7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 12 at 11:19 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    ĐỨC GIÊSU LÊN TRỜI LÀ LÊN CHỖ NÀO?

     

    Nếu hiểu theo nghĩa đen, thì đúng là Nước Trời hoặc quê trời là một xứ sở, một vùng trời nào đó mà Thiên Chúa đang ngự trị.

     

    Khi trò chuyện với nhóm bạn trẻ, một bạn hỏi tôi rằng: “Thầy ơi, trong Kinh Thánh con thấy Đức Giêsu lên trời, vậy nơi ấy là chỗ nào?”

    Trước câu hỏi này, thực sự tôi cũng lúng túng để giải thích làm sao cho các bạn trẻ hiểu! Khi hỏi câu ấy, bạn này cũng như nhiều bạn hiểu rằng trời cao thuộc về vũ trụ vật chất này.

    Đó có thể là các tầng trời, là các hành tinh thuộc hệ mặt trời hoặc thuộc vào dải thiên hà hay ngân hà nào đó trong vũ trụ vô biên này. Phải chăng những nơi này là Thiên Đàng, là nơi Đức Giêsu được rước lên sau khi Ngài sống lại mà Tin Mừng viết: “Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,20)?

     

    Nếu hiểu theo nghĩa đen, thì đúng là Nước Trời hoặc quê trời là một xứ sở, một vùng trời nào đó mà Thiên Chúa đang ngự trị. Theo cách hiểu của Giáo hội, Quê Trời không phải là một chỗ hữu hình cụ thể nào. Thay vào đó, Thiên Đàng nhằm chỉ thực tại thiêng liêng, siêu phàm, “nơi” đó có Thiên Chúa, có các thánh. Nơi đó là “nhà” của Thiên Chúa Cha. Đó cũng là quê hương đích thật mà mỗi người chúng ta hướng về. Chúng ta tin và ước mong rằng sau khi chết, Thiên Chúa cũng đón ta vào vương quốc tình yêu vĩnh hằng ấy.

     

    Bài Tin Mừng lễ Thăng Thiên hôm nay, thánh sử Máccô mô tả lại quang cảnh Đức Giêsu được rước lên trời. Trước đó, Đức Giêsu của chúng ta đã ân cần căn dặn các môn đệ về sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Đó là lệnh truyền và là ước mơ của Thiên Chúa dành cho các môn đệ. Lệnh truyền ấy được các tông đồ và Giáo hội luôn thực thi một cách tốt đẹp. Nhờ vậy, số người theo và tin vào Chúa Giêsu mỗi lúc một đông. Là ước mơ, vì Thiên Chúa muốn mọi thế hệ nhận biết Thiên Chúa để họ được cứu độ. Trải qua hơn 20 thế kỷ, Giáo Hội đã hiện diện ở khắp tận cùng trái đất. Tin Mừng cũng được hầu hết các dân tộc đón nhận. Đó không chỉ là công việc của Giáo hội, nhưng đúng hơn, kết quả ấy là của Thiên Chúa, vì “Thầy Giêsu ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20).

     

    Sau khi căn dặn các môn đệ cẩn thận, Đức Giêsu được rước lên trời. Nếu đã xem đoạn phim về cảnh Chúa Giêsu lên trời, bạn cũng thấy Đức Giêsu được nhấc khỏi mặt đất và biến vào vùng trời của ánh sáng. Dĩ nhiên, chúng ta không biết chính xác sau đó Đức Giêsu đi đâu, ở chỗ nào, vì lúc này thân xác phục sinh của Ngài không còn lệ thuộc vào không gian và thời gian. Từ khi giáng sinh cho tới phục sinh, Chúa Giêsu luôn là hiện thân của Nước Trời. Nước ấy đang diễn ra ngay giữa chúng ta[1], trong hiện tại (x. Mt 12,28). Nếu chúng ta nói Thiên Đàng là nơi hạnh phúc bình an, thì một khi ai đó cảm nghiệm được niềm vui, bình an và hạnh phúc trong Thánh Thần (x. Rm 14,17), người ấy cũng đang ở trong Thiên Đàng! Hoặc nói như thần học gia người Pháp, François Fénelon: “Muốn tất cả những gì Chúa muốn, và muốn như thế luôn luôn trong mọi hoàn cảnh và không ngập ngừng, đó là Nước Trời đang ở trong ta vậy.” (Youcat 283)

     

    Có thể thấy hai điều trong biến cố Đức Giêsu về trời. Một mặt Ngài trở về với Chúa Cha sau sứ mạng nhập thể để cứu độ con người. Mặt khác, Chúa Giêsu phục sinh hiện diện với con người một cách đặc biệt. Ngài có thể đến gặp con người ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời. Lúc này, thời gian và không gian chẳng thể ngăn cản chúng ta đến gặp Ngài. Nếu muốn gặp Thiên Chúa, bạn và tôi thật dễ dàng để gặp Ngài ngay trong các bí tích, trong các nghi thức phụng vụ, trong tâm hồn mỗi người và ở mọi nơi, mọi lúc. Khi đó, trong Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng ta cũng được liên kết với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.

     

    Chắc chúng ta chẳng cần lên phi thuyền để truy tìm Thiên Đàng hoặc Vương Quốc của Thiên Chúa! Thật hạnh phúc cho con người là lúc này chúng ta cũng đang được ở trong Vương Quốc của Ngài với điều kiện: Đó là chỗ của sự thật, và sự sống, của sự thánh thiện và ân sủng, của công lý, tình yêu và hòa bình[2]. Theo đó, Đức Giêsu lên trời, nghĩa là ngài cũng muốn đưa chúng ta về chốn hạnh phúc vô bờ ấy. Nơi đó, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, được hưởng tự do của vinh quang con cái Thiên Chúa (Rm 8,21).

     

    Như vậy, để trả lời câu hỏi trên, hẳn nhiên Giáo hội không chỉ hướng đến trời cao là nơi Thiên Chúa ngự, nhưng còn là nơi cụ thể tại trần gian. Nơi đó là Giáo hội, là trái đất chúng ta đang sống. Chính Thiên Chúa cũng đang tìm cách để gõ cửa, để vào từng nhà, từng tâm hồn của mỗi người. Ngài muốn đưa con người “lên trời” để hưởng hạnh phúc thiên thu. Nói theo cách của Đức Bênêđictô XVI: “Nước Trời không là một khái niệm trừu tượng, một học thuyết giáo lý hay một kế hoạch xa rời thực tế, nhưng trước hết và trên hết là một ngôi vị sống động với khuôn mặt và tên gọi là Giêsu Nazarét; đó là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình[3].”

     

    Ước gì mừng lễ Chúa Lên Trời hôm nay, mỗi người cũng xin Chúa Phục Sinh kéo mình lên với Chúa Cha. Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng gặp được Thiên Chúa. Đó là khung cảnh thần linh, của “nhân – thần hội ngộ”. Như vậy khi Chúa lên trời cũng là lúc Chúa ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

     

    Lạy Chúa Giêsu,
    Chúa đã yêu trái đất này,
    và đã sống trọn phận người ở đó.
    Chúa đã nếm biết
    nỗi khổ đau và hạnh phúc,
    sự bi đát và cao cả của phận người.

     Xin dạy chúng con biết đường lên trời,
    nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.

     Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
    chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
    để xây dựng trái đất này,
    và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.

     Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
    xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
    không làm chúng con quên trời cao ;
    và những vẻ đẹp của trần gian
    không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.

     Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
    mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện. Amen
    [4]

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

    …………

    [1] “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.” (Lc 17,20-21)

    [2] Xem Kinh Tiền Tụng lễ Chúa Kitô Vua

    [3]  Thông điệp Redemptoris Missio số 18

    [4] Trích Nguyễn Cao Siêu SJ, Rabbouni, số 46

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - CẦU CHO GIÁO HỘI ĐỨC

  •  
    Tinh Cao
    Sun, May 9 at 7:21 PM
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     

    Nếu theo dõi, chúng ta thấy Giáo Hội ở Đức Quốc càng ngày càng xa lìa Giáo Hội Mẹ,
    và cứ đà này thì chắc chắn sẽ xẩy ra một cuộc ly giáo nữa sau Công Đồng Chung Vatican II.

    Vụ Ly Giáo lần nhất xẩy ra ở Pháo quốc với ĐTGM Le Febre, vị chẳng những chống lại công đồng
    về việc canh tân phụng vụ không bằng tiếng Latinh nữa, mà còn tấn phong 4 vị giám mục bất chấp Tòa Thánh.

    Đức quốc đã từng xẩy ra một phong trào lạc giáo Thệ Phản Tin Lành từ Luthero năm 1517,
    và là nơi các giáo phái Tin Lành rất hùng mạnh, có thể nói, ảnh hưởng đến các đấng bậc trong đất nước này.

    Giáo Hội ở Đức đang thực hiện một công nghị, bao gồm 230 tham dự viên, đủ mọi thành phần trong Giáo Hội,

    từ giám mục, giáo sĩ, tu sĩ đến giáo dân, đều bình đẳng trong quyền bỏ phiếu biểu quyết và đa số thắng thiểu số, 

    về 4 điểm chính yếu để cải tổ giáo hội có thể hiểu theo chiều hướng trần tục như sau:


    1- Giáo hội địa phương cũng có quyền quyết định chứ không chỉ ở Tóa Thánh Vatican.
    2- Phụ nữ được quyền làm linh mục như nam nhân.
    3- Linh mục được quyền lập gia đình như mục sư Tin Lành.
    4- Hôn nhân đồng tính phải được Giáo Hội công nhận và chúc lành như tòa đời.


    Công nghị toàn quốc của họ sẽ kéo dài 2 năm, và được chia làm 4 khóa họp, khóa đầu tiên vào tháng 3/năm 2020.
    Tuy nhi
    ên, mới đây, để công khai chống lại quyết định của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, với sự ưng thuận của ĐTC Phanxicô, 

    được phổ biến vào ngày 15/3/2021, không cho phép chúc lành cho các cặp hôn nhân đồng tính, một nhóm các đấng bậc lãnh đạo ở giáo hội này đã

    phát động Ngày Toàn Quốc Dâng Lễ Chúc Lành Đồng Tính: "Tình yêu chiến thắng. Yêu thương là một phúc lành..." được ấn định vào ngày 10/5/2021 - ngày mai.

     

    Thật vậy, theo Vatican News tiếng Việt ngày 1/5/2021, các linh mục Bernd Mönkebüscher, cha sở ở Hamm; Burkhard Hose ở Würzburg; và Carsten Leinhäuser ở di Speyer 

    đã phát động chiến dịch chống đối này vào chính hôm 15/3, thời điểm Thánh Bộ Giáo lý Đức tin công bố tài liệu trong đó khẳng định việc chúc hôn cho các cặp đồng tính là bất hợp pháp.

    Sau đó, đã có thêm 2.600 cha sở, phó tế, những người hoạt động mục vụ và trợ giúp đời sống thiêng liêng đã phản đối quyết định của Bộ Giáo lý Đức tin,

    bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi của 3 linh mục trênvà kêu gọi các linh mục khác trên toàn nước Đức tổ chức một Thánh lễ chúc lành cho “tất cả các cặp đôi yêu nhau”, nghĩa là cho cả các cặp đồng tính.


    Bởi thế, nếu được, chúng ta cùng nhau nguyện cầu cho Giáo Hội ở Đức tùy mỗi người chúng ta, hay bằng tâm tình gợi ý sau đây:

    Lạy Chúa Giêsu là Đấng đã thiết lập Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội "cho đến tận thế" (Mathêu 16:16, 28:20),
    một "Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền".
    Thế nhưng, vì "không phải tất cả các con đều sạch cả đâu" (Gioan 13:10),
    mà Chúa vẫn cứ phải cuí mình xuống rửa chân cho thành phần môn đệ tông đồ của Chúa "để tất cả được nên một" (Gioan 17:21).

    Lạy Chúa Giêsu là Đấng "đã yêu thương những kẻ thuộc về mình thì yêu thương cho tới cùng" (Gioan 13:1), tới con chiên lạc cuối cùng,
    xin hãy thương lấy Giáo Hội ở Đức Quốc, nơi đang muốn tục hóa Giáo Hội theo chiều hướng duy nhân bản của thời đại này,
    bằng việc dân chủ hóa hết mọi sự, ở chỗ: bình đẳng về quyền bính trong Giáo Hội, bình đẳng về phái tính cho nữ giới làm linh mục,
    bình đẳng cả về hôn nhân, tức là công nhận cả hôn nhân đồng tính, và cho phép hôn nhân linh mục giữ luật độc thân của Giáo Hội.

    Lạy Chúa Giêsu là Đàu của Giáo Hội và cũng chỉ vì Giáo Hội mà Chúa "đã tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19)
    xin đừng để Giáo Hội là Nhiệm Thể tinh tuyền vô tì tích yêu dấu của Chúa bị vấy bẩn và trở nên lem luốc ghê tởm trước mắt thế gian;
    xin chớ để Giáo Hội ở Đức Quốc sa chước cám dỗ bất trung, nhưng cứu Giáo Hội Hoàn Vũ cho khỏi sự dữ lạc giáo và ly giáo thêm nữa.
    Nhờ lời chuyển cầu của Người Mẹ Giáo Hội, xin Chúa Thánh Thần là hồn sống của Nhiệm Thể Giáo Hội hãy đến "dẫn chúng con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13)- AMEN/

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh

    ------------------------------------


ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, May 2 at 8:29 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B

     

    2021.05.02 Regina Caeli

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh (Jn 15:1-8), Chúa cho thấy Người là cây nho đích thật, và nói với chúng ta như là những cành nho, không thể sống nếu không liên kết với Người. Người nói cho chúng ta biết như thế: "Thày là cây nho, các con là cành" (v.5). Không có cây nho nào mà lại không có cành nho, hay ngược lại cũng thế. Các cành nho không tự mình sinh tồn mà phải hoàn toàn lệ thuộc vào cây nho, nguồn sống của chúng.

    Chúa Giêsu nhấn mạnh đến động từ "lưu ngụ / cư tru / ở". Người lập lại nó 7 lần trong bài Phúc Âm hôm nay. Trước khi lìa bỏ thế gian này mà về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an thành phần môn đệ của Người rằng họ có thể tiếp tục liên kết với Người. Người nói: "Các con hãy ở trong Thày và Thày ở trong các con" (v.4). Việc lưu ngụ này không phải là thứ vấn đề lưu ngụ một cách tiêu cực, một cách "lờ đờ" trong Chúa, để mình thiếp đi theo đời sống: không, không phải thế! Không phải là như vậy. Việc ở trong Người, việc ở trong Chúa Giêsu mà Người gợi lên cho chúng ta là việc lưu ngụ một cách chủ động và một cách hỗ tương. Tại sao? Vì các cành nho thiếu cây nho chẳng làm gì được, chúng cần nhựa để tăng trưởng và sinh hoa kết trái, thế nhưng, cả cây nho nữa, cũng cần cành nho, vì hoa trái không trổ sinh ở thân cây. Đó là một nhu cầu hỗ tương, đó là vấn đề của việc lưu ngụ hỗ tương để sinh hoa kết trái. Chúng ta ở trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở trong chúng ta.

    Trước hết, chúng ta cần Người. Chúa muốn nói với chúng ta rằng trước vấn đề tuân giữ các giới răn, trước các mối phúc đức, trước các việc làm xót thương, cần phải liên kết với Người, cần phải ở lại với Người. Chúng ta không thể là những Kitô hữu tốt lành nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Trái lại, với Người, chúng ta có thể làm được mọi sự (cf Phil 4:13). Với Người, chúng ta có thể làm được hết mọi sự.

    Thậm chí Chúa Giêsu cần đến chúng ta nữa, như cây nho với các cành nho. Nói điều này có lẽ như thế là nói một điều càn rỡ, nên tự vấn: Chúa Giêsu cần đến chúng ta ở chỗ nào chứNgười cần đến chứng từ của chúng ta. Như các cành nho sinh hoa kết trái, chúng ta cần phải cống hiến chứng từ về đời sống Kitô hữu của chúng ta. Sau khi Chúa Giêsu đã thăng thiên về cùng Cha, thì công việc của các môn đệ - công việc của chúng ta - đó là tiếp tục loan báo Phúc Âm bằng cả lời nói lẫn việc làm. Thành phần các môn đệ - thành phần môn đệ Chúa Giêsu là chúng ta đây - thực hiện công việc này bằng cách làm chứng cho tình yêu thương của Người: hoa trái cần phải được trổ sinh là tình yêu thương. Khi được gắn bó với Chúa Kitô chúng ta lãnh nhận tặng ân Thánh Linh, nhờ đó chúng ta mới có thể làm lành với tha nhân của chúng ta, với xã hội, với Giáo Hội. Xem quả biết cây. Đời sống đích thực của Kitô hữu là đời sống chứng nhân cho Chúa Kitô.

    Mà chúng ta làm sao có thể thành đạt để làm việc này? Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: "Nếu các con ở trong Thày và lời Thày ở trong các con, thì bất cứ điều gì các con xin sẽ được ban cho các con" (v.7). Cả điều này cũng là những gì táo bạo nữa, ở chỗ tin tưởng rằng chúng ta xin điều gì thì điều ấy sẽ được ban cho chúng ta. Hoa trái của đời sống chúng ta lệ thuộc vào việc cầu nguyệnChúng ta có thể suy tưởng như Người, tác hành giống Người, nhìn thế gian này cùng với các sự vật / sự việc bằng con mắt của Chúa Giêsu. Nhờ đó, như Người đã yêu thương, chúng ta yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu từ thành phần nghèo khổ nhất và những ai khổ đau nhất, và chúng ta yêu thương họ bằng con tim của Người, và mang lại cho thế giới các hoa trái của thiện hảo, của bác ái, của hòa bình.

    Chúng ta hãy ký thác bản thân chúng ta cho lời chuyển cầu của Trinh Nữ Maria. Mẹ luôn mãi trọn vẹn liên hiệp với Chúa Giêsu và sinh hoa trái. Xin Mẹ giúp chúng ta ở trong Chúa Kitô, trong tình yêu của Người. trong lời của Người, để làm chứng cho Vị Chúa Phục Sinh trên thế giới này.

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương:)

    Chúng ta đã tiến vào Tháng 5, một tháng thể hiện lòng tôn sùng đạo hạnh phổ thông với Trinh Nữ Maria bằng nhiều cách. Năm nay là năm sẽ được đánh dấu bằng một cuộc đua cầu nguyện, bao gồm các đền Thánh Mẫu quan trọng, để nài xin cho việc chấm dứt dịch bệnh này. Tối hôm qua là trạm dừng đầu tiên, ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Theo chiều hướng ấy, một sáng kiến rất thân thương với tâm can của tôi đó là sáng kiến về Giáo Hội ở Burmese, một sáng kiến kêu gọi chúng ta cầu xin hòa bình bằng một Kinh Kính Mừng cho Miến Điện trong Chuỗi Mân Côi hằng ngày của chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy hướng về Người Mẹ của chúng ta, mỗi khi chúng ta khẩn thiết hay khốn khó; tháng này, chúng ta xin cùng Người Mẹ Thiên Đình của chúng ta hãy nói với các tấm lòng của tất cả mọi nhà lãnh đạo ở Miến Điện, để họ được can đảm tiến bước theo con đường gặp gỡ, hòa giải và hòa bình.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_regina-caeli_20210502.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqW-jHqJ19wZ_LPKqU7X2u_Ck2zCfx7OT_xxgBGe0c39Q%40mail.gmail.com.
     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN6PS-B

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, May 9 at 8:59 AM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật này (Jn 15:9-17), sau khi so sánh mình với cây nho và chúng ta với cành nho, Chúa Giêsu giải thích đâu là hoa trái xuất phát từ những ai liên kết với Người: hoa trái này là tình yêu. Một lần nữa Người lập lại động từ then chốt: lưu ngụ. Người mời gọi chúng ta hãy ở lại trong tình yêu của Người, để niềm vui của Người ở trong chúng ta làm cho niềm vui của chúng ta được trọn vẹn (vv.9-11). Ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.

    Chúng ta tự hỏi tình yêu này là gì mà Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy ở trong thì có được niềm vui của Người? Đó là tình yêu bắt nguồn ở Chúa Cha, vì "Thiên Chúa là tình yêu" (1Jn 4:8). Tình yêu này của Thiên Chúa, của Chúa Cha, tuôn chảy như một giòng sông nơi Người Con Giêsu của Ngài, và qua Người đến với chúng ta là thành phần tạo vật của Ngài. Thật vậy, Người phán: "Như Cha Thày đã yêu Thày thế nào thì Thày cũng đã yêu thương các con như vậy" (15:9). Tình yêu Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta là chính tình yêu Chúa Cha yêu mến Người: tình yêu tinh tuyền, vô điều kiện, tình yêu cho không. Không thể nào mua được nó, hoàn toàn miễn phí. Bằng việc trao tặng tình yêu này cho chúng ta, Chúa Giêsu đối xử với chúng ta như là các người bạn - với tình yêu này -, làm cho chúng ta nhận biết Cha, và Người bao gồm chúng ta trong cùng sứ vụ của Người cho thế gian này được sự sống.

    Bởi thế, chúng ta có thể tự đặt vấn đề là vậy thì làm thế nào chúng ta ở trong tình yêu ấy? Chúa Giêsu phán: "Nếu các con tuân giữ các lệnh truyền của Thày, các con sẽ ở lại trong tình yêu của Thày" (v.10). Chúa Giêsu đã tóm gọn các lệnh truyền của Người lại thành một lệnh truyền duy nhất, đó là "các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con" (câu 12). Để yêu thương như Chúa Giêsu nghĩa là dấn thân phục vụ, phục vụ anh chị em của mình, như Người đã rửa chân cho các môn đệ. Nó còn có nghĩa là ra khỏi chính mình, tách mình khỏi những thứ tin tưởng loài người chúng ta, khỏi những thoải mái dễ chịu trần thế, để hướng bản thân mình về người khác, nhất là những ai cần thiết hơn. Nghĩa là làm cho mình trở nên thuận lợi, như chúng ta là và bằng những gì chúng ta có. Nghĩa là yêu thương không bằng lời nói mà bằng việc làm.

    Yêu thương như Chúa Giêsu nghĩa là 'tẩy chay' những 'thứ tình yêu khác' được thế gian cống hiến cho chúng ta: yêu thích tiền bạc - những ai yêu tiền bạc không yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương - yêu thích thành công, phù du, quyền lực... Những đường lối lừa đảo "yêu thích" này tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa, và khiến chúng ta càng trở nên vị kỷ, càng tự ái, càng hống hách. Thái độ hống hách dẫn chúng ta tới một thứ thoái hóa yêu thương, đến chỗ lạm dụng người khác, gây đau khổ cho những người thân yêu của chúng ta. Tôi nghĩa đến thứ tình yêu thiếu lành mạnh biến thành bạo lực - và biết bao nhiêu phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực trong những ngày này. Đó không phải là tình yêu. Tình yêu như Chúa yêu thương chúng ta nghĩa là trân trọng con người ở bên cạnh chúng ta, là tôn trọng quyền tự do của họ, là yêu thương họ như họ là, chứ không phải như chúng ta muồn họ là, yêu một cách nhưng không. Nói cho cùng thì Chúa Giêsu muốn chúng ta ở lại trong tình yêu của Người, lưu ngụ trong tình yêu của Người, chứ không phải là các ý nghĩ của chúng ta, chứ không phải là việc tôn sùng bản thân chúng ta. Những ai ở trong việc tôn sùng bản thân mình là sống trong cái gương soi, ở chỗ, ngắm nghía mình. Những ai thắng vượt được tham vọng kiểm soát và điều khiển kẻ khác. Không không chế mà là phục vụ họ. Mở lòng chúng ta ra cho người khác, đó là yêu thương, là hiến mình cho người khác.

    Anh chị em thân mến, việc ở lại trong tình yêu của Chúa dẫn chúng ta đến đâu? Đâu là nơi việc ấy dẫn chúng ta tới? Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng: "Để niềm vui của Thày ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn" (v.11). Chúa muốn niềm vui Người có, vì Người hoàn toàn hiệp thông với Chúa Cha, ở trong chúng ta cho đến độ chúng ta được liên kết với Người. Niềm vui nhận biết chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, bất chấp những bất trung của chúng ta ấy, giúp chúng ta có thể tin tưởng đương đầu với các thử thách cuộc đời, làm cho chúng ta sống qua những cuộc khủng hoảng để thoát khỏi chúng một cách tốt đẹp hơn. Những việc làm chứng đích thật của chúng ta là ở chỗ sống trong niềm vui này, vì niềm vui là dấu hiệu đặc thù của một Kitô hữu chân thực. Thành phần Kitô hữu đích thật thì không u buồn; họ luôn có được niềm vui ấy trong lòng, ngay cả trong những lúc khó khăn.

    Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu và lớn lên trong tình yêu với hết mọi người, làm chứng cho niềm vui của Vị Chúa Phục Sinh.

    (Sau Kinh Lạy Nữ Vương:)

    Chúng ta không thể quên được các người mẹ! Chúa Nhật này, ở nhiều quốc gia mừng Ngày Hiền Mẫu. Chúng ta hãy chào mừng tất cả các người mẹ trên thế giới, kể cả những người mẹ không còn ở với chúng ta nữa. Hãy tặng cho các người mẹ một tràng pháo tay!

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_regina-caeli_20210509.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHr5ZHnvgH9TTQDmYoMJxJmjFnmMuB3cYhUoU3OEE-2cdA%40mail.gmail.com.
     
     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Apr 28 at 9:31 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

    Bài 32: Cầu Nguyện bằng Suy Niệm

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Hôm nay chúng ta sẽ nói về hình thức cầu nguyện được gọi là suy niệmĐối với Kitô hữu, "suy niệm" là tác động tìm kiếm ý nghĩa, ở chỗ, đặt mình trước một trang Mạc Khải diệu vợi để cố gắng biến trang Mạc Khải diệu vợi này thành của mình, hoàn toàn nắm bắt được trang Mạc Khải diệu vợi ấy.

     -Kitô hữu, sau khi đã đón nhận Lời Chúa, không khư khư giữ lấy Lời Chúa, vì Lời Chúa cần phải được gặp gỡ bởi "một cuốn sách khác", được Giáo Lý gọi là "cuốn sách cuộc đời" (cf. Catechism of the Catholic Church, 2706). Đó là những gì chúng ta cố gắng thực hiện mỗi lần chúng ta suy niệm Lời Chúa.

    Việc thực hành suy niệm này đã được đặc biệt chuyên chú vào những năm gần đây. Không phải chỉ có Kitô hữu mới nói về việc suy niệm: việc suy niệm hiện hữu nơi hầu hết các tôn giáo trên thế giới. Thế nhưng, việc suy niệm này cũng là một hoạt động rộng rãi giữa cả những người không có một quan niệm sống tôn giáo nào. Tất cả chúng ta đều cần suy niệm, cần phản tỉnh, cần khám phá bản thân mình, nó là một thứ động năng của con người. Đặc biệt là ở thế giới tây phương ngấu nghiến này, dân chúng tìm cách suy niệm vì nó tiêu biểu cho một thứ rào cản mạnh chống lại tình trạng căng thẳng và trống rỗng hằng ngày ở khắp nơi. Bởi vậy mới có hình ảnh giới trẻ cùng những người lớn đang ngồi âm thầm suy niệm, với đôi mắt lim dim... Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt vấn đề là những người này đang làm gì vậy? Họ đang suy niệm. Đó là một hiện tượng cần phải cảm mến trân trọng: thật vậy, chúng ta không được dựng nên để lúc nào cũng làm hết cái này đến cái kia, chúng ta có một đời sống bên trong không bao giờ được lơ là. Bởi thế suy niệm là nhu cầu cho hết mọi người. Vậy suy niệm như là việc dừng lại lấy hơi trong đời. Dừng lại và lắng đọng.

    Thế nhưng, chúng ta nhận ra rằng từ ngữ này, một khi chấp nhận theo chiều kích Kitô giáo, mang một tính cách độc đáo không được loại bỏ. Suy niệm là một chiều kích cần thiết của loài người, thế nhưng suy niệm theo chiều kích Kitô giáo - theo Kitô hữu chúng ta - còn hơn thế nữa: nó là một chiều kích không được loại bỏ. Đại môn mà việc cầu nguyện của con người đã lãnh nhận phép rửa phải băng qua - chúng ta hãy nhắc mình một lần nữa - đó là Chúa Giêsu Kitô. Đối với Kitô hữu, việc suy niệm tiến vào qua cửa Giêsu KitôViệc thực hành suy niệm cũng theo con đường ấy. Kitô hữu, khi cầu nguyện, không muốn hoàn toàn nhận thức bản thân mình, thì không tìm thấy được thẳm cung của cái tôi. Điều này là những gì hợp lý, thế nhưng Kitô hữu tìm kiếm một cái gì khác. Việc cầu nguyện của Kitô hữu trước hết là một cuộc gặp gỡ với Đấng Khác, với chữ "K" hoa, đó là cuộc gặp gỡ siêu việt với Thiên Chúa. Nếu một cảm nghiệm cầu nguyện nào mang lại cho chúng ta tình trạng bình an nội tâm, hay tự chủ, hoặc tính chất sáng tỏ về đường lối phải theo, thì những thành quả này, người ta phải nói rằng, là nhờ ơn cầu nguyện của Kitô hữu, việc cầu nguyện là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu. Như thế suy niệm có nghĩa là đi đến chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu ở trong chúng ta, được hướng dẫn bằng một câu Thánh Kinh, bằng một câu nào đó.

    Qua giòng lịch sử, chữ "suy niệm" đã có mấy ý nghĩa khác nhau. Ngay cả trong Kitô giáo cũng thế, suy niệm ám chỉ đến các cảm nghiệm thiêng liêng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy được một số chiều hướng chung, và về điều này chúng ta lại được Sách Giáo Lý trợ giúp: "Có nhiều phương pháp suy niệm khác nhau như có nhiều vị sư phụ về đàng thiêng liêng vậy. [...] Thế nhưng, phương pháp chỉ là một hướng đạo viên thôi; điều quan trong đó là, với Chúa Thánh Thần, việc tiến triển dọc theo con đường duy nhất của cầu nguyện đó là Chúa Giêsu Kitô" (số 2707). Ở đây Sách Giáo Lý nói đến một nhân vật đồng hành, người hướng dẫn, đó là Thánh Linh. Việc suy niệm của Kitô giáo bất khả nếu không có Thánh Linh. Chính Ngài là Đấng hướng dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng "Thày sẽ sai Thánh Thần đến với các con. Ngài sẽ dạy dỗ các con và sẽ dẫn giải cho các con. Ngài sẽ dạy dỗ các con và sẽ dẫn giải cho các con". Cả trong việc suy niệm nữa, Ngài là vị chỉ đạo đến đến với cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô.

    Vậy, có nhiều phương pháp suy niệm Kitô giáo: một số rất đơn giản, số khác chi tiết hơn; một số nhấn mạnh đến chiều kích lý trí của con người; trái lại, số khác nhấn mạnh đến chiều kích cảm tình và cảm xúc. Chúng là những phương pháp. Tất cả các phương pháp đều quan trọng và tất cả đều đáng áp dụng, bao lâu nó mang lại lợi ích. Chúng giúp những gì? Cảm nghiệm đức tin trở thành một tác động toàn vẹn của con người: một con người không cầu nguyện chỉ bằng trí khôn; mà toàn thể con người cầu nguyện, nơi toàn thể con người, như người ta không cầu nguyện chỉ bằng các cảm giác. Mà là tất cả. Người xưa thường nói rằng chi thể của thân mình cầu nguyện là tấm lòng, nhờ đó họ giải thích rằng toàn thể con người, bắt đầu tự tâm điểm - từ con tim - tham dự vào mối liên hệ với Thiên Chúa, chứ không chỉ có một ít tài năng. Người xưa đã cắt nghĩa như thế. Đó là lý do tại sao cần phải nhớ rằng phương pháp là một đường lối, chứ không phải là đích điểm: bất kỳ phương pháp cầu nguyện nào, nếu mang tính cách Kitô giáo thực sự, thì giúp vào việc theo Chúa Kitô sequela Christi,  yếu tính của đức tin chúng taCác phương pháp suy niệm là con đường để hành trình tiến đến chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu, thế nhưng, nếu anh chị em dừng lại trên đường và chỉ nhìn vào con đường thôi, anh chị em sẽ chẳng bao giờ gặp được Chúa Giêsu. Anh chị em sẽ tạo nên một "vị thần" từ con đường này. "Vị thần" không chờ đợi anh chị em ở đó là Chúa Giêsu, Đấng đang đợi chờ anh chị em. Và đó là con đường đưa anh chị em đến với Chúa Giêsu. Sách Giáo Lý chi tiết như sau: "Suy niệm bao gồm ý nghĩ, trí tưởng, cảm xúc và ước vọng. Việc vận động của các quan năng này cần thiết để đào sâu hơn các niềm xác tin về đức tin của chúng ta, để thúc đẩy việc hoán cải cõi lòng của chúng ta, và để củng cố ý chí của chúng ta trong việc theo Chúa Kitô. Việc cầu nguyện của Kitô giáo, trước hết, là cố gắng suy niệm về các mầu nhiệm Chúa Kitô" (số 2708).

    Vậy, ở đây, ơn cầu nguyện Kitô giáo đó là Chúa Kitô không xa cách, nhưng luôn liên hệ với chúng ta. Không có vấn đề ngôi vị nhân thần của Người không thể trở thành một nơi chốn của ơn cứu độ và hạnh phúc cho chúng ta. Hết mọi giây phút trong đời sống trần gian của Chúa Kitô, nhờ ơn cầu nguyện, có thể trở nên trực tiếp ngay với chúng ta, nhờ Thánh Linh là vị dẫn dắt chúng ta. Thế nhưng, anh chị em biết đó, người ta không thể cầu nguyện mà lại thiếu sự dẫn dắt của Thánh Linh. Chính Ngài là Đấng dẫn dắt chúng ta! Nhờ Thánh Linh, chúng ta cũng hiện diện ở sông Jordan khi Chúa Giêsu dìm mình xuống lãnh nhận phép rửa. Chúng ta cũng là các vị khách ở tiệc cưới Cana, khi Chúa Giêsu cống hiến thứ rượu hảo hạng vì hạnh phúc của đôi tân hôn, tức là chính Thánh Linh là Đấng nối kết chúng ta với những mầu nhiệm ấy nơi cuộc đời trần gian của Chúa Kitô, vì trong việc chiêm ngắm Chúa Giêsu chúng ta cảm nghiệm việc cầu nguyện, để liên kết chúng ta với Người một cách chặt chẽ hơn. Cả chúng ta nữa là những kẻ bàng hoàng chứng kiến thấy hàng ngàn cuộc chữa lành được Vị Sư Phụ này thực hiện. Chúng ta cầm sách Phúc Âm, và suy niệm về những mầu nhiệm ấy trong Phúc Âm, và Thần Linh dẫn chúng ta tới hiện diện ở đó. Trong nguyện cầu - tức là khi chúng ta cầu nguyện - tất cả chúng ta giống như người cùi được nên thanh sạch, như người mù Baltimê được phục hồi thị giác của mình, như Lazarô bước ra khỏi mồ... Cả chúng ta nữa cũng được chữa lành bằng việc cầu nguyện như người mù Baltimê, như người phong cùi... Cả chúng ta nữa cũng được sống lại, như Lazarô được hồi sinh, vì việc cầu nguyện suy niệm được hướng dẫn bởi Thánh Linh đem chúng ta đến chỗ sống lại những mầu nhiệm này nơi đời sống của Chúa Kitô và đến cuộc gặp gỡ Chúa Kitô, cũng như đến chỗ nói cùng với người mù này rằng: "Lạy Chúa, xin thương xót tôi! Xin thương xót tôi!" - "Anh muốn Tôi làm gì cho anh?" - "Tôi muốn được thấy, muốn được đối thoại". Việc suy niệm của Kitô giáo, được Thánh Linh dẫn dắt, dẫn chúng ta đến cuộc trao đồi này với Chúa Giêsu. Không có một trang Phúc Âm nào lại chẳng có chỗ cho chúng ta. Đối với Kitô hữu chúng ta, việc suy niệm là một đường lối để tiến đến cuộc giao tiếp với Chúa Giêsu. 

    Nhờ cách này, chỉ bằng cách này, chúng ta mới khám phá ra bản thân mình. Đó không phải là việc thu mình vào, không, không phải thế: nó có nghĩa là đến với Chúa Giêsu, và từ Chúa Giêsu, khám phá ra bản thân mình, được chữa lành, được phục sinh, được mạnh mẽ bởi ân sủng của Chúa Giêsu. Việc gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân tôi. Điều ấy, nhờ sự hướng dẫn của Thánh Linh. Xin cám ơn anh chị em.

     

    https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210428_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqavj3mnGvOEhidZJzcZ4qJ1f7%3DG4WbN5NHLy05n2FGow%40mail.gmail.com.