7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC GIÁNG CN2PS - LCT XOT

  •  
    Tinh Cao
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
    Sun, Apr 11 at 9:12 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giảng Lễ Chúa Nhật II Phục Sinh Lễ LTXC

      

    Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với các môn đệ mấy lần. Người đã nhẫn nại xoa dịu tấm lòng trục trặc của các vị. Tự mình sống lại, giờ đây Người mang đến "sự phục sinh cho các môn đệ"Người làm cho tinh thần của các vị sống lại và làm cho đời sống của họ đổi thay.

     Trước đó, những lời của Chúa cùng với gương sống của Người đều không thay đổi được các vị. Giờ đây, vào lúc Phục Sinh, một cái gì đó mới lạ đang xẩy ra, và nó xẩy ra theo chiều hướng của lòng thương xótChúa Giêsu làm cho các vị sống lại bằng lòng thương xót. Một khi đã lãnh nhận được lòng xót thương, các vị cũng biết thương xót. Thật khó lòng mà thương xót nếu không cảm thấy mình được xót thương trước.

    Trước hết, các vị nhận lãnh được lòng thương xót nhờ ba tặng ân. Tiên vàn, Chúa Giêsu cống hiến cho các vị tặng ân bình an, rồi tặng ân Thần Linh và sau cùng là tặng ân các Thương Tích của Người. Các vị môn đệ này bị khủng hoảng. Họ đã khóa kín cửa lại vì sợ hãi, sợ bị bắt và cuối cùng là giống như Thày. Thế nhưng các vị chẳng những cùng nhau bị hỗn độn trong một căn phòng; các vị tự mình còn cảm thấy một nỗi hối xót nữa. Các vị đã ruồng bỏ và chối bỏ Chúa Giêsu. Các vị đã cảm thấy mình bất lực, mất uy tín, chẳng lợi ích gì hết. Chúa Giêsu đã đến và nói cùng các vị hai lần rằng: "Bình an cho các con!Người không mang lại một thứ bình an để cất đi cho họ các thứ vấn đề rắc rối bề ngoài mà là thứ bình an thấm nhiễm lòng tin tưởng bên trong. Đó không phải là thứ bình an ngoại tại, mà là thứ bình an trong lòng. Người nói cùng các vị "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thày thế nào thì Thày cũng sai các con như vậy" (Jn 20:21). Người như thể nói với các vị rằng: "Thày sai các con đi vì Thày tin vào các con". Những con người môn đệ thoái chí nản lòng này được ban cho bình an. Bình an của Chúa Giêsu làm cho các vị vượt qua từ nỗi hối xót sang sứ vụBình an của Chúa Giêsu làm bừng lên sứ vụ. Nó không bao gồm những gì là dễ dàng và dễ chịu, mà là thứ thách đố làm chúng ta bung mình ra. Bình an của Chúa Giêsu là những gì giải thoát chúng ta khỏi một tình trạng thu mình bại liệt; nó chặt đứt những thứ xích xiềng tâm can. Các vị môn đệ đã nhận ra rằng các vị đã được xót thương: các vị đã nhận thấy rằng Thiên Chúa đã không lên án các vị hay khinh miệt các vị, mà còn tin tưởng vào các vị nữa. Thật vậy, Thiên Chúa tin tưởng vào chúng ta hơn cả chính chúng ta tin vào bản thân chúng ta nữa. "Người yêu chúng ta hơn chúng ta yêu bản thân mình"(cf. SAINT JOHN HENRY NEWMAN, Meditations and Devotions, III, 12, 2). Một khi được Thiên Chúa quan tâm đến thì chẳng có ai là vô dụng, là mất uy tín hay là một thứ đồ bỏ. Hôm nay Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta rằng: "Bình an cho các con! Các con là những gì quí báu trước mắt của Thày. Bình an cho các con! Các con là những gì quan trọng đối với Thày. Bình an cho các con! Các con có một sứ vụ. Không ai có thể chiếm chỗ của các con. Các con là những con người bất khả thay thế. Thày tin tưởng vào các con".

     Sau nữa, Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót cho các môn đệ của Người bằng việc ban cho các vị Thánh LinhNgười đã ban Thần Linh thứ tha tội lỗi (cf.vv 22-23). Các vị môn đệ là những con người tội lỗi; các vị đã bỏ chạy, các vị đã ruồng bỏ một Bậc Thày. Tội lỗi đang hành hạ các vị; các vị đang phải trả giá sự dữ. Tội lỗi của chúng ta, như Thánh Vịnh gia nói (cf.51:5), luôn ở trước chúng ta. Tự mình, chúng ta không thể loại trừ tội lỗi. Chỉ một mình Thiên Chúa mới cất nó đi được thôi, chỉ duy mình Người, bằng lòng thương xót của Người, mới có thể làm cho chúng ta trồi lên khỏi những vực thẳm khốn cùng của chúng ta thôi. Như các vị môn đệ xưa, chúng ta cần phải được tha thứ, cần phải chân thành xin Chúa thứ tha. Chúng ta cần mở lòng chúng ta ra để được tha thứ. Ơn tha thứ trong Thánh Linh là tặng ân Phục Sinh giúp cho nội tâm của chúng ta nhờ đó mà được phục sinh. Chúng ta hãy xin ơn biết chấp nhận tặng ân này, biết tha thiết với Bí Tích tha thứVà ơn hiểu được rằng Bí Tích Giải Tội không phải là việc về bản thân chúng ta và tội lỗi của chúng ta, mà là về Thiên Chúa và là về lòng thương xót của Ngài. Chúng ta không xưng tội để hạ thấp chúng ta xuống, mà là để được nâng lên. Chúng ta, tất cả chúng ta, rất ư là cần đến điều này. Như một trẻ nhỏ, bất cứ khi nào chúng ngã, chúng đều cần được cha mẹ chúng nâng lên thế nào, chúng ta cũng cần như thế. Chúng ta cũng thường xuyên sa ngã. Và bàn tay Cha của chúng ta sẵn sàng nâng chúng ta đứng lên lại và làm cho chúng ta tiếp tục bước đi. Bàn tay bảo đảm và khả tín này là Bí Tích Giải Tội. Bí Tích Giải Tội là bí tích nâng chúng ta lên; bí tích này không để chúng ta nằm trên mặt đất, than khóc về những tảng đá cứng khiến chúng ta vấp ngã. Bí Tích Giải Tội là Bí Tích phục sinh, hoàn toàn thương xót. Tất cả những ai giải tội cần phải chuyển đạt những gì là ngọt ngèo của lòng thương xót. Đó là những gì vị giải tội cần phải làm, đó là chuyển đạt những gì là êm ái dịu dàng của lòng thương xót Chúa Giêsu, Đấng tha thứ hết mọi sự. Thiên Chúa là Đấng thứ tha hết tất cả mọi sự.

    Cùng với thứ bình an làm chúng ta phục hồi và ơn tha thứ nâng chúng ta lên, Chúa Giêsu đã cống hiến cho các môn đệ của Người tặng ân thứ ba là tặng ân của lòng thương xótở chỗ, Người đã tỏ ra cho các vị thấy các thương tích của Người. Bởi những thương tích này mà chúng ta đã được chữa lành (cf. 1 Pet 2:24; Is 53:5). Thế nhưng những vết thương này đã chữa lành chúng ta ra sao? Bằng lòng thương xót. Nơi những vết thương ấy, như Toma, chúng ta có thể thật sự chạm tới sự thật Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến cùng. Người đã làm cho các thương tích của chúng ta thành thương tích của Người, và đã mang lấy các thứ yều hèn của chúng ta nơi thân xác của Người. Các thương tích của Người là những thông mạch mở ra giữa Người và chúng ta, lan tỏa lòng thương xót trên tình trạng khốn nạn của chúng ta. Các thương tích của Người là những ngõ lối Thiên Chúa đã mở ra chúng ta tiến vào tình yêu dịu dàng của Người và thật sự "chạm đến" Đấng là Người. Chúng ta đừng bao giờ ngờ vực lòng thương xót của Người nữa. Bằng việc tôn thờ và hôn kính các thương tích của Người, chúng ta nhận ra rằng tất cả những yếu hèn của chúng ta đều đã được chấp nhận bằng tình yêu dịu dàng của NgườiĐiều này xẩy ra ở mỗi Thánh Lễ, khi Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta Thân Mình bị thương tích và phục sinh của Người. Chúng ta chạm đến Người và Người đụng vào đời sống của chúng ta. Người làm cho trời cao xuống với chúng ta. Các thương tích rạng ngời của Người xua tan bóng tối tăm trong lòng của chúng ta. Như Toma, chúng ta nhận biết Thiên Chúa; chúng ta nhận thấy Người gần gũi với chúng ta biết bao, và chúng ta cảm kích than lên rằng "Lạy Chúa của con và là Thiên Chúa của con!" (Jn 20:28). Tất cả mọi sự đều xuất phát từ đấy, từ ân sủng của việc lãnh nhận lòng thương xót. Đó là khởi điểm của hành trình Kitô hữu chúng ta. Thế nhưng, nếu chúng ta tin vào các khả năng của mình, vào tính chất hiệu năng của những gì chúng ta cấu trúc và dự phóng, chúng ta sẽ chẳng tiến được bao xa. Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận tình yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể cống hiến một cái gì mới cho thế giới thôi.

    Những gì các vị môn đệ đã làm đó là lãnh nhận lòng thương xót, để rồi về phần mình các vị cũng biết xót thương. Chúng ta thấy được điều ấy trong bài đọc thứ nhất. Sách Tông Vụ thuật lại rằng "không ai lấy gì làm của riêng mình, nhưng tất cả những gì họ có đều làm của chung" (4:32). Đó không phải là cộng sản, mà là thuần Kitô giáo. Lại càng lạ lùng hơn nữa khi chúng ta nghĩ rằng cũng là những con người môn đệ ấy trước kia đã tranh cãi với nhau về những gì là phần thưởng và việc tưởng thưởng, và về ai là kẻ cao trọng nhất (cf. Mt 10:37; Lk 22:24). Giờ đây họ biết chia sẻ với nhau hết mọi sự; họ "chỉ có một lòng trí" (4:32). Làm sao họ có thể thay đổi như thế chứ? Bấy giờ họ thấy nơi những người khác bằng chính lòng thương xót đã thay đổi cuộc đời của họ. Họ đã khám phá ra rằng họ đã chia sẻ cùng một sứ vụ, ơn tha thứ và Thân Mình Chúa Giêsu, và vì thế họ tự nhiên biết chia sẻ những sở hữu trần gian của họ. Đoạn sách này tiếp tục: "Không còn người nào thiếu thốn trong họ nữa" (v.34). Những nỗi sợ hãi của họ đã bị tan biến bởi việc họ chạm tới các thương tích của Chúa, nên họ không sợ chữa lành những thương tích của những ai thiếu thốn cần giúp đỡ. Vì họ thấy Chúa Giêsu ở đó. Vì Chúa Giêsu ở đó, nơi những thương tích của những ai thiếu thốn cần giúp đỡ.

    Anh chị em thân mến, anh chị em có muốn dấu chứng Thiên Chúa đã chạm đến đời sống của anh chị em không? Nếu muốn thì anh chị em hãy cúi mình xuống để bằng bó các vết thương của người khác. Hôm nay là ngày cần đặt vấn đề xem "Tôi là người rất thường đã nhận được bình an của Chúa, lòng thương xót của Người, có biết xót thương người khác hay chăng? Tôi là người rất hay thường được nuôi dưỡng bằng Thân Mình của Chúa Giêsu, có nỗ lực để làm vơi đi tình trạng đói khổ của người nghèo hay chăng?" Chúng ta đừng cứ tiếp tục tỏ ra dửng dưng lạnh lùng. Chúng ta đừng sống thứ đức tin một chiều, thứ đức tin chỉ biết nhận lãnh mà không biết cho đi, thứ đức tin nhận lấy tặng ân những không biết chia sẻ tặng ân ấy. Được lãnh nhận lòng thương xót, thì chúng ta hãy biết xót thương. Vì nếu tình yêu chỉ là những gì về mình thì đức tin trở thành khô cằn, son sẻ và có tính cách tình cảm. Không có người khác, đức tin trở thành cái xác vô hồn. Thiếu các việc của lòng thương xót thì chỉ là thứ đức tin chết mà thôi (cf. Jas 2:17).

    Anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho mình được canh tân bởi thứ bình an, ơn tha thứ và các thương tích của Chúa Giêsu xót thương nhân hậu. Chúng ta hãy xin ơn trở thành các chứng nhân của lòng thương xót. Chỉ có thể đức tin của chúng ta mới sống động và đời sống của chúng ta mới được hiệp nhất nên một. Chỉ có thế chúng ta mới có thể công bố Phúc Âm của Chúa, Phúc Âm của lòng thương xót vậy.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2021/documents/papa-francesco_20210411_omelia-divinamisericordia.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHo7KsRbdMCya2556DUGXyxcDUWyaXTf%2By0E3KsegzjHvg%40mail.gmail.com.
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN # 29

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Apr 7 at 6:45 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện Bài 29:

     

    Cầu Nguyện trong mối Hiệp Thông với Các Thánh

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về mối liên hệ giữa cầu nguyện và mối hiệp thông với các thánh. Thật vậy, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không bao giờ đơn độc một mình: cho dù  không nghĩ đến, chúng ta vẫn được chìm ngập trong một giòng sông uy nghi của các lời nguyện cầu đã tuôn trào trước chúng ta và tuần hành sau chúng ta. Một giòng sông uy nghi.

    Được chất chứa ở các lời cầu nguyện chúng ta thấy trong Thánh Kinh, những lời cầu nguyện thường âm vang phụng vụ, là những dấu vết của các câu truyện cổ xưa, về những cuộc giải phóng thần kỳ, về những tống xuất và đầy ải buồn thảm, về những cuộc trở về xúc động, về việc ngợi khen chúc tụng trước các kỳ quan của thiên nhiên vạn vật...Bởi thế mà các lời này đã được lưu truyền lại từ đời nọ đến đời kia, một kết nối liên tục giữa cảm nghiệm cá nhân với cảm nghiệm của dân chúng, cũng như của nhân loại có cả chúng ta trong đó. Không ai có thể tách khỏi lịch sử của mình, lịch sử của dân mình. Chúng ta luôn chất chứa nơi các thái độ của chúng ta cái gia sản này, ngay cả ở nơi cách thức nguyện cầu của chúng ta. Trong lời nguyện cầu chúc tụng, nhất là lời cầu xuất phát từ cõi lòng của những kẻ bé mọn và những ai khiêm hạ, âm vang những gì trong Ca Vịnh Ngợi Khen được Mẹ Maria đã dâng lên Thiên Chúa trước mặt người chị họ Isave của Mẹ; hay vang vọng lời cầu khẩn than van của vị Simeon lão thành, khi ẵm Bé Giêsu trên cánh tay của mình, đã nói như thế này: "Giờ đây xin Chúa cho tôi tớ Chúa đây được ra đi bằng an, như lời của Ngài" (Luca 2:29).

    Những lời cầu nguyện tốt đẹp như thế này đều có tinh chất "trải dài vươn rộng", như bất cứ những gì tốt đẹp khác; những lời cầu nguyện ấy tự mình tiếp tục lan truyền, dù có được đăng trên các hệ thống truyền thông xã hội hay chăng: ở các phòng trong bệnh viện, ở những lúc qui tụ lại mừng lễ đến những lúc chúng ta âm thầm chịu khổ... Nỗi đớn đau của một người là nỗi đớn đau của hết mọi người, và niềm hạnh phục của người này được truyền đạt cho tâm hồn của ai đó. Nỗi đớn đau và niềm hạnh phúc, tất cả chỉ là một câu truyện, các câu chuyện tạo nên câu chuyện đời sống của ai đó, câu chuyện này được kể lại bởi lời lẽ của ai đó, nhưng lại có cùng một cảm nghiệm.

    Cầu nguyện bao giờ cũng được tái sinh, ở chỗ mỗi lần chúng ta nắm tay nhau và mở lòng mình ra trước Thiên Chúa, chúng ta thấy mình hợp đoàn với các vị thánh vô danh cùng với các vị thánh được tuyên nhận là những vị đang cầu nguyện với chúng ta, và là những vị đang chuyển cầu cho chúng ta, như những người anh chị em lớn đã ra đi trước chúng ta trên cùng một cuộc hành trình trần thế. Không có vấn đề sầu thương nào ở trong Giáo Hội mà được xuất phát một cách cô độc hết, không có những giọt lệ nào nhỏ ra bị lãng quên, vì hết mọi người hít thở và tham phần vào cùng một ân sủng duy nhất. Không có vấn đề xẩy ra trùng hợp ngẫu nhiên, ở nhà thờ cổ, dân chúng được chôn táng trong các khu vườn được vây quanh bởi một dinh thự linh thánh, như muốn nói rằng, ở một nghĩa nào đó, cả đoàn lũ những ai đã ra đi trước chúng ta tham dự vào hết mọi phụng vụ Thánh Thể vậy. Cha mẹ và ông bà của chúng ta ở đó, cha mẹ đỡ đầu của chúng ta ở đó, các giáo lý viên cùng các thày cô khác cũng ở đó... Đức tin được truyền lại, được chuyển đạt, là đức tin chúng ta đã lãnh nhận. Cùng với đức tin, cả cách thức nguyện cầu và kinh nguyện cũng được truyền đạt lại nữa.

    Các thánh vẫn còn ở đây, không xa chúng ta; và các hình ảnh tiêu biểu của các vị ở trong các nhà thờ gợi lên cho thấy cả một "đám mây đầy những chứng nhân" luôn vây quanh chúng ta (see Heb 12:1). Khi mở đầu buổi triều kiến chung này, chúng ta đã nghe bài đọc từ đoạn Thư gửi Do Thái. Các vị là những chứng nhân chúng ta không tôn thờ - tức chúng ta không tôn thờ các thánh nhân - nhưng là những vị chúng ta tôn kính và là những vì bằng cả trăm ngàn cách mang Chúa Giêsu Kitô đến cho chúng ta, Vị Chúa và Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. "Vị thánh" nào đó không mang anh chị em đến với Chúa Giêsu thì không phải là thánh, thậm chí cũng chẳng phải là một Kitô hữu nữa. Một vị thánh làm cho anh chị em nhớ đến Chúa Giêsu Kitô vì ngài đã theo lối sống của một Kitô hữu. Các thánh đều nhắc nhở chúng ta rằng, cho dù đời sống của chúng ta yếu hèn và tội lỗi, chúng ta vẫn có thể nên thánh. Thậm chí vào giây phút cuối cùng. Thật vậy, chúng ta đọc trong Phúc Âm thấy rằng vị thánh đầu tiên được chính Chúa Giêsu tuyên phong đó là một kẻ trộm cướp, chứ không phải là một vị Giáo Hoàng. Thánh thiện là một hành trình đời sống, một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu dài hay ngắn hoặc tức khắc. Thế nhưng họ bao giờ cũng là một chứng nhân, thánh nhân là một chứng nhân, một người nam nữ đã gặp gỡ Chúa Giêsu và đã theo Chúa Giêsu. Không bao giờ quá trễ để hoán cải trở về cùng Chúa là Đấng tốt lành và cao cả trong tình yêu thương (see Ps 103:8).

    Sách Giáo Lý giải thích rằng các thánh chiêm ngắm Thiên Chúa, chúc tụng Ngài và liên lỉ chăm sóc cho những ai các ngài còn để lại trên trần thế. [...] Việc chuyển cầu của các ngài là việc phục vụ cao cả nhất của các ngài với dự án của Thiên Chúa. Chúng ta có thể và cần phải xin với các ngài chuyển cầu cho chúng ta cũng như cho toàn thế giới" (CCC 2683). Có một liên kết huyền diệu trong Chúa Kitô giữa những ai đã qua đi vào sự sống khác với thành phần lữ hành chúng ta nơi đời sống này, ở chỗ, từ Trời, các vị qua đời yêu dấu của chúng ta tiếp tục chăm sóc cho chúng ta. Các vị cầu nguyện cho chúng ta, và chúng ta cầu nguyện cho các vị và chúng ta cầu nguyện với các vị.

    Việc liên kết trong nguyện cầu giữa chúng ta và những ai đã cập bến - chúng ta cảm nghiệm thấy được mối liên kết này trong việc cầu nguyện ở trong đời sống trần gian này. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, chúng ta ngỏ lời cầu xin và dâng lên các lời cầu xin.... Cách đầu tiên cầu nguyện cho ai đó là thưa cùng Thiên Chúa về họ. Nếu chúng ta làm điều này thường xuyên, làm từng ngày, lòng chúng ta không bị khép lại mà là mở ra cho anh chị em của chúng ta. Việc cầu cho người khác là cách thức trước hết tỏ lòng yêu thương họ, và hướng chúng ta tới chỗ cận kề một cách cụ thể. Ngay cả trong những lúc xung khắc, cách thức để giải quyết xung khắc, làm giảm bớt xung khắc, đó là cầu nguyện cho người chúng ta đang bị xung khắc. Một cái gì đó thay đổi theo lời cầu nguyện. Điều đầu tiên là điều thay đổi lòng của chúng ta và thái độ của chúng ta. Chúa thay đổi nó để nó trở thành một cuộc hội ngộ, một cuộc gặp gỡ mới mẻ, nhờ đó mà cuộc xung khắc không trở thành một cuộc chiến bất tận.

    Cách đầu tiên để đối diện với một thời khắc thử thách nào đó là xin anh chị em chúng ta, nhất là các thánh, cầu cho chúng ta. Cái tên được đặt cho chúng ta lúc chúng ta lãnh nhận Phép Rửa không phải là một thứ nhãn hiệu hay là một thứ trang trí vậy thôi! Nó thường là tên của Đức Trinh Nữ, hay một Vị Thánh, những vị chẳng mong gì ngoài việc "hỗ trợ" chúng ta trong đời sống, giúp chúng ta lãnh nhận ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta cần có. Nếu các thử thách của đời sống không tiến đến chỗ không thể chịu đựng, nếu chúng ta vẫn còn có thể kiên trì, nếu chúng ta vẫn còn tin tưởng tiến bước bất chấp mọi sự xẩy ra, không phải chỉ nhờ công nghiệp của chúng ta, mà có lẽ chúng ta nặng nợ tất cả những điều ấy nhờ lời chuyển câu của tất cả các vị thánh, nhờ ai đó trên Trời, những người khác đang đồng hành như chúng ta trên trái đất này, những con người trên trời dưới đất này đã bảo vệ và hỗ trợ chúng ta, vì tất cả chúng ta biết rằng có những con người thánh thiện trên trái đất này, những con người nam nữ thánh đang sống thánh. Họ không biết đến điều ấy; chúng ta cũng thế. Thế nhưng có những vị thánh, những vị thành hằng ngày, những vị thánh ẩn thân, hay như tôi thích nói, "những vị thánh bên cạnh", những con người chia sẻ đời sống của họ với chúng ta, những con người hoạt động với chúng ta và sống một cuộc đời thánh đức.

    Bởi thế, chúc tụng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới này, cùng với muôn vàn các con người nam nữ thánh thiện đang sống trên trái đất này và những vị đã từng chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa bằng đời sống của họ. Vì - như Thánh Basiliô khẳng định - "Thần Linh thực sự là nơi cư ngụ của các thánh nhân, vì các vị hiến bản thân mình như là một nơi cư ngụ cho Thiên Chúa và được gọi là đền thờ của Ngài" (On the Holy Spirit, 26, 62: PG 32, 184A; see CCC, 2684).

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210407_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpt%2Ba9NPCYGSiCUmfX56xL4%3D8jo4_8BWPTNx5i_wCuFCQ%40mail.gmail.com.
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC GIẢNG ĐÊM PHỤC SINH

 

  •  
    Tinh Cao

     

    ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Lễ Đêm Phục Sinh

     

    Các người nữ nghĩ rằng họ thấy thi thể của Chúa để xức dầu, thế nhưng họ lại thấy một ngôi mộ trống. Họ đã khóc thương một người chết, thế nhưng họ đã nghe thấy một lời loan báo về sự sống. Thế nên Phúc Âm nói rằng những người phụ nữ ấy "đầy sợ hãi và ngỡ ngàng" (Mk 16:8), đầy sợ hãi, khiếp đảm và đầy lạ lùng. Tâm trạng bàng hoàng ở trường hợp này là một nỗi sợ hãi lẫn lộn với niềm vui, một niềm vui làm cho lòng họ cảm thấy lạ lùng khi thấy tảng đá lớn chắn cửa mồ bị đẩy ra chỗ khác, và trong đó có một nam nhân trẻ trung mặc chiếc áo khoác trắng. Thật là ngỡ ngàng khi nghe thấy những lời này: "Đừng sợ! Các người đang tìm kiếm Giêsu Nazarét, Đấng tử giá. Ngài đã sống lại rồi" (v.6). Sau đó là lời mời gọi: "Người đi đến Galilêa trước các người, ở đó các người sẽ thấy Người" (v.7). Cả chúng ta cũng đón nhận lời mời gọi này, lời mọi gọi Phục Sinh, đó là chúng ta đến Galilêa, nơi Vị Chúa Phục Sinh đã đến trước chúng ta. Thế nhưng, đâu là ý nghĩa cho việc "đi đến Galilêa"?

    Đi đến Galilêa trước hết có nghĩa là bắt đầu lại. Đối với các môn đệ thì nó có nghĩa là hãy trở về nơi mà Chúa đã tìm gặp họ lần đều tiên và đã kêu gọi họ theo Người. Chính là nơi gặp gỡ ban đầu và là mơi của tình yêu ban đầu. Từ lúc ấy, bỏ chài lưới, họ đã theo Chúa Giêsu, lắng nghe lời giảng dạy của Người và chứng kiến thấy những việc lạ lùng Người thực hiện. Tuy nhiên, cho dù luôn ở với Người, họ vẫn không hoàn toàn hiểu được Người, họ thường hiểu lầm lời của Người và tẩu thoát cho khỏi thập giá, bỏ mặc Người một mình. Bất chấp cái thất bại ấy, Vị Chúa Phục Sinh tỏ mình ra như Đấng đến Galilêa trước họ một lần nữa; Người đến trước họ nghĩa là Người đứng trước họ. Người gọi họ và gọi họ theo Người, không hề cảm thấy mệt mỏi. Đấng Phục Sinh đang nói với họ rằng: "Nào chúng ta hãy bắt đầu lại từ nơi chúng ta đã khởi sự. Chúng ta hãy bắt đầu lại. Thày muốn các con ở với Thày một lần nữa, bất chấp và gạt đi tất cả mọi thất bại". Nơi Galilêa này, chúng ta cảm thấy lạ lùng về tình yêu thương của Chúa, một tình yêu vạch vẽ ra những con đường mới nơi những nẻo đường thua bại của chúng ta. Chúa là như thế đó, Người vạch ra những con đường mới nơi những nẻo đường thua bại của chúng ta. Người là thế đó và Người mời gọi chúng ta đến Galilêa để làm điều ấy.

    Đây là lời loan báo Phục Sinh đầu tiên tôi muốn gửi đến anh chị em, đó là bao giờ cũng có thể bắt đầu lạivì luôn có một sự sống mới là những gì Thiên Chúa có thể hồi sinh nơi chúng ta, vượt qua tất cả mọi thất bại của chúng ta. Thậm chí từ đống gạch vụn của tấm lòng chúng ta - mỗi người chúng ta đều biết, biết được đống gạch vụn của lòng mình - ngay từ đống gạch vụn của cõi lòng chúng ta, Thiên Chúa vẫn có thể kiến thiết lên thành một công trình nghệ thuật, thậm chí từ những mảnh tàn rụi của nhân loại chúng ta Thiên Chúa đang sửa soạn cho một lịch sử mới. Người luôn đi trước chúng ta: nơi thập giá khổ đau, cô độc và chết chóc, cũng như nơi vinh quang của một sự sống được tái sinh, của một lịch sử đang thay đổi, của một niềm hy vọng đang được tái sinh. Trong những tháng ngày tối tăm của dịch bệnh, chúng ta nghe thấy Vị Chúa Phục Sinh mời gọi chúng ta hãy bắt đầu lại, đừng bao giờ mất hy vọng.

    Sau nữa, đến Galilêa có nghĩa là theo đuổi những đường lối mớiĐó là di chuyển ngược chiều với ngôi mộ. Những người nữ tìm kiếm Chúa Giêsu ờ mồ, tức là họ nhớ đến những gì họ đã sống với Người và là những gì bấy giờ vĩnh viễn đã bị mất đi. Họ đến để làm bừng lên nỗi buồn khổ của họ. Đó là hình ảnh của một đức tin trở nên tưởng nhớ về một sự kiện tuyệt vời những đã chấm dứt, chỉ còn là ký ức. Nhiều người - chúng ta nữa - đang sống một "đức tin của những thứ hồi niệm", như thể Chúa Giêsu là một nhân vật của quá khứ, một người bạn thời còn trẻ của họ giờ đây đã xa cách vời vợi, một sự kiện đã xẩy ra một thời gian lâu lắm rồi, khi tôi còn một đứa bé học giáo lý. Một thứ đức tin được làm nên bởi các thói quen, bởi những gì trong quá khứ, của những hồi niệm tốt đẹp thời còn nhỏ, những sự không còn đụng chạm đến tôi nữa, không còn thách thức tôi nữa. Đến Galilêa, trái lại, nghĩa là học biết rằng đức tin muốn sinh động thì phải tái lên đường. Nó cần phải hằng ngày trở lại với khởi điểm của cuộc hành trình, sống lại cái ngỡ ngàng của cuộc gặp gỡ ban đầu. Và rồi lòng tin tưởng, không cho rằng mình đã biết hết mọi sự, mà với sự khiêm nhượng của một kẻ biết ngỡ ngàng trước những đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta sợ những việc lạ lùng của Thiên Chúa; chúng ta thường sợ Thiên Chúa làm cho chúng ta bỡ ngỡ lạ lùng. Hôm nay đây Chúa mời gọi chúng ta hãy để mình cảm thấy lạ lùng bỡ ngỡ. Chúng ta đến Galilêa để khám phá ra rằng Thiên Chúa không thể bị để giữa các thứ hồi niệm của thời còn bé mà là vị Thiên Chúa sống động, luôn lạ lùng. Sống lại, Người không thôi khiến chúng ta lạ lùng bỡ ngỡ.

    Đây là lời loan báo Phục Sinh thứ hai: đức tin không phải là một cái kho dự trữ của quá khứ, Chúa Giêsu không phải là một nhân vật hủ lậu. Người đang sống, ngay nơi đây và vào lúc này đây. Đang bước đi với anh chị em hằng ngày, nơi tình trạng anh chị em đang trải nghiệm, nơi thử thách anh chị em đang chịu đựng, nơi những mộng mơ anh chị em đang ấp ủ trong lòng. Đức tin này mở ra những con đường mới dường như anh chị em chưa hề biết, nó thúc đẩy anh chị em dám đi ngược triều sóng của những gì là ân hận tiếc xót và của những gì là "biết rồi". Ngay cả khi anh chị em cảm thấy mình dường như mất hết mọi sự, thì xin anh chị em cứ cởi mở một cách ngỡ ngàng trước tính chất mới mẻ của nó, nó sẽ làm cho anh chị em cảm thấy bàng hoàng sửng sốt.

    Đến Galilêa cũng còn có nghĩa là đến tận các nơi biên cương bờ cõiVì Galilêa là nơi xa xôi nhất: ở miền ô hợp ấy có những con người sống xa vời nhất với tính chất tinh tuyền về nghi lễ của Giêrusalem. Tuy nhiên, Chúa Giêsu lại bắt đầu sứ vụ của Người từ đó, khi lên tiếng loan báo cho những ai tác hành cuộc sống hằng ngày một cách khó khăn, cho thành phần bị tẩy chay loại trừ, cho những người hèn yếu, cho người nghèo khổ, Người trở thành dung nhan và sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đi tìm kiếm những ai cảm thấy thất vọng và lạc loài, Đấng di chuyển đến tận những hạn hữu của cuộc sống, không ai là cuối cùng, không ai bị loại trừ. Đấng Phục Sinh đã xin các môn đệ của Người đến đó, ngay cả hôm nay đây, Người xin chúng ta hãy đến Galilê, đến "chốn Galilêa" thực hữu này. Nó là nơi của cuộc sống hằng ngày, là những con đường chúng ta hành trình hằng ngày, là những góc phố, nơi Chúa đã đến trước chúng ta và hiện diện ở đó, ở ngay nơi cuộc sống của những ai qua đường và chia sẻ với chúng ta giờ giấc, nhà cửa, việc làm, nỗ lực và niềm hy vọng. Ở Galilêa chúng ta biết rằng chúng ta có thấy gặp Đấng Phục Sinh, nơi gương mặt của những người anh chị em, nơi lòng nhiệt thành của những ai mơ tưởng, cũng như nơi việc thoái lui của những ai đang thất vọng, nơi những nụ cười của những ai hân hoan, cũng như nơi nước mắt của những ai đau khổ, nhất là nơi người nghèo, và nơi những người bị loại ra ngoài lề xã hội. Chúng ta sẽ bàng hoàng trước cách thức tỏ hiện sự cao cả của Thiên Chúa nơi những gì là nhỏ bé, trước cách thức vẻ đẹp của Ngài chiếu tỏa nơi thành phần thô sơ và nghèo khổ.

    Thế rồi lời loan báo Phục Sinh thứ ba ở đây là Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh, yêu thương chúng ta vô biên và đến viếng thăm từng trường hợp của đời sống chúng ta. Người gieo trồng sự hiện diện của Người giữa lòng thế giới, và cũng mời gọi chúng ta hãy thắng vượt các ngãng trở, các thành kiến, tiến đến với những ai ở chung quanh chúng ta hằng ngày, hãy khám phá ra ân sủng của cuộc sống hằng ngàyChúng ta hãy nhận ra ân sủng này ở Galilêa của chúng ta, ở cuộc sống hằng ngày. Cuộc sống với Người sẽ đổi thay. Đấng Phục Sinh đang sống và đang dẫn dắt lịch sử bất chấp tất cả mọi thua bại, sự dữ và bạo lực, mọi khổ đau và chết chóc.

    Anh chị em thân mến, nếu đêm hôm nay anh chị em đang cưu mang trong lòng mình một giờ khắc tối tăm, một ngày chưa tỏ rạng, một thứ ánh sáng bị vùi dập, một mộng mơ tan vỡ, thì hãy đến, hãy mở lòng mình ra một cách ngỡ ngàng trước lời loan báo: "Đừng sợ, Người đã sống lại rồi! Người đang chờ đợi các người ở Galilêa". Các nỗi trông mong của anh chị em sẽ được thành tựu, các giọt lệ của anh chị em sẽ được lau khô, các nỗi sợ hãi của anh chị em sẽ được khống chế bởi niềm hy vọng. Vì, như anh chị em biết, Chúa luôn đi trước anh chị em, bao giờ cũng bước đi trước anh chị em. Nên, với Người, đời sống luôn được bắt đầu lại.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/it/homilies/2021/documents/papa-francesco_20210403_omelia-vegliapasquale.html

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     


    Xin nghe mp3 về Cuộc Phục Sinh Vinh Hiển của Chúa Kitô theo Thần Nhiệm Đ6 ở cái link sau đây:

    CuocVuotQua-PhucSinhVinhHien.mp3

     

     

    CHÚC MỪNG PHỤC SINH - HAPPY EASTER

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqXBnRvr5Emg5TO0MEbFzQwRU9XWqk9fRyAWrA44%2BK6qA%40mai
     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - SỐNG LẠI VỚI CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Apr 4 at 11:00 PM
     
     
    ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
     
     

    Sống lại với Chúa

    GM VŨ VĂN THIÊN

     

    Giáo Hội không chỉ loan báo Đức Giêsu phục sinh, nhưng Giáo Hội còn mời gọi các con cái mình sống mầu nhiệm Phục sinh, tức là canh tân chính mình, đổi mới mỗi ngày để nên giống Đức Giêsu Phục sinh. Như thế, hành trình đức tin cũng là hành trình cố gắng để được sống lại với Chúa.

     
    Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại! Đó là Tin Mừng lớn lao nhất mà Giáo Hội có sứ mạng loan báo cho mọi thời đại. Ngay từ thời đầu, các tông đồ đã ý thức được tầm quan trọng của thông điệp Phục sinh, nên mặc dù bị chống đối nhạo cười, thậm chí bị đánh đón và bắt giam, các ông vẫn kiên vững và khẳng định: Đức Giêsu đã chết và hiện đang sống. Khi bị đe dọa và cấm không được rao giảng Đức Kitô Phục sinh, ông Phêrô và ông Gioan đã trả lời các thủ lãnh Do Thái: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Niềm xác tín và lý luận của các ông đã gây nên sự ngỡ ngàng nơi các thành viên Thượng Hội đồng, vì họ biết các ông là những người ít học. Giáo Hội không chỉ loan báo Đức Giêsu phục sinh, nhưng Giáo Hội còn  mời gọi các con cái mình sống mầu nhiệm Phục sinh, tức là canh tân chính mình, đổi mới mỗi ngày để nên giống Đức Giêsu Phục sinh. Như thế, hành trình đức tin cũng là hành trình cố gắng để được sống lại với Chúa.
     
    Trước hết, sống lại với Chúa để có mối liên hệ thân tình thâm sâu với Người. Cuộc sống hằng ngày làm chúng ta luôn bận rộn và nhiều khi lãng quên Thiên Chúa. Những âm thanh ồn ào bon chen của cuộc sống làm cho chúng ta không nghe được tiếng nói của Ngài. Sống lại với Chúa giúp ta nhận ra sự hiện hữu đầy yêu thương của Chúa. Chúa như người mẹ, luôn ấp ủ dưỡng dục con mình. Sự chăm sóc yêu thương ấy nhiều khi người con không nhận ra. Thiên Chúa luôn phù trợ chăm sóc chúng ta, mặc dù chúng ta không nhận ra điều ấy. Sống lại với Chúa là nhận ra sự quan phòng yêu thương của Ngài, đồng thời thường xuyên trao gửi phó thác nơi Ngài những bận tâm âu lo của cuộc sống, xin Ngài giúp tháo gỡ những bế tắc, để cuộc sống an vui. Sau khi gặp gỡ Đấng Phục sinh, các môn đệ hết ủ rũ buồn phiền. Nhờ được Chúa Phục sinh tiếp sức, các ông đã trở nên mạnh mẽ, can đảm. Hai môn đệ làng Emmau, sau khi gặp Chúa Phục sinh, đã trỗi dậy, trở về Giêrusalem ngay trong đêm, không còn thất vọng và chạy trốn nữa. Các ông tin chắc Đấng Phục sinh đang hiện diện giữa các ông.
     
    Sống lại với Chúa để thay đổi cách nhìn và đánh giá những người xung quanh. Vào lúc Chúa Giêsu tắt thở trên thập giá, viên Đại đội trưởng người Rôma thốt lên: “Người này đích thực là người công chính!” (Lc 23,47). Viên Đại đội trưởng đại diện cho những người thay đổi cái nhìn về Chúa Giêsu, khi chứng kiến cái chết của Người. Hình ảnh Chúa Giêsu giang tay trên thập giá, như muốn ôm lấy tất cả nhân loại không phân biệt. Người tin Chúa được mời gọi coi mọi người đều là anh chị em, đồng thời nhìn nhận phẩm giá của họ. Con người đáng quý trọng không phải bởi cái họ có, mà bởi cái họ là. Như thế, sự nghèo nàn, kém cỏi, bệnh tật, quê mùa... không phải là lý do để ta coi thường một người nào đó. Trái lại, ta phải tôn trọng phẩm giá của họ, vì họ cũng là con Thiên Chúa và được Ngài yêu thương. Cử hành lễ Phục sinh phải đi đôi với những cố gắng để dàn xếp những bất hòa, tha thứ những lỗi lầm, hàn gắn những chia rẽ. Lời ca “Alleluia” chỉ mang niềm vui đích thực khi tâm hồn chúng ta đổi mới, sống vị tha và an hòa với mọi người.
     
    Sống lại với Chúa để nhận ra Đấng Phục sinh đang hiện diện trong Giáo Hội và để yêu mến Giáo Hội hơn. Nhờ Bí tích Thanh tẩy, mỗi chúng ta đều là phần tử của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã dùng hình ảnh một thân thể để diễn tả Giáo Hội. Chi thể nào cũng cần thiết để có một cuộc sống an bình mạnh khỏe. Một chi thể đau, các chi thể khác cũng bị ảnh hưởng. Chúa Phục sinh trao phó Giáo Hội của Người cho các tông đồ hướng dẫn. Vị tông đồ trưởng là Thánh Phêrô được Chúa trao nhiệm vụ trực tiếp, để “chăn dắt các chiên con” của Người (x. Ga 21, 15-18). Yêu mến Giáo Hội là cùng cảm thông với Giáo Hội trong mọi biến cố vui buồn, đồng thời đóng góp phần mình để Giáo Hội được tỏa sáng giữa trần gian. Trong xã hội Việt Nam, còn trên 90% đồng bào của chúng ta người chưa biết Chúa. Những người này dựa vào lối sống của các Kitô hữu để đánh giá Giáo Hội. Thái độ sống của chúng ta là lời giới thiệu hình ảnh của Giáo Hội. Một số người, do cố ý hay vô tình, đã làm biến dạng hình ảnh của Giáo Hội, làm cớ cho nhiều người phê phán Giáo Hội, vì lối sống của những người tín hữu này đi ngược lại với đức tin mà họ tuyên xưng.
     
    Sống lại với Chúa để yêu mến cuộc đời hiện tại hơn. Ơn cứu độ của Chúa Giêsu vừa tác động đến con người, vừa tác động đến vạn vật. Ơn Cứu độ của Người như mưa từ trời, dồi dào phong phú và đều khắp cho mọi người sống trên trần gian. Một số người không tin Chúa có thể khước từ ơn Cứu độ của Người, nhưng họ không thể khước từ những điều tốt lành Người thông ban trong thiên nhiên vũ trụ và nơi cuộc sống hằng ngày. Vì những ân ban của Thiên Chúa không phụ thuộc vào con người có tin hay không. Như mặt trời hiện hữu và tỏa sáng cho loài người và cho muôn vật, người khiếm thị không nhìn thấy mặt trời, nhưng không vì thế mà nói rằng không có mặt trời. Người tín hữu được phục sinh với Chúa sẽ cố gắng đóng góp phần mình để xây dựng cuộc sống trần thế tốt đẹp hơn, là “phác thảo của đời sau” như Công đồng Vatican II mong muốn. Những người thiếu thiện cảm với Giáo Hội thường phê phán các tín hữu chỉ lo hướng về đời sau mà quên lãng hoặc khinh chê các giá trị trần thế. Trong thực tế thì ngược lại, giáo huấn của Giáo Hội dạy chúng ta: vũ trụ này cũng sẽ được cứu thoát để trở nên tinh tuyền, không còn vương nhiễm khỏi tội lỗi do con người gây nên. Vì vậy, người tín hữu phải tôn trọng những giá trị nhân bản, văn hóa, đồng thởi bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái, vì trái đất là ngôi nhà chung của hết thảy chúng ta.
     
    Chúa Giêsu đã sống lại! Người đang sống giữa chúng ta. Những ai đón nhận Người, cuộc đời họ sẽ được thay đổi, niềm hy vọng sẽ được thắp sáng, đem lại an vui cho cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy loan tin vui này cho những người đang sống xung quanh chúng ta, nhất là những người chưa có cơ hội nghe nói về Chúa. Như thế, mỗi chúng ta sẽ là một chứng nhân của Chúa Phục sinh.
     
    Lễ Phục Sinh 
    +TGM Giuse Vũ Văn Thiên
     
     
     
     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ-

 

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng


    MẦU NHIỆM PHỤC SINH TRONG ĐỜI SỐNG

    Chúa Nhật Phục Sinh: Ga 20, 1-9

     

     

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ

    Chúng ta hân hoan mừng ngày Đức Kitô Phục Sinh. Ngài phục sinh sau khi chịu khổ nạn, chịu chết trên thập tự, và mai táng trong mồ. Đó là một biến cố vĩ đại, làm nền tảng cho niềm tin của chúng ta. Đúng như thánh Phaolô đã xác tín: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cr 15,14). Tin vào Chúa Phục Sinh là cả một chặng đường dài trong cuộc sống. Nói đến Tin là nói đến Yêu, hay trái lại cũng thế. Đó là cặp sóng đôi trong đời sống Kitô hữu.

     

    Nhờ lòng mến sâu xa mà Madalena đã khám phá ra mồ trống trước tiên, nhưng rất tiếc chị để cho nỗi buồn khổ lấn át, khiến cho tâm trí không còn tỉnh táo và sáng suốt, để nhận ra sự thật phía sau các dấu chỉ. Chị chẳng bao giờ tìm thấy xác Thầy trong ngôi mộ, nhưng sẽ gặp chính Đấng Phục Sinh ở ngoài ngôi mộ (Ga 20, 11-17), ở ngoài sự đau xót cho một quá khứ đã qua, ở ngoài sự bám níu vào một cách thế, hay một hình thức cố định nào đó.

     

    Gioan cũng rất yêu Thầy, nhưng tình cảm của ông được đức tin hướng dẫn, nên ông khám phá ra ý nghĩa của ngôi mộ trống, và các tấm khăn đã được xếp gọn gàng như dấu chỉ của một trật tự mới (Mt 9, 17). Khi quan sát kỹ những dấu vết để lại, ông nhận ra cách thức hành động của Chúa Giêsu, đồng thời nhớ lại những lần Thầy đã tiên báo về sự phục sinh.

     

    Đức tin là sự phối hợp nhịp nhàng của con tim và lý trí, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, nhờ vậy mà qua dấu chỉ hữu hình, người ta nhận ra một thực tại vô hình. Chúng ta cần có lòng tin để khỏi rơi vào sự hoảng hốt hay thất vọng trước những thất bại và đổ vỡ trong cuộc đời. Là Kitô hữu, chúng ta cần tu tập cho mình có cái nhìn đức tin, để luôn sống bình an và lạc quan trong mọi tình cảnh.

     

    Tuy nhiên, chính tình yêu mến Chúa mới dạy cho người ta có cái nhìn đức tin. Chính tình yêu mới làm cho ta thấy những điều mà người khác không thấy, hiểu được điều mà người khác không hiểu. Cùng đọc kinh, cùng tham dự thánh lễ, nhưng sự thấu hiểu và cảm nhận về Chúa với nhiều mức độ khác nhau. Có những người cũng chẳng cảm thấy gì cho dù đi bao nhiêu lễ. Cuộc sống khác đi chỉ khi nào tâm hồn ta đầy tràn lòng tin mến Chúa.

     

    Bản thân ta chỉ nhận ra bóng dáng Chúa Giêsu Phục Sinh, và trở nên nhân chứng của Chúa khi nào trái tim ta biết rung động sâu xa trước tình yêu Chúa trong cuộc đời mình. Yêu mến Chúa là một ân ban, nhưng phải bắt đầu từ sự khao khát mãnh liệt nơi lòng mình.

     

    Ước gì bản thân chúng ta được Chúa đổi mới từ lễ Phục Sinh hôm nay, qua việc cảm thấy mình siêng năng và sốt sắng hơn trong thánh lễ, trong cầu nguyện, trong các việc đạo đức, trong việc lành bác ái, trong sự dấn thân phục vụ… và nhất là biết nhìn mọi sự bằng đôi mắt đức tin, để thấy Chúa đang hiện diện ở mọi nơi, trong mọi người, qua mọi sự. Với cái nhìn đức tin như vậy, chúng ta mới hân hoan ca vang khúc hát khải hoàn, vì Chúa đã sống lại thật ngay trong chính đời sống mình.

     

    Alleluia! Alleluia! Alleluia!

     

    Cầu nguyện

    Lạy Cha!
    Mọi đau khổ sẽ trở nên vô ích,
    mọi hy sinh sẽ trở thành vô dụng
    nếu đau khổ không đưa tới vinh quang,
    và hy sinh không đưa tới vinh thắng.

     

    Cái chết cũng sẽ là một xúc phạm lớn,
    nếu nó không đưa tới cuộc sống hiển dung,
    và đời người cũng sẽ là một vô nghĩa,
    nếu nỗ lực vượt qua không có đích điểm.

     

    Thế nên con thực sự vui mừng
    trong mọi đau thương mình phải chịu,
    để cùng được chết và sống lại với Đức Kitô.

     

    Lạy Đức Kitô Phục Sinh!
    Ngài là Đường để con bước đi,
    là Sự Thật để con dấn thân,
    là Sự Sống để con loan báo,
    và là Điểm Hẹn để con được hạnh ngộ.

     

    Xin cho con cảm nghiệm ơn phục sinh của Chúa,
    đang thấm nhập tâm hồn và thân xác con,
    đang luân chuyển trong từng biến cố,
    đang sinh động trong từng liên hệ,
    đang lan tỏa vào mọi hoạt động,
    và đang biến đổi đời sống con người.

     

    Lòng con hân hoan cảm tạ,
    vì tin vào niềm vui phục sinh của Chúa,
    đang trở thành niềm vui phục sinh của con. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên