7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 1 at 12:49 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
     

    On Sun, May 30, 2021 at 6:45 AM Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong lễ chúng ta đang cử hành mừng Thiên Chúa đây là cử hành mầu nhiệm về một Vị Thiên Chúa duy nhất. Vị Thiên Chúa này là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Vị nhưng chỉ là một Thiên Chúa! Ngôi Cha là Thiên Chúa, Ngôi Con là Thiên Chúa, Ngôi Thần Linh là Thiên Chúa. Thế nhưng Ba Ngôi không phải là ba thiên chúa mà chỉ là một Thiên Chúa trong Ba Ngôi. Đó là mầu nhiệm được Chúa Giêsu Kitô mạc  khải cho chúng ta: Mầu nhiệm về Ba Ngôi Thiên Chúa.

    Hôm nay chúng ta dừng lại để cử hành mầu nhiệm này, vì các Ngôi Vị đây không phải là một tĩnh từ về Thiên Chúa, không phải. Các Đấng là các Ngôi Vị thực hữu, khác biệt, khác nhau; các Vị không phải - như thành phần triết gia thường nói - là "những gì phát tỏa của Thiên Chúa", không, không phải thế! Các Đấng là các Ngôi Vị. Chúa Cha là Ngôi Vị chúng ta nguyện cầu nơi Kinh Lạy Cha; Chúa Con là Ngôi Vị đã ban cho chúng ta ơn cứu chuộc, ơn thánh hóa; Thánh Linh là Ngôi Vị ở trong chúng ta và ngự trong Giáo Hội.

    Điều này là những gì nói với tâm can của chúng ta, vì chúng ta thấy điều ấy được bao gồm chất chứa nơi một lời phát biểu của Thánh Gioan tóm gọn tất cả Mạc Khải (1Gioan 4:8-16). Chúa Cha là tình yêu, Chúa Con là tình yêu, Thánh Thần là tình yêuVì là tình yêu mà Thiên Chúa, trong khi duy nhất, lại không lẻ loi nhưng hiệp thông, giữa Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Vì tình yêu chính yếu là ở chỗ ban tặng bản thân, nên nơi thực tại nguyên thủy và vô cùng của mình, Chúa Cha thông ban mình bằng việc nhiệm sinh Chúa Con, Đấng lại hiến mình cho Chúa Cha, để rồi tình yêu hỗ tương của các Vị chính là Thánh Linh, mối hiệp nhất của các Vị. Thật không dễ gì hiểu được mầu nhiệm này, nhưng anh chị em có thể sống mầu nhiệm này, tất cả chúng ta, anh chị em có thể sống dồi dào.

    Mầu nhiệm về Ba Ngôi này do chính Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta. Ngài đã làm cho chúng ta biết được dung nhan của Thiên Chúa như là một Người Cha nhân hậu xót thương; Người đã tỏ mình ra, một con người thực sự, là Con Thiên Chúa và là Lời của Chúa Cha, là Đấng Cứu Thế đã hiến mạng sống vì chúng ta; và Người nói về Thánh Linh là Đấng nhiệm sinh từ Chúa Cha và Chúa Con, là Thần Chân Lý, là Đấng Phù Trợ - chúng ta đã nói về từ chữ "Phù Trợ" này ở Chúa Nhật tuần vừa rồi - tức là Đấng An Ủi và là Đấng Bầu Chữa. Khi Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ sau phục sinh, Người đã sai các vị đi truyền bá phúc âm hóa cho tất cả mọi dân nước, rừa tội cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Thánh Thần" (Mathêu 28:19).

    Bởi thế, lễ hôm nay giúp cho chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm yêu thương tuyệt diệu này và là ánh sáng chúng ta từ đó được bắt nguồn cùng hướng về trong cuộc hành trình trần thế của chúng ta.

    Trong việc loan truyền Phúc Âm cũng như nơi hết mọi hình thức truyền giáo của Kitô giáo, chúng ta không thể coi thường mối hiệp nhất được Chúa Giêsu kêu gọi nơi chúng ta trong việc theo đuổi mối hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần: chúng ta không thể nào bỏ qua mối hiệp nhất ấy. Vẻ đẹp của Phúc Âm đòi phải được sống hiệp nhất và cần được chứng thực nơi mối hòa hợp giữa chúng ta là thành phần khác biệt! Tôi dám nói rằng mối hiệp nhất này là những gì chính yếu đối với Kitô hữu, ở chỗ, nó không phải là một thái độ, một cách nói, không phải, mà là những gì chính yếu, vì nó là mối hiệp nhất xuất phát từ tình yêu, từ lòng thương xót của Thiên Chúa, từ ơn công chính hóa của Chúa Giêsu Kitô, cũng như từ việc hiện diện của Thánh Thần trong cõi lòng của chúng ta.

    Mẹ Maria Rất Thánh, nơi tính chất đơn thành và khiêm hạ của Mẹ, phản ảnh Vẻ Đẹp của Thiên Chúa Ba Ngôi, vì Mẹ đã hoàn toàn đón nhận Chúa Giêsu vào đời sống của Mẹ. Mẹ duy trì nâng đỡ đức tin của chúng ta, làm cho chúng ta thành những con người tôn thờ của Thiên Chúa và là những tôi tớ phục vị anh chị em của chúng ta.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210530.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     
     
     

 

DOI SONG MOI TRONG THAN KHI

  •  
    Hong Nguyen
     
     
    Sat, May 22 at 1:59 PM
     
     

    Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Ga 20, 19-23) - Đức Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống

    Tin mừng: Ga 20, 19-23

    19Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”

    20Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”

    22Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

     

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Suy niệm: Thời khởi nguyên vũ trụ, khi dựng nên loài người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí ban cho con người sự sống. Hôm nay, Ðức Giêsu Phục Sinh cũng thổi Thần Khí vào các môn đệ. Các ông được lãnh nhận Thánh Thần. Lãnh nhận sự sống của Ðức Giêsu. Trong Chúa Thánh Thần, các môn đệ sẽ tiếp tục sứ mạng của Ðức Giêsu: Thông ban sự sống và ơn tha tội. Trong Chúa Thánh Thần, Hội Thánh của Ðức Giêsu được hình thành từ hạt nhân là các môn đệ.

    Mỗi tín hữu chúng ta được Chúa Thánh Thần qui tụ, thôi thúc và ban ơn để làm chứng cho Ðức Giêsu ngay trong cuộc sống của mình. Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta phá vỡ mọi ngăn cách, kỳ thị để mọi người thực sự liên đới, cảm thông và hiệp nhất với nhau. Ðể mọi người được sống trong hạnh phục.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trước khi về trời, Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ để các ông được thêm sức mạnh và sự hăng say làm chứng cho Chúa. Mỗi người chúng con đã được lãnh nhận Thánh Thần qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Chúng con cũng có sứ mạng đem Chúa đến cho người khác. Nhưng trong cuộc sống, có nhiều lúc chúng con vẫn còn nhát đảm, sợ hãi không dám tuyên xưng Chúa, không dám sống theo sự thật. Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần để Ngài củng cố niềm tin và đổi mới chúng con, để chúng con can đảm sống đời chứng nhân. Amen.

    Ghi nhớ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - GM NĂNG- NIỀM HY VONG NƯỚC TRỜI

  •  
     
     ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ
    Sun, May 16 at 2:37 PM
     
     

    Chúa nhật 7 Phục sinh năm B (Mc 16,15-20) - Chúa Thăng Thiên - Niềm hy vọng Nước Trời

    Tin mừng: Mc 16,15-20

    15Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.

    17Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao.18 Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”

    19Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.20Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Suy niệm: Ðức Giêsu đã trao cho các môn đệ nhiệm vụ trọng đại: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”

    Trước khi xa nhau, người ta thường trao tặng nhau những lời nói, nhưng kỷ niệm thân thương và quý trọng nhất. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng được lãnh nhận từ Cha, giờ đây trước khi về cùng Cha. Ðức Giêsu lại trao gởi nơi những môn đệ thân tín để tiếp nối sứ vụ của Ngài: đem tình yêu đem sự sống đến cho mọi loài.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, là những Kitô hữu, là những môn đệ của Ngài nhưng có bao giờ chúng con ý thức được nhiệm vụ Chúa trao cho chúng con là cần kíp đâu ? Cuộc sống của chúng con cứ xoay quanh: cơm - áo - bạc- tiền. Còn việc rao giảng Tin Mừng, con tưởng là nhiệm vụ của hàng Giám Mục và các Tu Sĩ. Xin cho chúng con ý thức lại cuộc sống và việc làm của chúng con, là những phương cách hữu hiệu nhất đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Ước gì mỗi ngày cuộc sống của chúng con là chứng từ sống động nhất đem tình yêu của Chúa đến với tha nhân. Amen.

    Ghi nhớ: “Ðang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ -7 ƠN THÁNH THẦN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 21 at 1:29 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    7 Ơn Chúa Thánh Thần:
     
    1. Ơn Khôn Ngoan Giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
    2. Ơn Hiểu Biết Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
    3. Ơn Biết Lo Liệu Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
    4. Ơn Sức Mạnh Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
    5. Ơn Thông Minh Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
    6. Ơn Ðạo Ðức Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
    7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
    conggiao.org
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - VINH QUANG VÀ SỨ MẠNG

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 14 at 2:18 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    VINH QUANG VÀ SỨ MẠNG

    Chúa Nhật 7 Phục Sinh B. Lễ Chúa thăng thiên

     

     

    Suy niệm

    Chúng ta mừng Chúa lên trời có nghĩa là mừng Ngài được tôn vinh vì đã hoàn thành sứ mạng Chúa Cha trao phó, là hoàn tất công việc cứu độ nhân loại qua sự chết và sự Phục Sinh. Thánh Marcô chỉ ghi vắn tắt là: “Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”.

     

    Chúa lên trời không có nghĩa là Chúa xa cách chúng ta, mà trái lại, Chúa càng ở gần chúng ta hơn. Khi xưa Ngài hiện diện hữu hình nên hạn chế mình vào một vài nơi chốn, chỉ ở gần bên với một số người. Nay Ngài hiện diện vô hình nên Ngài có thể ở với mọi người trong mọi nơi qua mọi lúc, và ở riêng với mỗi người chúng ta trong mọi hoàn cảnh của đời mình. Với đức tin và lòng yêu mến Chúa, ta cảm nhận được điều này từ chính tâm hồn mình. Thánh Augustinô đã nhận ra và diễn đạt điều đó thật sâu xa: “Deus intimior intimo meo!” (Thiên Chúa còn thân thiết với tôi hơn cả chính bản thân tôi).

     

    Bài Tin Mừng liên kết hai sự kiện song song: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền loan báo Tin Mừng. Vì ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trên trần gian mang tính phổ quát, dành tất cả mọi người. Do đó, Ngài đã trao cho các tông đồ sứ mạng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.

     

    Tại sao lại loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo? Cây cối có thể nghe Tin Mừng được chăng? Khi người ta nghe theo Tin Mừng của Chúa Kitô, phải chăng tất cả vũ trụ sẽ được biến đổi? Điều này được thánh Phaolô giải thích trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người… với niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang“ (Rm 8,19-21).

     

    Khi chúng ta sử dụng các thụ tạo sai cách hay trái ý Chúa, là chúng ta làm điều dữ. Khi sứ điệp Tin Mừng thay đổi con tim chúng ta, muôn loài thụ tạo cũng sẽ được hưởng nhờ. Chúng không còn bị sử dụng cho điều xấu nữa, mà được sử dụng đúng mục tiêu của chúng như chúng đã được tạo thành: một phương tiện để yêu thương và sống hạnh phúc. Sứ mạng của các môn đệ là làm việc để cho có một nhân loại mới và một thế giới mới chào đời. Đức tin chính là lời đáp trả lời rao giảng và được liên kết với phép rửa tội (Cv 2,41; 8,12…). Còn về các dấu lạ trong Hội Thánh lúc ấy, không chỉ do các tông đồ thực hiện, mà nhiều lần Thánh Thần hành động nơi và qua các thính giả (x. Cv 10,44-46).

     

    Các dấu lạ hôm nay cũng không hẳn xảy ra cùng một cách thức như thời các tông đồ, nhưng chủ yếu là để khơi động lòng tin cho những ai muốn đón nhận Tin Mừng. Biết bao dấu chỉ lạ lùng của các Kitô hữu qua mọi thời đại mà Giáo hội không ngừng tuyên thánh. Những dấu chỉ đó là những tấm gương rạng ngời xả thân vì tình yêu tha nhân, để xây dựng công lý, hòa bình, đem lại niềm tin, an vui và hy vọng cho nhân thế. Tin Mừng được loan báo đến đâu là sự sống mới của Đức Kitô lan rộng tới đó, để đem lại ơn cứu độ cho con người.

     

    Chúng ta được chọn gọi làm Kitô hữu cũng vì sứ mạng loan báo Tin Mừng. Đọc kinh cầu nguyện hay tham dự thánh lễ cũng là để kín múc sức mạnh thiêng liêng để thi hành sứ mạng đó. Sứ mạng được thi hành dưới nhiều cách thức tùy lòng yêu mến và khả năng của mỗi người. Đặc biệt đối với giới trẻ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từng kêu gọi như sau: “Các con hãy làm nhân chứng cho đức tin của chúng con qua thế giới kỹ thuật số. Hãy dùng những kỹ thuật mới đó để truyền bá Thánh Kinh, hầu cho Tin Mừng về tình yêu vô hạn của Thiên Chúa vang dội bằng những phương thức mới khắp trong thế giới...”[1]Ước gì mỗi người chúng ta hăng say với sứ mạng mà Chúa đã trao ban với tất cả khả năng theo hoàn cảnh và bậc sống của mình.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Cha!
    Mỗi người chúng con sinh ra đời,
    đều được gọi mời thi hành một sứ vụ,
    là niềm vinh hạnh để phục vụ Nước Trời,
    để đời con nên nhân chứng Đức Kitô,
    đem đến cho con người ơn cứu độ.

     

    Đó cũng là ý nghĩa toàn bộ của đời con,
    khi lắng nghe Chúa trong nguyện cầu,
    để nhận ra các dấu chỉ của trời cao,
    cho đời con trở thành lời loan báo.

     

    Nhận ra sứ vụ của đời mình,
    nhưng nhiều khi con vô tình sao lãng,
    làm phí phạm hoặc mất mát những ân ban,
    khi nhìn lại con mới chợt bàng hoàng,
    vì thấy Chúa vẫn âm thầm đang mong đợi.

     

    Có khi con sống sứ vụ như người đời,
    muốn có quyền lợi và ham mê địa vị,
    cũng hơn thua cũng mưu mô tính toán,
    hoặc làm với thái độ khoe khoang tự mãn,
    nên phúc không thấy mà tội lại vương mang.

     

    Có khi con lại sống sứ vụ rất mơ màng,
    nghĩ rằng giữ đạo lên thiên đàng là đủ,
    chẳng cần chi phải nhiệt tình với sứ vụ,
    nhưng đó là cách con phòng thủ biện minh,
    để mình được sống an nhàn khỏi hy sinh.

     

    Con đã quên mình trở về từ trong tội lệ,
    với phẩm giá cao sang và vị thế cao vời,
    để hôm nay con đáp lại lời mời cao cả,
    là sống cuộc đời mình để đáp trả tình Cha.

     

    Ước chi sứ vụ đời con là một khúc tình ca,
    để góp phần đem lại an hòa cho thế giới,
    để mỗi ngày thiên hạ thêm biết Cha,
    Đấng là tất cả bây giờ và mãi mãi. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên