ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -CN2MV-B

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Sun, Dec 6 at 9:15 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Vọng Năm B

     

     

     

    image.png

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (Mk 1:1-8)

    là đoạn Phúc Âm giới thiệu con người và hoạt động của Thánh Gioan Tẩy Giả.

    Ngài tỏ cho những người đồng thời của ngài một hành trình của đức tin,

    tương tự như hành trình Mùa Vọng được đề ra cho chúng ta,

    một hành trình mà bản thân chúng ta dọn mình đón Chúa Giáng Sinh.

    Cuộc hành trình của đức tin này là cuộc hành trình của việc hoán cải.

     

     

     

    image.png

    Chữ "hoán cải" đây có nghĩa là gì?

    Theo Thánh Kinh, trước hết và trên hết, nó có nghĩa là thay hướng đổi chiều;

    nên cũng là việc thay đổi cả cách thức suy nghĩ của con người ta nữa.

    Trong đời sống luân lý và tu đức thì

    hoán cải nghĩa là hướng bản thân mình từ sự dữ sang sự lành,

    từ tội lỗi về tình yêu của Thiên Chúa.

     

     

    image.png

     

    Việc hoán cải bao gồm cả niềm sầu thương về các tội lỗi đã vấp phạm, lòng ước muốn thoát khỏi tội lỗi,

    ý hướng vĩnh viễn loại trừ tội lỗi khỏi đời sống của mình.

    Việc loại trừ tội lỗi cũng cần phải là việc tẩy chay hết tất cả những gì liên quan đến tội lỗi nữa;

    những thứ có dính dáng đến tội lỗi và cần phải loài bỏ

    - một tâm thức trần tục, quá yêu chuộng đến những gì là tiện nghi thoải mái,

    quá quý mến những gì là khoái lạc, những gì là phúc hạnh, những gì là thịnh vượng.

     

    Pope Francis delivers an Angelus address overlooking St. Peter’s Square. Credit: Vatican Media.

     

    Khía cạnh khác của việc hoán cải đó là đích nhắm của cuộc hành trình này,

    tức là việc tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Người. ...

    Việc từ bỏ những gì là tiện nghi thoải mái cùng với thứ tâm thức trần tục tự chúng không phải là cùng đích...

     Việc tách ly dứt bỏ không kết thúc ở nơi chính nó, mà là phương tiện để chiếm được một cái gì cao cả hơn,

    tức là vương quốc của Thiên Chúa, là được hiệp thông với Thiên Chúa, là mối thân tình với Thiên Chúa.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

     

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (Mk 1:1-8) là đoạn Phúc Âm giới thiệu con người và hoạt động của Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài tỏ cho những người đồng thời của ngài một hành trình của đức tin, tương tự như hành trình Mùa Vọng được đề ra cho chúng ta, một hành trình mà bản thân chúng ta dọn mình đón Chúa Giáng Sinh. Cuộc hành trình của đức tin này là cuộc hành trình của việc hoán cải.

     

    Chữ "hoán cải" đây có nghĩa là gì? Theo Thánh Kinh, trước hết và trên hết, nó có nghĩa là thay hướng đổi chiều; nên cũng là việc thay đổi cả cách thức suy nghĩ của con người ta nữa. Trong đời sống luân lý và tu đức thì hoán cải nghĩa là hướng bản thân mình từ sự dữ sang sự lành, từ tội lỗi về tình yêu của Thiên Chúa. Và đó là những gì Vị Tẩy Giả giảng dạy, vị ở trong hoang địa Giuđêa "rao giảng phép rửa thống hối để được ơn tha tội" (câu 4). Việc lãnh nhận phép rửa là một dấu hiệu bề ngoài và hữu hình cho thấy lòng hoán cải của những ai đã lắng nghe lời rao giảng của ngài mà quyết định thống hối. Phép rửa ấy được diễn ra bằng việc dìm mình xuống ở Sông Jordan, dìm mình xuống nước, thế nhưng nó cho thấy là vô nghĩa; nó chỉ là một dấu hiệu thôi và vô nghĩa nếu thiếu ý nguyện sẵn sàng thống hối và đổi thay cuộc sống của mình.

     

    Việc hoán cải bao gồm cả niềm sầu thương về các tội lỗi đã vấp phạm, lòng ước muốn thoát khỏi tội lỗi, ý hướng vĩnh viễn loại trừ tội lỗi khỏi đời sống của mình. Việc loại trừ tội lỗi cũng cần phải là việc tẩy chay hết tất cả những gì liên quan đến tội lỗi nữa; những thứ có dính dáng đến tội lỗi và cần phải loài bỏ - một tâm thức trần tục, quá yêu chuộng đến những gì là tiện nghi thoải mái, quá quý mến những gì là khoái lạc, những gì là phúc hạnh, những gì là thịnh vượng. Một mẫu gương về vấn đề này hiện lên trước mắt chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay ở ngay nơi bản thân của Thánh Gioan Tẩy Giả: một con người khổ hạnh, đã từ bỏ những gì là thái quá và tìm kiếm những gì là thiết yếu. Đó là khía cạnh đầu tiên của việc hoán cải: khía cạnh xa lìa tội lỗi và những gì là trần tụcBắt đầu hành trình lìa bỏ những thứ này.

     

    Khía cạnh khác của việc hoán cải đó là đích nhắm của cuộc hành trình này, tức là việc tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Người. Việc tách khỏi những gì là trần tục và việc tìm kiếm Thiên Chúa cùng vương quốc của Người. Việc từ bỏ những gì là tiện nghi thoải mái cùng với thứ tâm thức trần tục tự chúng không phải là cùng đích; chúng không phải là việc khổ hạnh duy nhất để thực hiện việc thống hối: Người Kitô hữu không phải là một thứ "fakir - thày tu khổ hạnh". Nó là một cái gì khác. Việc tách ly dứt bỏ không kết thúc ở nơi chính nó, mà là phương tiện để chiếm được một cái gì cao cả hơn, tức là vương quốc của Thiên Chúa, là được hiệp thông với Thiên Chúa, là mối thân tình với Thiên Chúa. Thế nhưng điều ấy không phải là chuyện dễ, vì có nhiều thứ liên kết gắn chặt chúng ta với tội lỗi; không dễ dàng gì đâu...

     

    Luôn có những khuynh hướng hạ, kéo con người xuống, vì thế mới có những liên hệ gắn liền chúng ta với tội lỗi, chẳng hạn như tính chất bất nhất, thất đảm, ác tâm, các môi trường thiếu lành mạnh, các gương mù gương xấu. Có những lúc lòng ước vọng của chúng ta đối với Chúa lại quá yếu ớt, hầu như Thiên Chúa bị câm nín; những hứa hẹn an ủi của Người dường như xa vời và chẳng có gì là thiết thực đối với chúng ta, như hình ảnh về vị mục tử chăm sóc quan tâm đến chiên, một hình ảnh hôm nay được vang vọng ở bài đọc của Tiên tri Isaia (40:1,11). Vì thế người ta có khuynh hướng nói rằng không thể nào thực sự hoán cải được. Biết bao lần chúng ta đã từng nghe thấy nỗi thất đảm chán chường này rồi! "Không, tôi không thể làm như thế được. Tôi vừa mới bắt đầu thì lại thoái lui ngay". Thật là tội nghiệp. Thế nhưng vẫn là những gì khả dỉ. Vẫn khả dỉ. Khi anh chị em có ý nghĩ thất đảm chán chường này, thì đứng chiều theo nó, vì đó chỉ là một thứ cát lún. Nó là một thứ cát lún: thứ cát lún của một cuộc sống tầm thường. Đó là tính chất tầm thường. Trong những trường hợp như vậy thì chúng ta cần phải làm gì, trường hợp một người muốn bước đi nhưng lại cảm thấy bất khả?

     

    Trước hết hãy nhắc nhở mình rằng hoán cải là một ân sủng: không ai có thể tự mình hoán cải được. Đó là một ân sủng Chúa ban cho anh chị em, bởi đó chúng ta cần phải mạnh mẽ xin Chúa ơn này. Hãy xin Thiên Chúa hoán cải chúng ta cho tới độ chúng ta hướng bản thân mình về những gì là sự mỹ, sự thiện, là niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa. Hãy nghĩ về niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một người cha xấu xa, một người cha nhẫn tâm, không. Người dịu hiền. Người yêu thương chúng ta rất nhiều, như vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng tìm kiếm cho đến con chiên lạc cuối cùng. Đó là tình yêu thương, và đó là việc hoán cải: một ân sủng của Thiên Chúa. Anh chị em hãy bắt đầu tiến bước, vì chính Đấng thúc đẩy anh chị em bước đi, và anh chị em sẽ thấy Người sẽ đến ra sao. Hãy cầu nguyện, hãy bước đi, và anh chị em bao giờ cũng sẽ tiến bước thôi.

    Xin Mẹ Maria Rất Thánh, đấng Hoài Thai Vô Nhiễm mà chúng ta sẽ cử hành vào ngày kia, giúp chúng ta có thể tách mình mỗi ngày một hơn với tội lỗi và trần tục, để hướng bản thân về Thiên Chúa, về Lời của Người, về tình yêu phục hồi và cứu độ của Người.

    (Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

    Anh chị em thân mến, tôi xin hết lòng gửi lời chào đến tất cả anh chị em hiện diện nơi đây - những con người bất chấp khí hậu xấu hôm nay - dân chúng thành Roma và các khách hành hương, cùng những ai theo dõi qua truyền thông.

    Anh chị em thấy ở Quảng Trường này cây Giáng Sinh đã được dựng nên và cảnh Giáng Sinh đã được trưng bày. Trong những ngày này, ở cả trong các gia đình nữa, hai dấu hiệu này của Giáng Sinh đang được sửa soạn, làm cho trẻ em vui tươi hớn hở... cả người lớn nữa! Chúng là những dấu hiệu của niềm hy vọng, nhất là trong lúc khốn khó này. Chúng ta hãy để ý đừng dừng lại ở dấu hiệu, mà là đi sâu vào ý nghĩa của chúng, đó là Chúa Giêsu, là tình yêu của Thiên Chúa tỏ ra mình cho chúng ta; đi sâu vào sự thiện vô cùng mà Người đã chiếu tỏa trên thế giới này. Không có dịch bệnh, không có khủng hoảng nào có thể dập tắt được ánh sáng ấy. Chúng ta hãy để cho ánh sáng này thấu vào lòng của chúng ta, và chúng ta hãy giúp cho những ai cần đến ánh sáng ấy nhất. Có thế Thiên Chúa mới được tái sinh nơi chúng ta và giữa chúng ta.

     

    http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201206.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu