14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - KHÔNG CÒN CHỖ TRONG QUÁN TRỌ

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     
     
     
    KHÔNG CÒN CHỖ TRONG QUÁN TRỌ
     
    Tên tuổi của chúng ta sẽ không bao giờ tỏa sáng lấp lánh và chúng ta sẽ chết trong sự vô danh bình thường, chẳng được mấy ai ngoài nhóm thân quen biết đến.
    Chúa Giêsu ra đời ở bên ngoài thành phố, bên ngoài bệnh viện hay một ngôi nhà bình thường. Các sách Phúc âm cho chúng ta biết Chúa Giêsu ra đời ở chuồng bò, bên ngoài thành phố vì không còn chỗ trong quán trọ.
    Chúng ta luôn chê ghét người chủ quán trọ xấu tính đã đuổi Đức Mẹ và thánh Giuse đi, và rút ra bài học là cần phải mở lòng ra để có chỗ cho nhiều chuyện khác xảy đến trong đời, chúng ta đừng quá bận rộn, quá bận tâm đến nỗi không có chỗ cho sự thánh thiêng nảy sinh trong đời chúng ta.
    Thật ra, còn có một bài học nữa mà tôi nghiệm thấy quá cần thiết cho chính cuộc sống của tôi. Vì áp lực trong mấy năm qua, tôi chưa có dịp để suy tư sâu về Giáng Sinh. Hiện giờ trong quán trọ của tôi chẳng còn chỗ! Và tôi dần thấy thương cho người chủ quán trọ năm xưa, vì biết rằng chúng có thể chồng chất quá nhiều lên cuộc đời mình đến nỗi không còn chỗ để chào đón một vị khách thánh thiêng.
    Đấy rõ ràng là một thách thức quan trọng dành cho chúng ta, nhưng đồng thời các học giả kinh thánh cũng nói rằng còn có một bài học sâu sắc hơn trong việc Chúa Giêsu ra đời ở một chuồng bò bên ngoài thành phố vì không còn chỗ cho Ngài trong quán trọ. Ý nghĩa thật sự trong các sách Phúc âm không phải nhắm đến sự nhẫn tâm của người chủ quán trọ, nhưng đúng hơn là nói đến sự thật, Chúa Giêsu ra đời ở bên ngoài thành phố, bên ngoài những gì tiện nghi thoải mái, bên ngoài danh vọng, bên ngoài những gì được công nhận bởi người giàu có và quyền thế, bên ngoài những gì được thế giới thường nhật chú ý đến. Chúa Giêsu ra đời giữa sự vô danh, nghèo hèn, không ai để ý ngoại trừ người có đức tin và Thiên Chúa.
    Chúa ra đời ở bên ngoài thành phố cũng báo trước về cái chết và mai táng của Ngài. Cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu sẽ kết thúc như lúc khởi đầu, như một người lạ, một kẻ ngoài cuộc bị đóng đinh bên ngoài thành phố, được chôn cất bên ngoài thành phố hệt như khi Ngài ra đời bên ngoài thành phố.
    Thomas Merton từng có một nhận định cực kỳ thấm thía như thế này: Ở thế giới này, ở quán trọ điên loạn này, tuyệt đối chẳng có chỗ cho Ngài, Chúa Kitô là khách không mời mà đến. Nhưng bởi Ngài không thể cư ngụ ở đó, bởi Ngài không thuộc về nơi đó, thế mà Ngài vẫn ở trong đó, cho nên chỗ của Ngài là ở với những người không có phòng để ở. Chỗ của Ngài là ở với những người không thuộc về chốn này, những người bị giới cầm quyền loại trừ vì họ bị xem là yếu đuối, không có uy tín, bị chối bỏ tư cách làm người, bị tra tấn, bị ném bom và bị diệt trừ. Cùng với những người không có phòng để ở đó, Chúa Kitô hiện diện trong thế giới này. Ngài hiện diện một cách bí nhiệm trong những người dường như là con số không, là cặn bã của thế giới.
    Chúa Giêsu ra đời, vào thế giới mà chẳng ai để ý, ở bên ngoài thành phố, bên ngoài mọi con người và sự kiện có vẻ quan trọng vào thời điểm đó. Hai ngàn năm sau, bây giờ chúng ta công nhận tầm quan trọng của sự hạ sinh này. Thật ra chúng ta tính thời gian bằng mốc đó. Chúng ta đang ở năm thứ 2022 từ sau sự hạ sinh không đáng chú ý đó. Tuy nhiên, hiện giờ, gần như cũng không ai để ý.
    Từ đây, chúng ta thấy được bài học gì? Một bài học, chuyện này phải cho chúng ta một quan điểm khác về những gì là tối quan trọng trong thế giới này và xét tận cùng, ai là người định hình lịch sử? Những người quyền thế hay những người ở ngoài rìa?
    Theo Kinh thánh, hầu hết chúng ta đều sinh ra bên ngoài thành phố, nghĩa là trong đời mình chúng ta sẽ luôn mãi là kẻ ngoài cuộc, vô danh, xa lạ, nhỏ bé tầm thường, những vai phụ trong bức tranh toàn cảnh. Hình ảnh và câu chuyện của chúng ta sẽ không bao giờ được lên trang nhất. Tên tuổi của chúng ta sẽ không bao giờ tỏa sáng lấp lánh và chúng ta sẽ chết trong sự vô danh bình thường, chẳng được mấy ai ngoài nhóm thân quen biết đến.
    Hầu hết chúng ta sẽ sống đời mình trong âm thầm chẳng mấy ai biết, ở những vùng nông thôn, thành thị nhỏ, ở những phần vô danh trong thành phố, đứng từ xa mà chứng kiến những sự kiện lớn của thế giới xảy ra và luôn thấy người khác quan trọng hơn mình. Dường như chúng ta sẽ mãi mãi vô danh, tài năng và đóng góp của chúng ta sẽ không được bất kỳ ai chú ý đặc biệt, thậm chí là cả người nhà cũng vậy. Có thể nói, chúng ta sẽ luôn “ở bên ngoài thành phố”. Chúng ta sống, làm việc, yêu thương và tạo nên sự sống ở những nơi thấp hèn.
    Có lẽ đau đớn nhất là chúng ta sẽ biết được sự chán nản khi không thể đưa tài năng và thiên tư của chúng ta vào thế giới, nhưng vẫn cứ thấy rằng những hòa âm và giai điệu thâm sâu nhất trong chúng ta sẽ không bao giờ được thể hiện gì nhiều ở thế giới ngoài rìa này. Những ước mơ và sự phong phú sâu sắc nhất nơi chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được một sân khấu ở trần gian. Sẽ không bao giờ có chỗ trong quán trọ cho những gì tốt đẹp nhất nơi chúng ta ra đời. Những sự phong phú sâu sắc nhất trong chúng ta, cũng như sự hạ sinh của Chúa Giêsu, sẽ vẫn “ở bên ngoài thành phố”, rồi cuối cùng chết đi “bên ngoài thành phố”, chết trong đau đớn của kiếp vô danh và không thể tỏ lộ mình cho đủ.
    Đức Mẹ đã sinh Chúa Giêsu trong một chuồng bò bên ngoài thành phố vì không còn chỗ trong nhà trọ. Chuyện này không chỉ là lời trách cứ sự phũ phàng của một chủ quán trọ đang quá căng thẳng vì áp lực. Bài học quan trọng hơn là cách chúng ta cần phải xác định đến tận cùng, điều gì định hình cuộc sống.
     
    Về căn bản, đó không hẳn là những người có vẻ đang ngự trị ở trung tâm mọi sự (người giàu có, quyền thế, danh nhân, lãnh đạo chính quyền, người nổi tiếng ngành giải trí, chủ các công ty tập đoàn, học giả) những người mà cuộc đời họ thành mốc lịch sử. Những gì sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất và quan trọng nhất trong đời thường được sinh ra trong vô danh, không được giới quyền thế để ý đến, được trìu mến quấn trong khăn là đức tin, ở bên ngoài thành phố.
    J.B. Thái Hòa dịch
    Ronald Rolheiser,
     
     
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - GIÊ-SU LUÔN TƯƠI CƯỜI

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     
     


    TỪ MÁNG CỎ ĐẾN THẬP GIÁ: GIÊSU MỈM CƯỜI
     
    Tôi không có ý nói đến những lúc trẻ sơ sinh đang ngủ với khuôn mặt giống như đang mỉm cười hạnh phúc, hoặc đôi khi có những nụ cười ‘vu vơ thoáng qua’. Điều tôi muốn nói về nụ cười nhân văn...
    MẦU NHIỆM ẨN CHỨA TRONG NỤ CƯỜI HÀI NHI GIÊSU[1]
    Hành động nhân văn đầu tiên của con người chính là mỉm cười.
    Đúng vậy, khi nhu cầu động vật của trẻ thơ được đáp ứng - bé đã được bú sữa no nê và ngủ ngon, mọi sự đã hài hòa êm ấm rồi - thì hành động nhân văn đầu tiên của bé thơ chính là mỉm cười (chứ không phải là hút và bú như thực vật và động vật).
    Tôi không có ý nói đến những lúc trẻ sơ sinh đang ngủ với khuôn mặt giống như đang mỉm cười hạnh phúc, hoặc đôi khi có những nụ cười ‘vu vơ thoáng qua’. Điều tôi muốn nói về nụ cười nhân văn, đó là khi bé thơ đã lớn hơn một chút, ở hai hoặc ba tháng tuổi, đã có thể tập trung đôi mắt của mình đủ lâu để nhìn vào mắt mẹ và mỉm cười với mẹ mình.
    Khi ấy, rất chính xác, đây chính là hành vi nhân văn đầu tiên mà một trẻ sơ sinh đã thực hiện được. Không phải cử chỉ giơ tay, không phải giọng nói, không phải cái gật đầu hay cái nháy mắt, mà chính là hành vi mỉm cười với người khác. Phải nói rằng, thật đúng là một biến cố đáng kinh ngạc khi mọi người đang đứng xung quanh bé, bất ngờ thốt lên: “Nhìn kìa, bé mỉm cười với bạn kìa!” Chúng ta thấy rằng nụ cười của bé khi ấy chính là nét đặc trưng của con người, do sự tinh tế của nó, nhưng cũng do những gì sẽ được phát triển lên sau này.
    Nụ cười trẻ thơ mang đậm nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ là một phản xạ đơn thuần, bởi vì nó có mục đích và diễn ra trong một bối cảnh cụ thể. Quả là nó có một ‘phần cứng’, nghĩa là không cần luyện tập học hỏi, bé thơ cũng có thể mỉm cười được. Nụ cười của bé xuất hiện rất tự nhiên, nhưng tự nhiên cách thông minh và nhanh nhạy.
    Nếu nụ cười trẻ thơ có ý nghĩa, thì ý nghĩa đó đến từ bản chất con người - và do đó đến từ Đấng Tạo Hóa, bởi vì nụ cười của trẻ thơ không phải là hành vi cụ thể của riêng nó – giống như những câu nói mà bé sẽ thốt ra sau này.
    Hãy lắng nghe Đấng Tạo Hóa nói về ý nghĩa nụ cười của trẻ thơ: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16,21). Chúng ta có thể thấy rằng niềm vui của mẹ và của con rất giống nhau. Và điều chúng ta thấy được trong nụ cười của trẻ sơ sinh chính là niềm vui của một con người vừa mới chào đời.
    Niềm vui của một con người vừa mới chào đời, không phải là vì một cái ‘Tôi’ vừa mới được sinh ra - bởi lẽ, niềm vui đó nằm trong sự tốt lành của bản chất và hiện hữu con người, chứ không phải nằm trong cá vị của trẻ bé đó. Một trẻ bé xem ra có vẻ ích kỷ theo nghĩa là nó luôn cố gắng tìm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhưng trẻ bé đó lại hoàn toàn quên mình bởi vì bé không hề nghĩ về bản thân mình như là một thực thể đối kháng với người khác; bé hoàn toàn hòa nhập với mọi người.
    Đây chính là niềm vui vì một người đã được sinh ra “trên thế giới”. Câu nói này mang cả hai nghĩa: trẻ sơ sinh “đến từ thế giới” và “đến với thế giới”. Và cả hai ý nghĩa này đều thấy được trong nụ cười của trẻ sơ sinh.
    “Nụ cười đến từ một thế giới”: Trong nụ cười trẻ thơ, chúng ta thấy rằng trẻ bé này đã đến từ một nơi nào đó, không phải từ bụng mẹ, mà là từ Cha trên trời.
    Trong nụ cười của mình, trẻ sơ sinh chia sẻ với chúng ta một điều ẩn giấu. Nụ cười của bé cho thấy mối quan hệ đặc biệt với Đấng Tạo Hóa mà bé đang vui hưởng trong tư cách một nhân vật mới mẻ đầy thơ ngây và tươi mới (như lời của Thánh Jose María Escrivá). Đó là lý do tại sao nụ cười trẻ thơ thậm chí có thể khiến chúng ta tự cảm thấy xấu hổ và có cảm giác mình không xứng đáng với một nụ cười xinh đẹp và thánh thiện như thế.
    “Nụ cười đến với thế giới”: Không còn nghi ngờ gì nữa, nụ cười trẻ thơ là một niềm vui được chia sẻ với người khác và mang xã hội tính. Nó đòi hỏi chúng ta phải đáp lại bằng nụ cười vui mừng tương tự - và chúng ta đã làm như thế.
    Sự ‘siêu việt nội tại’ này - mà nhà triết học người Do Thái Emmanuel Levinas đã nhận ra trên khuôn mặt con người - được nhìn thấy trước hết trong nụ cười trẻ thơ.
    Và hãy nghĩ đến nụ cười của Hài nhi Giêsu, nụ cười diễn tả niềm vui của một ‘Thiên Chúa làm người’ đã đến trong thế giới.
    Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã mô tả cuộc khổ nạn của Ngài như việc chào đời của một trẻ thơ. Ta hãy cùng làm như vậy.
    Với nhiều vị thánh, hành động cuối cùng cũng như đầu tiên trong đời của họ chính là mỉm cười. Không phải là Chúa của họ cũng đã làm như thế và đã mỉm cười trên thập giá hay sao? Ngài đã mỉm cười, ngay trong cơn đau, khi nhìn Mẹ Maria và nói với Gioan: “Này là Mẹ con!”
    Thánh Tôma Aquinô kết nối lời này trên thập giá với tiệc cưới Cana: “Trong tiệc cưới Cana, khi Mẹ Maria nói: 'Họ hết rượu rồi' (Ga 2, 3), Đức Giêsu đáp: ‘Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và Tôi? Giờ của Tôi chưa đến.’ Giờ của Tôi là Giờ thương khó, khi Tôi chịu đau khổ nơi thân xác đã nhận được từ nơi Bà. Giờ đó chưa đến. Nhưng khi Giờ đó đến, Tôi sẽ ‘xác nhận’ Bà. Và bây giờ đã đến Giờ ấy, Chúa đã giới thiệu Mẹ mình: ‘Này là Mẹ con!’”
    Vì có một sợi chỉ trực tiếp nối từ máng cỏ đến thập giá - như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã xác định trong một bài giảng Giáng Sinh - nên câu nói này trên thập giá cũng kết nối với Bêlem. Kết nối qua đôi mắt của Mẹ Maria. Là người môn đệ tốt lành của Chúa, hẳn Mẹ vẫn nhớ lời dạy của Con mình mà nhìn Thánh giá Chúa như một cuộc sinh nở.
    Và, nếu chúng ta cho rằng Chúa chúng ta đã mỉm cười với Mẹ mình từ đỉnh cao thập giá, thì hãy tưởng tượng rằng, Mẹ cũng đã nhìn thấy, trong nụ cười ấy, có nụ cười của Hài nhi Giêsu lúc mới chào đời. Ý nghĩa của cả hai nụ cười rất giống nhau. Trong cả hai nụ cười, Mẹ thấy niềm vui của bản tính nhân loại - mà Đức Giêsu đã nhận lấy từ Mẹ để mạc khải thiên tính của Ngài - đã đến trong thế giới để cứu độ với cuộc khổ nạn của Ngài.
    Vì thế, đây chính là liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa cảm tính về Giáng Sinh, được tìm thấy trong nụ cười của Hài nhi Giêsu. Vì như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói, nụ cười ấy giải thích mầu nhiệm Giáng Sinh - “một mầu nhiệm không ngừng chất vấn chúng ta, cũng là mầu nhiệm của niềm hy vọng và nỗi sầu muộn.” Ta có thể hiểu hơn về ý nghĩa nụ cười của Hài nhi Giêsu trong 2 bài thơ dưới đây.
    KHI GIÊSU MỈM CƯỜI VỚI TÔI
    Hồn u ám trong đêm tội lỗi,
    Không ánh sáng của Chúa chiếu soi
    Nhưng Cứu Chúa đã đến tìm tôi
    Ôi hồn tôi thắng được bóng tối
    Vì Giêsu mỉm cười với tôi.
    Khi Giêsu mỉm cười,
    ngày tăm tối cũng thành tươi sáng.
    Khi Giêsu mỉm cười
    tim chĩu nặng cũng hóa dịu êm,
    Khi Giêsu mỉm cười
    tôi chẳng sợ dù ngày hay đêm.
    Ôi Giêsu mỉm cười với tôi…
    Đường tôi đi âm u lạc loài,
    Lang thang trong mê cung vô vọng
    Tôi vẫn hát những lời ca tụng
    Vì Giêsu mỉm cười với tôi.
    Khi Thần Chết gọi tôi đi với nó
    Dẫn tôi vào cõi lạnh lẽo giá băng
    Vẫn thấy Ngài nên tôi vẫn hân hoan
    Ngài vẫn mỉm cười với tôi nơi đó… [2]
    GIÊSU MỈM CƯỜI [3]
    Khi Giêsu mỉm cười, trong nụ cười ấy có tình yêu. Có yên vui. Có hòa bình.
    Khi Giêsu mỉm cười, trong nụ cười ấy có sự đón nhận và hiệp nhất. Có sự khiêm tốn và dịu dàng như nụ cười của một người mẹ tặng cho con mình. Đó là nụ cười giống như khi người mẹ quay sang nhìn con trong tấm thân hồng hào quấn tã.
    Khi Giêsu mỉm cười,
    Hỡi bạn là những người hiền lành, những người không ghen ghét, tự bản chất bạn là thế, bạn chỉ biết yêu thương mọi loài. Ôi ngay cả các bạn, những người thuộc mọi thế giới đang trân trọng tình yêu, hòa bình và yên vui, hãy để nụ cười Giêsu thấm sâu vào trong bạn và hãy mỉm cười.
    Giêsu mỉm cười. Trong nụ cười này là sự hòa điệu.
    Chúng ta cũng hãy mỉm cười như thế.
    Đừng để những khắc nghiệt xen vào giữa chúng ta. Vì nụ cười này là tình yêu. Đừng xét đoán, đừng buộc tội; đừng để bất kỳ suy nghĩ không tử tế nào đến giữa chúng ta, ngay cả khi chúng ta xa nhau, hoặc khi chúng ta ở một mình.
    Dù bạn sống ở phía bên kia thế giới, còn tôi sống ở phía bên này, chúng ta cũng hãy mỉm cười.
    Dù bạn sống ở phía bên kia hàng rào, còn tôi ngồi ở đây, chúng ta hãy mỉm cười.
    Giêsu mỉm cười. Xin đừng để cho ‘cái tôi’ đi vào trong nụ cười ấy. Vì ở đây không cần diễn văn uyên bác, câu nói vô tình, ý đồ ngang ngạnh. Hoặc sự kiêu căng nhằm chứng tỏ mình đúng đắn.
    Luôn chỉ có nụ cười. Và hòa bình.
    Đừng xúc phạm nhau vì chỉ có tình yêu khi có nụ cười.
    Khi Giêsu mỉm cười,
    Nụ cười này là nụ cười của tình yêu hoàn hảo vô vị lợi, mang đến cho người khác những gì họ đang mong đợi. Trong nụ cười này, xin đừng để những khắc nghiệt và ích kỷ đến giữa chúng ta.
    Khi Giêsu mỉm cười,
    Hãy gặp nhau như thể chúng ta hằng luôn hiểu biết nhau. Hãy gặp và tôn kính tình yêu trong nhau. Hãy mỉm cười vì kìa, Giêsu đang mỉm cười.
    Hãy gặp nhau và khởi hành trong hòa bình. Hãy gặp nhau và khởi hành với tình yêu. Vì nụ cười thậm chí đã phủ đầy ngay cả những tâm hồn khắc nghiệt nhất. Hãy để nụ cười đó tràn ngập tâm hồn bạn.
    Như Giêsu mỉm cười. Mỉm cười luôn mãi.
    Chú thích:
    [1] Vi Hữu chuyển ngữ từ bài viết ‘The Mystery in the Christ Child’s Smile’ của Michael Pakaluk,
    [2] Vi Hữu dịch thành thơ, từ bài thánh ca ‘When Jesus smiles on me’ của nhạc sĩ Thomas Curtis Clark.
    [3] Vi Hữu chuyển ngữ thơ ‘Jesus smiles’ của Raj Arumugam
    Lm Giuse Vi Hữu
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
    Xem thông tin chi tiết và quảng cáo
    Quảng cáo bài viết
     
    55
     
     
    2 lượt chia sẻ
     
    Thích
     
     
     
    Bình luận
     
     
    Chia sẻ
     

    1

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THÁNH NỮ CEXILIA TỬ ĐẠO

  •  
    phung phung
    Tue, Nov 22 at 11:13 AM
     

    Thánh Nữ Cecilia, đồng trinh tử đạo

    Mến chào bình an! Hôm nay 22/11 Giáo Hội mừng kính Thánh Nữ Cecilia, đồng trinh tử đạo, bổn mạng của những ai yêu thích nhạc. Mừng Bổn Mạng đến những ai chọn Ngài làm quan thầy nhé!

    Cha Vương.

     Th 3: 22/11/2022

    Trong thành Roma có một thiếu nữ đồng trinh rất xinh đẹp. Cha mẹ nàng gả cho một thanh niên con nhà giàu có danh vọng tên là Valerian. Dưới bộ áo quần xinh đẹp, nàng mang một bộ áo gai ngứa xót. Nàng thường ăn chay cầu nguyện xin các đấng thánh, các thiên thần, các thánh đồng trinh giữ gìn nàng được luôn trinh khiết.

     Sau lễ cưới, nàng nói với chồng: “Em sẻ kể cho anh một bí mật nếu anh thề là không kể lại với ai.” Sau khi chồng thề hứa nàng nói tiếp: “Có một thiên thần gìn giữ em không cho phép ai được đụng tới người em.” Chồng nàng nói:”Nếu đúng như vậy thì em cho anh thấy thiên thần đó đi!” “Ðiều đó chỉ có thể xẩy ra nếu anh cũng tin vào Thiên Chúa và chịu phép rửa tội.”

     Nàng đã nhờ Ðức Giáo Hoàng Urban rửa tội cho chồng và khi người chồng trở về nhà thì thấy vợ đang cầu kinh trong phòng và bên cạnh nàng có một thiên thần đang đứng, cánh rực như lửa, tay đang cầm hai vương niệm một bằng hoa hồng và một bằng hoa huệ sau đó đội lên đầu cho hai vợ chồng Cecilia và Valerian rồi biến mất. Một lúc sau Tibertius, em của Valerian bước vào ngửi thấy mùi hoa thơm dịu dàng và những bông hoa đẹp tuyệt vời, lấy làm lạ làm sao có thể có hoa đó trong mùa này.

     Sau khi được nghe kể lại câu chuyện về vương niệm bằng hoa thì Tibertius xin được chịu phép rửa tội. Trong thời kỳ này các tín hữu bị bắt bớ và bị hành quyết rất dã man, hai anh em đã đi thâu lượm hài cốt các thánh tử đạo đem về chôn cất. Quan quân tìm bắt hai anh em và ra lệnh phải dâng hương quỳ lạy thần của họ nhưng hai anh em quyết liệt chối từ, nên chúng đã dùng gươm mà đâm chết các ngài.

     Trong lúc đó thì Thánh Cecilia không ngừng rao giảng Tin Mừng, và hàng ngàn người đã xin gia nhập đạo Chúa. Cuối cùng thì thánh nhân cũng bị bắt và nhốt trong phòng tắm hơi nóng cho chết ngột, nhưng thánh nhân đã không chết, nên quan tổng trấn cho người đến chặt đầu. Tên đao phủ đã chặt đến ba nhát nhưng đầu vẫn chưa lìa khỏi cổ. Hoảng sợ hắn liền bỏ đi, và thánh nhân đã sống như vậy trong ba ngày. Dân chúng đem khăn vải đến tẩm máu của thánh nhân để tôn kính, trong lúc đó thánh nhân vẩn không ngừng rao giảng Lời Chúa cho họ. 

    Câu chuyện về thánh Cecilia đẹp như một bài tình ca cao thượng nên các nhạc sĩ chọn Cecilia làm bổn mạng và được trình bày như môt thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên chiếc đàn thụ cầm. (Phó Tế JB Huỳnh Mai Trác)

     Lạy thánh nữ Cecilia, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con để mọi người chúng con được mạnh mẽ, can đảm làm chứng cho Chúa như thánh nhân đã chứng minh cho mọi người.

    From: Đỗ Dzũng

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THIÊN CHÚA LÀ CHA

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LECTIO DIVINA - CHÚA KITO VUA

 
  • NĂM PHỤNG VỤ 2022.C
    LECTIO DIVINA - CHÚA NHẬT 34 TN-C
    ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
    “KHI ÔNG VÀO NƯỚC CỦA ÔNG
    XIN NHỚ ĐẾN TÔI !"
    Luca 23,42
    Hát thánh ca khai mạc.
    Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
    Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,
    Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Ðức Kitô
    là Người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ.
    Xin cho hết mọi loài thọ sinh đã được cứu khỏi vòng nô lệ tội lỗi,
    biết phụng thờ Chúa là Ðấng cao cả uy linh
    và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng.
    Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
    (Sách lễ Rôma, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ)
    1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
    Tin Mừng theo T. Luca 23,35-43.
    Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
    Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm,
    đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
     
    2. NHỚ LẠI ĐỂ GHI NHẬN
    Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ
    để ghi nhận 1 lời chạm đến tôi, dựa theo 3 câu hỏi gợi ý sau :
    Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
    Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
    Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
    Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
    Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
    (Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người
    chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
    3. CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
  •  
  • Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được
    hôm nay nối kết vi kinh nghim cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
    KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
    1. “Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập gíá.” (c.35)
    Hãy xem những người chứng kiến Đức Giêsu chịu đóng đinh trên
    thập giá đã phản ứng như thế nào:
    dân chúng thì đứng nhìn.
    các thủ lãnh buông lời cười nhạo
    lính tráng thì chế giễu
    một trong hai tên gian phi nhục mạ.
    Thái độ của tôi thế nào? Mỗi lần nhìn lên Chúa Giêsu trên Thánh
    Giá, tôi nghĩ gì? cảm thấy gì? và nói gì với Chúa? Hôm nay tôi tâm
    sự...
    ......................................................................................................
    .......................................................................................................
    2.Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc
    đã làm.”. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào trong Nước của ông,
    xin nhớ đến tôi!”. “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên
    Thiên Đàng” (c.41-43).
    Đây là 3 lời đáng suy đi gẫm lại, mỗi lần nhìn lên Thánh giá:
    1. Tôi nhớ lại các việc mình đã làm, để chấp nhận hậu quả...
    2. Tôi thưa với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người như tôi, để
    dẫn đưa tôi về Nước Cha trên trời.
    3. Tôi nhìn tới tương lai Đức Giêsu hứa ban cho tôi...để sống hy
    vọng...
    Mừng lễ Chúa Kitô Vua, tôi nhận biết quyền năng của Ngài ở đây. Tại
    sao Chúa Cha yêu thương tôi, nên đã ban Con Một và để Ngài chết
    như thế, hầu cho tôi được sống muôn đời (x. Gioan 3,16). Trong
    Thánh Lễ, tôi đến ngợi khen, cảm tạ và cầu xin được sống nên một với
    Chúa Kitô
    ......................................................................................................
    ........................................................................................................