7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC HUẤN TỪ CN23TN-A

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Sep 6 at 11:55 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm A

     

    Pope Francis waves to the faithful at the Sunday Angelus

     

    Đoạn Phúc Âm này nói về việc sữa lỗi cho anh em,

    và mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về hai chiều kích nơi đời sống Kitô hữu:

    cộng đồng, một chiều kích đòi phải canh chừng mối hiệp thông - tức là mối hiệp nhất của Giáo Hội -

    và cá nhân, chiều kích buộc phải chú tâm cùng tôn trọng lương tâm của hết mọi con người.

     

    Pope Francis delivers his Angelus address on Aug. 9, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

     

    Để sửa lỗi cho một người anh em gây ra lầm lỗi,

    Chúa Giêsu nêu lên một một khoa sư phạm về việc phục hồi.

    Khoa sư phạm của Chúa Giêsu bao giờ cũng là khoa sư phạm của sự phục hồi, của việc cứu độ.

    Khoa sư phạm phục hồi này được ăn khớp với nhau thành 3 giai đoạn.

     

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

     

    Đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này (cf. Mt 18:15-20), trích từ bài nói thứ tư của trình thuật Thánh Mathêu, được coi như bài nói về 'cộng đồng' hay về 'giáo hội'. Đoạn Phúc Âm này nói về việc sữa lỗi cho anh em, và mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về hai chiều kích nơi đời sống Kitô hữu: cộng đồng, một chiều kích đòi phải canh chừng mối hiệp thông - tức là mối hiệp nhất của Giáo Hội - và cá nhân, chiều kích buộc phải chú tâm cùng tôn trọng lương tâm của hết mọi con người.

     

    Để sửa lỗi cho một người anh em gây ra lầm lỗi, Chúa Giêsu nêu lên một một khoa sư phạm về việc phục hồi. Khoa sư phạm của Chúa Giêsu bao giờ cũng là khoa sư phạm của sự phục hồi, của việc cứu độ. Khoa sư phạm phục hồi này được ăn khớp với nhau thành 3 giai đoạn. Trước hết, Người nói rằng: "hãy vạch lỗi lầm ra giữa hai người các con với nhau" (câu 15), tức là, đừng công khai tung tội lỗi của họ ra. Nghĩa là đến với người anh em của các con một cách kín đáo, chứ đừng phán xét họ, mà là giúp cho họ nhận ra những gì họ đã làm. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã có kinh nghiệm ấy, đó là có ai đó đến bảo chúng ta rằng 'Này, nghe đây, bạn đã lầm lỗi điều này điều kia. Bạn cần phải thay đổi một chút về điều ấy'. Có lẽ thoạt tiên chúng ta cảm thấy giận dữ, nhưng sau đó chúng ta nói 'cám ơn bạn', vì đó là một cử chỉ của tình huynh đệ, của mối hiệp thông, của sự giúp đỡ, của việc phục hồi.

    Không dễ gì mang ra thực hành giáo huấn này của Chúa Kitô vì các lý do khác nhau. Vì sợ rằng người anh chị em ấy có phản ứng bất lợi; có những lúc anh chị em không đủ tin tưởng vào họ. Cùng với các lý do khác nữa. Thế nhưng, lần nào chúng ta làm điều ấy, chúng ta cũng đều cảm thấy đó chính là đường lối Chúa dạy.

    Tuy nhiên, bất chấp ý tốt của tôi, vẫn có thể xẩy ra chuyện không thành công trong lần can thiệp đầu tiên ấy. Trong trường hợp này, tốt nhất là đừng bỏ cuộc mà nói rằng: "Thôi tôi phủi tay cho rồi'. Đừng, đó không phải là Kitô hữu. Đừng bỏ cuộc, nhưng hãy tìm thêm sự trợ giúp của người anh chị em khác. Chúa Giêsu dạy rằng: "nếu họ không chịu nghe, thì hãy mời một hay hai người cùng với các con, để mọi lời nói được xác nhận trước sự chứng kiến của hai hay ba nhân chứng" (câu 16). Đó là qui định của luật Moisen (cf. Deut 19:15). Mặc đù điều này dường như bất lợi cho kẻ bị cáo, nhưng thực sự là giúp bảo vệ họ khỏi những con người cáo gian. Tuy nhiên, Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa, đó là hai nhân chứng được mời gọi không phải để cáo buộc hay phán quyết mà là để hỗ trợ thôi. 'Nào chúng ta, bạn và tôi, hãy đồng lòng đến nói chuyện với người lỗi phạm, gây ra những ấn tượng xấu. Lấy tư cách là anh em với nhau, chúng ta hãy đến nói chuyện với họ'. Đó là một thái độ phục hồi Chúa Giêsu mong muốn nơi chúng ta. Thật vậy, Chúa Giêsu giải thích rằng ngay cả cách thức này chăng nữa - cách thức thứ hai thêm các nhân chứng - vẫn có thể không thành công, không giống như luật Moisen, một khi đã có được chứng từ của hai hoặc ba nhân chứng là đủ để kết tội.

    Thật vậy, ngay cả tình yêu thương của hai người anh chị em hay hơn nữa có thể vẫn chưa đủ, vì con người đó cứng lòng. Trong trường hợp này - Chúa Giêsu dạy thêm - đó là "hãy trình nó với giáo hội' (câu 17), tức là, với cộng đồng. Trong một số trường hợp cả một cộng đồng cần phải tham gia. Có những điều có thể gây ảnh hưởng đến những người anh chị em khác: nó cần phải tăng thêm tình yêu thương để phục hồi người anh em ấy. Thế nhưng, có những lúc làm như vậy nữa cũng chưa đủ. Nên Chúa Giêsu mới phán: "mà nếu họ từ chối lắng nghe ngay cả giáo hội, thì các con hãy coi họ như một người Dân ngoại và như một người thu thuế" (ibid). Việc diễn tả này, dường như thể quá khinh miệt, nhưng thực ra lại mời gọi chúng ta là hãy phó người anh em của chúng ta ấy cho Thiên Chúa, vì chỉ có Chúa Cha mới có thể cho thấy được một tình yêu thương cao cả hơn tình yêu của tất cả mọi anh chị em hợp lại.

    Giáo huấn này của Chúa Giêsu giúp cho chúng ta rất nhiều, vì - chúng ta hãy lấy một thí dụ đi - khi chúng ta thấy một lầm lỗi, một vấp phạm, một sai xẩy nơi anh chị em, thì thường điều xẩy ra trước tiên chúng ta làm đó là đi nói với hay thuật lại cho những người khác, xì xèo rỉ tai bàn tán với nhau. Việc xì xèo rỉ tai bàn tán này là những gì khép cõi lòng lại với cộng đồng, là việc ngăn chặn mối hiệp nhất của Giáo Hội. Tên xì xèo rỉ tai bàn tán cả thể là ma quỉ, một tay luôn đi nói những điều xấu xa về những người khác, vì nó là tên gian trá, trong việc tìm cách phân rẽ Giáo Hội, trong việc tách rời anh chị em và hủy hoại cộng đồng. Anh chị em ơi, xin chúng ta hãy cố gằng đừng xì xèo rỉ tai bàn tán nhé. Việc chuyện trò huyên thuyên bàn tán là một thứ dịch bệnh còn ghê rợn hơn cả Covid nữa. Chính tình yêu thương của Chúa Giêsu, Đấng đã gắn bó với thành phần thu thuế và Dân ngoại, là những gì làm cho những kẻ bảo thủ thời ấy gièm pha. Tuy nhiên, nó lại không phải là một phán quyết không được khiếu nại, mà là một nhìn nhận rằng có những lúc những nỗ lực loài người của chúng ta không thành công, và chỉ đối diện với Thiên Chúa mới có thể làm cho người anh em ấy đối diện với lương tâm và trách nhiệm của họ về các hành động của họ mà thôi. Nếu vấn đề này không xong thì hãy thinh lặng và cầu nguyện cho người anh chị em gây ra lầm lỗi ấy, nhưng chớ bao giờ xì xèo rỉ tai bàn tán.

    Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta thực hiện việc sửa lỗi cho anh em một cách lành mạnh, nhờ đó, trong cộng đồng của chúng ta luôn được thấm nhuần những mối liên hệ huynh đệ mới mẻ, được xây dựng trên việc tha thứ cho nhau, và nhất là trên quyền năng bất khả bại của lòng thương xót Chúa. 

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200906.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC GIÁO LÝ CHỮA LÀNH COVID-19

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Sep 3 at 6:39 PM
     
     

    Sau Bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Bị Đại Dịch Covid-19 hôm qua, Thứ Tư 2/9/2020, 

    ĐTC Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi về Lebanon như sau:

    Anh chị em thân mến,

    Một tháng sau thảm trạng gây ra cho thủ đô Bêrút, tôi lại nghĩ đến Lebanon và nhân dân nước này đã quá đau thương. Vị linh mục ở bên cạnh tôi đây đã mang đến buổi triều kiến này lá cớ của đất nước Lebanon.

     

    Pope Francis appeals for Lebanon during the General Audience on September 2, 2020

     

    Hôm nay, tôi muốn lập lại những lời Thánh Gioan Phaolô II đã nói 30 năm trước đây, ở vào một giây phút lịch sử hệ trọng của Lebanon: "Trước những thảm họa cứ tái diễn, được mỗi cư dân của đất nước này đều biết, chúng ta thấy được tình trạng cực kỳ nguy hiểm đang đe dọa chính sự hiện diện của xứ sở ấy: Lebanon không thể nào bị bỏ mặc cho tình trạng lẻ loi cô độc của họ" (Apostolic Letter to the Bishops of the Catholic Church on the situation in Lebanon, 7 September 1989).

    Vì trên cả trăm năm nay, Lebanon đã từng là một xứ sở của niềm hy vọng. Ngay cả trong những giai đoạn lịch sử đen tối nhất của xứ sở này, nhân dân Lebanon vẫn trung thành với đức tin vào Thiên Chúa của mình, và cho thấy họ có thể làm cho đất nước của họ trở thành một nơi chốn của lòng khoan dung, của việc trân trọng và của cuộc chung sống độc đáo ở miền này. Thật là đúng khi nói Lebanon còn hơn là một Chính Thể nữa, ở chỗ, nó "là một sứ điệp của tự do và là một gương mẫu cho tính chất đa phương, cho cả Đông lẫn Tây" (ibid). Vì sự thiện của xứ sở này, cũng như của thế giới, chúng ta không thể để cho di sản này bị mất đi.

    Tôi phấn khích tất cả mọi người dân Lebanon hãy kiên trị sống hy vọng, và tập trung sức mạnh cùng nghị lực cần thiết để bắt đầu lại. Tôi xin các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo hãy chân thành và cởi mở dấn thân hoạt động cho việc tái thiết, gạt ra ngoài tất cả mọi thứ lợi lộc đảng phái, và tìm kiếm công ích cùng tương lai cho đất nước. Một lần nữa, tôi xin cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ cho Lebanon, và giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng này, không bị rơi vào những thứ căng thẳng trong vùng ấy.

    Tôi đặc biệt nghĩ đến dân chúng ở thủ đô Bêrút, những con người đã chịu khổ quá nhiều gây ra bởi vụ nổ. Anh chị em ơi, hãy can đảm một lần nữa! Anh chị em hãy lấy sức mạnh nơi đức tin và cầu nguyện. Đừng loại bỏ nhà cửa của anh chị em và gia sản của anh chị em. Đừng loại bỏ đi những giấc mơ của những ai tin vào ánh bình minh của một xứ sở diễm lệ và thịnh vượng này.

    Quí giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân thân mến, hãy tiếp tục hỗ trợ thành phần tín hữu. Tôi muốn thấy lòng nhiệt thành tông đồ, tinh thần nghèo khó và đời sống khổ hạnh nơi anh em là những vị giám mục và linh mục. Hãy cùng nhau sống nghèo với người nghèo khổ và đau khổ. Hãy trở thành những con người đầu tiên cống hiến gương sống nghèo khó và khiêm hạ. Hãy giúp cho tín hữu và nhân dân của anh em vươn lên, và chủ động góp phần vào cuộc tái sinh mới. Chớ gì tất cả, như nhau, đều nuôi dưỡng tình trạng hòa thuận và canh tân đổi mới cho công ích và cho nền văn hóa gặp gỡ đích thật, cho một cuộc sống chung an bình và tình huynh đệ. Tình huynh đệ: một từ ngữ rất thân thương với Thánh Phanxicô. Chớ gì tình trạng hòa thuận này trở thành một nguồn mạch cho việc canh tân đổi mới trong mối lợi chung. Điều này sẽ chứng tỏ về một nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục hiện diện của Kitô hữu, cũng như  việc đóng góp vô giá của anh chị em với xứ sở này, với thế giới Ả Rập và với toàn vùng đất ấy, bằng một tinh thần huynh đệ giữa tất cả mọi truyền thống tôn giáo đang hiện hữu ở Lebanon.

    Vì lý do này mà tôi muốn tất cả mọi người hãy liên kết lại với nhau trong một ngày cầu nguyện và chay tình toàn cầu cho Lebanon vào Thứ Sáu tới đây ngày 4/9. Tôi có ý định sai phái vị đại diện của tôi đến Lebanon vào hôm đó để hiện diện với nhân dân của nước này: Vị Quốc Vụ Khanh sẽ đến thay tôi để bày tỏ lòng gắn bó và liên kết thiêng liêng của tôi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chung Lebanon, cũng như cho riêng thủ đô Bêrút. Và chúng ta hãy chứng tỏ lòng gắn bó của chúng ta bằng những công việc bác ái cụ thể, như vào các trường hợp tương tự khác. Tôi cũng kêu gọi anh chị em của chúng ta thuộc các niềm tin khác cũng hãy liên kết với việc khởi xướng này, bằng bất cứ cách nào xứng hợp nhất với mình, nhưng cùng nhau như một vậy.

    Giờ đây, tôi xin anh chị em hãy ký thác cho Đức Maria là Đức Mẹ Harissa, là niềm hy vọng và kính sợ của chúng ta. Chớ gì Mẹ nâng đỡ tất cả những ai đang sầu thương về những người thân yêu của mình, cùng ban lòng can đảm cho những ai đã bị mất nhà mất cửa, và cùng với nhà cửa cả một phần sự sống của họ nữa! Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa Giêsu, để Mảnh Đất của những Cây Hương Bá này được triển nở một lần nữa, và tỏa hương thơm của việc chung sống huynh đệ khắp cả vùng Trung Đông.

    Bây giờ tôi xin hết mọi người, bao nhiêu có thể, hãy đứng lên và âm thầm cầu nguyện cho Lebanon.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200902_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

    ----------------------------

     

     


ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - SỐNG ƠN THÁNH THẦN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Aug 23 at 10:14 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    SỐNG VỚI ƠN LO LIỆU CỦA CHÚA THÁNH THẦN     

     

    1. Lịch sử như một dòng chảy. Dòng chảy này hiện đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm, với những bất ngờ đau đớn.

    Tôi trôi giữa dòng chảy đó. Tôi rất lo. Chúa thương xót tôi, nên dạy tôi hãy biết sống với ơn lo liệu của Chúa Thánh Thần.

    Với ơn lo liệu của Chúa Thánh Thần, tôi coi việc bám vào Chúa là hết sức quan trọng.

    2. Tôi bám vào Chúa là tôi tin Chúa, tôi cậy trông Chúa, tôi gắn bó với Chúa.

    Chúa, mà tôi tin cậy mến là Đấng quyền năng, giàu lòng thương xót. Ngài là Tình yêu. Ngài cho tôi được gọi Ngài là Cha.

    Tôi biết dòng chảy của lịch sử sẽ chuyển động. Có quãng sẽ như thác đổ. Có quãng sẽ như triều cường với những sạt lở ghê gớm. Có quãng sẽ như biển động với những sóng ngầm dâng cao.

    Chúa gọi tôi hãy bám chặt lấy Chúa. Nếu tôi không bám vào Chúa, thì lỗi tại tôi. Nếu tôi lại bám vào những gì khác, thì quả là quá dại.

    3. Với ơn lo liệu của Chúa Thánh Thần, tôi cũng coi việc tôi bám vào Đức Mẹ, vào thánh Giuse là hết sức quan trọng.

    Xưa Đức Mẹ và thánh Giuse đã sống trong một dòng lịch sử rất phức tạp, rất nguy hiểm, với những bất ngờ đau đớn. Các ngài đã bám chặt vào Chúa với ơn lo liệu Chúa ban cho. Nên các ngài đã trải qua một hành trình dài, cộng tác với chương trình cứu độ của Chúa một cách trung tín và khôn ngoan.

    4. Với ơn lo liệu của Chúa Thánh Thần, tôi cũng coi việc tôi bám vào Hội thánh Chúa là rất quan trọng. Vì thế, tôi thận trọng xa tránh những gì xúi giục tôi chống phá Hội thánh bất cứ cách nào, cách riêng những gì đó là các thứ đạo đức giả.

    5. Với ơn lo liệu của Chúa Thánh Thần, tôi cũng coi sự tôi nhận biết những yếu đuối của tôi là rất lớn, để có những lo liệu sao cho thích hợp với các gánh nặng tôi phải vác.

    Theo tôi, gánh nặng lớn nhất của tôi là chính tôi. Với biết bao giới hạn, với biết bao yếu đuối về mọi phương tiện. Vì thế, biết lo liệu là hãy sống đơn sơ với những gì bé nhỏ, với những gì âm thầm, với những gì thu gọn.

    Chẳng hạn, trong mỗi ngày có khá nhiều tài liệu được gửi tới tôi, tôi biết mình không có sức đọc hết được, nên phải biết chọn lựa hợp với sức mình và hợp với nhiệm vụ của mình. Đó là biết lo liệu mà Chúa muốn.

    6. Biết lo liệu, mà Chúa dạy tôi còn là biết nhận mình là kẻ tội lỗi. Hội thánh giúp tôi điều đó với kinh thú tội:

    “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em.

    Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót.

    Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.

    Vì vậy, tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta”.

    7. Khi đọc kinh thú tội trên đây, với ơn Chúa Thánh Thần, tôi cảm được thấm thía mình phải rất khiêm nhường và rất yêu thương.

    Đừng bao giờ kết án ai. Đừng tìm cách đổ lỗi cho người khác. Đó là một sự lo liệu đạo đức, mà Chúa muốn tôi phải có trong hành trình sống của mỗi ngày và của suốt cuộc đời. Ở đây, tôi nhớ lại dụ ngôn: “Hai người lên đền thờ cầu nguyện” mà Chúa Giêsu đã nêu lên, để nhấn mạnh đến khiêm nhường và yêu thương, như một ơn lo liệu cần thiết (x. Lc 18, 10-14).

    8. Thú thực là yêu thương và khiêm nhường không bao giờ là hành trình dễ dàng cho hành trình đời tôi. Có thể là đối với ai cũng vậy. Vì thế, mà tôi luôn xin Đức Mẹ thương giúp tôi. Với Đức Mẹ ở bên, tôi cảm thấy yêu thương và khiêm nhường, tuy rất khó, nhưng lại rất vui.

    9. Cảm thấy vui, đó cũng là một ơn Chúa Thánh Thần hay ban cho con cái Chúa. Tôi có ít nhiều kinh nghiệm về điều đó. Chúa đã ban cho tôi qua những người lo cho tôi. Ở đây, tôi nhớ lại cách đặc biệt Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngài là bạn thân của tôi. Ngài biết tôi hay sợ, lại được Chúa sai vào những hoàn cảnh khó khăn. Nên ngài luôn tìm cách làm cho tôi vui. Ngài lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ. Luôn với nụ cười, luôn với những lời trấn an, luôn với những giúp đỡ tế nhị nhất.

    10. Từ những kinh nghiệm như thế, tôi nhận ra điều này: Có được những người bạn tốt, những người cộng tác trung tín và khôn ngoan, thì đúng là một lo liệu hết sức quí báu cho hành trình cuộc đời.

    11. Hạnh phúc cho tôi là tôi được Chúa lo liệu cho về phương diện đó. Tôi có những người bạn tốt, tôi có những người cộng tác trung thành và khôn khéo. Họ ở gần và họ ở xa. Họ ở trong công giáo và họ ở ngoài công giáo.

    12. Chúa đang lo liệu cho tôi, để biết phục vụ Chúa trong thời điểm khó khăn này. Chúa đang lo liệu cho mọi người tin cậy Chúa sẽ luôn được gặp Chúa, dù cho thời thế bùng nổ những bất ngờ nguy hiểm.

    13. Biết lo liệu cho những tình huống khó khăn. Đó là điều tôi tự nhủ, và xin được nhắn gửi anh chị em.

    14. Lo liệu tốt nhất là hãy bám vào Chúa, để nhờ Chúa mà tập trung vào bổn phận chính yếu của mình, và biết bám vào những ai mà Chúa muốn.

    + GM. Gioan B Bùi Tuần

    ---------------------------------


     
     

 

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -GIÁO LÝ CHỮA LÀNH

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Wed, Aug 26 at 1:49 PM
     
     

     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội

     

     

     Bài 4: Vi Khuẩn Kinh Tế Bệnh Hoạn - Chữa Trị: Tặng Ân Hy Vọng Kitô Giáo

     

    Pope Francis during his weekly General Audience

     

    Trước cơn dịch bệnh cùng với các hậu quả về xã hội của nó,

    nhiều người liều mình bị mất đi niềm hy vọng.

    Trong thời điểm bất ổn và thảm thương này,

    tôi mời gọi hết mọi người hãy đón nhận tặng ân hy vọng xuất phát từ Chúa Kitô.

    Chính Người là Đấng giúp chúng ta chèo chống

    để vượt qua những cơn giông tố bão bùng bệnh hoạn, chết chóc và bất công này,

    những gì không phải là phán quyết cuối cùng đối với định mệnh tối hậu của chúng ta.

     

    Pope Francis gives his general audience address in the library of the Apostolic Palace Aug. 26. Credit: Vatican Media

     

    Những triệu chứng bất bình đẳng này cho thấy một chứng bệnh về xã hội;

    nó là một thứ vi khuẩn xuất thân từ một nền kinh tế bệnh hoạn.

    Chúng ta cần phải nói giản dị là nền kinh tế này bệnh hoạn.

    Nó đã bị bệnh. Nó bệnh hoạn.

    Nó là hoa trái của tình trạng tăng trưởng kinh tế mất cân bằng

    - tình trạng tăng trưởng mất cân bằng là bệnh hoạn -

    bất chấp những giá trị nhân bản cốt yếu.

     

     

    Khi nỗi ám ảnh chiếm hữu và thống trị

    tỏ ra loại trừ hằng bao nhiêu triệu con người không có được những sản vật căn bản;

    khi kinh tế cùng với tình trạng bất cân bằng về kỹ thuật xẩy ra

    thì cơ cấu xã hội bị rạn nứt;

    và khi tình trạng lệ thuộc vào mức tiến bộ vật chất vô giới hạn đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta,

    thì chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn.

    Không, đó là những gì lo ngại. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn!

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trước cơn dịch bệnh cùng với các hậu quả về xã hội của nó, nhiều người liều mình bị mất đi niềm hy vọng. Trong thời điểm bất ổn và thảm thương này, tôi mời gọi hết mọi người hãy đón nhận tặng ân hy vọng xuất phát từ Chúa Kitô. Chính Người là Đấng giúp chúng ta chèo chống để vượt qua những cơn giông tố bão bùng bệnh hoạn, chết chóc và bất công này, những gì không phải là phán quyết cuối cùng đối với định mệnh tối hậu của chúng ta.

    Bệnh dịch này đã phơi bày ra và làm trầm trọng hóa các vấn đề về xã hội, trên hết là vấn đề bất bình đẳng. Một số người có thể làm việc ở nhà, trong khi nhiều người khác lại bất khả. Một số trẻ em, bất chấp khó khăn, vẫn có thể tiếp tục được học hành, trong khi đó rất nhiều em khác lại đột nhiên bị trở ngại việc học hành của mình. Một số các quốc gia quyền lực có thể tung tiền để giải quyết cuộc khủng hoảng này, thì cuộc khủng hoảng này lại có nghĩa là cầm cự nợ nần trong tương lai đối với các quốc gia khác.

    Những triệu chứng bất bình đẳng này cho thấy một chứng bệnh về xã hội; nó là một thứ vi khuẩn xuất thân từ một nền kinh tế bệnh hoạn. Chúng ta cần phải nói giản dị là nền kinh tế này bệnh hoạn. Nó đã bị bệnh. Nó bệnh hoạn. Nó là hoa trái của tình trạng tăng trưởng kinh tế mất cân bằng - tình trạng tăng trưởng mất cân bằng là bệnh hoạn - bất chấp những giá trị nhân bản cốt yếu. Trong thế giới ngày nay, một ít người giầu có sở hữu còn hơn cả toàn thể phần còn lại của nhân loại nữa. Tôi muốn lập lại điều này để giúp chúng ta suy nghĩ: một ít người giầu, một nhóm nhỏ, sở hữu của cải còn hơn tất cả phần còn lại của loài người. Đó là những gì thuần thống kê. Đó là một thứ bất công vang đến tận trời cao!Đồng thời, kiểu mẫu của nền kinh tế này còn tỏ ra lãnh đạm đối với tình trạng bị phá hoại xẩy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta nữa. Ngôi nhà chung của chúng ta không được chú ý chăm sóc. Chúng ta đang tiến đến chỗ cận kề với những gì là vượt quá nhiều hạn mức của hành tinh tuyệt vời của chúng ta, với các hậu quả trầm trọng bất khả cứu vãn: từ tình trạng bị mất đi tính chất đa dạng về sinh thể học, cùng với tình trạng thay đổi khí hậu, đến tình trạng mực nước dâng lên, và tình trạng hủy hoại các khu rừng ở miền nhiệt đới. Tình trạng bất bình đẳng về xã hội, và tình trạng suy thoái về môi sinh là những gì đi với nhau và có cùng một nguồn cội (see Encyclical, Laudato Si’, 101), đó là thứ tội muốn chiếm hữu và muốn thống trị anh chị em của mình, muốn chiếm hữu cũng như muốn thống trị thiên nhiên tạo vật và chính Thiên Chúa nữa. Thế nhưng, nó lại không phải là dự án đối với việc tạo dựng.

    "Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã ký thác trái đất, cùng với những nguồn nhiên liệu của nó, cho vai trò quản trị chung của nhân loại, để họ chăm sóc chúng" (Catechism of the Catholic Church, 2402). Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta để làm chủ trái đất này, nhân danh Ngài (see Gen 1:28), canh tác nó và gìn giữ nó như là một khu vườn, khu vườn của hết mọi người (see Gen 2:15). "Nếu 'việc canh tác' đây ám chỉ việc vun trồng, cầy bừa hay lao công, thì 'việc gìn giữ' có nghĩa là chăm sóc, bảo vệ, canh chừng và bảo trì" (LS, 67). Thế nhưng, hãy coi chừng, đừng dẫn giải điều này như là một thứ a carte blanche muốn làm gì thì làm với trái đất này. Không phải thế. Giữa chúng ta và thiên nhiên tạo vật có "một mối liên hệ về trách nhiệm hỗ tương" (ibid). Một mối liên hệ về trách nhiệm hỗ tương giữa chúng ta và thiên nhiên tạo vật. Chúng ta lãnh nhận từ tạo vật và chúng ta có phận sự trả lại. "Mỗi một cộng đồng có thể hưởng những gì là tốt lành của trái đất này, bất cứ những gì cần thiết để tồn tại, thế nhưng, họ cũng có nhiệm vụ bảo vệ trái đất này nữa" (ibid). Cần phải có qua có lại.

    Thật vậy, trái đất này "đã ở ngay trước chúng ta đây và nó đã được ban cho chúng ta" (ibid), nó đã được Thiên Chúa ban "cho toàn thể nhân loại" (CCC, 2402). Và vì thế chúng ta có nhiệm vụ phải bảo đảm rằng các thứ hoa trái của nó cần phải vươn tới hết mọi người, chứ không phải chỉ có một ít người nào đó thôi. Đó là yếu tố chính yếu nơi mối liên hệ của chúng ta với các thứ sản vật của trái đất này. Như các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở: "Con người cần phải coi những sự vật bên ngoài họ sở hữu hợp pháp chẳng những như là của mình mà còn như của chung, ở chỗ, chúng cần phải được làm ích cho chẳng những họ mà còn cho cả những người khác nữa" (Pastoral Constitution Gaudium et spes, 69). Thật vậy, "quyền sở hữu đối với bất cứ của cải nào làm cho sở hữu chủ của nó trở thành một kẻ quản thủ của Đấng Quan Phòng, ở việc làm cho nó sinh lợi và mang lại lợi ích cho các người khác nữa" (CCC, 2404). Chúng ta là thành phần quản trị viên các thứ sản vật, chứ không phải là thành phần chủ nhân ông. Thành phần quản trị viên. "Đúng thế, nhưng sản vật này là của tôi": quả thật là của bạn đấy, nhưng bạn chỉ quản trị nó thôi, chứ không được sở hữu nó một cách vị kỷ cho chính bản thân bạn.

    Để bảo đảm những gì chúng ta sở hữu đều mang lại giá trị cho chung cộng đồng, thì "thẩm quyền chính trị có quyền lợi và nghĩa vụ phải điều hành những công việc làm hợp pháp về quyền lợi sở hữu cho công ích" (ibid, 2406 / See GS, 71; S. John Paul II, Encyclical Letter Sollicitudo rei socialis, 42; Encyclical Letter Centesimus annus, 40.48). "Sự phụ thuộc của sản vật riêng tư cho mục đích chung của sản vật, [...] là một qui luật vàng về vấn đề hành sử xã hội, và là nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ cấp trật về đạo lý và xã hội" (LS, 93 / See S. John Paul II, Encyclical Letter Laborem exercens, 19).

    Của cải và tiền bạc là những phương tiện có thể phục vụ sứ mệnh của chúng. Tuy nhiên, chúng ta lại dễ dàng biến chúng thành cùng đích, cho cá nhân hay cho tập thể. Khi điều này xẩy ra thì các thứ giá trị thiết yếu về nhân bản bị ảnh hưởng. Con người nhân linh homo sapiens bị méo mó và trở thành những loại con người kinh doanh homo œconomicus - theo một ý nghĩa tai hại một loại người vị kỷ, tính toán và thống trị. Chúng ta quên rằng, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, chúng ta là những hữu thể xã hội, sáng tạo và liên kết với một khả năng yêu thương vô tận. Chúng ta thường quên điều ấy. Thật vậy, trong số tất cả mọi loài, thì chúng ta là những hữu thể hợp tác với nhau nhất, và chúng ta triển nở thành cộng đồng, như rõ ràng được tỏ hiện nơi cảm nghiệm của các thánh nhân. Một câu nói theo tiếng Tây Ban Nha tác động tôi viết lên câu này. Câu nói đó là “Florecemos en racimo, como los santos”: chúng ta triển nở thành cộng đồng, như được tỏ hiện nơi cảm nghiệm của các thánh nhân.

    Khi nỗi ám ảnh chiếm hữu và thống trị tỏ ra loại trừ hằng bao nhiêu triệu con người không có được những sản vật căn bản; khi kinh tế cùng với tình trạng bất cân bằng về kỹ thuật xẩy ra thì cơ cấu xã hội bị rạn nứt; và khi tình trạng lệ thuộc vào mức tiến bộ vật chất vô giới hạn đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta, thì chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn. Không, đó là những gì lo ngại. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn! Bằng ánh mắt gắn chặt vào Chúa Giêsu (see Heb 12:20), và bằng niềm tin tưởng rằng tình yêu của Người đang hoạt động qua cộng động các môn đệ của Người, chúng ta cần phải cùng nhau hoạt động, hy vọng sẽ mang lại một điều gì đó khác biệt hay tốt hơn. Niềm hy vọng Kitô giáo, được bắt nguồn nơi Thiên Chúa, là cái neo của chúng ta. Nó tác động ý muốn chia sẻ, bằng cách kiên cường sứ vụ của chúng ta là thành phần môn đệ của Chúa Kitô, Đấng đã chia sẻ tất cả mọi sự với chúng ta.

    Các cộng đồng Kitô giáo tiên khởi đã ý thức được điều ấy. Họ đã sống ở những thời khắc khó khăn, như chúng ta đây. Hãy nhớ rằng họ đã trở nên một lòng một trí, họ đã đặt tất cả sản vật họ có làm của chung, nhờ đó họ minh chứng cho ân sủng dồi dào của Chúa Kitô nơi họ (see Acts 4:32-35). Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Thứ dịch bệnh này đang đang đẩy chúng ta vào cuộc khủng hoảng. Thế nhưng, chúng ta hãy nhớ rằng sau bất cứ một cuộc khủng hoảng nào, con người ta không còn như trước nữa. Chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy tốt hơn, hay tệ hơn. Đó là sự chọn lựa của chúng ta. Sau cuộc khủng hoảng này, chẳng lẽ chúng ta sẽ tiếp tục guồng máy kinh tế bất công xã hội, cùng với việc suy giảm chăm sóc cho môi sinh, cho tạo vật, cho ngôi nhà chung của chúng ta hay sao? Chúng ta hãy nghĩ về điều ấy. Chớ gì các cộng động Kitô hữu của thế kỷ 21 này phục hồi lại thực tại này - đó là chăm sóc cho tạo vật và công bằng xã hội, cả hai đi với nhau... - có thế chúng ta mới minh chứng cho cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Nếu chúng ta chăm sóc các thứ sản vật được Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta, nếu chúng ta biết đặt tất cả những gì chúng ta có làm của chung, nhờ đó không ai bị thiếu thốn, thì chúng ta thực sự làm cho hy vọng vươn lên trong việc tái sinh một thế giới lành mạnh và bình đẳng hơn. Để kết thúc, chúng ta hãy nghĩ về các con trẻ. Hãy đọc các bản thống kê mà xem: biết bao nhiêu là con trẻ ngày nay đang chết đói, vì việc phân phối giầu có không tốt, vì guồng máy kinh tế như tôi đã đề cập đến trên đây; và biết bao nhiêu là trẻ em ngày nay không được học hành gì hết, cũng vì lý do ấy. Chớ gì hình ảnh trẻ em thiếu thốn vì đói khổ và thiếu giáo dục này giúp chúng ta ý thức được rằng sau cuộc khủng hoảng này chúng ta cần phải trở nên tốt đẹp hơn. Xin cám ơn anh chị em.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200826_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Theo thông báo của phủ giáo hoàng hôm Thứ Tư 26/8/2020 thì từ Thứ Tư mùng 2/9/2020, các buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần sẽ bắt đầu được tham dự, với sự tuân thủ các qui định phòng chống dịch bệnh của chính quyền dân sự, và diễn ra ở khu vườn của Tông Dinh San Damasco. Các buổi Triều Kiến Chung này, vì còn ít và ở một nơi nhỏ hơn Quảng Trường Thánh Phêrô mà không cần phải ghi danh và có vé tham dự như trước đây. Ngỏ vào Khu Vườn San Damasco này là qua Cửa Đồng (The Bronze Door) ở vòng trụ của Quảng Trường Thánh Phêrô. Cho dù 9:30 sáng mới bắt đầu, nhưng có thể đến từ 7:30 sáng.

     

     

    San Damaso Courtyard, September venue for weekly General Audience

     

    --

     

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC -HUẤN TỪ TRUYỀN TIN

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Aug 23 at 8:52 AM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm A

     

    Pope Francis waves from the window of the Apostolic Palace

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật tuần này (xem Mt 16:13-20) trình thuật về giât phút Tông đồ Phêrô tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai cũng là Con Thiên Chúa. Việc tuyên xưng của vị Tông đồ này được gợi lên bởi chính Chúa Giêsu, Đấng muốn dẫn các môn đệ của Người đến một bước quyết liệt trong mối liên hệ của các vị với Người. Thật vậy, tất cả cuộc hành trình của Chúa Giêsu với những ai theo Người, nhất là với Nhóm 12, đó là một cuộc hành trình giáo huấn đức tin của họ. Trước hết, Người hỏi các vị rằng: "Dân chúng bảo Con Người là ai?" (câu 13). Các vị Tông đồ thích nói về dân chúng, như tất cả chúng ta vậy. Chúng ta thích những gì là đồn đoán. Nói về người khác không phải là những gì quá khó khăn, và đó là lý do tại sao chúng ta thích nói; cho dù là "chỉ trích trách móc" kẻ khác. Trong trường hợp ở đây lại là quan điểm về đức tin cần được biết, chứ không phải là vấn đề đồn đoán nào đó, nên Người mới hỏi: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các môn đệ dường như tranh nhau để tường trình với các ý nghĩ khác nhau, cho đến độ khác biệt lớn lao. Các vị đã nêu lên các ý nghĩ như vậy. Chính yếu thì vẫn chỉ là vấn đề Đức Giêsu Nazarét được dân chúng cho là một vị tiên tri nào đó (câu 14).

    Bằng câu hỏi thứ hai, Chúa Giêsu đụng chạm đến chính bản thân của các vị: "Thế nhưng còn các con thì sao?... Các con cho Thày là ai?" (câu 15). Tới đây, chúng ta dường như thấy được một giây phút thinh lặng, như thể mỗi một người hiện diện bấy giờ được kêu gọi để nhập cuộc, trong việc tỏ ra lý do tại sao các vị theo Chúa Giêsu; bởi thế mà, thật là hợp lý khi xẩy ra một chút lưỡng lự như vậy. Như thể tôi hỏi anh chị em bây giờ rằng: "Đối với anh chị em thì Chúa Giêsu là ai vậy?" thì chắc chắc sẽ xẩy ra một chút do dự nào đó. Người môn đệ Simon đã đưa họ ra khỏi vòng vây, bằng việc lên tiếng giõng dạc tuyên xưng rằng: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (câu 16). Câu trả lời này, thật là trọn vẹn và sáng suốt, không xuất phát từ những thôi thúc nơi ngài, cho dù là quảng đại mấy chăng nữa - một Phêrô rộng lượng - mà là hoa trái của một đặc ân từ Cha trên trời. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói rằng "Điều này không phải là do huyết nhục tỏ ra cho con đâu" - tức là bởi văn hóa, bởi những gì con đã học hỏi, không, nó không phải là những gì tỏ ra cho con như thế. Điều ấy được tỏ ra cho con "bởi Cha Thày ở trên trời đó" (câu 17). Việc tuyên xưng Chúa Giêsu là một ơn được Chúa Cha ban cho. Việc tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Cứu Chuộc, là một ơn chúng ta cần phải kêu xin: "Lạy Cha, xin ban cho con ơn biết tuyên xưng Chúa Giêsu". Đồng thời, Chúa Giêsu nhìn nhận câu đáp tức thời của môn đệ Simon theo tác động của ân sủng, nên đã trịnh trọng nói thêm rằng: "Con là Phêrô, Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày trên đá ấy, và cửa Hỏa ngục sẽ không thể nào làm gì được" (câu 18). Bằng việc khẳng định này, Chúa Giêsu làm cho môn đệ Simon nhận thức được ý nghĩa của cái tên mới được Người đặt cho ngài là "Phêrô", ý nghĩa đó là đức tin được ngài mới tỏ ra đó là "thứ đá" vững chắc được Con Thiên Chúa muốn sử dụng để xây Giáo Hội của Người trên đó, tức là xây lên một cộng đồng dân Chúa. Và Giáo Hội này luôn tiến lên trên nền tảng đức tin của Tông đồ Phêrô, một đức tin được Chúa Giêsu nhìn nhận, và là một đức tin khiến ngài trở thành vị lãnh đạo Giáo Hội.

    Ngày nay, chúng ta nghe thấy Chúa Giêsu đặt câu hỏi này với từng người chúng ta: "Phần con, con nói Thày là ai?" Thày là ai với từng người chúng ta. Hết mọi người trong chúng ta cần phải cống hiến một câu trả lời không phải theo lý thuyết, mà là một câu trả lời của đức tin, tức là của đời sống, vì đức tin là cuộc sống! "Đối với con thì Chúa là...", rồi sau đó tuyên xưng Chúa Giêsu. Một câu trả lời mà cả chúng ta nữa, như các vị môn đệ tiên khởi, cần phải lắng nghe trong nội tâm của mình tiếng của Chúa Cha, hòa âm với những gì được Giáo Hội, hợp với Thánh Phêrô, tiếp tục tuyên xưng. Đó là một vấn đề ý thức Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta: Người có là tâm điểm của đời sống chúng ta hay chăng, Người có là đích điểm dấn thân của chúng ta trong Giáo Hội, việc dấn thân của chúng ta trong xã hội hay chăng. Chúa Giêsu Kitô là ai đối với tôi đây? Chúa Giêsu Kitô là ai đối với anh, với chị, với anh chị em...? Một câu trả lời chúng ta cần phải đáp lại hằng ngày.

    Thế nhưng, xin hãy nhận thức rằng: thật là bất khả châm chước và đáng khen khi mà việc chăm sóc mục vụ của cộng đồng chúng ta phục vụ đối với nhiều hình thức nghèo khổ và khủng hoảng. Đức ái bao giờ cũng là một thứ xa lộ của hành trình đức tin, của tầm vức đức tin trọn hảo. Thế nhưng, chúng cần phải là những hoạt động của tình đoàn kết, những hoạt động của đức ái chúng ta thực hiện, không làm cho chúng ta trệnh khỏi mối liên kết với Chúa Giêsu. Đức ái Kitô giáo không phải chỉ là những gì thuần yêu thương nhân bản, mà là, một đàng nó nhìn vào người khác bằng ánh mắt của chính Chúa Giêsu, đàng khác, nó nhìn thấy Chúa Giêsu trên dung nhan của người nghèo. Đó là đường lối thực sự của đức ái Kitô giáo, lấy Chúa Giêsu là tâm điểm, bao giờ cũng thế. Xin Mẹ Maria Rất Thánh, vị có phúc vì đã tin, là vị hướng dẫn và là mô phạm của chúng ta trên con đường của đức tin (faith) nơi Chúa Giêsu, và làm cho chúng ta nhận thức được rằng lòng tin tưởng (trust) vào Người là những gì cống hiến trọn vẹn ý nghĩa cho việc bác ái của chúng ta, cũng như cho tất cả đời sống của chúng ta.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200823.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    -------------------------