SUY TƯ TẢN MẠN
- Details
- Category: 16. Sống Tình Thức
Thưa quý vị và các bạn, thời sự nóng hổi hiện nay không phải là bất động sản, giá vàng, hay giá xe, già nhà, mà là một “nhà sư” khổ hạnh đầu trần, chân đất, áo vá tả tơi.
Nhà sư , thì có gì mà nổi danh, nổi hạnh, nổi tiếng, đến độ người dân bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ công việc mà đi theo cách ngưỡng mộ, có khi cuồng nhiệt.
Như vậy, nhìn chung, cảm nhận, có một vài thiển ý nhận thấy.
Thứ nhất : Lòng người dân, tức tâm của họ đang khao khát tâm linh. Không ai nhìn thấy Phật, nhưng, được nghe, được dạy, và được hiểu, Phật là một con người buông bỏ trần tục. Thoát ra kiếp nhân sinh, phàm tục, để đi tìm một phương pháp thay đổi sự sống nới trần thế.
Phật là một con người học sĩ, có thể nói cao thâm, có đức độ, từ đó Phật có tấm lòng từ bi. Phật , không phải là một “cái tên”, mà là một danh xưng có nghĩa là : ” khác thế nhân”.
Thế nhân bon chen, thì Phật buông bỏ, thế nhân hận thù, thì Phật không chấp, theo nghĩa tiếng Phạn PHẬT là KHÁC NGƯỜI, NGƯỢC ĐỜI, là như vậy. Nhưng, Phật có tên là TẤT ĐẠT ĐA, con vua Nước Phạn, bây giờ là Srilanka và mẹ là Hoàng Hậu Maza. Như vậy, Phật là thái tử, người sẽ kế ngôi vua.
Phật ra đời cách đây 2.568 năm rồi, từ một đất Nước xa xôi được truyền qua Trung Quốc, rồi Việt Nam bằng hai ngã đường, Bắc ,Nam mà hiện nay người ta gọi là Bắc Tông và Nam Tông.
Giáo lý của Phật không nghiêm khắc, không bắt buộc mà là “tùy duyên”.dù kinh phật cũng thiên hình, vạn trạng, một khối đồ sộ, nhưng , khó ai học hết.
Đạo Phật đề cao lòng từ bi, không đề cao kỷ luật. Người theo Phật, thì phải học Phật.gọi là Phật sĩ. Nhưng, đa phần là theo thầy học đạo, không có trường lớp. sau nầy, người ta mới thành lập trường phật giáo khoảng 60 năm trở lại đây.
Vâng, một chút tim hiểu sơ lược như vậy, để biết tại sao, sư Thích Minh Tuệ không tự nhận mình là tu sĩ, là nhà sư, là thầy, mà chỉ là : ” Con đang tu học”. Thật ra, sư đi theo hạnh tu đầu tiên của Phật là “HẠNH ĐẦU ĐÀ”. Hạnh nầy Đức Phật cũng học theo nguyên thủy là của Đạo Bà La Môn, một giáo phái tu, lấy khổ hạnh làm đầu. Vì, ngay thời của Đức Phật, Nước Ấn Độ, Srilanka có nhiều giáo phái , nhiều pháp môn tu, không riêng gì Đạo Phật.
Nhưng, hạnh tu Đầu Đà thích hợp với suy nghĩ, suy tư, và tư tưởng muốn tìm đường để thay đổi cuộc sống thế nhân. Vì thế, Đức Phật đã chọn tu theo hạnh nầy, trong vòng cũng 06 năm thôi. Sau đó, ngài không duy trì và truyền bá pháp môn tu nầy là duy nhất, vì ngài nhận thấy quá khắc nghiệt với người tu. Nhưng, thật ra mau đạt chánh quả,( theo giáo lý của Đạo Phật.).
Đức Phật được thế nhân ngưỡng mộ và yêu mến, vì ngài đi ngược thế gian, thế gian thù hận, do chấp ngã, thì ngài buông bỏ, vô chấp, vô ngã. Vì, sự từ bi của ngài đối với thế nhân, mà chúng sinh cảm động, ngưỡng mộ, yêu mến và kính trọng…
Sư Minh Tuệ không phải là người đầu tiên và cuối cùng tu theo hạnh Đầu Đà nầy. Nhưng, tại Việt Nam quá hiếm, thì điều gì hiếm là QUÝ.
Đến độ, những bậc tu hành lâu năm cũng cảm thấy bị hụt hẫng khi pháp môn nầy hồi sinh, trỗi dậy bởi một thanh niên chưa tu tập theo quy pháp của họ. Như thể, thình lình có chiếc gai nhọn châm vào bàn chân của họ, mặc nhiên họ cảm thấy thốn, họ phải la lên…
Điều nầy cho thấy Phật Pháp nhiệm mầu, hay: “hữu xạ, tự nhiên hương”. hạy: “giọt nước tràn ly”.
Đức Phật là bậc chân tu, nhưng, ngài là thế nhân cũng như bao vị hành giả khác từ các Nước Ấn Độ, Srilanka… Không được Thiên Chúa mặc khải, vì thế, Đức phật là bậc thế nhân giác ngộ, tự giác, rồi tha giác. Chính sự tha giác nầy, ngài được yêu mến, kính trọng, sung bái, truyền bá sang các Nước Châu Á, nay lan sang các Nước Châu Âu.
Tha giác là một” hạnh nguyện “ trao ban, hay cho đi cái mình có để chúng sinh được hoan lạc, an bình… Vì thế, sư Thích Minh Tuệ, dù có nhiều người “có quyền” cho rằng thầy chưa phải tu sĩ phật giáo tu trong bất kỳ ngôi chùa nào. Nhưng, vô hình trung, người ta xác nhận đường tu của thầy Minh Tuệ , theo gót Đức Phật , vì sư Minh Tuệ thường nói:” Con mong muốn cho người khác hơn mình, hạnh phúc hơn mình, giỏi giang hơn mình… Con chỉ là người học tập theo lời phật dạy, không phải sư thầy gì cả”.
Vâng, một sự khẳng khái tự xác nhận mình là như thế, theo thiển ý của con là một bậc thánh rồi. Vì, thánh là đi ngược lại với thế gian…
Mặc nhiên mọi so sánh đều là khập khiểng, sư Minh Tuệ không thể nào bằng Phật, vì “tôi tớ không thể hơn chủ, trò không thể hơn thầy, nhưng, “Tôi tớ giống như chủ và trò giống như thầy thì quá hạnh phúc rồi”
Kinh mong sao, một bậc hiền sĩ, phật sĩ như thầy minh Tuệ đáng được yêu mến, kính trọng dù là Đức Tin bởi tôn giáo nào. Theo con, Công giáo là Đức Tin công chính, thì Ki-tô hữu là người Tin vào điều công chính, mặc nhiên yêu mến sự công chính của bất cứ ai thực thi được. Nếu như người ta không cho phép gọi sư Minh tuệ là :”Tu sĩ phật giáo”, thì con vẫn gọi thầy là:”PHẬT SĨ”. Tức người học phật . Xin cầu chúc thầy hoan lạc và đạt được điều minh chính như thầy đang cố gắng ./. Amen
28/05/2024 Cuối Tháng Hoa Kinh Đức Mẹ 2024
P.A Bước Theo
Nguồn: daobinh.com (Đạo Binh Đức Mẹ)