chất mềm mại dịu dàng của Thiên Chúa (cf. Apostolic Letter Patris Corde, 2).

    Trong việc noi gương bắt chước Thánh Gia, chúng ta được kêu gọi để tái khám phá ra cái giá trị giáo dục nơi đơn vị gia đình, ở chỗ, cái giá trị này cần phải được đặt nền tảng trên một tình yêu thương bao giờ cũng làm phát xuất những mối liên hệ, hướng đến những chân trời hy vọng. Trong gia đình, người ta có thể cảm nghiệm thấy được mối hiệp thông chân thành: nếu nó là một ngôi nhà cầu nguyện, nếu các thứ tình cảm là những gì trân trọng, sâu xa, tinh tuyền, nếu lòng thứ tha biết thắng vượt nỗi bất hòa, nếu những khốn khó hằng ngày của đời sống trở nên nhẹ nhàng, bởi thái độ mềm mại dịu dàng đối với nhau, cùng với lòng chân thành gắn bó vào ý muốn của Thiên Chúa. Có thế, chính gia đình mới hoan hưởng niềm vui được Thiên Chúa ban cho tất cả những ai biết trao ban một cách hân hoan. Đồng thời gia đình cũng có được một nghị lực thiêng liêng hướng về thế giới bên ngoài, hướng về những người khác, hướng tới việc phục vụ anh chị em, tới việc hợp tác để xây dựng một thế giới luôn mới mẻ và tốt đẹp hơn; nhờ đó, gia đình mới có thể trở nên một nơi thông đạt những kích tố tích cực; gia đình mới truyền bá phúc âm hóa bằng gương mẫu của đời sống.

    Thật vậy, nơi hết mọi gia đình đều có đủ mọi thứ vấn đề, có những lúc còn tranh cãi với nhau nữa. "Thưa cha, con đã cãi nhau...", thế nhưng chúng ta đều là con người, đều yếu đuối, và tất cả chúng ta có những lúc cãi vã trong gia đình. Tôi muốn nói cùng anh chị em như thế này, đó là, nếu anh chị em cãi nhau trong gia đình, thì đừng kết thúc ngày sống mà không làm hòa với nhau. "Đúng thế, tôi đã cãi nhau", thế nhưng, trước khi kết thúc ngày sống thì làm hòa. Anh chị em có biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh xẩy ra hết ngày này đến ngày khác là những gì cực kỳ nguy hiểm. Nó chẳng bổ ích đâu. Bởi thế mà có 3 chữ trong gia đình, ba câu luôn phải được coi là thân thương, đó là "Xin làm ơn", "Xin cám ơn" và "Xin tha lỗi". "Xin làm ơn" để không xâm phạm đến đời sống của nhau. Xin cho anh/em biết anh/em có thể làm gì đây? Em/anh thấy em/anh làm như thế có được không? Xin làm ơn. Bao giờ cũng vậy, để không cứ làm bừa đi. Xin làm ơn là chữ đầu tiên. "Xin cám ơn", vì có rất nhiều chuyện giúp đáp, rất nhiều việc phục vụ chúng ta nhận được trong gia đình, nên phải luôn nói tiếng cám ơn. Lòng biết ơn là huyết mạch của một tâm hồn cao thượng. "Xin cám ơn". Thế rồi, lời khó nhất để nói đó là "Xin tha lỗi". Vì chúng ta luôn làm những điều xấu, và ai đó bị xúc phạm rất thường phải được nghe lời "anh xin lỗi em", "em xin lỗi anh". Xin đừng quên ba chữ này: "xin làm ơn", "xin cám ơn", và "xin tha lỗi". Trong gia đình nào, trong môi trường gia đình mà có được ba lời nói này thì gia đình ấy sẽ tốt đẹp.

    Ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta về mẫu gương truyền bá phúc âm hóa bằng gia đình, nêu lên cho chúng ta một lần nữa lý tưởng của tình yêu phu thê và gia đình, như được nhấn mạnh đến trong Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương Amoris laetitiađược ban hành 5 năm trước đây vào ngày 19/3. Và sẽ có một năm suy tư ngẫm nghĩ về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, và là một cơ hội để tập trung chặt chẽ hơn nữa về nội dung của văn kiện này. Những suy gẫm chia sẻ này sẽ được phát động cho các cộng đồng giáo hội và các gia đình, để hỗ trợ họ trong cuộc hành trình của họ. Giờ đây tôi mời gọi hết mọi người hãy tham gia vào các sáng kiến sẽ được cổ động trong Năm ấy, và sẽ được điều hành bởi Phân Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống. Chúng ta hãy ký thác cuộc hành trình này, cùng với tất cả mọi gia đình trên thế giới, cho Thánh Gia Nazarét, nhất là cho Thánh Giuse, vị phu quân kiêm thân phụ sống dấn thân phục vụ.

    Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà giờ đây chúng ta nguyện Kinh Truyền Tin, ban cho các gia đình trên khắp thế giới được càng ngày càng hăng say với lý tưởng phúc âm của Thánh Gia, nhờ đó trở nên một thứ men của một tân nhân loại và cho tình đoàn kết chân thực đại đồng.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201227.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - CHÚA VÀ THÁNH GIERONIMO

 

  •  
    nguyenthi leyen
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Mon, Dec 28 at 10:57 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    CHÚA HÀI ĐỒNG VÀ THÁNH GIÊRÔNIMÔ (345-420), Tiến Sĩ Hội Thánh

     
     
    Vào một đêm Giáng Sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, thì Chúa Hài Đồng hiện ra trong vầng sáng chói lòa. Chúa Hài Đồng âu yếm hỏi: "Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không?" Thánh nhân đáp: "Lạy Chúa Hài Đồng, con xin dâng Chúa trái tim của con."
     
    "Đúng thế, nhưng còn gì khác nữa không?" – "Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể." Chúa Hài Đồng hỏi tiếp: "Con còn điều gì khác nữa không?" Thánh nhân khẩn khoản thưa: "Con có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu?"
     
    Chúa Hài Đồng bảo: "Này Giêrônimô, hãy dâng cho Ta tất cả tội lỗi của con nữa." Thánh nhân hốt hoảng hỏi lại: "Ôi, lạy Chúa, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con được?" – "Được chứ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi."
     
    Nghe thế, thánh nhân bật khóc vì sung sướng. Ôi Thiên Chúa nhân lành vô cùng, Ngài chẳng muốn gì hơn là được thỏa mãn lòng nhân từ yêu thương của Ngài bằng việc tha thứ cho con người.
     
    Lm. Luca NGUYỄN HỮU KHANH sưu tập
    (Ephata 777)
     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-PHÓ TÊ TÊ-PHA-NÔ

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Dec 26 at 4:09 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Thánh Stephano Phó tế 26/12

     

    Pope Francis leads the Angelus prayer in the library of the Apostolic Palace

     Ngài là vị tử đạo tiên khởi, tức là vị chứng nhân đầu tiên, vị đầu tiên trong số tập đoàn anh chị em,

    cho dù cho đến ngày nay, vẫn tiếp tục chiếu sáng vào trong tăm tối - những con người đáp trả sự dữ bằng sự lành,

    những con người không hàng phục trước bạo lực và gian dối, nhưng chặt đứt xiếng xích hận thù ghen ghét bằng thái độ hiền lành và lòng yêu thương. 

     

    Pope Francis in the library of the Vatican's apostolic palace Nov. 18, 2020. Credit: Vatican Media.

     Thánh Stephano cống hiến cho chúng ta tấm gương này, đó là Chúa Giêsu đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ,

    và ngài đã sống để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, và ngài đã đến để phục vụ,

    đó là Thánh Stephano được chọn làm một vị phó tế, ngài đã trở thành một phó tế, tức là một người tôi tớ, phục dịch bàn ăn của người nghèo ...

    như Chúa Giêsu, ngài đã bị bắt, bị lên án và bị giết ở ngoài thành, và như Chúa Giêsu, ngài đã cầu nguyện và tha thứ.

     

     Thánh Phaolô được hạ sinh bởi ơn Chúa, thế nhưng nhờ lòng tha thứ của Thánh Stephano, nhờ chứng từ của Thánh Stephano.

    Đó là hạt giống hoán cải của Thánh Phaolô.

    Đó là chứng cớ cho thấy các hành động yêu thương làm thay đổi lịch sử: cho dù là những hành vi cử chỉ nhỏ bé, kín đáo, hằng ngày.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Phúc Âm hôm qua nói về Chúa Giêsu, "ánh sáng thật" đã đến trong thế gian, ánh sáng "chiếu trong tăm tối" và "tối tăm không át được ánh sáng" (Jn 1:9,5). Hôm nay, thấy được một con người làm chứng cho Chúa Giêsu, đó là Thánh Stephano, một con người chiếu trong tăm tối. Những ai làm chứng cho Chúa Giêsu đều chiếu soi bằng ánh sáng của Người, chứ không phải ánh sáng của mình. Ngay cả Giáo Hội tự mình cũng chẳng có ánh sáng. Vì thế mà các vị giáo phụ ngày xưa đã gọi Giáo Hội là "mầu nhiệm vầng nguyệt". Như mặt trăng, tự mình không có ánh sáng thế nào, thì những vị chứng nhân ấy tự mình cũng chẳng có ánh sáng, các vị chỉ có thể nhận lấy ánh sáng của Chúa Giêsu mà phản chiếu ánh sáng này thôi. Thánh Stephanô bị cáo gian và bị ném đá một cách dã man, thế nhưng, trong bóng tối tăm của hận thù ghen ghét, (tức là trong tình trạng thống khổ bị ném đá), ngài đã để cho ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu soi, ở chỗ, ngài đã cầu nguyện cho những kẻ sát hại ngài và tha thứ cho họ, như Chúa Giêsu trên thập tự giá. Ngài là vị tử đạo tiên khởi, tức là vị chứng nhân đầu tiên, vị đầu tiên trong số tập đoàn anh chị em, cho dù cho đến ngày nay, vẫn tiếp tục chiếu sáng vào trong tăm tối - những con người đáp trả sự dữ bằng sự lành, những con người không hàng phục trước bạo lực và gian dối, nhưng chặt đứt xiếng xích hận thù ghen ghét bằng thái độ hiền lành và lòng yêu thương. Những nhân chứng này làm cho hừng đông của Thiên Chúa được tỏ rạng trong đêm tối của thế giới này.

    Thế nhưng họ trở thành nhân chứng ra sao? Bằng việc noi gương bắt chước Chúa Giêsu, nhận lấy ánh sáng từ Chúa Giêsu. Đó là đường lối của hết mọi Kitô hữu: noi gương bắt chước Chúa Giêsu, nhận lấy ánh sáng từ Chúa Giêsu. Thánh Stephano cống hiến cho chúng ta tấm gương này, đó là Chúa Giêsu đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (see Mk 10:45), và ngài đã sống để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, và ngài đã đến để phục vụ, đó là Thánh Stephano được chọn làm một vị phó tế, ngài đã trở thành một phó tế, tức là một người tôi tớ, phục dịch bàn ăn của người nghèo (see Acts 6:2). Ngài đã cố gắng bắt chước Chúa hằng ngày và ngài đã làm như thế cho đến cùng: như Chúa Giêsu, ngài đã bị bắt, bị lên án và bị giết ở ngoài thành, và như Chúa Giêsu, ngài đã cầu nguyện và tha thứ. Trong khi bị ném đá, ngài đã nói: "Lạy Chúa, xin đừng chấp tội của họ" (7:60). Thánh Stephano là một chứng nhân vì ngài đã noi gương bắt chước Chúa Giêsu.

    Vấn đề được đặt ra ở đây là: những vị nhân chứng cho những gì là thiện hảo này có thực sự cần thiết hay chăng, khi mà thế giới đang bị chìm đắm trong gian ác? Cầu nguyện và tha thứ có ích gì chứ? Chỉ cần nêu lên một trường hợp tốt đẹp nào đó thôi? Thế nhưng trường hợp này giúp được gì chứ? Không, còn nhiều nữa. Chúng ta khám phá ra trường hợp này từ một chi tiết. Bản văn viết rằng trong số những người được Thánh Stephano cầu cho và tha thứ có "một người trẻ tên là Saolê" (v.58), người "đồng tình về cái chết của ngài" (8:1). Sau đó ít lâu, nhờ ơn Chúa, chàng Saolê đã trở lại, đã nhận được ánh sáng của Chúa Giêsu, đã chấp nhận ánh sáng này, đã hoán cải, và trở thành Phaolô, vị thừa sai cao cả nhất trong lịch sử. Thánh Phaolô được hạ sinh bởi ơn Chúa, thế nhưng nhờ lòng tha thứ của Thánh Stephano, nhờ chứng từ của Thánh Stephano. Đó là hạt giống hoán cải của Thánh Phaolô. Đó là chứng cớ cho thấy các hành động yêu thương làm thay đổi lịch sử: cho dù là những hành vi cử chỉ nhỏ bé, kín đáo, hằng ngày. Vì Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử bằng lòng can đảm khiêm hạ của những con người cầu nguyện, yêu thương và tha thứ. Có rất nhiều vị thánh ẩn kín, những vị thánh hàng xóm láng giồng quen biết, những nhân chứng sống kín đáo, thành phần thay đổi thế giới bằng những tác động nhỏ bé. 

    Hãy trở thành nhân chứng cho Chúa Giêsu - điều này áp dụng vào cả chúng ta nữa. Chúa muốn chúng ta làm cho đời sống của chúng ta trở thành những kiệt tác nhờ các thứ thường tình, các thứ thường nhật hằng ngày chúng ta làm. Chúng ta được kêu gọi để làm chứng cho Chúa Giêsu ngay ở nơi chúng ta sống, trong gia đình của chúng ta, ở chỗ làm, ở khắp nơi, cho dù chỉ chiếu sáng bằng một nụ cười, thứ ánh sáng không phải của chúng ta - mà là từ Chúa Giêsu - và cho dù chỉ bằng cách xa tránh bóng tối của những gì là xì xèo tầm phào. Để rồi, khi chúng ta thấy điều gì đó sai trái, thay vì phê bình chỉ trích, trách móc và than phiền, chúng ta hãy cầu cho người lầm lỗi cũng như cho trường hợp khó khăn này. Rồi khi xẩy ra chuyện cãi vả nhau trong nhà, thì thay vì muốn mình thắng thế thì hãy cố gắng dẹp nó đi; và mỗi lần như vậy cứ bắt đầu lại, tha thứ cho những ai phạm đến mình. Những điều nhỏ bé thôi, nhưng nó lại thay đổi lịch sử, vì chúng mở ra cửa chính, mở ra cửa số cho ánh sáng của Chúa Giêsu. Thánh Stephano, trong khi đang còn bị ném những viên đá hận thù ghen ghét, đã đáp trả bằng những lời thứ tha. Ngài đã làm thay đổi lịch sự như thế đó. Cả chúng ta cũng có thể biến dữ thành lành từng lần, đúng như một câu ngạn ngữ nói rằng: "Hãy giống như một cây cau dừa: họ ném đá vào nó và nó rụng xuống những trái chà là".

    Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang chịu bách hại vì danh Chúa Giêsu. Rất tiếc là xẩy ra cho nhiều người trong họ. Còn hơn là thuở ban đầu của Giáo Hội nữa. Chúng ta hãy phó dâng những người anh chị em này cho Đức Mẹ, nhờ đó, họ có thể hiền lành đáp trả những đàn áp và có thể khống chế sự dữ bằng sự lành, như những chứng nhân đích thực cho Chúa Giêsu.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201226.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    -