14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LM MINHANH - HUẾ

  •  
    Dominic Minh Anh
     
     


    Kính gửi Cha,
     
    Chúa Nhật LỜI CHÚA, CN III Thường Niên, Năm C. https://thanhlinh.net/node/151952
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Cám ơn Cha.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

     
    con, fr. minhanh.
     

     

    --
    NGƯỜI TÌNH CỦA CHÚA.docx
    104.9kB

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - PHÉP LẠ ĐẦU TIÊN

  •  
    Chi Tran chuyển



    PHÉP LẠ ĐẦU TIÊN CỦA CHÚA GIÊSU

     

    Hẳn rằng đôi bạn nào cũng muốn mời Chúa đến dự tiệc cưới. Trong ngày thành hôn, Chúa chúc phúc và ban ơn lành cho đôi tân hôn. 

    “Họ hết rượu rồi.” (Ga 2,3)

     

    Quý vị thân mến,

    Trong khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu làm rất nhiều phép lạ mà các Thánh sử đã kể lại. Những phép lạ ấy không chỉ thể hiện uy quyền của Con Thiên Chúa đến từ trời cao, nhưng còn thể hiện lòng thương xót vô bờ của thầy Giêsu dành cho nhân loại. Chúng ta vẫn biết phép lạ là việc Thiên Chúa làm, có thể nhận biết bằng giác quan, như dấu chỉ của sự hiện diện và ý hướng cứu độ của Ngài. Trong Chúa Nhật 2 thường niên hôm nay, độc giả sẽ ngạc nhiên khi thấy phép lạ đầu tiên Đức Giêsu làm lại liên quan đến một đám cưới của người Do Thái. Chỉ có thánh Gioan “quay lại” cảnh phép lạ này tại Cana, gần Nadarét, miền Galilê. (Ga 2,1–11).

     

    Sau khi chọn gọi các môn đệ đầu tiên (trong đó có Na–tha–na–en)[1], Đức Giêsu cùng với các ông đến miền Cana để tham dự một đám cưới. Cũng như Nadarét, làng Cana chẳng giàu có gì. Tại sao họ lại được mời? Có thể gia đình cô dâu chú rể có họ hàng với Đức Mẹ, nên các môn đệ cũng đi “ăn ké”. Hoặc Na–tha–na–en là người Cana nên có liên hệ với đám cưới này, rồi họ mời ông và những người khác trong nhóm của ông. Lý do thứ ba có thể gia chủ mời cả Đức Mẹ, Đức Giêsu và các môn đệ đến dự tiệc cưới. Càng đông, càng vui! Dẫu sao, trong tiệc cưới ngày hôm ấy có Maria, Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự.

     

    Dĩ nhiên rượu là thứ không thể thiếu trong một bữa tiệc, nhất là tiệc mừng ngày thành hôn.[2] Thời đó người ta thường dùng rượu nho để nâng ly chúc mừng cô dâu chú rể. Tuy nhiên đám cưới này đang rơi vào thế kẹt vì thiếu rượu. Chạy đâu đi mua hoặc đi mượn bây giờ! Với số lượng thực khách đông đảo, chắc hẳn đôi tân hôn không thể làm gì khác ngoài lời xin lỗi hết rượu.

     

    Trong lúc ấy, chính Mẹ Maria đã nhận ra lo lắng trăm mối tơ vò của gia chủ. Mẹ nhạy cảm nhận ra nhu cầu cấp thiết của đôi tân hôn. Có thể Mẹ là người trong dòng họ gia đình, nên Mẹ sớm nhận ra vấn đề ấy. Biết sao bây giờ? Mẹ cũng chẳng làm gì khác hơn là than thở với Giêsu, con của Mẹ: “Họ hết rượu rồi?” Hẳn là Mẹ không yêu cầu Giêsu làm một phép lạ, bởi từ trước tới giờ Mẹ chưa từng thấy con của mình làm dấu lạ hay phép lạ nào. Thôi thì Mẹ chia sẻ lo lắng với Giêsu để chia vơi nỗi lo cùng đôi tân hôn. 

     

    Mẹ và các môn đệ ngạc nhiên về câu trả lời của Thầy: “Hỡi người nữ, cái gì cho con và cho bà.” (dịch sát nghĩa). Thầy gọi Mẹ Maria trong đại từ  “người phụ nữ” để cho thấy kiểu nói của người Do Thái thời ấy: Thầy từ chối can thiệp vào trường hợp này, vì chưa đúng lúc. (Giống như ngày xưa vua Đa–vít trả lời bà Xơ–ru–gia: “Chuyện của ta can gì đến các người, hỡi các con bà Xơ–ru–gia.” (2 Sm 16,10.) Thôi thì Thầy đã từ chối làm chuyện phi thường lúc này. Biết sao được?!

     

    Mẹ bước ra gặp các gia nhân dặn họ nếu Thầy bảo gì các ông cứ làm theo. Hóa ra Mẹ vẫn còn hy vọng từ người con của mình. Đừng quên chính Chúa Giêsu “nhờ sự tin tưởng của cha mẹ mà Ngài lớn lên trong tự do và học cách bước đi với tất cả những người khác.” (Tông Huấn Đức Kitô Sống, số 29). 

     

    Nhìn quanh đám tiệc, chú ý đến cô dâu chú rể, Đức Giêsu chắc hẳn thương cho đôi tân hôn. Thầy cũng sợ niềm vui của họ không trọn vẹn nên bảo các gia nhân đổ nước vào chum. Ở đó có sáu cái chum, mỗi chum chứa độ 80–120 lít nước. Thế là họ đổ đầy nước đến miệng chum. Khi hoàn tất nhiệm vụ, Đức Giêsu bảo họ múc đem cho quản tiệc. Ông ta nếm thử nước đã hóa thành rượu thì ngạc nhiên khôn cùng. Ở đâu ra thứ rượu ngon như thế này! Ông còn trách tân lang tại sao không thết đãi rượu ngon trước.

     

    Từ giây phút đó, đám cưới thêm vui vì có rượu ngon hảo hạng, đôi tân hôn thêm hạnh phúc vì có Thầy Giêsu làm dấu lạ đầu tiên trong tiệc cưới của mình. Chúc mừng đôi bạn! Từ ngày hôm đó, phép lạ này luôn nổi tiếng trong những đám cưới của người Kitô giáo. Nổi tiếng vì đôi bạn được Chúa Giêsu thánh hóa. Ngài nâng ly rượu mừng, chúc phúc cho mối tình của đôi bạn. Qua đó, Thiên Chúa kết hợp họ “thành một xương một thịt.” Ngài ban ơn thiêng để kết nối đôi bạn trọn đời bên nhau. Ngài thánh hóa gia đình mới để trong đời sống, họ luôn “dắt dìu nhau trên đường tình, dìu nhau trên con đường mến yêu.”

     

    Nếu có dịp đi Đất Thánh, người ta thường thăm lại ngôi nhà đặc biệt ở tại Cana. Nơi đây còn lưu giữ biết bao kỷ niệm của lần Đức Giêsu làm phép là đầu tiên. Người ta còn chứng kiến các chum rượu cũ sờn với thời gian được đặt dưới tầng hầm nhà thờ. Các đoàn hành hương thường dâng thánh lễ cho các đôi vợ chồng để nhớ lại biến cố ngày xưa với ước mong: Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu vợ chồng.

     

    Hẳn rằng ai trong chúng ta cũng nhận thấy nét đẹp và tầm quan trọng của đời sống hôn nhân. Tiếc rằng thời đại hôm nay, cuộc sống gia đình đang phải đối diện với quá nhiều khủng hoảng. Trong gia đình, không phải lúc nào đôi bạn cũng hạnh phúc như ngày thành hôn, không êm đẹp như cái thuở ban đầu. Bởi đó, kiến tạo một gia đình hạnh phúc đòi hỏi rất nhiều tình yêu và ơn sủng. Cần tình yêu để duyên tình của đôi tân hôn mãi nở hoa, cần Thiên Chúa để Người ban ân sủng cho họ trong cuộc sống lứa đôi. Được như thế, chắc hẳn Chúa Giêsu không chỉ làm phép lạ đầu tiên tại Cana, nhưng mỗi ngày, Người vẫn hằng trao ban nhiều phép lạ trong đời sống gia đình.

     

    Hẳn rằng đôi bạn nào cũng muốn mời Chúa đến dự tiệc cưới. Trong ngày thành hôn, Chúa chúc phúc và ban ơn lành cho đôi tân hôn. Để từ đó về sau, đôi bạn bước vào đời sống gia đình luôn có Chúa ở cùng. Nhờ đó tình yêu của họ luôn thắm mãi tình ban đầu.

     

    “Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa đến chung chia cuộc sống với họ. Ước mong mỗi đám cưới luôn có phép lạ xảy ra, vì có Chúa Giêsu hiện diện. Nhờ đó cuộc sống gia đình của chúng con thêm tươi đẹp và hạnh phúc dài lâu.” Amen.

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

    …………..

    [1] Thánh Bartolomeo – trong Phúc Âm đôi khi còn được gọi là Nathanael – là một trong mười hai tông đồ. Ngài quê ở thành Cana xứ Galilê.

    [2] Hôn nhân trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu: khi hôn ước được ký, việc đính hôn sẽ diễn ra. Sau đó khoảng 1 năm, hai người sẽ làm đám cưới, lễ thành hôn. Sau lễ cưới, dĩ nhiên là tới tiệc cưới thường diễn ra bên nhà trai, kéo dài cả tuần lễ.

    ------------------------------------------
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LM MINH ANH

  •  
    Hong Nguyen
    Sun, Dec 19 at 2:16 PM
     
     

    TRAO TẶNG CHÍNH MÌNH

    “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?”. (LUCA 1, 43)

    Trong cuốn “Closer Walk!”, tạm dịch, “Bước Tới Gần Hơn!”, tác giả viết, “Cuộc sống thật bi thảm đối với một người có quá nhiều thứ để sống, nhưng không biết sống cho ai, sống cho cái gì! Nói cách khác, người ấy không biết ‘trao tặng chính mình!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa Chúa Nhật cuối cùng của  Mùa Vọng cho thấy, Đấng mà chúng ta cần “Bước Tới Gần Hơn” đó chính là Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn thành tín với giao ước; một Thiên Chúa luôn ‘trao tặng chính mình!’. Những ngày còn lại, Hội Thánh mời gọi chúng ta noi gương Mẹ Maria, ra đi và ‘trao tặng chính mình’ như Thiên Chúa đã trao tặng!

    Với ngôn sứ Mikha, Thiên Chúa hứa ban cho dân Ngài một mục tử, “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel”; bên cạnh đó, Mikha còn nói đến một phụ nữ, “Vì thế, Người sẽ bỏ dân Người cho đến khi một người nữ phải sinh, sẽ sinh con”.

    Người con được báo trước ấy là Giêsu Cứu Thế, Ngài sẽ là mục tử thực hiện những lời hứa cổ xưa, mở ra một thời đại hoà bình. Ngài là tư tế sẽ ‘trao tặng chính mình’ làm lễ dâng của giao ước mới như tác giả thư Do Thái, bài đọc hai nói đến, “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa!”; Ngài sẽ thi hành thánh ý đến nỗi bằng lòng chết trên thập giá!

    Tin Mừng hôm nay nói đến cuộc ra đi của Đức Maria, một phụ nữ, lòng đầy Chúa đi đến với gia đình Zacharia. Cuộc gặp gỡ của hai người mẹ, ‘một già, đại diện cho giao ước cũ; một trẻ, đại diện cho giao ước mới’ đưa chúng ta về các giao ước mà Thiên Chúa cam kết thực hiện. Mẹ Maria, biểu tượng cho giao ước mới, ‘trao tặng chính mình’ khi đến phục vụ người chị họ; qua đó, Mẹ trao tặng Giêsu. Giáo Hội cho chúng ta chiêm ngắm những bước chân thật đẹp của tình người, nhưng cũng là những bước chân thật đẹp đầy tình Chúa.

    Mô tả của Luca cho thấy cả hai phụ nữ này đều được chúc phúc rất nhiều khi họ đến với nhau. Mỗi người là nguồn ân phúc cho người kia! Elizabeth và Gioan, con bà, đã được chúc phúc bởi lời chào của Mẹ Maria; ngược lại, Elizabeth cũng là nguồn ân phúc cho Mẹ Chúa Giêsu. Khung cảnh cuộc gặp gỡ nhắc nhở chúng ta rằng, sự hiện diện của chúng ta cho nhau vào thời điểm dịch bệnh này thật quan trọng; và nó có một ý nghĩa sâu sắc hơn trong những ngày áp lễ Giáng Sinh.

    Những cuộc gặp gỡ của chúng ta không phải lúc nào cũng có chất lượng như cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và người chị họ. Tuy nhiên, thật tốt khi lưu ý về sự khác biệt mà chúng ta có thể tạo ra cho nhau bằng cách hiện diện với nhau; chúng ta đều có thể là người trao tặng Giêsu cho người khác khi mỗi người biết ‘trao tặng chính mình’.

    “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?”. Ước gì mỗi người chúng ta sẽ là “Mẹ Chúa” cho người khác! Chúa có thể hoạt động mạnh mẽ qua mỗi người chúng ta để chúc phúc và ban ân sủng cho người khác. Nhờ phép Rửa Tội, tất cả chúng ta đều được kêu gọi trở thành nguồn phúc lành của Thiên Chúa cho người khác, trở thành máng thông chuyển ân sủng Chúa cho người khác. Chúng ta làm điều đó với chất lượng hiện diện của Mẹ Maria; một sự hiện diện chu đáo, yêu thương, chấp nhận, kiên nhẫn và quan tâm.

    Anh Chị em,

    Mẹ Maria ra đi để hiện diện, đem niềm vui, và nhất là để phục vụ. Đây cũng là mục đích và cách thức Con Thiên Chúa đến với nhân loại. Ngài đến để ở cùng chúng ta, mang cho chúng ta niềm vui ơn cứu độ và phúc lộc từ trời. Mẹ Maria ra đi, mang theo Giêsu, khác nào một “Nhà Tạm” lưu động đầu tiên có mặt trên trần gian.

    Ngày nay, Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể tiếp tục ‘trao tặng chính mình’ cho chúng ta; Ngài không chỉ đến viếng thăm mà đã huỷ mình để nên máu huyết của chúng ta, hoà nhập với chúng ta, đến độ không còn là Ngài; ngõ hầu qua chúng ta, Chúa Giêsu tiếp tục trao tặng cho nhân loại này muôn ân phúc bởi trời. Điều này có nghĩa là, chúng ta phải trở nên những “Mẹ Chúa”, quà tặng cho tha nhân, cho những người gần gũi chúng ta nhất.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, lễ Giáng Sinh, lễ Chúa trao tặng phẩm vị thần linh cho nhân loại, xin dạy con trao tặng chính Chúa cho tha nhân khi con ‘trao tặng chính mình’ qua việc yêu thương và phục vụ”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

    --

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LCTX

  •  
    Chi Tran chuyển
     
     
     
    CHUYỆN VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
     

    Câu chuyện xảy ra tại Catania, thủ phủ đảo Sicilia ở miền Nam nước Ý. Đó là thời kỳ chế độ phát-xít (1922-1945) tung hoành tàn phá đất nước dưới thời nhà độc tài Benito Mussolini (1883-1945) cai trị.

    Hồi ấy, luật sư Pietro Angelo Mammana làm tỉnh trưởng Catania. Ông thật quyền uy độc đoán, nhưng trong tỉnh lại đầy dẫy tệ đoan. Ông còn là người bài xích tôn giáo, chế nhạo hàng giáo phẩm và khinh thị các Linh Mục, mặc dầu ông là tín hữu Công Giáo từ lúc mới lọt lòng mẹ! Ông quên mất nguồn gốc Kitô của mình để chạy theo bọn phát-xít, làm hại nước hại dân và làm cho Giáo Hội Công Giáo tại Ý phải điêu đứng, khốn khổ.

    Một ngày, người bạn thân đến thăm luật sư Mammana. Vừa bắt tay bạn xong, ông cho bạn một cái tát nẩy lửa. Lý do chỉ vì người bạn mang trước ngực huy hiệu Công Giáo Tiến Hành. Chưa hết, ông còn thẳng tay giật mạnh tấm huy hiệu quăng xuống đất. Rồi vừa lấy chân đạp trên chiếc huy hiệu ông, vừa khiêu khích:

    – “Tao thách mày dám đi thưa với vị Giám Mục của mày đó!”

    Vào một ngày mùa hè trong thời đệ nhị thế chiến 1939-1945 nơi dinh thự Trecastagni, ông Mammana ngồi nơi sân, hút thuốc lá phì phèo. Cạnh ông, người tài xế loay hoay chuyển xăng từ xe hơi này qua chiếc xe khác. Bỗng xăng bốc lửa cháy bừng. Tài xế nhanh trí lanh chân thoát kịp. Còn ông tỉnh trưởng chậm chạp, nên bị lửa chụp lên mình đốt cháy phầng phầng!!!

    Tất cả gia nhân hoảng kinh hồn vía. Mọi người chạy lấy mền phủ lên người ông, dập tắt lửa cháy. Rồi họ tức tốc chở ông tỉnh trưởng đến nhà thương “Vittorio Emmanuele” của thành phố. Lửa thiêu rụi làn da, khiến thịt lòi ra, trông vừa kinh khiếp, vừa đau đớn vô cùng.

    Trong cơn đau tột cùng, ông Pietro Angelo Mammana vẫn còn tỉnh táo. Ông xin mời ngay Linh Mục đến ban cho ông các bí tích sau cùng.

    May mắn thay, phòng bên cạnh, có Cha Giuseppe Consoli đang điều trị. Cha đến liền. Ông Mammana thều thào nói:

    – Thưa Cha, khi ngọn lửa phủ kín người, con nghe một tiếng nói:
    - ”Đáng lý, con phải chết và rơi xuống Hỏa Ngục, nhưng lòng Từ Bi Thiên Chúa thương xót con, vì con đã thực hành 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp” .. Nếu con không từng làm việc đạo đức này khi còn niên thiếu, hẳn giờ đây, con đang lao mình xuống Hỏa Ngục!!!”

    Nói xong, ông Mammana sốt sắng dọn mình xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và chịu phép Xức Dầu. Ông lãnh nhận các bí tích sau cùng với lòng thống hối chân thành và lòng đạo đức sâu xa. Rồi ông cương quyết không tiếp bất cứ ai, kể cả người thân yêu và các bạn hữu. Ông chỉ xin gặp duy nhất Cha Giuseppe Consoli. Ông tha thiết xin Cha giúp ông dọn mình chết lành.

    Trong cơn đau đớn, vừa thể xác vừa tinh thần, ông chỉ lặp đi lặp lại:

    – “Tôi bị như thế này là cân xứng với tội lỗi tầy trời của tôi!”

    Cơn hấp hối kéo dài 15 ngày.

    Sau đó, ông Pietro Angelo Mammana êm ái trút hơi thở cuối cùng, gương mặt thật bình an vì đã giao hòa với Thiên Chúa.
    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - ÁNH MẮT GIÊ-SU -

  •  
    Chi Tran

     
    Ánh mắt GIÊSU
    Có những cái nhìn làm cho lòng người không thể quên bởi sự trìu mến và thân thương.
    Có những cái nhìn như tia sáng soi rọi vào những nơi tăm tối của cõi lòng làm ta được biến đổi tận căn.
    Lại có những cái nhìn có một sức mạnh nâng ta dậy khỏi đáy vực sâu của bi quan và chán chường.
    Và có những cái nhìn làm cho cuộc sống của ta bừng lên sức sống của niềm tin, niềm hy vọng.
    Vâng, như một bộ phận rất nhỏ trong các bộ phận của cơ thể con người, nhưng đôi mắt lại có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nó không chỉ dừng lại ở việc cho ta nhìn thấy cảnh vật thiên nhiên xung quanh, giúp cho ta diễn tả cảm xúc, những tình cảm trong những mối tương quan giữa người với thiên nhiên và giữa con người với con người. Đến nỗi trong dân gian thường thốt lên lời ví von thật mỹ miều về vai trò của nó như sau: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”.
    Trong dòng chảy của lịch sử cứu độ. Ánh mắt của Giêsu đã làm biến đổi biết bao con người sống trong đau khổ, lầm lạc tội lỗi. Cái nhìn nhạy cảm của Chúa khi nhìn thấy đám đông đi theo Người đang quá mệt mỏi và dường như kiệt sức.
    Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn nhìn thấy những nỗi vất vả, lắng lo của từng cá nhân, như đã đụng chạm tới nỗi đau của vực thẳm tuyệt vọng, mất hết niềm tin của bà mẹ góa thành Nain khi đứa con trai duy nhất của bà đã chết. Ta thử tưởng tượng khi đứng trong hoàn cảnh của bà, ta mới cảm nhận được nỗi đau đến tột độ của bà là thế nào. Mang thân phận bà góa, bà đã phải chấp nhận những thiệt thòi mất mát từ xã hội Do Thái thời bấy giờ. Đứa con trai chính là lẽ sống, là niềm tin để có thể đứng vững trong cuộc sống. Đứa con trai chết đồng nghĩa với việc niềm tin vào cuộc sống của bà cũng chết. Chúa đã đưa mắt nhìn bà và Người thấu được nỗi đau đó: “Đừng khóc nữa”. Như một lời an ủi của Chúa đối với bà nhưng nó chất chứa một ý nghĩa sâu xa hơn. Chính trong giây phút này, Chúa đã tuôn đổ ân huệ và lòng thương xót xuống trên cuộc đời của bà khi Người cho con trai của bà sống lại. Giờ đây, ánh mắt của bà hướng về Chúa là ánh mắt của lời tạ ơn vì chính bà cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Chúa đã kéo bà khỏi đáy vực thẳm của sự tuyệt vọng và làm cho cuộc đời của bà bừng sáng lên hy vọng và sức sống mới.
    Cũng trong dòng lịch sử đó, ta lại bắt gặp một sự hoán cải tận căn của con người đầy tội lỗi là Matthêu. Trước khi gặp Chúa, quá khứ của ông dường như quá đen tối khi nó gắn liền với cái nghề thu thuế.
    Ta tự hỏi: dân chúng nhìn ông với ánh mắt nào? Cái nhìn trìu mến chăng?
    Cái nhìn của một sự cảm thông hay cái nhìn yêu thương?
    Không, một sự thật mà ông phải chấp nhận đó là ông cảm nhận rằng ông trở thành “cái gai trong mắt họ”. Có lẽ, từ lâu trong lòng ông cũng khao khát được bắt gặp một cái nhìn thương cảm, yêu thương và tha thứ từ nơi họ. Nhưng điều đó chỉ xảy ra cho đến khi ánh mắt của ông gặp được ánh mắt của Chúa.
    Ôi! Thật tuyệt vời và hạnh phúc dường bao khi Chúa nhìn ông và ông dám nhìn vào Chúa. Cái nhìn của Chúa đã làm biến đổi hoàn toàn con người ông. Ông nhận ra những lỗi phạm và những bất toàn của mình. Ông dường như muốn òa khóc vì tình yêu của Chúa dành cho cuộc đời của ông. Để rồi, trước tình yêu thương bao la cao vời của Chúa, một Matthêu bị nô lệ cho tiền bạc, danh vọng đã dám sẵn sàng từ bỏ những bám víu vào trần gian “ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo” (Lc 5,28). Một Matthêu có thể dùng quyền lực để sai khiến người khác, dám sẵn sàng từ bỏ ý riêng bước theo Chúa và trở thành môn đệ thực thi Lòng Thương Xót Chúa qua việc dùng chính tài sản của mình phân phát cho những người khác. Bên cạnh những nhân vật trên, còn rất rất nhiều nhân vật trong Kinh Thánh đã được biến đổi và quay về với Chúa. Thế mới biết rằng: Thiên Chúa - Người Cha giàu lòng thương xót thấu hiểu tất cả những nhu cầu và những nỗi khốn khổ sâu thẳm nhất của cõi lòng con người.
    Khi chiêm ngưỡng những nhân vật đã được Chúa biến đổi trong Kinh Thánh và soi rọi vào chính trong cõi lòng của bản thân, tôi thầm hỏi rằng:
    Cái nhìn của Giêsu có vị trí nào trong đời sống của tôi?
    Tôi đã bắt gặp được ánh mắt của Chúa hay chưa?
    Ánh mắt Giêsu đã biến đổi tôi thế nào?
    Rất nhiều và rất nhiều câu hỏi cứ tự vang lên, và đột nhiên tôi chợt nhớ đến bài hát “Ánh mắt Giêsu” như câu trả lời cho những câu hỏi đó “Ánh mắt Giêsu đã cho tôi bình yên. Ánh mắt Giêsu đã cho tôi sự sống. Ánh mắt Giêsu đã cho tôi niềm tin. Ánh mắt Giêsu đã cho tôi tình yêu, đã cho tôi biết yêu cuộc đời, đã cho tôi biết yêu mọi người…” Nhìn lại chặng đường trong đời sống dâng hiến, tôi càng cảm nhận và xác tín sâu xa hơn: Ánh mắt Giêsu nhân từ và dịu dàng vẫn luôn dõi nhìn và đồng hành với tôi trên mọi chặng đường. Ánh mắt đó mời gọi tôi dứt ra khỏi những bộn bề của cuộc sống nhộn nhịp, để bước vào một cuộc tâm giao thân mật với Người trong thinh lặng của cõi lòng. Để rồi, trong sự kết hợp mật thiết đó, tôi dần dần khám phá ra tình yêu bao la hải hà của Ngài tuôn đổ xuống trên cuộc đời của tôi. Ánh mắt Giêsu như muốn nói với tôi trong từng phút giây “Con hãy tập nhìn vào ánh mắt của Ta và con sẽ biết rằng Ta yêu con biết mấy”. Vâng, càng nhìn vào ánh mắt của Chúa, lòng tôi càng cảm thấy yên bình làm sao! Yên bình như một đứa trẻ được tựa nép trong vòng tay âu yếm của người mẹ “Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui” (Tv 130,2). Và rồi, có những giây phút lòng tôi muốn òa khóc lên vì cảm nghiệm được ánh mắt dịu hiền của Chúa nhìn tôi cho dù tôi tội lỗi, bất xứng, ngỗ nghịch với Người. Người vẫn kiên nhẫn và đón mời tôi một lần nữa “hãy nhìn vào ánh mắt của Ta vì Ta sẽ không bao giờ bỏ rơi con”. Chao ôi! Phải diễn tả niềm hạnh phúc đó như thế nào? Tôi chỉ muốn thốt lên thật lớn: “Ánh mắt Giêsu đẹp và dịu hiền với con làm sao!”.
    Thế nhưng, Giêsu không muốn tôi chỉ dừng lại và bắt gặp ánh mắt Ngài trong mối tương quan cá vị với Ngài. Người còn mời gọi tôi hãy gặp ánh mắt của Người nơi chính những hiện thân của Người là những anh chị em xung quanh tôi, cách riêng là nơi chị em cùng chung sống với tôi trong một cộng đoàn và nơi những con người nghèo. Lời mời gọi đó còn thúc bách hơn khi Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra cho tất cả mọi người trong đó có tôi những câu hỏi trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót “…
    Liệu chúng ta có gần gũi với người cô đơn và tuyệt vong; liệu chúng ta đã tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình và đã từ chối tất cả những hình thức của sự tức giận và ghen ghét dẫn đến bạo lực; liệu chúng ta đã có lòng kiên nhẫn như Chúa là Đấng rất chậm bất bình với chúng ta; và liệu chúng ta đã cầu xin Chúa cho anh chị em mình trong lời cầu nguyện…”
    Vâng, Đức Giêsu mà tôi đã kiếm tìm không phải là Đức Giêsu trên vinh quang, quyền lực mà là Giêsu nơi những con người bé nhỏ, nghèo khổ. Chính vì vậy, Người đang chờ đợi tôi trở thành sứ giả thực thi Lòng Thương Xót của Người, đến với những người đang sống chung quanh qua những hành động cử chỉ rất bình thường: một nụ cười với những người chị em, một cử chỉ tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình, một lời hỏi thăm những người đau khổ, một sự giúp đỡ nhỏ bé cho người khác đang gặp khó khăn, một lời nói dịu dàng thân thương, một sự lắng nghe cho những ai đang cần giúp đỡ và nhất là lời cầu nguyện, sự hy sinh cho những con người đau khổ trong xã hội.
    Mẹ Tê-rê-sa Calcutta đã cảm nghiệm: “Điều Thiên Chúa hài lòng không phải chúng ta làm nhiều việc nhưng là làm việc vì tình yêu” để rồi với những việc bé nhỏ, tầm thường nhưng với một tình yêu của một trái tim phi thường, Lòng Thương Xót của Chúa sẽ được cảm nghiệm sâu xa và phong phú hơn trên tất cả những người tôi gặp gỡ.
     
    Ước mong sao, không chỉ riêng bạn và tôi mà còn tất cả nhân loại này sẽ ngày càng khám phá ra tình yêu của Chúa, sẽ gặp được ánh mắt dịu dàng trìu mến của Chúa trên cuộc đời của mỗi người, để mỗi ngày chúng ta càng trở nên “đồng hình đồng dạng” với Chúa trong từng suy nghĩ, từng ánh mắt, từng cử chỉ yêu thương… trong việc trao ban Lòng Thương Xót đến với mọi người.
    Teresa Thiên Nga