7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Jun 16 at 4:42 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

     

     

    Bài 39 - Cầu Nguyện của Chúa Kitô Khổ Giá

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Chúng ta đã mấy lần lập lại ở loạt bài giáo lý này là việc cầu nguyện là một trong những đặc tính hiển nhiên nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã cầu nguyện, và Người đã cầu nguyện rất nhiều. Trong hành trình thực hiện sứ vụ của mình, Chúa Giêsu đã trầm mình cầu nguyện, vì việc đối thoại với cha là cái cốt lõi sáng chói cho tất cả cuộc sống của Người.

    Các Phúc Âm đều chứng thực việc cầu nguyện của Chúa Giêsu đã trở nên thậm chí còn thiết tha hơn và dầy đặc hơn vào giớ khắc khổ nạn và tử nạn của Người. Những biến cố tột đỉnh này của đời sống Người là những gì tạo nên cái cốt lõi chính yếu cho việc rao giảng của Kitô giáo: Những giờ khắc Chúa Giêsu trải qua cuối cùng ấy ở Jerusalem là tâm điểm của Phúc Âm, chẳng những vì các Thánh ký giành nhiều chỗ tương xứng để trình thuật, mà còn vì biến cố tử nạn và phục sinh của Người - như một chia chớp sáng - lám sáng tỏ những phần đời khác của Chúa Giêsu. Người không phải là một kẻ thương người tỏ ra chăm sóc nỗi khổ đau và yếu bệnh của con người: Người còn hơn như vậy nữa rất nhiều. Nơi Người không phải chỉ có sự thiện hảo: mà còn có một điều gì hơn thế nữa, đó là ơn cứu độ, không phải là một thứ cứu độ theo thời - có thể cứu tôi khỏi bệnh nạn hay một giây phút thất vọng nào đó - mà là ơn cứu độ trọn vẹn, ơn cứu độ thiên sai, ơn cứu độ cống hiến niềm hy vọng vào cuộc vinh thắng cuối cùng của sự sống trên sự chết.

    Bởi thế mà vào những ngày cuối cùng nơi Cuộc Vượt Qua của Người, chúng ta thấy Chúa Giêsu hoàn toàn trầm mình cầu nguyện.

    Người đã thảm thiết cầu nguyện trong vườn Nhiệt, như chúng ta đã nghe, bởi một nỗi sầu thương đến chết đi được. Thế nhưng, ngay trong giây phút đó, Chúa Giêsu đã thân thưa với Thiên Chúa là "Abba", cha (cf. Mk 14:36). Lời này, theo tiếng Aramatic là ngôn ngữ của Chúa Giêsu, bộc lộ tâm tình thân mật, lòng tin tưởng. Ngay khi Người cảm thấy tối tăm bủa vây Người, Chúa Giêsu liền xua tan nó bằng lời thỏ thẻ: Abba, cha.

    Chúa Giêsu cũng cầu nguyện trên thập tự giá, khi Người bị u ám che phủ trước Vị Thiên Chúa thinh lặng. Nhưng, một lần nữa, tiếng "Cha" lại thốt ra từ môi miệng của Người. Đó là lời cầu nguyện thiết tha nhất, vì trên thập tự giá, Chúa Giêsu là vị chuyển cầu tối cao: Người cầu cho những người khác, Người cầu cho hết mọi người, ngay cả những ai lên án Người, ngoài một phạm nhân đáng thương đứng về phía Người. Ai cũng chống lại Người hay tỏ ra dửng dưng lạnh lùng, chỉ có duy tay tội ác ấy đã nhận biết được quyền năng. "Cha ơi, xin tha cho họ; vì họ không biết những gì họ làm" (Lk 23:34). Ở giữa thảm trạng này, nơi cơn vô cùng đớn đau cả hồn lẫn xác ấy, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng những lời thánh vịnh; với thành phần nghèo khổ trên thế giới, nhất là những ai bị mọi người quên lãng, Ngài đã thốt lên những lời thảm thương của Thánh Vịnh 22: "Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, tại sao Ngài lại bỏ rơi tôi?" (v.2). Người cảm thấy bị ruồng bỏ, và Người đã cầu nguyện. Thánh giá là tặng ân trọn vẹn của Chúa Cha, Đấng hiến ban tình yêu thương, tức là, đã hoàn trọn ơn cứu độ cho chúng ta. Một lần nữa, Người lại gọi Ngài là "Chúa Trời tôi ơi, "Cha ơi, con xin phó linh hồn Con trong tay Cha": tức là hết mọi sự, tất cả mọi sự đều là cầu nguyện, trong 3 tiếng đồng hồ trên Thánh Giá.

    Bởi thế Chúa Giêsu cầu nguyện trong những giờ khắc quyết liệt nơi cuộc khổ nạn và tử nạn của Người. Chúa Cha đã đáp lại lời cầu nguyện của Người bằng cuộc phục sinh của Người. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là lời cầu nhiệt liệt, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là lời cầu độc đáo, và đồng thời cũng trở thành khuôn mẫu cho lời cầu nguyện của chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện cho hết mọi người: Người thậm chí đã cầu nguyện cho tôi, cho mỗi một người trong anh chị em. Hết mọi người đều có thể nói rằng: "Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho tôi trên thập tự giá". Người đã cầu nguyện. Chúa Giêsu có thể nói với từng người trong chúng ta rằng: "Thày đã cầu nguyện cho con ở Bữa Tiệc Ly, và ở trên cây Thánh Giá". Ngay cả trong lúc đớn đau khổ sở nhất, chúng ta cũng chẳng bao giờ bị lẻ loi cô độc. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vẫn ở với chúng ta. "Vậy thưa cha, đây, chúng tôi đang lắng nghe những điều này, Chúa Giêsu có cầu cho chúng tôi hay chăng?" Có chứ, Người tiếp tục cầu nguyện để lời của Người giúp chúng ta tiến bước. Thế nhưng, hãy cầu nguyện và hãy nhớ rằng Người đang cầu nguyện cho chúng ta.

    Điều ấy, đối với tôi như là những gì tuyệt vời để ghi nhớ. Đây là bài giáo lý cuối cùng của loạt bài giáo lý về cầu nguyện: hãy nhớ rằng ân sủng là ở chỗ chúng ta không chỉ cầu nguyện mà còn có thể nói chúng ta được "cầu nguyện cho" nữa, chúng ta đã được đón nhận nơi cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha, hiệp thông với Thánh Linh. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi: mỗi người trong chúng ta có thể ghi nhớ lấy điều ấy. Chúng ta không được quên điều này. Ngay cả trong những lúc tệ hại nhất. Chúng ta đã được đón nhận trong cuộc đối thoại của Người với Chúa Cha trong mối hiệp thông của Thánh Linh. Chúng ta đã được Chúa Giêsu Kitô chấp nhận, và ngày trong giờ khắc khổ nạn, tử nạn và phục sinh, hết mọi sự đã được cống hiến cho chúng ta.

       Bởi thế, bằng cầu nguyện và đời sống, chỉ còn lòng can đảm và niềm hy vọng, và nhờ lòng can đảm và niềm hy vọng này để cảm thấy mãnh liệt được lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và để cứ tiến bước: nhờ đó cuộc sống của chúng ta được trở thành một đời sống tôn vinh Thiên Chúa, với ý thức rằng Người cầu nguyện cùng Chúa Cha cho tôi, Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210616_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

    ----------------------------------------

     


ĐỜI SỐNG MỚI TRNG THẦN KHÍ - ĐTC -CẦU NGUYỆN NHƯ HƠI THỞ

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Jun 9 at 6:15 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Cầu Nguyện

     

     

    Bài 38: Cầu Nguyện Liên L

    CẦU NGUYỆN NHƯ HƠI THỞ

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong bài giáo lý áp cuối về cầu nguyện này, chúng ta sắp nói đến việc kiên trì cầu nguyện. Đó là một lời mời gọi, thật ra là một mệnh lệnh từ trong Thánh Kinh ngỏ cùng chúng ta. Cuộc hành trình thiêng liêng của vị khách hành hương người Nga bắt đầu xẩy ra khi vị này chợt đọc thấy một câu của Thánh Phaolô trong Thư 1 ngài cho Giáo đoàn Thessalonica: "Hãy hằng liên lỉ cầu nguyện và cảm tạ về tất cả mọi sự" (5:17-18). Những lời của Vị Tông đồ này đã tác động con người ấy, và ông ta đã ngẫm nghĩ xem làm sao lại có thể không ngừng cầu nguyện được, nếu đời sống của chúng ta bị phân tán vào quá nhiều những giây phút khác nhau, không thể nào tập trung được. Theo vấn nạn này, ông ta đã bắt đầu tìm hiểu, một cuộc tìm hiểu dẫn ông ta tới chỗ khám phá những gì được gọi là cầu nguyện bằng cõi lòng. Nó là ở chỗ tin tưởng lập lại rằng: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin hãy thương xót con là kẻ tội lỗi!" "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin hãy thương xót con là kẻ tội lỗi!" Một lời cầu nguyện đơn sơ nhưng rất đẹp. Một lời cầu nguyện từ từ biến thành nhịp thở và kéo dài suốt ngày. Đó là gì nào? "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin hãy thương xót con là kẻ tội lỗi!" Tôi không nghe thấy. Xin anh chị em đọc to hơn! "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin hãy thương xót con là kẻ tội lỗi!" Nhớ nhé, hãy lập đi lập lại lời cầu này. Thật vậy, việc hít thở chẳng ngừng, ngay cả trong khi chúng ta ngủ; và cầu nguyện là hơi thở của đời sống.

    Vậy thì làm sao có thể luôn bảo trì tình trạng cầu nguyện? Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cống hiến cho chúng ta những trích dẫn tốt đẹp từ lịch sử của khoa tu đức học, một khoa nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải liên tục cầu nguyện, nhờ đó cầu nguyện trở nên như cái đòn bẩy cho đời sống của Kitô hữu. Tôi sẽ đề cập đến một số trích dẫn này.

    Đan sĩ Evagrius Ponticus đã nói như thế này: "Chúng ta không được truyền lệnh để làm việc, để canh thức và để liên tục chay tịnh" - không, không phải là những gì được truyền khiến - "mà vấn đề được đặt ra đó là chúng ta cần phải không thôi cầu nguyện" (2742). Đó là cõi lòng ở nơi việc cầu nguyện. Bởi thế cần phải nhiệt tình trong đời sống Kitô hữu là những gì không bao giờ mất đi. Nó hơi giống như ngọn lửa thánh trong các đền thờ cổ, không ngừng cháy sáng, mà vị tư tế có nhiệm vụ phải giữ cho nó tiếp tục cháy sáng. Cũng cần phải có một ngọn lửa thánh trong cả chúng ta nữa, một ngọn lửa liên tục cháy, không gì làm cho nó lịm tắt đi. Đó là điều không phải dễ làm. Thế nhưng đó lại là cách cần phải thực hiện.

    Thánh Gioan Chrysostom, một vị mục tử khác, vị đã chú tâm đến đời sống thực, đã giảng rằng: "Ngay cả khi đang bước đi ở nơi công cộng hay tản bộ một mình, hoặc ngồi ở trong tiệm của anh chị em, trong lúc mua bán, hoặc trong khi làm bếp nấu nướng" (2743). Những lời cầu nguyện ngắn tắt: "Lạy Chúa, xin đoái thương đến chúng con", "Lạy Chúa xin giúp con". Vậy, cầu nguyện như là một thứ giòng kẻ nhạc để chúng ta ghi cung điệu cho cuộc đời của chúng ta. Nó không phản lại với việc làm hằng ngày, nó không mâu thuẫn với nhiều điều bó buộc và hẹn hò nhỏ mọn; có thể nói cầu nguyện là những gì mang lại ý nghĩa cho hết mọi việc làm, là lý do làm việc và là bình an cho việc làm. Bằng việc cầu nguyện.

    Thật ra đem áp dụng vào thực hành những nguyên tắc này là chuyện không dễ. Một người cha và một người mẹ, bị cuốn hút vào cả trăm ngàn công việc, có thể cảm thấy nhung nhớ đến một thời gian nào đó trong đời của họ, lúc họ còn dễ dàng có được những thời điểm và không gian bình thường để cầu nguyện. Thế rồi sau đó nào là con cái, nào là công ăn việc làm, nào là đời sống gia đình, nào là cha mẹ già yếu ... Người ta có cảm tưởng rằng không bao giờ sẽ có thể hoàn thành được tất cả những thứ chuyện ấy. Bởi thế nên chúng ta cần nghĩ rằng Thiên Chúa, Người Cha của chúng ta, Đấng cần phải coi sóc tất cả vũ trụ này, luôn nhớ đến từng người chúng ta. Do đó, chúng ta cũng cần phải tưởng nhớ đến Ngài nữa!

    Chúng ta cũng có thể nhớ rằng theo chủ trương đan tu Kitô giáo thì việc làm bao giờ cũng được coi trọng, chẳng những vì nhiệm vụ về luân lý trong việc cung cấp cho bản thân mình cũng như cho những người khác, mà còn là một thứ quân bình, một thứ quân bình nội tâm - không phải là việc làm hay sao? Thật là nguy hiểm cho con người trong việc vun trồng một thứ ham thích quá trừu tượng đến độ mất đi mối liên hệ với thực tại. Việc làm là những gì giúp chúng ta giữ được mối liên hệ với thực tại. Bàn tay của đan sĩ chắp lại nguyện cầu hằn vết sần sùi chai cứng của những kẻ đào bới cầy sới. Trong Phúc Âm Thánh Luca, khi Chúa Giêsu bảo Matta rằng chỉ có một điều duy nhất thực sự cần thiết là lằng nghe Thiên Chúa, Người hoàn toàn không có ý miệt thị nhiều việc làm mà cô nàng bấy giờ đang nỗ lực thực hiện.

    Hết tất cả mọi sự nơi hữu thể con người đều "cặp đôi": thân thể của chúng ta có tính chất đối xứng, ở chỗ, chúng ta có hai cánh tay, hai con mắt, hai bàn tay... Thế nên việc làm và cầu nguyện cũng có tính cách bổ khuyết. Cầu nguyện - là hơi thở của hết mọi sự - vẫn là cái phông nền sống động của việc làm, ngay cả trong những lúc nó không hẳn là hiển nhiên như thế. Thật là bất nhân khi quá lao mình vào việc làm đến độ anh chị em không có giờ cầu nguyện.

    Một đời cầu nguyện mà xa lạ với cuộc sống thì cũng chẳng lành mạnh gì. Một đời cầu nguyện tách mình ra khỏi những gì là cụ thể của cuộc sống thì trở thành duy tâm, hay tệ hơn, chỉ toàn hình thức. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu, sau khi cho các môn đệ thấy vinh hiển của Người trên Núi Tabor, đã không muốn kéo dài giây phút ngất ngây ấy, trái lại, đã xuống núi với họ và tiếp tục hành trình thường nhật. Vì kinh nghiệm bấy giờ vẫn còn ở trong lòng của các vị như ánh sáng và sức mạnh cho đức tin của các vị; cũng là ánh sáng và sức mạnh cho những ngày sắp đến với các vị nữa, đó là những ngày Khổ Nạn. Nhờ đó, thời giờ giành ở với Thiên Chúa là những lúc làm tái sinh động đức tin, một đức tin giúp cho chúng ta trong những trường hợp cụ thể của cuộc sống, và là một đức tin, ngược lại, nuôi dưỡng việc cầu nguyện, không bị lũng đoạn. Trong việc luân lưu giữa đức tin, đời sống và cầu nguyện, con người ta giữ được ánh sáng của ngọn lửa đời sống Kitô hữu theo ý muốn của Thiên Chúa.

    Chúng ta hãy lập lại lời cầu nguyện đơn sơ rất cần được lập lại trong ngày sống. Để xem anh chị em còn nhớ không nhé. Nào tất cả đều đọc: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin hãy thương xót con là kẻ tội lỗi!" Việc đọc lời cầu nguyện này sẽ tiếp tục giúp anh chị em được hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu. Xin cám ơn anh chị em.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210609_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - HUẤN TỪ TUYỀN TIN

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Jun 6 at 1:27 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay, ở Ý và ở các xứ sớ khác cử hành Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Bài Phúc Âm cho chúng ta thấy câu chuyện về Bữa Tiệc Ly (Mk 14: 12-16.22-26). Những lời nói và cử chỉ của Chúa là những gì tác động đến lòng của chúng ta: Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: "Các con hãy nhận lấy, này là mình Thày" (câu 22).

    Như thế, chính Chúa Giêsu ban cho chúng ta bí tích cao trọng nhất này một cách giản dị. Cử chỉ của Người là một cử chỉ tặng ban khiêm hạ, là một cử chỉ chia sẻ. Ở tột đỉnh đời mình, Người không phân phát đầy những bánh để nuôi đám đông, mà là bẻ chính bản thân Người ở bữa Vượt Qua với các môn đệ. Nơi cử chỉ này, Chúa Giêsu chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng đích nhắm của đời sống là ở chỗ ban tặng bản thân mình, điều cao cả nhất đó là phục vụ. Hôm nay chúng ta thấy được sự cao cả của Thiên Chúa ở nơi một miếng Bánh, ở một thứ mỏng dòn mềm yếu tràn đầy những gì là yêu thương, tràn đầy những gì là chia sẻ. Tôi muốn nhấn mạnh chữ mỏng dòn mềm yếu này. Chúa Giêsu trở thành mỏng dòn mềm yếu như miếng bánh bẻ ra và vụn vặt. Thế nhưng sức mạnh lại nắm ngay ở đó, ở tính chất mỏng dòn mềm yếu của mình. Nơi Thánh Thể, mỏng dòn mềm yếu là sức mạnh: sức mạnh của tình yêu trở thành nhỏ bé để được chấp nhận mà không sợ hãi; sức mạnh của tình yêu thương được bẻ ra và phân chia để nuôi dưỡng cùng ban sự sống; sức mạnh của tình yêu trở thành những mảnh nhỏ để hiệp nhất tất cả chúng ta lại với nhau.

    Cũng có một thứ sức mạnh khác xuất phát từ tính chất mỏng dòn mềm yếu của Thánh Thể, đó là sức mạnh để yêu thương những ai lầm lỗi. Chính vào đêm Người bị phản bội mà Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta Bánh sự sống nàyNgười ban cho chúng ta tặng ân cao cả nhất khi Người cảm thấy cái vực thẳm sâu nhất trong cõi lòng của Người, đó là người môn đệ ăn uống với Người, nhúng miếng bánh vào cùng một đĩa của Người, lại đang phản bội Người. Phản bội là nỗi đớn đau nhất đối với những ai yêu thương. Vậy Chúa Giêsu đã làm gì? Ngài phản ứng lại sự dữ bằng sự thiện cao cả hơn thế nữa. Người đã đáp lại cái 'không' của Giuđa bằng cái 'có' của lòng xót thương. Người không trừng phạt tội nhân, mà là cống hiến sự sống của mình cho họ, mà là cầu nguyện cho họ. Khi chúng ta đón lấy Thánh Thể thì Chúa Giêsu cũng làm y như thế, ở chỗ, Người biết chúng ta, Người biết chúng ta là thành phần tội nhân, Người biết chúng ta rất sai trái, nhưng Người vẫn không thôi liên kết sự sống của Người với sự sống của chúng ta. Người biết chúng ta cần nó, vì Thánh Thể không phải là phần thưởng cho các vị thánh, không, mà là Thứ Bánh của các tội nhânĐó là lý do tại sao Người đã huấn dụ chúng ta rằng: "Đừng sợ! Các con hãy nhận lấy mà ăn".

    Mỗi lần chúng ta lãnh nhận Bánh sự sống này, Chúa Giêsu đến với chúng ta để cống hiến cho những gì là mỏng dòn mềm yếu của chúng ta một ý nghĩa mới. Người nhắc nhở chúng ta rằng trước nhan của Người chúng ta còn quí báu hơn là những gì chúng ta nghĩ nữa. Người nói với chúng ta rằng Người cảm thấy vui sướng khi chúng ta biết chia sẻ những gì là mỏng dòn mềm yếu của chúng ta với Người. Người lập lại với chúng ta rằng lòng thương xót của Người không sợ những gì là khốn nạn của chúng ta. Lòng thương xót của Chúa Giêsu không sợ hãi những gì là khốn nạn của chúng ta. Trên hết mọi sự, lòng thương xót của Người ưu ái chữa lành chúng ta cho khỏi những gì là mong manh chúng ta không thể tự chữa lành cho bản thân mình. Những mong manh nào vậy? Chúng ta nghĩ xem. Cái mong manh của cảm giác phẫn uất đối với những ai phạm đến chúng ta - mà tự mình chúng ta không thể chữa lành được -; cái mong manh muốn tách mình khỏi những người khác và cô lập hóa bản thân mình - mà tự bản thân chúng ta không thể chữa lành -; cái mong manh khóc lóc về bản thân mình và phàn nàn trách móc bất an; ngay cả như thế nữa chúng ta cũng không thể tự chữa lành cho bản thân mình. Chính Người là Đấng chữa lành chúng ta bằng sự hiện diện của Người, bằng bánh của Người, bằng Thánh Thể. Thánh Thể là một dược liệu hữu hiệu chữa trị những gì là khép kín. Thật vậy, thứ Bánh Sự Sống này chữa lành những gì là khô cằn cứng cỏi để biến chúng thành những gì là mềm mại dễ thương.

    Thánh Thể là những gì chữa lành, vì Thánh Thể liên kết với Chúa Giêsu, ở chỗ, Thánh Thể đồng hóa chúng ta với lối sống của Người, với khả năng bẻ ra để hiến mình cho anh chị em, để đáp lại sự dữ bằng sự lành. Thánh Thể cống hiến cho chúng ta lòng can đảm để thoát ra khỏi chính bản thân mình mà yêu thương cúi mình xuống với những gì là mong manh của người khác. Như Thiên Chúa đang làm cho chúng ta đây. Đó là lý lẽ của Thánh Thể, ở chỗ chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta và chữa lành những gì là mong manh của chúng ta để chúng ta yêu thương người khác và trợ giúp những mong manh của họ. Cứ thế suốt cả cuộc đời. Hôm nay, trong Phụng vụ Giờ kinh chúng ta đã xướng lên một bài thánh ca có 4 câu tóm gọn cả cuộc đời của Chúa Giêsu. Vậy những câu này nói với chúng ta rằng khi Chúa Giêsu được hạ sinh thì Người đã trở nên người bạn đồng hành trong đời. Sau đó, trong bữa ăn tối, Người trở thành lương thực. Thế rồi, trên thập tự giá, nơi cái chết của mình, Người trở thành một cái giá phải trả để đền thay cho chúng ta. Và giờ đây, hiển trị trên Trời, Người là phần thưởng của chúng ta (Hymn of the praises of Corpus Domini Verbum Supernum Prodiens).

    Xin Đức Thánh Trinh Nữ, nơi Người Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể, giúp chúng ta biết đón nhận tặng ân Thánh Thể bằng một tấm lòng biết ơn và cũng biết hiến ban sự sống của chúng ta. Xin Thánh Thể làm cho chúng ta trở thành một quà tặng trao ban cho hết mọi người khác.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210606.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Nếu bị trục trặc thì xin mở cái link dưới đây:

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu  

     

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHpkzrr9G94U8rUrBKOA5Xu2%3DCOfP%2BJUsmzZ5wnhVcbWdQ%40mail.gmail.com.
     

DỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ LỄ MÌNH THÁNH

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jun 7 at 10:53 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Hôm nay, ở Ý và ở các xứ sớ khác cử hành Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Bài Phúc Âm cho chúng ta thấy câu chuyện về Bữa Tiệc Ly (Mk 14: 12-16.22-26). Những lời nói và cử chỉ của Chúa là những gì tác động đến lòng của chúng ta: Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: "Các con hãy nhận lấy, này là mình Thày" (câu 22).

    Như thế, chính Chúa Giêsu ban cho chúng ta bí tích cao trọng nhất này một cách giản dị. Cử chỉ của Người là một cử chỉ tặng ban khiêm hạ, là một cử chỉ chia sẻ. Ở tột đỉnh đời mình, Người không phân phát đầy những bánh để nuôi đám đông, mà là bẻ chính bản thân Người ở bữa Vượt Qua với các môn đệ. Nơi cử chỉ này, Chúa Giêsu chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng đích nhắm của đời sống là ở chỗ ban tặng bản thân mình, điều cao cả nhất đó là phục vụ. Hôm nay chúng ta thấy được sự cao cả của Thiên Chúa ở nơi một miếng Bánh, ở một thứ mỏng dòn mềm yếu tràn đầy những gì là yêu thương, tràn đầy những gì là chia sẻ. Tôi muốn nhấn mạnh chữ mỏng dòn mềm yếu này. Chúa Giêsu trở thành mỏng dòn mềm yếu như miếng bánh bẻ ra và vụn vặt. Thế nhưng sức mạnh lại nắm ngay ở đó, ở tính chất mỏng dòn mềm yếu của mình. Nơi Thánh Thể, mỏng dòn mềm yếu là sức mạnh: sức mạnh của tình yêu trở thành nhỏ bé để được chấp nhận mà không sợ hãi; sức mạnh của tình yêu thương được bẻ ra và phân chia để nuôi dưỡng cùng ban sự sống; sức mạnh của tình yêu trở thành những mảnh nhỏ để hiệp nhất tất cả chúng ta lại với nhau.

    Cũng có một thứ sức mạnh khác xuất phát từ tính chất mỏng dòn mềm yếu của Thánh Thể, đó là sức mạnh để yêu thương những ai lầm lỗi. Chính vào đêm Người bị phản bội mà Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta Bánh sự sống nàyNgười ban cho chúng ta tặng ân cao cả nhất khi Người cảm thấy cái vực thẳm sâu nhất trong cõi lòng của Người, đó là người môn đệ ăn uống với Người, nhúng miếng bánh vào cùng một đĩa của Người, lại đang phản bội Người. Phản bội là nỗi đớn đau nhất đối với những ai yêu thương. Vậy Chúa Giêsu đã làm gì? Ngài phản ứng lại sự dữ bằng sự thiện cao cả hơn thế nữa. Người đã đáp lại cái 'không' của Giuđa bằng cái 'có' của lòng xót thương. Người không trừng phạt tội nhân, mà là cống hiến sự sống của mình cho họ, mà là cầu nguyện cho họ. Khi chúng ta đón lấy Thánh Thể thì Chúa Giêsu cũng làm y như thế, ở chỗ, Người biết chúng ta, Người biết chúng ta là thành phần tội nhân, Người biết chúng ta rất sai trái, nhưng Người vẫn không thôi liên kết sự sống của Người với sự sống của chúng ta. Người biết chúng ta cần nó, vì Thánh Thể không phải là phần thưởng cho các vị thánh, không, mà là Thứ Bánh của các tội nhânĐó là lý do tại sao Người đã huấn dụ chúng ta rằng: "Đừng sợ! Các con hãy nhận lấy mà ăn".

    Mỗi lần chúng ta lãnh nhận Bánh sự sống này, Chúa Giêsu đến với chúng ta để cống hiến cho những gì là mỏng dòn mềm yếu của chúng ta một ý nghĩa mới. Người nhắc nhở chúng ta rằng trước nhan của Người chúng ta còn quí báu hơn là những gì chúng ta nghĩ nữa. Người nói với chúng ta rằng Người cảm thấy vui sướng khi chúng ta biết chia sẻ những gì là mỏng dòn mềm yếu của chúng ta với Người. Người lập lại với chúng ta rằng lòng thương xót của Người không sợ những gì là khốn nạn của chúng ta. Lòng thương xót của Chúa Giêsu không sợ hãi những gì là khốn nạn của chúng ta. Trên hết mọi sự, lòng thương xót của Người ưu ái chữa lành chúng ta cho khỏi những gì là mong manh chúng ta không thể tự chữa lành cho bản thân mình. Những mong manh nào vậy? Chúng ta nghĩ xem. Cái mong manh của cảm giác phẫn uất đối với những ai phạm đến chúng ta - mà tự mình chúng ta không thể chữa lành được -; cái mong manh muốn tách mình khỏi những người khác và cô lập hóa bản thân mình - mà tự bản thân chúng ta không thể chữa lành -; cái mong manh khóc lóc về bản thân mình và phàn nàn trách móc bất an; ngay cả như thế nữa chúng ta cũng không thể tự chữa lành cho bản thân mình. Chính Người là Đấng chữa lành chúng ta bằng sự hiện diện của Người, bằng bánh của Người, bằng Thánh Thể. Thánh Thể là một dược liệu hữu hiệu chữa trị những gì là khép kín. Thật vậy, thứ Bánh Sự Sống này chữa lành những gì là khô cằn cứng cỏi để biến chúng thành những gì là mềm mại dễ thương.

    Thánh Thể là những gì chữa lành, vì Thánh Thể liên kết với Chúa Giêsu, ở chỗ, Thánh Thể đồng hóa chúng ta với lối sống của Người, với khả năng bẻ ra để hiến mình cho anh chị em, để đáp lại sự dữ bằng sự lành. Thánh Thể cống hiến cho chúng ta lòng can đảm để thoát ra khỏi chính bản thân mình mà yêu thương cúi mình xuống với những gì là mong manh của người khác. Như Thiên Chúa đang làm cho chúng ta đây. Đó là lý lẽ của Thánh Thể, ở chỗ chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta và chữa lành những gì là mong manh của chúng ta để chúng ta yêu thương người khác và trợ giúp những mong manh của họ. Cứ thế suốt cả cuộc đời. Hôm nay, trong Phụng vụ Giờ kinh chúng ta đã xướng lên một bài thánh ca có 4 câu tóm gọn cả cuộc đời của Chúa Giêsu. Vậy những câu này nói với chúng ta rằng khi Chúa Giêsu được hạ sinh thì Người đã trở nên người bạn đồng hành trong đời. Sau đó, trong bữa ăn tối, Người trở thành lương thực. Thế rồi, trên thập tự giá, nơi cái chết của mình, Người trở thành một cái giá phải trả để đền thay cho chúng ta. Và giờ đây, hiển trị trên Trời, Người là phần thưởng của chúng ta (Hymn of the praises of Corpus Domini Verbum Supernum Prodiens).

    Xin Đức Thánh Trinh Nữ, nơi Người Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể, giúp chúng ta biết đón nhận tặng ân Thánh Thể bằng một tấm lòng biết ơn và cũng biết hiến ban sự sống của chúng ta. Xin Thánh Thể làm cho chúng ta trở thành một quà tặng trao ban cho hết mọi người khác.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210606.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Nếu bị trục trặc thì xin mở cái link dưới đây:

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu  

     

     

     

    -
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC - MÙA COVID

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Jun 3 at 12:29 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    BÓNG MÁT MÙA CÔ - VY

     

    Bóng mát ấy dường như bù đắp phần nào cái hụt hẫng, xa lạ giữa những đổi thay. Nó giúp con người có thể kết nối với nhau bấp chất những xa cách về mặt thể chất. Nó khỏa lấp cơn khát “bản thân – tha nhân” nhờ duy trì những liên lạc giữa con người với nhau.

     

    Giữa những mệt mỏi mùa Cô Vy (Covid), ta đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề trong cuộc sống. Từ chuyện đồng tiền bát gạo đến giả thật thực hư, từ chuyện chữ nghĩa việc làm đến lúc càm ràm hơn thua

       Mọi thứ bao trùm trong cái nặng nề, phủ lấp trong sự nóng ran. Nhiều hoạt động bị ngưng trệ, các sinh hoạt phải đổi thay, nhiều thói quen dần tan chảy, không ít lối xưa đang chuyển lay. Cái mùa “ngột ngạt” này dễ cuốn ta vào vòng xoáy của trách móc than van, vào lối mòn của an phận thủ thường mà bất giác lãng quên bao điều cứu cánh sánh vai. Có lẽ đã đến lúc những bóng mát quan trọng với ta thế nào giữa cơn “oi ả” của mùa này.

     

    Mùa Cô Vy về, một trong những đảo lộn sâu sắc nơi cuộc sống của ta là sự xa cách xã hội, các hạn chế của những cuộc tụ họp và của những tiếp xúc trực tiếp. Khi đó, một giải pháp nằm ngay trong tầm tay của ta chính là công nghệ. Bóng mát ấy dường như bù đắp phần nào cái hụt hẫng, xa lạ giữa những đổi thay. Nó giúp con người có thể kết nối với nhau bấp chất những xa cách về mặt thể chất. Nó khỏa lấp cơn khát “bản thân – tha nhân” nhờ duy trì những liên lạc giữa con người với nhau. Nhờ công nghệ, ta vẫn có thể duy trì và phát triển những mối tương quan, những mạng lưới xã hội với nhiều hình thức đa dạng.

    Thật vậy, không thể đến lớp nhưng vẫn có thể gặp thầy cô, bạn bè, không thể đến công ty nhưng vẫn có thể hội họp, làm việc cùng đồng nghiệp, không thể đến nhà thờ nhưng vẫn có thể hiệp thông trong các giờ cầu nguyện, tham dự các Thánh Lễ online… Nhờ thế, ta có thể bớt cô đơn trong bốn bức tường, giảm lo lắng trước cảnh thế rối ren, nhẹ căng thẳng nơi cuộc sống thay đổi; và ta cũng thêm thoải mái, tăng an ủi bên người thân. Hơn hết, bất chấp những tác động không tốt nhiều mặt, giữa mùa đại dịch, công nghệ vẫn giúp ta duy trì những mối liên hệ xã hội và phát triển ý thức xã hội, tính cộng đồng và tinh thần tương trợ nhiều chiều khác nhau.

     

    Trong “cái nực cái bức” của mùa Cô Vy này, không ít người chỉ dừng chân dưới cái bóng mát của công nghệ mà vô tình quên lãng những bóng mát xum xuê khác. Có lẽ nhiều người thực sự không để ý tới một bóng mát được tỏ hiện nơi những anh hùng thầm lặng. Đó là điều mấy người để mắt mấy ai để tâm. Chính họ đang ngày đêm ra sức tỏa bóng cho ta nghỉ ngơi. Những con người ấy đang cố gắng tìm lại những ngày tháng bình yên cho ta. Các bác sĩ cùng nhân viên y tế đang hi sinh tình nguyện làm tròn bổn phận cứu chữa những nạn nhân của mùa Cô vy này.

       Những chuyên gia công nghệ vẫn đảm bảo kết nối cho một xã hội online. Các nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, các nhân viên chuyên chở, các linh mục, tu sĩ và bao người khác hiểu rằng không ai có thể tự cứu thoát được mình… Những con người ấy đã trở nên những chứng nhân sống động cho ta ngay giữa cơn cùng quẫn này. Thay vì rắc gieo thêm nỗi kinh hoàng, họ đã gieo trồng tinh thần trách nhiệm, hy sinh phục vụ. Thay vì đầu hàng, họ đã hiên ngang đương đầu với gian nan thử thách. Thay vì tuyệt vọng, họ đổ tràn nơi ta niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng.

     

       Và nơi nguồn cảm hứng của họ, ta vô tình nhận ra cái bóng mát của niềm hy vọng vô bờ. Như lời Đức Thánh Cha, bóng mát ấy “không phải là thứ lạc quan tếu, không phải là cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ trống rỗng, nhưng đó là món quà đến từ thiên đường, là thứ chúng ta không thể tự mình kiếm được.” Giờ đây, giữa mùa Cô Vy, hy vọng một lần nữa hiện diện ở trung tâm sân khấu nhân loại. Mùa ấy đã qua rồi bất chợt trở lại. Nó đành lòng cướp đi không ít sinh mạng nhưng thực tế là phần lớn chúng ta vẫn đang sống sót. Với niềm hy vọng đó, ta có thể bảo vệ chính mình bởi sức mạnh bên trong ta và cõi lòng bừng cháy trong những nghịch cảnh. Ta hy vọng vào những sự gắn bó với những người ta có thể tin tưởng, những ai ta vẫn đang kết nối. Họ đang hiện diện cùng cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ ta.

       Ta hy vọng vào khả năng sống sót nhờ những hành động có trách nhiệm, những nguồn lực cá nhân, những kinh nghiệm cuộc sống và sức mạnh trưởng thành của bản thân. Ta hy vọng vào việc làm chủ của mình nơi hình ảnh bản thân và nguồn cảm hứng từ những người anh hùng thầm lặng. Họ sẽ phản chiếu phần nào con người chân thật của ta trước những cảnh huống cuộc đời. Và tất nhiên ta hy vọng nơi Thiên Chúa của mình vì Người sẽ chăm sóc chúng ta. Đó là niềm hy vọng sống động và mới mẻ đến từ Thiên Chúa. Chính Người là nguồn an ủi lớn nhất cho ta trong những ngày tháng đợi chờ bình yên này. Chính Người là bóng mát vô tận cho những ai đang mệt mỏi những người đang hãi sợ những ai đang lắng lo trong mùa Cô Vy này.

     

    Dưới những bóng mát ấy, Đức Thánh Cha mời gọi ta đừng sợ hãi chớ yếu hèn mà hãy để cho niềm hy vọng được bừng cháy. Ngài khích lệ ta hãy điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và chuyên cần cầu nguyện. Mỗi thời khắc vẫn có bao người đang cầu nguyện, dâng hy sinh và chuyển cầu cho ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm là khí giới chiến thắng của ta. Và hãy để lời cầu nguyện của Đức Phan-xi-cô nung nấu con tim của mỗi người:

     

    Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi cho tâm hồn. Chúa dạy chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lập lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28,5). Và cùng với thánh Phêrô,” chúng con phó thác cho Chúa mọi lo âu, vì Chúa chăm sóc chúng con” (X 1 Pr 5,7).

     

    Hãy tìm bóng mát yên bình cho riêng mình.

    Lyeur Nguyễn(dongten.net)