7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - GM BÙI TUẦN

 

  •  
    nguyenthi leyen
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Wed, Feb 10 at 9:20 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Ðầu Xuân, tâm sự về đổi mới

    Những ngày đầu xuân xa xưa, khi tôi còn rất trẻ, tôi có ước mơ đổi mới thế giới. Những ngày xuân gần đây, khi tôi đã đứng tuổi, tôi có ước mơ đổi mới Quê Hương và Hội Thánh tại quê hương. Nhưng ngày xuân này, khi tôi khởi sự già, tôi chỉ ước mơ đổi mới chính mình.

    Tất nhiên đổi mới nói đây là đổi mới tâm hồn. Sẽ chẳng có gì lạ cả, bởi vì đổi mới tâm hồn, mà tôi nhắm tới, là phát huy thêm nơi tôi những khả năng “người” mà ai cũng có.

    Trước hết là khả năng hiện diện với chính mình.

    Có nghĩa là biết đi vào nội tâm, để nhận ra ý nghĩa đời mình, kiểm tra hướng đi mình chọn, cân đo trách nhiệm mình gánh. Biết phản tỉnh, để suy nghĩ chính những suy nghĩ của mình, từ quan niệm đến phán đoán, từ phân tích đến tổng hợp, từ những hiểu biết rời rạc đến những hiểu biết có hệ thống, để rồi từ đó vận dụng cho những sáng tạo trong các lĩnh vực. Sao cho danh xứng với thực, thuật hợp với luật, hành đúng với tri.

    Phát triển khả năng suy nghĩ là một đòi hỏi bức thiết. Con người sẽ xuống cấp, nếu lười suy nghĩ, nếu không thể tự mình suy nghĩ, nếu suy nghĩ của mình chỉ là những từ ngữ vay mượn của người khác. Sẽ là một thảm hoạ cho chính mình, khi cảm thấy trống vắng những lúc phải đối diện với chính mình. Sẽ là một sự nghèo nàn đáng ngại, khi không nếm được và không rút tỉa được những tinh tuý ẩn đàng sau vô số những điều mình thấy, mình nghe, mình đọc.

    Phát huy khả năng hiện diện với chính mình là điều phải làm và có thể làm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    Tiếp đến là khả năng hiện diện với thiên nhiên và xã hội.

    Thiên nhiên và xã hội là những toàn khối lớn, con người chỉ là một thành phần nhỏ. Phải kể là đạo đức, khi nhận thức được những liên đới qua lại giữa mình với xã hội và thiên nhiên, khi biết ngạc nhiên trước những giá trị mới của nhân loại, khi biết rung cảm với những biến chuyển của xã hội, khi biết có trách nhiệm trong việc bảo vệ và làm đẹp môi trường.

    Có thể nói vận mệnh của mình nằm trong vận mệnh của xã hội và thiên nhiên. Bởi vì tất cả đều liên hệ với nhau, tương tác sang nhau, bồi đắp cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau, thấm nhập vào nhau. Nếu mình cố gắng hiện diện như một ngọn đèn công lý, tình thương và sự thực, thì bóng tối sự ác sẽ giảm bớt, ánh sáng sự lành sẽ lan ra. Nhiều người đã chứng minh họ có khả năng hiện diện như thế. Hơn nữa, họ đã chứng minh khả năng hiện diện đó đã luôn luôn được phát triển. Ðó là những mẫu gương mời gọi tôi.

    Rồi đến khả năng hiện diện với những người khác.

    Tất nhiên hiện diện nói đây phải là loại được xây dựng bằng những kính trọng, những cảm thông, những phục vụ, những yêu thương, những tha thứ. Ðây là chuyện của lý trí, nhưng nhất là của con tim.

    Phải coi chừng, đừng để trái tim mình trở nên cằn cỗi, xơ cứng, chai đá, lạnh lùng trước những vui buồn của những người xung quanh. Phải coi chừng, đừng để trái tim mình trở thành quá chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho chiếc bàn thờ tôn vinh cái tôi ích kỷ.

    Kiên nhẫn, bao dung, cảm thông, thương xót và yêu thương là những mầm non có sẵn trong trái tim. Nhưng phải chăm sóc. Nhờ gẫm suy, chiêm niệm và tập luyện, nhiều người đã phát triển thành công những mầm non đó.

    Trong cuốn “Ðức Ðạt-lai-lạt-ma nói về Ðức Chúa Giêsu” (1996), vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Tây Tạng đã suy gẫm lời Chúa Giêsu dạy: “Con hãy yêu thương kẻ thù của con” (Mt 5,38-48). Ngài đã chia sẻ tiến trình suy gẫm của ngài, để đi sâu vào Lời Chúa. Rồi ngài kết luận: Phát huy được tình thương đối với kẻ thù như Lời Chúa dạy chính là một lễ vật mà Chúa ưa thích hơn cả sự cầu nguyện.

    Phát huy khả năng hiện diện với những người khác bằng bác ái, đó là dấu chỉ chắc chắn nhất của những ai thuộc về Ðức Kitô. Và đó cũng là bảo đảm chắc chắn nhất cho phần rỗi, bởi vì trong ngày phán xét, Chúa sẽ căn cứ vào bác ái để phân loại người lành kẻ dữ. Thế thì phải phát huy hơn nữa, phát huy không ngừng khả năng đó.

    Sau cùng là khả năng hiện diện với Thiên Chúa.

    Thường xuyên tôi đi tìm Chúa, thường xuyên tôi gọi tên Ngài. Tôi đã nhận ra Ngài trong những người hiền lành, khiêm nhường, xây dựng hoà bình và gieo rắc yêu thương. Tôi đã nhận ra Ngài trong những người thao thức cho sự phát triển niềm tin và hy vọng. Tôi đã nhận ra Ngài trong những người hướng cộng đoàn của mình về tương lai, không phải bằng những áp đặt, và những hứa hẹn, mà bằng đời sống đạo đức, bằng sức mạnh nội tâm, để họ tự mình sáng tạo, tự mình vươn lên. Tôi đã nhận ra Ngài trong những người biết xây dựng đoàn kết với sự kính trọng những khác biệt. Tôi đã nhận ra Ngài trong những người biết khai thác những tài năng của mình, những thời giờ của mình, cho công ích. Tôi đã nhận ra Ngài nơi những người biết nhìn thấy trước những thời cơ và những nguy cơ, biết hành động trước cho Nước Trời, như người canh thức trung tín và khôn ngoan. Tôi đã nhận ra Ngài trong những người nghèo khổ khiêm hạ cần cù. Tôi đã nhận ra Ngài khi tôi tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên và các đấng sinh thành. Tôi đã gặp được Ngài, và cảm nghiệm được lòng nhân hậu của Ngài trong những tình huống thời sự phức tạp nhất. Cả trong khổ đau cũng có một con đường dẫn tới Ngài, và lúc đó khổ đau không là thất bại, mà là thánh giá báo hiệu phục sinh.

    Nhất là tôi đã gặp được Ngài và cảm nghiệm được thấm thía về Ngài, khi tôi chân thành sám hối và chân thành tìm về với Phúc Âm.

    Dù với những kinh nghiệm trên đây, tôi nghĩ rằng khả năng hiện diện với Chúa là một kho tàng tôi chưa biết hết, chưa khai thác hết. Cần phát huy thêm.

    ù

    Ngày xuân, tôi nhìn vào bốn khả năng hiện diện của tôi. Và tôi thấy phát huy bốn khả năng này là một nhu cầu của ơn gọi làm người, chứ chưa nói là nhu cầu của ơn gọi làm môn đệ Ðức Kitô. Phát huy bốn khả năng đó chính là việc đổi mới chính mình, có ảnh hưởng đến việc đổi mới xã hội và Giáo Hội. Ước mơ đầu năm của tôi là đơn sơ nhưng chân thành như thế đấy. Xin chia sẻ như một hiện diện bé nhỏ đón chào Mùa Xuân Ðất Nước tôi.

    ĐGM GB BÙI TUẦN

     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC DIỄN TỪ XUÂN VỚI NGOẠI GIAO ĐOÀN

  •  
    Tinh Cao
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Tue, Feb 9 at 7:43 PM
     
     
     
    Hôm qua, Thứ Hai mùng 8/2/2021, theo thông lệ hằng năm, 
    ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ chúc mừng tân xuân với ngoại giao đoàn chư quốc có bang giao với Quốc Đô Vatican.
     
    Trong bài diễn từ rất quan trọng và cần thiết liên quan đến vận mệnh thế giới này,
    đến 5 cuộc khủng hoảng chính hiện nay và cách giải quyết những cuộc khủng hoảng sống còn này ra sao?
     
    Xin trân trọng kính mời tất cả những tâm hồn gắn bó với Giáo Hội và nhân loại theo dõi ở những cái links dưới đây:
     
    Để đọc bài dịch
     
    Để nghe bài dịch
     
    Để vừa nghe vừa xem
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqZW6u7ENUQqRozXYwf5xSaVRVs%3DfaEs95yGE_S0d72Jg%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -ĐTC - NĂM CHUC TỤNG CHÚA LAUDATO

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Feb 2 at 7:25 AM
     
     
    Trong Năm Chúc Tụng Chúa Laudato Si' 24/5/2020-2021
    chúng ta tiếp tục đi sâu vào chính bức thông điệp quan trọng, khẩn thiết và hợp thời hơn bao giờ hết hiện nay, 
    sau khi chúng ta đã cùng nhau đã có được một cái nhìn tổng quan về bản văn kiện thời đại này, qua lần phổ biến đầu tiên ngày 19/1/2021,
    và đã thấy chính vị tác giả giáo hoàng dẫn nhập vào bức thông điệp của ngài, liên quan cả đến các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, 
    đến nội dung ngài muồn diễn đạt trong 6 chương của bức thông điệp, qua lần phổ biến hôm qua ngày 1/2/2021.
    Hôm nay, chúng ta tiến đến Chương Thứ Nhất trong 6 chương, trong đó. ngài sẽ chỉ cho chúng ta thấy: 
    Những gì đang xẩy ra cho ngôi nhà chung là trái đất này của chúng ta.
    Sau đây là những cái links liên hệ để theo dõi:
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh
     
    Để Đọc

     
     
    Để Nghe
     
     
    Để Xem
    ------------------------------------------
     

     

    --
    received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    You To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq%3DBn%2BDW2Oxvo_n5KJ%3DyF0t5mNfp0CMKSgtsT%3Dqq3j7bQ%40mail.gmail.com
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN5TN-B

  •  
    Tinh Cao
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Sun, Feb 7 at 9:32 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Thường Niên Năm B

     

    ĐTC đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7/2/2021

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Một lần nữa lại ở Quảng Trường nàyĐoạn Phúc Âm hôm nay (cf Mk 1:29-39) trình thuật về việc Chúa Giêsu chữa lành cho nhạc mẫu của chàng Phêrô cùng nhiều bệnh nhân và khổ nhân khác đang tụ tập chung quanh Người. Việc chữa lành cho nhạc mẫu của chàng Phêrô là việc chữa lành về thể lý đầu tiên được Thánh ký Marcô thuật lại: một người nữ bị sốt nằm trên giường; thái độ và cử chỉ của Chúa Giêsu đối với bà là một biểu hiệu: "Người đến cầm lấy tay của bà" (v.31).

    Vị Thánh ký này ghi nhận như thế. Thật là mềm mại nơi tác động đơn sơ hầu như hoàn toàn tự nhiên này: "bà được khỏi cúm; và phục vụ các vị" (ibid). Quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu không gặp trở ngại nào; và con người được chữa lành phục hồi đời sống bình thường của mình, lập tức nghĩ đến người khác chứ không phải bản thân mình - và đó là điều quan trọng; đó là dầu hiệu cho thấy "thứ khỏe mạnh" thật sự!

    Hôm đó là ngày hưu lễ. Dân chúng ở ngôi làng đó chờ cho đến chiều tà, để rồi, khi kết thúc ngày nghỉ theo luật buộc, họ mới ra khỏi nhà để mang đến cho Chúa Giêsu tất cả những ai yếu bệnh và bị quỉ ám. Người đã chữa lành họ, nhưng cấm ma quỉ không được tiết lộ Người là Đức Kitô (cf vv. 32-34). Vậy, ngay từ ban đầu, Chúa Giêsu đã tỏ cho thấy lòng Người thương mến những con người bị khổ đau về phần xác cũng như trong tâm thần: đó là một lòng thương mến đến gần với những ai khổ đau về phần xác cũng như tâm thần. Đó là lòng thương mến của Chúa Cha, một lòng thương mến Người hiện thực và biểu lộ bằng việc làm và lời nói. Các môn đệ của Người là những chứng nhân về tấm lòng thương mến ấy; các vị đã thấy để rồi đã làm chứng về nó. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã không muốn có những kẻ đóng vai chỉ thuần bàng quan nơi sứ vụ của Người: Người muốn bao gồm cả họ nữa; Người đã sai họ đi; Người cũng ban cho họ quyền năng chữa lành và trừ quỉ nữa (cf Mk 10:1; Mk 6:7). Và điều này đã không ngừng tiếp tục trong đời sống của Giáo Hội cho đến ngày nay. Đó là những gì quan trọng. Việc chăm sóc cho đủ mọi loại bệnh nhân không phải là "một thứ hoạt động tùy ý" đối với Giáo Hội, không! Nó không phải là những gì ngoại lệ, không. Việc chăm sóc cho hết mọi loại bệnh nhân là những gì thuộc về sứ vụ trọn vẹn của Giáo Hội như là sứ vụ của Chúa Giêsu vậy. Sứ vụ này là mang đến cho nhân loại khổ đau những gì là êm ái dịu dàng của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ được nhắc nhở về điều này trong ít ngày nữa, vào ngày 11/2, Ngày Thế Giới Bệnh Nhân.

    Thực tại xẩy ra là chúng ta đang trải nghiệm trên khắp thế giới gây ra bởi cơn dịch bệnh đang làm cho sứ điệp này, làm cho sứ vụ thiết yếu này của Giáo Hội, trở nên thích đáng một cách đặc biệt. Tiếng của Ông Job âm vang trong phụng vụ hôm nay, một lần nữa cho thấy thân phận của con người, rất cao qúi về phẩm giá - thân phận con người của chúng ta, thân phận cao quí nhất về phẩm giá - và đồng thời cũng rất yếu đuối mỏng dòn. Trước thực tại này, cõi lòng bao giờ cũng cảm thấy thắc mắc "tại sao?"

    Để trả lời cho vấn nạn này, Chúa Giêsu, Lời đã hóa thành nhục thể, đáp lại không phải bằng lời dẫn giải - vì chúng ta rất cao quí về phẩm giá và rất yều hèn về thân phận, Chúa Giêsu không đáp lại vấn nạn "tại sao" này bằng một lời dẫn giải -, mà bằng một sự hiệp diện yêu thương cúi mình xuống, ở chỗ cầm lấy tay mà nâng dậy, như Người đã làm với nhạc mẫu của chàng Phêrô (cf Mk 1:31). Bằng cách cúi mình xuống để nâng người khác lên. Chúng ta đừng quên rằng cách thân tình duy nhất khi nhìn vào một con người từ bên trên xuống đó là khi anh chị em giơ bàn tay của mình ra giúp họ đứng lên. Đó là cách duy nhất. Đó là sứ vụ được Chúa Giêsu ủy thác cho Giáo Hội. Người Con của Thiên Chúa tỏ hiện vai trò làm chúa của mình không phải "từ trên cao nhìn xuống", không phải từ một khoảng cách, mà là cúi xuống, là giơ bàn tay của mình ra; Người tỏ hiện vai trò làm chúa của Người một cách gần gũi, một cách mềm mại dịu dàng, một cách cảm thương. Gần gũi, dịu dàng, cảm thương là những kiểu cách của Thiên Chúa. Thiên Chúa cận kề gần gũi, và Ngài gần gũi cận kề một cách dịu dàng và cảm thương. Biết bao nhiêu lần chúng ta đọc thấy trong Phúc Âm, trước một vấn đề sức khỏe hay bất cứ vấn đề nào đó "Người đã động lòng thương". Lòng cảm thương của Chúa Giêsu, việc gần gũi cận kề của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu là kiểu cách của Thiên Chúa. Đoạn Phúc Âm hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta rằng lòng cảm thương này được bắt nguồn sâu xa nơi mối liên hệ mật thiết với Chúa Cha. Tại sao? Trước bình minh và khi chiều xuống, Chúa Giêsu đều lánh mặt ẩn thân nguyện cầu (v.35). Từ đó Người lấy sức mạnh để hoàn tất sứ vụ rao giảng và chữa lành của Người.

    Xin Thánh Trinh Nữ giúp chúng ta biết để cho Chúa Giêsu chữa lành cho chúng ta - hết mọi người chúng ta đều cần đến điều này - để nhờ đó, về phần mình, chúng ta trở thành những chứng nhân cho niềm êm ái dịu dàng chữa lành của Thiên Chúa.

    (Sau Kinh Truyền Tin ĐTC nói tiếp về tình hình ở Myanmar, nơi ngài đã tông du năm 2017 đang có biến loạn được ngài cầu nguyện cho, và ngài cũng nhắc nhở chính Chúa Nhật này là Ngày Cho Sự Sống ở Ý.... và cuối cùng ngài nói đến vị thánh được tưởng nhớ ngày 8/2 hằng năm, đó là:)

    Ngày mai, phụng vụ tưởng nhớ Thánh Josephine Bakhita, một nữ tu người Sudan đã trải qua cuộc đời làm nô lệ nhục nhã và khổ đau, chúng ta cử hành Ngày Cầu Nguyện và Nhận Thức chống Nạn Buôn Người. Năm nay đích nhắm của nó đó là hoạt động cho một nền kinh tế không ủng hộ, dù là gián tiếp, với nạn buôn người đê hèn này, tức là hoạt động cho một thứ kinh tế không bao giờ biến con người nam nữ trở thành những món hàng hóa, những thứ đồ vật, nhưng luôn là đích nhắm.

     Phục vụ con người nam nữ, chứ không sử dụng họ như một mặt hàng. Chúng ta hãy xin Thánh Josephine Bakhita giúp chúng ta về điều này.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210207.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHo8x1PSTur0SPkge-Hk3F_KHhFdY2picYTO1wHQQL%3DoZg%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -HUẤN TỪ CN3TN-B

  •  
    Tinh Cao
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Sun, Jan 31 at 8:38 AM
     NGÀY 02 THÁNG 2 LÀ NGÀY LỄ GẶP GỠ GIỮA ÔNG BÀ VÀ CAC CHÁU
     

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin

    Chúa Nhật IV Thường Niên Năm B

     

    Pope Francis leads the Sunday Angelus

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Đoạn Phúc Âm hôm nay (cf. Mk 1:21-28) kể về một ngày kiểu mẫu trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu; đặc biệt là Ngày Hưu Lễ, một ngày giàng cho việc nghỉ ngơi và cầu nguyện, ở chỗ dân chúng kéo đến hội đường. 

    Trong hội đường ở Caphanaum, Chúa Giêsu đã đọc và dẫn giải Thánh Kinh. Những người tham dự bị thu hút bởi cách thức nói năng của Người; họ cảm thấy rất ngỡ ngàng vì Người tỏ ra một thẩm quyền khác với thẩm quyền của những viên ký lục (v.22). Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tỏ mình ra toàn năng, nơi cả các việc làm của Người. Thật vậy, có một người ở hội đường hướng về Người, nói với Người như Người là vị Đại diện của Thiên Chúa, thì Người nhận ra tên thần ô uế, liền truyền cho hắn ra khỏi người ấy và hắn đã bị khử trừ (vv. 23-26).

    Ở đây chúng ta có thể thấy được hai hai yếu tố đặc biệt đó là việc giảng dạy, và hành động trị liệu chữa lành: Ngài giảng dạy và chữa lành. Cả hai khía cạnh này đểu nổi bật trong đoạn Phúc Âm của Thánh ký Marco đây, thế nhưng, việc rao giảng được nhấn mạnh nhất; việc trừ quỉ được trình bày như để xác nhận "thẩm quyền" chuyên biệt và việc giảng dạy của Người. Chúa Giêsu giảng dạy bằng thẩm quyền của Người, như một người sở hữu một thứ giáo huấn xuất phát từ chính mình Người, không như các viên ký lục chỉ lập lại những truyền thống trước kia và luật lệ thôi. Họ đã lập lại lời này, lời kia, lời nọ, toàn là những lời lẽ thôi, như ca sĩ nổi tiếng Mina đã hát ["Parole, parole, parole”]; họ giống như thế. Chỉ nói là nói. Trái lại, Chúa Giêsu, lời nói của Người có uy lực, Chúa Giêsu có thế lực. Có thế mới chạm đến cõi lòng. Việc giảng dạy của Chúa Giêsu có cùng một thẩm quyền như chính Thiên Chúa phán vậy; vì chỉ cần bằng một lời truyền Người đã dễ dàng giải thoát con người bị ám khỏi thần ô uế mà chữa lành người ấy. Tại sao? Vì lời của Người thực hiện những gì Người phán. Vì Người là một vị tiên tri tốt hậu. Thế nhưng tại sao tôi lại nói như vậy, lại nói rằng Người là vị tiên tri tối hậu? Xin nhớ đến lời hứa của Moisen, ở chỗ Moisen đã nói rằng: "Sau ta, mãi sau này, sẽ có một vi tiên tri như ta - như ta! - đấng sẽ dạy cho các ngươi". Moisen đã loan báo về Chúa Giêsu như là vị tiên tri tối hậu. Việc giảng dạy của Chúa Giêsu có cùng một uy quyền như Thiên Chúa phán dạy: thật vậy, bằng một lời truyền, Người đã dễ dàng giải thoát kẻ bị ám khỏi tên gian ác và chữa lành người này. Đó là lý do tại sao Ngài không nói bằng thẩm quyền loài người mà là thẩm quyền thần linhvì Người có quyền năng để trở thành một vị ngôn sứ tối hậu, tức là, Người Con của Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng chữa lành cho tất cả chúng ta. 

    Khía cạnh thứ hai, khía cạnh chữa lành, cho chúng ta thấy rằng việc giảng dạy của Chúa Giêsu nhắm đến chỗ chế ngự tên gian ác đang hiện diện nơi loài người và thế giới này. Lời của Người nhắm thẳng đến vương quốc của Satan, ở chỗ, lời của Người khiến hắn bị hoảng lên và làm cho hắn dội lại, buộc hắn phải rời bỏ thế gian này. Được lệnh truyền của Chúa chạm tới, người bị ám được giải thoát và được biến đổi thành một con người mới. Hơn nữa, việc giảng dạy của Chúa Giêsu hợp với một lý lẽ ngược với thứ lý lẽ của thế gian và của tên gian ác, ở chỗ, lời của Người cho thấy một cuộc chấn động nơi trật tự sai lầm của các sự vật. Thật vậy, ma quỉ hiện diện nơi con người bị ám đã kêu lên khi Chúa Giêsu tiến tới: "Hỡi Giêsu Nazarét, ngài tính làm gì với chúng tôi vậy? Ngài đến để hủy diệt chúng tôi hay sao?" (v.24) Những lời này cho thấy tất cả những gì là khác biệt giữa Chúa Giêsu và satan: cả hai đều hoàn toàn ở những phương diện khác nhau; không có gì chung nơi cả hai; cả hai nghịch lại nhau. Chúa Giêsu thì có thẩm quyền, thu hút dân chúng bằng uy lực của mình, và cũng là vị ngôn sứ giải thoát nữa, vị ngôn sứ được hứa hẹn là Con Thiên Chúa, Đấng chữa lành. Chúng ta hãy lắng nghe những lời của Chúa Giêsu, những lời có quyền uy thế lực, bao giờ cũng thế, đừng quên nhé!

    Hãy mang theo một cuốn Phúc Âm nhỏ trong túi hay trong xách tay của anh chị em, để đọc trong ngày, để lắng nghe những lời quyền uy của Chúa Giêsu. Thật vậy, tất cả chúng ta đều có vấn đề, tất cả chúng ta đều có tội, tất cả chúng ta đều có những phiền muộn tâm thần; hãy xin với Chúa Giêsu rằng: "Chúa Giêsu ơi, Chúa là vị ngôn sứ, là Con Thiên Chúa, Chúa được hứa ban cho chúng con để chữa lành chúng con. Xin hãy chữa lành con đi!" Hãy xin Chúa Giêsu chữa lành cho chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta, khỏi các thứ bệnh hoạn của chúng ta.

    Đức Trinh Nữ Maria luôn giữ những lời của Chúa Giêsu cùng với các việc làm của Người trong lòng của Mẹ, và đã hoàn toàn sẵn sàng cùng trung tín theo Người. Xin Mẹ cũng giúp cho chúng ta biết lắng nghe Người và theo Người, để cảm nghiệm thấy những dấu hiệu ơn cứu độ của Người trong đời sống của chúng ta.

    (Sau Kinh Truyền Tin:)

    Anh chị em thân mến,

    Ngày kia, mùng 2 tháng 2, chúng ta sẽ cử hành lễ Hiến Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ, khi Simeon và Anna, cả hai vị lão thành, được Thánh Linh soi động, đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục tác động lên những tư tưởng và lời nói khôn ngoan nơi những vị lão thành ngày nay, ở chỗ tiếng nói của họ là những gì quí báu, vì nó vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa và bảo toàn các cội nguồn của chư dân. Họ nhắc nhở chúng ta rằng tuổi già là một tặng ân và ông bà là những gì gắn kết giữa các thế hệ, truyền đạt lại kinh nghiệm sống cùng đức tin cho thế hệ trẻ. Ông bà thường hay bị quên lãng, và chúng ta quên đi kho tàng bảo trì cội nguồn cùng truyền đạt này. Vì thế, tôi quyết định thành lập Ngày Thế Giới Ông Bà và Người Già / World Grandparents' and Elders' Day, một ngày sẽ được cử hành trong tất cả mọi Giáo Hội hằng năm vào Chúa Nhật Thứ 4 trong Tháng 7, gần với Lễ Thánh Goakim và Anna, "ông bà" của Chúa Giêsu. 

    Ông bà cần phải gặp gỡ các cháu của mình, và các cháu cần phải gặp gỡ ông bà, vì - như tiên tri Joel đã nói - ông bà, trước các cháu của mình, sẽ mơ mộng và có những ước mong lớn lao, và giới trẻ, được sức mạnh từ ông bà của mình, sẽ tiến bước cùng nói tiên tri. Thật vậy, ngày mùng 2 tháng 2 là ngày lễ gặp gỡ giữa ông bà và các cháu vậy.

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210131.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpMDXtqqnqJNEuz2CwRzYXQv_At56GpzfwjF0L9gAS-5Q%40mail.gmail.com.