ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC-CN34T-A
- Details
- Category: 7. Đời Sống Mới Trong Thần Khí
-
Tinh CaoSun, Nov 22 at 8:47 AM
ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXIV-A Lễ Chúa Kitô Vua
Dụ ngôn cả thể kết thúc phụng niên này là dụ ngôn mở ra cho thấy mầu nhiệm Chúa Kitô, toàn thể năm phụng vụ.
Người là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng tận của lịch sử;
và phụng vụ hôm nay tập trung vào "Omega", tức là vào đích điểm cuối cùng.
Ý nghĩa của lịch sử được hiểu bằng việc ý thức được cái tột đỉnh này đó là đích điểm cũng chính là tận cùng
Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã đồng hóa Bản Thân mình
chẳng những với vị mục tử vương chủ, mà còn với con chiên lạc nữa,
chúng ta có thể nói về một thứ căn tính lưỡng diện: là vị mục tử vương chủ, đồng thời cũng là Giêsu với chiên:
tức là, Người đồng hóa mình Bản Thân mình với hèn mọn nhất và bần cùng nhất trong thành phần anh chị em của Người.
Xin chào anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Trọng Kính Chúa Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ. Dụ ngôn cả thể kết thúc phụng niên này là dụ ngôn mở ra cho thấy mầu nhiệm Chúa Kitô, toàn thể năm phụng vụ. Người là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng tận của lịch sử; và phụng vụ hôm nay tập trung vào "Omega", tức là vào đích điểm cuối cùng. Ý nghĩa của lịch sử được hiểu bằng việc ý thức được cái tột đỉnh này đó là đích điểm cũng chính là tận cùng. Chính vì thế mà Thánh Mathêu kết thúc bằng bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (25:31-46), đặt bài nói của Người về việc chung thẩm vào tận điểm của đời sống trần gian của Người: Người là Đấng bị con người ta sắp sửa lên án, thực sự lại là vị thẩm phán tối cao. Nơi cuộc tử nạn và phục sinh của mình, Chúa Giêsu sẽ tỏ mình ra là Chúa Tể của Lịch Sử, là Vua của Vũ Trụ, là Thẩm Phán của tất cả mọi sự. Thế nhưng, cái ngược ngạo Kitô giáo là ở chỗ Vị Thẩm Phán này đã không trang phục mũ áo vương giả một cách uy nghi lẫm liệt, mà là một vị mục tử rất hiền lành và thương xót.
Thật vậy, trong dụ ngôn chúng thẩm này, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh của một vị mục tử, Người lấy lại những hình ảnh ấy từ tiên tri Êzêkiên, vị đã nói về việc Thiên Chúa nhúng tay vào can thiệp cho dân của Ngài chống lại thành phần mục tử xấu xa gian ác của dân Israel (see 34:1-10). Họ là thành phần mục tử khai thác hung dữ, dung dưỡng bản thân mình hơn là đàn chiên; bởi thế, chính Thiên Chúa đã hứa sẽ đích thân chăm sóc đàn chiên của Ngài, bênh vực chúng cho khỏi những gì là bất công và bị lạm dụng. Lời hứa này Thiên Chúa đã thực hiện cho dân của Ngài, được hoàn tất nơi Chúa Giêsu Kitô mục tử: Chính Người là vị mục tử nhân lành. Chính Người đã tự xưng: "Tôi là vị mục tử nhân lành" (Jn 10:11,14).
Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã đồng hóa Bản Thân mình chẳng những với vị mục tử vương chủ, mà còn với con chiên lạc nữa, chúng ta có thể nói về một thứ căn tính lưỡng diện: là vị mục tử vương chủ, đồng thời cũng là Giêsu với chiên: tức là, Người đồng hóa mình Bản Thân mình với hèn mọn nhất và bần cùng nhất trong thành phần anh chị em của Người. Như thế là Người ấn định tiêu chuẩn phán quyết: một tiêu chuẩn sẽ được căn cứ vào tình yêu thương cụ thể được cống hiến cho hay chối từ với những con người ấy, vì chính Người, vị thẩm phán, hiện diện nơi từng người trong họ. Người là vị thẩm phán. Người là Thiên Chúa và là Con Người, thế nhưng Người cũng là một người nghèo. Người ẩn thân và hiện diện nơi con người của thành phần nghèo khổ được Người đề cập tới ngoài kia. Chúa Giêsu phán: "Thật vậy, Ta cho các người biết, khi các người làm (hay không làm) cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta, là các người làm (hay không làm) cho Ta" (vv.40,45). Chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu thương. Phán xét sẽ về tình yêu thương, chứ không phải về những cảm xúc, không: chúng ta sẽ bị phán xét về các công việc, về lòng cảm thương tỏ ra gần gũi và ưu ái giúp đáp. Tôi đã tỏ ra gần gũi với Chúa Giêsu nơi những con người bệnh nạn, nghèo khổ, đau khổ, ngục tù, những con người đói khát công lý hay chăng? Chúng ta có tỏ ra gần gũi với Chúa Giêsu hiện diện ở đó hay chăng? Đó là câu hỏi được đặt ra hôm nay vậy.
Bởi thế, vào ngày cùng tháng tận, Chúa sẽ xem xét đàn chiên, và Người sẽ làm như thế, chẳng những theo quan điểm của vị mục tử, mà còn theo quan điểm của con chiên nữa, thành phần được Người đồng hóa với bản thân mình. Và Người sẽ hỏi chúng ta rằng: "Các con có hơi giống một vị mục tử như Ta hay chăng?" Các con có tỏ ra là vị mục tử đối với Ta là Đấng hiện diện nơi những con người nghèo khổ cần giúp đỡ, hay các con lại tỏ ra dửng dưng lãnh đạm?" Anh chị em ơi, chúng ta hãy nhìn vào cái lý lẽ của thái độ dửng dưng lãnh đạm, thứ lý lẽ của những ai nghĩ ngay trong đầu. Bằng việc nhìn đi chỗ khác khi chúng ta thấy xẩy ra chuyện. Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn Người Samarita Nhân Lành. Con người đáng thương, bị bọn cướp giật đánh trọng thương, quăng nằm trên đất, nửa sống nửa chết, lẻ loi cô độc. Vị tư tế đi ngang qua thấy thế liền bỏ đi. Vị này đã nhìn đi chỗ khác. Một thày Levi cũng đi ngang qua đấy, đã thấy và rồi nhìn đi chỗ khác. Tôi, trước những người anh chị em nghèo khổ thiếu thốn cần giúp đỡ, tôi có tỏ ra dửng dưng lãnh đạm như vị tư tế này, như thày Levi kia, nhìn đi chỗ khác hay chăng? Tôi sẽ bị phán xét về điều ấy, ở chỗ, cách thức tỏ ra tôi đã gần gũi ra sao, tỏ ra tôi đã nhìn như thế nào về một Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những con người nghèo khổ thiếu thốn cần giúp đỡ. Lý lẽ là như thế đó, không phải là tôi nói, mà là Chúa Giêsu đã nói. "Những gì các người làm cho người này, người kia, người nọ, là các người làm cho Ta. Và những gì các người không làm cho người này, người kia, người nọ, là các người không làm cho Ta, vì Ta hiện diện ở đó". Xin Chúa Giêsu dạy cho chúng ta thứ lý lẽ này, thứ lý lẽ gần gũi, cận kề với Người, bằng lòng yêu thương, tỏ ra với con người đau khổ nhất.
Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria dạy cho chúng ta biết cai trị bằng phục vụ. Đức Mẹ, Đấng đã mông triệu về Trời, đã lãnh nhận triều thiên vương giả nơi Con của Mẹ, vì Mẹ đã trung tín theo Người - Mẹ là đệ nhất môn đệ - đã theo đuổi đường lối Yêu Thương. Chúng ta hãy học cùng Mẹ tiến vào Vương Quốc của Thiên Chúa ngay vào lúc này đây, qua ngưỡng cửa khiêm tốn và quảng đại phục vụ. Chúng ta hãy trở về nhà với gia đình chỉ cần bằng một câu này thôi: "Ta đã hiện diện ở đó. Cám ơn các người, hay các người đã quên Ta".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu